ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC
TIỂU LUẬN
SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG NHẬN THỨC
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I VÀ II PHẦN SINH
HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 NÂNG CAO
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN
SINH HỌC Mã số: 60 14 01 11
Giảng viên hướng dẫn:
Học viên thực hiện:
PGS. TS. Phan Đức Duy
Đinh Thị Như Thủy
Huế, 11/2014
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................4
Chương I: Cơ sở lí luận...................................................................................4
1.1. Kỹ năng và kỹ năng tư duy:.......................................................................4
1.1.1. Kỹ năng...................................................................................................4
1.1.2. Các kỹ năng tư duy..................................................................................4
1.1.2.1. Kỹ năng quan sát..................................................................................4
1.1.2.2. Kỹ năng phân tích – tổng hợp..............................................................5
1.1.2.3. Kỹ năng so sánh....................................................................................6
1.1.2.4. Kỹ năng khái quát hóa..........................................................................7
1.1.2.5. Kỹ năng suy luận..................................................................................7
1.2. Bài tập tình huống .....................................................................................7
1.2.1. Tình huống dạy học.................................................................................7
1.2.2. Bài tập tình huống dạy học .....................................................................8
1.2.3. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống ...................................................8
1.2.4. Quy trình và kỹ thuật thiết kế tình huống dạy học..................................9
1.2.4.1. Quy trình thiết kế..................................................................................9
1.2.4.2. Kỹ thuật thiết kế...................................................................................9
Chương II: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng
trong dạy học chương I và II sinh học 10 nâng cao....................................10
2.1. Các bài tập tình huống có thể sử dụng trong dạy học chương I và II phần
sinh học tế bào - sinh học 10 nâng cao............................................................10
2.2. Thiết kế bài tập tình huống ......................................................................10
2.2.1. Bài 8: Cacbonhydat (saccarit) và lipit...................................................10
2.2.2. Bài 9: Protein. .......................................................................................11
2.2.3. Bài 10: Axit nucleic...............................................................................12
3
2.2.4. Bài 13: Tế bào nhân sơ..........................................................................13
2.2.5. Bài 14: Tế bào nhân thực. .....................................................................13
2.2.6. Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.................................14
2.3. Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học chương I và II sinh học 10 nâng
cao....................................................................................................................15
2.3.1. Bài 8: Cacbonhydat (saccarit) và lipit...................................................16
2.3.2. Bài 9: Protein. .......................................................................................16
2.3.3. Bài 10: Axit nucleic...............................................................................18
2.3.4. Bài 13: Tế bào nhân sơ..........................................................................20
2.3.5. Bài 14: Tế bào nhân thực. .....................................................................21
2.3.6. Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.................................23
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................25
4
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay giáo viên đã và đang không ngừng đổi mới phương pháp dạy học
để thực hiện nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo. Việc chuyển từ phương pháp dạy học lấy người dạy làm
trung tâm sang phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm không chỉ
nâng cao chất lượng dạy học mà cịn nâng cao tính tích cực sáng tạo của
người học. Ngoài ra, xu hướng hiện nay của giáo dục là đi từ tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực của người học. Từ việc đổi mới phương pháp dạy
học, người dạy sẽ phát triển năng lực của học và đạt những mục tiêu mong
muốn của bài học.
Năng lực là sự kết hợp 1 cách linh hoạt có tổ chức về kiến thức, kỹ năng,
thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… Việc hình thành kỹ năng là cơ sở
để hướng tới năng lực. Dạy học theo tiếp cận năng lực là quá trình dạy học
hướng tới hình thành ở học sinh những năng lực chung và năng lực chuyên
biệt. Và Tùy theo cấp học bậc học mà sự hình thành năng lực thực hiện ở
những mức độ khác nhau.
Ở nhà trường THPT, một trong những phương pháp đạt hiệu quả cao trong
việc hình thành và phát triển kỹ năng, từ đó hướng tới phát triển năng lực cho
học sinh là phương pháp dạy học sử dụng bài tập tình huống. Cùng với các
phương pháp dạy học tích cực khác, phương pháp dạy học sử dụng bài tập
tình huống góp phần phát triển các kỹ năng tư duy cho người học.
Qua việc phân tích cấu trúc nội dung chương I và II sinh học 10 nâng cao,
tôi nhận thấy có thể thiết kế các bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh
các kỹ năng tư duy cần thiết. Từ những lí do đó, tơi chọn đề tài “Thiết kế và
sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện các kỹ năng trong dạy học chương
I và II sinh học 10 nâng cao”.
5
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận
1.1. Kỹ năng và kỹ năng tư duy:
1.1.1. Kỹ năng
Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một cơng
việc nào đó để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng
những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện
nhất định.
Về cấu trúc của kỹ năng, hầu hết các tác giả đều xác định có ba yếu tố:
- Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác, hành động và tri thức về
đối tượng hành động
- Mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện
- Hệ thống các thao tác, các hành động và các phương tiện tương ứng.
Như vậy, kỹ năng chứa đựng trong nó cả tri thức về hành động, mục đích
hành động và thao tác hành động. Tuỳ theo từng loại kỹ năng mà các thành
phần trên tham gia vào cấu trúc đó ở những mức độ khác nhau.
1.1.2. Các kỹ năng tư duy
1.1.2.1. Kỹ năng quan sát
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu thực nghiệm
thơng qua các tri giác như nghe, nhìn... để thu nhận các thông tin từ thực tế xã
hội nhắm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát:
- Ưu điểm: đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân được
quan sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép lại thông tin.
- Hạn chế: chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong
hiẹn tại (quá khứ và tương lai khơng quan sát được). tính bao trùm của quan
sát bị hạn chế vì người quan sát khơng thể quan sát mẫu lớn hơn. Đơi khi bị
ảnh hưởng tính chủ quan của người quan sát.
6
* Các loại quan sát:
Tùy theo vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu mà lựa chọn hình
thức quan sát phù hợp.
- Theo mức độ chuẩn bị:
+ Quan sát có chuẩn bị: là dạng quan sát mà người đi nghiên cứu tác dộng
những yếu tố nào của hướng nghiên cứu có ý nghĩa cho đề tài và từ đó tập
trung sự chú ý mình vào yếu tố đó.
+ Quan sát khơng chuẩn bị: là dạng quan sát trong đó chưa xác định được
các yếu tố mà đề tài nghiên cứu quan sát,
- Theo sự tham gia của người quan sát:
+ Quan sát có tham đự: điều tra viên tham gia nhóm đối tượng quan sát.
+ Quan sát khơng tham dự: điều tra viên khơng tham gia vào nhóm đối
tượng quan sát mà đứng ngoài để quan sát.
- Theo mức độ công khai của người quan sát:
+ Quan sát công khai: người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát,
hoặc người quan sát cho đối tượng biết mình là ai, mục đích cơng việc của
mình.
+ Quan sát khơng cơng khai người bị quan sát khơng biết rõ mình đang bị
quan sát, hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai, đang làm
gì.
- Căn cứ vào số lần quan sát:
+ Quan sát một lần.
+ Quan sát nhiều lần: có khả năng nhận thức lớn hơn nhiều.
1.1.2.2. Kỹ năng phân tích – tổng hợp
Phân tích là sự phân chia trong tư duy 1 đối tượng hoặc hành động thành
những yếu, những dấu hiệu, những đặc tính.
Tùy theo mục đích mà giáo viên đề ra những yêu cầu phân tích khác nhau.
Tuy nhiên có 4 vấn đề cần giải quyết:
- Xác định các yếu tố tạo thành đối tượng
7
- Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đó.
- Xác định yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển.
- Môi trường và điều kiện hoạt động.
Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy những yếu tố thành phần đối tượng
thành 1 chỉnh thể nhằm nhận thức sự vật hiện tượng 1 cách tồn vẹn.
Phân tích – tổng hợp là 2 mặt của 1 quá trình tư duy thống nhất, liên hệ mật
thiết với nha. Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối tượng, từ
đó có phương hướng để phân tích đối tượng, về sau sự tổng hợp đầy đủ hơn,
cao hơn.
Kỹ năng phân tích – tổng hợp có thể diễn đạt bằng sơ đồ, lời, bảng hệ
thống, tranh sơ đồ.
1.1.2.3. Kỹ năng so sánh
So sánh là sự phân tích đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng.
Tùy vào mục đích mà khi so sánh nặng về tìm đặc điểm giống nhau hay
khác nhau.
Khi so sánh nên rèn luyện cho học sinh theo tuần tự các bước sau
- Nêu được định nghĩa đối tượng cần so sánh.
- Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng cần so
sánh.
- Xác định những đặc điểm giống nhau
- Xác định những đặc điểm khác nhau
- Khái quát các dấu hiệu quan trọng (điểm giống nhau hoặc khác nhau cơ
bản).
- Nêu rõ nguyên nhân giống và khác nhau đó (nếu được).
Qua sự so sánh, học sinh phân biệt, hệ thống hóa, củng cố các khái niệm.
đồng thời đây cũng là 1 thao tác tư duy giúp người học tìm ra cái mới.
So sánh có thể đạt được bằng những hình thức như lời, bảng hệ thống,
tranh – sơ đồ, biểu đồ, sơ đồ logic.
8
1.1.2.4. Kỹ năng khái quát hóa
Khái quát hóa là 1 học sinh trí tuệ cấp cao nhằm gom những đối tượng có
cùng thuộc tính vào 1 nhóm là q trình chuyên từ cái đơn nhất thành cái
chung.
Khái quát hóa giữ vai trị chủ yếu trong sự hình thành những khái niệm
mới.
Có các hình thức khái qt hóa sau:
- Khái qt hóa sơ bộ
- Khái quát hóa cục bộ
- Khái quát hóa chuyên đề
- Khái quát hóa tổng kết
- Kquát hóa liên mơn
1.1.2.5. Kỹ năng suy luận
Suy luận là 1 hình thức của tư duy, nhờ đó rút ra phán đốn mời từ 1 hay
nhiều phán đốn trước đó theo 1 quy tắc logic.
Có 3 yêu tố:
- Tiền đề: là phán đoán xuất phát.
- Kết luận: là phán đoán mới.
- Lập luận: cách thức logic để rút ra kết luận.
Suy luận có 3 kiểu:
- Suy luận quy nạp.
- Suy luận diễn dịch.
- Suy luận loại suy.
1.2. Bài tập tình huống
1.2.1. Tình huống dạy học
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ
xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở
thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học
nhằm một mục đích dạy học cụ thể.
9
Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được
sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức. Từ đó cho thấy
sự tương tác càng lớn thì động lực phát triển càng cao.
Theo Nguyễn Ngọc Quang, tình huống dạy học hay tình huống mơ phỏng
hành vi là sự bắt chước, sao chép, phỏng theo hành vi của con người, sự
tương tác riêng cá nhân của người đó nhằm đạt mục đích.
Hành vi (có thật)
ϕ hóa
tình huống mơ phỏng
Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tế
bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết. Đó là mục đích
dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết
quả hạn chế riêng biệt.
1.2.2. Bài tập tình huống dạy học
Bài tập tình huống dạy học là những tình huống dạy học được giáo viên cấu
trúc lại (ϕ hóa, xử lý sư phạm) dưới dạng bài tập rồi đưa bài tập vào trong quá
trình dạy học để đạt được mục tiêu của quá trình dạy học.
Bài tập tình huống dạy học có 2 dạng:
- BTTHDH thật: đã và đang xảy ra.
- BTTHDH mô phỏng (giả định): sẽ xảy ra.
1.2.3. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống
Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính
sáng tạo, kích thích tư duy của người giải.
Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các
kỹ năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học.
Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối
đa cho phép.
Bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện (tình huống) và yêu
cầu cần tìm.
10
1.2.4. Quy trình và kỹ thuật thiết kế tình huống dạy học
1.2.4.1. Quy trình thiết kế
Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn
trong nhận thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bước
sau:
Bước 1: Xác định các kỹ năng nhận thức cần rèn luyện cho học sinh.
Bước 2: Nghiên cứu thực tiễn (từ câu trả lời trên lớp, bài kiểm tra,…)
Bước 3: Xử lý sư phạm, thiết kế tình huống dạy học.
1.2.4.2. Kỹ thuật thiết kế
Chọn nguồn thiết kế bài tập tình huống từ sản phẩm của người học (câu trả
lời, phát biểu, bài kiểm tra).
Tình huống phải hướng tới rèn luyện các kỹ năng thông qua kiến thức.
Hình thức diễn đạt phù hợp (tùy đối tượng học sinh).
Phải biến đối linh hoạt mức độ khó để phù hợp với đối tượng.
11
Chương II: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống
để rèn luyện kỹ năng trong dạy học chương I và II
sinh học 10 nâng cao.
2.1. Các bài tập tình huống có thể sử dụng trong dạy học chương I và II
phần sinh học tế bào - sinh học 10 nâng cao
Qua phân tích cấu trúc nội dung của chương I và II sinh học 10 nâng cao,
tơi thấy có thể thiết kế bài tập tình huống cho các nội dung sau:
STT
Tên bài
Mục
1
Cacbonhydrat II. 2. Chức năng của lipit
và lipit
2
Protein
II. Chức năng của protein
Bài tập củng cố
3
Axit nucleotit Bài tập củng cố
4
Tế bào nhân II. 2. Thành tế bào, màng
sơ
sinh chất, lông và roi
5
Tế bào nhân Bài tập củng cố
thực
VIII. 2. Lizoxom
6
Vận chuyển I. 2. Kết luận
các chất qua
màng
sinh
chất
2.2. Thiết kế bài tập tình huống
Kỹ năng rèn luyện
Suy luận
Phân tích – tổng hợp
Suy luận
So sánh
Phân tích – tổng hợp
Phân tích – tổng hợp
Suy luận
Suy luận
2.2.1. Bài 8: Cacbonhydat (saccarit) và lipit. Mục II. 2. Chức năng của
lipit
Bước 1: Xác định mục tiêu
Học sinh trình bày được cấu trúc và chức năng của cacbonhydat và lipit.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy luận.
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung bài học
I. Cacbonhydrat
1. Cấu trúc các cacbonhydrat
a. Cấu trúc các đường đơn
b. Cấu trúc các đường đôi
12
c. Cấu trúc các đường đa
2. Chức năng các cacbonhydrat
II. Lipit
1. Cấu trúc của lipit
a. Lipit đơn giản
b. Lipit phức tạp
2. Chức năng của lipit
Bước 3: Bài tập tình huống
Một bạn thắc mắc tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh
bột như thực vật mà lại dưới dạng mỡ. Em hãy giải thích giúp bạn ấy nhé!
Bước 4: Vận dụng bài tập tình huống vào dạy học
2.2.2. Bài 9: Protein.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Học sinh trình bày được thành phần hóa học và cấu trúc các bậc của
protein.
Học sinh phân tích được chức năng của protein trong tế bào.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích - tổng hợp và so sánh.
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung bài học
I. Cấu trúc của protein
1. Đơn phân của protein
2. Cấu trúc các bậc của protein
II. Chức năng của protein
Bước 3: Bài tập tình huống
Tình huống 1: Có bạn đã kết luận như sau: protein là thành phần cấu trúc
quan trọng trong mọi cơ thể sống.
Em nhận xét như thế nào về kết luận trên? Giải thích?
13
Tình huống 2: Các động vật như trâu, bị, dê, ngựa…đều ăn cùng một loại
thức ăn là cỏ. Tại sao thịt (prôtêin) của chúng lại khác nhau?
Bước 4: Vận dụng bài tập tình huống vào dạy học
2.2.3. Bài 10: Axit nucleic. Mục. Bài tập củng cố
Bước 1: Xác định mục tiêu
Học sinh trình bày được cấu trúc và chức năng của các loại axit nucleotit.
So sánh cấu tạo và chức năng của các loại axit nucleotit.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng so sánh.
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
I. Cấu trúc và chức năng của AND:
1. Đphân của AND
2. Cấu trúc của AND
3. Chức năng của AND
II. Cấu trúc và chức năng của ARN:
1. Đơn phân của ARN
2. Cấu trúc của ARN
3. Chức năng của ARN
Bước 3: Bài tập tình huống
Dựa vào các tiêu chí sau để lập bảng so sánh cấu trúc và chức năng của
AND và ARN
- Đơn phân
- Cấu trúc mạch
- Loại liên kết
- Chức năng
Bước 4: Vận dụng bài tập tình huống vào dạy học
2.2.4. Bài 13: Tế bào nhân sơ. Mục. Bài tập củng cố
Bước 1: Xác định mục tiêu
Trình bày được thành phần cơ bản của tế bào.
Trình bày được đặc điểm của tế bào nhân sơ.
14
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích-tổng hợp.
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
I. Khái quát về tế bào:
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ:
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
2. Tế bào chất
3. Vùng nhân
Bước 3: Bài tập tình huống
Một bạn phát biểu rằng: Chỉ cần căn cứ vào độ dày thành tế bào murêin của
vi khuẩn là có thể phân biệt được vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
Theo em bạn phát biểu như vậy đúng hay sai? Tại sao?
Bước 4: Vận dụng bài tập tình huống vào dạy học
2.2.5. Bài 14: Tế bào nhân thực.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân thực
Trình bày được đặc điểm cấu trúc và chức năng của mỗi thành phần trong
tế bào nhân thực.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích-tổng hợp và suy luận.
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
A. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
B. Cấu trúc tế bào nhân thực
I. Nhân tế bào:
1. Cấu trúc
2. Chức năng:
II. Tế bào chất:
1. Riboxom
2. Khung xương tế bào
3. Trung thể
4. Ty thể
15
a. Cấu trúc
b. Chức năng
5. Lục lạp
a. Cấu trúc
b. Chức năng
6. Lưới nội chất
7. Bộ máy gongi và lizoxom
8. Không bào
III. Màng sinh chất và các cấu trúc ngoài màng sinh chất
1. Màng sinh chất
2. Thành tế bào
3. Chất nền ngoại bào
Bước 3: Bài tập tình huống
Tình huống 1: Có ý kiến cho rằng trong tế bào chất của các vi sinh vật đều
có các bào quan tương tự nhau: Riboxom, ti thể, bộ máy gơngi, màng lưới nội
chất.
Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Giải thích?
Tình huống 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu lizoxom bị vỡ? Tại sao enzim trong
lizoxom khơng tự thủy phân chính nó?
Bước 4: Vận dụng bài tập tình huống vào dạy học
2.2.6. Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Mục. Bài tập
củng cố
Bước 1: Xác định mục tiêu
Trình bày được đặc điểm của màng sinh chất.
Trình bày được đặc điểm của các quá trình vận chuyển thụ động và chủ
động.
Trình bày được đặc điểm của quá trình xuất - nhập bào.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy luận.
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
16
I. Vận chuyển thụ động
1. Thí nghiệm
2. Kết luận
II. Vận chuyển chủ động
1. Hiện tượng
2. Kết luận
III. Xuất bào, nhập bào
Bước 3: Bài tập tình huống
Có 10 phơi ngơ, trong đó có 5 phơi đã chết vì bị đun cách thủy. Theo em
làm thế nào để phân biệt được đâu là phôi ngô đã chết và đâu là phôi ngô còn
sống chỉ với một loại thuốc nhuộm xanh mêtylen. Em hãy giải thích?
Bước 4: Vận dụng bài tập tình huống vào dạy học
2.3. Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học chương I và II sinh học 10
nâng cao
Để sử dụng bài tập tình huống vào trong dạy học sinh học có hiệu quả, giáo
viên cần thực hiện các bước sau
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Bước 2: Cho học sinh thảo luận để giải bài tập tình huống
Bước 3: Tiến hành tổ chức thảo luận kết quả
Bước 4: Giáo viên kết luận chính xác hóa kiến thức, học sinh rèn luyền kỹ
năng.
2.3.1. Bài 8: Cacbonhydat (saccarit) và lipit. Mục II. 2. Chức năng của
lipit
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Một bạn thắc mắc tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh
bột như thực vật mà lại dưới dạng mỡ. Em hãy giải thích giúp bạn ấy nhé!
Bước 2: Cho học sinh thảo luận để giải bài tập tình huống
17
Mỗi nhóm gồm 2 bàn sẽ thảo luận trong 3 phút để đưa ra câu trả lời cho bài
tập trên.
Bước 3: Tiến hành tổ chức thảo luận kết quả
- Nhóm 1: Động vật khơng tổng hợp tinh bột được.
- Nhóm 2: Khi cần sử dụng năng lượng, động vật phân hủy mỡ dễ dàng hơn
tinh bột.
- Nhóm 3: Mỡ có nhiều chức năng đối với động vật.
- Nhóm 4: năng lượng dự trữ trong mỡ nhiều hơn so với tinh bột.
- Nhóm 5: …
Bước 4: Giáo viên kết luận chính xác hóa kiến thức, học sinh rèn luyền
kỹ năng.
- Động vật hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng, mà năng lượng dự
trữ trong mỡ nhiều hơn so với tinh bột.
- Lipit là những phân tử không phân cực, kị nước và khơng tan trong nước,
do đó khi nó di chuyển sẽ khơng kéo nước theo.
- Ngồi ra, mỡ cịn đảm nhiệm các chức năng khác cần thiết cho sự tồn tại
và phân tích của được như bảo vệ cơ học, điều hòa thân nhiệt, chống thấm,…
2.3.2. Bài 9: Protein.
Mục 2. Chức năng của protein
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Có bạn đã kết luận như sau: protein là thành phần cấu trúc quan trọng trong
mọi cơ thể sống.
Em nhận xét như thế nào về kết luận đó?
Bước 2: Cho học sinh thảo luận để giải bài tập tình huống
Mỗi nhóm gồm 2 học sinh thảo luận trong 3 phút để trả lời.
Bước 3: Tiến hành tổ chức thảo luận kết quả
- Nhóm 1: vì protein tham gia vào các thành phần của tế bào.
- Nhóm 2: vì protein có nhiều chức năng khác nhau.
- Nhóm 3: vì protein có cấu trúc đa dạng, nhiều bậc.
18
- Nhóm 4: …
Bước 4: Giáo viên kết luận chính xác hóa kiến thức, học sinh rèn luyền
kỹ năng.
- Protein có cấu trúc đa dạng và có tính đặc thù.
- Protein tham gia nhiều thành phần cấu tạo của tế bào, đặc biệt là hệ màng
sinh chất của tế bào và các bào quan.
- Protein giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như vận chuyển, xúc
tác, vận động, miễn dịch,…
Do đó protein có vai trị hết sức quan trọng đối với mọi cơ thể sống.
Mục. Bài tập củng cố
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Các động vật như trâu, bò, dê, ngựa…đều ăn cùng một loại thức ăn là cỏ.
Tại sao thịt (Prôtêin) của chúng lại khác nhau?
Bước 2: Cho học sinh thảo luận để giải bài tập tình huống
Mỗi nhóm gồm 2 người thảo luận trong 3 phút để trả lời.
Bước 3: Tiến hành tổ chức thảo luận kết quả
- Nhóm 1: Vì khi tiêu hóa thức ăn, trâu bò sẽ biến đổi thức ăn thành protein
của riêng mình.
- Nhóm 2: Vì protein đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin, nhưng khi tổng
hợp lại thành protein thì trâu bị sẽ tổng hợp thành protein đặc trưng cho cơ
thể.
- Nhóm 3: …
Bước 4: Giáo viên kết luận chính xác hóa kiến thức, học sinh rèn luyền
kỹ năng.
- Tất cả các sinh vật đều tổng hợp protein từ 20 loại axit amin.
- Khi tiêu hóa, động vật sẽ phân hủy thức ăn thành những cấu trúc đơn
giản, trong đó có axit amin.
- Khi tổng hợp protein, động vật sẽ tổng hợp thành protein đặc trưng cho
loài đó.
19
Do đó dù ăn cùng loại thức ăn nhưng trâu bò tổng hợp nên protein khác
nhau, nên thịt của chúng sẽ không giống nhau.
2.3.3. Bài 10: Axit nucleic. Mục. Bài tập củng cố
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Dựa vào các tiêu chí sau để lập bảng so sánh cấu trúc và chức năng của
AND và ARN
- Đơn phân
- Cấu trúc mạch
- Loại liên kết
- Loại đường
- Chức năng
Bước 2: Cho học sinh thảo luận để giải bài tập tình huống
Mỗi nhóm gồm 2 bàn tiến hành thảo luận để trả lời.
Bước 3: Tiến hành tổ chức thảo luận kết quả
- Nhóm 1:
Đặc điểm so sánh
Đơn phân
Cấu trúc mạch
AND
ARN
A, T, G, X.
A, U, G, X.
Xoắn kép song song Chỉ có 1 mạch.
ngược chiều
ARNm: đơn thẳng
ARNt: bắt cặp bổ sung
tại các vị trí có gấp nếp.
ARNr: bắt cặp tại các vị
trí đặc trưng.
20
Loại liên kết
Loại đường
Chức năng
Liên kết hidro, liên kết ARNm:
liên
kết
photphodieste.
photphodieste.
ARNt: liên kết hidro,
liên kết photphodieste.
ARNr: liên kết hidro,
liên kết photphodieste.
Đường deoxiribozo
Đường ribozo
Mang thông tin di ARNm: làm khuôn cho
truyền.
sự tổng hợp protein.
ARNt: vận chuyển axit
amin.
ARNr: tạo nên riboxom.
- Nhóm 2: …
Bước 4: Giáo viên kết luận chính xác hóa kiến thức, học sinh rèn luyền kỹ
năng.
Đặc điểm so sánh
Đơn phân
Cấu trúc mạch
Loại liên kết
Loại đường
AND
Có 4 loại Nu là A, T, G,
X.
Xoắn kép. song song và
ngược chiều
ARN
Có 4 loại ribonu là A,
U, G, X.
Chỉ có 1 mạch.
ARNm: đơn thẳng
ARNt: bắt cặp bổ sung
tại các vị trí có gấp nếp.
ARNr: bắt cặp tại các vị
trí đặc trưng.
Liên kết hidro, liên kết ARNm:
liên
kết
photphodieste.
photphodieste.
ARNt: liên kết hidro,
liên kết photphodieste.
ARNr: liên kết hidro,
liên kết photphodieste.
Đường
deoxiribozo Đường ribozo C5H10O4.
C5H10O5.
21
Chức năng
Mang và truyền đạt ARNm: làm khuôn cho
thông tin di truyền.
sự tổng hợp protein.
ARNt: vận chuyển axit
amin.
ARNr: tạo nên riboxom.
2.3.4. Bài 13: Tế bào nhân sơ. Mục. II. 1. Thành tế bào, màng sinh chất,
lông và roi
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Một bạn phát biểu rằng: Chỉ cần căn cứ vào độ dày thành tế bào murêin của
vi khuẩn là có thể phân biệt được vi khuẩn gram âm và gram dương.
Theo em bạn phát biểu như vậy đúng hay sai? Tại sao?
Bước 2: Cho học sinh thảo luận để giải bài tập tình huống
Mỗi học sinh hãy lập luận theo cá nhân để đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Tiến hành tổ chức thảo luận kết quả
- Học sinh 1: sai, vì cần phải dựa vào các đặc điểm khác để phân biệt.
- Học sinh 2: đúng, vì dựa vào đặc điểm khác của thành tế bào mà có thể
phân biệt gram – và gram +.
- Học sinh 3: …
Bước 4: Giáo viên kết luận chính xác hóa kiến thức, học sinh rèn luyền
kỹ năng.
Dựa vào cấu tạo thành tế bào mà người ta chia vi khuẩn thành hai loại gram
âm và gram dương, do đó nhận xét của bạn đó là đúng.
2.3.5. Bài 14: Tế bào nhân thực.
Mục. Bài tập củng cố
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Có ý kiến cho rằng trong tế bào chất của các vi sinh vật đều có các bào
quan tương tự nhau: Riboxom, ti thể, bộ máy gôngi, màng lưới nội chất.
Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Giải thích?
Bước 2: Cho học sinh thảo luận để giải bài tập tình huống
Mỗi nhóm gồm hai bàn hãy thảo luận để đưa ra câu trả lời.
22
Bước 3: Tiến hành tổ chức thảo luận kết quả
- Nhóm 1: Trong tế bào chất ln có các bào quan như riboxom, ti thể, bộ
máy gongi, lưới nội chất,…
- Nhóm 2: Chưa chính xác, vì vi sinh vật gồm có vi sinh vật nhân sơ và vi
sinh vật nhân thực. Cấu tạo tế bào 2 loại vi sinh vật này không giống nhau nên
tế bào chất không thể tương tự nhau được.
- Nhóm 3: …
Bước 4: Giáo viên kết luận chính xác hóa kiến thức, học sinh rèn luyền
kỹ năng.
Vi sinh vật gồm có 2 nhóm: vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
Trong tế bào nhân sơ khơng có lưới nội chất, các bào quan có màng bọc (ti
thể, gongi, …)
Do đó ý kiến trên là chưa chính xác.
Mục VIII.2. Lizoxom
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Điều gì sẽ xảy ra nếu lizoxom bị vỡ? Tại sao enzim trong lizoxom khơng tự
thủy phân chính nó?
Bước 2: Cho học sinh thảo luận để giải bài tập tình huống
Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm gồm 2 bàn để trả lời.
Bước 3: Tiến hành tổ chức thảo luận kết quả
- Nhóm 1: nếu lizơxm bị vỡ thì tế bào cũng bị thủy phân, tế bào chết.
- Nhóm 2: khi lizoxom bị vỡ thì sẽ khơng có điều gì xảy ra cả.
- Nhóm 3: enzim trong lizoxom khơng tự thủy phân chính nó vì nó có cơ
chế tự bảo vệ để khơng bị phân hủy.
- Nhóm 4: …
Bước 4: Giáo viên kết luận chính xác hóa kiến thức, học sinh rèn luyền
kỹ năng.
23
Cấu tạo màng lizoxom có cấu tạo bảo vệ đặc biệt giống như niêm mạc dạ
dày, lớp màng nhầy đó là glycoprotein, nó có chức năng khơng cho enzim
thủy phân lizoxom.
Các enzim thủy phân có trong lizoxom lại khơng làm vỡ lizoxom vì
trong điều kiện bình thường các enzim này ở trạng thái bất hoạt.
Khi có nhu cầu sử dụng, các enzim này mới được hoạt hóa bằng
cách thay đổi độ pH trong lizoxom. Sau đó enzim lại được trở về trạng
thái bất hoạt cho nên không làm vỡ lizoxom.
2.3.6. Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Mục. Bài tập
củng cố
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Có 10 phơi ngơ, trong đó có 5 phơi đã chết vì bị đun cách thủy. Theo em
làm thế nào để phân biệt được đâu là phôi ngô đã chết và đâu là phơi ngơ cịn
sống chỉ với một loại thuốc nhuộm xanh mêtylen. Em hãy giải thích?
Bước 2: Cho học sinh thảo luận để giải bài tập tình huống
Mỗi nhóm gồm 2 bàn tiến hành thảo luận để đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Tiến hành tổ chức thảo luận kết quả
- Nhóm 1: đặt trong chậu kín có đặt 1 ngọn nến, nếu nến tắt là phôi ngô cịn
sống, nếu nến vẫn cháy là phơi ngơ đã chết.
- Nhóm 2: đặt trong chậu kín sau đó đo nhiệt độ. Bện nào nhiệt độ tăng là
phơi cịn sống, bên nào nhiệt độ không thay đổi là phôi ngô đã chết.
- Nhóm 3: tiến hành làm tiêu bản và nhuộm trong xanh methylen. Nếu phôi
ngô đã chết sẽ bắt màu xanh đậm. Nếu phơi ngơ cịn sống sẽ khơng bắt màu.
- Nhóm 4:…
Bước 4: Giáo viên kết luận chính xác hóa kiến thức, học sinh rèn luyền
kỹ năng.
Màng tế bào có tính thấm chọn lọc. Nó chỉ cho các chất đi vào theo cơ chết
riêng của nó.
24
Tiến hành làm tiêu bản và nhuộm các lát cắt phơi ngơ với xanh methylen.
Khi quan sát dưới kính hiển vi, các tiêu bản phơi ngơ cịn sống sẽ khơng bị
bắt màu, hoặc bắt màu rất ít, khơng đáng kể và ở phần ngồi lớp vỏ. với tiêu
bản phơi ngơ đã chết, lớp vỏ sẽ bắt màu đặm và dày. Vì màng tế bào đã mất
tính thấm chọn lọc nên khi nhuôm, xanh methylen thấm vào trong tế bào mà
không bị cản trở.
25