BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TPHCM
KHOA LỊCH SỬ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII
Giảng viên hướng dẫn: TS.TRẦN THỊ THANH THANH
Sinh viên thực hiện : ĐÀO THỊ PHƢƠNG HUYỀN
Khóa 31 (2005-2009)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
6-2009
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
Lời cảm ơn
Em xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cơ đã
nhiệt tình giảng dạy, đã truyền đạt kiến thức khoa
học và thực tiễn trong suốt bốn năm qua để hôm
nay em được trở thành một cô giáo dạy lịch sử.
Em xin chân thành cảm ơn cơ Trần Thị Thanh
Thanh đã tận tình hướng dẫn em ngay từ những
buổi đầu khi em bắt đầu suy nghĩ về đề tài cho đến
khi em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự động viên,
giúp đỡ từ gia đình và bạn bè, để em có thể hồn
thành cơng việc nghiên cứu rất thú vị nhưng cũng
đầy khó khăn này.
Hơm nay luận văn được hồn thành, em xin
kính trình Q Thầy Cơ trong Hội đồng chấm khóa
luận tốt nghiệp. Do trình độ nghiên cứu và thời gian
có hạn, luận văn chắc chắc cịn nhiều thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự chỉ dẫn của Thầy Cơ. Em
xin trân trọng cảm ơn.
Học trị
Đào Thị Phương Huyền
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
1
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề và nguồn sử liệu
III. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng I: NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ-KINH TẾ CỦA NGOẠI
THƢƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII
I. Điều kiện lịch sử - địa lý
II. Những điều kiện kinh tế- xã hội làm tiền đề cho hoạt động ngoại thương.
1. Chính sách trọng nơng của các triều đại phong kiến.
2. Tầng lớp thương nhân.
3. Về sự hình thành của nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc thống nhất
Chƣơng II : TÌNH HÌNH NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ
XI-XVIII
A. Khái niệm ngoại thương
B. Tình hình ngoại thương dưới các triều đại phong kiến dân tộc
I.
Thời Lý-Trần ( Thế kỉ XI-XIV)
II.
Thời Lê ( Thế kỉ XV)
III.
Thời Nam-Bắc phân tranh và thời Tây Sơn (Thế kỉ XVI-XVIII)
Chƣơng III: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƢƠNG ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII
I.
Đánh giá vai trò của ngoại thương trong tiến trình phát triển của lịch sử dân
tộc từ thế kỉ XI-XVIII.
II.
Vai trò tác dụng của ngoại thương đối với xã hội Việt Nam:
1. Đối với chính quyền phong kiến
2. Đối với nhân dân
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
2
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
MỞ ĐẦU
I.
Lý do chọn đề tài:
Trong chế độ phong kiến trung ương tập quyền ở nước ta, cơ sở vật chất của
xã hội dựa vào kinh tế nông nghiệp, ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính, địa
tơ phong kiến là nguồn sống, nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước phong kiến. Vì
vậy, các triều đại phong kiến khi nắm quyền luôn phải có chính sách “trọng nơng”,
“khuyến nơng”, tu sửa đê điều, mở mang thủy lợi, phát triển khai hoang…Đặc biệt,
theo quan niệm “dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt”, hiện tượng bỏ “nghề gốc”
(nghề nông) theo “nghề ngọn”(nghề buôn) sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn tô thuế từ
ruộng đất, sự lớn mạnh của tầng lớp thương nhân sẽ có thể đe dọa ngai vàng...
Nghề buôn, người đi buôn…do vậy thường bị xem thường, bị khinh miệt
Nhưng kinh tế ngoại thương lại là một nội dung quan trọng của chế độ phong
kiến. Ngoại thương phản ánh tình hình kinh tế nói chung và có thể phản ánh cả
những nét đặc sắc hay tính chất của chế độ xã hội đương thời. Cơ sở kinh tế xã hội
của một giai đoạn quyết định chủ trương của nhà nước và tính chất của ngoại
thương trong giai đoạn đó. Nền ngoại thương ln gắn liền với hệ thống các yếu tố
tác động đến hàng hóa. Đó là việc tổ chức giao dịch, các cơ quan giao dịch, các sản
phẩm mua bán, thể lệ mua bán, hệ thống giao thông, hệ thống đo lường, chế độ
thuế khóa, quan hệ giữa lái bn và người sản xuất, các phương tiện vận tải…
Ngoại thương hoạt động tăng cường hay giảm sút đều tác động trở lại đến nền kinh
tế của quốc gia nói chung. Nhu cầu về các loại hàng hóa trao đổi với nước ngồi có
thể tác động đến việc tổ chức sản xuất trong nước đối với các sản phẩm trở thành
hàng hóa đó.
Ngoại thương là q trình nền kinh tế hàng hóa được mở rộng khỏi thị trường
trong nước. Vì vậy, có thể coi ngoại thương là một động lực kinh tế thúc đẩy xã hội
phong kiến phát triển đến mức cao, đồng thời ngoại thương cũng là nơi biểu hiện
của những mầm mống dẫn đến sự tan rã của chế độ phong kiến. Việc nghiên cứu
kinh tế ngoại thương thời phong kiến ở nước ta có thể góp phần làm rõ vai trị và
sự thăng trầm của các triều đại, góp phần làm rõ những bài học lịch sử cho ngày
nay, khi nước ta đang trong giai đoạn kinh tế thị trường, hội nhập và phát triển.
Với ý nghĩa đó, em chọn vấn đề “Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam
trong các thế kỉ XI-XVIII” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Trong khn khổ một luận
văn tốt nghiệp và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, em chưa thể đưa ra những kiến giải
khoa học mới mà chỉ hy vọng qua việc sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích,
đánh giá khách quan các sử liệu mà phục dựng được phần nào diện mạo lịch sử của
ngoại thương Việt Nam thời phong kiến, trải qua các triều đại từ nhà Lý đến nhà Tây
Sơn, góp phần làm phong phú thêm nhận thức của bản thân về một vấn đề, một giai
đoạn của lịch sử Việt Nam. Đồng thời, em cũng hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ góp
phần giúp các bạn sinh viên Khoa Lịch sử và những người u thích lịch sử có thêm
một phần tư liệu phục vụ cho quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu.Việc thực hiện
đề tài này còn là một dịp tập dượt nghiên cứu khoa học và giúp ích cho em trong nghề
nghiệp sau này
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
3
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
II.
Lịch sử vấn đề và nguồn sử liệu:
Do những nhận thức hạn chế của thời phong kiến đối với vai trò của kinh tế
ngoại thương nên sử liệu trong thư tịch cổ cịn ít và gián đoạn. Về sử liệu gốc có
thể kể đến một số tác phẩm sau:
- Đại Việt sử kí tồn thư của Ngô Sĩ Liên, ghi chép về các sự kiện giao thương
của nước ta với các nước trong khu vực từ thời dựng nước đến thời Lê Trung Hưng
(thế kỉ XVI). Tuy nhiên do lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương khơng
được ghi chép có hệ thống mà được lồng vào các sự kiện chính trị, ngoại giao…
theo thứ tự thời gian từng triều đại. Sách do Phan Huy Giu dịch, Nxb Khoa Học Xã
Hội, Hà Nội, 1967-1968.
- Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục, Quốc sử quán triều Nguyễn, bản
dịch, Nxb Giáo dục, 1998, cũng với lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương
được ghi chép lồng vào các sự kiện chính trị, ngoại giao… từ thời dựng nước đến
hết thời Lê Trung Hưng, đầu thời Tây Sơn.
- Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn chương IV và VI ghi chép về lệ thuế đầu
nguồn, tuần ty, đầm hồ, chợ đò, thuế vàng, bạc, đồng, lệ vận tải , sản vật và một số
hoạt động bn bán trao đổi hàng hóa ở hai tỉnh Quảng Nam và Thuận Hóa vào thế
kỉ XVII-XVIII dưới sự quản lý của chính quyền chúa Nguyễn (Đàng Trong). Sách
do Nxb Văn hóa thơng tin dịch và xuất bản năm 1971.
- Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên do Quốc Sử Qn triều Nguyễn biên
soạn, có nhiều ghi chép về một số sự kiện giao thương với nước ngoài thời các
chúa Nguyễn và các vua đầu triều Nguyễn. Cũng do lối chép sử biên niên, các sự
kiện giao thương cũng không được ghi chép tập trung mà lồng vào các sự kiện
chính trị ngoại giao… theo thứ tự thời gian từng triều đại. Sách do Viện Sử Học
dịch và nhà xuất bản Sử Học, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội xuất bản từ
năm 1963 đến năm 1974.
- Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là một cơng trình có qui mơ thuộc loại đồ sộ
nhất trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Sách do Nội các
triều Nguyễn biên soạn, gồm 262 quyển, trong đó từ quyển 48 đến quyển 50 ghi
chép cách thức đánh thuế ngoại thương ở cửa bể, cửa tuần, bến tuần và từ quyển 64
đến quyển 67 ghi chép về công việc thu mua của nhà Nguyễn đối với các mặt hàng
nước ngoài như tơ lụa Tàu, tơ lụa nước ngoài, các vị thuốc, các thứ trà, các thứ
quả, đồ dùng, tạp liệu….. Những ghi chép này tương đối có hệ thống nhưng chỉ
cung cấp được một phần tư liệu đầu thế kỉ XIX. Sách do Viện Sử học và Uỷ Ban
Khoa học xã hội Việt Nam dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa sản xuất năm 1993, gồm
15 tập.
- Kiến văn tiểu lục quyển V ghi chép về núi sông, thành quách, sản vật, thuế khóa, đường
sá…ở các trấn Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang dưới thời Trịnh- Nguyễn. Bản dịch do
Nxb Sử học, Hà Nội, xuất bản năm 1962.
- Đại Việt thông sử (cịn gọi là Lê triều thơng sử), của Lê Qúy Đôn, bản dịch do
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1978. Nội dung sách có nhiều ghi chép
về các sự kiện giao thương, được trình bày theo dạng kỷ truyện, bắt đầu từ thời Lê
sơ đến triều Mạc. Tuy nhiên các sự kiện giao thương được đề cập chỉ sơ lược đầu
triều Lê dưới thời Lê Thái Tổ còn về sau chủ yếu đề cập đến các nhân vật lịch sử
dưới các triều đại trên.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
4
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
Bên cạnh sử liệu gốc cịn có một số sách thơng sử và chun khảo, cịn gọi là
các cơng trình nghiên cứu, cũng đề cập đến vấn đề ngoại thương trong giai đoạn
này. Có thể kể một số cơng trình tiêu biểu sau:
- Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX của tác giả Thành
Thế Vỹ. Đây là công trình duy nhất đặt vấn đề một cách có hệ thống trong suốt
chiều dài thời gian gần ba thế kỉ và chỉ giới hạn trong vấn đề ngoại thương. Sách
gồm hai phần chính. Phần thứ nhất đề cập đến: hồn cảnh trong nước, thế giới
trong giai đoạn này ảnh hưởng và tác động của nó đến sự phát triển của nền ngoại
thương nước nhà. Phần thứ hai đi vào nội dung chính, dựng lại bức tranh ngoại
thương Việt Nam trong giai đoạn hồi thế kỉ XVII, XVIII và đầu XIX với các mục
nghiên cứu về quá trình phát triển và suy tàn của ngoại thương trong những thế kỉ
XVII, XVIII và đầu XIX, tính chất ngoại thương, các mặt hàng, thể lệ, thủ tục, bộ
máy, thuế khóa, cách thức mua bán, phương tiện vị trí địa lý, màu bn bán… Sách
do Nxb Sử học, Hà Nội xuất bản năm 1961.
- Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, của tác giả Nguyễn Thế Anh,
Nxb Lửa Thiêng, năm 1971. Tác giả dành chương V gồm 53 trang nói về hoạt
động thương nghiệp, nêu ra các yếu tố giao thông vận tải, trung tâm buôn bán, hoạt
động thương mại và chính sách thuế khố. Đặc biệt tác giả chú ý đến vai trò của
nhà nước trong tổ chức hoạt động ngoại thương và địa vị của thương gia Hoa kiều
trong nền ngoại thương Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.
- Tác giả Đỗ Bang với Kinh tế thương nghiệpViệt Nam dưới triều Nguyễn, tác
phẩm ngoài phần mở đầu gồm có bốn chương trong đó tác giả dành riêng chương
IV để nói về tình hình ngoại thương dưới triều Nguyễn và hai chương đầu nói về
điều kiến giao lưu hàng hóa và chính sách của triều Nguyễn đối với thương nghiệp.
Sách do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 1997.
- Li Tana, Xứ Đàng Trong - lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII.
Trong tác phẩm này tác giả đã dành trọn hai chương 3 và 4 viết về thành phần
thương gia và tiền tệ, thương mại ở đất Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn.
Sách do Nguyễn Nghị dịch, Nhà xuất bản Trẻ, năm 1991.
- Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng với bài Về các mối giao thương
của quốc gia Đại Việt thời Lý – Trần (thế kỉ XI-XIV), trong bài viết này các tác giả
đã dành khoảng hơn 10 trang để dựng lại bức tranh giao thương của quốc gia Đại
Việt thời Lý – Trần về các mặt ngoại giao và ngoại thương với Trung Quốc,
Champa, Ja-va và các nước khác trong khu vực. Bài viết được đăng tải trên tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, số 7 năm 2007.
- Tác giả Phạm Văn Kính với bài Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời LýTrần, đăng trên T/C Nghiên cứu lịch sử số 6, năm 1979, đã dành khoảng 8 trang để
miêu tả về tình hình phát triển của nội thương và ngoại thương Việt Nam trong đó
tác giả đã đi sâu lý giải những yếu tố đưa đến sự phát triển của hoạt động giao
thương thời kỳ này như điều kiện đất nước độc lập tự chủ sau hơn 1000 năm Bắc
thuộc, sự mở mang của hệ thống giao thông nội địa và trên biển, sự ra đời và phát
triển của nền kinh tế hàng hóa, sự phát triển của nền kinh tế nơng nghiệp…Và
những mặt cịn hạn chế của nền ngoại thương nước nhà như nền kinh tế tự nhiên
vẫn còn chiếm ưu thế, giao thơng đi lại khó khăn, khan hiếm phương tiện vận tải và
tầng lớp thương nhân vẫn chưa đủ lớn mạnh để có thể đảm nhận vai trị chính trong
hoạt động ngoại thương.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
5
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
- Vài nét về tình hình cơng thương nghiệp Việt Nam thời Tây Sơn của tác giả
Phạm Ái Phương đăng trên tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 1, năm 1989. Trong bài
viết này tác giả đã đề cập đến vài nét về tình hình phát triển cơng thương nghiệp ở
Đàng Trong và Đàng Ngồi trước khi nhà Tây Sơn lên nắm quyền; Những chủ
trương chính sách của triều Tây Sơn đối với cơng thương nghiệp và một vài nét về
tình hình cơng thương nghiệp thời Tây Sơn.
- Chính sách giao thương của chúa Nguyễn ở Đàng Trong - cơ sở hội nhập và
phát triển của Đại Việt thế kỉ XVII-XVIII. Tác giả bài viết đã đề cập đến những
nguyên nhân khiến chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong thay đổi quan niệm
truyền thống “trọng nơng ức thương” sang thực hiện chính sách “trọng thương” tạo
điều kiện cho thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương thế kỉ XVII – XVIII lần đầu
tiên đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội ở Đàng Trong: Nhu
cầu phát triển nhanh chóng vùng đất mới để đối đầu với chúa Trịnh, đảm bảo sự
tồn tại của họ Nguyễn; Điều kiện tự nhiên – xã hội của vùng đất mới cơ sở “thiên
tạo” cho việc thực hiện chính sách giao thương; Sự năng động, tư tưởng tự do của
“người đi mở cõi”; bối cảnh thuận lợi của thương mại Quốc tế lúc bấy giờ. Và
những chủ trương, biện pháp chủ yếu thể hiện chính sách giao thương của chúa
Nguyễn: Chú trọng sản xuất giao thương nội địa làm cơ sở để giao thương với
nước ngoài; chủ động mời gọi thương nhân nước ngồi đến bn bán với Đàng
Trong… Đặc biệt, ở phần cuối bài viết tác giả đã rút ra những bài học hữu ích từ
chính sách giao thương này đối với q trình hội nhập và phát triển của đất nước ta
hiện nay. Bài viết của tác giả Lê Huỳnh Hoa, được đăng trong cuốn “Tuyển tập báo
cáo khoa học”, của Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, tại Hà Nội từ ngày
4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2008, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội và Viện KHXH
Việt Nam.
- Tác giả Vũ Duy Mền với bài: Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII đã
dành phần mở đầu đề cập đến bối cảnh lịch sử đã tạo nên sự hưng khởi của ngoại
thương trong giai đoạn này đó là cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn và ba mục chính
để nói về quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây.
Trong đó mục cuối tác giả đưa ra một số nhận xét về tình hình ngoại thương trong
giai đoạn này. Bài viết được đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 292, tháng 9
năm 2002.
- Chính sách ngoại thương Đàng Trong thế kỷ XVI-XVII, của tác giả Vũ Duy
Mền đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 274, tháng 3 năm 2001. Đề cập đến
những yếu tố thúc đẩy ngoại thương Đàng Trong phát triển như tài ngun thiên
nhiên phong phú, đa dạng, có vị trí trọng yếu hàng đầu trong công cuộc nam tiến
cũng như công cuộc kiến quốc và cứu nước của dân tộc, có một nền kinh tế hàng
hóa phát triển, chính sách của chúa Nguyễn thúc đẩy bn bán với nước ngồi.
Phần hai đi vào nội dung chính là đề cập đến những chính sách ngoại thương của
chúa Nguyễn và tác động của ngoại thương đến sự phát triển kinh tế - xã hội Đàng
Trong thế kỉ XVI – XVIII. Và phần cuối đề cập đến sự trì trệ của ngoại thương thế
kỉ XVIII và sự tàn lụi của phố Hội An.
- Thành Thế Vỹ với bài Một số tài liệu về ngoại thương ở Đường Ngoài đầu thế
kỉ XVII của tác giả Thành ThếVỹ, đề cập đến các nội dung các nước bn bán với
Đường Ngồi hồi thế kỉ XVII, tiến hành giao dịch như thế nào với tàu bn nước
ngồi và các mặt hàng trao đổi, cách thức thanh toán.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
6
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
- Bài viết Bước đầu tìm hiểu về chính sách thương nghiệp của nhà nước phong
kiến Việt Nam của tác giả Trương Thị Yến được đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch
sử số 4 năm 1979. Đề cập đến những mặt tích cực và tiêu cực trong chính sách
thương nghiệp của nhà nước phong kiến thế kỉ XVII, XVIII.
- Nguyễn Thừa Hỷ với bài Phải chăng ngoại thương tư nhân Việt Nam đã phát
triển từ thế kỉ XVII? Tác giả đã phản biện lại quan điểm của nhà du hành người
Pháp gốc Bỉ thế kỉ XVIII Jean Baptiste Tavernier trong cuốn “Du kí mới và kì thú
về Vương quốc Đàng Ngồi” cho rằng ngoại thương tư nhân của Việt Nam đã phát
triển từ thế kỉ XVII.
- Trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 219 tháng 8, năm 1996 có giới thiệu bài:
Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn – thực trạng và hậu quả của tác giả Đỗ
Bang đề cập đến chính sách bế quan tỏa cảng của triều Nguyễn và những chính
sách của triều đại này đối với tàu thuyền và thương nhân nước ngồi.
- Trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6 năm 1993 có giới thiệu bài: Vài nét về
thương nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX của tác giả Trương Thị Yến. Tác giả
đã dành riêng hơn 3 trang đề cập đến tình hình ngoại thương Việt Nam ở nửa đầu
thế kỉ XIX, các hoạt động buôn bán với các nước láng giềng phương Đông và các
nước tư bản phương Tây.’
- Chu Thiên với bài Vài nét về cơng thương nghiệp triều Nguyễn, được đăng
trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 33 năm 1961, đã dành hơn một trang để miêu tả
sự sa sút của thương nghiệp Việt Nam dưới các vị vua đầu triều Nguyễn.
- Lê Văn Năm với Sản xuất hàng hóa và thương nghiệp Nam Bộ thế kỉ XVIInửa đầu thế kỉ XIX , qua các bài viết được đăng tải liên tiếp trên các số 3,4,5,6 năm
1988 của Tạp chí nghiên cứu lịch sử tác giả đã nêu khá đầy đủ những hoạt động
sản xuất, lưu thơng hàng hóa và sự hình thành các trung tâm buôn bán ở vùng đất
Nam Bộ vào thời kì nói trên.
- Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 9 năm 1999 có bài Kinh tế thương nghiệp Phú
Xuân- Thanh Hà thế kỉ XVII-XVIII của tác giả Đỗ Bang. Bài viết nêu lên những
điều kiện của hoạt động thương nghiệp như tiên tệ, giá cả… và mối quan hệ bn
bán của Phú Xn- Thanh Hà với bên ngồi trong hai thế kỉ phát triển của vùng đất
này.
Vấn đề ngoại thương còn được đề cập đến ở một số tài liệu khác như :
- Tràng An, bài “Sông nước, bến chợ Sài Gòn xưa”- trong cuốn “Sài Gòn xưa
và nay” (Nhiều tác giả), Nxb T rẻ Thành phố.HCM Tạp chí Xưa và nay, năm 1998
- Đào Duy Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nxb Văn hóa thơng tin Hà Nội, 2005.
- Lê Minh Đức, Từ điển kinh doanh Anh- Việt, Nxb Trẻ,TP.HCM, 1994
- Phạm Văn Chiến, Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội,
2003.
- Hồng Xn Hãn, Lý Thường Kiệt, Nxb Sơng Nhị, ,Hà Nội, 1949.
- Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà sách Khai Trí,1998.
- Văn Tạo, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam,Viện sử học, Đô thị cổ Việt Nam,
Hà Nội, 1989.
- Nguyễn Đức Tuấn - Địa lý kinh tế học - Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2002.
- Phan Lạc Tuyên, Lịch sử bang giao Việt Nam- Đông Nam Á (Trước cơng
ngun- Thế kỉ XIX),Bộ Gíao Dục và Đào Tạo, Viện Đào Tạo Mở Rộng, Khoa
Đông Nam Á.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
7
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
- Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 1996.
- Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Nxb Giáo dục,
1977.
- Nguyễn Công Thống, Lịch sử kinh tế thế giới và Việt Nam, NXB thành phố Hồ
Chí Minh, 2004.
- Hồng Trang, bài “Cảng Sài Gòn”, trong cuốn “Sài Gòn xưa và nay” (Nhiều
tác giả), Nxb Trẻ Thành phố.HCM Tạp chí Xưa và nay, năm 1998.
- Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm
1884, Nxb Tp.HCM, 2005.
- Nguyễn Phan Quang, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Lịch sử Việt
Nam (1427-1458), Quyển 2, tập 1, Nxb giáo dục, 2007.
- Nguyễn Phan Quang, Phong trào Tây Sơn và cải cách của Quang Trung-Nguyễn
Huệ, Nxb Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
- Trương Hữu Quýnh, Lịch sử Việt Nam ( Trước thế kỉ VI. Q1, Tập1), Nxb Gíao
dục, TP. Hồ Chí Minh, 1976.
- Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục, 2005.
- Sơn Nam, bài “Sài Gòn” trong cuốn “Sài Gòn xưa và nay” (Nhiều tác giả), Nxb
Trẻ Thành phố.HCM Tạp chí Xưa và nay, năm 1998.
- Đỗ Văn Ninh, Tiền cổ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1992.
- PTS Nguyễn Quang Ngọc- Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử
Việt Nam- Nxb Hà Nội, 1995.
- Lê Nguyễn, Xã hội Đại Việt qua bút kí người nước ngồi, NXB Văn nghệ thành
phố Hồ Chí Minh, 2004.
- Hội đồng khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam (tập 3),
Nxb Trẻ, năm 2006.
- Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý- Trần, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981.
Nguyễn Công Thống, Lịch sử kinh tế thế giới và Việt Nam, NXB thành phố Hồ
Chí Minh, 2004.
- Trương Hồng Châu, Một số nhận thức về đặc điểm của xã hội trung thế ở Việt
Nam, T/C Nghiên cứu Lịch sử, số 47, 1963.
-Văn Kim, Nam Bộ Việt Nam môi trường kinh tế biển và mối quan hệ với các
quốc gia khu vực thế kỉ XVII-XVIII, T/C Nghiên cứu lịch sử, số 1, 2006.
- Nguyễn Văn Kim, Hệ thống buôn bán ở biển Đơng thế kỉ XVI-XVII và vị trí
của một số thương cảng Việt Nam (một cái nhìn từ điều kiện địa lý – nhân văn),
Nghiên cứu lịch sử,số 1, năm 2002.
-Nguyễn Thanh Lợi, Con đường thiên lý, T/C Nghiên cứu lịch sử,số 10, năm
2008.
- Nguyễn Quang Ngọc, Mấy nhận xét về kết cấu kinh tế của một số làng thương
nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX
- Văn Tân, Tại sao ở Việt Nam chủ nghĩa tư bản khơng ra đời trong lịng chế độ
phong kiến?T/C Nghiên cứu kinh tế, số 130, 1970.
- Hồng Anh Tuấn, Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại biển Đông
thời cổ trung đại, T/C Nghiên cứu lịch sử,số 9, năm 2008.
- Vương Hoàng Tuyên, Sự manh nha của yếu tố tư bản chủ nghĩa trong xã hội
phong kiến Việt Nam, T/C Nghiên cứu Văn-Sử-Địa, số 15, 1960.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
8
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
- Hồng Thái, Vài nét về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á
trong lịch sử, T/C Nghiên cứu kinh tế, số 3,1986.
- Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình
thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu
Lịch sử, số 9, năm 1960.
- Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình
thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu
Lịch sử, số 10,năm 1960.
- Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình
thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu
Lịch sử, số 11, năm 1960.
- Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình
thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu
Lịch sử, số 12, năm 1960.
- Nguyễn Hồng Phong, Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và vấn đề hình
thành của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến, T/ C Nghiên cứu
Lịch sử, số 13,năm 1960.
Vấn đề ngoại thương trong lịch sử Việt Nam đã được giới nghiên cứu quan tâm và
được đề cập trong nhiều tác phẩm, cơng trình, và nhìn chung thường được trình bày
trong tình hình phát triển công thương nghiệp, trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, dưới
một triều đại cụ thể…Vì vậy, một cơng trình nghiên cứu có hệ thống và tập trung về
kinh tế ngoại thương trong suốt 8 thế kỷ dưới các triều đại phong kiến dân tộc có thể
vẫn là một mối quan tâm của người yêu thích và học tập lịch sử. Trên cơ sở kế thừa và
tiếp thu nghiêm túc, có chọn lọc những tư liệu, những kết quả nghiên cứu và các kiến
giải khoa học của các cơng trình nói trên, luận văn này cố gắng nêu và làm rõ những
nội dung sau:
- Những điều kiện về địa lý, lịch sử và kinh tế -xã hội của hoạt động ngoại thương.
- Tình hình ngoại thương dưới các triều đại phong kiến Việt Nam.
- Đánh giá, nhận định tổng quát về hoạt động, vai trò của ngoại thương.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do một số khó khăn, thiếu thốn về tư liệu, kể cả sự ghi
chép còn rời rạc về các sự kiện ngoại thương trong thư tịch cổ, nhiều nguồn tài liệu
quan trọng bằng tiếng nước ngoài chưa thể khai thác được, do trình độ nghiên cứu của
người viết và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn này khơng tránh khỏi sai sót.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và hướng dẫn của quý thầy cơ.
III. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện luận văn, em sử dụng phương pháp nghiên cứu của
ngành học là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, đồng thời cố gắng
áp dụng thêm kỹ năng của ngành thống kê để góp phần hệ thống hóa các sự kiện lịch
sử, các vấn đề thuế khóa, mặt hàng, giá cả…
Phương pháp cụ thể trong qúa trình khai thác tài liệu và hình thành bố cục luận
văn:
- Đọc tài liệu và cơng trình nghiên cứu theo định hướng vấn đề tìm hiểu.
- Chọn lọc và tập hợp các tư liệu rút ra từ nguồn tài liệu tham khảo theo đề
cương chi tiết.
- Sắp xếp tư liệu theo các nội dung của đề tài.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
9
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
- Dựa vào tư liệu để hình thành bố cục khóa luận. Khối lượng và nội dung
tư liệu góp phần bổ sung, điều chỉnh bố cục khóa luận và hình thành các lập
luận, nhận xét.
- Hồn chỉnh các nội dung chính của đề tài để bố cục được hợp lý,cân đối.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thƣ mục tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chƣơng:
-
Chương I: Những điều kiện lịch sử- kinh tế của ngoại thương Việt Nam
trong các thế kỉ XI-XVIII.
Chương II: Tình hình ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XIXVIII.
Chương III: Vai trò của hoạt động ngoại thương đối với sự phát triển xã
hội Việt Nam dưới các triều đại phong kiến dân tộc.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
10
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
Chƣơng I
NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ-KINH TẾ CỦA NGOẠI THƢƠNG VIỆT
NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII
I.Điều kiện địa lý- lịch sử:
Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á lục địa , thuộc bờ cực đông của bán
đảo Đông Dương, với lãnh thổ hẹp ngang và đường bờ biển chạy dài, vừa ở vị trí của
hai nền văn minh lớn Ấn Độ- Trung Hoa lại là nơi tiếp giáp của hai vùng lãnh thổ
Đông Bắc Á và Đơng Nam Á. Vì vậy ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên, khi ở
miền nam châu Á đã có sự giao dịch bn bán giữa Trung Hoa với các nước miền
Nam và Ấn Độ thì đất Giao Chỉ đã là trạm dừng chân của thuyền bè qua lại trên con
đường hàng hải thương mại ấy. Nhà địa lý học đời Đường là Gỉa Đam đã từng nhắc
đến con đường thông thương buôn bán giữa Trung Quốc và các nước phương Nam.
Theo Gỉa Đam thì con đường thông thương buôn bán quan trọng nhất là đường biển,
từ Quảng Châu qua Vịnh Bắc Bộ, quá Cù Lao Chàm và các hải cảng của nước Hoàn
Vương (thuộc miền Nam Trung Bộ của nước ta ngày nay) và từ đó qua eo biển Mã Lai
để sang Nam Dương và Ấn Độ. Do vị trí quan trọng của nước ta trên đường hàng hải
giữa Trung Quốc và các nước phương Nam nên nước ta ngay từ đầu thế kỉ I đã là một
địa điểm giao thông và thương mại quốc tế.
Như vậy là hoạt động ngoại thương ở nước ta ra đời từ rất sớm từ những thế kỉ
đầu công nguyên nhưng tại sao ngoại thương Việt Nam ra đời sớm như vậy nhưng nền
ngoại thương Việt Nam thực sự chưa bao giờ đóng vai trị trọng yếu trong nền kinh tế
dân tộc? Và tại sao người Việt đã sớm có truyền thuyết về nguồn gốc tổ tiên mang
đậm yếu tố Nước, về cái nhìn cổ xưa với biển, về truyền thống quai đê lấn biển, ý thức
bảo vệ chủ quyền trên biển và tài thao lược của thủy quân … Nhưng nhìn chung, cư
dân Việt vẫn dừng lại trước biển, sống ven biển nhưng vẫn xây lưng lại với biển, sống
chết vẫn cố làm nông trong hiệu quả kinh tế không cao? Và mặc dù với hơn 3000km
bờ biển vậy mà người Việt vẫn có ít truyền thống khai thác biển ngoài việc đánh bắt
nhuyễn thể và các ven bờ. Việt Nam khơng có nền kinh tế thương mại và hàng hải
phát triển, khơng có nền văn hóa hải dương, khai phóng, hội nhập như cư dân các nước
khu vực Địa Trung Hải hay một vài quốc gia khác trên thế giới. Mối quan hệ kinh tế
văn hóa giữa Đại Việt với các nước Đông Nam Á, châu Á, ngoại trừ Trung Quốc,
khơng lấy gì làm sâu sắc và thường xuyên. Sự hiểu biết của người Việt về địa lý, lịch
sử, kinh tế các nước trên thế giới cũng rất hạn hẹp cho dù đó là quốc gia lân bang, láng
giềng ? Và tại sao nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam đã xuất hiện rất sớm từ khoảng thế
kỉ XII dưới triều Lý và nó cũng đã từng trải qua những thời kỳ khá phát triển ở các thế
kỉ XIV, XV và các thế kỉ XVII, XVIII. Vậy vì sao mà trải qua 7 thế kỉ , phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn không ra đời trong lòng chế độ phong kiến Việt Nam?
Chúng ta hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu về những điều kiện lịch sử của ngoại thương
Việt Nam:
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
11
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
1.Thời kì dựng nƣớc (Hùng Vƣơng- An Dƣơng Vƣơng):
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Những hoạt động trao đổi hàng
hóa đầu tiên giữa nước ta với Trung Quốc có từ trước cơng nguyên (thời Đường(23572258TCN): Sách Cương mục tiền tiền biên của Lý Kim Tường chép rằng: “Năm Mậu
Thân thứ năm đời Đƣờng Nghiêu, Việt thị thƣờng sang chầu, dâng con rùa thần.
Lời chua- Rùa thần: Theo thơng chí của Trịnh Tiều, về đời Đào Đường, phương Nam
có Việt thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến
nghìn năm, mình có hơn ba thước, trên có chữ văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất
mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là Quy lịch (Lịch Rùa)”.1
Sử kí Trung Quốc chép: Năm Tân Mão thứ sáu (1110 TCN) đời Thành Vương
nhà Chu, phía Nam bộ Giao Chỉ có Việt Thường thị qua ba lần sứ dịch, sang dâng
chim trĩ trắng. Chu Cơng nói:” Đức Trạch chưa thấm khắp đến phương xa, người quân
tử không nhận đồ lễ ra mắt; chính lệnh chưa ban ra tới người quân tử chưa bắt người
ta thuần phục”. Theo lời người thông dịch, sứ giả muốn nói: “Ơng già trong nước
chúng tơi có nói: Trời mưa khơng dầm gió dữ và biển khơng nổi sóng đã ba năm nay,
ý chừng Trung Quốc, có thánh nhân chăng? Vì thế chúng tơi sang chầu”. Chu Công
đem dâng lễ vật lên nhà tôn miếu. Sứ giả không thuộc đường về, Chu Công cho 5 cỗ
xe biền đều làm theo lối chỉ Nam. Sứ giả theo xe ấy theo ven biển về nước Phù Nam,
Lâm Ấp, vừa một năm mới về đến nước2.
Đinh Tỵ, năm thứ 24(184TCN)( Hán Cao Hậu năm thứ tư) Nhà nước cấm nước
Nam Việt mua đồ sắt ở cửa quan. Vua nói: “ Khi Cao Đế lên ngôi, ta cùng thông sứ
chung đồ dùng. Nay Cao Hậu nghe lời dèm pha, phân biệt đồ dùng Hán Việt. Việc
này tất là mưu kế của Trường Sa Vương muốn dựa y đức của nhà Hán mưu lấy nước
ta làm vua cả, tự làm công cho mình.”3
Năm Mậu Ngọ (183TCN) (Triệu Vũ Vƣơng năm thứ 25,Hán Cao Hậu năm
thứ 5). Mùa xuân, Triệu Vƣơng Đà tự xƣng là hoàng đế, đem quân đánh Trƣờng
Sa.
Bấy giờ Lữ Hâu nhà Hán không cho bán đồ sắt ở cửa quan ải Nam Việt. Triệu Vương
nghe tin nói: Hồi Cao Đế làm vua, ta vẫn cho sứ giả thông hảo hai nước cùng trao đổi
đồ vật. Bấy giờ Lữ Hậu nghe tin bầy tôi gièm pha, chia rẽ Hán với Việt làm ngăn cách
việc trao đổi đồ vật…”4 .
Nhƣ vậy, ngay từ trước công nguyên người Việt cổ đã chủ động tiến hành các
hoạt động giao hảo với các dân tộc xung quanh và xa như Trung Quốc, và từ đó những
hoạt động ngoại thương đầu tiên cũng hình thành. Khoảng năm 210 TCN, khi Tần
Thủy Hoàng chết, đế chế Tần suy yếu, lợi dụng cơ hội đó Nhâm Ngao và Triệu Đà
chiếm Nam Hải, xây dựng một vương quốc riêng chống lại nhà Tần thì đã có hoạt
động bn bán thương mại giữa Việt Nam và Trung Hoa.
2. Ngoại thƣơng Việt Nam dƣới thời Bắc thuộc:
1
Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục(tập 1), Nxb Giáo dục,năm
1998, trang 77.
2
Theo Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (tập 1),Sđd, trang 77 - 78.
3
Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí tồn thư (tập 1), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967, trang 73 (Bản dịch
của Cao Huy Giu)
4
Theo Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (tập 1), Sđd, trang 92.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
12
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
a. Với Trung Quốc:
Theo Phan Lạc Tuyên, trên thực tế Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều dân tộc và
nhiều nền văn minh (như một số đông nhà nghiên cứu phương Tây đã nhận định).
Cũng có ý kiến khác đánh giá Việt Nam là ngã tư đường của giao lưu quốc tế với
Đông Nam Á và châu Á. Từ lâu rồi, trước công nguyên, Việt Nam từng là vùng đất
dừng chân hay là trạm trung chuyển cho các thương nhân ở vùng biển Địa Trung Hải,
Trung Cận Đơng, Ấn Độ tới, hoặc họ có thương điếm ở đây hoặc họ dừng chân nghỉ
ngơi, mua thêm hàng hóa đi tiếp tơi Trung Quốc và Nhật Bản.
Được nhắc đến nhiều vào lúc đó là Luy Lâu là nơi đóng thủ phủ của Thái thú
Trung Quốc (năm 203 đổi là Giao Châu), ở vào vị trí huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc
(Bắc Bộ ngày nay). Vào những thế kỉ đầu cơng ngun do vị trí địa lý thuận lợi cho
việc giao lưu bằng đường bộ, đường sông và đường biển và là trung tâm hành chính và
kinh tế nên nơi đây những nhà buôn từ Ấn Độ, Trung Á hay xa hơn nữa đã tới buôn
bán. Đồng thời tại đây họ tìm đầu mối để đi Trung Quốc hay những những thương
nhân Trung Quốc liên hệ để đi tới vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung
Đông và Địa Trung Hải. Do đấy những tăng lữ Phật giáo cũng chọn Luy Lâu làm nơi
dừng chân truyền đạo”5.
Ngồi Luy Lâu, cịn có Long Biên (thuộc Hà Bắc), Tư Phố, Lạch Trường( thuộc
Thanh Hóa) là những trung tâm chính trị, kiêm bn bán thời kì này.
Để đạt được mục đích vận chuyển thuế khóa, vật cống, chính quyền đô hộ lo sửa
đắp đường sá liên lạc giữa các miền cũng như giữa nước ta với Trung Quốc. Cửu
Chân, Nhật Nam và Giao Chỉ từ thời Hán đã liên lạc thông thương với nhau. Cuối thế
kỉ I, con đường dọc sông Thương sang Trung Quốc được xây đắp. Những con đường
này được lợi dụng làm đường buôn bán giữa các quận và giữa nước ta với Trung
Quốc. Giao Chỉ là nơi có nền nơng nghiệp và thương nghiệp phát triển nên là trung
tâm trao đổi của dân buôn ở Cửu Chân và Hợp Phố. Gạo Cửu Chân được đưa sang
Hợp Phố để đổi lấy ngọc trai. Hương liệu quí của Cửu Chân, Nhật Nam cũng được đưa
ra Giao Chỉ để chuyễn ra nước ngồi. 6
Các con đường bn bán chính trong và ngồi nước đều do người Hoa nắm giữ.
Chính quyền đơ hộ nắm độc quyền việc mua bán muối và sắt. Các đồng tiền cổ Trung
Quốc cũng được lưu hành như đồng tiền bán lạng thời Tần, thời Cao Hậu… vàng và
bạc cũng được dùng làm tiền. 7
Tuy vậy, dưới thời Bắc thuộc nền kinh tế Việt Nam vừa được thúc đẩy, vừa bị
kìm hãm (do tiếp xúc với một nền văn minh cao hơn nhưng lại bị bóc lột nặng nề). Với
những sản vật quý được ưa chuộng ở nhiều nước nên Việt Nam trở thành nơi ghé chân
của các thương thuyền Trung Quốc đi phương xa và dần trở thành một thị trường với
hai mục đích: Một là, để các lái buôn Trung Quốc đến bán hàng và mua hàng đi xa;
Hai là, để các lái buôn Trung Quốc bán hàng của họ, mua của ta về nước họ hay buôn
bán làm giàu tại chỗ.
Ngoại thương Việt Nam phát triển là do sự lệ thuộc vào Trung Quốc và sự phát
triển của nền sản xuất trong nước. Nhưng “trong suốt một ngàn năm chống ách thống
trị Trung Hoa người Việt Nam không đúc tiền mà dùng tiền của bọn đơ hộ. Điều đó
5
Theo Phan Lạc Tun, Lịch sử bang giao Việt Nam- Đông Nam Á (Trước cơng ngun- Thế kỉ XIX),Bộ
Gíao Dục và Đào Tạo, Viện Đào Tạo Mở Rộng, Khoa Đông Nam Á, trang 27.
6
Theo Trương Hữu Quýnh, Lịch sử Việt Nam ( Trước thế kỉ VI. Q1, Tập1), Nxb Gíao dục, TP. Hồ Chí
Minh, 1976, trang 168- 169.
7
Phạm Văn Chiến, Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003, trang 36.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
13
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
cho thấy nền kinh tế hàng hóa ở nước ta lúc đó chỉ mới bắt đầu phát triển và chưa địi
hỏi đến mức phải có một thứ hàng hóa đặc biệt là tiền”8.
b. Với các nƣớc Đông Nam Á, và các nƣớc trong khu vực:
Khu vực Đơng Nam Á đã có giao dịch từ những thế kỉ trƣớc công nguyên với
Việt Nam, chủ yếu và quan trọng hơn cả là bằng con đường Hồ Tiêu, con đường biển
mà các thuyền có nhiều điều kiện thuận lợi trong những đợt gió mùa hàng năm có định
kì. Những thương nhân Ấn Độ, Cey lan, Java và cả người Arabe đã tới Giao Chỉ (và
sau này là Giao Châu) để buôn bán. Họ không muốn vất vả để đi tới các thương điếm
xa hơn Trung Quốc, bởi lẽ hàng hóa ở đó khơng có gì độc đáo bằng đất Giao Chỉ (sau
này là Giao Châu) để buôn bán. Và họ cũng dùng những thương điếm đặt ở đất Giao
Chỉ, chỉ để đưa hàng vào đất Trung Quốc bằng cách sử dụng những dịng sơng nội địa.
Họ cũng có thể dùng những thương điếm đặt tại Giao Chỉ (sau này là Giao Châu) tích
chứa hàng hóa để những lái buôn đem sang Trung Quốc hay dùng những thương điếm
là nơi tiêu thụ hàng hóa địa phương, gom góp và đơi khi có thể chế biến (da thú q,
quế…) để chuẩn bị đem đi xa cho khỏi hư hỏng9.Mối bang giao chính trị thơì đó chưa
rõ nét bằng những mối giao lưu về thương mại và tơn giáo. Có nhiều lý do nhưng có
thể lý do chính là từ những thế kỉ đầu công nguyên đến thế kỉ thử X, Việt Nam lúc đó
nằm dưới sự đơ hộ của triều đình Trung Quốc.
Cũng nên nhắc lại rằng, nói đến Việt Nam thời kì trước thế kỉ XV ngược lại cho
đến những thế kỉ đầu công nguyên là phải kể đến vương quốc cổ Phù Nam (Founan)
tồn tại từ đầu công nguyên đến cuối thế kỉ thứ VI vương quốc này đã bị Chân Lạp
thơn tính và sau đó mang tên Thủy Chân Lạp. Ngoài ra, vương quốc cổ Champa đã tồn
tại từ năm 192 với quốc hiệu đầu tiên là Lâm Ấp (Lin Yi) cho đến thế kỉ XVIII mới trở
thành một vùng đất của Việt Nam. Tất nhiên là trước khi hịa nhập vào Việt Nam với
vị trí là những vương quốc, những quốc gia cổ này đã có sự bang giao với Đông Nam
Á và thế giới ngoại vi, nhất là với Ấn Độ. Đồng thời rất có thể là mối bang giao giữa
Phù Nam, Thủy Chân Lạp, Champa đã có những thời kì chặt chẽ với Việt Nam.
Việc giao lưu giữa Việt Nam với Đông Nam Á và vùng ngoại vi ở những thế kỉ
trước và sau công nguyên chủ yếu là việc buôn bán giữa các quốc gia vùng Địa Trung
Hải, Trung Cận Đông, Ấn Độ với các quốc gia ở vùng Đông Dương như tên gọi ngày
nay. Các quốc gia ở Đông Dương do địa lý thiên nhiên nên là nơi sản xuất sản phẩm
quý hiếm đối với thị trường thời đó: hồ tiêu, kì nam, trầm hương, vàng ngọc, đá quý,
yến sào (tổ chim yến), các loại gỗ, tê giác, da hổ, báo, đồi mồi và các lồi thú, chim trĩ
nói chung là những thứ hàng cần thiết mà những khu vực khác không có hay hiếm.
Phải kể đến cả những loại vải, lụa dệt bằng tơ, sợi, những loại trái cây của vùng nhiệt
đới, á nhiệt đới: lệ chi (vải), long nhãn…Đồng thời những thương nhân từ phía Tây tới
đã mang theo trên những con thuyền viễn dương của mình hàng hóa sản xuất của nước
họ: đồ trang sức bằng vàng, đồ pha lê, các loại vũ khí và áo giáp chế tạo với kĩ thuật
tinh xảo và rất có thể những vật dụng dùng cho tầng lớp quý tộc và vua chúa. Trƣớc
công nguyên sự giao lƣu giữa bán đảo Đông Dƣơng, trong đó có Việt Nam đã
phát triển. Căn cứ vào những tư liệu, thư tịch cổ, người ta có thể biết rõ ràng điều
này. Nhà địa dư học Ai Cập gốc La Mã Claudius Ptolesmee đã viết trong bộ
8
Theo Đỗ Văn Ninh, Tiền cổ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1992, trang 303.
Theo Phan Lạc Tuyên Lịch sử bang giao Việt Nam- Đông Nam Á (Trước công nguyên- Thế kỉ XIX),
Sđd, trang 29
9
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
14
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
Geographica vaò khoảng cuối thế kỉ II những giao lưu giữa La Mã và vùng Đông Nam
Á với những địa danh mà nhiều nhà nghiên cứu đang cố gắng giải mã nhưng cũng
chưa thể khẳng định cụ thể xem đó là vùng nào hiện nay. Đây là một vài ví dụ:
Claudius Ptolemee đã viết tên những vùng đất hay thương điếm (Comptoir
Commercial) mà những thương nhân La Mã (Romain) đã ghé vào (không liệt kê
những địa danh liên hệ đến những khu vực ngoài địa giới Phù Nam, Thủy Chân Lạp,
Champa, Việt Nam) được các nhà nghiên cứu nói đến trong các cơng trình nghiên cứu:
Claudius Ptolemee nhắc đến thương điếm ở vùng đảo Satyres, vùng đất Sinai, địa
danh, Daonas, Kottiaris, Thinai, Kattigara và những danh khác thuộc. Đơng Nam Á.
Những nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên việc nhiên việc nêu rõ
những ý kiến cho chúng ta thấy đƣợc trên nét khái quát về sự giao lƣu đã có của
Tây Phƣơng và Đơng Nam Á trong đó có khu vực Đông Dƣơng.
Về địa danh đảo Statyres nhà khảo cổ học Louis Malleret đưa ra giả thuyết đó là
nhóm đảo Hịn Me, Hịn Sóc, Hịn Đất ở gần Rạch Gía. Địa danh Daonas nhà nghiên
cứu Wilhem Volz cho rằng đó là vùng sông Mê Kông và nhà nghiên cứu, Andre
Berthelot cũng đồng ý với nhận định này. Địa danh Seros được nhà nghiên cứu
Richard Henning cho là sông Hồng( Sông Cái) nhưng Andre Berthelot lại cho là
Quảng Trị. Với địa danh Kottiaris thì Louis Malleret cho là vùng sơng Cái Lớn nhưng
Albert Hermann cho là vùng sông Mê Kông. Địa danh Thị Nại được Luuis Malleret
xác định ở vung ven biển Nam Bộ ngày nay, hoặc ở gần Sài Gòn hoặc ở gần Bà Rịa.
Riêng địa danh Kattigara đã gây ra nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đa số cho rằng đó
thuộc về một nơi nào đó thuộc ven biển Nam Bộ ngày nay. Nhà nghiên cứu Jirlius
Klaprow trong cuốn Tableaux historiques de I’ Asie xuất bản tại Paris năm 1826 cho
rằng Kattigara là một thương điếm thuộc vùng Vàm sông Mê Kông ở Nam Bộ. Cùng
với nhận định là địa danh này ở một nơi nào đó thuộc ven biển Nam Bộ có các nhà
nghiên cứu Albert Hermann, Richard Henning, W.M.Stein và Louis Malleret một nhà
khảo cổ học chuyên nghiên cứu về Việt Nam người đầu tiên nghiên cứu về Óc Eo đã
cho rằng Kattigara nằm ở vùng bán đảo Cà Mậu, tuy chưa dám khẳng định đó là Ĩc
Eo.
Tuy vậy những hiện vật đã tìm thấy tại Ĩc Eo được Louis Malleret mô tả trong
cuốn L’Archeoloque du Dellta du Mekong,( tome III, Paris 1962) bao gồm nhiều thứ
có xuất xứ tại La Mã (Roma) và Trung Cận Đông như đồ trang sức bằng mã não, bằng
thủy tinh có màu sắc, đặc biệt là hai tấm mề đay (mesdaille) bằng vàng, một tấm có
niên hiệu năm 152 thuộc triều đại Antonin le Pieux và một tấm khác thuộc triều đại
Marc Aurele. Ngồi ra, cịn một số hoa tai nhẫn bằng vàng có kiểu dáng của nghệ
thuật vùng Địa Trung Hải. Nhà nghiên cứu Lê Thành Khôi trong cuốn L’Asie du Sud.
Est( Paris1959) có nhận định về Ĩc Eo là trong những thế kỉ đầu công nguyên nơi đây
là một thương điếm phồn vinh vì vị trí của nó nằm trên đoạn đường giao lưu thương
mại giữa phương Tây và Ấn Độ với Trung Quốc mà vào khoảng năm 166, có đoàn
thương nhân La Mã đã đi đường biển tới Trung Quốc. Vào khoảng triều đại của hồng
đế Marc Aurele(160) có một phái đồn của triều đình La Mã được phái đến đi qua đất
Giao Chỉ, đi bằng đường biển tới. Những nhà nghiên cứu đã gọi tuyến đƣờng biển từ
Địa Trung Hải tới Việt Nam và Đông Nam Á thời đó là đƣờng Hồ Tiêu( Chemin
des Epices). Nhận xét này khơng phải là khơng có lý do. Bởi lẽ nhu cầu của triều đình
và quý tộc vùng Địa Trung Hải lúc đó cũng rất cần đến đồ gia vị mà chủ yếu là hồ tiêu,
sản phẩm của vùng Đông Nam Á. Ngày nay người ta còn thấy những tên gọi từ thuở
đó như Takkola (chợ Hồ Tiêu) hay Narikeladvpa (đảo Dừa) ở vùng Đông Nam Á.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
15
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
Con đường Hồ Tiêu đã mở ra mối bang giao giữa Đông Nam Á với các nước Ấn
Độ và phía Tây, theo thư tịch cổ ghi lại thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc đã dùng
những con thuyền viễn dương loại lớn có thể chở từ 600 đến 700 người với kĩ thuật
đóng thuyền rất tinh vi. Những thương nhân Ấn Độ trong việc buôn bán với các dân
tộc và các quốc gia vùng Đông Dương và Đông Nam Á trong những thế kỉ trước công
nguyên vốn là những người theo đạo Bà La môn (Brahmanisme) thuộc đẳng cấp tăng
lữ ( Brahmana) hay quý tộc, võ sĩ (Kasytria) và những người thuộc giới buôn bán tự
do( Vaisya). Cũng rất có thể những người thuộc đẳng cấp tăng lữ đi cùng để truyền
đạo tại những nơi xa xôi mà sau này những nhà Đông phương học phương Tây gọi là
vùng ngoại Ấn ( Inde exterieur) hoặc sau này khi văn minh Ấn Độ đã xâm nhập vào
những quốc gia cổ ở Đông Nam Á, họ gọi vùng này là những quốc gia Ấn Độ hóa.
Cũng có trường hợp đó là những người thuộc hồng tộc và quý tộc của những
vương triều thuộc nhiều thuộc nhiều tiểu quốc Ấn Độ đi phiêu liêu hoặc chinh phục
những vùng đất mới ở Đông Nam Á và cũng đồng thời đi trao đổi và thậm chí cướp
bóc hay khai thác tự do những tài nguyên quý hiếm ở địa phương như vàng, đá quý,
trầm hương, ngà voi, ngà tê giác…
Quan hệ giữa Phù Nam, Lâm Ấp với Trung Quốc thời kì này chỉ diễn ra dưới
hình thức triều cống.
Do những biến động của chính trị nước Phù Nam bị Chân Lạp xâm chiếm vào
khoảng giữa thế kỉ VI và sau năm 627 TCN sử sách khơng cịn nhắc đến Phù Nam
nữa. Trước đó Phù Nam có gửi hai sứ bộ sang cầu cứu nhà Đường vào những năm 616
và 627 nhưng bị khước từ. Sau đó Phù Nam chìm vào lãng quên của lịch sử để nhường
cho một quốc gia mới xuất hiện: Chân Lạp tiền thân của Campuchia 10.
Nhìn chung việc bn bán với nước ngồi, thịnh nhất vẫn là sự giao thương giữa
Việt Nam và Trung Quốc. Hàng bán ra chủ yếu là hương liệu, lâm sản quí, vải mịn,
gấm, giấy bản loại tốt,đường. Hàng mua vào thì đủ các loại sản phẩm thủ công, nhất là
những thứ xa hoa phục vụ bọn quan lại đô hộ. Và tất nhiên, đương thời việc bn bán
với nước ngồi nằm trong tay chính quyền đơ hộ. Người đứng ra bn bán ngoài các
quan lại và họ hàng đều là các lái bn Trung Quốc. Hàng phục vụ chúng rất có hạn.
Sự phát triển ngoại thương chủ yếu làm giàu các quan lại đơ hộ và do đó chỉ tăng thêm
ách lao dịch của nhân dân ta. Ách bóc lột nặng nề càng trở nên nặng nề hơn và đó
cũng là lý do khiến bọn thái thú, thứ sử ở nước ta giàu lên một cách nhanh chóng.
Nền thương nghiệp nước ta vốn có truyền thống từ lâu đời, lẽ ra phải được phát triển
theo qui luật tự nhiên của nó. Nhưng nền thương nghiệp đó bị nghừng trệ dưới ách
thống trị vô cùng tàn bạo hơn một nghàn năm của đế quốc phong kiến Trung Hoa. Bọn
quan lại thống trị đã biến đất nước giàu có của chúng ta thành nơi cung đốn những sản
phẩm tự nhiên quý giá như hương liệu, ngà voi, ngọc trai, và bạc…và những đồ mỹ
nghệ do thợ thủ công Việt Nam sang tạo ra, để thỏa mãn ngày càng tăng lịng tham vơ
đáy của chúng. Với chính sách bóc lột kinh tế vơ cùng phản động như vậy, nền kinh tế
nước nhà hầu như bi nghưng đọng, trong đó nền thương nghiệp hầu như chịu hậu quả
to lớn. Thương nghiệp chính là biểu hiện, là thước đo của nền sản xuất hàng hóa. Sản
xuất hàng hóa khơng tăng đương nhiên thương nghiệp khơng phát triển. Trong thời
Bắc thuộc sản xuất hàng hóa ở nước ta khơng những khơng tăng mà cịn bị giảm sút,
10
Theo Phan Lạc Tuyên Lịch sử bang giao Việt Nam- Đông Nam Á( Trước công nguyên- Thế kỉ
XIX),Sđd, trang 13-29
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
16
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
bởi lẽ chỉ có một số nghề thủ cơng, loại thủ cơng nào đó được tồn tại để phục vụ nhu
cầu xa xỉ của bon quan lại, còn lại sức lao động hầu như bị đẩy lùi về thời kỳ tìm kiếm,
hái lượm để cung cấp sản phẩm tự nhiên quý cho chúng. Mọi hoạt động kinh tế lớn
đều do bọn quan lại thống trị Trung Hoa khống chế, lũng đoạn. Một nền kinh tế như
vậy sẽ khơng có nhiều sản phẩm dư thừa để biến thành hàng hóa thúc đẩy thương
nghiệp tiến lên.
“Tình trạng khan hiếm hàng hóa ở nước ta bởi sức lao động bị kìm hãm, bởi sản
phẩm lao động bị tận thu vơ vét, bởi quyền lao động và hưởng thụ bị chà đạp chỉ có
thể khắc phục được sau khi thoát khỏi ách thống trị tàn khốc của phong kiến Trung
Hoa. Điều này đã được thực tế lịch sử từ sau thế kỉ X, nhất là từ thời Lý và tiếp đó là
thời Trần chứng minh rõ nét”. 11
II. Những điều kiện kinh tế - xã hội làm tiền đề cho hoạt động
ngoại thƣơng:
1. Chính sách trọng nơng ức thƣơng của các nhà nƣớc phong kiến:
Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước. Nhà nước
phong kiến ra đời và ý thức hệ của nó được xây dựng trên cơ sở kinh tế nông nghiệp.
Địa tơ phong kiến trở thành nguồn bóc lột và là nguồn sống chủ yếu của nhà nước
phong kiến. Vì vậy các triều đại phong kiến sau khi lên nắm quyền thường có các
chính sách ưu tiên phát triển nơng nghiệp:
- Thời Lý: Dưới triều Lý thiên tai, hạn hán, lụt lội thường xuyên xảy ra nhà vua
thường hay tự thân cầu đảo. Tuy nhiên bên cạnh đó nhà nước thường có các biện pháp
tích cực hơn. Nhà nước đã chú trọng đến việc bảo vệ sức sản xuất. Khi Lý Công Uẩn
mới lên ngôi năm 1010 đã xuống chiếu bắt tất cả những người đào vong trở về bản
quán, như vậy cốt là để số lượng lao động nông nghiệp được đảm bảo. Năm 1065, Lý
Thánh Tông hạ chiếu khuyến nơng. Các vua nhà Lý cịn thực hiện cơng việc cày ruộng
tịch điền và nhà vua tự đi xem gặt ở hành cung Ứng Phong (Nghĩa Hưng-Nam Định).
Lý Nhân Tông (1072-1128) rất lưu ý đến công việc này. Theo ghi chép của Đại Việt
sử kí tồn thư, cũng có lần đích thân nhà vua đến hành cung này xem gặt. Đây là hoạt
động khuyến khích sản xuất nơng nghiệp.
Chính sách “ngụ binh ư nơng” cũng có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp,
sức lao động không bị thiếu. Năm 1128, sáu quân được thay phiên nhau về làm ruộng.
Sách lĩnh ngoại đại đáp cũng chép binh sĩ thay nhau nghỉ một tháng lần để cày ruộng
tự cấp. Nhà Lý đã có luật lệnh để bảo vệ trâu bị. Trộm trâu hay giết trâu bị tội nặng.
Năm 1117, thái hậu Linh Nhân nói rằng: “ Gần đây ở kinh thành, hương ấp có nhiều
người trốn, lấy việc trộm trâu làm nghề nghiệp, trăm họ cùng quẫn, mấy nhà cày
chung một trâu. Trước đây ta đã từng nói đến việc ấy, nhà nước đã có lệnh cấm. Nay
giết trâu càng nhiều hơn trước”. Bây giờ nhà vua ra lệnh là kẻ nào ăn trộm trâu, giết
trâu, phạt 80 trượng đò làm khao giáp, vợ bị phạt 80 trượng, đồ làm tang thất phụ và
phải bồi thường trâu. Nhà láng giềng không cáo giác bị phạt 80 trượng.
Nhà nước cũng chú trọng đến đê điều, trị thủy, đặc biệt ở vùng châu thổ sơng
Hồng. Mùa thu năm 1077, triều đình ra lệnh đắp đê sơng Như Nguyệt. Năm 1103 “
11
Phạm Văn Kính (1979),“Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý –Trần”,T/C Nghiên cứu Lịch sử, (số
6), trang 35.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
17
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
Vua xuống chiếu cho trong ngồi kinh thành đều đắp đê”. Năm 1108, triều đình tổ
chức đắp đê Cơ Xá (đê sông Hồng) từ Yên Phụ đến Lương Yên.
Nhà Lý cũng đào đắp một số cơng trình thủy lợi. Năm Lý Thánh Tơng cho đào
sơng Đản Nãi. Năm 1051, Lý Thái Tông lại cho đào kênh Lam. Ở khu vực gần Thăng
Long, nhà Lý cho khơi sâu rộng thêm các sông Lãm Kinh vào các năm 1089 và sông
Tô Lịch vào năm 1192. 12
- Thời Trần: Nhà Trần vừa nắm chính quyền đã có biện pháp nhanh chóng phục hồi
sản xuất nơng nghiệp, mở rộng thêm diện tích canh tác (như Nhà nước có chính sách
khuyến khích các vương hầu, quý tộc, mộ dân nghèo đi khai hoang thành lập các điền
trang, thái ấp). Triều đình đã áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích nơng nghiệp,
trong đó có tổ chức làm thủy lợi trong phạm vi cả nước.
Do những hạn chế của “đê vùng” thời Lý trong đó có đê Cơ Xá bảo vệ kinh thành
(năm 1238, nước to tràn vào vỡ cung Thường Xuân, năm 1243, nước to phá vỡ thành
Đại La tràn vào thơn xóm, cung điện…) nên nhà Trần ý thức được rằng muốn bảo vệ
mùa màng, nhà cửa, tính mạng một cách ổn định lâu dài phải có quy hoạch đắp đê theo
qui mơ cả dịng sơng. Vì vậy, năm 1248, Thái Tơng đặt cơ quan hà đê, có chánh sứ,
phó sứ phụ trách việc đê điều ở các lộ phủ lại xuống chiếu đắp đê gọi là đê Quai Vạc
hay Đỉnh Nhĩ. Theo Đại Việt sử kí tồn thư :“ Đắp đê để giữ nước sông gọi là đê Quai
Vạc, đắp suốt từ đầu nguồn cho tới bờ biển để ngăn chặn nước lũ tràn ngập. Đắp đê
Quai Vạc bắt đầu từ đấy”. Việc đắp đê Đĩnh Nhĩ không chỉ dành riêng cho vùng địng
bằng sơng Hồng mà cịn thực hiện cả ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An.Ngồi ra việc đắp
đê ngăn chặn nước mặn cũng là một công cuộc mới mẻ ở thời Trần.
Công cuộc xây dựng thủy nông cũng được nhà Trần chú ý. Ở Thanh Hóa và Nghệ
An là nơi có nhiều cơng trình thủy nơng. Năm 1231, nhều dịng sơng bị tắc, vua Thái
Tơng sai hoạn quan Nguyễn Băng Cốc đem quân bản phủ đào kênh Trầm, kênh Hào từ
Thanh Hóa đến Diễn Châu. Năm 1248, Nhân Tông lại cho đào sông Mã, sông Lễ và
đục núi Chiếu Bạch (ở Thanh Hóa) tạo thành một con kênh chạy theo hướng Bắc Nam
dài hơn 8 km tưới tiêu cho cả vùng Tống Giang (Hà Trung, Thanh Hóa). Năm 1256,
triều đình lại cho khơi lại sơng Tơ Lịch nhằm đảm bảo giao thông đồng thời để tưới
tiêu cho các vùng xung quanh kinh thành; Năm 1374, triều đình cịn cho nạo vét
những sơng địa từ Thanh Hóa đến cửa biển Hà Hoa (Hà Tĩnh)…13
- Thời Lê sơ: Từ năm 1427 khi đang bao vây thành Đông Đô, Lê Lợi kêu gọi những
người “xiêu bạt lưu ly” trở về quê quán làm ăn và ngăn cấm việc bỏ hoang ruộng đất.
Theo Đại Việt sử kí tồn thư: “Năm Đinh Mùi [1427] Hạ lệnh cho dân xiêu tán về quê
quán cũ mà cày cấy. Người nào khơng có điền sản thì cho được bn bán. Người nào
bỏ nghề nghiệp thì xử tội nặng”14Sau khi đất nước hồn tồn giải phóng khỏi ách đô
hộ của giặc Minh. Nhà nước rất quan tâm đến việc bảo vệ và khuyến khích nơng
nghiệp. Các quan phủ huyện có nhiệm vụ đốc thúc và khuyến khích nhân dân khai phá
hết ruộng đất bỏ hóa, giúp đỡ nhân dân diệt sâu cắn lúa nếu có. Thánh Tông đã từng
dụ các quan Thừa ty, Hiến ty, phủ huyện: “về các việc dân sự , tầm thường như là đại
hạn mà không đảo, nước lụt mà không khơi, việc lợi khơng làm, việc hại khơng trừ có
tai dị mà khơng cầu đảo thì phải xử tội lưu”. Một chủ trương quan trọng của nhà nước
được nhân dân hưởng ứng là khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. Nhiều làng xóm
12
Theo Trương Hữu Quýnh, Sđd, trang 143-145.
Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục, 2005, trang 203-206.
14
Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử toàn thư (tập 3), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1968, trang 34.
13
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
18
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
ở vùng ven biển Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An ra đời. Để giúp cho công cuộc khai
hoang này, Thánh Tông đã cho đắp một hệ thông đê biển mang tên đê Hồng Đức.
Năm 1481, theo đề nghị của các quan, Thánh Tong quyết đinh cho thành lập 43
sở đồn điền với mục đích “khai thác hết sức nơng nghiệp, mở rộng nguồn súc tích cho
nước”. Các đồn điền này được đặt ở các vùng Bắc (30 sở) Nghệ An (4 sở), Thuận Hóa
(2 sở) Quảng Nam (2 sở). Các viên chánh, phó đồn điền sứ có nhiệm vụ mộ dân nghèo
khơng ruộng, lưu tán đến đây khai hoang và phân chia ruộng đất cho họ cày cấy.
Nhà Lê rất chăm lo đến thủy lợi, đê điều. Các thừa tuyên đều có chức quan hà đê
chuyên phối hợp với các quan phủ, huyện trông nom, sửa đắp đê điều. Năm 1498, mỗi
xã phải cử một xã trưởng chuyê trách việc đê điều và khuyến nông. Trường hợp đê vỡ,
triều đình lập tức cử quan đi khám xét, huy động nhân dân, qn lính, cơng tượng, học
sinh Quốc tử giám đi sửa đắp, cứu hộ. Việc đào kênh, khơi ngòi được tổ chức ở nhiều
nơi vừa có lợi cho chuyển vận, vừa tạo nguồn nước “tưới ruộng cho dân”. Năm 1438,
nhà nước cho dân khơi lại các kênh ở Trường Yên, Thanh Hóa, Nghệ An; năm 1449,
khai sơng Bình Lỗ (Kim Anh-Vĩnh Phúc), năm 1467 khai thêm một số kênh ở Thanh
Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa… Nhà nước cịn ln ln khuyến khích nhân dân đắp bờ
giữ nước, khơi thơng những chỗ úng thủy, phịng hạn hán, xe tát nước được phổ biến.
Ngoài ra nhà nước cịn qui định mọi cơng trình xây dựng cần điều động dân phu
đều phải tiến hành ngoài thời vụ cày cấy, gặt mùa, “hễ cơng việc gì có hại cho nghề
nơng thì khơng được khinh động sức dân”. Pháp luật nhà Lê bảo vệ chặt chẽ sức kéo
trong nông nghiệp. Tội ăn trộm trâu bò bị trừng phạt nặng. Năm 1489, Thánh Tơng ra
lệnh cấm giết trâu bị ban đêm. Trong những năm khó khăn, hạn hán, lụt lội, nhà vua
thường lập đàn cầu đảo, tự trách mình hoặc ra chiếu khuyến nơng, động viên nhân dân
khắc phục khó khăn đảm bảo sản xuất.
Chính sách trọng nơng của nhà Lê thực sự mang lại kết quả tốt. Theo ghi chép của
sử cũ, trong 38 năm thống trị của Lê Thánh Tơng, chỉ có 4 lần hạn hán, 1 lần đê vỡ, 1
năm đói kém… Nhiều năm sau, nhớ lại thời này, nhân dân đã ca ngợi:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tơng
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.15
- Thời Trịnh- Nguyễn:
Ở Đàng Ngoài: Mặc dù nhà nước Lê -Trịnh cố chăm lo đến tình hình nơng
nghiệp nhưng so với các thời kỳ trước nơng nghiệp thời kì này có phần kém phát triển
hơn do hậu quả của chiến tranh và sự phát triển của chế độ tư hữu về ruộng đất, sự
quan tâm của nhà nước khơng cịn đạt được những kết quả như ở thế kỉ XV. Lụt lội
hạn hán thường xuyên đe dọa. Theo ghi chép của sử cũ, từ năm 1580-1640 đã xảy ra
14 lần thiên tai trong đó có 6 nạn đói lớn, 6 lần lụt lội. Năm 1664, chúa Trịnh ban lệnh
qui định lệ khám xét đê điều, khởi công sửa đập co các quan chức địa phương. Nhưng
bọn quan lại quên ăn của đút sách nhiễu nhân dân, mặc dù nhiều tên bị giáng chức vẫn
“làm việc qua loa, cẩu thả, đến mùa nước lớn, đê lại vỡ lở, dân vùng ven sông luôn
luôn bị tai họa”. Tình hình từ 1680-1740 lại càng khó khăn hơn; đã xảy ra 24 lần thiên
tai, trong đó có 14 nạn đói lớn, 7 lần thủy tai.
Tuy vậy, nơng nghiệp vẫn là nghành kinh tế quan trọng đóng vai trị chủ đạo
trong thời kì này. Cơng cuộc khẩn hoang ở các vùng ven biển thuộc Sơn Nam, ở các
vùng trung du thuộc Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang…được thực hiện khẩn
trương. Nhiều làng mới được thành lập, diện tích ruộng đất được mở rộng ngày càng
15
Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục, 2005, trang 327-328
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
19
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
thu hút dân lưu tán. Chúa Trịnh tạm thời miễn thuế cho loại ruộng “ẩn lậu”, cho phép
xem ruộng khai hoang là ruộng tư, cấm quan lại không được khám xét, quấy nhiễu.
Nhân dân ra sức chăm lo sản xuất “ đất đai màu mỡ và không lúc nào nghỉ sản
xuất…nhân dân rất hiểu giá trị của ruộng đất nên không bao giờ bỏ hoang…và như
vậy mỗi năm họ thường được 2-3 vụ lúa…”(theo giáo sĩ Marini). Nhiều lái bn nước
ngồi cũng có cùng nhận xét. Lái bn Đampie viết: Ở đây có nhiều thóc gạo…Hàng
năm người ta cấy gặt hai vụ, thu hoạch được rất nhiều. Nhà bác học Lê Qúy Đôn thế kỉ
XVIII cho chúng ta biết, bấy giờ ở Đàng Ngoài người nông dân đã gieo trồng được 8
giống lúa chiêm, 27 giống lúa mùa, 29 giống lúa nếp; trình độ thâm canh cao có nhiều
gióng lúa ngắn ngày. Họ cũng trồng nhiều giống ngũ cốc khác như ngô, kê, cao lương
hoặc các loại lương thực khác như khoai, sắn, môn sọ…ông cịn viết: “ các phủ Tiên
Hưng, Khối Châu, Lý Nhân, Thiên Trường, Kiến Xương, Thái Bình, Nghĩa Hưng,
cấy lúa chiêm đất ruộng màu mỡ nghìn dặm, đồng bằng mn khoảnh, một năm cấy
được hai mùa mỗi mẫu sản xuất trị giá hơn 200 quan”(Vân đài loại ngữ). Việc trồng
rau, cây ăn quả cũng phổ biến có đến 7 loại cam, 9 giống chuối, nhiều loại vải, quýt,
nhãn, chanh…16
Ở Đàng Trong: Để nhanh chóng khai thác vùng đồng bằng sơng Cửu Long các
chúa Nguyễn đã khuyến khích quan lại, địa chủ giàu có ở Thuận Hóa mộ dân phiêu tán
từ bắc Bố Chính trở vào đến đây “thiết lập xã, thơn, phường, chia cắt giới phận, khai
khẩn ruộng nương”. Các đảo như Cù lao Rùa (Biên Hịa), đảo Cơn Lơn…đều có dân
đến khai phá. Chúa Nguyễn cho phép các địa chủ giàu có ở đây ni nơ tỳ; nhân đó
bọn lái buôn “đem con trai, con gái người Man ở đầu nguồn bán cho dân ở đây làm nô
tỳ”. Ở mạn Nam nhằm nhanh chóng đưa đất đai vào vịng quản trị, chúa Nguyễn
khuyến khích các địa chủ và dân lưu vong khai hoang, biến thành ruộng đất tư. Do đó
trên đất Đồng Nai, Gia Định “các nhà giàu hoặc có chỗ 40, 50 nhà, hoặc có chỗ 20, 30
nhà; mỗi nhà có đến 50, 60 điền nơ, trâu bị có đến 300 con, cày bừa, trồng cấy, gặt hái
không lúc nào rỗi. Hàng năm cứ đến tháng chạp, tháng một, đem thóc giã thành gạo,
bán lấy tiền để chi dùng vào Tết tháng chạp…”. Ruộng đất ngày càng mở rộng, theo
lời của Lê Qúy Đôn, đất Gia Định “từ cửa bể đến đầu nguồn đi mất 6-7 ngày mà hết
thảy đều là đồng ruộng, nhìn bát ngát, ruộng phẳng như thế đấy”17
- Thời Tây Sơn: Song song với những chính sách ưu tiên phát triển cơng thương
nghiệp như khuyến khích, mở rộng và phục hồi các làng nghề thủ công; chủ trương
mở của buôn bán với phương Tây và đề nghị nhà Thanh cho thương nhân hai nước
qua lại buôn bán ở vùng biên giới Việt-Trung…Nông nghiệp cũng được nhà nước đặc
biệt chú ý quan tâm phát triển. “Một trong những việc làm đầu tiên của vua Quang
Trung là nhanh chóng phục hồi sản xuất nơng nghiệp. Năm 1789 “chiếu khuyến nơng”
được ban bố: “đạo lo cho dân khơng gì bằng khơi phục dân lưu tán, khai khẩn ruộng
bỏ hóa…” “…từ lúc trải qua loạn lạc đến nay, binh lửa liên miên bận rộn, lại thêm đói
kém, nhân khẩu lưu tán, đồng ruộng bỏ hoang. Số đinh điền thực trưng mười phần
khơng cịn được 4-5…”và qui định:
+ Dân lưu tán phải nhanh chóng trở về quê cũ, xã nào chứa chấp người trốn tránh phải
bị trừng phạt. Làng xã phải cung cấp ruộng đất cho công họ cày cấy nộp thuế.
+ Hạn đến tháng 9 năm Kỉ Dậu (tức tháng 10-1789) xã phải làm xong sổ ruộng nộp
lên.
16
17
Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục, 2005, trang 356-357.
Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục, 2005, trang 360-362.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
20
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
+ Hạn trong 3 năm, ruộng đất trong xã đều phải được cày cấy. “ Ruộng hoang xã nào
đến hạn mà khơng có người nhận khai khẩn, nếu là ruộng cơng thì sắc mục xã ấy phải
theo mức thuế mà nộp gấp đôi, nếu là ruộng tư thì sung cơng, nộp thuế như ruộng
cơng”.
Mặc dầu chính quyền Quang Trung chưa có chính sách nhằm giải quyết vấn đề
ruộng đất cuối thế kỉ XVIII ở Đàng Ngồi, chiếu khuyến nơng với tính cưỡng bức của
nó đã có những hiệu quả đáng kể. Theo sử cũ, trong vòng 3-4 năm sau “mùa màng trở
lại phong đăng, năm phần mười trong nước khơi phục được cảnh thái bình”. Chính bài
phú Tụng Tây hồ của Nguyễn Huy Lượng đã nói lên điều này:
“Qua Canh Tuất (1790) lại tưới cơn thời vũ, cỏ cây đều gội đức chiêm nhu””18
Như vậy, chính sách trọng nơng của các triều đại phong kiến đã tạo điều kiện cho
nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân được ấm no, trật tự xã hội được ổn định,
nền độc lập dân tộc được củng cố và giữ vững. Đồng thời nó cũng tạo ra nguồn sản
phẩm phong phú, dồi dào, đó là nguồn hàng cho thương nghiệp, tạo khả năng cho thủ
cơng nghiệp có thể thốt ly khỏi nông nghiệp và phát triển mạnh. Mặt khác, việc khai
thơng hệ thống thủy lợi, sơng ngịi kênh rạch cũng cũng tạo điều kiện cho việc chuyên
chở hàng hóa giữa các vùng trong nước và thuyền bè các nước có thể đến trao đổi
bn bán dễ dàng. Tuy vậy chính sách trọng nơng lại gắn liền với tư tưởng “ức
thương”, tư tương coi nghề nông là nghề gốc “dĩ nông vi bản” và buôn bán là “nghề
ngọn” luôn chi phối tư tưởng của tầng lớp thống trị và nhân dân. Vì vậy trong các
chính sách phát triển kinh tế xã hội của giai cấp phong kiến luôn lấy nghề nông làm
trọng và hết sức hạn chế ngoại thương. Nguyên do là vì kinh tế phong kiến dựa trên cơ
sở sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Sự vững mạnh của chế độ phong kiến là ở chỗ giai
cấp thống trị có duy trì được tình trạng nơng dân phụ thuộc vào ruộng đất để chúng
tiến hành bóc lột tơ. Nếu như kinh tế hàng hóa phát triển lớp thương nhân mạnh lên thì
đối với chúng có hai điều tai hại: một là số thương nhân sẽ rời bỏ ruộng đất mà chuyên
làm nghề thủ công hay buôn bán, như vậy mức tô của phong kiến sẽ không được đảm
bảo. Hai là, lớp thương nhân lớn mạnh lên sẽ bóc lột nông dân và thợ thủ công làm
giảm “thu hoạch” của giai cấp phong kiến. Nên giai cấp phong kiến chỉ muốn kinh tế
hàng hóa phát triển trong chừng mực có thể thỏa mãn nhu cầu mua hàng của chúng.
Cịn nếu như phát triển quá mức độ ấy đến chỗ trở thành một thực thể chi phối mọi
quan hệ sản xuất và phân phối trong nền kinh tế toàn quốc thì sẽ bị giai cấp thống trị
phản đối và chống lại. Ngồi ra về mặt chính trị thì nếu như quan hệ thương phẩm hóa
tệ phát triển sẽ làm đảo lộn cái trật tự “quốc quân thần, gia phụ tử”, cái trật tự dựa trên
cơ sở kinh tế tự cấp, tự túc, dựa trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trật tự và ổn định.
Đó là chưa kể nếu kinh tế hàng hóa phát triển thì dân số ở nơng thơn sẽ khơng thể nào
ổn định được vì nơng dân hoặc bị phá sản hoặc thường xuyên tham gia vào quan hệ
thương phẩm hóa tệ, hoặc bỏ ra thành thị làm nghề thủ cơng…như thế thì sẽ khơng
đảm bảo cho nhà nước nguồn nhân công làm các công việc tạp dịch khác. Và nhất là vì
lý do an ninh đất nước, Nhà nước lo sợ bọn gián điệp đội lốt thương nhân đến bn
bán để do thám tình hình trong nước. Vì vậy chính sách “bế quan tỏa cảng” trở thành
chính sách xuyên suốt các triều đại phong kiến nhất là từ thời Lê sơ trở đi.
Trong hoạt động ngoại thương, thơng thường tầng lớp đảm nhận vai trị bn bán
với nước ngồi là thương nhân. Vậy tầng lớp thương nhân Việt Nam ra đời từ bao giờ?
18
Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục, 2005, trang 431-432.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
21
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
Vai trị và vị trí của họ trong xã hội ra sao? Những đóng góp của họ đối với nền ngoại
thương dân tộc?
a. Khái niệm tầng lớp thƣơng nhân:
Có ý kiến cho rằng để hình thành tầng lớp thương nhân phải hội đủ cả 3 yếu tố:
Có vốn (dùng để trao đổi hàng hóa, bn bán và kiếm lời); Có cơ sở bn bán (cửa
hàng, xưởng tiệm, cơ sở sẩn xuất…); Có đủ khả năng thuê mướn nhân công ( làm việc,
chuyên chở, trao đổi hàng hóa nơi khác…).
Theo Lê Minh Đức: Tầng lớp thương nhân (tradesfolk or tradespeople) là những
người sinh sống bằng nghề bn bán, tức những người bn bán và gia đình của họ19.
b. Về sự ra đời của tầng lớp thƣơng nhân Việt Nam và tầng lớp đảm nhận việc
buôn bán với nƣớc ngồi:
- Thời Lý- Trần: Với sự hình thành của nền kinh tế hàng hóa thời kỳ này tầng lớp
thương nhân đã ra đời. Thợ thủ công và thương nhân được xếp trong nhóm bình dân.
Thương nhân thời Lý- Trần tuy chưa hình thành đơi ngũ chun nghiệp nhưng hoạt
động giao thương đã có sự kết hợp bn bán với các yếu tố thế và lực. Tầng lớp quý
tộc và quan lại cao cấp vừa có uy thế chính trị, vừa có tiềm lực kinh tế. Họ vừa kết hợp
hoạt động ngoại giao, chính trị với hoạt động kinh tế giao thương nhưng khơng coi
bn bán làm nghề chính20.
Về hoạt động, dưới thời Lý thương nhân ở miền xuôi chở mắm, muối và dụng cụ
sắt lên bán ở mạn ngược, xong lại chở lâm sản về bán ở miền xuôi. Tuy nhiên, hiện
tượng như thế không nhiều. Tại các “bạc dịch trường”, theo Chu Khứ Phi các “bạc
dịch trường ở ngoại thành trạm Giang Đông: “ Những người thuyền chài Giao Chỉ
mang cá, sò đến đổi lấy đấu gạo, thước vải. Phú thương nước ấy (tức Đại Việt) đến
buôn bán từ châu Vĩnh An phải thông điệp cho Khâm Châu ấy là tiểu cương (bn
nhỏ) cịn nước ấy sai khứ đến Khâm Châu để buôn bán gọi là đại cương (bn to).
Hàng đem bán có bạc, đồng, tiền, trầm hương, quang hương, thục hương, sinh hương,
trân châu, ngà voi. Những tiểu thương nước ta (tức Trung Quốc) bán các thứ bút, giấy,
gạo, vải, hàng ngày trao đổi một ít với người Giao Chỉ, không đáng kể. Chỉ những phú
thương từ đất Thục buôn bán đến Khâm Châu rồi từ Khâm Châu buôn hương đến
Thục. Một năm một chuyến buôn bán đến mấy nghìn quan. Hai bên đem hàng mặc cả
cùng nhau, hồi lâu mới định giá. Sau khi mặc cả không được thương nghị với người
khác, lúc định giá ban đầu thật là xa nhau một trời, một vực”. Phú thương nước ta
(Trung Quốc) sai người nhà buôn bán nhỏ, để tự cấp, dựng nhà, cày ruộng để ở lâu.
Phú thương nước ấy (Đại Việt) cũng ngoan cố không nhúc nhích, giữ giá lâu làm cho
ta khốn đốn. Khi lái buôn hai bên gặp nhau, mời uống rượu làm vui, lâu rồi dần dần
nâng giá cao, gần bằng nhau rồi đến ngang nhau. Bấy giờ mới có quan cân hương và
giao gấm”. “ Hàng Trung Quốc bán ra cứ mỗi quan 30 đồng thuế. Những người đương
thời cịn mơ tả những hiện tượng lừa lọc, làm giả trong buôn bán hai bên, ví như người
lái bn nhà Tống cân hàng gian trá nhiều lần khiến nhà Lý phải 3 lần xin thử cân lại,
hoặc bán thuốc bắc thì làm lại giả. Do đó lái bn Việt trả miếng bằng cách đúc lẫn
19
Theo Lê Minh Đức, Từ điển kinh doanh Anh- Việt, Nxb Trẻ, 1994,TP.HCM, trang 456.
Theo PTS Nguyễn Quang Ngọc- Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam- Nxb
Hà Nội, 1995, trang 60.
20
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
22
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
đồng vào trong vàng, bạc, tẩm muối hay đổ chì vào trầm hương21. Trong cuộc kháng
chiến chống Tống thời Lý và Mông Cổ thời Trần thương nhân của Đại Việt đã tham
gia vào công việc “tình báo” rất nhiều. Chính Trần Ích Tắc khi cịn ở Việt Nam
“thường viết thư riêng gửi bọn khách thương ở Vân Đồn đem về Trung Quốc xin quân
Nguyên tiến công nước ta”22.
- Thời Lê sơ: “ Theo GS. Nguyễn Khắc Thuần tuy còn bé nhỏ, nhưng trong xã hội Đại
Việt cũng đã có thêm một tầng lớp xã hội mới đó là thương nhân. Họ qui tụ ở các
trung tâm kinh tế lớn, đặc biệt là Thăng Long”23.
Trong xã hội thời Lê có tầng lớp thương nhân đơng đảo hơn trước. Nhưng cho đến
thế kỉ XV, thương nhân và thợ thủ công vẫn chưa phải là một lực lượng lớn mạnh
trong xã hội. Trong khi đó nhà nước Lê sơ lại có quan niệm khinh miệt những người
làm thợ, đi buôn, coi họ là những kẻ “bỏ gốc theo ngọn”, không phù hợp với tinh thần
độc tôn nông nghiệp” và chính sách ức thương của chế độ phong kiến24. Trong bài
“Thập giới cô hồn quốc ngữ văn” Lê Thánh Tôn đã ca tụng nho sĩ, quân nhân. Nhưng
đến thương nhân nhà vua lại mạt sát. Đầu tiên nhà vua miêu tả việc làm của thương
nhân:
“Dạo khắp sơn xuyên dã huyện
Thơng thâu hồ hải giang khê
Xi dịng ngang thổi sáo, ca trăng
Vượt biển cả, kéo thuyền xem gió.”
Hương kì nam25, vảy đại mại (đồi mồi), bó an tức26, bị hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế,
thuyền tám cánh chở đã vỡ then27. Lụa ngũ sắc, vải tam lăng, vóc tố lĩnh, bả cầm
chiên, quyến28 Thục, giấy Ngô, kho năm gian chất hầu rẽ nóc.
Tồn những vật u, vật lạ’
Rất nhiều của quý của thanh”
Xem những câu trên chúng ta thấy các hoạt động của thương nhân quả là có tác
dụng tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam hồi thế kỉ XV. Thương nhân đã chở thóc
từ Thuận Hóa ra bắc. Họ đã mua đồng từ Thăng Long đem về cho nhà vua đúc tiền và
các xưởng thủ công chế đồ đồng. Chúng ta có lý do để nghĩ rằng thương nhân cịn đem
hàng thủ cơng ở Thăng Long và các nơi khác đến bán ở Huế và Lào. Cũng như họ đã
buôn kỳ nam, đồi mồi, an tức, hồ tiêu, lụa, vải vóc, đem bán ở khắp các nơi có thể bán
được. Vai trị của thương nhân là cần thiết cho đời sống kinh tế của đất nước lúc bấy
giờ. Vậy mà trong lời kết bài “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn”, Lê Thánh Tôn đã lên
tiếng nguyền rủa thương nhân như sau29:
Đêm ngày đau đáu bãi trường sa,
Của cải đem về để chật nhà.
21
Theo Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, Về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt
thời Lý – Trần, Nghiên cứu lịch sử, số 7, năm 2007, trang 24.
22
Văn Tân, Tại sao ở Việt Nam chủ nghĩa tư bản không ra đời trong lòng chế độ phong kiến?T/C
Nghiên cứu kinh tế, số 130, 1970, trang 21.
23
Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Nxb Giáo dục, 1977, tr.237.
24
Nguyễn Phan Quang, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Lịch sử Việt Nam (1427-1458),
Quyển 2, tập 1, Nxb giáo dục, 2007, trang 129.
25
Thứ cây có mùi thơm dùng để làm thuốc.
26
Một thứ hương liệu dùng để làm hương.
27
Thứ thuyền lớn dùng để đi biển.
28
Quyến thục là lụa dệt ở đất Thục (Tứ Xuyên).
29
Văn Tân, Tại sao ở Việt Nam chủ nghĩa tư bản khơng ra đời trong lịng chế độ phong kiến?T/C
Nghiên cứu kinh tế, số 130, 1970, trang 21.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
23
Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII
Lòng mối lo toan đường vụn vặt,
Lưỡi lằn khéo léo nói văn hoa.
Của phi nghĩa làm nên lập nước,
Tiếng bất nhân truyền để làm ca.
Lừa đảo lo xem nào có khác,
Người ta lại bán được người ta”.
Vai trò của thương nhân đối với nền kinh tế xã hội đương thời là không thể phủ
nhận, nhà vua và quý tộc phong kiến vẫn cần đến “lụa ngũ sắc, vải tam lăng, vóc tố
lĩnh, bả cầm chiên, quyến Thục”… do hoạt động của thương nhân mang đến song vua
Lê Thánh Tôn vẫn ghét thương nhân không phải vì những người này là kẻ có “lịng
mối, lưỡi lằn”, có thói quen “mua hơn bán kém” mà chủ yếu vì vua lo sợ sự lớn mạnh
của tầng lớp thương nhân sẽ đe dọa đến nguồn địa tô phong kiến của nhà nước và ngai
vàng của họ Lê.
Sang thời Trịnh- Nguyễn khi mà kinh tế nông nghiệp nông nghiệp đi xuống kéo
theo sự sa sút của đời sống kinh tế nói chung thì thái độ của giai độ của giai cấp thống
trị đối với vai trò của tầng lớp thương nhân trong xã hội đã có những thay đổi đáng kể.
Trong lệ bãi bỏ tuần ty (1743) Trịnh Doanh đã nói: “Ngày nay tài lực của nhân dân
thiếu hẳn đi, chỉ cịn trơng chờ vào bọn phú thương chun chở lưu thơng chỗ có đến
nơi khơng thì mới tạm đủ”. Từ chỗ coi buôn bán là “mạt nghề” nay nhà nước buộc
phải cơng nhận vai trị quan trọng của nó trong hoạt động kinh tế xã hội. “Thay đổi
cách nhìn nhận về vai trò của hoạt động thương nghiệp cũng tức là nhà nước phải có
sự đánh giá khác đi đối với tầng lớp thương nhân, sự khinh thường đối với tầng lớp
“đua chen làm nghề ngọn” đã mất đi có lúc tưởng chừng như mất hẳn. A-lếch-xan
Đrốt trong hồi kí của mình đã tả lại cảnh lễ “đăng quang” của nhà vua trong đó có đại
biểu của phường bn và phường thợ được thay mặt nhân dân kinh đô vào chúc mừng
vị “minh chủ” mới. Những thủ đoạn làm giàu cạnh tranh bán của chủ thương đã từng
khiến giai cấp phong kiến có định kiến xấu đối với họ. Song lúc này chính các quan lại
cũng nhúng tay vào việc bn bán và cũng tỏ ra khơng kém gì thương nhân trong nghệ
thuật săn đuổi đồng tiền, khinh rẻ tầng lớp thương nhân khác nào khinh rẻ chính bản
thân họ. Tầng lớp thương nhân sẵn tiền tài cũng bằng mọi cách cố ngoi lên địa vị trong
xã hội. Lệnh cho phép mua bán tước đã tạo điều kiện phong kiến hóa cho các thương
nhân giàu có. Nhà nước cịn có lệnh quyên tiền để ban chức phẩm lệnh thưởng chức
sắc cho các thương nhân dâng nộp các loại hàng hóa như diêm tiêu, lưu hồng…Sự
đóng góp trong hoạt động kinh tế, trong ngân quỹ quốc gia của thương nhân đã được
Nhà nước đánh giá cao. Nhờ đó cơng việc buôn bán của họ thêm phát đạt, thịnh
vượng”30.
c. Cơ cấu tầng lớp thƣơng nhân Việt Nam trong xã hội phong kiến:
Hạng nhỏ nhất gọi là những người buôn thúng bán mẹt hay buôn thúng bán bưng.
Vốn liếng của họ rất ít ỏi. Công việc của họ xúc tiến ngày một hoặc dăm bữa, nửa
tháng. Nhiều khi họ đóng vai trị chuyển vận và lấy công làm lãi, nghĩa là kiếm ăn
bằng cơng sức bỏ ra đài tải thơi. Đó là những người cất hàng đi bán rong, đi các chợ
30
Trương Thị Yến, Bước đầu tìm hiểu về chính sách thương nghiệp của Nhà nước Việt Nam thế kỉ
XVII-XVIII, T/C Nghiên cứu Lịch sử, số 4-1979, trang 73.
SVTH: Đào Thị Phương Huyền
24