Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỒNG BỘ CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.68 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I- Tính cấp thiết của đề tài.
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung ,bao cấp sang nềnkinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩảơ nước ta trong những năm qua đã đem
lại những kết quả to lớn. GDP tăng bình quân hơn 7%/năm, cơ cấu kinh tế
có nhiều thay đổi tích cực: tỉ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ tăng,tỉ
trọng giá trị nông nghiệp giảm. Đặc biệt chúng ta đẩy lùi được chính sách
bao vây ,cấm vận của thế lực thù địch,khắc phục được tình trạng khủng
hoảng thị trường do Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã.Kinh tế trong
nước phát triển, quan hệ quốc tế được mở rộng,nâng cao vị thế của Việt
Nam trên thị trường quốc tế. Do đó phát triển kinh tế thị trường là điều
kiện của sự phồn thịnh kinh tế xã hội. Đặc biệt, hiện nay khi chúng ta là
thành viên của tổ chức kinh tế thế giới (WTO)chúng ta cần phải đẩy mạnh
việc xây dựng một nền kinh tế thị trường hoàn thiện. Trước hết là phát triển
đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Sự đồng bộ của thị trường trước hết là hệ thống thị trường với đầy đủ
các loại hình : thị trường tiền tệ, thị trường công nghệ, thị trường lao động,
thị trường đất đai, thị trường hàng hóa dịch vụ... Các thị trường này vừa
độc lập với nhau vừa liên hệ với nhau trong hệ thống thị trường. Mỗi loại
thị trường đều có cung - cầu, giá cả, người mua - người bán đặc thù ; có
quy luật vận hành đặc trưng và khuynh hướng phát triển khác nhau. Sự
quan hệ lệ thuộc, tác động biện chứng giữa các thị trường do quá trình trao
đổi hoạt động và phối hợp cung ứng hình thành sản phẩm cuối cùng. Sự
độc lập tương đối của các thị trường luôn có xu hướng phá vỡ sự cân bằng
tổng thể. Sự phụ thuộc và liên hệ giữa các thị trường đòi hỏi sự cân bằng
mới và ăn khớp với nhau. Vấn đề ở đây là, để cân bằng tự phát hay chủ
động điều tiết để có sự ăn khớp hợp lý. Vai trò tạo điều kiện và chủ động
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
điều tiết của Nhà nước để tạo sự đồng bộ, ăn khớp và hợp lực các hệ thống


thị trường là đặc biệt quan trọng.
Vấn đề thứ hai của sự đồng bộ các loại thị trường là vấn đề ăn khớp về
cấp độ hay mức độ phát triển thị trường. Về phương diện lịch sử thị trường,
có ba cấp độ phát triển như sau :
- Cấp độ thị trường cổ điển : Đây là dạng thức của thị trường mà ở
cùng một không gian, thời gian, địa điểm ba yếu tố người mua, người bán
và hàng hóa xuất hiện đồng thời với nhau. Với dạng thức thị trường này,
người ta có thể nhận biết về quy mô, động thái mua bán trên thị trường.
- Cấp độ thị trường phát triển : Ở dạng thức thị trường này, hàng hóa không
nhất thiết phải xuất hiện đồng thời với người mua, người bán. Người ta có
thể mua bán ngay cả trước khi hàng hóa được sản xuất ra. Đó là mua bán
theo hợp đồng ký trước. Với dạng thức thị trường này, tính "hiện hữu" của
thị trường không nhìn thấy được. Thị trường trải rộng cả không gian và
thời gian.
- Cấp độ thị trường hiện đại : Trên thị trường lúc này chỉ xuất hiện
hoặc người mua, hoặc người bán. Khi đó, người trung gian xuất hiện làm
các công việc giao dịch và dịch vụ thương mại. Việc ra đời của các sở giao
dịch chứng khoán, sở giao dịch thương mại... đáp ứng yêu cầu dịch vụ mua
bán trên thị trường. Đặc trưng của thị trường hiện đại là các hình thức dịch
vụ phong phú và phát triển rất cao
Về lịch sử, thị trường lần lượt trải qua ba cấp độ phát triển. Song mỗi
quốc gia, khu vực không phải tuần tự diễn ra như vậy. Khi một cấp độ thị
trường mới xuất hiện thì ở các nước thực hiện kinh tế thị trường đều có thể
xuất hiện dạng thức thị trường đó bất luận trình độ phát triển kinh tế như
thế nào. Tuy nhiên, mức độ phát triển, phạm vi và ảnh hưởng của mỗi dạng
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thức không giống nhau. Hiện nay, với các nước phát triển thì cấp độ thị
trường hiện đại chiếm ưu thế phổ biến, thị trường phát triển còn chi phối ở
phạm vi rất rộng, thị trường cổ điển là tàn dư. Ở Việt Nam, có thể nói cấp

độ thị trường cổ điển là phổ biến, chừng mực nào đó cấp độ thị trường phát
triển đã có sức chi phối lớn trên thị trường, còn cấp độ thị trường hiện đại
đang ở giai đoạn khởi phát.
Vấn đề thứ ba của phát triển đồng bộ các loại thị trường là sự ăn khớp,
nhịp nhàng, cân đối và tạo hợp lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tương
quan giữa các thị trường trong tổng thể nền kinh tế quốc dân hợp lý thì hoạt
động mới có hiệu quả. Từng loại thị trường cũng như hệ thống thị trường
trong nền kinh tế quốc dân là một chỉnh thể thống nhất, không bị chia cắt
bởi địa giới hành chính. Sự ăn khớp nhịp nhàng, cân đối giữa các loại thị
trường theo yêu cầu của sản xuất và đời sống. Tính nhịp nhàng, cân đối về
mặt lượng là tương quan tỷ lệ hợp lý giữa hàng và tiền, cung và cầu ở tầm
vĩ mô. Sự nhịp nhàng cân đối còn thể hiện ở sự khớp nhau về tiến độ, thời
gian, phạm vi trong tiến trình hình thành và phát triển thị trường "đầu vào",
"đầu ra" của quá trình sản xuất.
Nhà nước Việt Nam chủ trương thực thi chính sách mở cửa, hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Để phù hợp với môi trường quốc tế mới,
chúng ta phải phát triển các thị trường để đáp ứng yêu cầu giao lưu kinh tế,
hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong môi trường quốc tế hóa, sự phát triển đồng bộ các loại thị
trường không chỉ đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn nhằm vươn tới thị
trường ngoài nước, tranh thủ cơ hội quốc tế để phát triển.
Như vậy, cả điều kiện chủ quan và khách quan, điều kiện trong nước
và ngoài nước, trước mắt và lâu dài đòi hỏi phải phát triển đồng bộ các loại
thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
bộ là có sự ăn khớp giữa tất cả các bộ phận hoặc các khâu, tạo nên một sự
hoạt động nhịp nhàng của chỉnh thể. Để có thể ăn khớp với nhau, các khâu,
các bộ phận của một chỉnh thể phải được sắp xếp và hoạt động theo một
tương quan tỷ lệ nhất định gọi là tỷ lệ đồng bộ. Vậy, sự phát triển đồng bộ

các loại thị trường là sự ăn khớp giữa các thị trường về loại hình, trình độ
phát triển và quy mô tạo nên một sự hoạt động nhịp nhàng của hệ thống thị
trường và nền kinh tế quốc dân.
II- Thực trạng phát triển đồng bộ các loại thị trường
Vào những năm 80 nền kinh tế Việt nam vận hành theo cơ chế tập
trung bao cấp đã bộc lộ những khủng hoảng, trì trệ. Từ năm 1989 nền kinh
tế thị trường đã được xác lập, nền tảng của cơ chế thị trường là cơ chế giá
thị trường, mở ra sự tự do hoá lưu thông bảo đảm quyền tự do kinh doanh
của các Doanh nghiệp, kích thích sản xuất và tiêu dùng, góp phần điều hoà
quan hệ cung cầu. Sự chuyển dịch này tạo điều kiện cho sự hình thành và
phát triển đồng bộ các thị trường
1- Thị trường hàng hoá và dịch vụ phát triển khá tốt.
Thị trường này hoạt động rất sôi động,khối lượng hàng hóa lưu thông
tăng liên tục trong các năm với tốc độ tăng trưởng tương đối cao; mặt hàng
ngày càng đa dạng đáp ứng được yêu cầu cơ bản của sản xuất và đời sống
dân cư. Đã hình thành được thị trường thống nhất và thông suốt trong cả
nước, mở rộng và phát triển thị trường quốc tế, từng bước đưa thị trường
trong nước hội nhập khu vực và quốc tế. Đối với nhiều mặt hàng, ở một số
trung tâm lớn, thị trường hàng hóa dịch vụ đã phát triển ở trình độ khá cao,
tốc độ gia tăng mạnh mẽ. Thị trường này đã có đủ các thành phần kinh tế
góp mặt và sự vận hành của nó, về cơ bản, được tuân thủ theo các quy luật
khách quan ; sự quản lý và điều tiết của Nhà nước với thị trường hàng hóa
dịch vụ đã có nhiều thay đổi theo hướng tôn trọng tính khách quan, phù
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hợp với tập quán, thông lệ trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, quy mô thị
trường hàng hóa dịch vụ vẫn còn nhỏ bé, khả năng cạnh tranh trên thị
trường của hàng hóa Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Định hướng và các chính sách về thị trường của Nhà nước còn nhiều bất
cập.

2- Thị trường tài chính
Chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, đa
dạng hoá sở hữu, tự do hoá kinh doanh đòi hỏi phải có thị trường tài chính
đủ mạnh để nền kinh tế hoạt động bình thường . Thị trường vốn, tiền
tệ,chứng khoán … ra đời vừa đảm bảo sự ăn khớp giữa lưu thông hàng hoá,
lưu thông tiền tệ, vừa tạo vốn cho các hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Về thị trường tiền tệ nhìn chung chưa phát triển , ngân hàng nhà nước
trung ương(NHTW) chưa thự sự đóng vai trò can thiệp có hiệu quả vào thị
trường này. Các lãi suất của NHTW: lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất chiết khấu , lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín
phiêuú kho bạc nhà nước có tác động rõ nét đến thị trường. Các công cụ
điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc thiếu linh
hoạt. Các ngân hàng thương mạivà các tổ chức tín dụng cạnh tranh với
nhhau tăng lãi suất huy độngvốn một cách một chiều,tạo nguy cơ tiềm ẩn
rủi ro cho chính các ngân hàng thương mại.
Về thị trường chứng khoán tuy mới ra đời ở nước ta không lăunhng
phát triển rất nhanh , nhiều sàn giao dịch của các ngân hàng trong nước
được thàn lập, hiện nay có cả ngân hàng nước ngoài. Điều này cho thấy thi
trường chứng khoán tuy mới phát triển nhưng đã có nhiều sức hút với các
nhà đầu tư nước ngoài. Để tạo thêm sức hút với các nhà đầu tư, chúng ta
cần xây dựng các sàn giao dịch hiện đại đáp ứng nhu cầu tham gia của
nggười đân ngày càng đông và cập nhật thông tin liên tục , chính xác
5

×