Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thực trang thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.48 KB, 68 trang )


Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 1 Lớp: CQ 46/08.02
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO) năm 2007, sự kiện
này đã giúp Việt Nam có một bước nhảy dài trên trường quốc tế về kinh tế, đã
thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong quan hệ kinh
tế. Cũng từ sự kiện này, Việt Nam đã dễ dàng hơn khi thu hút được những
khoản viện trợ và khoản vay ưu đãi để thúc đẩy kinh tế, ổn định chính trị,
nâng cao đời sống nhân dân.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một nguồn vốn bao gồm các khoản
viện trợ và vay ưu đãi, vì vậy mà ODA mang nhiều tính ưu đãi hơn các khoản
vay thông thường. Tại Việt Nam, nguồn vốn ODA được đánh giá là góp phần
quan trọng thúc đẩy đầu tư, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Chính vì thế, Việt Nam cần có những chính sách, chiến lược và giải pháp để tăng
cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả nhất.
Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn, dân số đông, có vị trí địa lý thuận
lợi nhưng còn rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, mức sống của
người dân còn thấp. Vì vậy hiện nay Nghệ An vẫn luôn tích cực đẩy mạnh thu
hút nguồn vốn ODA để có nền tảng về vốn, phục vụ cho sự phát triển của
kinh tế và xã hội tỉnh nhà. Thời gian qua, tỉnh đã có những thành tựu đáng kể
về phát triển kinh tế - xã hội, đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ của nguồn vốn
ODA. Tuy nhiên trong thực tế, công tác thu hút và quản lý sử dụng nguồn vốn
ODA còn gặp nhiều vướng mắc và hạn chế, gây cản trở đến hiệu quả của
công tác này. Xuất phát từ lý do trên mà em chọn đề tài: “Tăng cường thu
hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung cơ bản của thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh Nghệ An.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh Nghệ


An trong thời gian qua.

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 2 Lớp: CQ 46/08.02
- Đưa ra giải pháp để tăng cường thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh đến
năm 2015.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là vấn đề về lý luận và thực tiễn về thu hút và
sử dụng ODA ở tỉnh Nghệ An đến năm 2015.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về thực trạng và giải pháp
thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh Nghệ An đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên phương pháp duy vật biện
chứng với kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… Các phương pháp này được sử dụng kết
hợp hoặc riêng rẽ trong quá trình nghiên cứu.
5. Kết cấu đề tài: Gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng vốn nguồn vốn ODA
Chương 2: Thực trang thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Nghệ An
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA ở
Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015
Do thời gian thực tập và nghiên cứu còn hạn chế nên em không thể tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong có được sự đóng góp ý kiển của các thầy cô
giáo và bạn đọc để bài khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, trưởng bộ
môn Tài chính quốc tế - Học viện tài chính đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
em trong quá trình hình thành, xây dựng và hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Phòng Kinh tế đối ngoại –
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đã hướng dẫn nhiệt tình tron gquas trình

thu thập số liệu, cũng như những ý kiến góp ý chân thành của các anh chị để
em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 3 Lớp: CQ 46/08.02
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VÀ SỬ
DỤNG NGUỒN VỐN ODA
1.1. Lý luận chung về Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA)
1.1.1. Khái niệm ODA
1.1.1.1. Khái niệm ODA
Trong giai đoạn hiện nay, ở các nước đang phát triển nói chung và Việt
Nam nói riêng, việc nhận được những sự giúp đỡ của những tổ chức chính
phủ, phi chính phủ để phát triển kinh tế, ổn định xã hội là điều vô cùng quý
giá. Một trong những nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu
vốn đầu tư toàn xã hội, giúp tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đó là
nguồn vốn ODA. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới, tùy theo
từng cách tiếp cận, có nhiều cách hiểu khác nhau về ODA, cụ thể như sau:
Theo tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) thì “Nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức là những nguồn tài chính do các Chính phủ hoặc các Tổ
chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia viện trợ cho một quốc gia nhằm thúc
đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi cho quốc gia đó”.
Theo Ngân hàng thế giới thì “Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức là một
bộ phận của tài chính phát triển chính thức, trong đó các khoản vay cần đạt ít
nhất 25% yếu tố cho không”.
Theo chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) : “Vốn ODA hay
vốn hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm cả các khảon cho không và các
khoản vay đối với các nước đang phát triển, đó là nguồn vốn do các bộ phận
chính thức cam kết nhằm mục đích cơ bản là phát triển kinh tế và phúc lợi xã

hội và được cung cấp bằng các điều khoản tài chính ưu đãi , nếu là khoản vay
thì các yếu tố cho không không ít hơn 25%”
Theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ
Việt Nam thì “Hỗ trợ phát triển chính thức được hiểu là hoạt động hợp tác
phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 4 Lớp: CQ 46/08.02
Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song
phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”.
Như vậy, ODA được hiểu là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc
cho vay ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế (WB,ADB ), các tổ chức
của hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ (NGO), Chính phủ
các nước (thường là các nước phát triển) dành cho Chính phủ một nước
(thường là nước đang và chậm phát triển) nhằm giúp chính phủ nước đó phát
triển kinh tế xã hội.
1.1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
Như đã nêu trong khái niệm, ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại
hoặc các cho vay ưu đãi. Do vậy, ODA có những đặc điểm chủ yếu sau:
a) ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi
Với mục tiêu hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát
triển, ODA mang tính ưu đãi hơn bất kỳ hình thức tài trợ nào khác. Tính chất
ưu đãi của nguồn vốn này được thể hiện qua những ưu điểm sau:
Lãi suất thấp:
Các khoản vay ODA thường có mức lãi suất rất thấp, ví dụ như lãi suất
các khoản vay ODA của Nhật Bản dao động từ 0,75 - 2,3% năm, của Ngân
hàng Thế giới (WB) là 0%/năm nhưng phải trả phí dịch vụ là 0,75%/năm,
mức lãi suất của Ngân hàng Phát triển Châu Á thường từ 1-1,5%/năm…
Thời hạn vay dài:

Gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, ODA có thời gian vay dài, như các
khoản vay của Nhật Bản thường có thời hạn là 30 năm, Ngân hàng Thế giới (WB
) là 40 năm, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 32 năm.
Thời gian ân hạn:
Đối với ODA vay: thời gian từ khi vay đến khi phải trả vốn gốc đầu
tiên tương đối dài, 10 năm đối với các khoản vay từ Nhật Bản và Ngân hàng
Thế giới, 8 năm đối với Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 5 Lớp: CQ 46/08.02
Ngoài ra nguồn vốn ODA còn có một số ưu đãi khác như: có thể giãn
nợ, giảm nợ và đặc biệt khác với các khoản vay tín dụng khác là nguồn vốn
ODA không cần phải thực hiện các khoản thế chấp…
b) Nguồn vốn ODA thường mang đi kèm với các điều kiện ràng buộc
Nhìn chung, các nước nhận viện trợ ODA đều có chính sách riêng và
những quy định ràng buộc khác nhau đối với nước tiếp nhận. Họ vừa muốn
đạt được ảnh hưởng về chính trị, vừa muốn đem lại một số lợi nhuận thông
qua việc yêu cầu nước nhận viện trợ phải mua máy móc, thiết bị, hàng hóa
hay dịch vụ của họ, thuê các chuyên gia tư vấn thiết kế từ họ.
ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hay gián tiếp. Do đó, đi kèm theo với
ODA bao giờ cũng có những ràng buộc nhất định về chính trị, kinh tế hoặc
khu vực địa lý.
c) ODA có khả năng gây nợ
Cần nhận thức rằng ODA có mức ưu đãi nhưng không phải vì vậy mà nó
không để lại gánh nặng nợ nần. Sự ưu đãi của ODA chỉ khiến cho mức nợ nần
giảm xuống và thời gian trả nợ dài ra. Thế nhưng gánh nặng nợ của ODA
thường xuất hiện sau một thời gian dài. Vấn đề khó khăn là ở chỗ ODA không
được đầu tư trực tiếp cho sản xuất mà là phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, phát
triển y tế, văn hoá, giáo dục, là những lĩnh vực phi sản xuất vật chất nên hiệu

quả nó mang lại là gián tiếp, có tính chất hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong
nước. Trong khi đó số nợ của ODA thì lại tồn tại và trực tiếp thêm vào gánh
nặng nợ của nước tiếp nhận. Vì vậy việc phối hợp sử dụng ODA với các
nguồn vốn khác là cực kỳ quan trọng nhằm tăng cường khả năng trả nợ, đồng
thời vẫn đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội.
1.1.1.3. Phân loại nguồn vốn ODA
a) Theo tính chất tài trợ
- ODA không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA mà bên nhận tài trợ
không phải hoàn trả cho bên tài trợ.

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 6 Lớp: CQ 46/08.02
- Tài trợ có hoàn lại: Là một khoản cho vay ưu đãi với các điều kiện ưu
đãi về lãi suất (thấp hơn lãi suất thị trường), thời gian ân hạn và thời gian trả
nợ, hoặc không chịu lãi vay mà chỉ chịu chi phí dịch vụ, đảm bảo yếu tố
không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 35% đối với các khoản
vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
- Tài trợ hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản
vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại,
nhưng tính chung lại có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với các
khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
b) Theo nguồn cung cấp
- ODA song phương: Là các khoản tài trợ phát triển chính thức từ nước
này cho nước kia (nước phát triển cho nước đang hoặc kém phát triển) thông
qua Hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.
- ODA đa phương: Là các khoản tài trợ phát triển chính thức của một số
tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB ) và khu vực (ADB, EU ) hoặc các tổ
chức phát triển của Liên hợp quốc như: Chương trình phát triển của Liên Hợp
quốc (UNDP), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức nông lương

thế giới (FAO) cho các nước đang hoặc kém phát triển.
c) Theo mục đích sử dụng
- Hỗ trợ theo chương trình: Là hỗ trợ theo khuôn khổ đạt được bằng
hiệp định với các nhà tài trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA trong một
khoảng thời gian mà không phải xác định trước một cách chính xác nó sẽ sử
dụng như thế nào. Đây là loại hình ODA trong đó các bên lồng ghép một hay
nhiều mục tiêu với tập hợp nhiều dự án, hay nhiều hợp phần.
- Hỗ trợ theo dự án: Là khoản hỗ trợ, trong đó nước nhận hỗ trợ phải
chuẩn bị chi tiết dự án. Loại hình hỗ trợ này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
nguồn ODA và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội.
Trị giá vốn của các dự án đầu tư thường lớn hơn và thời gian thực hiện dài
hơn các loại dự án khác.

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 7 Lớp: CQ 46/08.02
- Hỗ trợ kỹ thuật: Là loại hình thường tập trung chủ yếu vào chuyển giao
kiến thức hoặc tăng cường cơ sở, lập kế hoạch, tư vấn, nghiên cứu tình hình
thực tiễn, nghiên cứu tiền khả thi…Vốn của dự án hỗ trợ kỹ thuật dành chủ
yếu cho thuê tư vấn quốc tế, tư vấn trong nước, tổ chức đào tạo, nghiên cứu
khảo sát và mua sắm thiết bị văn phòng. Trị giá vốn của các dự án hỗ trợ kỹ
thuật thường không lớn.
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thu hút và triển khai dự án ODA
1.2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới thu hút vốn ODA
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giữ một vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang và kém phát
triển. Tuy nhiên, để thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả phụ thuộc vào nhiều
nhân tố, trong đó có 5 nhân tố chủ yếu sau:
1.2.1.1. Nguồn cung cấp ODA
Hiện nay, trên thế giới có 2 nguồn cung cấp ODA chủ yếu là: các nhà

tài trợ song phương (các nước thành viên của Ủy ban Hỗ trợ Phát triển -
DAC, Trung - Đông Âu, một số nước Ả Rập và một số nước công nghiệp
mới), các tổ chức tài trợ đa phương (chủ yếu WB, ADB, FDB, IMF), ngoài ra
còn có các khoản tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Nhìn chung, trong những năm gần đây, viện trợ nước ngoài giảm mạnh.
Song tại Hội nghị cao cấp các nước G8 (2005) đã cam kết sẽ tăng gấp đôi giá
trị các khoản viện trợ cho các nước nghèo và các nước đang phát triển từ nay
đến năm 2020. Nếu cam kết này được tuân thủ, các nước thế giới thứ ba sẽ
nhận được một khoản viện trợ khoảng 70 tỷ USD hàng năm, trong đó 50% sẽ
được viện trợ cho các nước ở châu Phi.
1.2.1.2. Mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ
a) Mục tiêu về kinh tế:
Nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, ODA được sử dụng như là một trong
những cầu nối để đưa ảnh hưởng của nước cung cấp tới các nước đang phát

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 8 Lớp: CQ 46/08.02
triển. ODA được dùng để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế với các
nước tiếp nhận. Mặt khác, trên một giác độ nhất định, các nước cung còn sử
dụng ODA để xuất khẩu tư bản, từ việc tạo ra các món nợ lớn dần cho đến
việc các nước tiếp nhận ODA phải sử dụng chuyên gia của họ, mua vật tư,
thiết bị của họ với giá đắt, thậm chí cả các điều kiện đấu thầu, giải ngân được
đưa ra cũng là để làm sao với lãi suất thấp, có ưu đãi nhưng mà họ vẫn đạt
được các mục đích khác nhau một cách hiệu quả nhất.
Trên thực tế, vốn ODA còn là phương tiện để giúp các nước cung cấp
viện trợ thâm nhập thị trường các nước đang phát triển một cách dễ dàng hơn
và hàng hóa của nước ngoài có thể vào thị trường trong nước thông qua việc
nước tiếp nhận ODA có những thay đổi trong chính sách nhập khẩu. Như vậy,
khả năng cạnh tranh và xâm chiếm thị trường của hàng hóa các nước cung cấp

ODA so với hàng hóa trong nước tăng lên. Mặt khác, ODA được cung cấp
không hoàn toàn bằng tiền mà bao gồm cả hàng hóa, thiết bị, máy móc do
nước cung cấp sản xuất ra được quy đổi thành tiền; nghĩa là, ODA bao hàm cả
việc tạo ra môi trường cho các thị trường xuất khẩu.
ODA còn tạo ra sự ổn định về nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu
cho các nước cung cấp ODA. Thực tế cho thấy, các nước cung cấp ODA phụ
thuộc vào các nước LCD về năng lượng (dầu lửa, than, chất đốt), các nguyên
liệu, khoáng sản và ODA trở thành phương tiện để các nước này giải quyết
được sự thiếu hụt các nguồn lực trên.
Có thể nói, mục tiêu kinh tế của các nước cung cấp ODA là khá rõ
ràng, mục tiêu này trong mỗi giai đoạn có thể khác nhau nên tiêu chí cung cấp
ODA khác nhau. Tuy nhiên, những nước thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ và
kinh nghiệm quản lý để tạo lập các tiền đề phát triển, các nước đang và chậm
phát triển vẫn cần nhận được sự hỗ trợ của các nước phát triển thông qua
ODA, nhưng vấn đề mà các nước tiếp nhận ODA cần quan tâm là biết sàng
lọc để có được các nguồn vốn này và sử dụng có hiệu quả kinh tế cao nhất.
b) Mục tiêu chính trị

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 9 Lớp: CQ 46/08.02
ODA không phải là sự giúp đỡ “hào hiệp, vô tư”, giúp xóa đói giảm
nghèo, bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu cơ bản nhất của con người
ở các nước nhận viện trợ mà ODA được sử dụng như là công cụ chính trị của
các nước phát triển. Ví như Mỹ viện trợ cho nước ngoài được coi là “những
công cụ quan trọng thúc đẩy các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ”
và “viện trợ là một bộ phận quan trọng của vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ”.
Điều này lý giải tại sao ngày nay cơ quan viện trợ phát triển quốc tế của Mỹ
(USAID) đang giảm sự tập trung trước đây vào vấn đề tăng trưởng kinh tế và
đang xúc tiến cải tổ cơ cấu.

Như vậy, ngoài tính chất trục lợi thì những toan tính chính trị cũng là
tiêu chí cung cấp ODA của các nhà tài trợ. Bởi vậy, việc tiếp nhận và sử dụng
có hiệu quả ODA là cả một vấn đề phức tạp, đã và đang làm đau đầu các nhà
lãnh đạo của các nước tiếp nhận ODA, tỏng đó có Việt Nam.
c) Mục tiêu nhân đạo
Trong các mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ, mục tiêu vì các
chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, bảo đảm bền vững về
môi trường là một phần quan trọng của viện trợ. Mục tiêu này được thể hiện
khá đậm nét trong các chương trình viện trợ của Thụy Điển - một quốc gia
được đánh giá là có nguồn viện trợ mang ý tưởng nhân đạo tiến bộ đã góp
phần không nhỏ vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước
thế giới thứ ba. Bằng các chương trình hợp tác và phát triển, viện trợ của
Thụy Điển đã giúp Chính phủ các nước tiếp nhận viện trợ lựa chọn những ưu
tiên cần thiết trong việc thiết lập các thể chế tại chỗ và phát huy năng lực tại
chỗ của các quốc gia này. Đồng thời, viện trợ Thụy Điển cũng ủng hộ các
cuộc cải cách thị trường và phát huy năng lực nhà nước sở tại.
Với ý nghĩa đó, các chương trình ODA của Thụy Điển thường được
hướng vào giải quyết các vấn đề như: giảm nghèo, giới, môi trường và phát
triển bền vững, dân chủ và nhân quyền; trong đó hướng tới 4 mục tiêu là tăng

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 10 Lớp: CQ 46/08.02
trưởng các nguồn lực, công bằng về kinh tế - xã hội, độc lập về kinh tế và
chính trị, phát triển dân chủ.
Có thể nói, mặc dù các mục tiêu đưa ra mới thực hiện được một phần
nhưng đã thể hiện được tinh thần nhân đạo và trách nhiệm của các nước phát
triển đối với các nước đang và kém phát triển.
1.2.1.3. Thay đổi trong chương trình nghị sự và những cải cách trong chính
sách cung cấp ODA của các nhà tài trợ.

Hơn 65 năm qua, viện trợ nước ngoài đã có nhiều đóng góp cho sự phát
triển chung của nhân loại nhất là đối với các nước đang và kém phát triển.
Tuy nhiên, cùng với những biến đổi về môi trường kinh tế, chính trị toàn cầu,
dòng vốn ODA cũng đang có những biến đổi với nhiều sắc thái mới. Trong đó
có nhiều vấn đề thực tế phải đặt ra những câu hỏi khác nhau liên quan tới viện
trợ, rằng có cần thiết tồn tại viện trợ hay không khi mà chiến tranh lạnh đã kết
thúc và dòng vốn tư nhân đổ vào các nước đang phát triển tăng mạnh; chất
lượng phát triển phụ thuộc vào chất lượng chính sách, thể chế và dịch vụ công
hơn là thiếu vốn và thực tế đã chỉ ra thế nào là viện trợ có hiệu quả và không
hiệu quả.
Với những thay đổi trong chương trình nghị sự, chính sách cung cấp
ODA của các nhà tài trợ cũng đã được cải cách, theo đó việc cung cấp ODA
sẽ được tiến hành dựa trên các tiêu thức:
Một là, viện trợ tài chính sẽ được chú trọng một cách rõ rệt hơn tới
những nước có thu nhập thấp mà có cơ chế quản lý kinh tế tốt.
Hai là, viện trợ được dành cho những nước có chiến lược cải cách cụ
thể và có tính thuyết phục.
Ba là, hoạt động viện trợ sẽ được thiết kế trên cơ sở các điều kiện của
các quốc gia và ngành.
Bốn là, các dự án được tập trung vào việc tạo ra và chuyển giao kiến
thức và năng lực.

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 11 Lớp: CQ 46/08.02
Năm là, do các phương pháp truyền thống đã trở nên bất lực nên các cơ
quan viện trợ phải tìm ra được những phương thức thay thế để hỗ trợ cho
những quốc gia có nền kinh tế bị bóp méo nghiêm trọng bởi thể chế và chính
sách yếu kém.
1.2.1.4. Chiến lược phát triển và thể chế của nước tiếp nhận

Hầu hết các nước tiếp nhận ODA thường sử dụng nguồn vốn này để
đầu tư vào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất, tạo môi trường hạ tầng tốt để tiếp tục thu hút vốn đầu
tư.
Tuy nhiên, một trong những điều kiện để có được ODA là mục tiêu sử
dụng vốn của nước tiếp nhận phải phù hợp với hướng ưu tiên trong mối quan
hệ giữa bên cấp ODA và bên nhận ODA. Do đó, để thu hút được ODA phục
vụ cho các quy hoạch phát triển quốc gia, ngoài việc là nước nghèo thuộc
diện được nhận ODA (nếu không phải là đồng minh chiến lược), các nước
này cần phải có một chiến lược phát triển đất nước có những điểm tương đồng
với các chính sách ưu tiên của các bên cung cấp ODA. Đồng thời, có một thể
chế nhà nước đủ mạnh để có khả năng tiếp nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả
lượng ODA được cung cấp.
1.2.1.5. Chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA của nước tiếp nhận
Thực tế, ODA vẫn là vốn vay, mà đã vay thì phải trả cả gốc lẫn lãi. Vì
thế, nếu sử dụng không hiệu quả thì nợ nần là điều khó tránh khỏi. Do đó,
việc thu hút ODA sẽ phải xem xét lại trong các chương trình nghị sự của nước
tiếp nhận không chỉ dưới giác độ chiến lược, thể chế mà cả trên giác độ chất
lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Tóm lại, mục tiêu cung cấp ODA của các tổ chức quốc tế, các chính
phủ và các nhà tài trợ ở một khía cạnh nhất định đều nhằm tạo điều kiện cho
tăng trưởng và phát triển ở các nước tiếp nhận viện trợ. Tuy nhiên, với mỗi tổ
chức, mỗi nhà tài trợ lại có những mục tiêu chiến lược riêng cho từng giai
đoạn nhất định. Bởi vậy, việc nắm bắt được các mục tiêu khác nhau của từng

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 12 Lớp: CQ 46/08.02
nhà tài trợ là một trong những điều kiện để vừa làm tăng khả năng thu hút
nguồn vốn ODA phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, vừa làm cho các

chương trình dự án được thực hiện có hiệu quả cao hơn về kỹ thuật, kinh tế -
xã hội đối với những nước tiếp nhận.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA
1.2.2.1. Các nhân tố khách quan
a) Tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia tài trợ.
Các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát
thất nghiệp hay những thay đổi chính trị có tác động đến các hoạt động hỗ trợ
phát triển cho các quốc gia khác. Chẳng hạn đối với các quốc gia cung cấp
ODA do nền kinh tế gặp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng hay thay đổi về
thể chế…có thể làm cho mức cam kết ODA hàng năm của quốc gia này giảm.
Ngoài ra, có thể có sự thay đổi về thế chế chính trị ở quốc gia tài trợ, từ đó
dẫn đến việc thay đổi các quy định, thủ tục giải ngân cũng làm ảnh hưởng
đến hiệu quả thực hiện dự án tại quốc gia tiếp nhận nguồn vốn ODA.
b) Các quy chế, chính sách của nhà tài trợ.
Nhìn chung, mỗi nhà tài trợ đều có chính sách và thủ tục riêng đòi hỏi
các quốc gia tiếp nhận ODA phải tuân thủ khi thực hiện các chương trình, dự
án sử dụng vốn ODA của họ. Các thủ tục này khiến cho các quốc gia tiếp
nhận nguồn vốn ODA lúng túng trong quá trình thực hiện dự án. Tiến độ các
chương trình dự án thường bị đình trệ, kéo dài hơn so với dự kiến, giảm hiệu
quả đầu tư. Vì vậy, việc hiểu biết và thực hiện đúng các chủ trương hướng
dẫn và quy định của tường nhà tài trợ là một điều kiện vô cùng cần thiết đối
với quốc gia tiếp nhận.
1.2.2.2. Các nhân tố chủ quan
a) Việc xây dựng dự án:
Việc xây dựng dự án ban đầu đóng vai trò rất quan trọng. Các chương
trình dự án được xây dựng phải nằm trong khuôn khổ, mục tiêu chung của

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 13 Lớp: CQ 46/08.02

chính phủ, xuất phát từ nhu cầu thực tế của các vấn đề kinh tế - xã hội. Mỗi
năm ở nước ta thực hiện công tác quản lý, tổ chức có rất nhiều vấn đề cần giải
quyết như phát triển giáo dục, cơ sở hạ tầng, giảm thuế… không thể thực hiện
nhiều chương trình cùng một lúc có hiệu quả được, vì vậy các nhà quản lý cần
phân loại, xác định tính chất, mức độ cần thiết của từng loại dự án để có cách
phân bổ hợp lý và thuyết phục. Việc phân loại các dự án ODA một cách khoa
học, hợp lý cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA.
b) Trình độ và năng lực của nhà quản lý, thực hiện dự án
Trình độ và năng lực của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án
ODA cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn
ODA. Các cán bộ này cần phải có năng lực về đàm phán, ký kết dự án, triển
khai thực hiện quản lý vốn, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ
thuật Bởi vì trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân theo
các quy định, luật pháp của chính phủ Việt Nam vừa phải tuân thủ các quy
định hướng dẫn của nhà tài trợ. Nếu nhà quản lý có năng lực, trình độ và làm
việc công tâm thì dự án sẽ sớm hoàn thành so với tiến độ dự kiến và tránh
được những khoản lãng phí, thất thoát trong quá trình thực hiện.
c) Công tác tổ chức, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện dự án
Công tác tổ chức thực hiện dựa án có vai trò hết sức quan trọng, nó là
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn ODA. Để quản lý quá
trình sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả thì phải chặt chẽ hoá trong từng
khâu, từng công đoạn. Đó là sự quản lý phân bổ nguồn vốn ODA, quản lý quá
trình hình thành dự án ODA, đưa ra những kế hoạch và tổ chức một cách hợp
lý nhất.
Thông qua việc theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án
để thấy được những tồn tại khó khăn cần giải quyết từ đó có những điều
chỉnh kịp thời đảm bảo cho dự án được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến
độ, đảm bảo chất lượng trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định. Vì
vậy, để sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả thì công tác tổ chức, lập kế


Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 14 Lớp: CQ 46/08.02
hoạch, quản lý, theo dõi, giám sát và kiểm tra dự án phải được thực hiện hết
sức chặt chẽ.
Ngoài ra còn có một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn
như sau:
Việc bố trí vốn đối ứng cho dự án.
Công tác giải phóng mặt bằng của dự án.
Công tác tổ chức đấu thầu
Các chính sách và môi trường tiếp nhận nguồn vốn ODA
Sự khác nhau về thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ
Công tác quản lý Nguồn vốn ODA ở các cấp
1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA
Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA các nhà quản lý cũng như các
cơ quan liên quan cần nắm vững những tác nhân có thể ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng vốn, từ đó kịp thời có những biện pháp để quản lý và sử dụng
vốn ODA một cách có hiệu quả nhất.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án ODA thì cần thiết phải
xây dựng các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu là thước đo đánh giá đầu vào, tiến trình
thực hiện, đầu ra và tác động của dự án. Khi được cung cấp đầy đủ các thông
tin, các chỉ tiêu sẽ trở thành định hướng hữu ích hướng mọi hoạt động của dự
án đến các mục tiêu đặt ra. Có thể nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn ODA
thông qua hai nhóm chỉ tiêu cơ bản: Nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu
định lượng.
a) Nhóm chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu định lượng là những chỉ tiêu dùng để đo lường về mặt số lượng
tình trạng hoạt động và mức độ ảnh hưởng của dự án. Một số chỉ tiêu định
lượng cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực
Nông nghiệp Phát triền nông thôn như sau :


Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 15 Lớp: CQ 46/08.02
- Tỷ lệ giải ngân ODA của dự án: Được thể hiện bằng tỷ trọng giữa
nguồn vốn thực hiện so với nguồn vốn cam kết ban đầu từ phía các nhà tài
trợ. Tốc độ giải ngân chính là thước đo mức độ sử dụng nguồn vốn ODA, khả
năng khai thác vốn vào các chương trình dự án phục vụ phát triển kinh tế.
- Tỷ lệ vốn đối ứng cho dự án: Đối với các chương trình, dự án ODA
để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 15%
vốn đảm bảo trong nước (khoảng 0.15 USD) làm vốn đối ứng, để phục vụ cho
các công việc như đền bù giải phóng mặt bằng, các loại thuế Để dự án có thể
thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn thì việc bố trí vốn đối
ứng kịp thời cũng rất quan trọng.
- Tiến độ thực hiện dự án nhanh hay chậm
- Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn/tổng số hộ dân của cả nước
- Tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp (%)
- Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp/Tổng sản phẩm quốc dân (%)
- Số km đường giao thông nông thôn được xây dựng mới, nâng cấp
- Các công trình thủy lợi được xây dựng và cải tạo
- Tỷ lệ lao động được tăng thêm trong nông nghiệp/số dân của cả nước.
b) Nhóm chỉ tiêu định tính
Nhóm chỉ tiêu định tính phản ánh những tiêu chí đánh giá không lượng
hóa được. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA dựa trên các tiêu chí này phụ
thuộc nhiều vào nhận định chủ quan của người thực hiện, thường là những
chuyên gia giàu kinh nghiệm. Một số chỉ tiêu định tính cơ bản:
- Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn
ODA đối với những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận tài trợ
và nhà tài trợ.
Việc đánh giá tính phù hợp sẽ cho thấy chương trình, dự án có phù hợp khi

được triển khai tại khu vực, vùng đó hay không, có đáp ứng được nhu cầu của các
cơ quan thụ hưởng hay không, có đúng mục tiêu đặt ra hay không, từ đó có những

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 16 Lớp: CQ 46/08.02
điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng mục tiêu ban đầu
và đáp ứng được nhu cầu đề ra.
- Tính hiệu quả: Là thước đo mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của một
chương trình, dự án.
Đánh giá tính hiệu quả của dự án nhằm xem xét việc dự án có đạt được mục
tiêu như trong thiết kế, văn kiện ban đầu của dự án không? Việc đánh giá này được
thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả theo thiết kế, văn kiện với kết quả đạt được trên
thực tế. Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và những đề xuất tiếp theo (nếu
có).
- Tính hiệu suất: Đánh giá tính hiệu suất sẽ cho thấy dự án thực hiện đạt
được kết quả như mục tiêu đề ra trên cơ sở tiết kiệm được nguồn lực đầu vào như
thế nào? Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và những sự lựa chọn thay
thế cần thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ sở sử dụng và kết hợp các
yếu tố đầu vào hợp lý nhất.
- Tính bền vững: Xem xét tính bền vững của dự án chính là xem xét những
hoạt động, hiệu quả, tác động của dự án có tiếp tục được duy trì khi dự án không
còn tồn tại hay không? Các bên tham gia dự án, chính phủ hay các tổ chức khác có
tiếp tục duy trì các hoạt động của dự án một cách độc lập hay không?
1.3. Sự cần thiết của nguồn vốn ODA đối với Nghệ An
Trong thời gian qua, ODA đã hỗ trợ thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội đất nước thông qua việc cung cấp vốn, bao gồm cả
vốn ODA không hoàn lại và ODA vốn vay ưu đãi để xây dựng các công trình
và cung cấp dịch vụ tư vấn về tăng cường năng lực thể chế (Hỗ trợ xây dựng
chính sách, luật pháp, năng lực quản lý và điều hành kinh tế ) và đào tạo con

người.
Những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực phát triển kinh tế và xã
hội, thu hút các nguồn vốn đầu tư, xoá đói, giảm nghèo, tăng cường năng lực
thể chế và năng lực con người đều có sự đóng góp không nhỏ của ODA.
Trước tình hình nguồn vốn đầu tư và phát triển trong nước gặp nhiều khó

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 17 Lớp: CQ 46/08.02
khăn, khả năng đầu tư cho các dự án không đáp ứng đủ nhu cầu. Sau nhiều
năm được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương Mại, Bộ Xây dựng, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế gợi mở và tạo điều kiện, Các Ban,
ngành, doanh nghiệp địa phương đã tiến hành lập các dự án khả thi để trình
các cán bộ UBND, Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định, phê duyệt và kêu gọi
các nguồn đầu tư, trong đó ODA là một nguồn không thể thiếu trong nguồn
vốn đầu tư của tỉnh.
Sự cần thiết của nguồn vốn ODA được thể hiện như sau:
- Vốn ODA góp phần giải quyết vấn đề thiếu vốn cho sự phát triển của
tỉnh Nghệ An: Hiện nay, ngân sách các địa phương phải cố gắng đáp ứng như
cầu chi cấp thiết đang gia tăng trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, giao thông,
để thiết lập một cơ sở hạ tầng xã hội phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh vốn đầu tư trong tỉnh thiếu như vậy thì ODA là một nguồn
vốn quan trọng, như ta thấy rõ trong vai trò của ODA là giúp Nghệ An hoàn
thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra.
- ODA góp phần thu hút đầu tư ngoại tỉnh và FDI: Dựa vào những lĩnh
vực ưu tiên ODA như các lĩnh vực giao thông, điện, cấp thoát nước, y tế, thì
cơ sở hạ tầng của tỉnh Nghệ An đang dần được cải thiện rất nhiều, giảm chi
phí sản xuất, khả năng sinh lợi cao hơn. Đây chính là là nền tảng của đầu tư
ngoại tỉnh và FDI vì các nguồn vốn này chỉ nhằm mục tiêu sinh lợi.
- Ngoài ra, nhờ có nguồn vốn ODA mà Nghệ An đã có cơ hội tiếp nhận

khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng cường
nguồn lực con người và phát triển thể chế, giúp các địa phương khó khăn
trong việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, huyện nghèo
Hiện nay, tuy còn nhiều khó khăn nhưng Nghệ An vẫn đang cố gắng
hòa cùng công cuộc công nghiệp hóa của cả nước và nguồn vốn ODA đã trở
thành một trong những nguồn vốn không thể thiếu trong công cuộc phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh nhà.


Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 18 Lớp: CQ 46/08.02
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
ODA Ở TỈNH NGHỆ AN
2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở Nghệ An
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người
đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3,1 triệu
người, đứng thứ tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ
đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường
biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt
Nam thu nhỏ Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và
ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu
tư, kinh doanh tại Nghệ An. Tại đây tập hợp nhiều dân tộc khác nhau như dân
tộc Kinh, Khơ Mú, Sán Dìu, Thái…. Mật độ dân số trung bình là 189
người/km
2
.
2.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế
Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33' đến 200 01' vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52'

đến 1050 48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An
là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía
Bắc,tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía
Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đông dài 82 km. Vị
trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế -xã
hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở
rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam
(tuyến quốc lộ 1A dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu,Nghi
Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh, đường Hồ Chí Minh chạy song song
với quốc lộ 1A dài 132 km điqua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ,
Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hoà, quốc lộ 15 ở phíaTây dài 149
km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây,

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 19 Lớp: CQ 46/08.02
nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ
46 dài 90 km, quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc -
Nam dài 94 km chạy qua.
Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền My-an-ma -
Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm
trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến
dulịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và
ngược lại qua Quốc lộ 7 và đường 8).
Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu
kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước
khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều
kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
a) Đất đai - Thổ nhưỡng
- Diện tích: Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.490,25 km2. Hơn 80%

diện tích là vùng đồi núi nằm ở phía tây gồm 10 huyện, và 1 thị xã; Phía
đông là phần diện tích đồng bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 1 thị
xã và thành phốVinh. Phân chia theo nguồn gốc hình thành thì có các nhóm
đất như sau:
- Đất thuỷ thành: Phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng,
ven biển, bao gồm 5 nhóm đất: đất cát; đất phù sa, dốc tụ; đất mặn; đất phèn
mặn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa.
Chiếm vị trí quan trọng trong số này có 189.000 ha đất phù sa và nhóm
đất cát, có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Đất địa thành: Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi (74,4%) và
bao gồm các nhóm đất sau: Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét ,đất
vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuội kết, đất vàng đỏ phát triển trên các
đá axít, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất nâu đỏ trên baza, đất Feralit đỏ vàng trên
núi, đất mùn trên núi cao.
b) Địa hình

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 20 Lớp: CQ 46/08.02
Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng , phức
tạp, bị chi cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông suối. Về tổng thể,
địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ
rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới
83% diện tích lãnh thổ, địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8
0

chiếm gần 80% diện tích toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ
dốc lớn hơn 25
0
. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng( 2.711m) ở huyện Kỳ Sơn.

Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao
thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi,
gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn và
gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc
lớn với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thủy
điện và điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh
c) Biển, bờ biển
Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy
biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát.
Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.
Bải biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi
thế cho việc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An. Bờ biển Nghệ An có chiều
dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển
và nghề làm muối (1000 ha).
d) Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.648.729 ha, trong đó
đất nông nghiệp là 207.100 ha, đất lâm nghiệp là 1.195.477 ha (trong đó đất
có rừng là 745.557 ha, đất không có rừng là 490.165 ha).
- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng 745.557 ha, độ che phủ đạt
45,2% (theo số liệu năm 2004) với trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm
nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 21 Lớp: CQ 46/08.02
- Tài nguyên biển: Có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài
có giá trị kinh tế cao, trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ
khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn,
có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục
- Khoáng sản nhiên liệu: Gồm than mỡ ở mỏ than Khe Bố sản lượng

khai thác hàng năm từ 30 - 40 ngàn tấn; than nâu ở mỏ than Việt Thái (Nghĩa
Đàn) và mỏ Đôn Phục (Con Cuông) với trữ lượng gần 1 triệu tấn.
- Khoáng sản kim loại: Gồm các loại như sắt, Manngan, thiếc, vàng,…
trong đó trữ lượng sắt và thiếc chiếm nhiều nhất.
- Khoáng sản phi kim : Gồm Barit (mỏ Sơn Thành trữ lượng là 55.623
tấn quặng, 35.029 tấn Barit) và ,một số loại khoáng sản phi kim khác như đá
vôi, đất sét, đá Ruby….
- Nước khoáng: Được phát hiện ở huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ,
Đô Lương. Nước khoáng thuộc loại bicacbonat canxinatri có chứa CO2 tự do,
chất lượng tốt, được dùng giải khát và chữa bệnh.
- Các loại tài nguyên khác: Nghệ An có trữ lượng một số loại khoáng
sản khá lớn, bao gồm: đá vôi (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…), đá xây
dựng (Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương,
Nghiã Đàn, Anh Sơn), đất sét,…
Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành
những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất
lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm
sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v
2.1.2. Tình hình chung về thu hút đầu tƣ vào Nghệ An
Như chúng ta biết, nguồn vốn chính là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu
để thực hiện mọi mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội, để thực hiện mục tiêu
CNH - HDDH chung của cả nước. Song vốn được tạo từ đâu và bằng cách
nào luôn phụ thuộc chủ yếu và các chính sách của mỗi tỉnh, mỗi địa phương.
Thông thường vốn được huy động từ 2 nguồn: vốn trong nước và vốn ngoài

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 22 Lớp: CQ 46/08.02
nước, hai nguồn vốn này có vai trờ to lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng,
phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho hàng

triệu lao động, nâng cao mức sống người dân. Những năm vừa qua, tỉnh Nghệ
An luôn phấn đấu thu hút đầu tư, tổng vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn vừa
qua, giai đoạn 2001 - 2010 đạt 138 ngàn tỷ đồng, trong đó nguồn huy động
trong dân chiếm 18% và đầu tư nước ngoài chiếm 5,5%.
- Đầu tư trong nước: Từ năm 2001 - 2010 có 392 dự án với số vốn
251.049 tỷ đồng được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 190 dự án với
tổng số vốn 135.802 tỷ đồng đã hoàn thành và đi vào hoạt động.
Một số dự án lớn nổi bật như: Tổ hợp sân Golf, khách sạn và biệt thự
thị xã Cửa Lò, Nhà máy bia Hà Nội - Nghệ An, Nhà máy bia Sài Gòn - Sông
Lam, Nhà máy bao bì Sabeco,….
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Trong giai đoạn 2001 - 2010, có 46 dự án với số vốn 23.329 tỷ đồng
được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 15 dự án đã hoàn thành và đi
vào hoạt động.
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Trong giai đoạn 10 năm 2001 - 2010, Nghệ An đã vận động được
hơn 30 dự án, với tổng số vốn là gần 3000 tỷ đồng. Ngoài ra tỉnh Nghệ An
đang trong quá trình vận động một số dự án lớn của các nhà tài trợ như
WB, ADB,…
Có thể nói thu hút đầu tư vào Nghệ An thời gian qua đã có những
biến chuyển tích cực, thể hiện ở việc số lượng và quy mô sự án tăng dân
qua các năm. Có nhiều dự án có quy mô lớn, công nghệ cao như chăn nuôi
và chế biến sữa quy mô công nghiệp tập trung, các nhà máy bia, nhà máy
thủy điện…
Bên cạnh đó thì có nhiều dự án đã đi vào hoạt động, đóng góp vào ngân
sách lớn và giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Với nguồn

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thương 23 Lớp: CQ 46/08.02

vốn nước ngoài, Nghệ An đã thu được hơn 3.000 tỷ đồng, tuy nhiên trong đó
lượng vốn FDI còn khá thấp, chủ yếu là nguồn vốn ODA. Các lĩnh vực đầu tư
chủ yếu của nguồn vốn nước ngoài là cấp thoát nước, giao thông, phát triển
nông thôn,…WB, ADB, Hàn Quốc vẫn là những nhà tài trợ chủ yếu, trong đó
WB là nhà tài trợ lớn nhất của Nghệ An. Tỉnh Nghệ An cần phải có chiến
lược, chính sách rõ ràng khi thu hút, sử dụng giải ngân các nguồn vốn nước
ngoài này để các dự án đạt hiệu quả tốt nhất, tránh tình trạng ứ đọng vốn.
2.2. Thực trạng thu hút, sử dụng và quản lý ODA ở Nghệ An
2.2.1. Tổng quan thu hút, sử dụng và quản lý ODA Việt Nam
a) Giai đoạn 2001 - 2005
Trong giai đoạn 2001 - 2005 công tác vận động ODA tiếp tục được tiến
hành theo chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước: “Việt Nam sẵn sàng
là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình,
độc lập và phát triển”.
Kết quả của công tác thu hút nguồn vốn ODA của Việt Nam giai đoạn
này là 14.597 triệu USD ODA đầu tư vào Việt Nam, với mức cam kết ODA
hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Việc thu hút và sử dụng
ODA trong thời gian qua góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành
công chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, giữ vững
độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia. Đồng thời, ODA đã bổ sung một
nguồn vốn quan trọng cho đầu tư từ ngân sách để phát triển kinh tế-xã hội.
Trong thời kỳ 2001-2005 nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 11% cho
tổng vốn đầu tư toàn xã hội và nguồn vốn ODA cấp phát qua ngân sách nhà
nước chiếm trung bình khoảng 17% tổng đầu tư từ ngân sách. ODA đã thực
sự trở thành kênh vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Ta có thể thấy rõ tổng cam kết ký và giải ngân ODA của Việt Nam giai
đoạn 2001 - 2005 qua biểu sau:

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Thương 24 Lớp: CQ 46/08.02
Biểu 2.1: Tổng cam kết ký và giải ngân ODA của Việt Nam giai đoạn 2001-
2005
Đơn vị: triệu USD
Tổng hợp Cam kết, ký kết và giải ngân
giai đoạn 5 năm 2001-2005
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
4.000
Triệu USD
Cam kết (14.597)
2.356
2.461
2.839
3.441
3.500
Ký kết (11.080)
2.430
1.826
1.761
2.563
2.500
Giải ngân (7.840)

1.500
1.528
1.442
1.650
1.720
2001
2002
2003
2004
2005

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Nhìn bảng trên ta thấy, trong thời kỳ 2001 - 2005, tổng vốn ODA giải
ngân đạt 7.840 triệu, tương đương 53,73% tổng lượng ODA cam kết cùng kỳ,
con số này mới chỉ đạt 70 - 80% mức kế hoạch giải ngân đề ra. Và tỷ lệ giải
ngân của một số nhà tài trợ vẫn còn thấp hơn tỷ lệ giải ngân của nhà tài trợ đó
đầu tư trong khu vực và thế giới.
Ngoài ra, so sánh tỷ lệ ODA ký trên GDP với các nước có trình độ
phát triển kinh tế tương đương, tỷ lệ này của Việt Nam khá thấp trong giai
đoạn 2001 - 2005 đạt trung bình 3,5 - 4,5 % (tỷ lệ này trung bình của các
nước tiếp nhận ODA trên thế giới là 9%). Như vậy, chúng ta vẫn còn khá
nhiều hạn chế trong việc thu hút nguồn vốn ODA so với các nước có trình độ
phát triển kinh tế tương đương. Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn hơn nữa,
cần phải có các giải pháp đồng bộ giữa Trung ương và địa phương, cũng như
cần phải cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng hơn.
Sau khi thu hút được nguồn vốn ODA, việc sử dụng nguồn vốn ODA
để đạt được hiệu quả cao nhất cũng là điều rất quan trọng. Trong thời kỳ 2001
- 2005, nguồn vốn ODA đã được sử dụng tập trung cao cho phát triển cơ sở

Học viện Tài chính Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Thương 25 Lớp: CQ 46/08.02
hạ tầng kinh tế và xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cải thiện các dịch vụ xã
hội, xoá đói, giảm nghèo… Cơ cấu nguồn vốn ODA chia theo các lĩnh vực
như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 2001- 2005
Đơn vị: triệu USD
Ngành lớn
Tổng
ODA
ODA vay
(ký kết)
ODA viện
trợ
(ký kết)
% tổng
ODA
NNPTNT và xóa đói
giảm nghèo
1607,43
1299,63
307,80
16,05
Công nghiệp - năng
lượng
1582,49
1536,40
46,09
15,80

Giao thông vận tải -
Bưu chính viễn thông
2540,76
2444,61
96,15
25,36
Khoa học công nghệ -
Môi trường
1005,30
725,78
279,52
10,03
Y tế - Giáo dục - Xã
hội
1062,67
483,70
578,97
10,61
Ngành khác
2218,85
1804,94
413,91
22,15
Tổng
10017,50
8295,06
1722,44
100,00
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Nhìn bảng trên ta có thể thấy lĩnh vực Giao thông vận tải - Bưu chính

viễn thông là lĩnh vực được ưu tiên nhất với số vốn ODA hơn 2,54 tỷ USD,
nhờ vậy mà hầu hết các lĩnh vực của ngành này đều có bước phát triển khá,
nhất là lĩnh vực đường bộ.
Ngoài ra, ODA được phân bổ về từng địa phương, góp phần lớn trong
việc xóa đói giảm nghèo của nhiều địa phương còn khó khăn, nhất là các tỉnh

×