Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.75 KB, 22 trang )

Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
…  …
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC
SINH HỌC
Đề tài:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN
LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH – TỔNG HỢP
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8
Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện:
PGS.TS. PHAN ĐỨC DUY TRẦN THỊ HẢI
Lớp: LL & PPDH BM Sinh học
Khóa K22
Huế 11/2014
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
1
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU……………………………………… ………………… 3
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………….………….… 3
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………….……………….3
Phần 2: NỘI DUNG…………………………….………… ……………… 4
I. Cơ sở lý luận của việc sử dụng tình huống để rèn luyện kỹ năng nhận
thức cho học sinh…………………………………………… …………… 4
1.Tình huống dạy học…………. …………………………………………… 4
2. Phương pháp dạy học bằng tình huống ……………………………………4
3. Kĩ năng học tập của học sinh………….………………………… ……… 6
4. Quá trình thiết kế tình huống để rèn luyện kĩ năng phân tích-tổng hợp cho


học sinh trong dạy học sinh học…………………………………………… 10
II. Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng phân tích-tổng hợp
trong dạy học sinh học 8 ……… … 12
III. Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học 8 19
Phần 3: KẾT LUẬN………………………………………………….… …21
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
2
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh đã được chú ý nhằm đáp ứng sự nghiệp đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao cho xã hội. Trong đó, phương pháp sử dụng các bài tập
tình huống là một trong những biện pháp nhằm đổi mới tính chất hoạt động
nhận thức, học sinh học tập chủ động hơn, tự giác hơn, hứng thú hơn. Qua bài
tập tình huống, học sinh một mặt sẽ phát hiện, cũng cố khắc ghi được kiến
thức, một mặt có thể rèn luyện cho các em kỹ năng.
Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình dạy học giáo viên ít chú trọng
đến việc rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh. Đặc biệt kỹ năng phân tích
tổng hợp là một kỹ năng rất cần thiết nhằm giúp học sinh hiểu được bản chất
sự vật hiện tượng một cách hoàn chỉnh thống nhất.
Vì vậy, việc thiết kế và bổ sung thêm các bài tập tình huống là một vấn
đề cần thiết. Và việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử
dụng các bài tập tình huống là một tất yếu.
Xuất phát từ những lý do trên, nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học
Sinh học và rèn luyện một số kỹ năng phân tích – tổng hợp cho học sinh tôi đã
chọn đề tài: "Thiết kế một số bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng
phân tích-tổng hợp trong dạy học sinh học 8".
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về cơ sở lí luận của bài tập tình huống.

- Thiết kế một số bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng
phân tích - tổng hợp trong chương trình sinh học 8.
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
3
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN
LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH
1. Tình huống dạy học
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ
xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở
thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong một trường dạy học
nhằm một mục đích dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học
chính là trạng thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối
tượng nhận thức.
Theo lý luận dạy học Xô Viết, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, là tế
bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết . Đó là mục
đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những
kết quả hạn chế, riêng biệt .
Theo Nguyễn Ngọc Quang tình huống dạy học đó là tình huống mô
phỏng hành vi. Mô phỏng hành vi là bắt chước, sao chép, phỏng theo quá trình
hành vi của con người, sự tương tác riêng cá nhân của người đó, nhằm đạt
mục đích nào đó. Quá trình hành vi của con người trong tình huống thực, cụ
thể được xử lý sư phạm bằng mô hình hoá tạo nên tổ hợp các tình huống mô
phỏng, là một mô hình của tình huống thực tiễn. Dùng tình huống mô phỏng
này trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy học. Thực chất đó là
quy trình chuyển tình huống mô phỏng thành tình huống dạy học .
Tóm lại, bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên
lớp, chứa đựng mối liên hệ mục đích- nội dung- phương pháp theo chiều
ngang tại một thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức.

2. Phương pháp dạy học bằng tình huống
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
4
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
Phương pháp dạy học bằng tình huống là một phương pháp mà giáo viên
tổ chức cho học sinh xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các
phương án giải quyết cho các tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài
học đặt ra .
2.1. Đặc điểm của dạy học tình huống
* Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (học sinh nắm các
tri thức, kỹ năng); những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp
phát triển chính bản thân kỹ năng.
* Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp – nó không phải chỉ có
một giải pháp cho tình huống ( tình huống chứa các biến sư phạm)
* Bản thân tình huống mang tính chất gợi vần đề, không phải học sinh làm
theo ý thích của thầy giáo; học sinh là người giải quyết vấn đề theo phương
thức thich nghi, điều tiết với môi trường; có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo
tuỳ thuộc vào tình huống.
* Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có
công thức nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống.
* Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn.
2.2. Ưu – nhược điểm của dạy học tình huống
* Ưu điểm: Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự
tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng
học tập , giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao
tiếp như nghe, nói, trình bày của học sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ
độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận tình huống dưới nhiếu góc độ; cho phép phát
hiện ra những giải pháp cho những tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh
được các nhận thức, hành vi, kỹ năng của học sinh. Phương pháp này có thế
mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao.

Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
5
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
Như vậy, phương pháp sư phạm này có thể phát huy được tính chất dân
chủ, năng động và tập thể để đạt được mục đích dạy học.
* Nhược điểm: Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu
đào tạo, trình độ của học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi
hỏi cần nhiều thời gian và công sức. Đồng thời giáo viên cần phải có kiến
thức, kinh nghiệm sâu, rộng; có kỹ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá
trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và giải đáp để giúp học sinh tiếp cận kiến
thức, kỹ năng.Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng hội đủ các phẩm
chất trên.
Do sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp cộng với sự thụ động của học
sinh do quá quen với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp
dụng phương pháp này.
3. Kỹ năng học tập của học sinh
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
6
Tập thể
+ Làm việc theo nhóm.
+Thông tin qua lại.
+Trao đổi ý tưởng
Năng động
(Không nghe, tiếp thu một cách thụ động)
Dân chủ
+ Sự bình đẳng mọi người tham gia.
+ Trao đổi ý tưởng.
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
3.1. Kỹ năng
Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu

nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết
sức thành thạo, khéo léo trở thành kỹ xảo”.
Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng
lên nội dung ta đạt được mục tiêu.
Mục tiêu= Kỹ năng
×
Nội dung
Ví dụ: Lập bảng (kỹ năng) so sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo (nội
dung).
3.2. Kỹ năng học tập
Học tập là loại hình hoạt động cơ bản, một loại hoạt động phức tạp của
con người. Muốn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thống kỹ
năng chuyên biệt gọi là kỹ năng học tập. Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng
học tập là khả năng của con người thực hiện có kết quả các hành động học tập
phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt được mục đích,
nhiệm vụ đề ra.
Có thể nêu hệ thống kỹ năng học tập chung của học sinh trung học phổ
thông như sau:
1- Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc
thu thập, xử lý, sử dụng thông tin: Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ
năng quan sát, kỹ năng tiến hành thí nghiệm, kỹ năng phân tích- tổng hợp, kỹ
năng so sánh, kỹ năng khái quát hoá, kỹ năng suy luận, kỹ năng áp dụng kiến
thức đã học
2- Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá
trình học tập liên quan đến việc quản lý phương tiện học tập, thời gian, sự hỗ
trợ từ bên ngoài và chất lượng: Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá, kỹ năng tự
điều chỉnh.
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
7
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học

3- Các kỹ năng phục vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác : Kỹ
năng học nhóm
3.3. Kỹ năng phân tích – tổng hợp.
Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành
những yếu tố hợp thành, các dấu hiệu, các đặc tính riêng biệt của đối tượng
hay hiện tượng đó thành những yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa
toàn thể và bộ phận, quan hệ giống loài nhằm tìm kiếm bản chất của chúng.
Trong dạy học, vấn đề hình thành kỹ năng phân tích cho học sinh cần
phải được coi trọng. Tuỳ đặc điểm từng môn học và nhiệm vụ học tập cụ thể ,
các giáo viên đã đề ra những yêu cầu phân tích khác nhau. Nhưng mục đích
chủ yếu của việc rèn luyện kỹ năng phân tích là hình thành ở các em thói quen
tìm hiểu sự vật, hiện tượng có chiều sâu, nhằm nắm được bản chất của đối
tượng nghiên cứu, cho nên nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động phân tích trước
hết là nắm được cấu trúc của đối tượng, nghĩa là:
* Xác định các yếu tố tạo thành đối tượng.
* Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đó.
* Yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển của hệ thống nằm ở đâu ?
* Hoạt động trong những môi trường nào, điều kiện nào ?
Trên cơ sở ấy mà xác định được tính chất, mâu thuẩn nội tại, động lực
phát triển và các vấn đề khác.
Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy các yếu tố, các thành phần của sự
vật hay hiện tượng trong một chỉnh thể. Trong thực tế mọi sự vật, hiện tượng
đều tồn tại đồng thời các yếu tố cũng như các mặt khác nhau tác động lẫn
nhau. Để nhận thức đầy đủ sự vật, hiện tượng, con người thường bắt đầu xem
xét từ một tổng thể toàn vẹn, nghĩa là tổng hợp sơ bộ, sau đó mới phân tích
từng yếu tố, cuối cùng tổng hợp cao hơn, đầy đủ hơn.
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
8
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
Rèn luyện kỹ năng tổng hợp nhằm giúp học sinh sắp xếp những số liệu,

những sự kiện lộn xộn, rời rạc và đa dạng mà các em thu thập được qua
nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn thành những sự vật, những hiện
tượng, những quá trình hoàn chỉnh, thống nhất.
Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất có
sự liên hệ mật thiết với nhau. Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung
về đối tượng nhờ đó mà xác định được phương hướng phân tích cho đối
tượng. Từ sự phân tích đối tượng sẽ giúp ta có một nhận thức đầy đủ hơn về
đối tượng, phân tích càng sâu thì sự tổng hợp cuối cùng càng cao, càng đầy
đủ. Sự tổng hợp hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sự phân tích tiếp
theo. Cứ như vậy, nhận thức ngày càng tiến sâu vào bản chất của sự vật, hiện
tượng.
Phân tích và tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích
cấu tạo cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể ; phân tích cơ chế, quá trình sinh học.
Phân tích và tổng hợp có các hình thức diễn đạt:
* Diễn đạt bằng lời.
* Diễn đạt bằng sơ đồ phân tích : Diễn đạt một cách trực quan bằng một sơ
đồ logic với nguyên tắc cái toàn thể được chia nhỏ thành các bộ phận. Phép
chia ấy được biểu diễn bằng mũi tên.
* Phân tích bằng bảng hệ thống: Hình thức này vừa thể hiện được sự phân
tích qua việc đặt tên gọi các cột, vừa thể hiện được sự tổng hợp thông qua việc
trình bày chúng ở các ô, các cột, các dòng tương ứng. Hình thức này giúp
chúng ta hệ thống các kiến thức và đặc biệt là rất hiệu quả cho việc thực hiện
biện pháp so sánh.
* Diễn đạt dưới dạng tranh sơ đồ: Tranh sơ đồ là một hình vẽ sơ lược thể
hiện những nét chính của đối tượng, hiện tượng.
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
9
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
4. Quy trình thiết kế tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng
hợp cho học sinh trong dạy-học Sinh học.

* Các yêu cầu của tình huống:
+ Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học.
+ Tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp.
+ Nội dung của tình huống phải phù hợp với trình độ của học sinh.
* Khi soạn thảo tình huống cần chú ý:
+ Chủ đề: Mô tả đặc điểm nổi bật của tình huống.
+ Mục đích dạy học đạt được thông qua tình huống.
+ Nội dung tình huống: Mô tả bối cảnh tình huống. Nội dung tình
huống phải đủ thông tin để phân tích, giải quyết tình huống.
+ Nhiệm vụ học sinh cần giải quyết.
* Quy trình thiết kế tình huống và đưa tình huống vào rèn luyện kỹ năng nhận
thức của học sinh:
Đây là Algorit của quá trình biến các tình huống đã, đang và có thể xảy
ra khi học sinh trả lời các vấn đề do giáo viên đặt ra trong quá trình dạy học
thành các bài tập tình huống, được diễn đạt theo các bước như sau:
1. Xác định các kỹ năng nhận thức của học sinh. Cụ thể là tập trung vào
một số kỹ năng nhận thức cơ bản: Phân tích- tổng hợp, so sánh, khái quát hoá,
suy luận.
2. Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu những câu phát biểu trả lời của
học sinh trong các giờ học, bài kiểm tra. Phân tích những câu trả lời đúng và
cả những câu
trả lời sai, lý do tại sao học sinh có thể bị sai lầm. Đây là nguồn tình huống
chính để sử dụng thiết kế hệ thống tình huống phục vụ giảng dạy.
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
10
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
3. Xây dựng hệ thống tình huống để phục vụ giảng dạy: Xử lý sư phạm
các tình huống đó, nghĩa là mô hình hoá các tình huống ấy thành các bài tập
tình huống. Các tình huống này trở thành phương tiện, đối tượng của quá trình
dạy học.

4. Rèn luyện một số kỹ năng nhận thức của học sinh: Đưa hệ thống bài
tập tình huống vào quá trình giảng dạy Sinh học ở trường THPT. Học sinh
cùng nhau thảo luận, giải quyết tình huống.
5. Hình thành ở học sinh kỹ năng nhận thức: Thông qua giải quyết các
tình huống mà học sinh vừa được củng cố tri thức, vừa được rèn luyện các kỹ
năng nhận thức giúp học sinh hiểu sâu, mở rộng tri thức đồng thời học sinh có
thể tự tìm kiếm tri thức mới.
* Kỹ thuật thiết kế tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Chọn nguồn thiết kế tình huống từ sản phẩm của học sinh (Câu phát
biểu trả lời trên lớp và bài kiểm tra)
+ Chọn được các tình huống mà ở đó có thể rèn luyện được một số kỹ
năng nhận thức cơ bản cho học sinh.
+ Hình thức diễn đạt tình huống phải phù hợp.
+ Biến đổi linh hoạt mức độ khó khăn của từng tình huống cho phù hợp
với từng đối tượng học sinh. ở đây, chúng ta có thể thêm hay bớt dữ kiện của
tình huống để làm tăng hay giảm độ khó của tình huống.
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
11
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
II. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN
CHO HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 8.
* Bài tập tình huống 1: ( Dạy bài: Phản xạ )
Trên đường đi học về, bạn Hạnh đã vô tình chạm vào lá cây trinh nữ
làm cho một số chiếc bị cụp lại. Hôm sau, bạn đến trường kể lại cho bạn Lan
nghe và Lan cho rằng lá cây trinh nữ đã có phản xạ.
Theo em ý kiến bạn Lan có đúng không? Giải thích vì sao?
 Mục đích của bài tập tình huống:
- Học sinh xác định được bản chất của phản xạ.
- Phân biệt được hiện tượng cảm ứng ở thực vật và phản xạ

 Gợi ý giải quyết tình huống:
- Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ là hiện tượng cảm ứng ở thực vật,
không được coi là phản xạ, bởi vì phản xạ có sự tham gia của tổ chức thần
kinh và được thực hiện nhờ cung phản xạ.
- Điểm giống nhau: đều là hiện tượng cảm ứng, nhằm trả lời kích thích
môi trường.
- Điểm khác nhau:
+ Cảm ứng ở thực vật: không có sự tham gia của tơ chức thần kinh
(hiện tượng cụp lá).
+ Phản xạ: có sự tham gia của tổ chức thần kinh (hiện tượng rụt tay).
* Tình huống 2: ( Dạy bài: Đông máu và nguyên tắc truyền máu )
Người chồng có nhóm máu A, người vợ có nhóm máu B. Huyết tương
của một bệnh nhân làm ngưng kết máu của người chồng mà không làm ngưng
kết máu của người vợ.
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
12
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
Theo ý kiến của em bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích tại sao?
 Mục đích của bài tập tình huống:
- Học sinh trình bày các nguyên tắc truyền máu.
 Gợi ý giải quyết tình huống:
* Bệnh nhân có nhóm máu B
* Vì:
- Kháng nguyên có trong hồng cầu gồm 2 loại được kí hiệu A và B.
Kháng thể có trong huyết tương gồm 2 loại là α và β (α gây kết dính A, β gây
kết dính B). Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu người cho xảy ra do khi
vào cơ thể người nhận gặp kháng thể trong huyết tương của máu người nhận
gây kết dính.
- Huyết tương người bệnh làm kết dính màu của người chồng có nhóm
máu A  người bệnh có thể là nhóm máu O, B. Tuy nhiên, không làm ngưng

kết máu của người vợ  bệnh nhân có nhóm máu B
* Tình huống 3: ( Dạy bài: Cấu tạo và tính chất của xương)
Trong một chuyến đi tham quan, bà và Nam bị tai nạn phải nhập viện vì
bị gãy xương cánh tay và phải bó bột. Sau gần 1 tháng, Nam đã tháo bột còn
bà Nam thì chưa tháo được do xương chưa phục hồi. Bằng hiểu biết của mình,
em hãy giải thích nguyên nhân trên.
 Mục đích của bài tập tình huống:
- Học sinh trình bày được đặc điểm quá trình tăng trưởng của xương ở
các lứa tuổi.
 Gợi ý giải quyết tình huống:
* Nam khi bị gãy xương nhanh phục hồi hơn xương bà vì: Trong xương
xảy ra hai quá trình tạo xương và hủy xương, tỉ lệ này ở các lứa tuổi khác
nhau có sự khác nhau:
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
13
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
- Ở Nam: Quá trình tạo xương diễn ra mạnh hơn quá trình hủy xương
do đó khi các tế bào của lớp màng xương phân chia sẽ tạo ra các tế bào mới
nối các phần xương gãy với nhau nên xương nhanh chóng phục hồi.
- Bà Nam: Quá trình tạo xương diễn ra yếu hơn quá trình hủy xương
nên khả năng phục hồi của xương chậm hơn.
* Tình huống 4: ( Dạy bài: Tiêu hóa ở ruột non)
Sau khi học xong quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa. Một bạn
khẳng định rằng ruột non là nơi diễn ra sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Theo em
dựa vào đâu mà bạn khẳng định như vậy?
 Mục đích của bài tập tình huống:
- Học sinh phân tích được đặc điểm của ruột non phù hợp với chức
năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
 Gợi ý giải quyết tình huống:
- Ruột non dài trung bình 6,5 m  giúp chất dinh dưỡng được giữ lâu

trong ruột non đủ thời gian hấp thu toàn bộ dinh dưỡng.
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, trên đó có nhiều lông ruột, mỗi lông
ruột có vô số lông cực nhỏ, đã tăng diện tích tiếp xúc với chất dinh dưỡng lên
nhiều lần.
- Trong lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết
dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng một cách nhanh chóng.
- Màng ruột là màng thấm có chọn lọc chỉ cho vào máu những chất cần
thiết kể cả khi nồng độ các chất đó thấp hơn nồng độ có trong máu và không
cho những chất độc vào máu kể cả khi nó có nồng độ cao hơn trong máu.
* Tình huống 5: (Dạy bài: Bạch cầu - miễn dịch)
Khi bạn Lan làm vệ sinh quanh vườn vô tình dẫm phải mảnh chai vỡ.
Sau đó chổ bị thương bị viêm dẫn tới hiện tượng sưng, nung mủ, đau một vài
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
14
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
hôm sau đó thì khỏi mà không cần uống thuốc. Vậy chân hoặc chỗ bị viêm do
đâu mà khỏi? Em hãy giúp các bạn học sinh này giải thích hiện tượng trên?
 Mục đích của bài tập tình huống:
- Học sinh giải thích được cơ chế hoạt động của bạch cầu chống vi
khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
 Gợi ý giải quyết tình huống:
- Khi có vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ổ viêm, tế bào ở mô bị
thương sẽ tiết ra các tín hiệu hoá học kích thích phản ứng bảo vệ cơ thể: Mạch
máu nở rộng ra, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm và tiến hành tiêu
diệt vi khuẩn.
- Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua 3 hàng rào phòng thủ .
+ Sự thực bào: Là hiện tượng bạch cầu (trung tính và đại thực bào) hình
thành chân giả, bắt, nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá chúng
+ Khi các vi rút, vi khuẩn thoát khỏi sự thực chúng sẽ bị vô hiệu hoá
nhờ kháng thể do tế bào Limphô B tiết ra gây kết dính các kháng nguyên. Đây

chính là hàng rào phòng thủ thứ hai của bạch cầu để bảo vệ cơ thể.
+ Khi tế bào bị nhiễm bệnh, tế bào Limphô T phá huỷ các tế bào bị gây
nhiễm bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng nhờ cơ chế chìa khoá và ổ
khoá giữa kháng thể. Các protein đặc hiệu sẽ phá tan màng tế bào nhiễm và tế
bào nhiễm sẽ bị phá huỷ
Hiện tượng chân dẫm phải gai sưng lên rồi khỏi hoặc một số bệnh thông
thường khác cơ thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Chính là do bạch cầu
tiêu diệt vi khuẩn.
* Tình huống 6: ( Dạy bài: Bài tiết nước tiểu)
Khi nghiên cứu về quá trình hình thành nước tiểu, một bạn học sinh đã
rút ra kết luận: “Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị thận xảy ra liên tục", tuy
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
15
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
nhiên bạn thấy rằng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra những lúc nhất
định”. Bạn băn khoăn không biết vì sao lại có sự khác nhau đó? Hãy giúp bạn
giải thích tại sao?
 Mục đích của bài tập tình huống:
- Học sinh trình bày được đặc điểm của quá trình trao đôỉ khí ở chim.
 Gợi ý giải quyết tình huống:
- Vì do máu luôn tuần hoàn liên tục qua cầu thận, nên nước tiểu được
hình thành liên tục.
- Khi nước tiểu chính được hình thành được dẫn xuống bể thận rồi theo
ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái. Nếu nước tiểu trong bóng đái đạt tới
200ml, đủ áp lực và cảm giác buồn đi tiểu. Tiếp theo cơ vòng ở ống đái mở ra
phối hợp với cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp nước tiểu thải ra ngoài.
+ Ở người phía dưới cơ vòng trơn của ống đái còn có loại cơ vân đã
phát triển hoàn thiện, cơ này có khả năng co rút tự ý. Vì vậy, khi ý thức hình
thành, cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn.
+ Ở trẻ nhỏ, do cơ vân thắt bóng đái phát triển chưa hoàn chỉnh nên khi

lượng nước tiểu nhiều gây căng bóng đái, sẽ có luồng xung thần kinh gây co
cơ bóng đái và mở cơ trơn ống đái để thải nước tiểu, điều này thường xảy ra ở
trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh.
* Tình huống 7: ( Dạy bài: Hoạt động hô hấp)
Có một bạn học sinh đã vẽ sơ đồ trao đổi khí ở phổi và tế bào nhưng
chưa hoàn chỉnh như sau:
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
16
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
Em hãy chú thích ở các vị trí A, B, C để sơ đồ trên hoàn chỉnh? Thông
qua sơ đồ, hãy trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.
 Mục đích của bài tập tình huống:
- Học sinh trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.
 Gợi ý giải quyết tình huống:
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
Phế nang
PO
2
= 100 mm Hg
Mạch máu
PO
2
= 40 mm Hg
Tế bào cơ thể
PO
2
< 40 mm Hg
PO
2
= 100 mm Hg

A
O
2

khuếch
tán từ
máu vào
tế bào
Phế nang
PCO
2
= 40 mm Hg
Mạch máu
PCO
2
= 46 mm Hg
Tế bào cơ thể
PCO
2
> 46 mm Hg
PCO2 = 40 mm Hg
B
C
Trao đổi O
2
Trao đổi CO
2
Phế nang
PO
2

= 100 mm Hg
Mạch máu
PO
2
= 40 mm Hg
Tế bào cơ thể
PO
2
< 40 mm Hg
PO
2
= 100 mm Hg
O
2

khuếch
tán từ phế
nang vào
máu
O
2

khuếch
tán từ
máu vào
tế bào
Phế nang
PCO
2
= 40 mm Hg

Mạch máu
PCO
2
= 46 mm Hg
Tế bào cơ thể
PCO
2
> 46 mm Hg
PCO2 = 40 mm Hg
CO
2

khuếch
tán từ
máu vào
phế nang
CO
2

khuếch
tán từ tế
bào vào
máu
Trao đổi O
2
Trao đổi CO
2
17
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
Tình huống 8: ( Dạy bài: Hoạt động của cơ)

Một bạn sau khi chạy một đoạn đường dài cảm thấy rất là mệt và mỏi
cơ. Bạn cho rằng nguyên nhân mỏi cơ khi hoạt động nhiều là do hô hấp tế bào
bị ngừng trệ.
Theo em ý kiến của bạn đã đầy đủ chưa? Nếu chưa đầy đủ em hãy bổ sung.
 Mục đích của bài tập tình huống:
- Giải thích được nguyên nhân của sự mỏi cơ.
 Gợi ý giải quyết tình huống:
- Ý kiến chưa đầy đủ.
- Nguyên nhân:
+ Lượng ôxi cung cấp cho cơ thiếu
+ Năng lượng cung cấp ít
+ Sản phẩm tạo ra là axit lắctíc gây đầu độc cơ
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
18
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
III. SỬ DỤNG CÁC TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN
TÍCH - TỔNG HỢP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8
1. Quy trình chung
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống
Bước 2: Học sinh nghiên cứu giải quyết tình huống
Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp
Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng
giải quyết hợp lý, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng nhận thức
2. Ví dụ việc sử dụng các tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích
- tổng hợp cho học sinh trong dạy học sinh học 8.
Ví dụ 1: Dạy bài 14: Bạch cầu - miễn dịch, mục I. Các hoạt động chủ
yếu của bạch cầu.
Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống
Khi bạn Lan làm vệ sinh quanh vườn vô tình dẫm phải mảnh chai vỡ.
Sau đó chổ bị thương bị viêm dẫn tới hiện tượng sưng, nung mủ, đau một vài

hôm sau đó khỏi mà không cần uống thuốc. Vậy chân hoặc chỗ bị viêm do
đâu mà khỏi? Em hãy giúp các bạn học sinh này giải thích hiện tượng trên?
Bước 2: Học sinh nghiên cứu giải quyết tình huống
Học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức bên ngoài để giải
quyết tình huống mà GV đưa ra.
Bước 3: Tổ chức thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cách giải quyết tình huống.
GV gợi ý bằng câu hỏi: Các hoạt động chủ yếu nào của bạch cầu trong
bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây nhiễm ?
Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng
giải quyết hợp lý, học sinh rèn luyện kỹ năng nhận thức.
- Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức: (phần gợi ý tình huống 5)
- Học sinh rèn luyện được kỹ năng phân tích - tổng hợp
Ví dụ 2: Dạy bài 39- Bài tiết nước tiểu, mục II. Thải nước tiểu
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
19
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống
Khi nghiên cứu về quá trình hình thành nước tiểu, một bạn học sinh đã
rút ra kết luận: “Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị thận xảy ra liên tục", tuy
nhiên bạn thấy rằng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra những lúc nhất
định”. Bạn băn khoăn không biết vì sao lại có sự khác nhau đó? Hãy giúp bạn
giải thích tại sao?
Bước 2: Học sinh nghiên cứu giải quyết tình huống
Học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức bên ngoài để giải
quyết tình huống mà GV đưa ra.
Bước 3: Tổ chức thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cách giải quyết tình huống
Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng
giải quyết hợp lý, học sinh rèn luyện kỹ năng nhận thức.

- Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức: (phần gợi ý tình huống 6)
- Học sinh rèn luyện được kỹ năng phân tích - tổng hợp
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
20
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Dạy học sử dụng bài tình huống là một phương pháp dạy học tích cực
góp phần nâng cao chất lượng dạy - học sinh học. Tuy nhiên, để cho dạy học
có sử dụng bài tập tình huống đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải nghiên cứu,
tìm tòi để thiết kế được những bài tập tình huống tốt, phù hợp với đối tượng
học sinh, phù hợp nội dung bài học. Các tình huống được thiết kế có thể sử
dụng trong các khâu dạy học.
Do thời gian có hạn nên việc nghiên cứu và thiết kế các tình huống
chưa thực sự đa dạng và hoàn chỉnh. Trên cơ sở này có thể triển khai thiết kế
và sử dụng tình huống rèn luyện kỹ năng học tập khác và trong các bài,
chương, lớp khác cần thiết cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của
học sinh.
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
21
Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh học –
phần đại cương, NXB giáo dục, Hà Nội.
2. Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thủy, Đỗ Thị Phượng, Nguyễn Thị Nghĩa
(2006), Một số vấn đề phương pháp giảng dạy Sinh học, Hà Nội.
3. Trần Thị Bắc (2008), Thiết kế tình huống để tổ chức hoạt động học tập
cho học sinh khi dạy phần Sinh học cơ thể - Sinh học 11 cơ bản, Khóa luận
tốt nghiệp ĐHSP Huế.
4. Phan Đức Duy (1998), “Sử dụng bài tập tình huống dạy học để rèn luyện
kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên

nghiệp, (10), tr. 34-35.
5. Nguyễn Quang Ving (chủ biên) (2004), Sinh học , NXB GD, Đà Nẵng.
Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22
22

×