Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC kiểm tra đánh giá kết quả người học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.82 KB, 3 trang )

MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGƯỜI HỌC
ThS. Nguyễn Huyền Trang
Kiểm tra, đánh giá kết quả người học là khâu quan trọng trong quá trình dạy
học và giáo dục. Xu hướng đánh giá mới trong giáo dục là đánh giá dựa theo năng
lực người học, tức là đánh giá khả năng tiềm ẩn của người học dựa trên kết quả đầu
ra cuối một giai đoạn học tập, là quá trình tìm kiếm minh chứng về việc người học
đã thực hiện thành công các sản phẩm đó. Đánh giá năng lực nhằm giúp giáo viên
có thông tin kết quả học tập của sinh viên để điều chỉnh hoạt động giảng dạy, giúp
học sinh điều chỉnh hoạt động học tập, giúp giáo viên và nhà trường xác nhận, xếp
hạng kết quả học tập. Trong quá trình giảng dạy thực tế, giáo viên còn gặp phải một
số khó khăn trong công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người
học. Cụ thể:
Một là: Bản thân người giáo viên chưa thực sự hiểu một cách sâu sắc về nội
dung và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực
người học. Vì vậy giáo viên còn lúng túng trong quá trình kiểm tra đánh giá. Việc
lựa chọn các câu hỏi trong các bài kiểm tra còn chưa mang lại hiệu quả tốt trong
việc đánh giá năng lực của người học, chưa có độ phân hóa người học cao. Suy nghĩ
của người giáo viên vẫn theo lối mòn của các hình thức kiểm tra và đánh giá cũ đó
là kiểm tra và đánh giá kiến thức của người học mà vẫn chưa xem trọng việc đánh
giá năng lực, quá trình học tập và sự tiến bộ của người học.
Hai là: Trong thực tế giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá còn nghèo
nàn, thiếu tính thực tiễn và sáng tạo. Phần lớn phương pháp kiểm tra đánh giá người
học chủ yếu là làm bài kiểm tra trên giấy, với các hình thức: tự luận, trắc nghiệm
khách quan và hiện tại đang tăng cường hình thức: vấn đáp, thực hành. Các hình
thức này chủ yếu là chứng minh người học nắm vững kiến thức để giải một số bài
tập hoặc giải thích một số hiện tượng liên quan đến những kiến thức đã học. Năng
lực mà người học thể hiện qua các hình thức kiểm tra đánh giá này chủ yếu là năng
lực trình bày, diễn đạt, lập luận, kĩ năng làm bài tập,…Một số kỹ năng mềm như
thuyết trình, xử lý tình huống, làm việc nhóm, tư duy độc lập sáng tạo,… rất cần
trong cuộc sống nhưng khó xác định với cách kiểm tra, đánh giá như trên. Các


phương pháp như người học tự đánh giá, đánh giá theo dự án,… mới chỉ được thực
hiện trong một vài học phần hoặc trong các đề tài nghiên cứu khoa học.
Ba là: Kiểm tra đánh giá tập trung nhiều vào mục tiêu dạy kiến thức mà chưa
chú trọng đến mục tiêu kỹ năng của người học. Việc đo lường năng lực người học
chủ yếu dựa vào điểm số các bài thi, trong khi những tiêu chí rất quan trọng như sức
khỏe, kĩ năng sống, lý tưởng của người học chưa được quan tâm đúng mức. Chính
vì vậy mọi hoạt động của nhà trường đặt trọng tâm vào các kỳ thi, những hoạt động
khác nhằm rèn luyện đạo đức, nâng cao sức khỏe, nâng cao kĩ năng sống chưa đúng
với vai trò và tầm quan trọng của nó. Kiểm tra đánh giá hiện nay chưa chú trọng
đến kỹ năng, thái độ của người học, đôi khi còn mang tính áp đặt. Việc kiểm tra
đánh giá hiện nay chưa làm tăng cường một số kỹ năng ở người học như: kỹ năng
làm việc độc lập, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, khả
năng hợp tác với những người xung quanh, khả năng giải quyết xung đột cá nhân,
mức độ tham gia các hoạt động tập thể, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng đặt
mục tiêu để hoàn thiện trong tương lai.
Việc đánh giá về đạo đức và sự tiến bộ của người học còn chưa được đề cao.
Việc coi trọng đánh giá về đạo đức và sự tiến bộ của người học không chỉ có tác
dụng hỗ trợ giúp đỡ người học tiến bộ mà sự phối hợp giữa giáo viên và gia đình
trong việc giáo dục người học cũng sẽ được nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, sự phối
hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong đánh giá học sinh còn chưa được quan tâm
đúng mực. Đa phần việc liên hệ với gia đình người học chỉ trong những trường hợp
cảnh cáo kết quả học tập.
Bốn là: Mỗi một học phần có 3-4 bài kiểm tra định kì, việc kiểm tra theo hình
thức này đôi khi còn chưa đạt được hiệu quả cao, chưa đánh giá đúng thực chất cả
quá trình học tập của người học và chưa thể hiện được những năng lực người học có
và cần có trong học tập và cuộc sống.
Ngoài ra, quá trình tự học chưa được người học nhận thức đúng, người học
chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự nghiên cứu. Một số bộ phận người
học đến sát kì thi mới học, học tủ, học lệch, chưa coi trọng các môn học, chỉ học để
đối phó với các kỳ thi mà chưa nhận thức được ý nghĩa của các môn học trong quá

trình hình thành kiến thức cũng như kĩ năng sống cho bản thân. Người học chưa chủ
đông trong quá trình kiểm tra đánh giá, còn chưa có ý thức trong việc phát huy các
năng lực của bản thân, còn ỉ lại, không chịu khó học hỏi và ngại tham gia các hoạt
động tập thể cũng như các hoạt động ngoại khóa.
Bên cạnh đó các kĩ năng mềm của người học còn hạn chế và chưa được
người học thực sự quan tâm. Trong quá trình lên lớp người học còn e ngại trong
việc thể hiện bản thân mình, chưa chủ động và tích cực trao đổi, giao lưu với bạn bè
và giáo viên về các kiến thức chưa hiểu rõ. Khả năng làm việc một cách độc lập của
người học còn chưa tốt, mặt khác việc hợp tác làm việc nhóm cũng chưa đạt hiệu
quả cao. Thực trạng khi giao bài tập nhóm thì chỉ một vài cá nhân học khá làm bài
thay cho cả nhóm và thiếu sự trao đổi chung cũng như sự làm việc của tất cả các cá
nhân trong nhóm. Kĩ năng thuyết trình trước đám đông chưa được người học quan
tâm nhiều. Khi được giao bài trình bày trước tập thể thì người học thường đùn đẩy
nhau mà chưa tự giác và chưa ý thức về nhiệm vụ của mình. Kĩ năng sử dụng công
nghệ thông tin trong các bài học, bài thảo luận, bài thuyết trình của người học còn
chưa tốt. Các học phần tin học còn chưa thực sự thu hút được người học dẫn đến
tình trạng người học học một cách chống chế và qua loa và chưa ứng dụng những gì
đã được học vào trong thực tiễn. Bên cạnh những yếu tố tích cực, sự hiện đại của
mạng xã hội, của công nghệ thông tin mang đến cho người học đời sống ảo dẫn đến
sự hợp tác làm việc trong đời thực, chẳng hạn sự hợp tác để làm việc nhóm giải
quyết các bài tập lớn còn hạn chế. Người học còn thiếu sự quan tâm lẫn nhau và
thậm chí một số người học còn thờ ơ lãnh đạm với những người xung quanh. Điều
này dẫn đến kết quả của bài tập lớn còn chưa phản ánh đúng thực trạng của việc hợp
tác nhóm.
Trên đây là một số khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thực hiện việc kiểm
tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học mà cá nhân tôi muốn trao đổi,
nhằm tìm ra các giải pháp để cải thiện tình trạng kiểm tra đánh giá hiện nay cũng
như để phát huy tốt nhất những năng lực của người học, để việc kiểm tra đánh giá
kết quả sẽ phản ánh đúng những gì người học cố gắng trong suốt quá trình học tập.
Hơn nữa, để người học nhìn vào kết quả kiểm tra đánh giá để cố gắng hoàn thiện

bản thân mình cả về kiến thức và kĩ năng sống. Để người học có thể phát huy hết
những năng lực mà mình có. Và người học sẽ đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

×