Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

giáo trình mô đun nuôi dưỡng thỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.67 KB, 59 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI DƯỠNG THỎ

MÃ SỐ : MĐ05
NGHỀ : NUÔI DÊ, THỎ
Trình độ : Sơ cấp nghề
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN :
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU : MĐ05
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây phong trào nuôi dê, thỏ ở Việt Nam phát triển
mạnh do nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ thịt dê, sữa dê và thịt thỏ. Giá trị dinh
dưỡng của thịt dê, sữa dê và thịt thỏ lại cao hơn so với một số loài vật nuôi khác.
Hơn nữa chăn nuôi dê, thỏ vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật
liệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Dê, thỏ là loài vật
rất dễ nuôi có thể sử dụng các loại thức ăn như lá cây, rau cỏ tự nhiên và các phế
phụ phẩm nông nghiệp do đó chi phí thấp, nhưng giá thành sản phẩm lại cao vì
người tiêu dùng vẫn coi đây là các đặc sản. Xuất phát từ nhu cầu trên việc phát
triển chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào
tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là cần thiết.
Giáo trình nuôi dê, thỏ đã được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm rút ra
từ đào tạo và thực tế, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình một cách khoa học, hệ
thống và cập nhật những kiến thức và kỹ năng thực tiễn phù hợp với đối tượng là lao
động nông thôn.
Giáo trình nuôi dê, thỏ là tài liệu sử dụng giảng dạy, học tập và tham khảo
cho giáo viên, học sinh các cơ sở dạy nghề cho đối tượng lao động nông thôn.
Nội dung giáo trình mô đun nuôi dưỡng thỏ gồm có 4 bài :


Bài 1 : Nuôi dưỡng thỏ đực giống
Bài 2 : Nuôi dưỡng thỏ cái sinh sản
Bài 3 : Nuôi dưỡng thỏ con
Bài 4 : Nuôi dưỡng thỏ thịt
Tập thể đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và biên soạn chương trình,
giáo trình dạy nghề song còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi mong muốn
nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn
đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm biên soạn.
1. Nguyễn Danh Phương. Chủ biên
2. Lê Công Hùng. Thành viên
3. Lâm Trần Khanh. Thành Viên
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 4
MÔ ĐUN NUÔI DƯỠNG THỎ 1
Bài 1 : NUÔI DƯỠNG THỎ ĐỰC GIỐNG 1
MĐ 05-01 1
A. Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng thỏ đực giống 1
B. Các bước tiến hành: 2
1.1. Xác định khẩu phần 2
1.2. Kỹ thuật cho thỏ ăn, uống 3
- Cách cho thỏ uống: 5
1.3. Theo dõi thỏ ăn, uống 5
1.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn 5
1.5. Theo dõi ghi chép sổ sách 5
C. Bài tập và (hoặc) sản phẩm thực hành của học viên 6
D. Ghi nhớ : 8

Bài 2 : NUÔI DƯỠNG THỎ CÁI SINH SẢN 9
A. Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng thỏ cái sinh sản 9
B. Các bước tiến hành: 10
2.1. Nuôi dưỡng thỏ hậu bị 10
2.1.1. Xác định khẩu phần 10
2.1.2. Kỹ thuật cho thỏ ăn, uống 11
2.1.3. Theo dõi thỏ ăn, uống 13
2.1.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn 13
2.2. Nuôi dưỡng thỏ cái chửa và nuôi con 14
2.2.1. Xác định khẩu phần 14
2.2.2. Kỹ thuật cho thỏ ăn, uống 16
2.2.3. Theo dõi thỏ ăn, uống 19
2.2.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn 19
2.3. Theo dõi ghi chép sổ sách 19
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 19
D. Ghi nhớ 21
Bài 3 : NUÔI DƯỠNG THỎ CON 22
A. Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng thỏ con 22
B. Các bước tiến hành: 23
3.1. Nuôi dưỡng thỏ con giai đoạn bú sữa 23
3.1.1. Giai đoạn sơ sinh 23
3.1.2. Giai đoạn bú sữa 23
3.1.3. Cai sữa cho thỏ con 26
3.2. Nuôi dưỡng thỏ con sau cai sữa 27
3.2.1. Xác định khẩu phần 27
3.2.2. Kỹ thuật cho thỏ ăn, uống 27
3.2.3. Theo dõi thỏ ăn, uống 29
3.2.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn 29
3.3. Theo dõi ghi chép sổ sách 29
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 29

D. Ghi nhớ 31
Bài 4 : NUÔI DƯỠNG THỎ THỊT 32
A. Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng thỏ thịt 32
B. Các bước tiến hành: 33
4.1. Nuôi thỏ giai đoạn sinh trưởng 33
4.1.1. Xác định khẩu phần 33
4.1.2. Kỹ thuật cho thỏ ăn, uống 35
4.1.3. Theo dõi thỏ ăn, uống 37
4.1.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn 37
4.2. Vỗ béo thỏ thịt 37
4.3. Theo dõi ghi chép sổ sách 37
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 38
D. Ghi nhớ 40
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 41
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 41
II. Mục tiêu : 41
III. Nội dung chính của mô đun : 41
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 42
4.1. Đánh giá bài thực hành 5.1.1: Khảo sát xác định khẩu phần ăn cho thỏ đực
giống tại địa phương 42
4.2. Đánh giá bài thực hành 5.1.2: Thực hiện cho thỏ đực giống ăn, uống ở một
trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ tại địa phương 42
4.3. Đánh giá bài thực hành 5.1.3: Theo dõi điều chỉnh thức ăn, xác định nguyên
nhân dẫn đến thỏ ăn uống, kém và đưa giải pháp khắc phục ở một trại hoặc hộ
gia đình nuôi thỏ tại địa phương 43
4.4. Đánh giá bài thực hành 5.2.1: Khảo sát điều tra khẩu phần ăn của thỏ cái
sinh sản tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ sinh sản 44
4.5. Đánh giá bài thực hành 5.2.2: Cho thỏ cái sinh sản ăn, uống tại một trại hoặc
hộ gia đình nuôi thỏ 45
4.6. Đánh giá bài thực hành 5.2.3: Theo dõi điều chỉnh thức ăn, xác định nguyên

nhân dẫn đến thỏ ăn uống, kém và đưa giải pháp khắc phục ở một trại hoặc hộ
gia đình nuôi thỏ tại địa phương 45
4.7. Đánh giá bài thực hành 5.3.1: Nuôi dưỡng thỏ con giai đoạn sơ sinh và bú
sữa tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ 46
4.8. Đánh giá bài thực hành 5.3.2: Cai sữa cho thỏ con tại một trại hoặc hộ nuôi
thỏ sinh sản 47
4.9. Đánh giá bài thực hành 5.3.3: Nuôi dưỡng thỏ con giai đoạn sau cai sữa tại
một trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ 48
4.10. Đánh giá bài thực hành 5.4.1: Khảo sát điều tra khẩu phần ăn của thỏ nuôi
thịt tại một trại hoặc hộ gia đình 48
4.11. Đánh giá bài thực hành 5.4.2: Cho thỏ nuôi thịt ăn, uống tại một trại hoặc
hộ gia đình nuôi thỏ nuôi thịt 49
4.12. Đánh giá bài thực hành 5.4.3: Theo dõi điều chỉnh thức ăn, xác định
nguyên nhân dẫn đến thỏ ăn uống, kém và đưa giải pháp khắc phục ở một trại
hoặc hộ gia đình nuôi thỏ tại địa phương 50
V. Tài liệu tham khảo 51
1
MÔ ĐUN NUÔI DƯỠNG THỎ
Mã mô đun : MĐ05
Giới thiệu mô đun :
Mô đun 5: Nuôi dưỡng thỏ với tổng số giờ là 64 giờ, trong đó có 12 giờ lý
thuyết, 44 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các
kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Nuôi dưỡng thỏ đực giống;
nuôi dưỡng thỏ cái sinh sản; nuôi dưỡng thỏ con; nuôi dưỡng thỏ thịt đạt chất lượng
và hiệu quả. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa
lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc
nghiệm và làm bài tập thực hành.
Bài 1 : NUÔI DƯỠNG THỎ ĐỰC GIỐNG
MĐ 05-01
Mục tiêu :

- Mô tả được các bước công việc trong việc nuôi dưỡng thỏ đực giống.
- Thực hiện được các bước công việc trong việc nuôi dưỡng thỏ đực giống.
A. Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng thỏ đực giống
Nuôi dưỡng thỏ đực giống
Theo dõi ghi chép số sách
Bước 1: Xác định khẩu phần
Bước 2: Cho thỏ ăn, uống
Bước 3: Theo dõi thỏ ăn, uống
Bước 4: Điều chỉnh khẩu phần ăn
2
B. Các bước tiến hành:
1.1. Xác định khẩu phần
Khẩu phần ăn của thỏ đực giống được xác định như sau :
Bảng 5.1.1. Tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho thỏ đực giống (g/con/ngày)
Loại thức ăn
Giai đoạn
Tinh hỗn
hợp
Thô xanh Củ quả
Thức ăn
khác
0,5 - 1 kg 20 - 30 60 - 130 20 - 45 10 - 15
1 - 2 kg 70 - 120 200 - 300 25 - 50 25 - 35
2 - 3 kg 120 - 150 300 - 400 70 - 100 30 - 40
Đực giống 150 - 200 450 - 500 150 - 200 50
Nguồn: Nguyễn Thiện và Đinh Văn Bình 2009
- Thành phần thức ăn tinh của thỏ đực giống như sau :
Bảng 5.1.2. Công thức hỗn hợp thức ăn tinh cho thỏ đực giống
Thành phần thức ăn Khối lượng Thành phần dinh dưỡng (g)
Bột đường Đạm Xơ

Ngô nghiền 50 34,2 4,2 2,0
Thóc tẻ lép nghiền 50 20,5 2,7 11,2
Tấm gạo 70 51,0 5,9 0,6
Đậu tương lép nghiền 200 54,2 65,3 25,3
Cám gạo xát 450 172,3 43,6 88,2
Khô dầu lạc ép cả vỏ 150 53,2 31,2 36,6
Muối ăn 5
Premix vitamin 5
Premix khoáng 20
Tổng số 1000 385,4 152,9 163,9
Nguồn: Nguyễn Thiện và Đinh Văn Bình 2009
3
1.2. Kỹ thuật cho thỏ ăn, uống
- Xác định thời gian nuôi: Thời gian bắt đầu sử dụng thỏ đực giống từ 6
tháng tuổi và kết thúc sử dụng là 3 năm tuổi.
- Chỉ tiêu đánh giá nuôi dưỡng: Một thỏ đực giống được đánh giá là tốt khi:
+ Thể tích tinh dịch một lần giao phối đạt 0,5 - 2ml
+ Nồng độ tinh trùng dao động từ 0,5 - 2,7 triệu/ml
+ Hoạt lực đạt trung bình 78,2%.
Còn những thỏ đực giống có nồng độ tinh trùng < 1 triệu/ml thì kết quả tỷ lệ
thụ thai rất thấp, nếu nồng độ tinh trùng chỉ đạt 5000/ml thì không thể thụ tinh.
- Thức ăn cho thỏ đực giống:
+ Thức ăn cho thỏ đực giống phải đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như
protein, các vitamin A, D, E
+ Không nên cho thỏ đực ăn quá nhiều các loại thức ăn giàu tinh bột vì dễ
dẫn đến thỏ đực quá béo, hiệu quả phối giống kém.
+ Trong những ngày phối giống trong khẩu phần ăn cần tăng thêm thức ăn
giàu protein, vitamin E như giá đỗ, ngô hạt ủ mầm nhằm làm tăng hoạt động của
đực giống và tăng sức sống của tinh trùng.
- Cách cho thỏ đực giống ăn:

+ Mỗi ngày nên cho thỏ đực giống ăn như sau:
500 - 600 gam cỏ lá các loại
200 - 300 gam củ quả
100 - 150 gam thức ăn tinh hỗn hợp có 15% protein.
+ Có thể áp dụng cho thỏ ăn với khẩu phần như sau :
Bảng 5.1.3. Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn cho thỏ đực giống
Loại thỏ
Lượng thức ăn cung cấp cho thỏ đực giống
(g/con/ngày)
Thức ăn tinh hỗn hợp
Thức ăn xanh + Củ
quả
4 - 6 tháng tuổi 50 400
Đực giống 90 500
4
+ Cho thỏ ăn
thức ăn xanh.
Thức ăn có thể
cho vào máng
ăn hoặc cho
vào sàn lồng
Hình 5.1.1. Cho thỏ ăn thức ăn xanh
+ Cho thỏ ăn
thức ăn tinh:
Sử dụng thức ăn
dạng viên
Hình 5.1.2. Cho thỏ ăn thức ăn tinh
5
- Cách cho thỏ uống:
+ Cho thỏ uống nước

đầy đủ bằng núm vú
+ Nước uống phải đảm
bảo sạch, vệ sinh
Chú ý không cho thỏ
uống nước ao, hồ dễ
dẫn đến bệnh đường
tiêu hóa như: đau
bụng đi ngoài…
Hình 5.1.3. Cho thỏ uống nước
+ Hàng ngày cần phải vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống
1.3. Theo dõi thỏ ăn, uống
- Cho thỏ ăn theo định mức, không để thỏ bị đói hoặc bị thừa thức ăn. Hàng
ngày cần theo dõi và điều chỉnh kịp thời.
- Kiểm soát khối lượng cơ thể không để thỏ đực giống quá gầy hoặc quá béo.
Thỏ quá gầy hoặc quá béo đều ảnh hưởng đến khả năng phối giống và chất lượng
tinh dịch.
- Quan sát khả năng ăn, uống của thỏ. Nếu phát hiện thấy thỏ ăn, uống kém
phải tìm nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
1.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn
- Trường hợp theo dõi thấy thỏ béo lên cần phải điều chỉnh giảm khẩu phân,
đặc biệt là thức ăn tinh, thức giầu năng lượng, đồng thời tăng thức ăn xơ lên để thỏ
không có cảm giác đói ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại nếu thấy thỏ gầy phải
bổ sung thêm thức ăn giầu dinh dưỡng.
- Trong trường hợp thỏ ăn uống kém, phải xác định nguyên nhân và biện pháp
khắc phục kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến thỏ ăn uống kém có thể do điều kiện môi
trường, do thức ăn kém phẩm chất hoặc do thỏ bị bệnh… trên cơ sở đó để điều
chỉnh kịp thời.
1.5. Theo dõi ghi chép sổ sách
- Hàng ngày theo dõi thỏ ăn uống phải ghi chép chi tiết và đầy đủ các số liệu.
6

- Các số liệu ghi chép phải cụ thể, trung thực để phản ánh được thực trạng tình
hình sức khỏe và chất lượng quá trình nuôi dưỡng.
- Sổ theo dõi số lượng thức ăn tinh, thức ăn xanh hàng ngày, hàng tuần, hang
tháng, hàng quý và 1 năm.
C. Bài tập và (hoặc) sản phẩm thực hành của học viên.
1. Các câu hỏi :
- Nêu khẩu phần ăn cho thỏ đực giống ? Tìm hiểu khẩu phần thực tế tại địa
phương.
- Mô tả kỹ thuật cho thỏ, ăn uống ? Liên hệ thực tế tại địa phương.
- Trình bày cách theo dõi và điều chỉnh khẩu phần thức ăn cho thỏ?
2. Các bài thực hành :
2.1. Bài thực hành số 5.1.1: Khảo sát xác định khẩu phần ăn cho thỏ đực giống
tại địa phương.
PHIẾU KHẢO SÁT KHẨU PHẦN ĂN THỎ ĐỰC GIỐNG
Tên nhóm khảo sát :……………………………………………………….
Địa chỉ :…………………………………………………………
Tên trại hoặc hộ
gia đình
Giống
thỏ
Loại thỏ
Lượng thức ăn cung cấp cho thỏ đực
giống (g/con/ngày)
Thức ăn
tinh
Cỏ lá Củ quả
- Mục tiêu: Xác định được các loại thức ăn hiện cơ sở nuôi thỏ đang sử dụng.
- Nguồn lực: Các loại thức ăn cho thỏ, biểu mấu, giấy, bút, bảng giá trị dinh
dưỡng các loại thức ăn.
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận

nhiệm vụ được giao, thực hiện khảo sát các loại thức ăn cho thỏ đực giống.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:
+ Giống thỏ
+ Giai đoạn nuôi
7
+ Khảo sát các loại thức ăn trong khẩu phần
+ Khảo sát tỷ lệ các loại thức ăn
+ Thànhphần dinh dưỡng của khẩu phần ăn
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Điều tra đầy
đủ các loại thức ăn thô xanh, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung.
2.2. Bài thực hành số 5.1.2: Thực hiện cho thỏ đực giống ăn, uống ở một trại
hoặc hộ gia đình nuôi thỏ tại địa phương.
- Mục tiêu: Cho thỏ ăn, uống đúng yêu cầu kỹ thuật
- Nguồn lực : Trại chăn nuôi thỏ, các loại thức ăn, máng ăn, máng uống.
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận
nhiệm vụ được giao, thực hiện cho thỏ đực giống ăn, uống.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:
+ Xác định loại thức ăn
+ Xác định tiêu chuẩn khẩu phần ăn
+ Cho thỏ ăn
+ Cho thỏ uống
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định
chính xác số lượng mỗi loại thức ăn, mỗi lần cho ăn và số lần cho ăn trong ngày.
Thực hiện cho thỏ đực giống ăn đúng yêu cầu kỹ thuật, kết quả thỏ ăn uống tốt và
khẻo mạnh.
2.3. Bài thực hành số 5.1.3: Theo dõi điều chỉnh thức ăn, xác định nguyên
nhân dẫn đến thỏ ăn uống, kém và đưa giải pháp khắc phục ở một trại hoặc hộ gia
đình nuôi thỏ tại địa phương.

- Mục tiêu: Theo dõi ăn, uống và điều chỉnh được khẩu phần ăn phù hợp cho
thỏ.
- Nguồn lực : Trại chăn nuôi thỏ, các loại thức ăn, máng ăn, máng uống. Sổ
sách theo dõi ghi chép.
- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận
nhiệm vụ được giao, thực hiện theo dõi và điều chỉnh thức ăn cho thỏ đực giống.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:
+ Theo dõi ăn, uống
+ Điều chỉnh khẩu phần
8
+ Tìm nguyên và đưa ra giải pháp khắc phục thỏ ăn, uống kém
- Thời gian hoàn thành : 3 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định
được mức độ béo gầy của thỏ, các nguyên nhân dẫn đến thỏ ăn, uống kém. Thực
hiện điều chỉnh thức ăn, tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục, kết quả
phản ánh đúng thực trạng.
D. Ghi nhớ :
- Giữ cho thỏ có trạng thái cơ thể không quá béo hoặc quá gầy.
- Theo dõi và điều chỉnh thức ăn kịp thời không để thức ăn, nước uống dư
thừa.
- Xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp dẫn đến thỏ ăn, uống kém.
9
Bài 2 : NUÔI DƯỠNG THỎ CÁI SINH SẢN
Mã bài: MĐ 05-02
Mục tiêu :
- Mô tả được các bước công việc trong việc nuôi dưỡng thỏ cái sinh sản.
- Thực hiện được các bước công việc trong việc nuôi dưỡng thỏ cái sinh sản.
A. Giới thiệu quy trình nuôi dưỡng thỏ cái sinh sản
Nuôi dưỡng thỏ hậu bị
Nuôi dưỡng thỏ cái chửa

và nuôi con
Theo dõi ghi chép số sách
Bước 1: Xác định khẩu phần
Bước 2: Cho thỏ ăn, uống
Bước 3: Theo dõi thỏ ăn, uống
Bước 4: Điều chỉnh khẩu phần ăn
Bước 1: Xác định khẩu phần
Bước 2: Cho thỏ ăn, uống
Bước 3: Theo dõi thỏ ăn, uống
Bước 4: Điều chỉnh khẩu phần ăn
10
B. Các bước tiến hành:
2.1. Nuôi dưỡng thỏ hậu bị
2.1.1. Xác định khẩu phần
Khi thỏ được 90 ngày tuổi bắt đầu chọn lọc và chuyển lên nuôi dưỡng ở giai
đoạn hậu bị.
- Khẩu phần ăn cho thỏ hậu bị
Bảng 5.2.1. Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn cho thỏ hậu bị (g/con/ngày)
Loại thức ăn
Giai đoạn
Tinh hỗn
hợp
Thô xanh Củ quả Thức ăn
khác
0,5 - 1 kg 20 - 30 60 - 130 20 - 45 10 - 15
1 - 2 kg 70 - 120 200 - 300 25 - 50 25 - 35
2 - 3 kg 120 - 150 300 - 400 70 - 100 30 - 40
Nguồn: Nguyễn Thiện và Đinh Văn Bình 2009
Có thể sử dụng theo khẩu phần sau:
Bảng 5.2.2. Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn cho thỏ hậu bị (g/con/ngày)

Loại thức ăn
Giai đoạn
Thức ăn tinh
tổng hợp
Phụ phẩm
Thức ăn thô
xanh
Củ, quả
0,5 - 1 kg 6 - 14 10 - 25 60 - 130 20 - 45
1 - 2 kg 14 - 30 25 - 50 130 - 300 45 - 100
2 - 3 kg 30 - 40 40 - 50 300 - 400 100 - 130
Hậu bị giống 45 55 450 150
Nguồn: Nguyễn Thiện và Đinh Văn Bình 2009
- Thức ăn tinh
Bảng 5.2.3. Công thức hỗn hợp thức ăn tinh cho thỏ
Thành phần thức ăn Khối lượng Thành phần dinh dưỡng (g)
Bột đường Đạm Xơ
Ngô nghiền 50 34,2 4,2 2,0
Thóc tẻ lép nghiền 50 20,5 2,7 11,2
11
Tấm gạo 70 51,0 5,9 0,6
Đậu tương lép nghiền 200 54,2 65,3 25,3
Cám gạo xát 450 172,3 43,6 88,2
Khô dầu lạc ép cả vỏ 150 53,2 31,2 36,6
Muối ăn 5
Premix vitamin 5
Premix khoáng 20
Tổng số 1000 385,4 152,9 163,9
Nguồn: Nguyễn Thiện và Đinh Văn Bình 2009
2.1.2. Kỹ thuật cho thỏ ăn, uống

- Thức ăn cho thỏ: Thỏ hậu bị giống không nên cho ăn nhiều tinh bột như ngô,
gạo, sắn khô để tránh sự vô sinh tạm thời.
+ Giai đoạn này cho thỏ ăn, mỗi thỏ trong 1 ngày bao gồm:
Từ 450 - 500 g thức ăn thô xanh các loại
100 - 150 g củ quả
50 - 80 g thức ăn tinh hỗn hợp.
+ Thỏ hậu bị từ 4 - 5 tháng tuổi thỏ đã lớn các cơ quan phát dục mạnh, ăn thức
ăn thô xanh nhiều lên, khả năng tiêu hoá các chất xơ tăng do sự phát triển của hệ vi
sinh vật ruột ở manh tràng và trực tràng. Nếu thiếu hàm lượng xơ trong khẩu phần
(dưới 16%) cũng dễ bị rối loạn tiêu hoá. Vì vậy cần cho ăn đầy đủ các loại thức ăn
và luôn chú ý thay đổi thức ăn để tăng tính ngon miệng, thỏ ăn được nhiều.
+ Thức ăn cho thỏ nên đa thức ăn, tránh cho thỏ ăn một loại thức.
- Số bữa ăn trong 1 ngày: Một ngày cho ăn 2 bữa, mỗi bữa có 2 - 3 loại thức
ăn càng tốt và được thay đổi thường xuyên.
- Cách cho ăn:
12
+ Cho thỏ ăn thức
ăn thô xanh:
Thức ăn cho vào
máng ăn (giá thức ăn
xanh) hoặc cho vào
sàn lồng.
Chú ý: Thức ăn
phải sạch, hàm lượng
nước trong thức ăn
không quá cao dễ bị
tiêu chảy.
Hình 5.2.1. Cho thỏ ăn cỏ
+ Cho thỏ ăn thức
ăn tinh:

Sử dụng thức ăn
dạng viên.
Chú ý: Thức ăn
phải thơm, ngon,
không bị mốc
Hình 5.2.2. Cho thỏ ăn thức ăn viên
Chú ý: Nuôi dưỡng thỏ hậu bị giống kém sẽ ảnh hưởmg đến bản thân và ảnh
hưởng đến đời sau.
- Cho thỏ uống nước:
13
Tốt nhất là
dung hệ thống
núm vú.
Nước uống
phải đảm bảo
sạch, vệ sinh
Không dùng
nước ao, hồ cho
thỏ uống dễ gây
bệnh đường tiêu
hóa.
Chú ý:
Thường xuyên
vệ sinh máng
uống, núm vú.
Hình 5.2.3. Núm uống cho thỏ
2.1.3. Theo dõi thỏ ăn, uống
- Cho thỏ hậu bị ăn theo định mức, không để thỏ bị đói hoặc cho ăn thừa thức
ăn. Hàng ngày cần theo dõi và điều chỉnh kịp thời.
- Kiểm soát khối lượng cơ thể không để thỏ hậu bị quá gầy hoặc quá béo. Thỏ

quá gầy hoặc quá béo đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ mẹ sau này.
- Quan sát khả năng ăn, uống của thỏ để tìm ra các nguyên nhân bất thường và
có biện pháp khắc phục kịp thời
2.1.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn
- Thỏ hậu bị không nên để quá béo hoặc quá gầy sẽ ảnh hưởng đến sinh sản
sau này. Vì vậy cần theo dõi khối lượng thường xuyên để điều chỉnh khẩu phần.
Nếu thỏ quá béo thì điều chỉnh giảm thức ăn tinh, thức giầu năng lượng, đồng thời
tăng thức ăn xơ lên để thỏ không có cảm giác đói ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược
lại nếu thấy thỏ gầy phải bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp.
- Trong trường hợp thỏ ăn uống kém, phải xác định nguyên nhân và biện pháp
khắc phục kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến thỏ ăn uống kém có thể do điều kiện môi
trường, do thức ăn kém phẩm chất hoặc do thỏ bị bệnh… trên cơ sở đó để điều
chỉnh kịp thời.
14
2.2. Nuôi dưỡng thỏ cái chửa và nuôi con
2.2.1. Xác định khẩu phần
- Khẩu phần thức ăn cho thỏ cái giai đoạn chửa và nuôi con
Bảng 5.2.4. Tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho cái giai đoạn chửa và nuôi con
(g/con/ngày)
Loại thức ăn
Giai đoạn
Tinh hỗn
hợp
Thô xanh Củ quả Thức ăn
khác
Thỏ cái chửa 150 - 200 450 - 500 150 - 200 50
Thỏ mẹ nuôi con
200 - 250 600 - 800 200 - 300 70 - 100
Nguồn: Đinh Văn
Bình-2003

Có thể sử dụng khẩu phần sau:
Bảng 5.2.5. Tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho cái giai đoạn chửa và nuôi con
(g/con/ngày)
Loại thức ăn
Giai đoạn
Thức ăn tinh
tổng hợp
Phụ phẩm
Thức ăn thô
xanh
Củ, quả
Thỏ cái chửa 60 80 500 200
Mẹ nuôi con
10 ngày đầu 80 130 700 230
11 - 20 ngày 90 150 800 260
21 - 30 ngày 85 140 750 250
31 - 40 ngày 60 120 600 200
Hoặc một số khẩu phần sau cho thỏ cái sinh sản
15
Bảng 5.2.6. Một số khẩu phần ăn cho cái giai đoạn chửa và nuôi con
Stt Loại thức ăn
Tỷ lệ % trong khẩu phần
KP1 KP2 KP3 KP4
1 Cỏ lông tây 30,2 37,5 35,9 41,4
2 Cỏ đậu lá nhỏ - - - 34,5
3 Lá rau muống 10,1 55,3 24,0 13,8
4 Rau lang 57,7 - - -
5 Bã bia - - 35,9 6,9
6 Thức ăn hỗn hợp
(20% protein)

4,5 9,4 4,2 3,4
- Thức ăn tinh hỗn hợp cho thỏ
Bảng 5.2.7. Công thức hỗn hợp thức ăn tinh cho thỏ chửa và nuôi con
Stt Loại nguyên liệu Đơn vị Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
1 Bắp nghiền % 30 15 25
2 Hạt mì nghiền % 15 30 20
3 Cám gạo % 30 30 32,5
4 Bánh dầu đậu nành % 19,5 19,5 15
5 Bột thịt xương % 1 - -
6 Men vi sinh vật % 2 3 5
7 Muối ăn % 0,5 0,5 0,5
8 Premix khoáng % 1 1 1
9 Premix vitamin % 1 1 1
Cộng 100 100 100
16
- Thành phần dinh dưỡng của thức ăn viên cho thỏ cái chửa và nuôi con
(Công ty GUYOMARCH-VCN)
Năng lượng trao đổi: 2500kcal/kg
Protein thô: 16% (min)
Chất béo: 3% (min)
Xơ thô: 11% (min)
Ca: 1,1-1,4%
P: 0,7 (min)
Lysine: 0,7%(min)
Methionine: 0,25% (min)
2.2.2. Kỹ thuật cho thỏ ăn, uống
a. Nuôi dưỡng thỏ giai đoạn mang thai
- Đặc điểm giai đoạn mang thai:
+ Dựa vào lịch phối giống để xác định ngày đẻ (thời gian mang thai của thỏ
28 - 32 ngày), từ đó đưa ra kế hoạch nuôi dưỡng cụ thể. Vì vậy, phải nuôi dưỡng

thỏ mang thai làm sao cho thỏ mẹ khỏe mạnh và thai phát triển tốt. Sau khi thỏ phối
giống, cần cho thỏ nghỉ ngơi, yên tĩnh. Bữa ăn đầu tiên và bữa kế tiếp sau khi phối
giống cần giảm thức ăn thô xanh để bộ máy tiêu hoá được nhẹ nhàng, thần kinh
không căng thẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho thụ thai.
+ Từ khi phối giống đến ngày thứ 9 phải cho thỏ ăn khẩu phần đầy đủ cả về số
lượng và chất lượng. Nếu để thỏ đói và thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thai bi teo
đi mà không phát triển.
- Thức ăn cho thỏ mang thai:
Trong thời kỳ này nên cho thỏ cái ăn các loại lá cây họ đậu (lá sắn dây, lá keo
dậu, lá lạc, cỏ stylo, ), 40 - 60 g thức ăn tinh như bột đậu tương, cơm cháy khô,
khoai, sắn, khô, thóc hạt.
Từ ngày thứ 26 - 30 khối lượng bào thai tăng rất nhanh, cần cho thỏ ăn tăng
lượng thức ăn khoảng 500 - 600 g cỏ lá các loại, 100 – 150 g thức ăn tinh hỗn hợp
đảm bảo hàm lượng protein là 15% và 200 – 300 g củ quả để bào thai phát triển
tốt, đảm bảo khối lượng bào thai và không bị đẻ non do thiếu dinh dưỡng.
- Cách cho thỏ ăn:
+ Thỏ rất nhạy cảm, dễ phản ứng với những thay đổi đột ngột về ăn uống. Do
đó, nên cho thỏ ăn theo giờ nhất định, tạo thói quen phản xạ tiết dịch tiêu hoá.
+ Khẩu phần ăn trong ngày có thể chia ra cho ăn theo giờ như sau :
17
Bữa ăn sáng : bắt đầu từ 9 - 10 giờ sáng (thỏ có đặc tính ngủ ngày, ăn đêm),
lúc này thỏ ăn ít vì ngái ngủ, nên chỉ cho ăn khoảng 40 – 60 g thức ăn hạt (ngô,
thóc, cơm nguội khoảng 1 thìa canh đầy) sau đó cho ăn tiếp 150 – 200 g rau cỏ, lá
cây.
Bữa ăn chiều : bắt đầu từ 13 - 15 giờ chiều, thời điểm này nên cho ăn các loại
thức ăn củ quả (khoai lang, cà rốt, dưa chuột ), các loại rau (rau muống, rau lang,
cải bắp ), các loại cây cỏ (cỏ voi, cây ngô, cây mía ). Bữa ăn chiều cho nhiều
gấp 2 lần bữa ăn sáng.
Bữa ăn tối : đây là bữa ăn chính của thỏ vì thỏ ăn suốt đêm. Bữa tối bắt đầu từ
lúc 20 - 21 giờ. Khối lượng thức ăn thô xanh (rau, cỏ, lá cây ) từ 1,5 - 2,0 kg. Với

khẩu phần ăn đêm như vậy thỏ không bị đói. Nếu thỏ bị đói ăn nhiều ngày liên tục
sẽ gầy, thai phát triển chậm.
- Cho thỏ uống nước:
Cho thỏ uống nước đầy đủ, nước uống phải sạch sẽ, vệ sinh, không được cho
thỏ uống nước ao, hồ, song thỏ sẽ dễ bị mắc bệnh đường tiêu hóa như đi tiêu
chảy…
b. Nuôi dưỡng thỏ giai đoạn đẻ và nuôi con
- Thức ăn và cách cho ăn:
+ Sau khi thỏ mẹ
đẻ xong cho ăn ngay
các loại thức ăn như :
lá sắn dây, lá keo dậu,
lá đậu đũa, lá chuôi, lá
gai, lá nhọ nồi, lá
vông, cỏ sữa và một ít
thức ăn tinh như cơm
nguội, sắn khô, thóc
lép Hai ngày đầu sau
khi đẻ giảm 10% khẩu
phần ăn hàng ngày.
Hình 5.2.4. Cho nuôi con ăn thức ăn xanh
18
+ Khẩu phần cho thỏ
mẹ nuôi con phải đảm bảo
đầy đủ để thỏ mẹ tiết sữa.
Trong thời gian 18 ngày đầu
sau khi sinh, thức ăn của thỏ
con hoàn toàn phụ thuộc vào
sữa mẹ. Do đó, mỗi ngày
cần cho thỏ mẹ ăn khoảng

600 - 800 g cỏ lá các loại,
200 - 300 g củ quả và 200 -
300 g thức ăn tinh hỗn hợp
đảm bảo 16% protein.
Hình 5.2.5. Cho thỏ ăn thức ăn tinh
- Cho thỏ uống nước:
+ Thời kỳ nuôi con thỏ
mẹ phải tiết sửa để nuôi con,
do đó phải cho uống nhiều
nước, thường xuyên có nước
sạch, mát trong lồng để thoả
mãn nhu cầu nước, tránh được
hiện tượng mẹ ăn con và thiếu
sữa.
+ Thời gian này nên cho
con mẹ uống thêm nước đường
hoặc ăn mía để phục hồi sức
khoẻ nhanh, tiết nhiều sữa, đàn
con phát triển tốt.
Hình 5.2.6. Cho thỏ uống nước
- Chú ý: Thức ăn, nước uống cho thỏ phải đảm bảo sạch, không có mầm bệnh,
không thối nát và nấm mốc. Nếu thỏ mẹ nhiễm bệnh sẽ truyền sang thỏ con qua sữa
mẹ.
19
2.2.3. Theo dõi thỏ ăn, uống
- Xác định mức thức ăn hàng ngày theo tiêu chuẩn khẩu phần theo giai đoạn
chửa, đẻ và nuôi con.
- Quan sát khả năng ăn, uống của thỏ mẹ để tìm ra các nguyên nhân bất
thường và có biện pháp khắc phục kịp thời.
2.2.4. Điều chỉnh khẩu phần ăn

- Thỏ mẹ giai đoạn chửa, đẻ và nuôi con được nuôi theo khẩu phần nhằm đáp
ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ mẹ tiết sữa và nuôi con. Nếu để thỏ mẹ đói học
yếu thì chất lượng thỏ con kém và ảnh hưởng tới sức khỏe thỏ mẹ.
- Hàng ngày cần phải theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh cho phù
hợp không để thức ăn thừa, không để thiếu thức ăn. Những thức ăn thừa rơi vãi cần
phải thu dọn ngay.
- Trong trường hợp thỏ ăn uống kém, phải xác định nguyên nhân và biện pháp
khắc phục kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến thỏ ăn uống kém có thể do điều kiện môi
trường, do thức ăn kém phẩm chất hoặc do thỏ bị bệnh… trên cơ sở đó để điều
chỉnh kịp thời.
2.3. Theo dõi ghi chép sổ sách
- Hàng ngày theo dõi thỏ ăn uống phải ghi chép chi tiết và đầy đủ các số liệu.
- Các số liệu ghi chép phải cụ thể, trung thực để phản ánh được thực trạng tình
hình sức khỏe và chất lượng quá trình nuôi dưỡng thỏ mẹ giai đoạn chửa, đẻ và
nuôi con.
- Thường xuyên thay đổi loại thức ăn để thỏ không bị rối loạn tiếu hóa.
- Sổ theo dõi số lượng thức ăn tinh, thức ăn xanh hàng ngày, hàng tuần, hàng
tháng, hàng quý và 1 năm.
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên.
1. Các câu hỏi :
- Trình bày một số khẩu phần ăn cho thỏ cái sinh sản?
- Mô tả kỹ thuật cho thỏ cái sinh sản ăn, uống?
- Cách theo dõi ăn, uống và điều chỉnh khẩu phần cho thỏ cái sinh sản?
2. Các bài thực hành :
2.1. Bài thực hành số 5.2.1: Khảo sát điều tra khẩu phần ăn của thỏ cái sinh
sản tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi thỏ sinh sản.

×