Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

luận văn quản trị nhân lực Một số giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương, trả thưởng ở Công ty May và Dịch vụ Hưng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.32 KB, 77 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Tiền lương luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống xã hội
và sản xuất không chỉ ở nước ta mà cả ở tất cả các nước khác trên thế giới vào
mọi thời điểm của quá trình phát triển xã hội. Tiền lương hàm chứa nhiều mối
quan hệ mâu thuẫn như quan hệ giữa sản xuất và phát triển, quan hệ giữa tích luỹ
và tiêu dùng, quan hệ giữa thu nhập của các thành phần dân cư.
Đối với hàng triệu người lao động làm công ăn lương thì tiền lương là mối
quan tâm hàng ngày, hàng giờ. Tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì
và nâng cao đời sống của họ và gia đình. Ngoài ra tiền lương còn thể hiện ở giá
trị, địa vị uy tín của họ đối với bản thân gia đình và xã hội.
Đối với doanh nghiệp tiền lương là một phần của chi phí sản xuất là hình
thức chính để kích thích lợi Ých đối với người lao động. Tuy nhiên để tiền lương
thực sự là đòn bẩy để phát triển sản xuất, duy trì lao động thì các doanh nghiệp
phải đặc biệt coi trọng công tác tiền lương của doanh nghiệp mình.
Nhằm trả lương hợp lý công bằng, Công ty May và Dịch vụ Hưng Long
đã tập trung xây dùng cho mình một quy chế trả lương, trả thưởng riêng phù hợp
với đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
đã không tránh khỏi những yếu tố chủ quan và khách quan tác động làm ảnh
hưởng đến hiệu quả công tác trả lương, trả thưởng của công ty.
Qua quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô
giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Mai Anh và sự giúp đỡ của các anh chị phòng Tổ chức
Lao động Tiền lương, phòng Kế Toán em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
với đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương, trả thưởng ở
Công ty May và Dịch vụ Hưng Long”. Đề tài được nghiên cứu dựa trên những
kiến thức lý thuyết đã được học để phân tích thực trạng, tìm ra biện pháp nhằm
hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh
doanh ở Công ty May và Dịch vụ Hưng Long.
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Kết cấu đề tài gồm ba chương:


Chương I: Vai trò của tiền lương, tiền thưởng và sự cần thiết phải
hoàn thiện các hình thức trả lương, trả thưởng.
Chương II: Phân tích thực trạng công tác trả lương, trả thưởng ở
Công ty May và Dịch vụ Hưng Long trong thời gian qua.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện các hình thức trả lương, trả
thưởng ở Công ty May và Dịch vụ Hưng Long.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Thạc sỹ
Nguyễn Thị Mai Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong qúa trình
nghiên cứu để hoàn thành đề tài này, em còng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình của các anh chị trong Công ty May và Dịch vụ Hưng Long đã giúp đỡ
em hoàn thành đề tài này tốt hơn.
2
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I
vai trò của tiền lương, tiền thưởng và sự cần thiết phải hoàn
thiện các hình thức trả lương, trả thưởng
I. khái niệm và bản chất của Tiền lương
1. Một số khái niệm liên quan đến tiền lương
Trong thực tế khái niệm tiền lương rất đa dạng ở nhiều nước khác
nhau trên thế giới.
Ở Nhật Bản tiền lương là chỉ thù lao lao động mà người lao động
nhận được từ người sử dụng lao động.
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, tiền lương là sự trả công hoặc
thu nhập mà biểu hiện bằng tiền và được Ên định bằng thoả thuận giữa
người sử dụng lao động và người lao động.
Ở Việt Nam: Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương là
một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được Nhà
nước phân phối có kế hoạch cho người lao động mà họ đã cống hiến.
Trong kinh tế thị trường, sức lao động được coi là hàng hoá do vậy
tiền lương được coi là giá cả sức lao động, được hình thành qua thoả thuận

giữa người sử dụng lao động và người lao động, do hai bên thoả thuận trong
hợp đồng lao động và được trả theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công
việc.
Như vậy tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác
nhau. Đối với chủ doanh nghiệp, tiền lương là một phần chi phí sản xuất-
kinh doanh cho nên tiền lương luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ.
Còn đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao
động của họ, là phần thu nhập chủ yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống
của đại đa số người lao động. Do đó phấn đấu nâng cao tiền lương là mục
đích, là động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động
của mình.
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong điều kiện của một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như
ở nước ta hiện nay, phạm trù tiền lưong được thể hiện cụ thể trong từng
thành phần và khu vực kinh tế.
Trong thành phần kinh tế Nhà nước và khu vực hành chính sự
nghiệp, tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh cá cơ quan tổ
chức nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế và chính sách của nhà
nước và được thể hiện trong hệ thống tháng lương, bảng lương, do nhà
nước quy định.
Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tiền lương chịu sự tác
động, chi phối rất lớn của thị trường và thị trường lao động, nhưng vẫn phải
nằm trong khuôn khổ pháp luật. Đó là những giao dịch trực tiếp giữa chủ
và thợ, là những mặc cả cụ thể giữa bên làm thuê và bên đi thuê.
Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong
quan hệ về phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất và tiêu dùng, quan hệ về
trao đổi, do đó các chính sách về tiền lương, thu nhập luôn là vấn đề trọng
tâm của mọi quốc gia.
Như vậy tiền lương được hiểu là số tiền mà người lao động nhận

được từ người sử dụng lao động của họ thanh toán lại tương ứng với số
lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của
cải cho xã hội.
Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
Tiền lương danh nghĩa: được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay Ýt phụ thuộc vào năng
xuất lao động và hiệu quả làm viêc của người lao động.
Tiền lương thực tế: được hiểu là số lưọng các loại hàng hoá tiêu
dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương mà có
thể mua được bằng tiền lương danh nghiã của họ.
Như vậy tiền lương danh nghĩa phụ thuộc vào số tiền lương danh
nghĩa và giá cả các loại hàng hoá tiêu dùng và dịcn vụ cần thiết mà họ
4
Chuyên đề tốt nghiệp
muốn mua. Mối quan hệ của tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
thể hiện ở công thức sau: I
TLTT
=
gc
tldn
I
I
Trong đó:
I
tltt
: Chỉ số tiềnlương thực tế
I
tldn
: Chỉ số tiềnlương danh nghĩa
I

gc
: chỉ số giá cả
Trong xã hội, tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp của người
lao động hưởng lương đó cũng là đối tượng quản lý trực tiếp trong các
chính sách về thu nhập tiền lương và đời sống.
Tiền lương tối thiểu (mức lương tối thiểu).
Tiền lương tối thiểu gọi đúng là mức lương tối thiểu hiện nay có
nhiều quan điểm khác nhau, nhưng theo nghĩa chung nhất thì mức lương tối
thiểu được coi là ngưỡng cuối cùng, thấp nhất để làm cơ sở xây dựng các
mức lương khác, là căn cứ để ra quyết định các chính sách tiền lương. Cho
nên mức lương tối thiểu là yếu tố rất quan trọng của một chính sách tiền
lương.
Căn cứ để xây dựng mức lương tối thiểu:
+ Mức sống trung bình của dân cư.
+ Chỉ số giá cả hàng hoá sinh hoạt.
+ Loại lao động và điều kiện lao động.
Theo điều 56 bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam:
“Mức lương tối thiểu được Ên định theo giá sinh hoạt đảm bảo cho
người lao động làm việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường
bù đắp sức lao động giản đơn, một phần tích luỹ tái sản xuất lao động mở
rộng và dùng để làm căn cứ tính các mức tiền lương cho các loại lao động
khác”
Theo nghị định 197CP ngày 31/12/1994 đã ghi:
Mức lương tối thiểu là mức lương để trả cho người lao động làm
công việc đơn giản nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao động và môi
trường lao động bình thường.
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Việc chính phủ quy định mức lương tối thiểu ở mỗi thời kỳ phát triển
của đất nước là mức lương mang tính bắt buộc người sử dụng lao động

phải trả Ýt nhất bằng chứ không được thấp hơn.
Do đó trong điều kiện quá trình hội nhập diễn ra nhanh chóng như
hiện nay việc xác định tiền lương tối thiểu đúng đắn sẽ có tác dụng thúc
đẩy việc sử dụng lao động hợp lý sản xuất có hiệu quả, và thúc đẩy quá
trình hội nhập của đất nước.
Hiện nay theo quy định của Chính phủ, lương tối thiểu có thể áp
dụng thống nhất trong cả nước hoặc tuỳ theo các vùng, các ngành, các
thành phần kinh tế khác nhau,và mức lương tối thiểu nhà nước quy định
hiện nay là 210.000 đ (hai trăm mười ngàn đồng) .
Tiền lương cơ bản
Tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các
nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp và mức độ tiêu hao
lao động trong những điều kiện trung bình của từng ngành nghề, công việc.
Tiền lương cơ bản được sử dụng rộng rãi đối với những người làm việc ở
các doanh nghiệp quốc doanh hoặc trong các khu vực hành chính sự nghiệp
ở Việt Nam và được xác định qua hệ thống thang bảng lương của nhà nước.
Để được xếp vào một bậc nhất định trong hệ thống thang bảng
lương, người lao động phải có trình độ lành nghề, kiến thức, kinh nghiệm
làm việc nhất định và trong thực tế người lao động trong khu vực nhà nước
thường có lương cơ bản như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và
thâm niên nghề nghiệp. Họ rất tự hào về mức lương cơ bản cao muốn được
tăng mức lương cơ bản mặc dù lương cơ bản chỉ chiếm một phần nhỏ trong
tổng thu nhập từ công việc.
Phụ cấp
Phụ cấp là khoản tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản nó
bổ xung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải
làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà
chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản. ở Việt Nam trong khu vực
6
Chuyên đề tốt nghiệp

nhà nước có rất nhiều loại phụ cấp khác nhau như phụ cấp trách nhiệm, phụ
cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp khu vực
Ngoài ra trong thực tế còn có một số loại phụ cấp khác không phải
là phụ cấp lương cách tính không phụ thuộc vào mức lương như phụ cấp di
chuyển, phụ cấp đi đường
Phần lớn các tiền phụ cấp thường được tính trên cơ sở đánh giá ảnh
hưởng của môi trường làm việc không thuận lợi đến sức khoẻ, sự thoải mái
của người lao động tại nơi làm việc. Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích
người lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn
phức tạp hơn bình thường.
Tiền thưởng
Khái niệm tiền thưởng: Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ xung
cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và
nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh ngiệp.
Nội dung của tổ chức tiền thưởng:
- Chỉ tiêu thưởng: Có hai nhóm chỉ tiêu thưởng là chỉ tiêu về số
lượng và chỉ tiêu về chất lượng gắn với thành tích của người lao động.Yêu
cầu của chỉ tiêu thưởng là chính xác, rõ ràng và cụ thể.
- Điều kiện thưởng: Đó là những tiền đề, chuẩn mực để thực hiện
một chuẩn mực tiền thưởng nào đó và được dùng để kiểm tra việc thực hiện
các chỉ tiêu thưởng.
- Nguồn tiền thưởng: Đó là nguồn tiền có thể được dùng để trả tiền
thưởng cho người lao động ví dụ như từ lợi nhuận, từ tiết kiệm quỹ tiền
lương.
- Mức tiền thưởng:Là số tiền thưởng cho người lao động khi họ đạt
các chỉ tiêu và điều kiện thưởng. Mức tiền thưởng trực tiếp khuyến khích
người lao động. Tuy nhiên mức tiền thưởng cao hay thấp tuỳ thuộc vào
nguồn tiền thưởng và yêu cầu khuyến khích của từng loại công việc.
Ý nghĩa của tiền thưởng
7

Chuyên đề tốt nghiệp
Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối
với người lao động trong quá trình làm việc có tác dụng rất tích cực để họ
phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn qua đó năng cao năng xuất lao động
chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc.
2. Bản chất tiền lương và nguyên tắc của tổ chức tiền lương
2. 1. Bản chất tiền lương
Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên
cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao
động và người sử dụng lao động đồng thời chịu sự chi phối của quy luật
kinh tế như quy luật cung - cầu, quy luật giá trị
Mặt khác tiền lương bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành để đảm
bảo nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân, gia đình người lao
động là điều kiện để người lao động hoà nhập vào thị trường, xã hội.
2. 2. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương là cơ sở quan trọng nhất
để xây dựng được một cơ chế trả lương, quản lý tiền lương và chính sách
thu nhập thích hợp.
Ở nước ta khi xây dựng một chế độ tiền lương và tổ chức trả lương
phải theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau nguyên
tắc này xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động theo nguyên tắc
này thì bất kỳ ai dù có khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ mà có đóng
góp sức lao động như nhau thì được trả lương như nhau. Đối với công việc
khác nhau thì cần thiết phải có sự đánh giá đúng mức, phân biệt công bằng,
chính xác trong trả lương.
Đây là nguyên tắc rất quan trọng vì nó đảm bảo được sự công bằng
trong trả lương. Điều này sẽ có sức khuyến khích rất lớn đối với người lao
động.
Nguyên tắc 2: Bảo đảm NSLĐ tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.

Tức là có thể hiểu đơn giản như sau:
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Năng xuất lao động là sản phẩm, là cái được làm ra. Tiền lương là
cái phải chi trả, đó là chi phí.
Vậy để sản xuất có lợi nhuận, đạt hiệu quả cao thì cái làm ra phải lớn
hơn tổng chi phí. Tức là tốc độ tăng NSLĐ phải lớn hơn tiền lương.
Nguyên tắc này dù xét trên phạm vi từng doanh nghiệp hoặc toàn xã
hội đều thấy rõ tính khoa học hợp lý của nó phù hợp với tiến trình phát
triển ngày càng đi lên của xã hội.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa
những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân
(tức là phải trả lương khác nhau cho lao động khác nhau).
Cơ sở của nguyên tắc này là:
+ Do trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở các nghành
khác nhau điều này cho thấy, cùng một bậc thợ như nhau ở các nghành
nghề khác nhau thì trình độ lành nghề khác nhau. Sự khác nhau này cần
phải được phân biệt trong trả lương thông qua đó khuyến khích người lao
động nâng cao tay nghề, trình độ.
+ Điều kiện lao động khác nhau. Các doanh nghiệp khác nhau thì có
điều kiện lao động khác nhau do đó dẫn đến NSLĐ khác nhau có nghĩa là
tiêu hao hao phí sức lao động khác nhau do đó tiền lương phải khác nhau
để bù đắp hao phí sức lao động khác nhau đó.
+ Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân trong
từng giai đoạn của sự phát triển kinh tế thì ứng với nó mỗi nghành có một
vị trí quan trọng thì tiền lương cao để thu hót lao động, tạo điều kiện tốt để
nghành đó phát triển.
+ Sự phân bố theo khu vực sản xuất. Giữa các vùng khác nhau thì
tiền lương khác nhau do đó điều kiện khác nhau như khí hậu, điều kiện sinh
hoạt dẫn đến khả năng làm việc sức khoẻ con người, chi phí cho cuộc

sống khác nhau do đó dể đảm bảo tái sản xuất lao động như nhau thì tiền
lương khác nhau và được thực hiện thông qua phụ cấp như phụ cấp đắt đỏ,
phụ cấp khu vực, và một số loại ưu đãi.
Yêu cầu của tổ chức tiền lương
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong tổ chức tiền lương phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo tái sản xuất lao động và không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người lao động.
Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo đúng chức năng và vai
trò của tiền lương trong đời sống xã hội.
+ Làm cho NSLĐ không ngừng nâng cao.
Đây cũng là yêu cầu đối với việc phát triển nâng cao trình độ và kỹ
năng của người lao động.
+ Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.
+ Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của mọi người lao động.
II. Các hình thức trả lương
1. Hình thức trả lương theo thời gian
1. 1. Khái niệm
Tiền lương theo thời gian là tiền lương thanh toán cho toán cho
người công nhân căn cứ vào trình độ kỹ thuật và thời gian công tác của họ.
1. 2. Phạm vi áp dụng
Hình thức trả lương theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những
người làm công tác quản lý.
Đối với công nhân sản xuất thì hình thức này chỉ áp dụng ở các bộ
phận mà quá trình sản xuất đã được tự động hoá, những công việc chưa xây
dựng được định mức lao động, những công việc mà khối lượng hoàn thành
không xác định được hoặc những loại công việc cần thiết phải trả lương
thời gian nhằm đảm bảo chát lượng sản phẩm như công việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm, công việc sửa chữa thiết bị máy móc.

1. 3. Hình thức trả lương theo thời gian
1. 3. 1. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản
Khái niệm: Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả
lương mà tiền lương của mỗi người công nhân nhận được phụ thuộc vào
mỗi người công nhân nhận được phụ thuộc vào cấp bậc cao hay thấp, thời
gian thực tế làm việc nhiều hay Ýt.
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm vi áp dụng: Chế độ trả lương này áp dụng ở những nơi khó
xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác do đó
hình thức trả lương theo thời gian đơn giản thường áp dụng với những
người làm công tác quản lý và thường được áp dụng trong khối hành chính
sự nghiệp.
Tiền lương theo thời gian đơn giản được tính theo công thức:
Trong đó: L
tt
: tiền lương thực tế mà người lao động nhận được
L
cb
: tiền lương cấp bậc tính theo thời gian
T: thời gian làm việc thực tế: giờ, ngày
Có ba loại lương theo thời gian đơn giản.
Lương giê: Là tiền lương tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ
làm việc thực tế.
Lương ngày: Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc
thực tế.
Lương tháng: Tính theo mức lương cấp bậc tháng.
Nhận xét:
Ưu điểm: Người lao động có thể yên tâm làm việc vì tiền lương được
trả cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Tiền lương phụ thuộc vào thâm niên công tác. Thâm niên càng
nhiều thì tiền lương càng cao.
Nhược điểm: Chế độ trả lương này mang tính bình quân, tiền lương
không gắn với hiệu quả làm việc, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời
gian làm việc, tiết kiệm nguyên liệu, sử dụng có hiệu quả công suất của
máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động.
1. 3. 2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng
Khái niệm: Là sự kết hợp giữa trả lương theo thời gian đơn giản với tiền
thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định.
11
xTLL
cbtt
=
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm vi áp dụng: Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối với
công nhân phụ làm công việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều khiển
thiết bị ngoài ra, còn áp dụng đối với công nhân chính làm việc ở những
khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công
việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.
Cách tính lương thời gian có thưởng:
Trong đó: TL
th
: tiền lương có thưởng.
L
tt
: Tiền lương thực tế công nhân nhận được.
T
th
: Tiền thưởng.
Nhận xét:

Ưu điểm: Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng có nhiều ưu
điểm hơn chế độ thời gian đơn giản vì nó gắn chặt thành tích công tác của
từng người đã đạt được thông qua các chỉ tiêu xét thưởng. Hình thức này
không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà
còn khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả của
mình. Do đó, chế độ trả lương này ngày càng được áp dụng trên quy mô
rộng hơn.
Như vậy, nhược điểm chính của hình thức trả lương theo thời gian là
không gắn liền giữa chất lượng và số lượng lao động mà công nhân đã tiêu
hao trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nên hình thức này không mang lại
cho người lao động sự quan tâm đầy đủ đối với thành quả lao động của
mình không tạo điều kiện thuận lợi để uốn nắn kịp thời những thái độ sai
lệch và không khuến khích họ nghiêm chỉnh thực hiện chế độ tiết kiệm thời
gian, vật tư và lao động trong quá trình công tác.
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
2. 1. Khái niệm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa
trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (dịch vụ) mà họ đã hoàn thành.
12
thttth
xTLTL =
Chuyên đề tốt nghiệp
Đây là hình thức trả lương được áp dụng phần lớn trong các nhà máy
công ty ở nước ta, nhất là trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo sản phẩm.
2. 2. ý nghĩa của trả lương sản phẩm
- Là hình thức căn bản để thực hiện quy luật phân phối theo lao
động. Ai làm nhiều chất lượng sản phẩm tốt được hưởng nhiều lương ai
làm Ýt chất lượng sản phẩm xấu thì được hưởng Ýt lương. Những người
làm việc như nhau thì phải hưởng lương bằng nhau. Điều này sẽ có tác
dụng tăng NSLĐ của người lao động.

- Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích người
lao động ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề tích luỹ kinh nghiệm,
rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo để nâng cao khả năng làm việc và
năng xuất lao động.
- Trả lương theo sản phẩm còn có ý nghĩa trong việc nâng cao và
hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ và chủ động trong làm
việc của người lao động. Đồng thời đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực
làm việc thiếu trách nhiệm trong cán bộ, công nhân sản xuất.
- Củng cố và phát triển mạnh mẽ thi đua sản xuất xã hội chủ nghĩa
động viên thi đua liên tục và mạnh mẽ đồng thời áp dụng một cách đúng đắn
các chế độ tiền lương theo sản phẩm sẽ kết hợp chặt chẽ được hai mặt khuyến
khich bằng lợi Ých vật chất và động viên tinh thần để thúc đẩy sản xuất.
Như vậy chế độ trả lương theo sản phẩm có ý nghĩa kinh tế chính trị
quan trọng. Nó động viên người lao động làm việc để tăng thêm thu nhập
và tăng sản phẩm cho xã hội.
2. 3. Các chế độ trả lương theo sản phẩm
2. 3. 1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Khái niệm: Là chế độ tiền lương được trả theo từng đơn vị sản phẩm
hoặc chi tiết sản phẩm và theo đơn giá nhất định.
Trong bất kỳ trường họp nào công nhật hụt mức, đạt mức, hay vượt
mức cứ mỗi đơn vị sản phẩm làm ra đều được trả tiền lương nhất định gọi
là đơn giá sản phẩm như vậy tiền lương sẽ tăng theo số sản phẩm xuất ra.
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm vi áp dụng: chế độ tiền lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
được áp dụng rộng rãi đối với những người trực tiếp sản xuất trong quá
trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức
kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt
Tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được tính theo công thức sau:
Trong đó: L

1
: Tiền lương thực tế mà công nhân nhận được.
DG: Đơn giá tiền lương cho một sản phẩm.
Q
1
: Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành
Tính đơn giá tiền lương:
Đơn giá tiền lương là mức tiền lương trả cho người lao động khi họ
hoàn thành một đơn vị sản phẩm. Khi xác định một đơn giá tiền lương
người ta căn cứ vào hai nhân tố: định mức lao động và mức lương cấp bậc
công việc.
Nếu công việc có định mức sản lượng
Nếu công việc có định mức thời gian
Trong đó: DG: đơn giá tiền lương cho một sản phẩm
L
0
: lương cấp bậc của công nhân trong kỳ(ngày, tháng)
Q : Mức sản lượng
T : Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm
Nhận xét
Ưu điểm: Dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ. Khuyến
khích công nhân tự giác, tiết kiệm thời gian làm việc, giảm tối đa thời gian
lãng phí tự học hỏi để nâng cao kỹ năng kỹ sảo làm việc, nâng cao năng
xuất lao động, tăng thu nhập.
14
11
DGxQL =
Q
L
DG

0
=
xTLDG
0
=
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhược điểm: Công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà Ýt chó ý đến
chất lượng sản phẩm. Nếu không có thái độ và ý thức làm việc sẽ lãng phí
vật tư, nguyên vật liệu.
2. 3. 2. Chế độ trả lương sản phẩm tập thể
Khái niệm: Cũng là chế độ trả lương cho từng đơn vị sản phẩm theo
đơn giá nhất định mà tập thể chế tạo, đảm bảo chất lượng và phụ thuộc vào
cách phân chia tiền lương cho từng thầnh viên.
Phạm vi áp dụng: Khác với trả lương sản phẩn trực tiếp cá nhân ở
chế độ này để trả lương trực tiếp cho một nhóm ngươì lao động(tổ sản
xuất) khi họ hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định. áp dụng cho
những công việc đòi hỏi nhiều người cùng tham gia thực hiện, mà công
việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau.
Tính tiền lương thực tế:
Trong đó: L
1
: tiền lương thực tế tổ nhận được
DG
1
: đơn giá tiền lương củ sản phẩm
Q
1
: sản lượng thực tế tổ đã hoàn thành
Tính đơn giá tiền lương :
Nếu tổ hoàn thành nhiều sản phẩm trong kỳ

Nếu tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ
Trong đó: DG: đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tổ;
L
cb
: tiền lương cấp bậc của công việc của công nhân;
Q
o
: mức sản lượng của tổ;
T
o
: mức thời gian của tổ.
Vấn đề cần chú ý là: Phải phân phối tiền lương cho các thành viên
phù hợp với bậc lương và thời gian lao động của họ.
Có hai phương pháp chia lương:
15
111
xQDGL =
0
Q
L
DG
cb
=
0
xTLDG
cb
=
Chuyên đề tốt nghiệp
Phương pháp 1: Phương pháp áp dụng hệ số điều chỉnh trình tự thực
hiện như sau:

+ Xác định hệ số điều chỉnh H
dc
:
Trong đó: L
1
: Tiền lương thực tế của tổ nhận được
L
0
: Tiền lương cấp bậc cả tổ
+ Tiền lương từng công nhân trong tổ:
Trong đó: L
i
: lương thực tế công nhân i
L
cb
: Lương cấp bậc công nhân i
Phương pháp 2: Phương pháp dùng giờ hệ số
Trình tự thực hiện như sau:
Quy đổi số giờ làm việc của từng công nhẩna số giờ làm việc của
công nhân bậc I.
Trong đó: T
qd
: số giờ làm việc của công nhân i quy ra bậc I
T
1
: Số giờ làm việc công nhân i
H
i
: Hệ số lương bậc i trong thang lương
+ Tính tiền lương trong một giờ làm việc của công nhân

Trong đó: L
I
: tiền lương trong một giờ làm việc
L
1
: tiền lương thực tế của nhóm
T
qd
: tổng số giờ bậc I sau khi quy đổi
+ Số tiền thực lĩnh của mỗi thành viên
Nhận xét:
Ưu điểm: Có tác dụng nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần hợp
tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm viểc trong tổ, khuyến
khích các tổ lao động theo tổ tự quản.
16
0
1
L
L
H
dc
=
dccbi
xHLL =
iqd
xHTT
1
=

=

qd
I
T
L
L
1
Iqdi
xLTL =
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhược điểm: Tiền lương chưa phản ánh hết số lượng chất lượng lao
động, hạn chế khuyến khích tăng NSLĐ lao động cá nhân do tiền lương chỉ
phụ thuộc vào kết quả lao động chung của cả tổ mà không phụ thuộc trực
tiếp vào kết quả làm việc của bản thân họ. Vì vậy phải có người giám sát
đôn đốc nhắc nhở để quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, liên tục.
2. 3. 3. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Khái niệm: Là chế độ trả lương cho công nhân phục vụ hay bổ trợ dựa
trên cơ sở xản xuất dựa trên cơ sở sản lượng hoàn thành của công nhân chính.
Đặc điểm của chế độ trả lương là tiền lương thực tế của công nhân phụ
thuộc vào kết quả làm việc của công nhân chính. Do vậy nếu công nhân chính
làm tốt, NSLĐ cao thì công nhân phụ mới có thu nhập cao và ngược lại.
Tiền lương thực tế của công nhân phụ:
Trong đó: L
i
: Tiền lương thực tế của công nhân
DG : Đơn giá tiền lương của công nhân phụ
Q
1
: Số lượng sản phẩm thực tế của công nhân chính
Q : Mức sản lượng của công nhân chính

Nhận xét:
Ưu điểm: Chế độ trả lương này khuyến khích công nhân phụ phục vụ
tốt hơn cho công nhân chính góp phần nâng cao NSLĐ của cả hai.
Nhược điểm: tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc trực tiếp vào kết
quả của công nhân chính, mà kết quả này nhiều khi chịu tác động của các yếu
tố khách quan nên làm hạn chế sự cố gắng làm việc của công nhân phụ.
2. 3. 4. Chế độ trả lương sản phẩm khoán
Khái niệm: Là chế độ lương sản phẩm khi giao công việc đã quy
định rõ ràng số tiền đã hoàn thành một khối lượng công việc trong đơn vị
thời gian nhất dịnh
17
1
DGxQL
i
=
MxQ
L
DG =
Chuyên đề tốt nghiệp
Phạm vi áp dụng: Chế độ này được áp dụng khá phổ biến trong
ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản hoặc một số ngành khác khi công
nhân làm công việc mang tính đột xuất công việc không thể xác định một
định mức lao động ổn định trong thời gian dài được. . .
Tiền lương khoán được tính như sau
Trong đó: L
k
: tiền lương thực tế công nhân nhận được
DG
k
: đơn giá khoán

Q
I
: số lượng sản phẩm hoàn thành
Ngay từ khi nhận việc, công nhân sẽ biết được ngay số tiền mình sẽ
lãnh sau khi hoàn thành khối lượng công việc.
Khi áp dụng chế độ lương khoán cần phải làm tốt công tác thống kê
và định mức lao động từng phần việc rồi tổng hợp lại thành khối lượng
công việc, giảm thời gian lao động, thành đơn giá cho toàn bộ công việc.
Nhận xét
Ưu điểm: Có tác dụng khuyến khích công nhân nâng cao NSLĐ phát
huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc
giảm thời gian lao động, hoàn thành công việc trước thời hạn giảm bớt số
lao động không cần thiết.
Nhược điểm: Việc xác định đơn giá khoán phức tạp, khó chính xác.
Phải tiến hành xây dựng mức chặt chẽ phù hợp với điều kiện làm việc của
người lao động.
2. 3. 5. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng:
Khái niệm: Là chế độ trả lương cho công nhân dựa trên sự kết hợp
trả lương theo sản phẩm và tiền thưởng.
Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng gồm hai phần:
+ Phần trả theo đơn giá cố định và số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành
+ Phần tiền thưởng dựa vào trình độ hoàn thành vượt mức
Tiền lương sản phẩm có thưởng được tính theo công thức:
18
1
xQDGL
kk
=
100
,hm

th
L
LL +=
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó: L
th
: Tiền lương sản phẩm có thưởng
L : Lương trả theo đơn giá cố định
m : Tỷ lệ phần trăm tiền thưởng
h : Tỷ lệ hoàn thành phần trăm được tính thưởng
Nhận xét:
Ưu điểm: Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động
khuyến khích công nhân chú trọng hơn nữa việc cải tiến chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ quy định.
Nhược điểm: Phải tính toán chính xác, đúng đắn các chỉ tiêu tính
thưởng nếu không sẽ làm tăng chi phí tiền lương, bội chi quỹ tiền lương
2. 3. 6. Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến
Khái niệm: Là chế độ trả lương cho công nhân dựa trênhai loại đơn
giá (đơn giá cố định và đơn giá luỹ tiến) và số lượng sản phảm xản xuất ra
đảm bảo chất lượng
Đơn giá cố định: Dùng để trả cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành
Đơn giá luỹ tiến: dùng để tính lương cho những sản phẩm vượt mức
khởi điểm và có giá trị bằng đơn giá cố định nhân với tỷ lệ tăng đơn giá.
Phạm vi áp đụng: Chế độ lương này áp dụng cho công nhân sản suất
ở những khâu quan trọng, lúc sản xuất khẩn trương để đảm bảo tính đồng
bộ, ở những khâu mà NSLĐ tăng có tính chất quyết định đối với việc hoàn
thành chung kế hoạch của công ty.
Tiền lương của công nhân được tính theo công thức:
Trong đó: L: Tổng tiền lương của công nhân.
DG: Đơn giá cố định theo sản phẩm.

Q
1
: Sản lượng thực tế hoàn thành.
Q
0
: Sản lượng đạt mức khởi điểm.
K: Tỷ lệ tăng thêm để có đơn giá luỹ tiến.
19
)(
011
QQDGxKxDGxQL −+=
1
d
xtd
K
ccd
=
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó: K: Tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý.
d
cd
: Tỷ lệ chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành.
d
l
: Tỷ trọng tiền lương trong giá thành sản phẩm khi hoàn
thành vượt mức sản lượng.
t
c
: Tỷ lệ số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố
định dùng để tăng đơn giá.

Nhận xét:
Ưu điểm: Việc tăng đơn giá sẽ làm cho công nhân tích cực làm việc
tăng năng suất lao động.
Nhược điểm: Áp dụng chế độ này làm cho tốc độ tăng tiền lương
nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động, công nhân chỉ chạy theo số
lượng Ýt quan tâm đến chất lượng sản phẩm, do đó không nên áp dụng
rộng rãi tràn lan.
3. Các hình thức tiền thưởng.
Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực
đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn.
Thưởng có rất nhiều loại. Trong thực tế các doanh nghiệp có thể áp
dụng các loại thưởng sau:
Thưởng tiết kiệm: Áp dông khi người lao động sử dụng tiết kiệm các
loại vật tư, nguyên liệu, có tác dụng hạ giá thành sản phẩm mà vẫn bảo đảm
được chất lượng theo yêu cầu.
Thưởng năng suất chất lương: Áp dông khi người lao động thực hiện
tốt hơn mức độ trung bình về số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thưởng sáng kiến: Áp dông khi người lao động có các sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, tìm ra các phương pháp làm việc mới. . . có tác dụng làm
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Thưởng tỷ lệ sản phẩm hỏng:Áp dông khi người lao động giảm được
tỷ lệ sản phẩm hỏng so với quy định của doanh nghiệp.
20
Chuyên đề tốt nghiệp
Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh
nghiệp: Áp dông khi doanh nghiệp hoạt động có lãi, người lao động sẽ
được chia một phần tiền lãi dưới dạng tiền thưởng.
Thưởng tìm được nơi cung ứng tiêu thụ sản phẩm: Áp dông cho các
nhân viên tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc có các hoạt
động khác có tác dụng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thưởng bảo đảm ngày công:Áp dông khi người lao động làm việc
với số ngày công vượt mức quy định của doanh nghiệp.
Thưởng về lòng trung thành, tận tâm với doanh nghiệp: Áp dông khi
người lao động có thời gian phục vụ trong doanh nghiệp vượt mức giới hạn
nhất định.
Các loại tiền thưởng rất đa dạng và cách tính cũng rất đa dạng. Ngoài
các hình thức trên các doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức tiền
thưởng khác để phù hợp với điều kiện đặc điểm sản xuất kinh doanh của
mình.
III. Vai trò của tiền lương, tiền thưởng và sự cần thiết phải hoàn
thiện các hình thức trả lương, trả thưởng
1. Chức năng của tiền lương.
- Chức năng thước đo giá trị: Có nghĩa là thước đo để xác định mức
tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động và là cơ sở để
xác định đơn giá sản phẩm.
- Chức năng tái sẩn xuất sức lao động: Đó là tái sản xuất sức lao
động đơn giản nhằm bù đắp sức lao động đơn giản nhằm bù đắp sức lao
động đã hao phí và nuôi sống bản thân họ và gia đình vì vậy iền lương phải
bù đắp được những hao phí cả trước, trong và sau quá trình lao động, cũng
như những biến động về giá cả, những rủi ro và các chi phí khác nhằm giúp
người lao động phát triển toàn diện cả về mặt thể lực và chí lực.
- Chức năng kích thích: Muốn vậy tiền lương phải đủ lớn và phụ
thuộc vào hiệu quả tổ chức trả lương cho người lao động tiền lương bao giờ
cũng có hai mặt nếu không thực hiện được chức năng kích thích thì nó sẽ
biểu hiện mặt đối lập kìm hãm sản xuất, rối loạn xã hội nhất là đối với hình
21
Chuyên đề tốt nghiệp
thức thưởng; đó là khoản tiền bổ xung cho tiền lương, mang tính nhất thời
không ổn định nhưng lại có tác dụng mạnh mẽ tới năng suất, chất lượng và
hiệu quả lao động.

- Chức năng tích luỹ: tiền lương không chỉ đảm bảo cho cuộc sống
hàng ngày mà phải có một phần để tích luỹ dự phòng cho cuộc sống lâu dài
hoặc phòng rủi do bất trắc.
2.Vai trò của tiền lương, tiền thưởng và sự cần thiết phải
hoàn thiện các hình thức trả lương, trả thưởng
Tiền lương, tiền thưởng có vai trò rất lớn đối với đời sông và sản
suất. Để đạt được hiệu quả cao trong lao động góp phần thúc đẩy sự phát
triển của xã hội vấn đề trả lương, trả thưởng cho người lao động đã không
chỉ là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp, mà còn là vấn đề bức xúc của
cả xã hội cần được nhà nước quan tâm giúp đỡ. Tiền lương, tiền thưởng
cần được trả đúng thông qua các hình thức và chế độ trả lương, trả thưởng
để nó trở thành động lực mạnh mẽ có tác dụng đảm bảo tái sản xuất sức lao
động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao
động.
Đối với người lao động tiền lương gắn liền với họ là nguồn chủ yếu
nuôi sống bản thân và gia đình họ. Nếu tiền lương nhận được thoả mãn sẽ
là động lực kích thích tăng năng lực sáng tạo, tăng NSLĐ, tạo ra hoà khí
cởi mở giữa những người lao động, tạo thành khối đoàn kết thống nhất,
trên dưới một lòng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp và vì lợi
Ých phát triển bán thân họ. Chính vì vậy mà người lao động làm việc hăng
say, có trách nhiệm và tự hào về mức lương của họ.
Đối với các doanh nghiệp, tiền lương, tiền thưởng là yếu tố của chi
phí sản xuất, còn đối với người lao động tiền lương, tiền thưởng là nguồn
thu nhập chính, do vậy tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp phải công
bằng, hợp lý đảm cho lợi của cả hai bên.
Nếu doanh nghiệp trả lương, trả thưởng thiếu công bằng, hợp lý,
hoặc vì mục tiêu lợi nhuận thuần tuý, không chú ý đúng mức độ lợi Ých
người lao động thì nguồn nhân công sẽ bị kiệt quệ về thể lực và tinh thần,
22
Chuyên đề tốt nghiệp

giảm sút chất lượng lao động, thì không những đẻ ra mâu thuẫn nội bộ mà
còn có thể gây nên sự phá hoại ngầm dẫn những đến lãng phí trong sản
xuất: biểu hiện đó là tình trạng cắt xén thời gian làm việc, lãng phí nguyên
nhiên vật liệu, làm Èu, làm rối, bãi công, đình công Và một sự mất mát
lớn nữa là sự di chuyển của những người lao động có trình độ chuyên môn
và tay nghề cao sang những doanh nghiệp có mức lương hấp dẫn hơn gây
ra hậu quả là mất đi nguồn nhân lực quan trọng, làm thiếu hụt lao động phá
vỡ tiến trình sản xuất – kinh doanh đang diễn ra tại doanh nghiệp.
Do đó đối với nhà quản trị doanh nghiệp, một trong những công
việc cần được quan tâm hàng đầu là phải theo dõi đầy đủ công tác tổ chức
tiền lương, tiền thưởng, lắng nghe phát hiện kịp thời những ý kiến bất đồng
hoặc những mâu thuẫn có khả năng xuất hiện trong phân phối tiền lương,
tiền thưởng, qua đó để điều chỉnh thoả đángvà hợp lý, nhằm bảo đảm phát
triển và ổn định sản xuất, duy trì một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật,
nghiệp vụ cao với ý thức tổ chức kỷ luật tạo sức mạnh cho doanh nghiệp
đạt được mọi mục tiêu đề ra.
23
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương II
phân tích thực trạng công tác trả lương, trả thưởng ở Công ty
May và Dịch vụ Hưng long.
I. Những đặc điểm cơ bản của Công ty May và Dịch vụ Hưng long ảnh
hưởng đến công tác trả lương trả thưởng.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần may và Dịch vụ Hưng Long là một đơn vị sản xuất
kinh doanh, là đơn vị cổ phần hoá đầu tiên thuộc ngành dệt may của tỉnh
Hưng Yên trực thuộc sở công nghiệp tỉnh.
Tiền thân của công ty là xí nghiệp may Mỹ Hào thuộc công ty may
Hưng Yên được xây dựng và đi vào hoạt động xây dựng và đi vào hoạt
động từ năm 1996.

Theo yêu cầu của Bộ Công nghiệp và chủ trương cổ phần hoá các
doanh nghiệp Nhà nước, ngày 18/12/2000 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký
quyết định số 70/2000/QĐ-BCN về việc chuyển đổi xí nghiệp may Mỹ Hào
thuộc công ty may Hưng Yên thành công ty Cổ phần may và Dịch vụ Hưng
Long. Đến tháng 01/2001 Công ty chính thức được thành lập và đi vào hoạt
động.
Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 7. 000.000.000 VND trong đó:
- Vốn thuộc sở hữu Nhà nước: 1.190.000.000 VND chiếm 17% .
- Vốn thuộc cổ phần là cán bộ công nhân viên: 3.373.600.0000VND
chiếm 53,91%.
- Vốn thuộc cổ đông khác: 2.036.400.00ĐVN chiếm 29.09%.
Vốn điều lệ của công ty được chia thành 70.000 cổ phần mỗi cổ
phần trị giá 100.000 VND
Ra đời trong bối cảnh ngành dệt may đang có những bước chuyển mình
to lớn cùng với những thách thức và những thuận lợi do công cuộc đổi mới
của Đảng và Nhà nước mang lại, đặc biệt là hiệp định thương mại Việt -Mỹ
được ký kết. Bên cạnh đó còn có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo
công ty may Hưng Yên
Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long đã đạt được thành
công đáng kể trong 2 năm đầu thành lập với nền tảng là công ty may Hưng
24
Chuyên đề tốt nghiệp
Yên. Sự giúp đỡ của Công tyMay Hưng Yên về mọi mặt từ nguồn nhân lực
cũng như hệ thống máy móc thiết bị và điều quan trọng nhất là sự giúp đỡ
về nguồn hàng ổn định cùng với các cán bộ và nhân viên kỹ thuật kết hợp
với sự nhạy bén trong công tác nắm bắt xu thế phát triển của thị trường đáp
ứng được những đòi hỏi khắt khe về chát lượng sản phẩm cũng như về mẫu
mã, kiểu dáng do đó công ty đã tạo được niềm tin nơi khách hàng về những
sản phẩm mà mình làm ra. Nhờ biết vận dụng khai thác những điều kiện
thuận lợi đồng thời khắc phục những khó khăn ban đầu giờ đây công ty đã

khẳng định được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Sản phẩm
của công ty đã có mặt ở nhiều nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan,
Tây Ban Nha, Pháp, Đức Đặc biệt trong tháng 6/2002 Công ty đã ký
được hợp đồng đầu tiên với khách hàng Mỹ đánh dấu một bước ngoặt
trong việc tham gia thâm nhập vào một thị trường rộng lớn để mở rộng và
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, quy mô và năng lực sản xuất của công ty ngày càng phát
triển theo hướng đa dạng hoá công nghệ, tự chủ trong sản xuất kinh doanh
kết hợp đầu tư cho dịch vụ sau này:
- Tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng của công ty là 18.000m
2
.
Trong năm 2002 công ty đã làm đơn xin thêm phần đất phía sau công ty
với diện tích đã được chấp thuận là 28.000m
2
.
- Số lượng máy móc thiết bị hiện nay của công ty đã tăng lên nhiều
so với trước. Hiện tại công ty đã tăng thêm 6 dây chuyền sản xuất do đó
năng suất đã tăng lên 1,5 lần.
- Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty hiện có là 1227 người,
tăng gấp đôi so với ngày mới thành lập. Tháng 9 năm 2001 công ty đã đưa
vào sử dụng dãy nhà điều hành 4 tầng hiện đại, khang trang với đầy đủ điều
kiện làm việc hiện tại, tiến hành lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống giặt là hơi
hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho lượng hàng quần âu của công ty và
tiến hành làm dịch vụ cho các công ty may khác trong khu vực.
Đến cuối năm 2002 công ty cũng đã hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng
dãy nhà 4 tầng mới đầu tư xây dựng theo hướng xây dựng theo hướng liên
doanh với khách hàng nước ngoài. Khách hàng đàu tư trang thiết bị cũng
như nguồn hàng và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Như vậy qua 2 năm đầu thành lập công ty đã đạt được một số thành

quả đáng khích lệ:
- Giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động.
- Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho cổ đông.
25

×