Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.99 KB, 28 trang )

Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh
văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới

Bùi Thị Hợi

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Thạch
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Bảo Ninh là một trong những nhà văn điển hình xuất sắc của Văn học Việt
Nam giai đoạn sau 1975. Bảo Ninh tham gia kháng chiến từ khi còn rất trẻ và đã phụng sự hết
mình cho cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc. Hòa bình lập lại, ông bắt tay vào sự nghiệp
viết văn. Sáng tác của Bảo Ninh không nhiều, nhưng Bảo Ninh đã có được thành công cả
trong đời sống văn học trong nước và quốc tế. Vậy mà, cho đến nay, việc nghiên cứu sáng tác
của Bảo Ninh, dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng vẫn mới chỉ được tiến hành
một cách cục bộ, bị giới hạn bởi thể loại hoặc đề tài. Có thể nói, luận văn là một trong những
nghiên cứu đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Bảo Ninh một cách có hệ
thống. Điều này chắc chắn sẽ góp phần nhìn nhận sáng tác của Bảo Ninh một cách toàn diện
và sâu sắc hơn.

Keywords. Tự sự; Văn xuôi Việt Nam; Bảo Ninh

Content

Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi

134
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 10
4.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 11
NỘI DUNG 11
CHƢƠNG 1: BẢO NINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI 12
1.1. Những biến chuyển của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới 12
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội 12
1.1.2. Những đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 13
1.1.3. Những khuynh hƣớng mới của văn xuôi 19
1.1.3.1.Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới 19
1.1.3.2. Khuynh hướng nhận thức lại hiện thực 22
1.1.3.3. Khuynh hướng triết luận 24
1.1.3.4. Khuynh hướng thực huyền ảo 27
1.2. Bảo Ninh và văn học Việt Nam đƣơng đại 30
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng 30
1.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh 33
1.2.3. Những truyện ngắn đặc sắc 38
CHƢƠNG 2: SÁNG TÁC CỦA BẢO NINH – MÔT CÁI NHÌN MỚI VÈ
HIỆN THỰC 42
2.1. Nỗi ám ảnh quá khứ trong tác phẩm của Bảo Ninh 42
2.1.1. Kí ức về chiến tranh 42
2.1.1.1. Khúc ca bi tráng về một thế hệ ngƣời Việt Nam anh hùng thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc 43
2.1.1.2. Chiến tranh khốc liệt, tàn bạo và hủy diệt 45
2.1.2. Hiện thực bất cập thời hậu chiến 50
2.1.3. Kí ức về Hà Nội bình yên và những biến động lịch sử 53
Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới

Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi

135
2.2. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Bảo Ninh 56
2.1.1. Hình tƣợng ngƣời lính khiếm khuyết 56
2.1.2. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ 58
2.1.3. Hình tƣợng ngƣời trí thức, ngƣời nghệ sĩ 65
2.3. Những suy tƣ mới mẻ về hiện thực 70
2.3.1. Chiến tranh đƣợc nhìn từ góc độ nỗi buồn 70
2.3.2. Số phận của con ngƣời trong lịch sử 76
2.3.3. Ƣớc mơ về hòa bình, hòa giải dân tộc 80
CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC TỰ
SỰ CỦA BẢO NINH 83
3.1. Đổi mới về kết cấu 83
3.1.1. Khái niệm kết cấu 83
3.1.2. Kết cấu dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh và những truyện
ngắn đặc sắc 84
3.2. Đổi mới về giọng điệu 97
3.2.1. Giọng điệu trần thuật 97
3.2.2. Giọng ngậm ngùi buồn thương 99
3.2.3. Giọng mỉa mai chua xót 106
3.2.4. Giọng tra vấn 110
3.3. Đổi mới về phân tích tâm lý trong Nỗi buồn chiến tranh và một số truyện
ngắn đặc sắc 112
KẾT LUẬN 121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124






1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn xuôi Việt Nam sau 75 đổi mới trên nhiều phương diện trong đó có đổi
mới quan niệm về văn chương, về con người. Những thay đổi ấy bao giờ cũng được
soi sáng trong những sáng tác cụ thể và được chuyển hoá thành nghệ thuật thực thụ
chứ không chỉ là lý thuyết suông. Văn chương khi đã trút bỏ vai trò chính trị trở lại
với bản chất nghệ thuật đích thực của mình thì nhà văn có nhiều cơ hội trong việc
nghiền ngẫm hiện thực. Các vấn đề về cuộc sống, giá trị đạo đức, ý thức dân chủ, ý
thức về cái tôi đã trở thành chủ đề nổi bật khiến cho văn học càng đổi mới mạnh
mẽ. Người ta hình dung lại con người, thay đổi cách miêu tả, sử dụng ngôn ngữ,
giọng điệu mới Tất cả những điều này chúng ta đều bắt gặp trên những trang viết
của các nhà văn. Họ trăn trở tìm hướng đi mới cho con thuyền văn chương của
mình. Có người lặng lẽ đối chứng lại với những quan niệm sơ lược hoặc phiến diện
một thời về thế sự, để từ đó nhằm đấu tranh cho sự hoàn thiện của mỗi con người
trong thời đại mới như Nguyễn Minh Châu. Có người suy ngẫm về quá khứ để nắm
bắt nhịp thở hiện tại như Dương Thu Hương. Có người tìm đề tài trong những cái
bộn bề phức tạp của hiện thực cuộc sống, đối thoại cùng người đọc để tìm ra biện
pháp tháo gỡ như Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Bình Phương,
Nguyễn Huy Thiệp Và cùng chung dòng chảy ấy ta bắt gặp Bảo Ninh - một trong
những cây bút đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt nền văn
học Việt Nam từ sau 1975. Có thể không nói quá rằng ông là người viết về chiến
tranh, viết về những năm tháng chiến đấu của người lính, về kẻ thù bên kia chiến
tuyến, về những khó khăn của cuộc sống thời kỳ đất nước chia cắt và viết về
những khó khăn của cuộc sống thời hậu chiến môt cách sâu sắc nhất, cảm động
nhất, để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc. Những điều ông viết có thể
xem như là một sự tri ân cho những cuộc đời mà tuổi trẻ của họ kinh qua dấu ấn
thời đại của dân tộc, dấu ấn mà sau này dù có nỗi khổ nào của ngày hôm nay cũng
không sánh bằng những nỗi đau khổ đã trải qua và trái lại mai đây dù được sống

sung sướng tới thế nào cũng chẳng hạnh phúc nào bằng hạnh phúc ngày đã qua.

2
Tên tuổi của Bảo Ninh gắn liền với cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh -
giải thưởng Hội nhà văn năm 1991. Những năm gần đây có rất nhiều báo cáo khoa
học, luận văn thạc sỹ, cũng như những luận văn tốt nghiệp viết về tác phẩm nổi
tiếng này. Tuy vậy, Bảo Ninh không chỉ có một tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, mà
ông còn sáng tác truyện ngắn và trong đó có những truyện cự kỳ đặc sắc như: Mùa
khô cuối cùng, Lá thư từ Quí Sửu, Hà Nội lúc không giờ, Rửa tay gác kiếm, Thời
tiết của kí ức, Khắc dấu mạn thuyền, Vô cùng xưa cũ, Tiếng vĩ cầm của quân xâm
lăng, Ba lẻ một, Thách đấu Bội phản,v.v, với phong cách viết cô đọng và những
khúc vĩ thanh đầy cuốn hút. Thế nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn
bộ sáng tác của Bảo Ninh. Vì những lí do đó, chúng tôi mong muốn qua luận văn
này sẽ góp thêm một tiếng nói bằng việc đi vào khảo sát tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh và những truyện ngắn đặc sắc của Bảo Ninh đồng thời có so sánh với văn
xuôi Việt Nam thời kì đổi mới để thấy những nét riêng, vị trí riêng của nhà văn.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong phạm vi vấn đề nhằm tìm hiểu những đóng góp của tác giả Bảo Ninh
vào quá trình phát triển văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới trên phương diện đề tài
và những cách tân nghệ thuật, chúng tôi quan tâm tới những công trình nghiên cứu
về lý luận thể loại, những đánh giá tổng kết về văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới,
đặc biệt là các bài viết về nhà văn Bảo Ninh và sáng tác của ông
Bảo Ninh được văn đàn biết đến sau truyện ngắn Trại bảy chú lùn in năm
1987, nhưng chỉ thực sự tạo ra làn sóng phê bình khen chê với tác phẩm Nỗi buồn
chiến tranh - Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1991. Từ khi ra mắt độc giả Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã trở thành một “hiện tượng có vấn đề” của văn
học nước nhà. Cuốn tiểu thuyết ngay sau khi xuất bản (với tên gọi Thân phận tình
yêu do Hội Nhà văn in) đã trở thành tâm điểm của cuộc thảo luận do tuần báo Văn
nghệ tổ chức. Trong cuộc thảo luận ban tổ chức có đưa ra nhận định: “Đây là một
trong số ít tác phẩm được dư luận bạn đọc hết sức chú ý và đã gây ra nhiều luồng ý

kiến nhận xét khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Âu đó cũng là lẽ thường tình và
là điều đáng mừng với một tác phẩm văn học”.

3
Về hướng khẳng định giá trị của cuốn tiểu thuyết người đầu tiên mà chúng ta
không thể bỏ qua là Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến. Trong bài “Những nghịch lý của
của cuộc chiến tranh”, ông đã nhiệt liệt cổ vũ cho một lối nghĩ mới, một lối viết
mới, xuất phát từ nhận xét cho rằng văn học ta từ 1945 - 1975 chủ yếu nói bằng
“thuận lý” một nghĩa. Bộ mặt “gớm guốc” tàn bạo của chiến tranh được Bảo Ninh
mô tả rất hiện thực nhưng không phải không có sự thăng hoa, ông đã khẳng định giá
trị tích cực của tác phẩm là đem đến cho người đọc một cái nhìn mới, sâu sắc về
chiến tranh.
Các ý kiến tham gia thảo luận của các tác giả Trần Đình Sử, Cao Tiến Lê,
Phạm Tiến Duật, Nguyên Ngọc, Vũ Quần Phương, Hồ Phương, Chu Lai, Nguyễn
Phan Hách, Đỗ Đức Hiểu, Ngô Văn Phú, Tôn Phương Lan, Nguyễn Trọng Tân,
đưa ra đều sâu sắc và thuyết phục xong đều nhất trí ở giá trị khẳng định: “Một tác
phẩm văn chương đích thực, văn đẹp lắm, cực kỳ đẹp, chi tiết tuyệt vời gây ấn
tượng không thể nào quên. Những chi tiết gợi bóng dáng một tác phẩm lớn.”
(Nguyễn Phan Hách). Sau đó các ý kiến này đều được đăng tải trên báo văn nghệ số
37, 43, 44, 47 năm 1991. Tiêu biểu là các bài viết “Đôi điều quanh ba cuốn tiểu
thuyết vừa được giải của Nguyễn Khắc Phê; “Về một xu hướng tiếp cận tác phẩm”
của Đỗ Ngọc Thống (bút chiến với Đỗ Văn Khang); “Những nhịp mạnh của tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh” của Đỗ Đức Hiểu in trong Tạp chí Tác phẩm mới
tháng 1/1992.v.v
Về hướng phủ nhận giá trị của tác phẩm, người chính thức phủ nhận hoàn
toàn tác phẩm của Bảo Ninh là tiến sỹ Mỹ học Đỗ Văn Khang trên báo Văn nghệ
ngày 26/10/1991 với bài “ Nghĩ gì khi đọc Thân phận tình yêu” ông đã phủ nhận
không thương tiếc giá trị của tác phẩm :"Tác phẩm có cảm hứng chủ đạo là dối bời,
bất định, tư tưởng rõ ràng hoang mang, dễ rơi vào phủ định”. Những cảnh tàn khốc
của chiến tranh trong tác phẩm bị gọi là “chủ nghĩa tự nhiên trong văn học”. Nhân

vật trong tác phẩm bị “thiết kế sai, chẳng có ý tưởng nào cả”. Cách tiếp cận như thế
đã bị một số nhà phê bình lên tiếng phản bác một cách gay gắt. Tiếp đó là ý kiến
phê phán không kém phần quyết liệt đó là Trần Duy Châu trên tạp chí Cộng Sản số

4
10/1994 đã cho rằng: “Tác giả đã không thể lập luận được đã cố ý sử dụng những
yếu tố tâm thần không bình thường để được “ miễn truy cứu trách nhiệm” trước tòa
án lương tâm của thời đại, đây là “bài ai điếu của kẻ lạc loài xúc phạm những người
đang sống”. Về nghệ thuật của tiểu thuyết thì ông cho là : “Thuần túy là kỹ thuật -
một sự khéo tay nếu có”. Đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình với ý kiến nhận
xét của Trần Duy Châu
Sau đó là một khoảng thời gian dài tác phẩm bị lãng quên, vắng bóng trong
các công trình nghiên cứu, các tác phẩm phê bình và các chuyên luận về văn học
Việt Nam thời kỳ đổi mới. Mãi đến năm 2003, cuốn sách của Bảo Ninh lặng lẽ
được tái bản và xuất hiện trong đời sống văn học Việt Nam với tiêu đề Nỗi buồn
chiến tranh (NXB Hội Nhà văn) và Thân phận tình yêu (NXN Hội phụ nữ). Trong
những bài viết đánh giá về tác phẩm trong những năm gần đây đáng chú ý phải kể
đến bài viết của TS. Phạm Xuân Thạch với nhan đề Nỗi buồn chiến tranh viết về
chiến tranh thời hậu chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp
đăng trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy
do Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn chủ biên - NXB GD - 2006. Bài viết đã đưa
ra những lí giải sâu sắc về những cách tân trong cấu trúc tác phẩm, đổi mới về đề
tài, đổi mới về xây dựng nhân vật từ đó đưa tác giả đưa ra một đề nghị một cách
đọc mới – “đọc sâu”, “đọc liên văn bản” để có thể chạm đến mọi tầng nghĩa của tác
phẩm. Sau đó là các bài viết: Phép lặng với việc đổi mới một số nét về nghệ thuật
trong Thân phận của tình yêu - Báo cáo khoa học năm 2004 của Nguyễn Ngọc
Bích, Kết cấu không gian trong Thân Phận của tình yêu - Báo cáo khoa học năm
2002 của Khương Thị Thu Cúc, Nghệ thuật trần thuật của Bảo Ninh qua thân phận
của tình yêu - Báo cáo khoa học năm 2001 của Đỗ Văn Hiểu. Từ đại học Paris TS.
Đoàn Cầm Thi có bài viết “Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam

đương đại”. Trên các website chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng
đăng tải nhiều bài viết về tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh cũng như những bài phỏng
vấn tác giả. Qua đây người đọc có thể hiểu rõ hơn về quan niệm văn chương của
nhà văn cũng như những yếu tố tác động tới nghề văn của Bảo Ninh:

5
;;;
Ngoài ra Nỗi buồn chiến tranh cũng trở thành đề tài
nghiên cứu của nhiều học viên cao học, sinh viên tại các trường đại học, Viện
nghiên cứu chuyên ngành tiêu biểu: Thân phận tình yêu - Nhìn từ góc độ thi pháp
tiểu thuyết. Luận văn tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 2002 của Nguyễn Thị Phương
Thanh; Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2006 của Nguyễn Thị Thanh; v.v.
Như vậy đã có một dòng chảy phê bình, đánh giá về tác giả Bảo Ninh nhưng
chủ yếu thông qua tiếp cận tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh mà chưa có tác giả nào
tiếp cận toàn bộ sáng tác của tác giả. Chính vì thế, trong phạm vi nghiên cứu của
mình chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói tri ân đối với quá trình lao động nghệ
thuật nghiêm túc của nhà văn với mong muốn xác định những đóng góp của nhà
văn vào sự Đổi mới văn xuôi Việt Nam trong toàn bộ sáng tác của mình chứ
không tập trung vào một tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh.
Trên đây là những trình bày tổng quan của chúng tôi về tình hình nghiên cứu
văn xuôi Việt Nam thời kì Đổi mới, những bài viết, những công trình khoa học về
tác giả Bảo Ninh và sáng tác của ông có liên quan đến đề tài.
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, ba tập truyện ngắn Chuyện xưa, kết đi
được chưa?, Lan man trong lúc kẹt xe và Truyện ngắn của Bảo Ninh. Nghiên cứu
trên các bình diện: đề tài, hệ thống nhân vật, đặc điểm nghệ thuật để thấy được
những đổi mới của Bảo Ninh trong sáng tác, từ đó có những đánh giá đúng đắn về
những đóng góp của tác giả vào văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới.
4.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục đích nghiên cứu của mình chúng tôi sử dụng chủ yếu các
phương pháp sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vấn đề vị trí của một tác giả trong một
giai đoạn văn học có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học như văn học sử, lý luận
văn học, ngôn ngữ học. Chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu của các

6
ngành khoa học liên quan để hỗ trợ và làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề nghiên
cứu.
4.2. Trên cơ sở của đề tài đặt ra và tiếp thu những lí thuyết nghiên cứu văn học hiện
đại một cách tích cực, luận văn sử dụng phương pháp luận: Phương pháp thi pháp
học kết hợp lí thuyết tự sự học được chúng tôi sử dụng như một phương pháp nòng
cốt của luận văn nhằm thể hiện cụ thể và nổi bật được những giá trị về mặt thẩm mỹ
trong sáng tác của Bảo Ninh cũng như các sáng tác và khuynh hướng văn học thời kì
Đổi mới. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu, luận văn của chúng tôi
còn phối kết hợp các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, v.v. cũng như vận dụng
một số nghiên cứu của lịch sử văn học (sưu tầm, thống kê tư liệu về tác giả, sự nghiệp
sáng tác…).
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận luận văn có cấu trúc như sau:
Chương1: Bảo Ninh trong đời sống văn học đương đại
Chương 2: Sáng tác của Bảo Ninh – Một cái nhìn mới về hiện thực
Chương 3: Những đổi mới nghệ thuật trong sáng tác tự sự của Bảo Ninh
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: BẢO NINH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI
1.1. Những biến chuyển của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội và văn học
Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta giành được chủ quyền sau
hơn tám mươi năm bị thực dân Pháp đô hộ. Chưa kịp bắt tay vào xây dựng đất nước
thì chúng ta đã phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kì gian khổ chống Pháp kéo

dài suốt chín năm. Sau đó lại là cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai. Mãi
tới ngày 30 tháng Tư năm 1975, cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm kéo dài
suốt ba mươi năm mới thực sự chấm dứt. Tuy vậy từ năm 1978 đến năm 1979
chúng ta vẫn còn phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây – Nam và
biên giới phía Bắc để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Biết bao xương máu đã đổ xuống,
biết bao trí tuệ, sức người, sức của đã hóa thân cho một dải non sông hòa bình thống

7
nhất. Hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động dữ dội ấy đã tác động trực tiếp tới nền
văn học Việt Nam vốn đã bề bộn đa dạng phức tạp và không ít thăng trầm biến
động. Nhưng bao quát ta vẫn có thể nhận thấy một khuynh hướng vận động bao
trùm chi phối một cách sâu sắc mọi mặt của nền văn học từ tư tưởng, cảm hứng chủ
đạo đến các phương thức nghệ thuật, đó là xu hƣớng văn học vận động theo
hƣớng dân chủ hóa, tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân
1.1.2. Những đổi mới của văn xuôi từ sau 1975
Quan sát sự vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975, chúng ta dễ dàng
nhận thấy lĩnh vực văn xuôi nghệ thuật có sự biến đổi thật sự mạnh mẽ và sâu sắc.
Nhìn trên những nét lớn có thể thấy tập trung ở những phương diện sau: mở rộng
quan niệm về hiện thực đi liền với đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi
mới nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu.
1.1.3. Những khuynh hƣớng mới của văn xuôi
1.1.3.1.Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới
Quan sát các sáng tác thuộc khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới có
thể nhận thấy “một hiện tượng có tính chất phổ quát: quá trình cá nhân hóa hư cấu”
[83]. Ở đây, nhà văn không chịu sự chi phối và lệ thuộc từ các quan niệm của cộng
đồng mà hoàn toàn đưa ý kiến chủ quan của mình vào trung tâm các sáng tác tự sự.
Thông qua sự kiện và nhân vật lịch sử, nhà văn thiếp lập một cái nhìn hoàn toàn
mang tính dấu ấn cá nhân về lịch sử, những bài học lịch sử có liên quan trực tiếp
đến đời sống hôm nay. Và như vậy, lịch sử đã trở thành một phương tiện, một chất
liệu để nhà văn thể hiện những suy tư mang tầm khái quát về cuộc đời và con

người (Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Sắc đẹp khuynh thành của Kiều Thanh
Tùng, Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Sông Côn mùa lũ
của Nguyễn Mộng Giác, Khúc khải hoàn dang dở của Hà Ân, bộ sách 4 tập mang
tên: Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân công chúa và Vương
triều sụp đổ của Hoàng Quốc Hải )



8
1.1.3.2. Khuynh hướng nhận thức lại hiện thực
Khuynh hướng này phát triển sôi nổi vào những năm đầu của thời kỳ đổi
mới, nó ra đời đáp ứng yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, nhiều cây bút đã nhìn lại
hiện thực của thời kỳ vừa qua, phơi bày những mặt trái còn bị che khuất, lên án
những lực lượng, những tư tưởng và thói quen đã lỗi thời, trở thành vật cản trên
bước đường phát triển của xã hội (Thời xa vắng của Lê Lựu, Bến không chồng của
Dương Hướng, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Những thiên
đường mù của Dương Thu Hương, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh, Mùa trái
cóc ở miền Nam và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Thân phận tình yêu của Bảo
Ninh, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai )
1.1.3.3. Khuynh hướng triết luận
Chiêm nghiệm, triết lý đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu và không
chỉ ở những nhà văn có nhiều từng trải như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, mà
còn là một đặc điểm của nhiều cây bút thuộc các thế hệ sau như Nguyễn Huy Thiệp,
Phạm Thị Hoài, Hòa Vang
1.1.3.4. Khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
Huyền thoại hay thần thoại với tư cách là ý thức nguyên hợp của các cộng
đồng người nguyên thủy. Từ những mảnh vỡ còn sót lại của ý thức nguyên thủy,
huyền thoại đã đi vào ý thức sáng tạo văn học. Tiêu biểu cho những sáng tạo này là
sự bùng nổ văn xuôi Mỹ La tinh vào những năm 60 của thế kỷ XX. Những sáng tác
này tạo thành trào lưu văn học theo “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”. Và như vậy,

trong tác phẩm văn học, huyền ảo được xem là một yếu tố nghệ thuật. Huyền ảo bao
giờ cũng có sự pha trộn giữa cái thực và cái ảo. Việc sử dụng yếu tố huyền ảo trong
tác phẩm văn học sẽ giúp cho tác phẩm trở nên lạ hóa, đa nghĩa, tạo ấn tượng mạnh
trong lòng người đọc (Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy
Anh; Cõi người rung chuông tận thế của Tạ Duy Anh; Những đứa trẻ chết già, Bả
giời, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy Ngồi của Nguyễn Bình Phương;
Sự trở lại của vết xước của Trần Nhã Thụy.
1.2. Bảo Ninh và văn học Việt Nam đƣơng đại

9
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng
Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương sinh ngày 18 tháng 6 năm 1952 tại
Diễn Châu, Nghệ An. Quê gốc ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
nhưng lớn lên ở Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình trí thức, cha là một vị giáo sư
ngôn ngữ nổi tiếng Việt Nam – GS. Hoàng Tuệ. Anh vào bộ đội năm 1969, chiến
đấu ở mặt trận B3 – Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm
1975 anh giải ngũ. Rời quân ngũ cùng bộ đồ lính bạc phếch trên người, Bảo Ninh
lang thang kiếm sống đâu đó với những công việc chẳng lấy gì làm vui vẻ. Chỉ đến
khi ba của anh, Giáo sư ngôn ngữ Hoàng Tuệ dắt anh đến tận nhà người bạn thân là
Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (Trường viết văn Nguyễn Du) thì cuộc đời Bảo Ninh
mới thực sự gắn chặt với nghệp văn và trở thành nhà văn nổi tiếng.
1.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
Năm 1991 có ba cuốn tiểu thuyết được trao giải nhất của Hội nhà văn là:
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của
Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Trong đó, Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của Dương Hướng là
những tác phẩm sớm được dư luận khẳng định còn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh lại có một số phận đặc biệt sóng gió Sau 15 năm vắng bóng trong đời sống
văn học Việt Nam, hiện nay Nỗi buồn chiến tranh đã khẳng định được giá trị của
mình, được đánh giá là cuốn tiểu thuyết về chiến tranh đặc sắc nhất

1.2.3. Những truyện ngắn đặc sắc
Ngoài cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh được giải
thưởng Hội nhà văn, các tác phẩm của Bảo Ninh chủ yếu là truyện ngắn (khoảng 40
truyện được in trong 3 cuốn: Chuyện xưa kết đi, được chưa? (2009), Lan man trong
lúc kẹt xe (2005), Truyện ngắn Bảo Ninh (2002), với chủ đề đa dạng: có truyện về
chiến tranh, có truyện về hậu chiến, có truyện về Hà Nội thời thuộc địa,v v,. Có thể
nói, truyện ngắn là những lát cắt của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (tiêu biểu
nhất là truyện Mùa khô cuối cùng), trong sự thống nhất đến gần như trọn vẹn của
những vấn đề được đề cập: nỗi buồn hậu phương Truyện ngắn của Bảo Ninh tuy

10
nhỏ bé hơn so với thành tựu của tiểu thuyết nhưng nó vẫn là một phần quan trọng
làm nên thân phận nghiệp văn của Bảo Ninh, nó là câu chuyện cuộc đời, nhưng
được triển khai trên một mảnh đất khác, nên không hề bị cớm bóng tiểu thuyết, mà
với số lượng nhiều hơn, sẽ đem đến được nhiều thể nghiệm hơn. Đó là điều chúng
ta ghi nhận và trân trọng những đóng góp của tác giả vào sự phát triển của văn học
Việt Nam.
CHƢƠNG 2: SÁNG TÁC CỦA BẢO NINH - MỘI CÁI NHÌN MỚI VỀ HIỆN
THỰC
2.1. Nỗi ám ảnh quá khứ trong tác phẩm của Bảo Ninh
2.1.1. Kí ức về chiến tranh
Trong hầu hết truyện ngắn và tiểu thuyết của Bảo Ninh chiến tranh
không được miêu tả trực tiếp mà đều được tái hiện lại qua qua kí ức của nhân vật: ở
Nỗi buồn chiến tranh là dòng hồi ức của nhân vật Kiên; còn trong các truyện ngắn
hầu như đều thống nhất ở dòng hồi ức của người kể chuyện xưng “tôi”: Thời tiết
của kí ức, Hà Nội lúc không giờ, Lá thư từ Quí Sửu, Trại bảy chú Lùn, Mùa khô
cuối cùng, Ba lẻ một, Đêm trừ tịch, Ngôi sao vô danh, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu
mạn thuyền, Giang, Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng.v.v.
2.1.1.1. Khúc ca bi tráng về một thế hệ ngƣời Việt Nam anh hùng thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc

Kiên, Mộc, Quảng, Từ, Tạo “voi”, Tâm, Cừ, Hòa, Hiền, Thịnh “nhớn”,
Thịnh “con”, Vượng, Phượng, Trung, Vinh, Ynua, Tý, Hinh, Huy, Khương,
Tùng,v.v, và những người đồng đội của họ là đại diện cho cả thế hệ những người
cầm súng bảo vệ đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Họ là những “người
con ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, những người xứng đáng hơn ai hết được quyền sống
trên cõi dương này”[100,193]. Vậy mà họ đã chấp nhận hi sinh “lẳng lặng chấp
nhận quy luật giản đơn của chiến tranh: mình chết thì bạn mình sống!”[100,193].
Họ chính là những “liệt sĩ của lòng nhân”, “những con người tuyệt vời”.
2.1.1.2. Chiến tranh khốc liệt, tàn bạo và hủy diệt

11
Được sống sót trở về, được sống trong hòa bình để nhìn lại cuộc chiến mà cá
nhân Bảo Ninh và thời đại ông vừa đi qua, nhà văn đã có một cái nhìn từng trải hơn,
và từ đó có một nhận thức sâu sắc, mang tính trải nghiệm hơn về bản chất của chiến
tranh. Chiến tranh không chỉ có mặt anh hùng ca, mà khủng khiếp hơn chiến tranh
để lại nỗi đau cả thể xác và tinh thần cho con người không chỉ ở một thế hệ, nó để
lại một nỗi đau “truyền kiếp”. (Chiến tranh, trước hết là sự hủy diệt, là cái chết, là
chấm dứt sự sống; chiến tranh hủy diệt cả tinh thần, nhân tính của con người; )
2.1.2. Hiện thực bất cập thời hậu chiến
Chiến tranh đâu phải sẽ chấm dứt khi có kẻ thắng người bại, hòa bình đâu
phải là chiến tranh ngủ yên trong quá khứ, đằng sau hòa bình, chiến tranh vẫn là nỗi
nhức nhối đeo bám trong mỗi giấc mơ của những người lính. Mọi chuyện của chiến
tranh tưởng như đã chấm dứt vào năm 1975, mọi chuyện tưởng như sẽ được “rửa
tay gác kiếm”, ấy vậy mà có những người lính bước ra từ cuộc chiến lại bị rơi vào
bi kịch, chủ yếu bởi những chấn thương tinh thần sâu sắc – kết quả của những kí ức
không thể phai mờ về cuộc chiến tranh triền miên, khủng khiếp đem lại Họ trở
thành những người bị “mắc kẹt” trong thời bình, trở thành những người “ăn mày” kí
ức và mãi mãi không bao giờ họ chữa lành vết thương tâm hồn để sống một cuộc
sống bình thường như mọi người.
2.1.3. Kí ức về Hà Nội bình yên và những biến động lịch sử

Bảo Ninh không chỉ viết về chiến tranh ông còn đề cập đến nhiều khía cạnh
khác của lịch sử. Đó là những biến cố lịch sử trong Thời tiết của kí ức, hình ảnh Hà
Nội bình yên và những người Hà Nội xưa cũ (Nỗi buồn chiến tranh, Hà Nội lúc
không giờ, Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng), v.v
2.2. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Bảo Ninh
2.2.1. Hình tƣợng ngƣời lính khiếm khuyết
Từ sau 1975, con người trở về với cuộc sống bình thường, cũng có nghĩa là
trở về với cuộc sống đời thường phồn tạp, muôn vẻ, lẫn lộn tốt xấu, trắng đen, bi
hài,…,các nhà văn lại đề cập đến con người với tư cách là sản phẩm bất toàn.
Nhưng nhìn chung trong quá trình thể hiện con người khiếm khuyết, ít người kể đến

12
khiếm khuyết của con người trong và sau chiến tranh. Đến Bảo Ninh sự không hoàn
thiện của con người thời hậu chiến được tác giả nêu ra như một vấn đề trọng tâm
trong tâm nguyện của mình.(kiểu người xấu xí; người lính khiếm khuyết do chiến
tranh đem lại)
2.1.2. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ
Bảo Ninh là một trong những nhà văn dành cho phụ nữ một vị trí trang trọng
trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên Bảo Ninh không khai thác hình tượng người
phụ nữ với những nét đẹp truyền thống mà hệ thống nhân vật nữ trong sáng tác của
ông được khai thác ở vẻ đẹp hình thể – một vẻ đẹp lồ lộ, vượt ra khỏi cái chung,
tràn đầy sức sống; và có một số phận đau thương: Phương; Hơ – bia, Mây, Thơm, 3
người con gái trong căn nhà nhỏ giữa rừng khơi dậy tình yêu của toàn tiểu đội, Hòa,
Hiền, Lan (Nỗi buồn chiến tranh); Thủy (Sách cấm); Giang (Giang); Giang (Hà
Nội lúc không giờ); Giang (Ngôi sao vô danh); Loan (Cũ xưa); Diệu Nương (Mùa
khô cuối cùng)
2.1.3. Hình tƣợng ngƣời trí thức, ngƣời nghệ sĩ
Bảo Ninh không miêu tả người trí thức nhập cuộc như Nguyễn Quang Thân,
Nguyễn Xuân Khánh; không miêu tả khía cạnh bạc nhược, hèn kém của họ như
Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh hướng ngòi bút về những con người không hoàn toàn bị

cuốn vào dòng chảy của lịch sử. Người trí thức trong sáng tác cảu Bảo Ninh là
những hình ảnh cuối cùng buồn bã của một lớp người đã qua, một thứ chứng tích
của thời thuộc địa. Họ đứng bên lề, vừa tiên tri, thấy trước những khủng khiếp sắp
đến, vừa nuối tiếc những thứ sẽ bị mất, bị thiêu hủy.
2.3. Những suy tƣ mới mẻ về hiện thực
2.3.1. Chiến tranh đƣợc nhìn từ góc độ nỗi buồn
Nét mới mẻ trong việc viết về chiến tranh của Bảo Ninh là nhà văn đứng trên
lập trường thân phận Con người, là cái nhìn, sự suy nghiệm của cá nhân về lịch sử
chứ không đứng trên lập trường của cộng đồng về lịch sử. Vì thế, chiến tranh trong
truyện ngắn và tiểu thuyết của Bảo Ninh hầu hết được nhìn từ góc độ của nỗi buồn.
2.3.2. Số phận của con ngƣời trong lịch sử

13
Sáng tác của Bảo Ninh đặt ra vấn đề thân phận con người với những nỗi đau
mất mát do chiến tranh để lại, những con người nhỏ bé với bao nỗi cơ cực của cuộc
sống đời thường. Đằng sau mỗi thân phận nhỏ bé, Bảo Ninh đề cập đến khát vọng
sống hòa hợp trong hạnh phúc cá nhân và tính yêu đôi lứa của con người thời đại.
Đó không phải là khát vọng của cái “tôi” cực đoan mà là khát vọng hạnh phúc của
cả cộng đồng vừa bước ra từ cuộc chiến tranh đẫm máu.
2.3.3. Ƣớc mơ về hòa bình, hòa giải dân tộc
Sự hòa hợp dân tộc, hòa hợp cộng đồng, hiện nay đã thành một đường lối
chiến lược của Đảng và Nhà nước, thành một tình cảm xã hội rất được coi trọng, thế
nhưng trong những năm tháng chiến tranh và những năm đầu hòa bình vấn đề này
hầu như không được đề cập. Là một nhà văn, nhưng trước hết là một người lính,
Bảo Ninh thấm thía hơn ai hết giá trị của những ngày tháng hòa bình, của mái ấm
gia đình bình dị, thân phận “con sâu cái kiến” của người lính trong chiến tranh ở cả
hai bên chiến tuyến. Chính vì vậy, trong sáng tác của mình từ truyện ngắn đến tiểu
thuyết Bảo Ninh rất quan tâm đến sự hòa hợp, hòa giải dân tộc với mong ước có
một cuộc sống hòa bình trọn vẹn. Điều này được nhà văn gửi gắm qua hình ảnh
biểu tượng ngôi nhà, qua lớp ngôn từ mang màu sắc trung lập.

CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC TỰ SỰ CỦA
BẢO NINH
3.1. Đổi mới về kết cấu
3.1.1. Khái niệm kết cấu
3.1.2. Kết cấu dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh và những truyện ngắn
đặc sắc
Dòng hồi ức của các nhân vật chính trong các tác phẩm của Bảo Ninh không
được trình bày theo tiến trình thời gian lịch sử mà nó là sự đan xen, đứt đoạn, bởi
những liên tưởng, nhảy cóc giữa những kí ức về chiến tranh, về tình yêu, về Hà Nội,
v.v.
3.2. Đổi mới về giọng điệu
3.2.1. Giọng điệu trần thuật

14
3.2.2. Giọng ngậm ngùi buồn thương
Với người nghệ sĩ giải tỏa cảm xúc là nhu cầu tự nhiên của con người.
Nguyễn Huy Thiệp thể hiện nỗi buồn thương của mình bằng cách tạo ra những con
người với những tâm trạng cô đơn, bị thất bại chủ nghĩa, là người luôn đi tìm kiếm
cái đẹp. Nhưng nỗi buồn thương của Phạm Thị Hoài lại là thiếu tình yêu đồng loại,
thiếu ý thức xã hội bầy đàn, là thế giới những nhân vật cô đơn, một thực trạng
nghèo văn hóa. Một thế giới bị cô đơn bị phân rã, khó tạo ra chất bản nguyên của
con người, con người bị tẩy trắng cá tính, trở thành kẻ không có mặt, biến thành
những mô hình cứng nhắc. Còn Bảo Ninh lại mang đến cho con người một nỗi
buồn: nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu, buồn vì sự sáng tạo nghệ thuật, buồn
về hiện tại đang ngày đêm diễn ra (Nỗi buồn chiến tranh;(âm hưởng chung là
giọng buồn thương, ngậm ngùi)
3.2.3. Giọng mỉa mai chua xót
Không giống như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, mang đến cho văn
học Việt Nam thời đổi mới tiếng cười giễu nhại, mỉa mai, cay độc, tạo một giọng
điệu hả hê trước những thói hư tật xấu của con người – Bảo Ninh mang đến cho

người đọc một cái gì đó vừa chua chát vừa hài hước hay nói đúng hơn là tiếng
cười mỉa mai nhưng chua xót để biểu thị một thái độ phê phán, đôi khi là để che dấu
một nỗi buồn, một tấn bi kịch bên trong (Chúng tôi muốn nhấn mạnh một sắc thái
giọng điệu vừa mang cái nhìn hài hước vừa mang trái tim mẫn cảm về hiện thực
sống của nhà văn (Sự hài hước chứa đựng nỗi chua cay)
3.2.4. Giọng tra vấn
Trong văn xuôi trước 1975 nhân vật tự tra vấn để đối chiếu với kinh nghiệm,
với tiêu chuẩn cộng đồng còn với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khắc Trường,
Dương Hướng, Chu Lai và đặc biệt là Bảo Ninh thì tra vấn lại để đối chiếu với bản
chất người. Nó xuất hiện không phải dưới áp lực của bên ngoài mà bắt nguồn từ nội
tại của nhân vật, từ nhu cầu tự hoàn thiện nhân cách của chính mình, con người đã
bị tổn thương rất nặng trong chiến tranh và đặc biệt hơn về tinh thần. Nó có nhu cầu
“chạy chữa” về thể xác lẫn tâm hồn. Nếu không con người ấy sẽ bị tàn phế, bị lạc

15
lõng và tha hóa về tâm hồn trước ngọn lửa thiêu cháy bạo tàn của chiến tranh, trước
hoàn cảnh éo le, trớ trêu của cuộc đời
3.3. Đổi mới về phân tích tâm lý nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh và một số
truyện ngắn đặc sắc
Bằng hình thức nghệ thuật đảo trật tự thời gian, dựng bối cảnh không gian
hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và hư, sử dụng ngôn ngữ độc
thoại,v.v, tiểu thuyết và những truyện ngắn của Bảo Ninh thực sự đã có được sự vận
động đem đến một cái nhìn mới mẻ cả về nội dung và hình thức biểu hiện.
KẾT LUẬN
Quá trình đổi mới văn xuôi Việt Nam đương đại không thể tách rời những
cách tân nghệ thuật cả về phương diện hình thức và nội dung nghệ thuật. Bảo Ninh
là một trong số không nhiều các nhà văn có ý thức rõ rệt trong việc tìm kiếm hình
thức biểu đạt độc đáo các vấn đề nội dung tư tưởng trong sáng tác của mình. Thành
công của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và những truyện ngắn đặc sắc: Mùa khô
cuối cùng, Hà Nội lúc không giờ, Lá thư từ Quí Sửu, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu

mạn thuyền, Thời tiết của kí ức, Ba lẻ một, Bội phản, v.v. đã thể hiện tài năng sáng
tạo, nỗ lực không mệt mỏi trong lao động nghệ thuật và tâm huyết của người nghệ
sĩ muốn được cống hiến những giá trị nghệ thuật đích thực cho cuộc đời. Với các
sáng tác của mình, Bảo Ninh đã mang đến một sinh khí mới cho văn xuôi Việt Nam
đương đại, nâng vị thế của văn xuôi lên một tầm cao mới cả về phương diện hình
thức biểu hiện, nội dung chủ đề, đề tài, v.v. Và cao hơn, các sáng tác trên đã hàm
chứa nhu cầu cần thay đổi quan niệm nghệ thuật của nhà văn – một yêu cầu bức
thiết đang diễn ra trong đời sống văn học hiện nay. Trong tương lai gần, hy vọng
rằng với những chuyển biến tích cực trong tâm thế sáng tạo của người nghệ sĩ, môi
trường văn hoá và sinh hoạt văn học thuận lợi, tiểu thuyết và truyện ngắn sẽ có
thêm nhiều những thành tựu nghệ thuật, tạo được vị thế vững chắc trên diễn đàn văn
học.

Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi

124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU LÝ THUYẾT VĂN XUÔI, TỰ SỰ
1. Aristote (1999), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Lưu Hiệp (2007), Văn tâm điêu long, Nguyên Ngọc (dịch), Nxb Lao động, Hà
Nội.
3. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Xã hội, Hà
Nội.
4. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.
5. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể
loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Lê Huy Bắc (2004), tập 1, Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.

7. Vương Trí Nhàn (1980), Sổ tay viết truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
8. Nguyễn Mạnh Tuấn (2001), Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ
XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb Giáo duc,
Hà Nội.
10. Vũ Tuấn Anh (1996), Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể
loại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9.
11. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư (dịch), Nxb
Hội Nhà văn, Hà Nội.
12. M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Trần Đình Sử (dịch),
Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
13. Phan Quý Bích (2008), Tiểu thuyết bịa đặt để nói sự thật, Báo Văn nghệ, số 21.
14. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái
quát, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2.
Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi

125
15. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ
minh họa, Báo Văn nghệ, số 49 – 50.
16. Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Hữu Nhàn… (1989), Một số bài
viết tiến tới Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IV, Báo Văn nghệ, số 32.
17. Trương Đăng Dung (1994), Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của
G. Lucacs, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5.
18. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây tiếp nhận và giao thoa trong
văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
20. Đặng Anh Đào (1994), Tính chất hiện đại của tiểu thuyết, Tạp chí Nghiên cứu
văn học, số 2.

21. Đặng Anh Đào (1996), Nguồn gốc và tiền đề của tiểu thuyết, Tạp chí Nghiên
cứu văn học, số 6.
22. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX – những vấn đề
lịch sử và lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Đăng Điệp (2000), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn
học Việt Nam đương đại, Nguồn:

25. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Hà Minh Đức (2002), Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7.
27. Hà Văn Đức (viết chung) (2004),Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục.
28. Nguyễn Thị Xuân Dung (2008), Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về
chiến tranh từ 1986 đến 1996, Nguồn:

Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi

126
29. Nguyễn Hải Hà (2006), Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
30. Nguyễn Phan Hách, Trần Đình Sử, Cao Tiến Lê … (1991) Thảo luận về tiểu
thuyết Thân phận của tình yêu, BáoVăn nghệ, số 37.
31. Nguyễn Phan Hách, Ngô Ngọc Bội… (1989), Một số bài viết tiến tới Đại hội
Nhà văn Việt Nam lần thứ IV, BáoVăn nghệ, số 33.
32. Hội Nhà văn (2001), Tiểu thuyết, dòng chảy liên tục với thời gian (Báo cáo
của Hội đồng chung khảo Cuộc thi Tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam
1998 - 2000), Văn nghệ, số 37 và Văn nghệ Quân đội tháng 10.
33. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2004), Từ điển thuật
ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Hoàng Ngọc Hiến, Vũ Thị Hồng, Mai Ngữ (1989), Một số bài viết tiến tới Đại
hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IV, BáoVăn nghệ, số 33.
35. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
36. Nguyễn Chí Hoan (2006), Trông thấy con người (đọc Ba người khác, tiểu
thuyết của Tô Hoài, Nxb Đà nẵng, 2006), Văn nghệ số 52.
37. Hoàng Mạnh Hùng (2008), Về sử thi và tiểu thuyết sử thi hiện đại Việt Nam,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7.
38. Mai Hương (1993), Nhìn lại văn xuôi năm 1992, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số
3.
39. Mai Hương (2006), Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút
văn xuôi, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11.
40. Ma Văn Kháng (1998), Tiểu thuyết, nghệ thuật khám phá cuộc sống, Báo Văn
nghệ, số 17.
41. Ma Văn Kháng (2002), Tiểu thuyết, một giá trị không thể thay thế, Báo Văn
nghệ, số 46.
Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi

127
42. Nguyễn Xuân Khánh (2001), Về nghệ thuật viết tiểu thuyết, BáoVăn nghệ, số
38.
43. Nguyễn Xuân Khánh (2009), Nghề văn thật hấp dẫn, Nguồn: http://www
.vietchinabusiness.vn/index.php/vn-hoa/vn-hc/1574-nha-van-nguyen-xua-
khanh-nghe-van-that-hap-dan. (Theo Văn nghệ trẻ).
44. Nguyễn Xuân Khánh, Ngô Văn Phú (2003), “Viết tiểu thuyết lịch sử cũng cần
phải hư cấu”, Nguồn: http:// www. vietbao.vn/Van-hoa/Viet-tieu-thuyet-lich-
su-cung-can-phai-hu-cau/20010382/181. (Theo vietnam.net)
45. Kunderra (2001), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc (dịch), Nxb Văn hóa
thông tin, Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
46. Tôn Phương Lan (2001), Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời

kỳ đổi mới, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 9.
47. Cao Kim Lan (2009), Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 8.
48. Mã Giang Lân (chủ biên) (2000), Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam
1900 – 1930, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
49. Phong Lê (2005), Tiểu thuyết mở đầu thế kỉ XXI trong tiến trình văn học Việt
Nam từ tháng Tám – 1945, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9.
50. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
51. Phong Lê (2007), Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với
văn học phương Tây hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1.
52. IU.M.Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương (chủ
biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
53. Bùi Văn Lợi (1999), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX
đến 1945 – diện mạo và đặc điểm, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm
Hà Nội.
Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi

128
54. Lưu Liên (1987), Tiểu thuyết - một thể loại năng động đầy triển vọng, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 4.
55. Đỗ Bạch Mai, Nguyễn Khắc Trường, Ma Văn Kháng… (1996), Một số bài
biết trong Hội thảo về tiểu thuyết, Báo Văn nghệ, số 49.
56. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2009), Tiểu thuyết lịch sử từ sau năm 1945 đến nay,
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
57. Trần Thị Mai Nhân (2007), Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam
giai đoạn 1986 - 2000, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7.
58. Nguyên Ngọc (1991), Văn xuôi sau năm 1975, thử thăm dò về quy luật phát
triển, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4.

59. Phan Ngọc (2001), Tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu của Nguyễn Quang
Thân, Báo Văn nghệ, số 7.
60. Phạm Xuân Nguyên (1987), Về xu hướng thể hiện: “Sự vận động của lịch sử
trong con người” ở tiểu thuyết sử thi hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số
5.
61. Vương Trí Nhàn (Sưu tầm) (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà
Nội.
62. Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
63. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
64. Nhiều tác giả (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
65. Mai Hải Oanh (2007), Những cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn
1986 – 2006, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
66. Yves Reuter (2010), Dẫn nhập phân tích tiểu thuyết, bản dịch của TS. Phạm
Xuân Thạch.
67. Trần Đình Sử (2006), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi

129
68. Trần Đình Sử (2009), Thi pháp học hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt
Nam thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2.
69. Trần Đình Sử (1986), Mấy ghi nhận về sự đổi mới tư duy nghệ thuật và hình
tượng con người trong văn học ta thập kỷ qua, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số
6.
70. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
71. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử,
Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
72. Svetlana Sherlaimova (2005), Sứ mệnh của tiểu thuyết trong thời đại cáo

chung của văn học, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7.
73. AA. Sokolov (2009), Văn hoá Việt Nam: toàn cầu hoá và thị trường, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 10.
74. Lê Dục Tú (2001), Hành trình của nghiên cứu phê bình văn học thế kỉ XX,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7.
75. Phạm Xuân Thạch (2008), Sự hình thành hệ thống thể loại tự sự nghệ thuật
trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX,
Luận án Tiến sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà
Nội.
76. Phạm Xuân Thạch (viết chung) (2000), Văn học dịch và tiến trình hiện đại hoá
văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, Tạp chí Văn học, số 4.
77. Phạm Xuân Thạch (2002), Từ bản dịch Những kẻ khốn nạn, bàn về ảnh hưởng
của tiểu thuyết Victor Hugo với người Việt đầu thế kỉ XX, Tạp chí Nghiên
cứu văn học, số 6.
78. Phạm Xuân Thạch (2004), Quá trình cách tân và những giới hạn trong sự
nghiệp sáng tác văn xuôi của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Tạp chí Nghiên cứu
văn học, số 9.
Văn xuôi tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kỳ Đổi mới
Luận văn thạc sĩ Bùi Thị Hợi

130
79. Phạm Xuân Thạch (2005), Nỗi buồn chiến tranh, viết về chiến tranh thời hậu
chiến từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới thi pháp, Nguồn:
ngắnthạchlam.
80. Phạm Xuân Thạch (2006), Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử,
Nguồn:
81. Phạm Xuân Thạch (2006),Tiểu thuyết như là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa của
đời sống (Đọc Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Nxb Đà Nẵng, 2006), Báo Văn
nghệ, số 45.
82. Phạm Xuân Thạch (2005), Vấn đề kết cấu truyện ngắn Thạch Lam dưới ánh

sáng trần thuật học, Nguồn:

83. Phạm Xuân Thạch (2005), Cá nhân hoá hư cấu, Nguồn:

84. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
85. Phạm Toàn (2000), Đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Tạp chí Xưa và Nay, số 10.
86. Phùng Văn Tửu (2009), Người kể chuyện xưng “tôi” trong văn chương hiện
đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11.
87. Phùng Văn Tửu (1990), Thi pháp hiện đại những tìm tòi và đổi mới, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
88. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
89. Bùi Thanh Truyền (2006), Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương
đại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11.
90. Đoàn Cầm Thi (2005), Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam
đương đại, Nguồn: />cuu/2005/03/3B9AD37D/.

×