Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

giáo trình mô đun xây dựng ao nuôi ba ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 47 trang )

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN

XÂY DỰNG AO NUÔI BA BA
MÃ SỐ: MĐ01
NGHỀ: NUÔI BA BA
Trình độ: Sơ cấp nghề


1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01


2

LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới, lĩnh vực ni trồng thủy sản nói chung và nghề ni ba
ba ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung quốc gia nghề nuôi ba ba đã được xây dựng trên cơ
sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo


điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên
soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mơ đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện
nay.
Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Nuôi ba ba cho lao động
nơng thơn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số
31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao độngThương binh và Xã hội.
Xây dựng ao nuôi ba ba là một mô đun chuyên mơn nghề, có thể dùng để
dạy độc lập, sau khi học mơ đun này người học có thể hành nghề việc chọn địa
điểm xây dựng ao nuôi, lên sơ đồ ao ni, thi cơng và xây dựng các cơng trình
phụ trợ để phục vụ nuôi ba ba thương phẩm. Mô đun này được học đầu tiên của
nghề nuôi ba ba.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng trong q trình biên soạn không
tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
độc giả để giáo trình được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên : ThS. Lê Văn Thắng
2. ThS. Nguyễn Thanh Hoa
3. ThS. Ngơ Chí Phương
4. ThS. Đỗ Văn Sơn
5. TS. Bùi Quang Tề


3

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
LỜI GIỚI THIỆU: ............................................................................................ 2
MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI ................................................................... 4

Bài mở đầu: ...................................................................................................... 5
1. Tầm quan trọng của mơ đun: ..................................................................... 5
2. Nội dung chương trình mơ đun: ................................................................. 5
3. Những u cầu chính với học viên: ........................................................... 5
Bài 1: Đặc điểm phân bố và tập tính sống của ba ba ......................................... 6
1. Đặc điểm phân bố: ..................................................................................... 6
2. Tập tính sống: ............................................................................................ 6
Bài 2: Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ............................................................ 8
1. Chọn chất đất: ........................................................................................... 8
2. Kiểm tra nguồn nước: .............................................................................. 10
3. Xác định điều kiện giao thông: ................................................................ 15
Bài 3: Lên sơ đồ ao nuôi ................................................................................. 17
1. Chuẩn bị dụng cụ: ................................................................................... 17
2. Xác định hình dạng, diện tích, chiều cao bờ: ........................................... 17
2.1. Xác định hình dạng ao:...................................................................... 17
2.2. Xác định diện tích ao:........................................................................ 18
2.3. Xác định chiều cao bờ ....................................................................... 18
3. Cắm tiêu trên thực địa: ............................................................................ 19
3.1. Cắm tiêu ao ....................................................................................... 19
3.2. Cắm tiêu bờ ....................................................................................... 19
3.3. Cắm tiêu cống ................................................................................... 20
Bài 4: Thi công ............................................................................................... 21
1. Xây dựng bờ ao: ...................................................................................... 21
1.1. Chuẩn bị: ........................................................................................... 21
1.2. Xây dựng bờ: .................................................................................... 21
1.3. Làm gờ: ............................................................................................. 23
1.4. Đánh giá chất lượng: ......................................................................... 24
2. Xây dựng hệ thống cống: ......................................................................... 24
2.1. Chuẩn bị: ........................................................................................... 24
3. Làm đáy ao: ............................................................................................. 26

Bài 5: Xây dựng các cơng trình phụ trợ .......................................................... 28
1. Xây dựng hệ thống rào chắn: ................................................................... 28
2. Làm hệ thống bè nổi: ............................................................................... 31
3. Làm máng ăn: .......................................................................................... 33
4. Làm sàng ăn: ........................................................................................... 35
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 38
VI. Tài liệu tham khảo .................................................................................... 45


4

MƠ ĐUN XÂY DỰNG AO NI
Mã mơ đun: MĐ 01
Giới thiệu:
Mô đun xây dựng ao nuôi ba ba là mô đun chuyên môn của nghề nuôi ba
ba.
Mô đun xây dựng ao nuôi ba ba nhằm giúp cho học viên sau khi học hiểu
được tiêu chí để chọn địa điểm ni, các bước lên sơ đồ, thi công và xây dựng
công trình phụ trợ. Thực hiện được cơng tác chọn địa điểm, lên sơ đồ, thi công
và xây dựng hệ thống các cơng trình phục trợ phục vụ ni ba ba thương phẩm.
Mô đun xây dựng ao nuôi ba ba cung cấp cho học viên những nội dung
cơ bản về chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ba ba. Nội dung về lên sơ đồ, thi
cơng và các cơng trình phụ trợ phục vụ nuôi ba ba thương phẩm.
Mô đun xây dựng ao ni ba ba được viết dưới dạng tích hợp giữa lý
thuyết và thực hành. Người học tiếp thu chủ yếu thông qua thực hành thao tác
và đánh giá kết quả học tập của mô đun qua thao tác thực hành.


5


Bài mở đầu:
1. Tầm quan trọng của mô đun:
Xây dựng ao nuôi là một trong khâu quan trọng trong nghề nuôi ba ba hiện
nay. Việc xây dựng ao nuôi giúp cho người học biết và thực hiện được những
công việc sau:
Chọn địa điểm, trang thiết bị cho người học biết được cách chọn chất đất,
kiểm tra nguồn nước và xác định điều kiện giao thông
Lên sơ đồ ao nuôi giúp cho người học biết được cách xác định hình dạng,
tiêu chí ao ni và phương pháp cắm tiêu ngồi thực địa để tiến hành thi công
xây dựng ao nuôi ba ba.
Thi công là thực hiện các hạng mục trong ao nuôi ba ba như xây dựng bờ
ao, cống ao và tiến hành làm đáy ao.
Xây dựng các cơng trình phụ trợ là thực hiện xây dựng hệ thống rào chắn,
làm hệ thống bè nổi và làm máng ăn, sàng ăn để hồn thiện cơng trình ni ba
ba thương phẩm.
2. Nội dung chương trình mơ đun:
Mơ đun gồm 5 bài:
+ Bài mở đầu
+ Bài 1. Đặc điểm phân bố và tập tính sống của ba ba
+ Bài 2. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi
+ Bài 3. Lên sơ đồ ao nuôi
+ Bài 4. Thi công
+ Bài 5. Xây dựng các cơng trình phụ trợ
3. Những u cầu chính với học viên:
- Học viên cần tham dự học ít nhất 80% số giờ lý thuyết và 100 % số giờ
thực hành của mô đun.
- Học viên phải chăm chỉ, nghiêm túc.
- Sau khi học xong mô đun học viên hiểu được phương pháp thu hoạch
ba ba, vận chuyển sản phẩm và đánh giá kết quả.



6

Bài 1: Đặc điểm phân bố và tập tính sống của ba ba
Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm phân bố và tập tính sống của ba ba;
- Ứng dụng được đặc điểm tập tính sống và phân bố của ba ba vào xây
dựng ao nuôi.
A. Nội dung:
1. Đặc điểm phân bố:
1.1. Phân bố địa lý:
Trên thế giới ba ba phân bố tương đối rộng, từ Trung Quốc cho tới
Xiberi, từ Triều Tiên cho tới Nhật Bản
Ở Việt Nam có 4 loài ba ba: ba ba hoa, ba ba gai, lẹp chuối (giải) và cua
đinh. Trong đó ba ba phân bố chủ yếu ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ,
chỉ có cua đinh phân bố ở miền Nam.
1.2. Mơi trường sống:
Trong tự nhiên ba ba chủ yếu phân bố ở các sơng, suối, đầm, hồ nước
ngọt. Chúng có thể sống ở mơi trường nước lợ có độ muối khơng quá 4 0/00.
Môi trường sống của ba ba cả ở trên cạn và dưới nước, tuy nhiên ba ba
chỉ bắt mồi trong nước, không kiếm ăn trên bờ.
Nhiệt độ dao động của ba ba phổ biến từ 12- 350C, trong đó nhiệt độ
thích hợp nhất cho ba ba sinh trưởng và phát triển từ 25- 300C.
2. Tập tính sống:
2.1. Vận động:
Ba ba có thể sống cả dưới nước và trên bờ nên khả năng vận động của ba
ba tốt cả ở trên cạn và dưới nước.
Ba ba vừa biết bơi, vừa biết bị, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặc
biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.
Ở dưới nước ba ba vận động bắt mồi, ba ba có thể bơi tốt cũng như khả

năng vận động bằng chân đó là chui rúc dưới bùn đáy ao.
Ở trên cạn ba ba vận động bằng hệ thống chân. Ba ba thường bò để lên
bờ sưởi ấm, tìm nơi sinh sản…
2.2. Cạnh tranh:
Ba ba thuộc lồi thích ăn động vật như cá tạp, cua, ốc, hến, giun đất..


7

Khả năng bắt mồi chủ động của ba ba rất tốt, đặc biệt là với thức ăn ưa
thích của ba ba là thịt động vật. Ba ba có tập tính cạnh tranh thức ăn cao nên ba
ba nuôi trong ao thường xuyên xảy ra cạnh tranh cắn lẫn nhau.
Khi ba ba đến tuổi sinh sản thì khả năng cạnh tranh bạn tình thường xảy
ra dẫn đến các con đực trong ao hay cắn nhau gây bị thương, dẫn đến mắc bệnh
và chết.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm phân bố của ba ba?
+ Nêu đặc điểm tập tính sống của ba ba?
C. Ghi nhớ:
Tập tính sống của ba ba.


8

Bài 2: Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi
Mục tiêu:
- Nêu được các bước chọn địa điểm nuôi ba ba;
- Chọn được vị trí xây dựng ao ni.
A. Nội dung:

1. Chọn chất đất:
1.1. Thu mẫu:
- Xác định vùng đất cần thu mẫu:
+ Vùng đất cần thu mẫu là vùng được xác định thơng qua bản đồ, bình
đồ vùng miền, điạ phương để tiến hành thăm dò, khảo sát.
+ Tiến hành thăm dị, khảo sát bằng các nghiệp vụ chun mơn (trắc địa,
thổ nhưỡng…) để lựa chọn xây dựng ao nuôi ba ba.
+ Xác định được vùng thu mẫu thông qua kết quả thăm dò khảo sát để
tiến hành thu mẫu đất.
- Thu mẫu đất:
+ Chuẩn bị thiết bị thu mẫu: khoan thổ nhưỡng, xẻng, cuốc, túi nilong,
xô chậu, găng tay, nhiên liện điện, xăng, dầu…
+ Tiến hành thu mẫu đất:
Bước 1. Xác định điểm thu mẫu đất: tùy theo diện tích vùng thu mẫu mà
số điểm thu mẫu ít hay nhiều.
Thường từ 5- 10 điểm được phân bố đều trên tồn bộ diện tích vùng đất
thu mẫu. Các điểm được xác định cắm mốc và đánh số thứ tự.

Hình 1.1: Xác định các điểm thu mẫu đất
Bước 2. Thu mẫu: đất được thu bằng khoan thổ nhưỡng chuyên dụng để
lấy được nhiều tầng đất hơn. Nếu thổ nhưỡng vùng miền tương đối đồng đều
thì dùng cuốc, xẻng đào lấy mẫu từ tầng mặt xuống khoảng 50cm.


9

Thông thường đối với thu mẫu đất phục vụ chọn nơi xây dựng ao ni
thủy sản thì dung dụng cụ thô sơ lấy mẫu như cuốc, xẻng…
Bước 3. Đánh dấu mẫu đất: đất sau khi thu được cho vào túi nilong hoặc
xô chậu và tiến hành đánh số theo các điểm đã xác định.

Mẫu đất được chuyển đi xác định loại đất nào hoặc xác định trực tiếp
loại đất tại thực địa.
1.2. Xác định loại đất:
- Chỉ tiêu các loại đất:
+ Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng.
Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh,
dễ nóng, dễ lạnh.
Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mịn.
+ Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngược
lại hồn tồn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặt.
Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguội sét chứa nhiều chất dinh dưỡng
hơn đất cát.
+ Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất
thịt nhẹ thì nó có tính chất ngả về đất cát, đất thịt nặng thì có tính chất ngả về
đất sét.
Bảng 1.1: Phân loại các loại đất
Loại

Cấp hạt,

đất

tên gọi

% trọng lƣợng
Cát
(2- 0,02

Bụi
(0,02- 0,002


Sét
(<0,002

mm)

mm)

mm)

85- 100

0- 15

0- 15

pha

55- 85

0- 45

0- 15

Đất
thịt
pha cát

40- 45


30- 45

0- 15

Đất
nhẹ

thịt

0- 45

45- 100

0- 15

Thịt trung
bình

55- 85

0- 35

15- 25

Thịt nặng

30- 55

20- 45


15- 25

Cát

Đất cát

Thịt

Đất
cát

Thịt
nặng


10

Sét nhẹ

45- 75

15- 25

Sét pha cát

55- 75

0- 20

45


Sét

pha

0- 30

0- 45

25- 45

Sét trung
bình

10- 55

0- 45

25- 45

Sét

0- 55

0- 55

45- 65

Sét nặng


Sét

0- 40

0- 25

0- 35

65- 100

thịt

- Tiến hành xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng:
+ Chuẩn bị thiết bị: bình đựng thủy tinh trong suốt, nước sạch, que tre,
thước đo, kính núp.
+ Tiến hành: gồm các bước sau
Bước 1. Cho đất vào bình đựng với lượng đất chiếm 1/3 thể tích bình
đựng.
Bước 2. Cho nước sạch vào bình với lượng chiếm khoảng 2/3- 3/4 thể
tích bình đựng.
Bước 3. Dùng que tre khoắng đều để đất được hịa tan trong bình.
Bước 4. Để đất sa lắng hồn tồn trong bình.
Bước 5. Quan sát, kiểm tra thành phần cát, đất trong bình để xác định
loại mẫu đất (đất cát, đất sét hoặc đất thịt).
1.3. Đánh giá kết quả:
- Đánh giá việc xác định vùng đất cần thu mẫu.
- Đánh giá việc thu mẫu đất.
- Đánh giá việc xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng.
- Đánh giá việc xác định loại đất.
2. Kiểm tra nguồn nước:

2.1. Khảo sát nguồn nước:
- Khảo sát nguồn nước thông qua thống kê theo dõi nguồn nước mưa
hàng năm tại nơi chọn xây dựng ao.
- Khảo sát nguồn nước thông qua bản đồ địa lý để xác định các nguồn
nước trong vùng gồm:
+ Nguồn nước từ hệ thống sơng, ngịi tự nhiên
+ Nguồn nước từ hệ thống hồ chứa tự nhiên, nhân tạo.


11

+ Nguồn nước từ hệ thống mạch ngầm.
- Khảo sát nguồn nước cung cấp gần nhất ở nơi xây dựng ao nuôi gồm:
+ Trữ lượng nước của nguồn cung cấp gần nhất
+ Địa hình nguồn nước (thuận lợi hay khó khăn)
+ Hệ thống kênh mương tự nhiên, nhân tạo đẫn đến nơi xây dựng ao.
2.2. Kiểm tra chất nước:
2.2.1. Kiểm tra ơxy hịa tan:
- Dụng cụ đo: bộ test nhanh
- Phương pháp đo:
Bước 1: Thu mẫu nước
Bước 2: Xác định hàm lượng oxy hịa tan trong mơi trường nước bằng bộ
thử nhanh
2.2.2. Kiểm tra pH:
- Dụng cụ đo:
+ Giấy quỳ và bảng so màu
+ Bộ test pH
+ Máy đo pH
- Phương pháp đo:
+ Đo bằng giấy so màu (giấy quỳ):

Giấy được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử
dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc pH của nước, giấy sẽ
hiện màu khác nhau. Sau đó đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo
trên nắp hộp, ta sẽ biết được pH của nước.

Hình1.2: Giấy quỳ đo pH


12

+ Đo bằng dung dịch so màu (bộ test)
Pha một dãy dung dịch màu pH tiêu chuẩn, ứng với các giá trị pH từ 1
đến 14 (có thể từ 1 đến 8 hoặc từ 4 đến 11), tuỳ theo khoảng pH mẫu, sau đó
cho mẫu tạo màu với chỉ thị pH, rồi so sánh màu mẫu với thang màu tiêu chuẩn
sẽ xác định được pH. Phương pháp này thường để thử test nhanh

Hình1.3: Bộ test đo pH
+ Đo bằng máy:
Bước 1: Nối máy với đầu đo.
Bước 2: Lấy đầu đo từ trong lọ bảo quản, vẩy nhẹ rồi đưa đầu đo vào
nguồn nước cần xác.
Bước 3: Bật công tắc máy về ON và giữ yên máy, chờ khoảng 1 – 2 phút
để số trên màn hình LCD ổn định rồi đọc kết quả.

Hình1.4: Máy đo pH


13

Bảng1.2: Ưu nhược điểm của các phương pháp đánh giá độ pH nước trong ao

nuôi ba ba thương phẩm
TT

PP đo Bằng
quỳ
Chỉ tiêu
độ

tiện Nhanh,
dụng

giấy Bằng
test

bộ Bắng
đo

tiện Lâu, sử dụng
nhiều
thao
tác,
đọc
hướng dẫn

máy

1

Mức
dụng


2

Kết quả

3

Phương pháp sử Đơn giản, dễ Phức tạp hơn,
dụng
học, dễ áp cần có người
dụng
hướng dẫn và
thực hành

Thao
tác
phức tạp, cần

chun
mơn

4

Chi phí

Đắt, khó áp
dụng
với
nơng dân


Độ chính xác
chưa cao, phụ
thuộc vào yếu
tố bên ngồi
(mắt
nhìn,
ánh sáng)

Thấp

Lâu, sử dụng
nhiều
thao
tác, học cách
sử dụng máy

Vẫn cịn sai Chính xác
số khi nhỏ
dung
dịch
thử, so màu

Cao hơn

2.2.3. Kiểm tra H2S:
- Dụng cụ đo: bộ test nhanh
- Phương pháp đo:
Bước 1: Thu mẫu nước
Bước 2: Xác định hàm lượng H2S trong môi trường ni bằng bộ thử
nhanh

- Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi
thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.
- Chú ý: Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium
hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và


14

quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật
nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.
2.2.4. Kiểm tra NH3:
- Dụng cụ đo: bộ test nhanh
- Phương pháp đo:
Bước 1: Thu mẫu nước
Bước 2: Xác định hàm lượng NH3 trong môi trường ni bằng bộ thử
nhanh

Hình1.5: Bộ test nhanh xác định hàm lượng NH3/NH3
- Cách sử dụng:
1. Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi
lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng.
2. Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml
mẫu nước vào lọ. Lau khơ bên ngồi lọ.
3. Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu
nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều.
4. Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và
lắc đều rồi mở nắp ra.
5.Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc
đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử
1,2,3.



15

6. Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. Chú ý: Ở bảng
so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn
7. Đối chiếu giá trị NH4+ với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong
nước ao.
Bảng 1.3: Chiếu giá trị NH4+ với giá trị pH
Giá trị NH4+
sau khi so

Độ pH
7,0

7,5

8,0

8,5

9,0

0,5

0,003

0,009

0,03


0,08

0,18

1,0

0,006

0,02

0,05

0,15

0,36

1,5

0,01

0,03

0,11

0,30

0,72

5,0


0,03

0,09

0,27

0,75

1,80

10,0

0,06

0,17

0,53

1,51

3,60

màu

Giá trị
NH3
thực tế

Chú thích:

Mức độ an tồn
Mức độ nguy hiểm
Mức độ rất nguy hiểm
- Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi
thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.
- Chú ý: Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium
hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và
quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật
nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.
2.3. Đánh giá kết quả:
- Đánh giá việc khảo sát nguồn nước
- Đánh giá việc kiểm tra chất nước


16

3. Xác định điều kiện giao thông:
- Xác định điều kiện giao thông của vùng tiến hành xây dựng ao. Giao
thơng phục vụ cho q trình vận chuyển, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu
thụ sản phẩm của nghề.
- Điệu kiện giao thông ở các vùng lân cận. Giao thông đảm bảo thuận lợi
cho hoạt động đi lại, lưu thơng hàng hóa giữa vùng ni với mơi trường bên
ngồi đảm bảo an tồn thuận lợi về giao thơng, đó là một trong những tiêu chí
quan trọng khi chọn vùng xây dựng ao nuôi.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Câu hỏi:
Nêu các bước chọn địa điểm nuôi ba ba?
- Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng
+ Bài tập 2: Kiểm tra độ pH

+ Bài tập 3: Kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan
C. Ghi nhớ:
Thao tác thu mẫu đất, phân loại đất.


17

Bài 3: Lên sơ đồ ao nuôi
Mục tiêu:
- Nêu được các chỉ tiêu hình dạng, diện tích ao, chiều cao bờ và phương
pháp cắm tiêu;
- Xác định được hình dạng, diện tích ao, chiều cao bờ và tiến hành cắm
tiêu;
- Đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật.
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị dụng cụ:
- Yêu cầu:
+ Số lượng: dụng cụ đảm bảo đầy đủ về số lượng để thực hiện lên sơ đồ.
Số lượng này nhiều ít tùy thuộc vào thực tế thực hiện, diện tích cần lên sơ đồ và
tiến hành cắm tiêu ngoài thực địa.
+ Chất lượng: dụng cụ được kiểm tra, lựa chọn cẩn thận
+ Chủng loại: dụng cụ chủ yếu là hệ thống thước ngắm, thước dây, dây
buộc, dây làm căng làm vạch, cọc tre để cắm tiêu, ngồi ra là máy tính tay,
sách, bút ghi chép, tạo bản vẽ để lên sơ đồ trên giấy
2. Xác định hình dạng, diện tích, chiều cao bờ:
2.1. Xác định hình dạng ao:
Xác định diện tích ao ni ba ba nhằm mục đích tiến hành lên sơ đồ và
xây dựng ao ni phù hợp. Ao ni ba ba có nhiều hình dạng khác nhau, vì
hình dạng ao khơng phải là nhân tố quyết định đến đời sống của ba ba.
Hiện nay, ao ni ba ba thường có hình dạng chữ nhật là thích hợp cho

q trình bố trí dãy ao, quản lý, đánh bắt và thi cơng. Ao hình chữ nhật thường
chọn chiều dài lớn hơn chiều rộng từ 4 - 6 lần.
- Cách tiến hành xác định hình dạng ao:
+ Bước 1: Tiến hành xác định hình dáng , diện tích vùng đất tiến hành
xây dựng ao
+ Bước 2: Xác định hướng ao (hướng chiều dài, hướng chiều rộng)
+ Bước 3: Vẽ hình dạng ao thơng qua thực địa lên giấy theo tỷ lệ xác
định.


18

Hình 1.6: Hình dạng ao ni ba ba phổ biến
2.2. Xác định diện tích ao:
Diện tích của ao tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, qui mơ hoạt động của
từng cơ sở ni và tùy thuộc từng lồi ba ba, từng giai đoạn phát triển của ba ba
cụ thể.
Thường nuôi cá thể có trọng lớn thì cần ao ni rộng sâu hơn ao ni cá
thể có trọng lượng nhỏ. Tuy nhiên ao không nên quá rộng sẽ tốn nhiều công
sức trong việc thi cơng, chăm sóc và thu hoạch. Nếu ao q nhỏ và hẹp thì
khơng thích hợp với một số lồi ba ba và khơng kinh tế vì tốn nhiều đất cho bờ
ao, đường đi và hệ thống cấp tiêu nước. Ngồi ra các ao có diện tích hẹp thì các
yếu tố mơi trường biến động lớn, khơng gian cho ba ba hoạt động ít có thể dẫn
đến ba ba dẫm đạp lên nhau, ba ba chậm lớn hơn ni trong ao rộng và khơng
kinh tế.
Nói chung để xác định diện tích ao của từng hệ thống ao phải tính tốn
tổng hợp dựa vào:
- Điều kiện địa lý vùng miền.
- Yêu cầu đối tượng nuôi và kỹ thuật nuôi.
- Tính tốn chi phí xây dựng trên một diện tính ao.

- Đối với ao nuôi ba ba thương phẩm nên có diện tích từ 100-200m2/ao,
lớn nhất khơng q 1.000m2.
2.3. Xác định chiều cao bờ
Chiều cao bờ được tính từ đáy ao đến mặt bờ ao, nhưng trong nuôi thủy
sản chủ yếu quan tâm đến độ cao an toàn của bờ. Độ cao an toàn của bờ được


19

xác định thông qua độ cao của mực nước trong ao. Bờ được gọi là an tồn khi
ln cao hơn mực nước lớn nhất trong ao từ 0.3- 0,5 m (độ cao an tồn bờ).
Độ cao của bờ ao ni ba ba có sự thay đổi theo vùng miền, mùa vụ và
đặc biệt theo từng lồi ni cụ thể, cũng như từng giai đoạn phát triển của loài.
Độ cao của bờ ao ni ba ba thịt nên có độ cao ≥ 2m, vì trong ao ni ba
ba thường có mức nước chứa thường xuyên 1,2- 1,7m. Thời gian nắng nóng và
mùa rét cho nước sâu thêm 20- 30cm thậm trí vào mùa mưa mục nước có thể
dâng lên trên 0,5m.
3. Cắm tiêu trên thực địa:
3.1. Cắm tiêu ao
Cắm tiêu ao là thực hiện cắm ngồi thực địa thơng qua việc xác định
diện tích ao ở trên.
Trình tự cắm tiêu được thực hiện như sau:
+ Bước 1: Cắm cọc tiêu ở vùng đã được xác định xây dựng ao nuôi ba ba
+ Bước 2: Cắm cọc tiêu ở 4 góc theo dạng ao đã xác định( hình chữ nhật)
+ Bước 3: Tiến hành ngắm các điểm xen kẽ ở các cạnh chiều dài và
chiều rộng của ao. Các cọc được cắm theo tỷ lệ khoảng 10m thì cắm 1 cọc lấy
điểm tiêu thẳng hàng ở hai góc ao.
+ Bước 4: Dùng dây căng giữ các điểm với nhau để hình thành hình dáng
cũng như diện tích ao cần xây dựng
3.2. Cắm tiêu bờ

Sau khi đã cắm tiêu hình thành hình dạng và diện tích của ao thì tiến
hành cắm tiêu bờ để đắp bờ ao.
Thực hiện cắm tiêu bờ ao như sau:
+ Bước 1: Xác định chiều rộng đáy ở bờ: từ 3- 5m và cắm tiêu theo chiều
rộng đáy ở hai bên, số lượng cọc tiêu được cắm tùy thuộc vào chiều dài của
từng cạnh trong ao. Khoảng cách giữa các cọc tiêu từ 5- 10m.
+ Bước 2: Xác định chiều rộng của mặt bờ: từ 1,5- 2,5 m và cắm cọc tiêu
theo chiều rộng mặt bờ. Các cọc tiêu được cắm thẳng hàng và song song với
cọc tiêu chiệu rộng đáy bờ.
Lưu ý: Cọc cắm tiêu chiều rộng mặt bờ phải có chiều cao lớn hơn hoặc
bằng chiều cao bờ đã xác định (cọc cao ≥ 2m)
+ Bước 3: Thực hiện căng dây nối lại những cọc tiêu của chiều rộng đáy
bờ tạo thành hai đường thẳng song song (thường tạo hàng dây sát đáy cọc)
+ Bước 4: Thực hiện căng dây nối lại những cọc tiêu của chiều rộng bề
mặt bờ tạo thành hai đường thẳng song song (thường tạo hàng dây cách chân
cọc từ 0,8- 1,5m)


20

Kết thúc quá trình cắm tiêu bờ ao sẽ hình thành hệ thống bờ mô phỏng
bằng cọc tiêu và dây căng, bờ mơ phỏng có hình thanh. Đáy lớn là chiều rộng
đáy bờ và đáy nhỏ là chiều rộng mặt bở để làm căn cứ tiến hành thi công xây
dựng bờ ao nuôi ba ba.
3.3. Cắm tiêu cống
Cống được xây dực trên hệ thống bờ ao nên sau khi hình thành bờ ao thì
tiến hành cắm tiêu cống.
Trình tự cắm tiêu cống được thực hiện như sau:
+ Cắm tiêu vị trí cống cấp
+ Cắm tiêu vị trí cống thốt

+ Cắm tiêu nền cống
+ Cắm tiêu thân cống
+ Cắm tiêu khẩu độ cống.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Câu hỏi:
Mơ tả các bước thực hiện cắm tiêu ngồi thực địa?
- Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Cắm tiêu ao
+ Bài tập 2: Cắm tiêu bờ ao
+ Bài tập 3: Cắm tiêu cống
C. Ghi nhớ:
Thao tác cắm tiêu ao ngoài thực địa..


21

Bài 4: Thi công
Mục tiêu:
- Mô tả được các bước xây dựng bờ ao, hệ thống cống và làm đáy ao
nuôi;
- Xây dựng được bờ ao, hệ thống cống và làm đáy ao ni;
- Tn thủ quy trình kỹ thuật.
A. Nội dung:
1. Xây dựng bờ ao:
1.1. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị vật liệu: vật liệu chủ yếu cho xây dựng bờ ao là đất tự nhiên
sẵn có, gạch nung, đá các loại, chất kết dính (vơi, xi măng), vữa bê tơng…
Vật liệu chuẩn bị đảm bảo số lượng và chất lượng thơng qua thiết kế tính
tốn tổng khối đất đắp bờ, số lượng gạch, vữa bê tơng theo diện tích của cơng
trình ao ni.

- Chuẩn bị nhân lực: nhân lực phục vụ cho công tác thi công đắp bờ, đảm
bảo theo định mức lao động. Nhân lực gồm có cơng kỹ thuật và nhân công thủ
công phục vụ xây dựng bờ.
- Chuẩn bị khác: gồm có các thiết bị bảo hộ an tồn cho nhân cơng, cơng
trình trong q trình thi công khi gặp sự cố kỹ thuật, thời tiết xấu. Hệ thống
máy móc, dụng cụ phụ trợ như máy hút nước, máy đào đất, cuốc xẻng…
- Chuẩn bị kinh phí phục vụ xây dựng bờ
1.2. Xây dựng bờ:
- Thi công đắp bờ:
+ Tạo cốt bờ đất: đó là q trình đào đắp đất để tạo lện hệ thống bờ đơn
giản nhất phục vụ để hình thành hệ thống ao cơ bản.
Bờ đất đảm bảo theo yêu cầu thiết kế như hình thành hình dạng ao hồn
chỉnh, chắn giữ được nước, lưu thơng trên bờ một cách dễ dàng an tồn mà
khơng ảnh hưởng đến hình dạng của bờ.
Đối với một số cơng trình ni thủy sản thơng thường thì bờ đất có thể
đảm bảo cho q trình ni an tồn và đạt hiệu quả.
+ Gia cố bằng hệ thống bê tông: ao nuôi ba ba hiện nay đều được gia cố
bằng hệ thống bê tơng hóa để đảm bảo an tồn cho ao, ba ba và ni đối tượng
này đạt hiệu quả hơn.
Hệ thống bê tơng hóa được gia cố trên nền cốt là bờ đất đã được đắp
hoàn chỉnh. Hệ thống này chủ yếu được xây bằng gạch nung hoặc đá hộc với


22

phụ gia là chất kết dính vữa hoặc xi măng, cũng có thể là đúc bê tơng hồn tồn
bằng vữa bê tông.
Gia cố hệ thống bê tông để ba ba được lưu giữ trong ao ni an tồn và
đảm bảo chắc chắn của bờ ao khi ni đối tượng này.


Hình 1.7: Bờ ao xây nuôi ba ba
- Hiện nay trong thực tế ở một số cơ sở nuôi ba ba, để tránh tốn kém
trong xây dựng bờ. Tiến hành xây dựng hệ thống bờ bao quanh ao có diện hàng
nghìn m2. Sau đó làm hệ thống bờ đơn giản bằng tấm broximang để ngăn thành
các ao có diện tích nhỏ hơn.
- Thực hiện làm bờ bằng tấm broximang:
+ Xác định vị trí tiến hành làm bờ bằng tấm broximang
+ Đắp nền chắc chắn (có thể khơng làm nếu vị trí dựng bờ có chất đất đủ
chắc chắn và an tồn khi dựng ấm broximang) để dựng, cố định tấm broximang
+ Dựng tấm broximang, kết hợp với cắm nhẹ để tấm broximang được
đứng thẳng đúng vị trí
+ Cố định các tấm broximang bằng cọc, bằng xi măng hoạc bằng hệ
thống dây thép.


23

Hình 1.8: Bờ ao ni ba ba ngăn bằng tấm broximang
1.3. Làm gờ:
- Yêu cầu của gờ: để tránh ba ba bị ra ngồi.
- Gờ được làm cùng với xây dựng bờ hoặc làm sau.
- Gờ có thể làm bằng gạch hoặc đổ bê tơng để chắn ba ba bị lên mặt bờ.
- Gờ được làm hướng vào ao chiều dài gờ hướng vào ao từ 10- 15cm.

Hình1.9: Gờ chắn ba ba bị ra ngồi


24

1.4. Đánh giá chất lượng:

- Đánh giá dựa vào khả năng giữ nước (độ thẩm lậu, rò rỉ)
- Đánh giá dựa vào tính ổn định, độ chắc chắn của bờ
- Đánh giá hiểu quả khi sử dụng cũng như tiết kiệm chi phí
2. Xây dựng hệ thống cống:
2.1. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị vật liệu: vật liệu chủ yếu cho xây dựng hệ thống cống là cọc
các loại, gạch nung, đá các loại, chất kết dính (vơi, xi măng), vữa bê tông…
Vật liệu chuẩn bị đảm bảo số lượng và chất lượng thơng qua thiết kế tính
tốn tổng khối đất đắp bờ, số lượng gạch, vữa bê tơng theo diện tích của cơng
trình ao ni.
- Chuẩn bị nhân lực: nhân lực phục vụ cho công tác thi công đắp bờ, đảm
bảo theo định mức lao động. Nhân lực gồm có cơng kỹ thuật và nhân công thủ
công phục vụ xây dựng bờ.
- Chuẩn bị khác: gồm có các thiết bị bảo hộ an tồn cho nhân cơng, cơng
trình trong q trình thi công gặp sự cố kỹ thuật, thời tiết. Hệ thống máy móc,
dụng cụ phụ trợ như máy hút nước, máy đào đất, mày nén đất, nén cọc, cuốc,
xẻng…
2.2. Xây dựng cống:
- Xây dựng nền cống: nền cống được thiết kế và thi công làm chắc chắn
bằng hệ thống máy nén đất để ổn định nền cống. Nền cống phải đảm bảo vững
chắc, được đầm nện kỹ, có thể đóng thêm hệ thống cọc và đổ lót một lớp bê
tơng đá 4 x 6 dày từ 10 - 20 cm cho nền được vững chắc. Nề cống được gia cố
thêm bằng gạch hay đúc bằng bê tơng để hình thành bệ cống chắc chắn an toàn.
- Xây dựng ống cống: ống cống có thể xây trực tiếp hoặc đúc bê tơng sẵn
có thể có lưới thép hoặc khơng. Cường độ chịu nén của cống phải đạt 150 - 200
kg/cm2. Ống cống có kích cỡ tùy theo thiết kế cũng như diện tích ao ni. Ống
cống được gép với thân cống bằng chất kết dính vữa.
- Xây dựng thân cống: thân cống có tiết diện hình chữ U, bề lõm quay vào
trong ao để đón nước, bề lồi ngồi được ghép với ống cống. Thân cống được
xây bằng gạch hoặc đúc bằng bê tơng. Phía trong xây các khe rãnh phai với số

lượng từ 2- 3 khe phai để lắp ván phai. Tấm ván phai thường được thiết kế
bằng gỗ hoặc kim loại, ván phai có tác dụng chắn giữ nước và điều tiết cấp
hoặc tháo theo yêu cầu trong quá trình ni. Kích thước chiều dài thân cống
phụ thuộc vào vị trí đặt và yêu cầu của từng ao cụ thể.


×