Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hình Ảnh Thương Hiệu Johnson’s Baby Tại Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.08 KB, 22 trang )

Chương 4 - Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hình Ảnh Thương Hiệu Johnson’s
Baby Tại Việt Nam
4.1 Đánh giá và nhận xét thương hiệu Johnson’s baby:
 Đánh giá thương hiệu qua ma trận SWOT:
SVTH: Hoàng Thị Kim Lai GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
49
Chương 4 - Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hình Ảnh Thương Hiệu Johnson’s
Baby Tại Việt Nam
 Nhận xét:
SVTH: Hoàng Thị Kim Lai GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
S – Strengths (Điểm Mạnh)
1. Chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng
yêu cầu và làm hài lòng khách hàng.
2. Có hệ thống phân phối mạnh gồm
các kênh phủ sóng cả nước.
3. Có hệ thống kênh phân phối, khách
hàng ổn định.
4. Có đội ngũ Sales kinh nghiệm, đầy
nhiệt huyết, nắm rõ địa bàn.
5.Có đội ngũ DGT thường xuyên và
đẩy mạnh thông tin sản phẩm đến
khách hàng và giới thiệu khá đầy đủ và
rõ nét về công ty.
6. Luôn mang đến những sản phẩm mới
sáng tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.
7. Sữa tắm và dầu gội Johnson’s baby
sử dụng công thức độc nhất “No more
tears-Không cay mắt”.
8. Là thương hiệu có uy tín trên thị
trường.


9. Có những nhà quản lý giỏi và đội
ngũ nhân viên ưu tú, có tinh thần trách
nhiệm cao.
W – Weaknesses (Điểm Yếu)
1. Công ty chưa có bộ phận nghiên cứu thị
trường chuyên nghiệp mà phải đi thuê các
Công ty nghiên cứu thị trường ở ngoài. Mặc
dù, sản phẩm đang chiếm lĩnh tại vị trí top.
2. Do số lượng nhân viên tăng lên nhanh
chóng nên việc đào tạo nhân viên không
theo kịp nhu cầu phát triển. Vẫn còn tồn tại
những nhân viên thiếu trung thực và có thái
độ phục vụ khách chưa tốt.
3. Việc quảng bá thương hiệu chưa đạt hiệu
quả mong muốn.
4. Việc xử lý khiếu nại cũng như tư vấn
khách hàng còn nhiều hạn chế.
5. Các hoạt động quảng cáo và PR của Công
ty còn ít, rời rạc, không tập trung nên chưa
tạo được ấn tượng với người tiêu dùng và
nhiều khi sản phẩm đã tung ra thị trường mà
vẫn chưa có mẫu quảng cáo trên các phương
tiện truyền thông. 6. Các
chương trình khuyến mãi chưa đa dạng.
O – Opportunities (Cơ Hội)
1. Thị trường nước ta là thị trường đầy tiềm
năng và đang ở thời kì hưng thịnh đối với
các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc em bé.
2. Đời sống và thu nhập của người dân
ngày càng tăng cao, vì vậy việc sử dụng

các sản phẩm dành riêng cho em bé càng
trở nên quen thuộc.
3.Chính phủ sẽ có những chính sách ưu đãi
và bảo vệ những doanh nghiệp kinh doanh
lành mạnh, có định hướng phát triển tốt.
4. Là Công ty duy nhất ở Việt Nam phân
phối sản phẩm của Johnson’s baby, một
thương hiệu nổi tiếng thế giới .
Kết hợp S/O
1. Chiến lược thâm nhập thị trường.
(S1, S2, S3, S4, S6, S8, O2, O4).
2. Chiến lược phát triển thị trường. (S5,
S7, S9, S6, O1, O2).
3. Chiến lược định vị thương hiệu sản
phẩm. (S2, S4, S9, O1, O4).
4. Chiến lược quảng bá thương hiệu và
nâng cao hình ảnh thương hiệu cùng
với sự hỗ trợ của nhà nước. (S5, S8,
O3).
Kết hợp W/O
1. Chiến lược quảng bá hình ảnh thương
hiệu, định vị thương hiệu trong tâm trí
khách hàng (O1, O2, O3, W1, W3, W5).
2. Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân viên
cũng như huấn luyện định kỳ kết hợp việc
kiểm tra, thanh tra thường xuyên. (O4, W2,
W4).
3. Chiến lược khuyến thị phù hợp (O1,
O3,O4, W 3, W 6).
T – Threats (Nguy Cơ/ Đe Dọa)

1. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa
các doanh nghiệp hàng nội, hàng nhập
khẩu và các doanh nghiệp bước chân vào
thị trường sau.
2. Là hàng nhập khẩu nên giá phụ thuộc,
không chủ động được trong việc định giá
sản phẩm và hiện nay tình hình kinh tế thế
giới và trong nước không ổn định ảnh
hưởng tới thu nhập của nhân viên, công ty.
3.Chiến lược mở rộng thị trường của các
công ty cùng ngành.
4. Ngày nay chính phủ càng ban hành
những luật lệ quản lý khắt khe hơn đối với
các mặt hàng tiêu dùng nhanh trong đó có
sản phẩm chăm sóc và bảo vệ em bé.
Kết hợp S/T
1. Chiến lược hội nhập dọc về phía
trước (S1, S2, S3, S4, S9,T1, T2, T4).
2. Chiến lược phát triển thị trường với
sản phẩm với chất lượng cao. (S1, S2,
S4, S6, S8, T3).
3. Chiến lược xây dựng hệ thống nhận
diện thương hiệu (S5, S9, T3).
Kết hợp W/T
1. Chiến lược tăng cường quảng cáo khuyến
mãi, duy trì, mở rộng công tác PR (W3, W5,
W6, T1, T3).
2. Luôn tìm cách đi đầu trong những sản
phẩm vụ mới, đồng thời cũng luôn tạo sự
khác biệt, đặc sắc riêng của Công ty. (W1,

T1, T3, T4).
50
Chương 4 - Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hình Ảnh Thương Hiệu Johnson’s
Baby Tại Việt Nam
Qua bảng ma trận SWOT và trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu
của bản thân thương hiệu cũng như các cơ hội từ bên trong và bên ngoài của Công ty, ta
thấy công ty đều có thể tận dụng và khắc phục được thông qua việc nâng cao, cải thiện
chất lượng từ đội ngũ nhân viên đến chất lượng cung cấp sản phẩm/dịch vụ của Công ty
trên tất cả mọi mặt. Thông qua đó, từng bước nâng cao giá trị thương hiệu và sự nhận
biết của khách hàng đối với thương hiệu Johnson’s baby.
Sau hơn 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam và trong quá trình phát triển của
mình, Johnson’s baby đã đạt được những kết quả không nhỏ cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu. Những thành tích đó mới chỉ là bước khởi đầu và nó sẽ là bàn đạp để Johnson’s
baby tiếp tục tiến trình đi tìm sự thành công trong tương lai.
Hiện nay, sản phẩm của Công ty đang chiếm ưu thế trên thị trường và hình ảnh
thương hiệu Johnson’s baby cũng đang được định vị khá tốt trong tâm trí của khách
hàng. Và để đạt được những kết quả như ngày hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực làm việc và
phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH dược
phẩm AAA nói riêng và của tập đoàn Johnson & Johnson nói chung..
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và những thành công đã đạt được Công ty
cũng phải đương đầu với không ít khó khăn, thử thách đã làm ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp đến hoạt động và vị trí thương hiệu của sản phẩm. Vì vậy, muốn giữ vững vị
thế và phát triển thương hiệu của mình trong một môi trường đầy biến động như hiện
nay, ngoài việc phải luôn luôn làm mới mình thì Công ty cũng cần phải đề ra những
chiến lược ngắn hạn và dài hạn, từ đó, tiến hành thực hiện chúng một cách bài bản.
4.2 Một vài biện pháp nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu Johnson’s baby
4.2.1 Chiến lược hội nhập dọc về phía trước
Việc lựa chọn kênh phân phối có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định marketing
khác. Cách thức bán hàng và phân phối một sản phẩm/dịch vụ sẽ tác động đến giá cả,
doanh thu bán hàng và cuối cùng là giá trị của thương hiệu. Hiện Công ty TNHH dược

phẩm AAA đang sử dụng hệ thống kênh phân phối như sau:
SVTH: Hoàng Thị Kim Lai GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
51
Công ty
TNHH
dược
phẩm
AAA
Người
tiêu
dùng
Người bán lẻ
Người bán sỉ Người bán lẻ
Nhà phân phối
Người bán lẻ
Nhà phân phối
Người bán sỉ
Người bán lẻ
Chương 4 - Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hình Ảnh Thương Hiệu Johnson’s
Baby Tại Việt Nam
Nguồn: SVTH
Hình 4.1: Hệ thống kênh phân phối
Với mạng lưới phân phối như trên, ta thấy Công ty thiết kế kênh phân phối theo
kiểu kênh gián tiếp. Mặc dù kênh phân phối gián tiếp bao gồm rất nhiều cấp nhưng Công
ty cần tập trung vào những nhà bán lẻ. Bởi lẽ, những người bán lẻ thường xuyên tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng, do đó họ chính là những người có cơ hội nhiều nhất tác động
đến giá trị thương hiệu. Qua đó, cùng với cách thức bán hàng các nhà bán lẻ cũng tạo ra
những tác động sâu sắc đến hình ảnh thương hiệu sản phẩm mà họ đang bày bán. Đối
với họ, tầm quan trọng của hình ảnh cửa hàng và hình ảnh thương hiệu sản phẩm là như
nhau và có mối quan hệ tương hỗ. Bởi vì nhận thức và những liên hệ của khách hàng với

người bán lẻ là “Cửa hàng này chỉ bán những hàng hoá có chất lượng, một cửa hàng có
uy tín vì vậy sản phẩm cụ thể chắc chắn có chất lượng cao”.
Chính vì thế Công ty phải đóng vai trò chủ động trong việc hỗ trợ những người
bán lẻ gia tăng giá trị cho thương hiệu sản phẩm của mình. Công ty nên đẩy mạnh quảng
cáo hợp tác, tức là tài trợ một phần cho các chương trình quảng cáo hợp tác để nhà bán
lẻ xúc tiến bán hàng hoá của mình và quảng bá sản phẩm tại khu vực của nhà bán lẻ.
Như vậy, những nỗ lực truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu sẽ phát huy
hiệu quả hơn do tiếp cận trực tiếp và nhanh với khách hàng. Công ty nên chia sẻ chi phí
quảng cáo với nhà bán lẻ theo tỉ lệ 50:50. Giá trị và hình thức tài trợ của Công ty là một
tỷ lệ phàn trăm trích trên doanh số bán hàng.
Mặc dù kênh phân phối gián tiếp bao gồm rất nhiều các hình thức cấp độ phân
phối trung gian nhưng Công ty vẫn cần áp dụng thêm hình thức phân phối trực tiếp tới
khách hàng bằng cách thiết lập hệ thống các cửa hàng bán lẻ. Bởi nó có thể mang lại
những lợi ích sau:
SVTH: Hoàng Thị Kim Lai GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
52
Chương 4 - Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hình Ảnh Thương Hiệu Johnson’s
Baby Tại Việt Nam
- Giúp kiểm soát tốt hơn quá trình tiêu thụ hàng hoá và xây dựng mối quan hệ ngày
càng bền chặt với khách hàng.
- Chúng là một phương tiện và cơ hội trưng bày và giới thiệu thương hiệu cũng như
các loại sản phẩm theo phong cách đặc thù của Công ty chứ không phải của những người
bán lẻ.
- Những cửa hàng kiểu này còn đóng vai trò như một công cụ kiểm định thị trường
nhằm đánh giá phản ứng của khách hàng về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng, giá cả sản
phẩm. Điều này cho phép Công ty nắm bắt nhanh chóng và chính xác nhu cầu, thị hiếu
người tiêu dùng và thói quen mua sắm của khách hàng.
- Những cửa hàng kiểu này như một hình thức quảng cáo thiết yếu và sống động
nhằm thu hút sự quan tâm và chú ý của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng tiềm
năng.

- Làm cho hình ảnh thương hiệu sẽ được tăng cường một cách rõ rệt bởi những cửa
hàng này giới thiệu được một cách toàn diện những sản phẩm của Công ty và hướng dẫn
khách hàng về chất lượng, lợi ích và giá trị của những sản phẩm.
4.2.2 Chiến lược marketing
4.2.2.1 Chuẩn hóa hệ thống nhận diện thương hiệu
Để khẳng định giá trị thương hiệu và nâng cao hình ảnh thương hiệu cho sản
phẩm của mình thì Công ty cần phải đầu tư đẩy mạnh hệ thống nhận diện thương hiệu và
chuẩn hóa nó.
Hãy hình dung một cách đơn giản, hệ thống nhận diện thương hiệu CPI
(Corporation Identify Program) chính là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy
thương hiệu trong cuộc sống hàng ngày. Giữa hàng triệu thương hiệu có mặt trên thị
trường, nếu doanh nghiệp không xây dựng được một CPI mạnh và khác biệt thì thương
hiệu đó rất dễ bị “chìm” trong hàng triệu thương hiệu khác và người tiêu dùng sẽ không
nhìn thấy, nghe thấy thương hiệu của doanh nghiệp mình.
CPI là hệ thống nhận diện thương hiệu toàn diện, nhằm chuẩn hóa hình ảnh
thương hiệu, chuẩn phối hợp màu sắc, font chữ, kích thước để thương hiệu luôn có sự
SVTH: Hoàng Thị Kim Lai GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
53
Chương 4 - Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hình Ảnh Thương Hiệu Johnson’s
Baby Tại Việt Nam
đồng nhất trong thiết kế, tạo ra những đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu mình
với hàng ngàn thương hiệu khác.
Việc đầu tư vào CPI cũng giống như việc xây dựng nền móng một căn nhà. Là
nhà phân phối sản phẩm cho một thương hiệu nổi tiếng thế giới nên Công ty đặt trọng
tâm vào việc phân phối để làm sao đẩy hàng ra thị trường thật nhanh, thật nhiều mà
chưa thực sự chú trọng đến việc đẩy mạnh nhận diện thương hiệu Johnson’s baby cho
khách hàng. Để nâng cao được hình ảnh thương hiệu sản phẩm thì không chỉ cho sản
phẩm đó được bày bán trên kệ hàng mà nó còn liên quan đến Công ty, con người, đất
nước… Tại mỗi một vấn đề, thương hiệu đều phải chuyển tải một chuỗi các giá trị xác
thực và những lợi ích đáng kinh ngạc cùng những hứa hẹn cảm xúc vô hình gắn kết với

từng thương hiệu. Để nâng cao hình ảnh thương hiệu Johnson’s baby tại thị trườngViệt
Nam thì Công ty cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
+ Logo và Slogan: Công ty cần có một chiến dịch quảng bá sâu hơn và rộng hơn
nữa về hình ảnh logo và câu khẩu hiệu – slogan của thương hiệu sản phẩm Johnson’s
baby để cho hình ảnh thương hiệu Johnson’s baby thật sự đi vào và lưu giữ trong tâm trí
của người tiêu dùng. Nó còn giúp khơi gợi trí tưởng tượng, những ấn tượng đẹp về
thương hiệu và truyền tải một cách hiệu quả chiến lược kinh doanh sản phẩm của Công
ty đến khách hàng. Công ty Cần phải sử dụng logo và slogan như một khẩu quyết tiếp thị
và coi đó như là một công cụ quảng bá hữu hiệu.
+ Các yếu tố khác (Các phương tiện vận tải, bảng hiệu công ty, các loại ấn phẩm
văn phòng, đồng phục nhân viên…): Công ty có thể chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng và
có thể in logo, slogan lên đó tạo sự đồng nhất.
Tóm lại, Công ty cần đặc biệt chú trọng hơn nữa vào việc chuẩn hóa hệ thống nhận diện
thương hiệu cho sản phẩm Johnson’s baby, coi nó như là một tài sản cần phải được
chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng hơn nữa.
4.2.2.2 Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh thương hiệu
 Hoạt động quảng cáo
SVTH: Hoàng Thị Kim Lai GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
54
Chương 4 - Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hình Ảnh Thương Hiệu Johnson’s
Baby Tại Việt Nam
- Quảng cáo trên Tivi: Do thương hiệu Johnson’s baby vốn là một thương hiệu nổi
tiếng trên thế giới, dành được sự tín nhiệm cao của người tiêu dùng nên mục đích các của
hoạt động quảng cáo là nhằm nhắc nhở người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm là chính. Tuy
nhiên, tần suất quảng cáo con quá ít, các mẫu quảng cáo trên Tivi còn thưa thớt, rời rạc
chưa tạo được sự chú ý của người xem. Công ty có thể tăng tần số quảng cáo, tập trung
chủ yếu trên hai kênh: HTV7 và VTVT3 là hai kênh có lượng khán giả xem đông nhất.
Đối với những sản phẩm cũ, quảng cáo chỉ đóng vai trò nhắc nhở thì chỉ nên quảng cáo
trong thời gian ngắn (ít hơn 15 giây) để tiết kiêm chi phí. Còn đối với sản phẩm mới thì
thời gian phát sóng có thể dài hơn (30 giây).

- Quảng cáo trên Radio: hiện Công ty chưa có mẫu quảng cáo trên radio. Với cuộc
sống hối hả như ngày nay, thời gian xem Tivi dần giảm xuống. Đặc biệt đối với nhiều phụ
nữ, chiếc radio chính là người bạn thân thiết không thể thiếu của họ, bởi họ có thể vừa
nghe radio trong khi vừa làm việc nhà. Trong khi đó, khách hàng mục tiêu của sản phẩm
Johnson’s baby lại chính là các bà mẹ. Vì thế Công ty nên thiết kế mẫu quảng cáo trên
Radio, chi phí quảng cáo thấp mà đồng thời phù hợp với mục đích quảng cáo của công ty
là chủ yếu để nhắc nhở.
- Quảng cáo trên báo: sản phẩm Johnson’s baby mới chỉ được quảng cáo trên báo
Phụ nữ, Công ty có thể lựa chọn quảng cáo trên một vài báo khác cũng được khá nhiều
phụ nữ xem như báo Tiếp thị và gia đình, Sài gòn tiếp thị... Ngoài việc đăng thông tin
quảng cáo về sản phẩm, Công ty cũng nên đăng thêm thông tin khuyến mãi sản phẩm đối
với người tiêu dùng nhằm hạn chế trường hợp sau khi qua các kênh phân phối trung gian
các sản phẩm khuyến mãi không đến được tay người tiêu dùng.
- Quảng cáo ngoài trời: Công ty có thể đẩy mạnh việc quảng cáo thông qua các Panô
trên đường phố, thực hiện chiên dịch treo các Banner quảng cáo tại các trường học, bệnh
viện, siêu thị, các cửa hàng... nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh thương hiệu. Thông qua
đội DGT phát những leaflet tại các khu vực chợ tới tay khách hàng.
- Quảng cáo trên Web: Công ty nên thiết kế một trang web riêng dành cho các bà mẹ,
qua đó có thể giải đáp những thắc mắc trực tuyến cho khách hàng, đồng thời hướng dẫn
về cách chăm sóc và bảo vệ bé.
SVTH: Hoàng Thị Kim Lai GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
55
Chương 4 - Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hình Ảnh Thương Hiệu Johnson’s
Baby Tại Việt Nam
 Công tác PR
Thực tế, chương trình PR của Công ty trong năm qua cũng thật sự có ý nghĩa đối với
các bà mẹ và trẻ em. Trong năm nay Công ty có thể áp dụng một vài phương thức quan hệ
công chúng khác nhằm tạo hình ảnh tốt về Công ty. Hình ảnh thương hiệu sản phẩm có
thể được liên tưởng thông qua giá trị và các chương trình mà Công ty tiến hành chứ không
nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến sản phẩm mà mình bán. Nhiều khi hình ảnh Công ty

được công chúng biết đến thông qua các chiến dịch truyền thông marketing. Công ty có
thể dùng các chiến dịch quảng cáo hình ảnh thương hiệu như một công cụ để mô tả cho
người tiêu dùng, các nhân viên và những đối tượng khách hàng khác thấu hiểu được triết
lý kinh doanh và những hành động của Công ty trước các vấn đề mà bản thân tổ chức
cũng như các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì thế, Công ty nên tập trung các
chiến dịch quảng cáo vào các chương trình và hoạt động của Công ty được xây dựng xoay
quanh các vấn đề về môi trường và chia sẻ trách nhiệm đối với xã hội.
- Về vấn đề môi trường: Công ty có thể thương lượng, đặt hàng với bới bên sản xuất
thiết kế những chai đựng sản phẩm bằng nhựa có thể tái chế được.
- Về vấn đề trách nhiệm với xã hội: Công ty có thể thực hiện chương trình
“marketing gắn với các hoạt động tài trợ và quyên góp từ thiện”. Hoạt động này có
nghĩa là Công ty đưa ra một ý tưởng và một đề nghị quyên góp một số tiền nhất định tài
trợ cho một đối tượng hoặc một chương trình phúc lợi công cộng nào đó. Khách hàng
tham gia vào hoạt động này bằng cách Công ty sẽ trích một khoản tiền trong giá bán sản
phẩm. Ví dụ như:
+ Công ty liên kết với Bộ y tế tìm kiếm các bệnh nhân là những trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn để làm chương trình tài trợ. Hoặc phối hợp với các bác sĩ tư vấn về việc chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em. Các sản phẩm của Johnson’s baby đã được hội y khoa Việt
Nam chứng nhận về công dụng đặc biệt của chúng, đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ
y tế Việt Nam và được khuyến cáo để sử dụng trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Sản phẩm được các bác sĩ là những người có kiến thức và hiểu biết khuyên dùng. Như
vậy, Công ty vừa có thể đánh bóng chất lượng cũng như thương hiệu sản phẩm vừa truyền
SVTH: Hoàng Thị Kim Lai GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
56
Chương 4 - Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hình Ảnh Thương Hiệu Johnson’s
Baby Tại Việt Nam
tải được thông điệp của nhà sản xuất đến các khách hàng là một sản phẩm an toàn và hiệu
quả trong công cuộc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng người dân Việt Nam.
+ Liên kết với Bộ giáo dục để tạo Quỹ học bổng, Quỹ khuyến học cho các trẻ em
nghèo và để thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ tại các trưòng học, các côi nhi

viện...
Như vậy Công ty có thể dành được một vị trí quan trọng trong lòng công chúng bởi đã
liên kết được với các tổ chức sức khoẻ và giáo dục, nhận được tiếng nói của họ. Trong
thời kỳ phát triển hiện nay nhân tố con người được đặc biệt quan tâm song song với việc
đào tạo và chăm sóc các thế hệ con trẻ trong tương lai.
Tuy nhiên, cần lưu ý đến đặc trưng của hoạt động marketing này là sự đóng góp tài trợ
được tiến hành thông qua những giao dịch mua bán và tiêu dùng sản phẩm giữa Công ty
với khách hàng.
 Các hoạt động khuyến mãi
- Dành cho người tiêu dùng: Công ty có thể sử dụng các chương trình khuyến mãi
khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Công ty thường áp dụng hình thức khuyến
mãi là tặng kèm sản phẩm mà Công ty đang phân phối hoặc thay đổi các quà tặng khác
nhau như là: áo khoác, yếm, khăn sữa, khăn mặt, khăn tắm... dành cho em bé. Có thể nói
quà tặng khuyến mãi mà Công ty đang áp dụng cũng khá đa dạng và được người tiêu dùng
ưa thích. Tuy nhiên, ngoài việc tặng quà Công ty có thể tiến hành các chương trình khuyến
mãi khác như: tặng thẻ cào trúng thưởng 100% hoặc phiếu rút thăm trúng thưởng kèm
theo mỗi sản phẩm. Ngoài ra, Công ty còn có thể kết hợp với các Công ty khác hoặc kết
hợp với các siêu thị tặng phiếu mua hàng Johnson’s baby với trị giá căn cứ theo giá trị đơn
hàng mà khách hàng mua.
- Dành cho nhà bán lẻ: Ngoài các chương trình mua 6 tặng 1, chiết khấu theo doanh
số, ngày hội bán hàng Công ty nên bổ sung một số hoạt động khuyến mại với nhà bán lẻ
bởi họ là những người rất quan trọng trong việc phân phối hàng đến tay người tiêu dùng.
Họ có vai trò quan trọng làm cầu nối thông tin, là người ảnh hưởng lớn đến quyết định
mua hàng của người tiêu dùng nên Công ty cần có những chính sách ưu đãi thỏa đáng để
kích thích họ đẩy hàng mạnh cho sản phẩm của mình. Thêm vào đó các nhân viên, đặc
SVTH: Hoàng Thị Kim Lai GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
57

×