Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo và đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện văn quan, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.77 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LUẬT & QUẢN LÝ XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN

Thái Nguyên, tháng 03 năm 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
1


KHOA LUẬT & QUẢN LÝ XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN
Địa điểm thực tập : phòng LĐTB&XH huyện Văn Quan
Người hướng dẫn : Lộc Văn Hùng
Chức vụ

: Công chức XĐGN

Sinh viên

: Hoàng Thị Hằng



Mã sinh viên

:

DTZ1253404010023

Lớp

:

Khoa học quản lý K10

Thái Nguyên, tháng 03 năm 2016

2


MỤC LỤC

3


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo sinh
viên của nhà trường, đây là khoảng thời gian mà sinh viên được tiếp cận thực tế.
Đồng thời áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn công việc. Một
mặt là nhiệm vụ, mặt khác giúp sinh viên nhận ra những điểm hạn chế của bản
thân về kỹ năng cũng như chuyên môn từ đó khắc phục.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ông

Đỗ Văn Thuyết Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã đồng ý cho
tôi có cơ hội được thực tập tại quý cơ quan. Đặc biệt cán bộ hướng dẫn anh
Hoàng Văn Hùng đã giúp đỡ, góp ý cho tôi để tôi hoàn thành bài báo cáo này,
cùng các anh, chị trong phòng đã giúp đỡ hỗ trợ và tin tưởng giao nhiệm vụ cho
tôi trong thời gian thực tập.
Để giúp sinh viên có thể nắm chắc kiến thức, tiếp cận với thực tế công
việc và có thể tiến hành thực tập tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các
Thầy, Cô trong Khoa, Bộ môn và trường Đại học Khoa học đã tạo điều kiện cho
chúng tôi có những đợt thực tế, thực tập đó là tiền đề cho công việc sau này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Minh Trang phụ trách địa bàn
tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm, góp ý cho chúng tôi trong quá trình thực tập.
Thời gian thực tập được tiến hành trong thời gian 8 tuần từ ngày
04/01/2016 đến ngày 11/03/2016. Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm
tìm hiểu thực tế chưa có nhiều nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của quý Thầy, Cô để bài báo cáo được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ủy ban nhân dân
HĐND
XĐGN
CBCC
LĐTB&XH
BHYT


5

Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Xóa đói giảm nghèo
Cán bộ công chức
Lao động – Thương binh và Xã hội
Bảo hiểm y tế


A.

NHẬN DIỆN TỔ CHỨC.

1. TỔNG QUAN PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN.

Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của phòng Lao động Thương

1.1.

binh và Xã hội huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn.
*

Vị trí, chức năng.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nằm trong UBND huyện Văn
Quan thuộc trung tâm thị trấn, Phố Đức Tâm 1, thị trấn Văn Quan. Được chia
thành 6 dãy phòng gồm: 1 phòng Trưởng phòng, 1 phòng Phó trưởng phòng, 1

phòng Kế toán, 3 phòng còn lại dành cho cán bộ công chức kiêm tiếp dân.
Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Văn Quan tham mưu,
giúp ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực
hoạt động, người có công và xã hội, thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo
sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật.
Hoạt động theo cơ chế “một cửa, một dấu” có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế của
Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra về
chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành về các mặt công tác thuộc phạm vi Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội phụ trách.
*

Lĩnh vực hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn.

- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy đinh của pháp luật đối với các cơ sở
bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm. Tham mưu UBND huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực dạy nghề, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và
chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới.
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, phương hướng
nhiệm vụ, quy hoạch, triển khai kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm. Đề án
chương trình trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, cải cách hành
6


chính, xã hội hóa thuộc lĩnh vực quản lý được giao. Báo cáo định kỳ, đột xuất
cho cấp trên theo quy định.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch đề
án và các chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa
bàn huyện sau khi được cấp trên phê duyệt. Thông tin tuyên truyền phổ biến,

giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao.
Hướng dẫn tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, các công trình ghi công
khác…
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức, kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân. Hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các xã hội và các tổ
chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có
công và xã hội theo quy định của pháp luật.
- Xem xét, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực Lao động –
Thương binh và Xã hội. Phối hợp với các ngành, các đoàn thể trên địa bàn xây
dựng, triển khai các chương trình kế hoạch liên quan đến Lao động - Thương
binh và Xã hội
- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch để xây dựng kế hoạch tài chính
cho công tác bảo vệ, chăm sóc bà mẹ trẻ em, quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ trẻ
em theo đúng mục đích.
1.2.

Mục tiêu hoạt động của phòng Lao động Thương binh và Xã hội
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

Tập trung củng cố và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lao động, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế và phát
triển ổn định. Giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội nhất là nghèo đói, phát
triển hệ thống an sinh xã hội hiệu quả. Thực hiện công bằng xã hội vì mục tiêu
phát triển con người. Trên cơ sở đó xây dựng những mục tiêu, nhiệm vụ kế
hoạch dài hạn, ngắn hạn tùy theo điều kiện tình hình từng thời kỳ. Cụ thể mục
tiêu hoạt động của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong năm 2016
như sau:
7



ST
T

Mục tiêu
Lĩnh vực

Mục tiêu định tính

định
lượng

Thẩm định dự án xin vay vốn từ Quỹ quốc gia
giải quyết việc làm.

1

kỳ, hàng
Về lao động Giải quyết nhu cầu vốn vay cho các tổ chức,
tháng
và việc làm cá nhân tổng hợp nhu cầu cần vay
Kiểm tra tình hình sử dụng vốn đối với người
An toàn lao

đã cho vay, tính khả thi của dự án.
Tuyên truyền, đưa tin, phóng sự về an toàn

động, phòng lao động, phòng chống cháy nổ… tiến hành
chống cháy
2


nổ

tập huấn
Thanh, kiểm tra đơn vị, doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước
trong thực hiện Luật lao động và các chính
sách đối với người lao động.
Đạt được nhiều lao động nông thôn học nghề
trong năm 2016.

3

Công tác

Đảm bảo áp dụng vào thực tế nghề, mở thêm

dạy nghề

ngành, nghề phụ, chuyển đổi nghề, tăng thu
nhập sau học nghề.
Xây dựng mô hình thử nhiệm có hiệu quả trên
địa bàn để nhân rộng

Công tác
người có
4

8

Theo định


công

Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ ưu
đãi người có công trên địa bàn huyện.

1 lần/
Năm
Hàng
tháng, đột
xuất
500 lao
động

Trên 80%

1 mô hình
Đủ, kịp
thời

Xử lý các trường hợp còn tồn đọng

Đúng

Kiểm tra, rà soát hồ sơ các đối tượng người

người,đún

có công đảm bảo chính sách ưu đãi với cách


g chính

mạng.

sách


Hỗ trợ sửa chữa nhà bia ghi tên liệt sỹ, nhà

03 bia liệt

cho người có công với cách mạng trở lên

sỹ

(mức thấp hơn nhà nước quy định).

05 nhà
NCC

Phối hợp, theo dõi kiểm tra việc thực hiện chi
trả chính sách, chế độ ưu đãi với người có

Đầy đủ kịp
thời

công
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức ý chí quyết

1 – 1.5


tâm phấn đấu thoát nghèo vươn lên mức sống

triệu

ổn định.

đồng/ngườ
i
/tháng

5

Công tác
giảm nghèo

Năm 2016 giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Mục tiêu chung đến hết năm 2020 giảm tỷ lệ

Dưới

hộ nghèo.
Đảm bảo tiếp cận các chính sách: Bảo hiểm y

21,17%

tế, tiền điện, trợ cấp khó khăn, miễn giảm học

100%


phí...
Hỗ trợ, giải quyết hộ nghèo trong diện chính
sách người có công.
Thực hiện chính sách với người yếu thế.
Quản lý nguồn kinh phí bảo đảm công khai
6

Công tác

minh bạch, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu

bảo trợ xã

quả.
Theo dõi tình hình thiếu đói giáp hạt, thiệt hại

hội

thiên tai. Chủ động phòng chống khi gặp thiên
7

Công tác
bình đẳng
giới và sự

3 – 5%

Thoát
nghèo


100%

Cứu trợ

tai.
Kiểm tra giám sát, tuyên truyền giáo dục
chuyển biến nhận thức về bình đẳng giới.
Lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã Giai đoạn
hội, bảo đảm mục tiêu “Chiến dịch quốc gia 2011-2020

9


tiến bộ của
phụ nữ
Công tác
bảo vệ và

8

chăm sóc trẻ
em

Bình đẳng giới”.
Bảo vệ, chăm sóc, giúp trẻ em ổn định cuộc
sống, đảm bảo tất cả đều được đi học.
Tình trạng trẻ em lang thang, bị xâm hại, bạo
lực, lao động nặng nhọc, độc hại.
Lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế –
xã hội, giảm bất bình đẳng trẻ em, toàn dân


100%
Không có

Tốt

bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tháng vì trẻ em, phát

9

10

Phòng,chốn

triển quỹ Bảo trợ.
Tuyên truyền, vận động gia đình tự khai báo

g TNXH và

và đăng ký hình thức cai nghiện. Giảm thiểu

cai nghiện

số người nghiện, điều tra các đối tượng nghi

ma túy

nghiện
Các nhiệm vụ do Huyện uỷ, HĐND huyện,


Một số

UBND huyện giao. Tăng kỷ cương hành

nhiệm vụ

chính, kỷ luật lao động, cán bộ công chức

công tác

thực hành tiết kiệm…
Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội

khác

50 người

Tốt

100%

ngũ công chức VHXH các xã, thị trấn.
(Nguồn: Phòng LDTB&XH)
*

Các chủ thể chính trong hoạch định mục tiêu.

-

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận báo cáo, đánh giá, hoạch

định

-

Ủy ban nhân dân huyện giám sát, phân bổ nguồn lực…

-

Trưởng phòng Lao đông – Thương binh và Xã hội cùng với các ban chức
năng trong phòng đề ra mục tiêu chung của phòng. Báo cáo lên cấp trên.

-

Công chức phòng, cán bộ văn hóa xã hội các xã, thị trấn đánh giá, tổng
hợp thực hiện và báo cáo tình hình cho cấp trên.

10


1.3.

Cơ cấu tổ chức
Ủy ban nhân dân

Trưởng phòng

Phó trưởng phòng

Cán bộ
Người có

công

Nhân
viên
Quản
trang

Cán bộ
Bảo trợ
xã hội

Công
chức
Giảm
nghèo,
LĐ - VL

Công
chức
Bảo vệ
chăm
sóc trẻ
em,

Kế toán

Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Văn
Quan.
Chú thích:
Quan hệ quyền lực

Quan hệ báo cáo
Quan hệ phối hợp
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Văn
Quan, thuộc sơ đồ cơ cấu trực tuyến chức năng. Nhiệm vụ, trách nhiệm và
11


quyền lực được phân định rõ ràng, cụ thể cho từng bộ phận. Từng bộ phận làm
công tác chuyện môn thuộc biên chế của phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội, Ủy ban nhân dân huyện. Làm việc theo chế độ thủ trưởng các bộ phận cán
bộ và công chức chịu trách nhiệm trước phòng về công việc được phân công cụ
thể như sau:
- Ủy ban nhân dân đứng đầu có nhiệm vụ tiếp nhận báo cáo, phổ biến, ban
hành các chủ trương, chính sách liên quan đến phòng.
- Trưởng Phòng là ông Đỗ Văn Thuyết lãnh đạo và điều hành công việc tại
phòng, chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về thưc
hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn hoạt động của phòng.
Theo dõi và chỉ đạo các lĩnh vưc công tác: giảm nghèo, chính sách, pháp luật, tổ
chức cán bộ, công tác tài chính, nâng lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật,
phòng chống tham nhũng, lãng phí, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và
công tác do Ủy ban nhân dân huyện giao.
- 01 Phó trưởng phòng là ông Hoàng Văn Thuật có trách nhiệm giúp Trưởng
phòng phụ trách và theo dõi một số công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng
phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng
mặt Phó trưởng phòng được ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng. Chỉ
đạo và theo dõi các lĩnh vực công tác: lao động, việc làm, xuất khẩu lao động,
dạy nghề, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng
chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới.
-


Cơ cấu tổ chức bộ máy đơn vị được chia làm 06 mảng gồm:

+ Công chức giảm nghèo, Lao động và Việc làm do đồng chí Lộc Văn Hùng
xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo hàng năm, tổ chức điều tra, rà soát
hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và báo cáo cho trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội. Thực hiện các kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực
lao động, về việc mở các lớp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, quản lý lao động
xuất khẩu…

12


+ Chính sách có công do đồng chí Lành Văn Can thực hiện tiếp nhận hồ sơ
đề nghị hưởng trợ cấp của các đối tượng nằm trong diện chính sách, tổng hợp rà
soát các đối tượng thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng, bà mẹ việt
nam anh hùng, thực hiện công tác tiếp nhận hài cốt liệt sỹ, công tác ghi bia
tưởng niệm. Giải đáp các thắc mắc của nhân dân về lĩnh vực đảm nhiệm.
+ Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bình đẳng giới là đồng chí Mã Văn Sơn phụ trách
và thực hiện những nhiệm vụ như các chế độ chính sách, chương trình mục tiêu
quốc gia về trẻ em, và bình đẳng giới, bảo vệ quyền của phụ nữ. Lập danh sách
hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết, Tết Trung thu, giải quyết vấn
đề trẻ em lang thang, không nơi nương tựa. Tham mưu cho Trưởng phòng xây
dựng các kế hoạch nhằm thực hiện công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ
nữ trên toàn huyện.
+ Cán bộ Bảo trợ xã hội đồng chí Hoàng Văn Định đảm nhiệm phụ trách
lĩnh vực bảo trợ xã hội về các chế độ chính sách hàng tháng, tiếp nhận các hồ sơ
đề nghị hưởng trợ cấp hàng tháng cho đối tượng người cao tuổi, đối tượng người
khuyết tật, đối tượng theo Nghị định 67 và Nghị định số 13, các chế độ đột xuất
khác. Tiến hành thẩm định hồ sơ và tham mưu cho lãnh đạo huyện ra các Quyết
định hưởng trợ cấp. Tổng hợp cứu đói Tết và Giáp hạt hàng năm, theo dõi tổng
hợp báo cáo số liệu người cao tuổi và người hưởng trợ cấp theo quy định.

+ Kế toán tài vụ đồng chí Tăng Thị Bến đảm nhiệm thực hiện các nhiệm vụ
liên quan đến tài chính cụ thể: tiến hành dự toán, kiểm toán kinh phí xây dựng
kế hoạch tài chính theo chỉ đạo của cấp trên, phân bổ kinh phí thực hiện dự án,
chương trình, chính sách. Chi trả chế độc chính sách, chế độ đãi ngộ cho các xã.
- Nhân viên Quản trang do đồng chí Chu Bạch Mao thực hiện quản lý nghĩa
trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các công trình ghi công liệt sỹ, và giúp việc cho
Trưởng phòng theo sự chỉ đạo điều hành.

13


*

Mối quan hệ giữa các bộ phận trong công việc.

Trong sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
Văn Quan ở trên hình thành 3 mối quan hệ chính đó là: quan hệ cấp trên chỉ đạo,
cấp dưới phục tùng, giữa các bộ phận có sự phối hợp qua lại với nhau trong thực
hiện nhiệm vụ.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực
tiếp và toàn diện của UBND huyện về toàn bộ công tác theo chức năng, nhiệm
vụ của phòng, Trưởng phòng trực tiếp nhận chỉ đạo và nội dụng công tác từ Chủ
tịch hoặc Phó chủ tịch. Trưởng phòng sử dụng quyền lực của mình giao việc cho
các bộ phận trực tiếp quản lý là bộ phận Kế toán và nhân viên quản trang. Phó
trưởng phòng tiếp nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng, và chỉ đạo cấp
dưới là các CBCC phụ trách các mảng thực thi nhiệm vụ, bằng cách giao trực
tiếp hoặc bằng văn bản từ cấp trên.
- Đối với quan hệ báo cáo gồm báo cáo kết quả công việc, kiến nghị, xin ý
kiến chỉ đạo về những mặt công tác được phân công… sẽ thực hiện báo cáo từ
dưới lên các bộ phận phản hồi lại với cấp trên về nhiệm vụ thuộc phạm vi phụ

trách, tiếp đó cấp trên là Phó trưởng phòng hoặc Trưởng phòng sẽ tiếp nhận và
giải quyết. Trưởng phòng có trách nhiệm phải báo cáo với Thường trực UBND
huyện về những mặt công tác được phân công. Ngoài ra các bộ phận cũng có thể
thực hiện báo cáo công việc, xin chỉ đạo từ cấp trên mà không qua Phó trưởng
phòng.
- Giữa các bộ phận phụ trách trong phòng tồn tại mối quan hệ phối hợp qua
lại nhằm thực hiện công việc như: thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe cho
người có công cần sự phối hợp giữa cán bộ phụ trách người có công và cán bộ
bảo trợ xã hội. Các mảng trong phòng và Kế toán viên nhằm thực hiện chính
sách hỗ trợ cho hộ nghèo, người có công… và trong việc phát quà tết cho các hộ
gia đình thuộc diện chính sách, tránh trùng lặp.
Kết luận: Nhìn chung bất kỳ tổ chức nào dù là phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội đều phải tồn tại những mối quan hệ thể như trên nhằm thực hiện
14


nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Trong một tổ chức tuy phụ trách từng mảng riêng lẻ,
nhưng tất cả đều có sự liên kết và thống nhất và hợp tác vì mục tiêu phát triển
chung.
Hiện trạng nhân lực

1.4.

Bảng 1. Danh sách công chức và lao động hợp đồng của phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội huyện Văn Quan.
Tổng số: 8 người

ST
T


Họ và tên

Số
năm Trình độ chuyên
công
môn
tác

1

Đỗ Văn Thuyết

1960 Trưởng phòng

Hoàng Văn Thuật 1970

P. trưởng
phòng

35

ĐH Quản lý giáo
dục

Chuyên
viên

20

Đại học Luật


Cán sự

3

Lộc Văn Hùng

1982

Công chức,
Giảm nghèo

4

Mã Văn Sơn

1981

Công chức
BV chăm sóc
trẻ em

4

5

Tăng Thị Bến

1981


Kế toán

1

1

Chu Bạch Mao

1974

2

Lành Văn Can

1982

III.

15

6

ĐH Lao động Xã
hội, Quản lý nhân
lực
ĐH Thương mại,
Quản trị kinh
doanh
Đại học Sao đỏ


Chuyên
viên
Chuyên
viên
Kế toán
viên

Lao động hợp đồng không xác định thời hạn

II.

1

Tên
ngạch
công
chức

Công chức theo quy định tại Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP

I.

2


m
sinh

Chức vụ,
công việc

chính được
giao

HĐ 68, quản
trang
Cán bộ hợp
đồng, Người
có công

12
6

ĐH Công đoàn,
công tác xã hội

Nhân
viên
Hợp
đồng lao
động

Lao động hợp đồng khác trong cơ quan

Hoàng Văn Định

1984

Cán bộ hợp
đồng, Bảo trợ
xã hội


4

CĐ Công nghệ
Bắc hà, Kế toán

Hợp
đồng lao
động


* Số lượng công chức, lao động hợp đồng phòng Lao động – Thương Binh Xã hội.
- Theo danh sách công chức và cán bộ hợp đồng của cơ quan năm 2014 tổng
số CBCC, nhân viên có 11 người, đến nay giảm xuống còn 8 người, trong đó có
04 công chức nghỉ hưu tháng 8/2015 và 1 cán bộ hợp đồng thôi hợp đồng ngày
1/1/2016.
-

Số lượng công chức, lao động hợp đồng hiện có tại phòng là 8 người
trong đó:

+

Có 05 công chức gồm: 01 Trưởng phòng và 01 Phó trưởng phòng, 03
CBCC.

+

02 lao động hợp đồng và 01 nhân viên.


- 6/8 công chức và lao động hợp đồng có trình độ Đại học, Cao đẳng có 01
người, còn lại là 01 nhân viên quản trang.
*

Chất lượng công chức và lao động hợp đồng tại phòng.


Điểm mạnh.

- Đội ngũ CBCC, nhân viên đều trong độ tuổi từ 32 tuổi trở lên, là những
người có năng lực, có kinh nghiệm làm việc. Trong đó Trưởng phòng, và Phó
trưởng phòng có thâm niên công tác từ 20 năm trở lên am hiểu về tình hình hoạt
động, thành thạo trong công việc, cùng đội ngũ cán bộ công chức tuy mới công
tác từ 1 – 6 năm nhưng đều rất nhiệt tình, năng động không ngại khó khăn. Nhất
là trong lĩnh vực tiếp công dân đều rất nhiệt tình, thân thiện không xảy ra tình
trạng “cửa quyền, hách dịch”.
- Chứng chỉ tin học và ngoại ngữ hầu như đều đáp ứng đủ. Bên cạnh đó có 01
chuyên viên chính là Trưởng phòng, 03 chuyên viên gồm Phó trưởng phòng,
công chức Giảm nghèo và công chức Bảo vệ chăm sóc trẻ em. Có sự đào tạo,
bồi giưỡng trong quá trình công tác các CBCC phòng đều được tham gia các
buổi huấn luyện ngắn hạn, dài hạn giúp tăng cường chuyên môn, nghiệp vụ. Và
tham dự các kỳ thi chuyên ngạch lên chuyên viên nhằm đáp ứng yêu cầu.
- Áp dụng công nghệ thông tin trong công việc mọi văn bản đều được giải
quyết qua phần mềm văn phòng điện tử eOffice, tạo thành một mạng lưới từ cấp
16


xã đến cấp huyện và giữa các văn phòng với nhau. Như vậy việc trao đổi thông
tin được dễ dàng hơn, nhất là tổng hợp số liệu như hộ nghèo, hộ cận nghèo,
người có công… các cán bộ xã chỉ cần điền thông tin vào máy và tải lên eOffice

vừa đơn giản, ít sai sót trong tổng hợp.


Điểm yếu.

- Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót do nhiều yếu tố mang
lại chưa đáp ứng đủ số lượng CBCC nên xảy ra tình trạng đảm nhiệm thêm
những nhiệm vụ khác không đúng với chức danh như: công chức Giảm nghèo
kiêm Lao động – Việc làm, công chức Chăm sóc trẻ em kiêm Bình đẳng giới.
Phân công công việc chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng chồng chéo trong công
việc.
- Trình độ lý luận chính trị chưa cao 5/8 người có trình độ sơ cấp, chỉ có 01
người có trình độ cao cấp. Số lao động hợp đồng làm việc là 02 người nguy cơ
thôi hợp đồng. Một số CBCC làm việc không đúng chuyên môn, chuyên ngành
đào tạo.
2.

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Bản mô tả vị trí công chức Giảm nghèo, Lao động – Việc làm.

2.1.
*

Thông tin chung.

Tên vị trí việc làm

Giảm nghèo, Lao động – Việc làm

Đơn vị công tác


Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Văn Quan

Bộ phận

Quản lý công tác xóa đói giảm nghèo, lao động – việc làm

Quản lý trực tiếp

Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Bậc lương, hệ số
lương

Theo quy định nhà nước

Mục đích Thực hiện, báo cáo và triển khai các chính sách xóa đói giảm nghèo theo
định kỳ, chính sách giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn
huyện. theo dõi hướng dẫn chác xã, thị trấn trên địa bàn huyện hoàn thành tốt nhiệm
vụ.

17


*

Chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc.
Nhiệm vụ cụ thể

Tổng hợp xây dựng dự thảo kế hoạch hàng năm,

kết hợp với cơ sở nghề mở các lớp dạy nghề.

Tỷ trọng
thời gian(%)

Định hướng chỉ tiêu
15

25

báo cáo thực hiện mô hình giảm nghèo.
Tổng hợp số liệu xây dựng dự thảo báo cáo kết
quả thực hiện công tác giảm nghèo, lao động và

động có việc làm thường xuyên, lao động đã qua

xuyên, đúng quy
định

15

việc làm hàng năm
Thực hiện công tác điều tra, ra soát hộ nghèo , hộ
cận nghèo, số người trong độ tuổi lao động, lao

đúng quy định, phù
hợp và kịp thời
Kịp thời, thường

Hướng dẫn các xã lập kế hoạch giảm nghèo,

thống kê nhu cầu vay vốn tạo việc làm, theo dõi,

Chỉ số thành công

Kịp thời, chính xác
và theo yêu cầu
Đảm bảo đúng quy

35

trình, chính xác, kịp

đào tạo, lao động có việc làm mới hàng năm
Thực hiện các chế độ liên quan đến hộ nghèo, hộ

thời

10
Chính xác, đầy đủ
cận nghèo, đào tạo nghề, việc làm
Quyền hạn quyết định trọng phạm vi công việc được giao, trong các vấn đề thuộc
thẩm quyền quản lý về hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động và việc làm.
Trong nội dung báo cáo giai đoạn, định kỳ theo yêu cầu của cấp trên.
Giải quyết ý kiến, thắc mắc của người dân, trao đổi công việc với cán bộ xã nằm trong
phạm vi công việc phụ trách theo quy định

*

18


Quan hệ công việc.


Dưới sự hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
Sở Lao động - Thương

trong công tác xóa đói giảm nghèo, việc làm và lao động

binh và Xã hội

của. Thực hiện việc báo cáo công tác chuyên môn, theo yêu

Trường học nghề, các
đơn vị, tổ chức sản xuất
kinh doanh và dịch vụ

cầu của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Liên quan đến chức năng quản lý trên địa bàn huyện, phối
hợp hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết các chế độ, chính sách
về lao động, việc làm theo quy định.
Phối hợp với Ngân hàng chính sách huyện về thực hiện các

Ngân hàng chính sách

Các cơ quan chuyên
môn khác thuộc Ủy ban
nhân dân

chế độ cho vay, ưu đãi lập danh sách, và thủ tục giấy tờ cần
thiết

Hợp tác và phối hợp giải quyết công việc, dưới sự điều hành
chung của Ủy ban nhân dân huyện, nhằm đảm bảo hoàn
thành kế hoạch, nhiệm vụ.
Quan hệ chỉ đạo gồm hướng dẫn, kiểm tra, rà soát và giúp

UBND các xã, thị trấn

Ban chỉ đạo giảm nghèo

đỡ về nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt mọi chủ trương chính
sách, chế độ về lao động, việc làm, hộ nghèo, hộ cận nghèo
tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Phối hợp thực hiện cách chương trình, dự án giảm nghèo

Chế độ báo cáo: Báo cáo trực tiếp cho Trưởng phòng trong việc ký các quyết định,
Phó trưởng phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ, hoặc báo cáo cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh khi cần. bao gồm: báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất nảy
sinh thuộc thẩm quyền chuyên môn phụ trách.

* Điều kiện thực hiện công việc.
- Số ngày làm việc trong tuần: 05 ngày, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
- Thời gian làm việc.


Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ.



Chiều từ 13 giờ 30 đến 5 giờ.

-


Trang thiết bị hỗ trợ: máy tính, máy photocopy, máy fax, bàn làm

việc… các hỗ trợ khác theo quy định.
*
19

Những trở ngại trong công việc.


Trong tổng hợp điều tra số hộ nghèo, hộ cận nghèo thông tin phản hồi từ các
xã còn kéo dài, chậm tiến độ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc.
Một số chính sách hỗ trợ triển khai chậm tiến độ do chưa có quyết định,
khiến người dân bất bình. Kinh phí thực hiện một số chương trình còn hạn chế,
chưa đúng thời gian.
*

Cơ hội thăng tiến.
- Trong quá trình công tác được đánh giá có đủ năng lực về trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngạch dự thi, phẩm chất chính trị
đạo đức tốt. Trong 3 năm liên tục được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, không
bị kỷ luật, nếu đủ tiêu chuẩn dự thi thì sẽ được thi nâng ngạch công chức lên
ngạch chuyên viên.
- Từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính với chức vụ tương
đương làm tại (Vụ, Cục, Sở, Ủy ban nhân dân). Và có thể lên chuyên viên cao
cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của ngành về lĩnh vực, giúp
lãnh đạo ngành (ở cấp vụ đối với lĩnh vực có nghiệp vụ có độ phức tạp cao)
hoặc giúp lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh (trong các lĩnh vực tổng hợp.
2.2.


Kết quả công việc thực hiện trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện

Văn Quan với nhiệm vụ là hỗ trợ thực hiện các công việc trong phòng được
giao, và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để xảy ra sai sót bao gồm:
nhập số liệu tổng hợp điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo, chuyển công văn về
tuyển dụng lao động đi làm việc tại Khu công nghiệp, lập biểu điều tra về tình
hình lao động trên địa bàn, những công việc liên quan đến người có công, người
cao tuổi và một số nhiệm vụ khác.
Qua những nhiệm vụ, qua sự quan sát, tiến hành phỏng vấn và so sánh với vị
trí việc làm trên bản mô tả công việc phù hợp với vị trí việc làm. Tuy nhiên do
thiếu người nên khối lượng công việc nhiều hơn dẫn đến đôi khi nhiệm vụ chưa
rõ ràng, cụ thể. So sánh với nhiệm vụ được giao trong khoảng thời gian 2 tháng

20


thực tập vừa qua tôi đã hoàn thành khoảng 35/100% khối lượng công việc trong
một năm.
Đối với những nhiệm vụ đòi hỏi có chuyên môn, nghiệp vụ, bao quát và có
tính chất phức tạp như xây dựng Báo cáo hàng tháng, báo cáo tổng kết, các
Quyết định, Công văn chưa đủ thẩm quyền để thực hiện.

21


A.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG I. CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN VĂN
QUAN, TỈNH LẠNG SƠN
Điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng

1.1.

Sơn
1.1.1.
*

Điều kiện tự nhiên huyện Văn Quan.
Vị trí địa lý.

Văn Quan là huyện miền núi, nằm ở
trung tâm toàn tỉnh Lạng Sơn, cách
thành phố Lạng Sơn 45 km (theo trục
đường QL 1B)
Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng. Phía
Nam giáp huyện Chi Lăng và Hữu
phía Hình 1.1(Bản đồ địa chính tỉnh Lạng Sơn)

Lũng,

Đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố
Lạng Sơn. Phía Tây giáp huyện Bình
Gia và Bắc Sơn. Huyện Văn Quan có tổng số 23 xã, thị trấn.
*

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên


- Địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt bởi nhiều dãy
núi đá, núi đất xem kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam –
Đông Bắc. Địa thế hiểm trở được tạo bởi các dãy núi đá vôi dốc đứng, hang
động và khe suối ngang dọc khó khăn đến quá trình sản xuất và giao thông đi lại
của nhân dân trong huyện.
- Tài nguyên nước huyện Văn Quan có hệ thống sông, suối khá dày đặc và
phân bố khá đồng đều có các sông Kỳ Cùng, sông Môja chảy qua xác xã. bên
cạnh đó còn có Đập Bản Quyền, Suối Mơ, Hồ Bản Nầng thuận lợi cho sản xuất
canh tác.
- Tài nguyên đất thuộc loại hình bằng và sườn thoải, và tương đối màu mỡ cụ
thể diện tích các loại đất như sau:
22


+

Đất Nông nghiệp:

45.981,62 ha.

+

Đất phi Nông nghiệp:

1.954,61 ha.

+

Đất ở đô thị:


40,93 ha.

+

Đất ở nông thôn:

543,31 ha.

+

Đất chưa sử dụng:

6.507,76 ha.

Các loại đất chính: đất feralit thế mạnh phát triển lâm nghiệp, phát triển các
loại nông sản xứ lạnh có giá trị kinh tế cao như các loại hoa, quả (mận, hồi,
hồng…) và thảo dược…
- Tài nguyên rừng nguồn tài nguyên chiếm ưu thế của huyện. Đất lâm nghiệp
chiếm phần lớn diện tích chủ yếu của toàn huyện. Các cây chủ yếu là Sau sau,
Sơn ta, Dẻ, Thẩu tấu, Thành ngạch, Mạy tèo, Sảng nhung, Đinh thối, và Nghiến,
Trai lý… Đặc biệt là cây Hồi là cây thế mạnh của huyện mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
- Tài nguyên khoáng sản nguồn khoáng sản huyện Văn Quan tuy không
phong phú nhưng sự phân bố của một số loại khóng sán trên địa bàn huyện đã tạ
điều kiện cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển. Hiện nay trên
địa bàn huyện có 02 điểm quặng Bratit tại bản Háu, Nà Chanh thuộc xã Tràng
Phái trữ lượng khoảng 166.000 tấn, quặng Bôxit tại xã Tràng Phái, xã Tân Đoàn,
xã Tri Lễ, Tú Xuyên. Một sô mỏ đá ốp lát tại xã Tân Đoàn, xã Tràng Phái, Yên
Phúc, Văn An.. và các mỏ đá vôi phân bố dọc tuyến quốc lộ 1B, 279 và tỉnh lộ

240.
- Tài nguyên du lịch với địa hình bị chia cắt bởi dãy núi đá, núi đất xem kẽ
các thung lũng nhỏ cộng với hệ thống sông ngòi phong phú hình thành các hang
động và hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên. Hơn nữa với bản sắc văn hóa của các dân
tộc Tày – Nùng và những phong tục tập quán đặc sắc như Then, hát Sli hát
Lượn, các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là một cơ hội tốt
để quảng bá du lịch nếu được trú trọng khai thác và phát triển.

23


1.1.2.
*

Điều kiện dân cư và xã hội huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Đặc điểm dân số, dân tộc và lao động huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Theo báo cáo tham luật Tổng kết chương trình thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia về giảm nghèo trong năm 2015 có 1161 hộ với 4039 nhân khẩu.
Nguồn lực huyện Văn Quan khá dồi dào với số lao động qua đào tạo, số lao
động có việc làm thường xuyên năm 2015 là:
-

Tổng số người trong độ tuổi lao động là 39.236 người

-

Tổng số người có việc làm thường xuyên là 35.739 người.

-


Tổng số lao động qua đào tạo là 15.403 người.

-

Lao động việc làm mới 600 người.

Đặc điểm dân cư và tình hình phân bố điểm dân cư: Do đặc điểm tự nhiên
của huyện nên các điểm dân cư thường có quy mô nhỏ (làng, bản), mật độ dân
cư thấp. Dân cư tập trung chủ yếu dọc theo đường giao thông, khu vực thị trấn,
thị tứ, trung tâm xã, các điểm chợ... Ngoài ra, làng bản còn được hình thành gần
những cánh đồng, khu nương rẫy để thuận tiện cho việc sản xuất. Toàn huyện có
4 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống gồm: người Nùng, người Tày, người Kinh, và
người Hoa các cộng đồng dân cư sinh sống đoàn kết.

-

Điều kiện cơ sở hạ tầng huyện Văn Quan

Mạng lưới giao thông.

Trong những năm qua hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được quan
tâm đầu tư khá đồng bộ, các đường giao thông được cải thiện đáng kể. Thực
hiện các chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn, đường ngõ xóm
được triển khai thuận lợi. Huyện Văn Quan có 2 đường quốc lộ chạy qua là
Quốc lộ 1B và Quốc lộ 279, tổng chiều dài đi qua địa bàn là 50 km. Toàn huyện
có 6 tuyến tỉnh lộ chính, có 8 tuyến đường huyện với chiều dài từ 3 – 16 km.
Mạng lưới giao thông cơ bản đáp ứng đươc điều kiện đi lại của nhân dân trên
địa bàn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy
nhiên, vẫn còn một số tuyến đường đã xuống cấp, đi lại khó khăn, nhất là tuyến


24


đường vào thôn, bản trong các xã. Do vậy việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng
cần được quan tâm trú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Mạng lưới điện phục nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân mạng lưới điện đang dần được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên điện chỉ tới được
các thôn bản gần đường giao thông và trung tâm xã có điều kiện thuận lợi, còn
nhưng thôn bản vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì điện lưới quốc gia vẫn
chưa đến được với người dân. Đa số là dùng máy phát điện với công suất thấp
hoặc dùng đèn dầu.
- Hệ thống chợ trên địa bàn huyện có 8 điểm chợ chính: chợ trung tâm thị
trấn huyện, chợ Ba Xã, chợ Bãi, chợ Tri Lễ, chợ Điềm He, chợ Lương Năng,
điểm họp chợ Khánh Khê, chợ Vân Mộng. Quy mô các chợ trên địa bàn khá lớn,
tuy nhiên chưa đồng đều. Nhưng nhìn chung, mạng lưới chợ cơ bản đáp ứng đủ
nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa trên địa bàn.
-

Ngành giáo dục – y tế.

Sự nghiệp giáo dục được trú trọng đầu tư và phát triển về cả quy mô và chất
lượng, mạng lưới trường học được phát triển rộng khắp trên toàn huyện có 2
trường Trung học phổ thông, và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm
dạy nghề, và các trường Trung học cơ sở và Tiểu học trên địa bàn các xã, đáp
ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố và tăng cường cả về trang thiết bị và
đội ngũ cán bộ y tế. Cả huyện có 28 cơ sở y tế, Trung tâm y tế huyện được đầu
tư xây dựng với quy mô lớn, và đưa vào sử dụng các trang thiết bị hiện đại như
máy chụp X quang, máy siêu âm, gây mê… Ngoài ra còn 3 phòng khám đa khoa

ở khu vực (Điềm He, Tân Đoàn, Yên Phúc) nhằm đáp ứng đủ nhu cầu khám
chữa bệnh của người dân, tránh tình trạng vượt tuyến.
1.2.

Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại huyện Văn Quan.
Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển

con người, cộng động. Người nghèo nhất là ở những vùng sâu vùng xa, vùng có
điều kiện khó khăn thường tiếp cận không đầy đủ hoặc khó tiếp cận các dịch vụ
25


×