Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Quản lý rác thải nông thôn tại địa bàn xã Đông Quang - huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.03 KB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PTNT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“Quản lý rác thải nông thôn tại địa bàn xã Đông Quang
huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình”
Gv hướng dẫn : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
Sv thực hiện : ĐỖ TRỌNG ANH
MSV : 564412
Lớp : PTNTB – K56
HÀ NỘI 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Toàn bộ số
liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Đỗ Trọng Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ nhiệt tình của tập thể, cá nhân
trong và ngoài trường học viện Nông nghiệp Việt Nam, vậy nên:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Nguyễn Thị Phương
đã giành nhiều thời gian, tâm huyết và luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình thực hiện bài khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trường học


viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng
đắn trong học tập cũng như trong tu dưỡng đạo đức.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND xã Đông Quang, tổ vệ sinh môi tường,
các hộ gia đình nông dân trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình điều tra thu thập số liệu hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả
Đỗ Trọng Anh
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Rác thải là điều tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa
bệnh, vui chơi giải trí của con người. Hiện nay, do quá trình phát triển công
nghiệp hóa - hiện đai hóa đất nước cùng việc thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao thì vấn
đề rác thải nông thôn ngày càng được quan tâm. Theo báo cáo diễn biến môi
trường Việt Nam[4], rác thải nông thôn ước tính 0,3 kg/người/ngày và có xu hướng
tăng đều theo từng năm, rác đang là vấn đề bức xúc. Lượng rác này tập trung nhiều
gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến đời sống,
sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Xã Đông quang cũng không nằm ngoài thực trạng trên, là một xã đang trên
đà phát triển mạnh mẽ vì vậy lượng rác thải ở xã không ngừng tăng lên. Để tìm
hiểu công rác quản lý rác thải nông thôn ở xã Đông Quang tôi đã chọn đề tài:
“Quản lý rác thải nông thôn tại địa bàn xã Đông Quang - huyện Đông Hưng
– tỉnh Thái Bình” với mục tiêu chung là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công
tác quản lý rác nông thôn tại địa bàn xã Đông Quang huyện Đông Hưng tỉnh

Thái Bình từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải
nông thôn trên địa bàn xã trong những năm tới, được cụ thể hóa bằng 4 mục tiêu
cụ thể như sau: (1) góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về
quản lý rác thải nông thôn; (2) đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải
nông thôn trên địa bàn xã Đông Quang huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình; (3)
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rác thải nông thôn trên địa
bàn xã; (4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý
rác thải nông thôn trên địa bàn xã trong thời gian tới.
Cơ sở lý luận của đề tài, tôi đưa ra các khái niệm về rác thải, khái niệm về
quản lý rác thải, nguồn gốc rác thải,tác hại của rác thải, chức năng và vai trò của
iii
quản lý rác thải, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rác thải. Cơ sở thực
tiễn là kinh nghiệm quản lý rác thải của các nước trên thế giới: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore và kinh nghiệm quản lý rác thải nông thôn ở một số địa
phương trong nước: Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc từ đó rút ra một số bài
học kinh nghiệm.
Để thu thập số liệu sơ cấp tôi đã sử phiếu điều tra để phỏng vấn các hộ gia
đình, người thu gom và cán bộ quản lý bằng hệ thống bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn,
đồng thời tiến hành phỏng vấn sâu với những cá nhân có liên quan. Thu thập các
số liệu thứ cấp đã được công bố tại phòng thống kê xã, sách báo, internet để
làm nguồn số liệu cho quá trình nghiên cứu đề tài. Sử dụng các phương pháp
phân tích số liệu, phân tích so sánh, các phần mềm word, excel để xử lý số liệu.
Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để phản ánh thực trạng rác thải, thực trạng quản lý
trên địa bàn xã.
Kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng, nguồn phát sinh các
loại rác thải nông thôn trên địa bàn xã. Sau đó nghiên cứu hệ thống quản lý rác
thải tại xã theo các khía cạnh: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám
soát. Nghiên cứu nhận thức, đánh giá của người dân, và các tổ thu gom về công
tác quản lý rác thải tại xã hiện nay. Thực tế cho thấy hệ thống quản lý tại xã vẫn
chưa đạt hiệu quả cao, xã mới chỉ quan tâm tới rác thải sinh hoạt tại địa phương

mà chưa quan tâm tới rác thải nông nghiệp.
Đề tài đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý rác thải tại
xã từ đó đưa ra một số giả pháp nhằm tăng cường công tác quản lý: (1) giải pháp
về thu gom;(2) giải pháp về quy chế chính sách;(3) giải pháp về kỹ thuật;(4) giải
pháp về tài chính;(5) giải pháp về xã hội hóa;(6) giải pháp về tuyên truyền, giáo
dục.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
4.4.2 Đánh giá từ phía tổ thu gom rác thải 59
4.4.2.1 Đánh giá của tổ thu gom rác thải về trang thiết bị phục vụ công tác thu
gom, vận chuyển rác thải 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần khí thải trong rác 9
Bảng 3.2: Tình hình dân số tại xã Đông quang năm 2014 34
Bảng 3.3 tình hình phát triển kinh tế của xã Đông Quang qua 3 năm 2012-
2014 38
Bảng 4.1: Khối lượng RTSH phát sinh tại địa điểm nghiên cứu 44
Bảng 4.2: Khối lượng chất thải trong chăn nuôi 46
Bảng 4.3: Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý 49
Bảng 4.4: Phân loại rác thải nông thôn của các hộ điều tra 51
Bảng 4.5 Phân loại rác của tổ thu gom 51
Bảng 4.6: Công tác thu gom rác thải sinh hoạt và nông nghiệp tại địa phương
52
Bảng 4.7 Công tác thu gom rác thải nông thôn tại các hộ gia đình 53
Bảng 4.8: Vật dụng chứa rác của hộ điều tra 53
Bảng 4.9: Xử lý rác thải sinh hoạt của tổ thu gom tại các bãi rác 54

Bảng 4.10: Xử lý rác thải nông nghiệp của các hộ gia đình 55
Bảng 4.11 Kiểm tra, kiểm soát quản lý rác thải 56
Bảng 4.12: Đánh giá của người dân về mức thu phí và hình thức thu phí 57
Bảng 4.13 Đánh giá của người dân về tầm suất thu gom và hình thức xử lý
rác thải 58
Bảng 4.14 Đánh giá của tổ thu gom về ý thức của người dân trong công tác
thu gom, phân loại rác thải, đóng phí vệ sinh 60
Bảng 4.15 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của rác thải nông thôn 63
Bảng 4.16 Nhận thức của người dân về sự cần thiết của việc phân loại rác 64
Bảng 4.17 Nhận xét của hộ điều tra về sự có mặt của tổ thu gom 64
Bảng 4.18 Đánh giá của người dân về hiệu quả làm việc của tổ thu gom 65
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải 6
Sơ đồ 2.2 Hệ thống quản lý chất thải ở Việt Nam 12
Sơ đồ 4.1: Nguồn gốc phát sinh rác thải nông nghiệp 45
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ quản lý rác thải của xã Đông Quang 47
ix
x
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải nội dung
BVTV Bảo vệ thực vật
CC Cơ cấu
SL Số lượng
ĐKTN Điều kiện tự nhiên
VSMT Vệ sinh môi trường
RTSH Rác thải sinh hoạt
RTNN Rác thải nông nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
xi

Phần I
Mở Đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rác thải là điều tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa
bệnh, vui chơi giải trí của con người. Hiện nay, do quá trình phát triển công
nghiệp hóa - hiện đai hóa đất nước cùng việc thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao
thì vấn đề rác thải nông thôn ngày càng được quan tâm. Theo báo cáo diễn biến
môi trường Việt Nam, rác thải nông thôn ước tính 0,3 kg/người/ngày và có xu
hướng tăng đề theo từng năm, rác đang là vấn đề bức xúc. Lượng rác này tập
trung nhiều gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng
đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân. Bảo vệ môi trường đang là
một vấn đề vô cùng cấp thiết đòi hỏi phải có sự chung tay giúp đỡ của toàn cộng
đồng. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ
bản của phát triển bền vững. Quản lý rác thải đang trở thành một vấn đề nóng
bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là một xã nông
nghiệp, trong những năm qua thực hiện đường lối chủ trương của đảng và nhà
nước, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tình hình kinh tế - xã
hội của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên cùng với sự phát triển
đó cũng đặt ra nhiều vấn đề khó khăn mà địa phương cần phải giải quyết. Một
trong những khó khăn đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân nhưng các nguồn
rác thải đó chưa được quan tâm một cách thích đáng, chưa có một giải pháp
cụ thể nào trong việc quản lý.
Xuất phát từ thực tế trên, nhắm góp phần giữ gìn và bảo vệ cảnh quan,
môi truờng cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
1
tôi đã chọn đề tài:” Quản lý rác thải nông thôn tại địa bàn xã Đông Quang

- huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý rác nông thôn tại địa
bàn xã Đông Quang huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình từ đó đề xuất giải pháp
nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải nông thôn trên địa bàn xã Đông
Quang huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình trong những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý rác
thải nông thôn.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải nông thôn trên địa bàn
xã Đông Quang huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rác thải nông
thôn trên địa bàn xã Đông Quang huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý
rác thải nông thôn trên địa bàn xã trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý rác thải nông thôn
trên địa bàn xã Đông Quang huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.
Khách thể nghiên cứu là cán bộ, người dân, các đoàn thể xã hội thuộc
xã Đông Quang huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Đông Quang huyện Đông Hưng,
tỉnh Thái Bình, được tiến hành tại các điểm nghiên cứu: Thôn Năm, thôn
Hưng Đạo Đông, thôn Hồng Phong.
2
1.3.2.2.Phạm vi thời gian
-Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2012 đến năm 2014. Số liệu điều

tra được thực hiện trong năm 2015.
-Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015.
1.3.2.3.Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu chỉ tiến hành trên 2 loại rác thải chính là rác thải sinh hoạt
và rác thải nông nghiệp.
Nghiên cứu chỉ tiến hành với 2 loại rác thải trên có nguồn gốc phát sinh
từ hộ gia đình.
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI NÔNG THÔN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm chung về rác thải
Rác thải là những vật chất, trong một quá trình sản xuất nào đó, không
còn khả năng sử dụng nữa (giá trị sử dụng bằng không) và bị loại ra từ quá
trình sản xuất đó. Quy trình này có thể là quy trình sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, hoạt động dịch vụ, giao thông vận tải. Rác thải ra từ các hoạt
động của đời sống, từ các khu dân cư và ngay cả những hoạt động của các
nhà du hành vũ trụ cũng cho ra rác thải. Rác thải đôi khi còn là nguyên liệu
cho quá trình sản xuất tiếp theo. Rác thải có thể ở dạng khí, lỏng, rắn. Rác
thải rắn còn được gọi là rác. Rác và chất thải tự bản thân nó có thể chưa gây ô
nhiễm hoặc mới chỉ ở mức là bẩn môi trường, nhưng qua tác động của các
yếu tố môi trường, qua phân giải, hoạt hóa mà chất thải mới trở nên ô nhiễm
và gây độc. Rác hữu cơ thì bị lên men gây thối và độc. Nước thải chứa hóa
chất là ô nhiễm đất, ô nhiễm mặt nước, nước ngầm, chất thải phóng xạ gây ô
nhiễm phóng xạ, hầu như ở đâu có sinh vật sống là ở đó có rác thải, hoặc ở
dạng này, hoặc ở dạng khác[5]. Vì vậy, chỗ nào càng tập trung sinh vật, con
người và hoạt động của họ càng cao thì rác thải càng nhiều.
2.1.1.2 Khái niệm về rác thải nông thôn
Ngày nay, không chỉ ở các đô thị lớn mà ở vùng nông thôn với sự phát

triển kinh tế - xã hội và tăng dân số lượng rác thải phát sinh ra môi trường
ngày càng tăng mà mới chỉ xử lý được khoảng 40% - 50% lượng rác thải phát
sinh. Rác thải nông thôn là các sản phẩm phát sinh từ các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người ở khu
vực nông thôn[4]
4
2.1.1.3 Khái niệm về quản lý rác thải nông thôn.
Quản lý rác thải là việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, loại bỏ
hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý rác thải thường liên quan đến
những vật chất do hoạt động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai
trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay
tính mỹ quan. Quản lý rác thải cũng góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên
lẫn trong rác thải. Quản lý rác thải có thể bao gồm chất rắn, chất lỏng, chất
khí hoặc chất phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng những phương pháp và
lĩnh vực chuyên môn khác nhau.[6]
Cách quản lý rác thải có phần khác nhau tại những quốc gia phát triển
và đang phát triển, tại khu vực đô thị và nông thôn, và tùy vào loại hình sản
xuất dân dụng hay công nghiệp. Quản lý rác thải vô hại từ đối tượng hành
chính và dân dụng ở các vùng đô thị thường là trách nhiệm của cơ quan chính
quyền địa phương, trong khi quản lý rác thải vô hại từ đối tượng thương mại
và công nghiệp thường là trách nhiệm của nhà sản xuất.
2.1.1.4 Phân loại rác thải nông thôn.
* Phân theo bản chất nguồn tạo thành
- Rác thải nông nghiệp: là những chất thải được thải ra từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Ví dụ : trồng trọt chăn nuôi, thu hoạch các loại
cây trồng, các sản phẩm chế biến từ sữa…[4]
- Rác thải sinh hoạt: là chất thải rắn được sản sinh ra trong sinh hoạt
hàng ngày của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ
quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại.[4]
- Rác thải ngành nghề dịch vụ: là những chất thải được sinh ra trong

các hoạt động sản xuất ngành nghề dịch vụ đó. Ví dụ: ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề, khu vui chơi giải trí…[4]
- Rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại rác thải trên bởi
vì ta biết rằng lượng rác thải sinh hoạt thải ra phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó
là sự phát triển kinh tế và tỷ lệ tăng dân số[4]
* Phân theo mức độ nguy hại
5
- Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ cháy gây phản ứng
độc hại, chất thải sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy nổ hoặc chất phóng
xạ, các chất nhiễm khuẩn lây lan,….có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con
người và sinh vật. [4]
- Rác thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có
những đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc có khả năng tương tác với các chất
khác gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng và môi trường. Theo quy chế quản
lý rác thải y tế, các loại rác thải y tế độc hại được phát sinh từ các hoạt động
chuyên môn trong các bệnh viện, trạm y tế. [4]
- Rác thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất
và hợp chất gây nguy hại trực tiếp và có khả năng tương tác thành phần. [4]
2.1.1.5 Xử lý rác thải
Xử lý rác thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý rác thải và không
làm ảnh hưởng đến môi trường, tái tạo lại các sản phẩm có lợi cho xã hội
nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. [4]
2.1.2 Nguồn gốc rác thải trong nông thôn.
* Nguồn chủ yếu phát sinh rác thải
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải
- Hộ gia đình: rác thải phát sinh từ những thực phẩm thừa, vải, da, gỗ
vụn, thủy tinh, kim loại, các chất thải từ đồ điện, điện tử hỏng, lốp xe…
Nông nghiệp,
hoạt động xử lý
rác thải

Rác Thải
Nơi vui chơi,
giải trí
Bệnh viện, cơ sở
y tế
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp
Nhà dân, khu
dân cư.
Chợ, bến xe, nhà
ga
Giao thông, xây
dựng.
Cơ quan
trường học
6
- Dịch vụ buôn bán thương mại: rác từ các nhà kho, quán ăn, chợ, văn
phòng, khách sạn, cửa hàng, đại lý….
- Cơ quan như trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính…
- Công nghiệp: rác là hóa chất, sắt thép, giấy vụn…
- Nông nghiệp: rác là các rau quả thừa, là thuốc bảo vệ thực vật, chai lọ
đựng thuốc BVTV…
2.1.3 Tác hại của rác thải nông thôn.
2.1.3.1. Tác hại của rác thải nông thôn đến môi trường đất
Các chất hữu cơ còn được phân hủy trong môi trường đất trong hai
điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ ẩm thích hợp qua hàng loạt loại sản
phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các chất khoáng đơn giản, các chất H
2
O,

CO
2
. Nếu là yếm khí sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH
4
, H
2
O, CO
2
gây độc
hại cho môi trường.Với một lượng vừa phải thì khả năng làm sạch của môi
trường đất khiến rác không trở thành ô nhiễm. Nhưng một lượng rác quá lớn
thì môi trường đất quá tải và bị ô nhiễm. Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm
kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm,
làm ô nhiễm nước ngầm. Khi nước ngầm ô nhiễm thì không còn cách gì cứu
chữa được.
- Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn rác thải các chất ô nhiễm không khí
lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm
bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền từ đất
cho cây sau đó sang người và động vật…
- Rác thải vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu
cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
cộng đồng.
7
- Rác thải nguy hại khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành
phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân
bằng dinh dưỡng làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất. [4]

2.1.3.2. Tác hại của rác thải nông thôn đến môi trường nước
Các loại rác thải giàu chất hữu cơ, trong môi trường nước nó sẽ bị phân
huỷ nhanh chóng. Phần nổi trên bề mặt sẽ có quá trình khoáng hoá tạo sản
phẩm trung gian sau đó sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần
chìm trong nước sẽ phân giải yếm khí có thể bị lên men tạo ra chất trung gian
và sau đó sản phẩm cuối cùng là CH
4
, H
2
S, H
2
O, CO
2
. Các chất trung gian
này đều gây mùi hôi và rất độc. Bên cạnh đó các loại vi trùng, siêu vi trùng
làm tác nhân gây bệnh đồng hành với việc làm ô nhiễm nguồn nước. Sự ô
nhiễm này làm suy thoái, huỷ hoại hệ sinh thái nước ngọt và gây bệnh cho
con người. Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn
mòn trong môi trường nước, sau đó oxi hoá có oxi và không có oxi gây nhiễm
bẩn nguồn nước bởi các chất độc như: Hg, Pb, Zn, Fe,… Các loại rác thải
phân hủy tạo ra các yếu tố độc hại ngấm dần vào trong đất và chảy xuống
mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước quan trọng này[4]
2.1.3.3. Tác hại của rác thải nông thôn đến môi trường không khí
Rác thải thường có các thành phần có thể bay hơi và mang theo mùi
nhưng cũng có rác thải có khả năng phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực
tiếp. Ngoài ra cũng có loại rác thải trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ đầy đủ
(tốt nhất là 35
0
C, ẩm độ 70 – 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của
vi sinh vật và kết quả quá trình làm ô nhiễm không khí. Các đống rác nhất là

rác thực phẩm, nóng ẩm không được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ bốc
mùi hôi thối.
Hầu hết khí sinh ra trong đống rác thải chủ yếu là CO
2
và CH
4
(chiếm
90%). Nếu đống rác thải không được xử lý đúng kỹ thuật thì khí CH
4
và một
phần CO
2
,

N
2
sẽ bay vào khí quyển sẽ gây nguy hiểm cho sinh vật, gây hiệu
ứng nhà kính.
8
Bảng 2.1: Thành phần khí thải trong rác
Thành phần Phần trăm thể tích
CH
4
CO
2
N
2
O
2
NH

3
SO
X
, H
2
S, mercaptan
H
2
CO
CHC bay hơi
45 – 60
40 – 60
2 – 5
0.1 – 1.0
0.1 – 1.0
0 – 1.0
0 – 0.2
0 – 0.2
0.01 – 0.6
(Nguồn: Handbook of Solid Waste Management, 1994)
2.1.3.4. Tác hại của rác thải nông thôn đến sức khỏe của con người
Một trong những dạng rác thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất
này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh
học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động
vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là
ung thư. Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ
sinh là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến
sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ
người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới

15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ
nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 %.[19]
2.1.3.5. Giảm mỹ quan
Rác thải nông thôn nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử
lý, thu gom không hết,vứt bừa bãi, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các
bãi thải nhỏ lộ thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và
làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường làng, thôn xóm.
9
Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan là do ý thức của người dân
chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác thải bừa bãi ra lòng lề đường và
mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà
công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
2.1.4 Nội dung quản lý rác thải nông thôn
2.1.4.1 Cơ sở pháp lý về quản lý rác thải
- Luật Bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước ký lệnh công bố
số 29/2005/L/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005.)
Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện
pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm
giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng rác thải
phải tiêu huỷ, thải bỏ. Rác thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng,
tính chất để có phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại rác
thải. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản lý
rác thải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. Việc quản lý
rác thải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
- Chỉ thị số 36-CP/TW của Ban chấp hành Trung ương về việc: Tăng

cường bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, góp phần đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Bộ
chính trị yêu cầu các cấp, các ngành cần đổi mới nhận thức, tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường, nắm vững và quán triệt các mục
tiêu, quan điểm, giải pháp về bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 175 về Hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường ban
hành ngày 18/10/1994. Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với
10
việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải. Thông tư
này hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong lựa chọn
địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải.
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD
ngày18/01/2001 hướng dẫn các quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa
chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải.
- Nghị định số 174/ 2007/ NĐ-CP về mức thu phí bảo vệ môi trường
đối với rác thải, Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với rác
thải; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối
với rác thải.
2.1.4.2 Hệ thống bộ máy quản lý rác thải
Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì nông
thôn nước ta cũng đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Vì vậy lượng
rác thải nông thôn thải ra cũng tăng lên ngày càng nhiều và gây ra những tác
động đến môi trường. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp
luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường; xây
dựng chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch
phòng chống suy thoái môi trường; đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý thu
gom rác thải nông thôn, giáo dục tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật
về quản lý thu gom rác thải.
Vậy, quản lý rác thải là làm sao để các chất có thể gây ô nhiễm môi
trường không lan truyền ra khí quyển, thủy quyển và thạch quyển.

Quản lý thu gom rác thải nông thôn là công tác điều tra, khảo sát, dự
báo nguồn và tổng lượng phát thải các loại rác thải nông thôn; xác định vị trí,
quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển, tuyến vận chuyển và các cơ sở
xử lý rác thải nông thôn; xác định phương thức thu gom, vận chuyển về nơi
xử lý rác thải nông thôn; xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm thu gom triệt
để rác thải nông thôn.
Mỗi một cơ quan, ban ngành sẽ nắm giữ những trách nhiệm riêng trong
hệ thống quản lý rác thải nông thôn, trong đó:
11
Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến
lược bảo vệ môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc
đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia.
Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý
rác thải.
UBND thành phố chỉ đạo UBND các huyện, sở khoa học công nghệ và
môi trường và sở giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp về bảo
vệ môi trường của nhà nước.
Công ty môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử
lý, bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được sở giao thông
công chính thành phố giao.
Sơ đồ 2.2 Hệ thống quản lý chất thải ở Việt Nam
( Nguồn: Kinh tế rác thải và Phát triển bền vững, 2001)
Bộ khoa học công
nghệ & MT
Bộ xây
dựng
UBND thành
phố
Sở

GTCC
Sở khoa học công
nghệ & MT
Công ty môi
trường đô thị
UBND cấp
dưới
Nguồn phát sinh
12
2.1.4.3 Chiến lược và kế hoạch quản lý rác thải
Chương trình Quốc gia về vệ sinh môi trường nông thôn được soạn
thảo trong bối cảnh có một số chương trình và dự án vệ sinh môi trường nông
thôn đã được thực hiện trong nhiều năm nay. Chương trình mục tiêu quốc gia
môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn đã được chính phủ phê duyệt
ngày 03/12/1998 được thực hiện từ 1999 đến 2005 (Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn 1997, Chương trình quốc gia về môi trường và vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 1998 – 2005 và định hướng đến 2010, Hà Nội)
Một số ý kiến của các nhà chuyên môn: Đối với rác trong thôn xóm thì
mỗi thôn cần có 1 hố rác hoặc bể chứa rác. Nơi đây sẽ là nơi tập trung đổ rác
của thôn. Sau 1 tuần hoặc nửa tháng, lượng rác đầy thì mang đến bãi rác quy
định. Đối với rác ngoài đồng nên xây dựng bể nổi nhỏ ở những chỗ thuận lợi
cho việc thải rác như lối ra của cánh đồng. Mọi chai lọ, túi nilon, hộp thuốc
trừ sâu phun song được gom đổ vào đó, khi nào nhiều thì mang đi đổ hay xử
lý chôn Đồng thời, mỗi xã cần xây dựng một nơi đổ rác cho nhân dân trong
quy hoạch xây dựng của địa phương mình. Những nơi đổ rác phải đảm bảo;
xa khu dân cư và không gây ô nhiễm môi trường. Đối với cấp huyện phải xây
dựng bãi rác để hàng ngày tập kết rác từ các khu thị trấn, thị tứ, các khu chợ
và tập trung xử lý kịp thời. Thành lập các tổ thu gom rác có thể là do các đoàn
thể đảm nhiệm như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và chọn
ngày thứ bảy tình nguyện để thu gom và làm sạch đường làng ngõ xóm. Tuy

nhiên một yếu tố quan trọng cho thu gom rác thải nông thôn là chính quyền
xã và huyện cần có kinh phí để duy trì cho hoạt động này thường xuyên như
chi phí mua phương tiện vận chuyển, dụng cụ thu gom, bảo hộ
Quản lý rác thải là việc làm lâu dài. Bên cạnh việc tuyên truyền nâng
cao nhận thức của người dân trong việc thu gom và xử lý rác thải thì mỗi
làng, xã đều cần có những quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường sống
xung quanh mình. Đây là những biện pháp có thể thực hiện được và cần có sự
13
nhận thức và đóng góp của mỗi người dân để từng bước xã hội hóa vấn đề rác
thải ở nông thôn [8]
2.1.4.4 các công cụ quản lý rác thải
a) Các tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn áp dụng cho mọi khía cạnh của việc quản lý rác thải ,
bao gồm lưu chứa, thu gom, vận chuyển, khôi phục tài nguyên và tiêu hủy
cuối cùng. Các tiêu chuẩn chủ yếu bao gồm: tiêu chuẩn kỹ thuật và thiêu
chuẩn vận hành được áp dụng cho lưu chứa, thu gom, vận chuyển rá thải,
cũng như quản, vận hành, bảo dưỡng các phương tiện. Các quy định này cũng
bao gồm các quy định về giảm thiểu và tái chế rác thải.
Tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành liên quan đến việc thu gom rác thải,
tiêu chuẩn quy định rõ các loại hình thùng chứa, các địa điểm thu gom rác
thải và số lượng cũng như loại chất thải phải thu gom. Trong tiêu chuẩn cũng
quy định tần suất thu gom cũng như các yêu cầu về tiếng ồn đối với các xe
thu gom.[17]
b) Các loại giấy phép
Các loại giấy phép được cấp cho các loại phương tiện sử dụng trong rác
thải được phê duyệt đảm bảo công tác tiêu hủy rác thải được an toàn. Các
giấy phép địa điểm chỉ có thể được cấp nếu như giấy phép quy hoạch cần có
đối với địa điểm này đã có hiệu lực. Chúng có thể phải tuân theo các điều
kiện do các cơ quan quản lý rác thải quy định và có thể bao gồm các hạng
mục như: thời hạn của giấy phép, sự giám sát bởi người giữa giấy phép, loại

và số lượng chất thải, các phương pháp giải quyết chất thải, sự ghi lại thông
tin, các biện pháp đề phòng cần có.[17]
c) Các công cụ kinh tế
*Các lệ phí: Có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và đổ bỏ rác
thải: phí người dung, phí đổ bỏ và phí sản phẩm.
- Phí người sử dụng dịch vụ: Phí người dung được áp dụng phổ biến
cho việc thu gom và xử lý rác thải. Chúng được coi là những khoản tiền phải
14
trả thong thường cho dịch vụ đó, rất hiếm khi được coi là biện pháp kích
thích. Trong phần lớn trường hợp , phí được tính toán để trang trải tổng chi
phí và không phản ánh những chi phí biên xã hội của các ảnh hưởng môi
trường.
- Phí đổ bỏ: Các phí đổ bỏ là loại phí trực tiếp đánh vào các chất thải
độc hại các cơ sở sản sinh ra hay tại địa điểm tiêu hủy. Mục tiêu chính của
những phí này là cung cấp cho công nghiệp những kích thích kinh tế để sử
dụng các phương pháp quản lý rác thải như giảm bớt rác thải, tái chế và đốt.
- Phí sản phẩm: phần lớn các phí sản phẩm đánh vào chất thải, đã được
áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu
hại, nguyên vật liệu…
*Các khoản trợ cấp: các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan
và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực quản lý rác thải.
*Các khuyến khích cưỡng chế thi hành: việc quy trách nhiệm pháp lý
đối với những tổn hại do ô nhiễm.
*Các hệ thống ký quỹ - hoàn trả: biểu hiện mối quan hệ giữa thuế và
trợ cấp, các loại thuế, phí, lệ phí đặc biệt đối với khách hàng được thiết kế để
khuyến khích tái chế và ngăn ngừa ô nhiễm. [17]
2.1.4.5 Tổ chức thực hiện
a)Phân loại
*Rác thải sinh hoạt
- Rác thải thực phẩm: Là những chất thải sinh ra từ tiêu dùng chế

biến thực phẩm, loại này chứa nhiều chất hữu cơ, dễ thối rữa, dễ bị phân huỷ
nhanh đặc biệt khi gặp thời tiết nóng ẩm. Loại này cần đươc chú ý đặc biệt
bởi tính chất của nó rất dễ hấp dẫn sâu bọ, chuột, côn trùng gây bệnh.
- Rác: Bao gồm giấy, nhựa, các sản phẩm như chai lọ thuỷ tinh, kim
loại, gốm sứ, các loại này ít hoặc không có khả năng phân huỷ.
- Tro xỉ và tro than: gồm toàn nhưng tàn dư của quá trình cháy, sinh ra
từ các hộ gia đình
15

×