Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

THIẾT KẾ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO, PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.31 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH HỌC
======
Chuyên đề: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC HÀNH TRONG DẠY
HỌC SINH HỌC
Đề tài:
THIẾT KẾ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN
CHO HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA TẾ BÀO, PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH
HỌC 10
Huế, 04 /2014
1
Người hướng dẫn
PGS.TS Phan Đức Duy
Người thực hiện
Nguyễn Thị Ái Nhi
Lớp: LL&PPDH Sinh học K21
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
Phần 2: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH
KỸ NĂNG PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I THÀNH
PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO, PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 13
PHẦN 3: KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến bước đầu về chất lượng


giáo dục, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi nhận.
Tuy nhiên về phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề cần bàn.
Một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động học tập do không được làm việc hoặc
không chịu làm việc trong các giờ học. Trong hầu hết các giờ lên lớp, thực tập,
thao giảng và cả thi giáo viên dạy giỏi vì giới hạn thời gian tiết học nên giáo
viên chỉ làm việc với một số học sinh khá, giỏi để hoàn thành bài dạy, số học sinh
còn lại im lặng, nghe giảng và ghi chép. Thực chất đó là những bài độc diễn của
giáo viên có sự phụ họa của một số học sinh khá giỏi. Xét về nhận thức và hành
động, nhiều giáo viên không thể chuyển hóa được mục tiêu tích cực hóa hoạt động
học tập của học sinh vào việc thiết kế và thi công bài dạy.
Trước thực trạng đó, việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu
bức thiết đối với ngành giáo dục nước ta trong thời kỳ hội nhập. Và một trong
2
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
những định hướng đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm nhiều hiện nay là
dạy học bằng tình huống.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần cải tiến phương pháp dạy
học, nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học và rèn luyện được một số kỹ năng cho
học sinh, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế bài tập tình huống để rèn
luyện cho học sinh kỹ năng phân tích- tổng hợp trong dạy học chương I: Thành
phần hóa học của tế bào, sinh học tế bào, Sinh học 10”.
Phần 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tình huống dạy học
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã
hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở
thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong một trường dạy học
nhằm một mục đích dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học
chính là trạng thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối

tượng nhận thức.
Theo lý luận dạy học Xô Viết, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, là tế bào
của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết . Đó là mục đích dạy
3
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn
chế, riêng biệt .
Nguyễn Ngọc Quang còn đưa ra một cách tiếp cận mới của tình huống dạy
học đó là tình huống mô phỏng hành vi. Mô phỏng hành vi là bắt chước, sao
chép, phỏng theo quá trình hành vi của con người, sự tương tác riêng cá nhân
của người đó, nhằm đạt mục đích nào đó. Quá trình hành vi của con người
trong tình huống thực, cụ thể được xử lý sư phạm bằng mô hình hoá tạo nên tổ
hợp các tình huống mô phỏng, là một mô hình của tình huống thực tiễn. Dùng
tình huống mô phỏng này trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy
học. Thực chất đó là quy trình chuyển tình huống mô phỏng thành tình huống
dạy học .
Tóm lại, bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp,
chứa đựng mối liên hệ mục đích- nội dung- phương pháp theo chiều ngang tại
một thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức.
1.2. Bài tập tình huống dạy học
Bài tập tình huống dạy học là những tình huống dạy học được giáo viên cấu trúc
lại dưới dạng bài tập. Rồi đưa bài tập đó vào quá trình dạy học, để đạt được mục
tiêu quá trình dạy học.
Bài tập tình huống dạy có 2 dạng:
Bài tập tình huống dạy học thật: Qua phim, chụp ảnh
Bài tập tình huống dạy học mô phỏng hay tình huống giả định (sẽ xảy ra)
1.3. Cấu trúc của bài tập tình huống trong dạy học
Cấu trúc của 1 bài tập tình huống gồm 2 phần: Tình huống và yêu cầu
Cấu trúc của bài tập tình huống trong dạy học được tạo thành từ hai yếu tố cơ bản:

Con người và các thành tố của quá trình dạy học.
Con người: Là giáo viên và học sinh. Muốn làm việc có hiệu quả giáo viên phải
nắm được nhu cầu, nguyện vọng, hoàn cảnh, điều kiện học tập của học sinh. Đối
4
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
tượng lao động của giáo viên là học sinh, khác với công nhân, nông dân, đối tượng
lao động là những vật vô tri vô giác. Trong giờ lên lớp giáo viên phải quan tâm
theo dõi sự chú ý và hứng thú của học sinh, sự chú ý như cửa sổ của tâm hồn con
người. Khi cửa sổ này khép lại thì mọi hoạt động của thầy không còn ảnh hưởng
tới tâm hồn họ nữa. Hứng thú học tập của học sinh là động lực kích thích tính tích
cực sáng tạo, làm nâng cao chất lượng học tập. Trong dạy học, động lực được tạo
ra từ sự kích thích hứng thú là thế mạnh của người thầy, vì nó nằm trong tầm tay
của họ qua sự lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và tình huống dạy học
thích hợp.
Bản thân giáo viên cũng phải hiểu mình, luôn luôn tự rèn luyện, tu dưỡng để đáp
ứng yêu cầu dạy học ngày càng cao của xã hội. Có thể tóm tắt những đặc điểm của
giáo viên - học sinh như sau:
Đặc điểm của giáo viên:
- Có kiến thức sâu và rộng, có lương tâm nghề nghiệp.
- Sự tập trung, sự sẵn sàng làm việc.
- Xác định được bản chất và trọng tâm vấn đề.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện dạy học cụ thể.
Đặc điểm của học sinh:
- Có nhu cầu học tập.
- Tập trung sự chú ý, có hứng thú học tập.
- Có trình độ, năng lực tiếp thu bài học.
- Có điều kiện, môi trường, không khí đạo đức chung tốt.
Các thành tố của quá trình dạy học: Là thành phần cơ bản của tình huống dạy học.
Quá trình dạy học có hai mặt: Mặt nội dung và mặt quá trình có quan hệ chặt chẽ

với nhau.
Mặt nội dung gồm: Mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình
thức và kiểm tra, đánh giá. Những phạm trù này quyện chặt vào nhau trong quá
trình dạy học, nhiều khi không thể tách rời được và không phụ thuộc vào sự gia
công sư phạm của giáo viên. Bài học có sinh động, đem lại hứng thú, để lại dấu ấn
trong tâm hồn học sinh, đó là kết quả của việc nắm bắt tình hình thực tế, của sự
5
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
uyên bác, của năng lực và nghệ thuật sư phạm, của tinh thần trách nhiệm và lương
tâm người giáo viên.
Mặt quá trình gồm: Tạo tình huống có vấn đề, kích thích động viên, tạo động lực, tổ
chức hoạt động, kiểm tra đánh giá, quá trình này kéo dài từ đầu đến cuối giờ học.
1.4. Tiêu chuẩn của một bài tập tình huống tốt
Về mặt nội dung:
 Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học.
 Bài tập tình huống phải mang tính giáo dục.
 Tạo khả năng để học sinh đưa ra được nhiều đáp án.
 Phải chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích.
 Tạo được sự hứng thú cho người học.
 Nêu ra được những vấn đề quan trọng, cốt lõi cho người học và phù
hợp với người học.
Về mặt hình thức, bài tập tình huống phải:
 Có cách thể hiện sinh động.
 Có sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, súc tích, ẩn danh.
 Kết cấu rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.
 Có trọng tâm và tương đối hoàn chỉnh để không cần phải tìm hiểu
thêm quá nhiều thông tin…
1.5. Phương pháp dạy học bằng tình huống
Phương pháp dạy học bằng tình huống là một phương pháp mà giáo viên tổ chức

cho học sinh xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án
giải quyết cho các tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra .
Thông thường, các tình huống sử dụng trong giảng dạy được trình bày trong các
loại ấn bản rất đa dạng như dạng phim, băng video, CDROM, băng cassette, đĩa,
hay kết hợp với các phương tiện trên. Tuy nhiên, những tình huống được in ấn
hiện nay vẫn phổ biến nhât do thuận tiện và chi phí thấp. Việc viết tình huống tập
trung trước tiên trên loại tình huống truyền thông.
6
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
1.5.1. Đặc điểm của dạy học tình huống
 Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (học sinh nắm
các tri thức, kỹ năng); những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà
giúp phát triển chính bản thân kỹ năng.
 Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp – nó không phải chỉ
có một giải pháp cho tình huống ( tình huống chứa các biến sư phạm)
 Bản thân tình huống mang tính chất gợi vần đề, không phải học sinh
làm theo ý thích của thầy giáo; học sinh là người giải quyết vấn đề theo
phương thức thich nghi, điều tiết với môi trường; có hay không sự hỗ trợ
của thầy giáo tuỳ thuộc vào tình huống.
 Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không
có công thức nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống.
 Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn.
1.5.2. Ưu – nhược điểm của dạy học tình huống
Ưu điểm: Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia
tích cực của học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập , giải
quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe,
nói, trình bày của học sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng
tạo, tiếp cận tình huống dưới nhiếu góc độ; cho phép phát hiện ra những giải
pháp cho những tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh được các nhận thức,

hành vi, kỹ năng của học sinh. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo
nhận thức bậc cao.
Như vậy, phương pháp sư phạm này có thể phát huy được tính chất dân chủ,
năng động và tập thể để đạt được mục đích dạy học.
7
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tập thể
+ Làm việc theo nhóm.
+Thông tin qua lại.
+Trao đổi ý tưởng
Năng động
(Không nghe, tiếp thu một cách thụ động)
Dân chủ
+ Sự bình đẳng mọi người tham
gia.
+ Trao đổi ý tưởng.
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
*Nhược điểm: Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu đào tạo,
trình độ của học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần
nhiều thời gian và công sức. Đồng thời giáo viên cần phải có kiến thức, kinh
nghiệm sâu, rộng; có kỹ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt,
tổ chức thảo luận và giải đáp để giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng.Trên
thực tế, không phải giáo viên nào cũng hội đủ các phẩm chất trên.
Do sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp cộng với sự thụ động của học sinh
do quá quen với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp dụng
phương pháp này.
1.6. Kỹ năng học tập của học sinh
1.6.1. Kỹ năng
Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận
được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức

thành thạo, khéo léo trở thành kỹ xảo”.
Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng
lên nội dung ta đạt được mục tiêu.
Mục tiêu= Kỹ năng × Nội dung
Ví dụ: Lập bảng (kỹ năng) so sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo (nội
dung).
8
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
1.6.2. Kỹ năng học tập
Học tập là loại hình hoạt động cơ bản, một loại hoạt động phức tạp của con
người. Muốn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thống kỹ năng
chuyên biệt gọi là kỹ năng học tập. Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng học tập là
khả năng của con người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra.
Có thể nêu hệ thống kỹ năng học tập chung của học sinh trung học phổ thông
như sau:
1. Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc
thu thập, xử lý, sử dụng thông tin: Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ
năng quan sát, kỹ năng tiến hành thí nghiệm, kỹ năng phân tích- tổng hợp,
kỹ năng so sánh, kỹ năng khái quát hoá, kỹ năng suy luận, kỹ năng áp dụng
kiến thức đã học
2. Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá
trình học tập liên quan đến việc quản lý phương tiện học tập, thời gian, sự
hỗ trợ từ bên ngoài và chất lượng: Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá, kỹ năng
tự điều chỉnh.
3. Các kỹ năng phục vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác : Kỹ
năng học nhóm
Người giáo viên chỉ có thể hình thành các kỹ năng học tập trên cho học sinh
qua một hay nhiều nội dung nhất định trong một hay nhiều tình huống có ý

nghĩa. Tình huống có ý nghĩa đối với học sinh là tình huống gần gũi với học
sinh hoặc là những tình huống mà học sinh sẽ gặp về sau.
Trong hệ thống kỹ năng trên, chúng tôi quan tâm đến việc thiết kế và sử dụng tình
huống để rèn luyện một số kỹ năng trong nhóm kỹ năng học tập phục vụ chức
năng nhận thức liên quan đến thu thập, xử lý, sử dụng thông tin.
9
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
1.6.3. Kỹ năng nhận thức – Kỹ năng phân tích- tổng hợp
Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành những yếu
tố hợp thành, các dấu hiệu, các đặc tính riêng biệt của đối tượng hay hiện tượng đó
thành những yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận,
quan hệ giống loài nhằm tìm kiếm bản chất của chúng.
Trong dạy học, vấn đề hình thành kỹ năng phân tích cho học sinh cần phải được
coi trọng. Tuỳ đặc điểm từng môn học và nhiệm vụ học tập cụ thể , các giáo viên
đã đề ra những yêu cầu phân tích khác nhau. Nhưng mục đích chủ yếu của việc rèn
luyện kỹ năng phân tích là hình thành ở các em thói quen tìm hiểu sự vật, hiện
tượng có chiều sâu, nhằm nắm được bản chất của đối tượng nghiên cứu, cho nên
nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động phân tích trước hết là nắm được cấu trúc của đối
tượng, nghĩa là:
* Xác định các yếu tố tạo thành đối tượng.
* Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đó.
* Yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển của hệ thống nằm ở đâu ?
* Hoạt động trong những môi trường nào, điều kiện nào ?
Trên cơ sở ấy mà xác định được tính chất, mâu thuẩn nội tại, động lực phát triển và
các vấn đề khác.
Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy các yếu tố, các thành phần của sự vật hay hiện
tượng trong một chỉnh thể. Trong thực tế mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại đồng
thời các yếu tố cũng như các mặt khác nhau tác động lẫn nhau. Để nhận thức đầy
đủ sự vật, hiện tượng, con người thường bắt đầu xem xét từ một tổng thể toàn vẹn,

nghĩa là tổng hợp sơ bộ, sau đó mới phân tích từng yếu tố, cuối cùng tổng hợp cao
hơn, đầy đủ hơn.
Rèn luyện kỹ năng tổng hợp nhằm giúp học sinh sắp xếp những số liệu, những sự
kiện lộn xộn, rời rạc và đa dạng mà các em thu thập được qua nghiên cứu lý luận
10
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
và khảo sát thực tiễn thành những sự vật, những hiện tượng, những quá trình hoàn
chỉnh, thống nhất.
Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất có sự
liên hệ mật thiết với nhau. Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối
tượng nhờ đó mà xác định được phương hướng phân tích cho đối tượng. Từ sự
phân tích đối tượng sẽ giúp ta có một nhận thức đầy đủ hơn về đối tượng, phân
tích càng sâu thì sự tổng hợp cuối cùng càng cao, càng đầy đủ. Sự tổng hợp hoàn
chỉnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sự phân tích tiếp theo. Cứ như vậy, nhận
thức ngày càng tiến sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu tạo cơ
quan, hệ cơ quan, cơ thể ; phân tích cơ chế, quá trình sinh học.
Phân tích và tổng hợp có các hình thức diễn đạt:
* Diễn đạt bằng lời.
*Diễn đạt bằng sơ đồ phân tích : Diễn đạt một cách trực quan bằng một sơ đồ logic
với nguyên tắc cái toàn thể được chia nhỏ thành các bộ phận. Phép chia ấy được
biểu diễn bằng mũi tên.
* Phân tích bằng bảng hệ thống: Hình thức này vừa thể hiện được sự phân tích qua
việc đặt tên gọi các cột, vừa thể hiện được sự tổng hợp thông qua việc trình bày
chúng ở các ô, các cột, các dòng tương ứng. Hình thức này giúp chúng ta hệ thống
các kiến thức và đặc biệt là rất hiệu quả cho việc thực hiện biện pháp so sánh
* Diễn đạt dưới dạng tranh sơ đồ: Tranh sơ đồ là một hình vẽ sơ lược thể hiện
những nét chính của đối tượng, hiện tượng.
1.7. Quy trình thiết kế tình huống để rèn luyện một kỹ năng nhận thức cho

học sinh trong dạy- học Sinh học
Các yêu cầu của tình huống
+ Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học.
+ Tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp.
11
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
+ Nội dung của tình huống phải phù hợp với trình độ của học sinh.
Khi soạn thảo tình huống cần chú ý:
+ Chủ đề: Mô tả đặc điểm nổi bật của tình huống.
+ Mục đích dạy học đạt được thông qua tình huống.
+ Nội dung tình huống: Mô tả bối cảnh tình huống. Nội dung tình huống
phải đủ thông tin để phân tích, giải quyết tình huống.
+ Nhiệm vụ học sinh cần giải quyết.
` Quy trình thiết kế tình huống và đưa tình huống vào rèn luyện kỹ năng nhận
thức của học sinh:
Đây là Algorit của quá trình biến các tình huống đã, đang và có thể xảy ra
khi học sinh trả lời các vấn đề do giáo viên đặt ra trong quá trình dạy học thành các
bài tập tình huống, được diễn đạt theo các bước như sau:
1/ Xác định các kỹ năng nhận thức của học sinh. Cụ thể là tập trung vào một số
kỹ năng nhận thức cơ bản: Phân tích- tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, suy luận.
2/ Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu những câu phát biểu trả lời của học sinh
trong các giờ học, bài kiểm tra. Phân tích những câu trả lời đúng và cả những câu
trả lời sai, lý do tại sao học sinh có thể bị sai lầm. Đây là nguồn tình huống chính
để
sử dụng thiết kế hệ thống tình huống phục vụ giảng dạy.
3/ Xây dựng hệ thống tình huống để phục vụ giảng dạy: Xử lý sư phạm các tình
huống đó, nghĩa là mô hình hoá các tình huống ấy thành các bài tập tình huống.
Các tình huống này trở thành phương tiện, đối tượng của quá trình dạy học.
4/ Rèn luyện một số kỹ năng nhận thức của học sinh: Đưa hệ thống bài tập tình

huống vào quá trình giảng dạy Sinh học ở trường THPT. Học sinh cùng nhau thảo
luận, giải quyết tình huống.
12
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
5/ Hình thành ở học sinh kỹ năng nhận thức: Thông qua giải quyết các tình huống
mà học sinh vừa được củng cố tri thức, vừa được rèn luyện các kỹ năng nhận thức
giúp học sinh hiểu sâu, mở rộng tri thức đồng thời học sinh có thể tự tìm kiếm tri
thức mới.
Kỹ thuật thiết kế tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Chọn nguồn thiết kế tình huống từ sản phẩm của học sinh ( Câu phát biểu trả lời
trên lớp và bài kiểm tra)
+ Chọn được các tình huống mà ở đó có thể rèn luyện được một số kỹ năng nhận
thức cơ bản cho học sinh.
+ Hình thức diễn đạt tình huống phải phù hợp.
+ Biến đổi linh hoạt mức độ khó khăn của từng tình huống cho phù hợp với từng
đối tượng học sinh. ở đây, chúng ta có thể thêm hay bớt dữ kiện của tình huống để
làm tăng hay giảm độ khó của tình huống.
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO
HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG I THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO, PHẦN SINH
HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10
2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung chương I: Thành phần hóa học của tế bào –
Sinh học tê bào – Sinh học 10
Chương I Thành phần hóa học của tế bào chủ yếu đề cập đến cấu trúc và chức
năng của các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ trong tế bào. Vai trò sinh học của
nước đối với tế bào.
Chương này gồm có 6 bài:
Bài 7: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào
Bài 8: Cacbohidrat (saccarit) và lipit

Bài 9: Protein
13
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
Bài 10,11: Axit nucleic
Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm nhận biêt một số thành phần hóa học của tế
bào
2.2. Bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích- tổng hợp
trong dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào, sinh học tế
bào, Sinh học 10
2.2.1. Bài tập 1:
Có ý kiến cho rằng: Các nguyên tố vi lượng có hàm lượng cực nhỏ, nhỏ hơn
0,01% khối lượng chất sống của cơ thể nên chúng không có vai trò quan trọng
trong cơ thể.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
(Củng cố bài 7: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào)
è Gợi ý trả lời:
- Em không đồng ý với ý kiến trên.
- Vì:
Nguyên tố vi lượng là nguyên tố có thành phần chỉ chiếm khoảng 0,01% khối
lượng cơ thể. Tất cả các nguyên tố có thành phần lớn hơn được gọi là nguyên tố
đại lượng.
Vai trò của nguyên tố nào đó đối với cơ thể sinh vât không hoàn toàn phụ thuộc
vào nó là nguyên tố đại lượng hay vi lượng.
Nhiều nguyên tố chỉ cần một lượng nhỏ nhưng nếu thiếu nó một số chức năng sinh
lý có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguyên tố vi lượng thường là thành phần của enzyme, vitamin và một số hợp chất
quan trọng khác mà nếu thiếu nó thì có thể dẫn đến bệnh tật hoặc sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự sống
14

Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
2.2.2. Bài tập 2: Một bạn quan sát thấy một số hiện tượng sau nhưng còn lúng
túng chưa giải thích được nguyên nhân. Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở
khoa học của những hiện tượng ấy.
- Con nhện nước có thể đứng và chạy rất nhanh được trên mặt nước
- Một số sinh vật ở vùng cực vẫn sống được trong nước dưới lớp băng dày.
(Củng cố bài 7: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào)
èGợi ý trả lời:
Cơ sở khoa học: Con nhện nước có thể đứng và chạy rất nhanh được trên mặt nước
 Phân tử nước có tính phân cực – Phân tử nước được cấu tạo từ một
nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị.
Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước
có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực.
 Các phân tử nước ở bề mặt tiếp xúc với không khí nhờ các liên kết
hidro đã liên kết với nhau và với các phân tử bên dưới đã tạo ra một màng
phim mỏng liên tục làm cho nước có sức căng bề mặt. – Khi nhện nước
đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt
nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt
tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt
lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước
không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và
chạy trên mặt nước.
 Mặt khác: Cấu tạo chân nhện, gọng vó và khối lượng cơ thể nhỏ của
những con vật này .
Cơ sở khoa học: Một số sinh vật ở vùng cực vẫn sống được trong nước dưới lớp
băng dày.
 Nước đá nhẹ hơn nước thường, nổi (vì: mật độ phân tử ở trạng thái
rắn thấp hơn so với ở trạng thái lỏng và ở thể rắn thì khoảng cách, khoảng
trống giữa các phân tử nước tăng lên. Đó là lý do tại sao nước đá nổi trong

15
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
nước thường) , nên mùa đông lớp nước bề mặt đóng băng, tạo nên lớp cách
nhiệt, do đó sinh vật ở dưới nước được bảo vệ.
2.2.3. Bài tập 3: Mặc dù cơ thể người không tiêu hóa được Xenlulôzơ nhưng vẫn
nhận được lời khuyên là nên ăn nhiều rau xanh hàng ngày.
Theo em lời khuyên đó có đúng không? Tại sao?
( Củng cố Bài 8: Cacbohidrat (saccarit) và lipit)
èGợi ý trả lời:
- Lời khuyên đó hoàn toàn đúng.
- Vì:
Xenlulozo có khả năng kích thích thúc đẩy sự nhu động đường ruột, do đó
xenlulozo giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, nhanh hơn và tránh
bị bệnh táo bón.
Dưới tác dụng của các vi khuẩn đường ruột hơn 5% xenlulozo được phân giải
sản sinh inositol, axit lactic, axit acetic, vitamin K, vitamin B,…những chất này
duy trì độ axit đường ruột, làm chất đệm cho thành ruột hấp thụ gluco, giúp bài
trừ phân và nước tiểu…
2.2.4. Bài tập 4: Người ta thường bôi kem sáp chống nẻ da, môi vào mùa lạnh. Em
hãy giải thích tại sao người ta lại làm như vậy?
( Củng cố Bài 8: Cacbohidrat (saccarit) và lipit)
è Gợi ý trả lời:
 Khi thời tiết lạnh là nước bốc hơi do vậy làn da bị khô.
 Kem (sáp) bản thân có thành phần lipit- Mỗi phân tử sáp chỉ chứa 1
đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài thay cho glixerol.
 Do vậy bôi kem (sáp) vào mùa lạnh giúp chống thoát hơi nước , giữ
cho da mềm mại.
16
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22

Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
2.2.5. Bài tập 5: Sau khi nấu chín canh riêu cua chúng ta thường thấy có một lớp
váng màu vàng nổi lên bề mặt nồi canh. Em hãy giải thích hiện tượng trên?
( Củng cố bài 9: Protein)
èGợi ý trả lời:
- Trong môi trường nước của tế bào, protein thường quay các phần kị nước bào
bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài.
- Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở
bên trong bộc lộ ra bên ngoài, nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của
phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho
các phân tử nọ kết dính với phân tử kia. Do vậy, protein bị vón cục và đóng thành
từng mảng nổi lên mặt nước canh.
2.2.6. Bài tập 6: Có bạn phát biểu rằng: Cấu trúc mạch kép của ADN là không cần
thiết vì chỉ có một trong hai mạch của ADN có nghĩa trong di truyền.
Theo em ý kiến của bạn như thế nào? Hãy giải thích để bạn đó hiểu rõ hơn vấn đề
này.
( Củng cố bài 10: Axit nucleic)
èGợi ý trả lời:
- Ý kiến này không đúng.
- Giải thích:
Do được cấu trúc mạch kép, cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông
tin di truyền được bảo quản tốt vì khi có sự hư hỏng (đột biến) ở mạch này thì
mạch không bị hư hỏng sẽ được dùng làm khuôn để sửa chữa cho mạch bị đột
biến.
Cũng do được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung nên ADN có khả truyền đạt thông
tin di truyền thông qua các quá trình tự nhân đôi và phiên mã.
17
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
2.2.7. Bài tập 7: Có ý kiến cho rằng: Yếu tố cần và đủ để quy định tính đặc trưng

của ADN là trình tự phân bố của các nuclêotit trên ADN đó.
Điều đó đúng hay sai? Tại sao?
( Củng cố bài 10: Axit nucleic)
èGợi ý trả lời:
- Sai.
- Yếu tố cần và đủ để quy định tính đặc trưng của ADN là:
 Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các nucleotic trên ADN.
 Cấu trúc không gian khác nhau của các dạng AND cũng mang tính
đặc trưng.
2.2.8. Bài tập 8: Một bạn lập bảng so sánh về cấu tạo và chức năng của ADN và
ARN nhưng còn một vài điểm thiếu sót, em hãy bổ sung giúp bạn ấy nhé!
Loại axit nuclêic
Đặc điểm so sánh ADN ARN
Giống nhau - Là những đại phân tử có cấu trúc đa phân gồm nhiều
đơn phân
- Đều có cấu tạo xoắn
- …………………………
Khác nhau
- Cấu trúc
- Chức năng
- Chuỗi xoắn kép (trừ
ADN trong bào quan)
-……………………
- Mạch xoắn đơn
-…………………….
-……………………… -……………………
( Củng cố bài 10: Axit nucleic)
èGợi ý trả lời
18
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22

Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
Loại axit nuclêic
Đặc điểm so sánh ADN ARN
Giống nhau - Là những đại phân tử có cấu trúc đa phân gồm nhiều
đơn phân
- Đều có cấu tạo xoắn
- Các đơn phân đều được liên kết với nhau bằng liên kết
cộng hóa trị (liên kết photphodieste)
- Được đặc trưng bởi số lượng, thành phần, và trật tự
sắp xếp của các đơn phân.
Khác nhau
- Cấu trúc
- Chức năng
- Chuỗi xoắn kép (trừ
ADN trong bào quan)
- Đơn phân là nucleotit
- Thành phần cấu trúc
của nucleotic:
+ Axit photphoric.
+ Đường deoxiribozo.
+ Bazo nito: A, T, G, X
- Mạch xoắn đơn
- Đơn phân là ribonucleotit
- Thành phần cấu trúc của
ribonucleotic:
+ Axit photphoric.
+ Đường ribozo.
+ Bazo nito: A, U, G, X
- ADN có chức năng
mang, bảo quản và

truyền đạt thông tin di
truyền.
-ARN gồm 3 loại là mARN,
tARN và rARN, mỗi loại
thực hiện một chức năng nhất
định trong quá trình truyền
đạt và dịch thông tin di
truyền từ ADN sang protein:
+ mARN: truyền đạt thông
tin di truyền
ADN à ARN à protein
+ tARN: vận chuyển axit
amin đặc hiệu
19
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
+ rARN: thành phần cấu tạo
của riboxom (bào quan tổng
hợp protein)
2.3. Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích-
tổng hợp trong dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào, sinh
học tế bào, Sinh học 10
2.3.1. Quy trình chung
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống
Bước 2: Học sinh nghiên cứu giải quyết tình huống
Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp
Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải
quyết hợp lý, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng nhận thức
2.3.2. Ví dụ việc sử dụng các tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp
trong dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào, sinh học tế bào, Sinh học

10
Ví dụ : (Củng cố bài 7: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào.)
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống
Có ý kiến cho rằng: Các nguyên tố vi lượng có hàm lượng cực nhỏ, nhỏ hơn
0,01% khối lượng chất sống của cơ thể nên chúng không có vai trò quan trọng
trong cơ thể.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
Bước 2: Học sinh nghiên cứu giải quyết tình huống
Học sinh nghiên cứu SGK, các kiến thức vừa học kết hợp với kiến thức bên
ngoài để giải quyết tình huống mà giáo viên đưa ra
Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp
Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải
quyết hợp lý, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng nhận thức
20
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
- Không đồng ý với ý kiến trên.
- Vì:
Nguyên tố vi lượng là nguyên tố có thành phần chỉ chiếm khoảng 0,01% khối
lượng cơ thể. Tất cả các nguyên tố có thành phần lớn hơn được gọi là nguyên tố
đại lượng.
Vai trò của nguyên tố nào đó đối với cơ thể sinh vât không hoàn toàn phụ thuộc
vào nó là nguyên tố đại lượng hay vi lượng.
Nhiều nguyên tố chỉ cần một lượng nhỏ nhưng nếu thiếu nó một số chức năng sinh
lý có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguyên tố vi lượng thường là thành phần của enzyme, vitamin và một số hợp chất
quan trọng khác mà nếu thiếu nó thì có thể dẫn đến bệnh tật hoặc sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự sống
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Trong tiểu luận chúng tôi đã thiết kế được 7 bài tập tình huống để rèn luyện cho

học sinh kĩ năng phân tích –tổng hợp trong chương I: Thành phần hóa học của tế
bào – Sinh học 10 ở khâu đặt vấn đề, khâu dạy bài mới và củng cố
Việc sử dụng bài tập tình huống đã kích thích được sự động não của học sinh. Qua
đó hạn chế rất nhiều việc đọc – chép, sự không tập trung trong giờ học, tăng tính
hứng thú.
21
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
Trong phạm vi hạn hẹp của một tiểu luận nên tôi chỉ thiết kế được 7 tình huống.
Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục thiết kế một số tình huống trong chương này
đồng thời thiết kế thêm các bài tập tình huống các phần khác trong góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Tài liệu Tiếng Việt
1. Hà Lệ Chi (2004), Sử dụng tình huống để rèn luyện một số kỹ năng nhận
thức cho học sinh, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP - Đại học
Huế.
2. Phan Đức Duy (1998), “Sử dụng bài tập tình huống dạy học để rèn luyện
kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp, (10), tr. 34-35.
22
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
3. Phan Đức Duy (1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện
cho sinh viên kỹ năng dạy học Sinh học, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
4. Trần Thị Kim Nhạn (2011), Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống
trong dạy - học sinh học 11 - Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo
dục học, ĐHSP - Đại học Huế.
5. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, Tập 2, Trường
cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội.

6. Đào Tam (2003), "Rèn luyện cho sinh viên ngành Toán năng lực thực
hành vận dụng lý thuyết tình huống vào việc dạy học Toán ở trường THPT",
Tạp chí Giáo dục (61), tr. 33-34.
7. Kim Hoàng Phương (2012), Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần
sinh học tế bào, Sinh học 10 nâng cao, trung học phổ thông (trang 26), luân
văn thạc sĩ giáo dục học, đại học sư phạm Huế, Đại học Huế
8. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (chủ biên), Nguyên Như
Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng, Sách giáo viên
Sinh học 10 nâng cao (trang 43), Nxb Giáo dục Việt Nam
9. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Phạm Văn Lập( chủ biên), Trần
Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty, Sách giáo viên Sinh học 10
(trang 25), Nxb Giáo dục Việt Nam
2) Các trang Web:
1. />Sinh-Ho-c-10.html?s=ac2da5d8ab9ee8c4880577e282d3f115#ixzz3K2xlgP3G
2. />633367033422343750/Hoa-hoc/Tai-sao-Xenlulozo-lai-duoc-goi-la-Chat-
dinh-duong-thu-71.htm
23
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22
Tiểu luận: Bài tập thực hành trong dạy học Sinh học
3. />cua-adn-voi-arn.5451/
24
Nguyễn Thị Ái Nhi – k22

×