Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, mật độ và phân bón cho giống đậu tương đ8 trong điều kiện vụ hè tại gia lộc, hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.75 MB, 130 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





LÊ HUY NGHĨA



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ, MẬT ĐỘ VÀ
PHÂN BÓN CHO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG Đ8 TRONG ĐIỀU KIỆN
VỤ HÈ TẠI GIA LỘC, HẢI DƯƠNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






LÊ HUY NGHĨA


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ, MẬT ĐỘ VÀ
PHÂN BÓN CHO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG Đ8 TRONG ĐIỀU KIỆN
VỤ HÈ TẠI GIA LỘC, HẢI DƯƠNG



CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN LÂM
2. TS. NINH THỊ PHÍP

HÀ NỘI, 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một công trình nghiên
cứu nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều được cảm ơn, các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc./.


Tác giả


Lê Huy Nghĩa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Lâm, Bộ môn
Kỹ thuật Canh tác và Cơ cấu cây trồng - Viện Cây lương thực và Cây thực
phẩm; TS. Ninh Thị Phíp, Bộ môn Cây Công nghiệp và cây thuốc - Khoa
Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình
hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Khoa Nông học, đặc biệt là
các thầy cô trong Bộ môn Cây công nghiệp và cây thuốc (Học viện Nông nghiệp
Việt Nam); các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Cây lương thực và
Cây thực phẩm, các đồng nghiệp trong Bộ môn Kỹ thuật Canh tác và Cơ cấu
cây trồng - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã giúp tôi hoàn thành
luận văn.

Hải Dương, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Tác giả




Lê Huy Nghĩa




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích và yêu cầu 3
2.1. Mục đích 3
2.2. Yêu cầu 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 5
1.1.3. Cơ sở xác định thời vụ gieo trồng hợp lý 6
1.1.4. Cơ sở xác định mật độ trồng đậu tương hợp lý 7

1.1.5. Cơ sở xác định nền phân bón thích hợp cho cây đậu tương 8
1.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên Thế giới và Việt Nam 9
1.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 9
1.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 12
1.3. Kết quả nghiên cứu đậu tương trên thế giới và Việt Nam 13
1.3.1. Kết quả nghiên cứu về đậu tương trên thế giới 13
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 27
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
2.3. Nội dung nghiên cứu 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1. Bố trí thí nghiệm 28
2.4.2. Quy trình thực hiện chung cho thí nghiệm 30
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá 31
2.5. Xử lý số liệu 35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Đặc điểm khí hậu và tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Gia Lộc, tỉnh
Hải Dương 36
3.1.1. Đặc điểm khí hậu thời tiết 36
3.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 38
3.1.3. Một số thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục trong sản xuất
đậu tương tại huyện Gia Lộc nói riêng và tỉnh Hải Dương nói
chung 42
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ khác nhau đến sinh trưởng phát triển,
khả năng chống chịu và năng suất của giống đậu tương Đ8 trong điều
kiện vụ Hè tại Gia Lộc, Hải Dương. 43

3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc, thời kỳ sinh trưởng
phát triển (STPT) của giống đậu tương Đ8. 44
3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển
(STPT) của giống đậu tương Đ8 46
3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng hình thành nốt sần hữu
hiệu của giống đậu tương Đ8. 48
3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá
của giống đậu tương Đ8 trong điều kiện vụ Hè tại Gia Lộc -
Hải Dương 50
3.2.5. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của
giống đậu tương Đ8 trong điều kiện vụ Hè tại Gia Lộc-Hải Dương 54
3.2.6. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng chống chịu của giống
đậu tương Đ8 trong điều kiện vụ Hè tại Gia Lộc - Hải Dương 56
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2.7. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống đậu tương Đ8 trong điều kiện vụ Hè tại Gia Lộc -
Hải Dương 58
3.2.8. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất của giống đậu tương
Đ8 trong điều kiện vụ Hè tại Gia Lộc-Hải Dương 60
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng, nền phân bón NPK đến
sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của giống đậu
tương Đ8 trong điều kiện vụ Hè tại Gia Lộc - Hải Dương 62
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng bón phân NPK
đến sinh trưởng, phát triển của giống đậu tương Đ8 62
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng bón phân NPK
đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống đậu tương Đ8. 64
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng bón phân NPK
đến khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của giống đậu tương Đ8 68

3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng bón phân NPK
đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương Đ8 70
3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng bón phân NPK
đến khả năng tích luỹ chất khô của giống đậu tương Đ8 72
3.3.6. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng bón phân NPK đến
khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ của giống đậu tương Đ8. 74
3.3.7. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng bón phân NPK
đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu tương Đ8 78
3.3.8. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng bón phân NPK khác
nhau đến năng suất của giống đậu tương Đ8 vụ Hè tại Hải Dương 80
3.3.9. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng bón phân NPK
khác nhau đến hiệu quả kinh tế của giống đậu tương Đ8 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1. Kết luận 86
2. Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 94
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Viết đầy đủ
BPKT Biện pháp kỹ thuật
CS Cộng sự
ĐHNN Đại học nông nghiệp
FAOSTAT Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới
HCVS Hữu cơ vi sinh
KLNS Khối lượng nốt sần
LA Diện tích lá

LAI Chỉ số diện tích lá
MĐ Mật độ
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NXB Nhà xuất bản
P1000 hạt Khối lượng 1000 hạt
PB Phân bón
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SLNS Số lượng nốt sần
STPT Sinh trưởng phát triển
TB Trung bình
TGST Thời gian sinh trưởng
TV Thời vụ



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới từ năm
2008 – 2013 10

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương của 4 nước đứng đầu trên thế giới
từ năm 2011 - 2013 11

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam từ năm 2008 - 2014 12

Bảng 3.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết tại Gia Lộc, Hải Dương 36


Bảng 3.2. Tình hình sản xuất đậu tương tại tỉnh Hải Dương qua các năm
2009 - 2013 39

Bảng 3.3. Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải
Dương (2008 - 2013) 41

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các giai đoạn sinh trưởng
của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương. 45

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng sinh trưởng,
phát triển của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 46

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng hình thành nốt
sần của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 49

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến diện tích là (DTL) và chỉ
số diện tích lá (LAI) của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải
Dương 51

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích luỹ chất
khô của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 54

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng chống chịu của
giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 56

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 58

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất của giống Đ8,

vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng phân bón NPK
đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống Đ8, vụ Hè 2013 63

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón NPK đến
khả năng sinh trưởng, phát triển của giống Đ8, vụ Hè 2013 tại
Gia Lộc, Hải Dương 66
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón NPK đến
khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu (số lượng và khối lượng)
của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 69

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng phân bón NPK
đến chỉ số LAI của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 71

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón NPK đến
khả năng tích lũy chất khô của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia
Lộc, Hải Dương 73
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng phân bón NPK
đến khả năng chống chịu của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc,
Hải Dương 77

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón NPK đến
các yếu tố cấu thành năng suất của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia
Lộc, Hải Dương 79
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng phân bón NPK
đến năng suất của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 82


Bảng 3.20. Tính hiệu quả kinh tế các công thức kết hợp giữa mật độ gieo
trồng và liều lượng bón phân NPK của giống đậu tương Đ8, vụ
hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 85


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI)
của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 52

Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng tích luỹ chất
khô của giống Đ8, vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 55

Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất của giống Đ8,
vụ hè 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 61

Hình 3.4. Đồ thị tương quan giữa liều lượng phân bón và mật độ trồng với
sâu cuốn lá đậu tương vụ hè năm 2013 75

Hình 3.5. Đồ thị tương quan giữa liều lượng phân bón và mật độ trồng với
sâu đục quả đậu tương vụ hè năm 2013 76








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày,
hạt đậu tương có giá trị dinh dưỡng và là nguồn thực phẩm cho con người và
làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, cây đậu tương còn đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống luân canh cải tạo đất, nhờ các vi khuẩn nốt sần cố định đạm
làm tăng độ phì cho đất.
Với khả năng thích ứng rộng của cây đậu tương và nhu cầu ngày càng
lớn của xã hội, hiện nay trên thế giới có khoảng 80 nước đang sản xuất và phát
triển cây đậu tương, trong đó các nước có diện tích và sản lượng đậu tương lớn
nhất là Mỹ, Brazin, Achentina, Trung Quốc Ở Việt Nam, cây đậu tương đã có
từ lâu và được gieo trồng ở nhiều vùng trong cả nước. Với nhu cầu sử dụng
ngày càng cao, nhiều năm qua nước ta đã phải nhập khẩu hàng triệu tấn đậu
tương hạt mỗi năm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê cho biết: Hiện nay sản
lượng trong nước mới chỉ đạt gần 300 nghìn tấn đậu tương (đáp ứng khoảng
7,5% nhu cầu), số còn lại phải nhập khẩu từ bên ngoài Năm 2011, theo Hiệp
hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam (Lê Bá Lịch, 2011) cho thấy: Chỉ riêng cho
ngành Chăn nuôi, năm 2009 nước ta đã phải nhập 2,42 triệu tấn khô đậu tương
(tương đương khoảng 3,2 triệu tấn đậu tương), giá trị gần 1 tỷ đô la Mỹ; Năm
2010 là 2,76 triệu tấn (tương đương khoảng 3,7 triệu tấn đậu tương), giá trị gần
1,16 tỷ đô la Mỹ; Năm 2011 là 3,1 triệu tấn Dự kiến đến năm 2015 chúng ta
cần khoảng 5,5 triệu tấn và năm 2020 cần 6,5 triệu tấn cho thức ăn chăn nuôi.
Như vậy, nhu cầu về đậu tương trong nước là rất lớn.
Hiện nay, bộ giống đậu tương ở nước ta có nhiều, song giống có năng

suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn (< 90 ngày), thích hợp cả 3 vụ trong năm,
đặc biệt là vụ hè còn rất hạn chế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Giống đậu tương ngắn ngày Đ8, được lai tạo và chọn lọc bằng phương
pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai AK03 x M103 thực hiện tại Viện Cây Lương
thực và CTP. Giống Đ8 có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích ứng
rộng, gieo trồng được 3 vụ/ năm (vụ xuân, vụ hè và vụ đông). Giống Đ8 đã
được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử tại các tỉnh phía
Bắc (theo Quyết định số 614 /QĐ - TT - CCN ký ngày 16 /12 / 2010).
Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương là vùng có tập quán trồng đậu tương
hè để mở rộng và phát triển cây rau vụ đông sớm - Nơi đã có phong trào phát
triển cây vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao của cả nước trong thời gian
qua, theo công thức luân canh: Lúa xuân + Đậu tương hè + Cây rau đông
sớm. Tuy nhiên, vụ hè người dân vẫn còn phải sử dụng giống đậu tương cũ,
năng suất không cao, lại dài ngày đã ảnh hưởng đến thu nhập từ cây vụ
đông sớm. Vì vậy, việc đưa giống đậu tương mới Đ8 ngắn ngày, năng suất
cao vào sản xuất vụ hè là rất cần thiết, nhằm đưa lại giá trị kinh tế cao từ cây
rau vụ đông sớm cho người nông dân trong vùng.
Mặt khác, công tác nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho giống đậu
tương mới Đ8 đạt năng suất cao, phù hợp trong điều kiện vụ hè của huyện Gia
Lộc, tham gia trực tiếp vào cơ cấu luân canh đưa lại giá trị kinh tế cao cũng có
vai trò rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên
cứu ảnh hưởng của thời vụ, mật độ và phân bón cho giống đậu tương Đ8
trong điều kiện vụ Hè tại Gia Lộc, Hải Dương", nhằm hoàn thiện quy trình kỹ
thuật thâm canh tăng năng suất đối với giống đậu tương mới Đ8, góp phần đẩy
mạnh năng suất và sản lượng đậu tương trong cả nước thời gian tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3

2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu xác định được thời vụ, mật độ gieo trồng và nền phân bón
thích hợp nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao cho giống đậu tương Đ8 trong điều
kiện vụ Hè trên đất Gia Lộc - Hải Dương.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ thích hợp đến sinh trưởng, phát
triển, khả năng chống chịu và năng suất của giống đậu tương Đ8 tại Gia Lộc -
Hải Dương, tham gia cơ cấu luân canh: Lúa xuân + Đậu tương Đ8 (vụ hè) +
Cây rau vụ đông sớm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ gieo trồng và nền phân
bón thích hợp đến sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu và năng suất
của giống đậu tương Đ8 trong điều kiện vụ hè tại Gia Lộc - Hải Dương
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được thời vụ, mật độ gieo trồng và nền phân bón thích hợp
cho giống đậu tương Đ8 trong điều kiện vụ hè đạt năng suất và hiệu quả kinh
tế cao tại Gia Lộc, Hải Dương.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng làm dẫn liệu cho công tác giảng
dạy, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo sản xuất cây đậu tương vụ hè.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất đối
với giống đậu tương Đ8 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với cơ cấu luân canh:
Lúa (vụ xuân) + Đậu tương Đ8 (vụ hè) + Cây rau sớm (vụ đông ) trên đất Gia
Lộc, Hải Dương.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Cây Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) được trồng từ xích đạo đến
vĩ độ 55
0
Bắc và 55
0
Nam. Từ vùng thấp hơn mực nước biển cho đến vùng
cao trên 2000 m so với mực nước biển (Whiligham, 1978).
Sự khác biệt về quang chu kỳ, nhiệt độ, pH đất, nước và bản thân tính
nhạy cảm của kiểu gen đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của đậu
tương. Cây đậu tương là cây có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây
chịu được rét. Ở 25 - 30
0
C thì cây đậu tương có thể phát triển tốt. Nếu nhiệt
độ dưới 21
0
C và trên 32
0
C làm ảnh hưởng tới sự ra hoa và tạo quả, nhiệt độ
trên 42
0
C sẽ ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ chất khô vào hạt của đậu tương.
Đậu tương là cây trồng rất mẫn cảm với chu kỳ chiếu sáng thích hợp
cho sự ra hoa và hình thành hạt từ 6 - 12 giờ. Nếu ánh sáng không đầy đủ sẽ
làm cây bị vống, dễ đổ. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau cây đậu tương cần

có những yêu cầu về độ ẩm đất và độ ẩm không khí khác nhau. Trong suốt
quá trình sinh trưởng cho đến khi thu hoạch cây đậu tương cần ít nhất 300
mm nước. Thiếu nước vào thời kỳ ra hoa sẽ làm giảm tỉ lệ đậu quả, hạn vào
thời kỳ quả mẩy làm giảm năng suất lớn nhất.
Từ các yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây đậu tương, đặc điểm khí
hậu ở miền Bắc Việt Nam cho thấy cây đậu tương có thể sinh trưởng và phát
triển thuận lợi trong vụ hè. Bởi vì hè có nền nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng rất
thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, trong vụ hè điều kiện
thời tiết cũng ảnh hưởng rất lớn như: mưa nhiều, mưa to, gió lớn ở thời kỳ
đầu giai đoạn mọc, cây con và làm quả, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ của cây. Vì vậy, việc nghiên cứu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

về thời vụ, mật độ gieo trồng và phân bón cho đậu tương hè là rất cần thiết,
giống đậu tương mới Đ8 ngắn ngày được bố trí vào cơ cấu mùa vụ mang giá
trị kinh tế cao của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Lúa xuân + Đậu tương hè
+ Cây vụ đông), để cây đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất
cao và phù hợp với cơ cấu của vùng, cần phải xác định một số yếu tố sau:
- Bố trí thời vụ hợp lý, giai đoạn mọc tránh mưa lớn, tập trung, cuối vụ
khi thu hoạch ít mưa và phải phù hợp với cơ cấu của huyện Gia Lộc.
- Trồng ở mật độ thích hợp nhất để cây đậu tương phân cành khỏe, cây
to, quả nhiều chống đổ tốt và cho năng suất cao.
- Bón phân cân đối và hợp lý NPK để cây đậu tương sinh trưởng, phát
triển, khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và cho năng suất cao.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Nước ta với điều kiện nhiệt đới gió mùa, lượng mưa và độ ẩm rất thích
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Do đặc điểm thời gian
sinh trưởng ngắn, khả năng thích ứng rộng cho nên nhiều vùng có thể trồng
được 2-3 vụ đậu tương trong năm trên nhiều chân đất với nhiều chế độ canh tác

khác nhau. Mặt khác, nhu cầu xã hội đang đòi hỏi ngày càng tăng các sản phẩm
từ đậu tương, hàng năm nước ta phải nhập khẩu khoảng 2,97 triệu tấn khô dầu
đậu lạc cho chế biến thức ăn chăn nuôi và 556 nghìn tấn hạt đậu tương cho
ngành công nghiệp chế biến dầu thực phẩm (www.vietrade.gov.vn, 2014).
Thực tế hiện nay cây đậu tương đang ngày càng được quan tâm và xác
định được đúng vị trí trong sản xuất nông nghiệp. Ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ,
cây đậu tương có thể trồng được 3 vụ trong năm với nhiều công thức luân canh
khác nhau, phù hợp với từng địa phương. Tuy nhiên, về năng suất và sản lượng
còn thấp, chất lượng hạt chưa đảm bảo nên còn hạn chế trong xuất khẩu. Nguyên
nhân chủ yếu là do: Một là, người dân vẫn coi cây đậu tương là cây trồng phụ,
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Hai là, bộ giống đậu tương năng suất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

cao, TGST ngắn chưa có nhiều, người dân thường sử dụng giống cũ để từ năm
này sang năm khác. Ba là, người dân không quan tâm nhiều đền kỹ thuật thâm
canh cho cây đậu tương vì nó là cây trồng phụ, có tư tưởng "làm chơi, ăn thật".
Tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Gia Lộc nói riêng là vùng có tập
quán trồng đậu tương hè trên cơ cấu Lúa xuân + Đậu tương hè + Vụ rau đông
sớm. Vì vậy, để tăng hiệu quả kinh tế cao hơn nữa cho công thức luân canh trên,
ngoài việc chúng tôi đưa giống đậu tương mới (Đ8) ngắn ngày, năng suất cao.
Mặt khác, chúng tôi sẽ nghiên cứu và khuyến cao quy trình phù hợp nhất về thời
vụ, mật độ và phân bón cho người sản xuất. Nhằm đáp ứng được 2 yêu cầu: tăng
hiệu quả kinh tế trên cơ cấu luân canh, tăng thu nhập cho người nông dân và
đồng thời góp phần tăng sản lượng đậu tương cho cả nước.
1.1.3. Cơ sở xác định thời vụ gieo trồng hợp lý
Thời vụ gieo trồng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đậu tương. Cây
đậu tương sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ cao và đầy đủ.
Tuy nhiên, từng thời kỳ sinh trưởng của cây có những yêu cầu khác nhau. Bố
trí thời vụ gieo trồng thích hợp, tạo điều kiện cho các yếu tố khí hậu thời tiết

bên ngoài phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây ở từng thời kỳ
mới đảm bảo cho đậu tương tạo được năng suất cao.
Thời vụ trồng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất đậu tương. Thời vụ gieo trồng đậu tương được xác
định căn cứ vào giống, hệ thống luân canh, điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là
nhiệt độ (Phạm Văn Thiều, 2006).
Cũng theo tác giả Phạm Văn Thiều (2006) cho rằng thời vụ trồng đậu
tương ở miền Bắc trong điều kiện vụ hè với giống chín sớm thì gieo 25/ 5 – 15/
6, chín muộn thì gieo từ 25/ 4 – 20/ 5, chín trung bình thì gieo từ 15/ 5 – 20/6.
Ngô Thế Dân và cs (1999) cho biết để xác định thời vụ gieo trồng đậu
tương phù hợp cần phải đạt được các mục tiêu sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Thuận lợi cho việc gieo trồng mà vẫn đảm bảo cho cây đậu tương sinh
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.
Bố trí thời vụ sao cho thời kỳ phát sinh sâu bệnh hại thì đậu tương
không ở giai đoạn mẫn cảm.
Việc xác định đúng thời vụ gieo trồng đậu tương cho từng giống, từng
chân đất, từng chế độ canh tác phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết cụ thể ở
từng địa phương là điều rất quan trọng. Điều này đảm bảo cho đậu tương đạt
năng suất cao, đồng thời đảm bảo cho năng suất cũng như hiệu quả về giá trị
của cây trồng tiếp theo.
1.1.4. Cơ sở xác định mật độ trồng đậu tương hợp lý
Trong kỹ thuật canh tác việc điều hoà mối quan hệ cạnh tranh cùng loài
có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra năng suất quần thể cao nhất do mối quan hệ
này luôn luôn tồn tại trong quá trình sinh trưởng, phát triển, quần thể cây trồng.
Đó là sự cạnh tranh về nguồn sống: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm dinh dưỡng của
từng cá thể. Xác định mật độ hợp lý là một trong những biện pháp kỹ thuật
quan trọng quyết định đến năng suất thu hoạch của quần thể đậu tương.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Văn và cs (2003) cho biết: nếu trồng dày
quá thì số cây trên đơn vị diện tích nhiều, diện tích dinh dưỡng cho mỗi cây
hẹp, cây sẽ thiếu dinh dưỡng và ánh sáng nên cây ít phân cành, số hoa số
quả/cây ít, khối lượng 1000 hạt nhỏ; ngược lại nếu trồng thưa quá diện tích
dinh dưỡng của cây rộng nên cây phân cành nhiều, số hoa, số quả/cây nhiều,
khối lượng 1000 hạt tăng nhưng mật độ thấp nên năng suất không cao.
Theo các tác giả Vũ Đình Chính và Ninh Thị Phíp (2000) khi nghiên cứu
xác định mật độ trồng thích hợp cho giống đỗ tương D140 ở vùng Đồng bằng
Sông Hồng đã đưa ra kết luận: giống D140 cho năng suất cao nhất ở mật độ
trồng 35 cây/m
2
trong điều kiện vụ hè.
Tác giả Trần Thị Trường và cs, (2005) cho rằng: Các giống có thời gian
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

sinh trưởng trung bình và số cành 1-2 cành, trong điều kiện vụ hè nên gieo
với mật độ 25-30 cây/m
2
.
Do đó, ngoài việc chọn tạo giống đậu tương phù hợp thì xác định mật
độ trồng hợp lý cho năng suất cá thể và quần thể cao là rất cần thiết và là một
định hướng đúng trong sản xuất đậu tương.
1.1.5. Cơ sở xác định nền phân bón thích hợp cho cây đậu tương
Nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng khác nhau là khác nhau. Khi
được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cây trồng nói chung và cây đậu tương nói
riêng sẽ phát huy tốt tiềm năng năng suất. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm
canh nhằm nâng cao năng suất cho cây đậu tương thì phân bón đóng vai trò
hết sức quan trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện quy trình bón phân
cân đối, hợp lý, nhằm nâng cao năng suất đậu tương ở điều kiện đất đai khác

nhau là hết sức cần thiết nhằm phát huy tiềm năng của giống ở mức cao nhất.
Theo Bộ môn Cây công nghiệp trường ĐHNNI năm 1996 thì để đạt
năng suất 3 tấn hạt/ha đậu tương cần 285 kg N/ha. Nhu cầu N của đậu tương
tăng từ khi cây mọc nhưng tăng mạnh nhất vào thời kì cây ra hoa rộ đến khi
hạt mẩy. Tuy nhiên, đậu tương có khả năng sử dụng N từ 2 nguồn: cố định
đạm qua nốt sần và N trong đất thông qua rễ, trong đó nguồn N cố định thông
qua vi khuẩn nốt sần có thể cung cấp 60 - 70 % tổng nhu cầu N của cây. Vì
thế, nhu cầu về N cao nhưng nhu cầu cung cấp cho cây qua phân bón lại
không cao. (Nguyễn Như Hà, 2006).
Theo Nguyễn Văn Bộ (2001) nếu chỉ bón riêng đạm cho đậu tương thì
năng suất đạt 1,4 tấn/ha. Trong khi đó cũng lượng đạm như vậy trên nền có
bón lân cho năng suất đậu tương đạt 2,3 tấn/ha.
Đỗ Minh Nguyệt và cs (2002) khi nghiên cứu mức phân cho các giống
đậu tương triển vọng các tác giả đã đưa ra một số kết luận sau:
Giống AK06 phát huy hết tiềm năng năng suất ở mật độ 30-35 cây/m
2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

và cho hiệu quả kinh tế cao ở công thức bón phân: 30 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 60
kg K
2
O + 10 tấn phân chuồng.
Tập thể các tác giả Tạ Kim Bính, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Viết,
Nguyễn Thị Bình (2004) đã nghiên cứu về công thức bón phân cho giống đậu

tương ĐT2000 và kết luận: ở vụ xuân với mức bón 30 kgN + 60 kg P
2
O
5
+ 40
kg K
2
O và vụ đông với mức bón: 40 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 40 kg K
2
O thì hiệu
quả phân bón đạt cao nhất và ĐT2000 cho năng suất cao nhất.
Theo tác giả Nguyễn Văn Lâm và cs (2013) kết luận: giống đậu tương
Đ8 đạt năng suất cao nhất ở mật độ 30 cây/m
2
(vụ xuân), 35 – 45 cây/m
2
(vụ
đông) với mức đầu tư phân bón NPK: 40 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 40 kg K
2
O.
Qua nghiên cứu của các tác giả về ảnh hưởng của nền phân bón NPK
khác nhau và tìm ra được mức phân bón hợp lý cho cây đậu tương sinh trưởng,

phát triển và cho năng suất cao nhất. Vì vậy, các kết quả khoa học này làm cơ
sở để nghiên cứu và xây dựng một quy trình bón phân hợp lý cho giống đậu
tương Đ8 trong điều kiện vụ hè tại Gia Lộc, Hải Dương.
1.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là một trong những cây có dầu
quan trọng bậc nhất trên thế giới và là cây lương thực, thực phẩm đứng vị trí
thứ tư sau lúa mỳ, lúa nước và ngô. Đậu tương được trồng ở rất nhiều nước
trên thế giới và tăng rất nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng; được
thể hiện ở bảng 1.1.
Về diện tích: Qua bảng trên ta thấy diện tích cây đậu tương trên thế giới
đã tăng mạnh từ năm 2008 - 2013. Diện tích cây đậu tương năm 2008 là 96,87
triệu ha tăng lên thành 126,24 triệu ha năm 2013, tăng 29,37 triệu ha.
Về năng suất: Năm 2008 năng suất đậu tương trung bình trên thế giới
đạt 23,84 tạ/ha đến năm 2011 là 24,36 tạ/ha. Do áp dung công nghệ sinh học
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

trong việc ứng dụng các thành tựu kỹ thuật mới trong công tác chuyển gen
vào chọn tạo giống mới thì năng suất đậu tương trung bình của thế giới đã đạt
24,84 tạ/ha năm 2012 nhưng đến năm 2013 do thời tiết một số nước không
thuận lợi (mưa lớn ở Braxin) cho cây đậu tương sinh trưởng, phát triển nên
năng suất trung bình lại giảm (đạt 22,79 tạ/ha). Nhìn chung tăng năng suất
liên tục của cây đậu tương những năm gần đã ghi nhận những đóng góp to lớn
của các nhà khoa học đối với quá trình sản xuất đậu tương của thế giới. Tuy
nhiên khí hậu hiện nay diễn biến rất phức tạp khó lường đã tạo nhiều bất lợi
cho thu hoạch và sản xuất đậu tương làm cho năng suất giảm trong năm 2013
(www.Tintucnongnghiep.com, 2013/2014).

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương

trên thế giới từ năm 2008 – 2013
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2008
96,87 23,84 230,95
2009
98,82 22,49 222,26
2010
115,34 23,91 275.78
2011
125,17 24,36 304,91
2012
125,23 24,84 311,11
2013
126,24 22,79 287,69
Nguồn: FAOSTAT (2013)
.

Về sản lượng: Cùng với sự gia tăng về diện tích và năng suất, sản lượng
đậu tương của thế giới cũng được tăng lên nhanh chóng. Năm 2008 sản lượng
đậu tương của thế giới chỉ đạt 230,95 triệu tấn thì năm 2012 tăng lên thành
311,11 triệu tấn và do năng suất năm 2013 giảm do thiên tai nên sản lượng
năm 2013 cung giảm theo (đạt 287,69 triệu tấn)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


Trên thế giới, sản xuất đậu tương chủ yếu tập trung ở các nước như Mỹ,
Braxin, Trung Quốc và Achentina chiếm khoảng 90-95% tổng sản lượng đậu
tương (Phạm Văn Thiều, 2006). Tình hình sản xuất đậu tương của bốn cường
quốc từ năm 2011-2013 được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương của 4 nước đứng đầu trên
thế giới từ năm 2011 - 2013
Tên nước
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Diện
tích
(triệu
ha)
Năng
suất
(tạ/ ha)

Sản
lượng

(triệu
tấn)
Diện
tích
(triệu
ha)
Năng
suất
(tạ/
ha)

Sản
lượng

(triệu
tấn)
Diện
tích
(triệu
ha)
Năng
suất
(tạ/
ha)
Sản
lượng

(triệu
tấn)
Mỹ
37,92 28,60
108,45

33,65

28,72

96,64 - - 89,51
Brazil
27,31 23,14 63,20 27,01


21,92

59,21 28,68

22,31

88.50
Argentina
14,87 22,00 32,71 16,24

27,28

44,31 - - 54,00
Trung Quốc
11,42 18,14 20,72 10,72

17,79

19,10 - - 12,20
Nguồn: FAOSTAT (2013)
.

Mỹ là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng đậu tương 37%
sản lượng đậu tương của toàn thế giới. Braxin có biến chuyển tăng rõ rệt sản
lượng đậu tương năm 2013, vẫn cao nhất từ trước tới nay nhờ diện tích gieo
trồng tăng 6,2% và năng suất tăng 1,8%. Argentina cũng không ngừng mở rộng
diện tích là nước đứng đầu xuất khẩu bã đậu tương.
Trung Quốc cây đậu tương được trồng chủ yếu tại vùng Đông Bắc, nơi
có nhiều mô hình trồng đậu tương đạt năng suất cao (đạt 83,93 tạ/ha). Năm
2011 năng suất đậu tương của Trung Quốc đạt 18,14 tạ/ha và sản lượng đạt

20,72 triệu tấn.
Ngoài ra, các nước Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Canada Paraguay, Úc,
Inđônêxia cũng sản xuất đậu tương lâu đời trên thế giới. Năm 2011, diện tích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

trồng đậu tương của Ấn Độ đạt 10,18 triệu ha chiếm 9,88% về diện tích, sản
lượng đạt 12,21 triệu tấn (chiếm 4,68% sản lượng đậu tương của thế giới)
(FAO Statistic Database, 2013). Có nhiều dự đoán cho rằng trong tương lai
gần, chắc chắn cây đậu tương sẽ giữ vai trò quan trọng ở nhiều nước trên thế
giới. Do vậy, việc phát triển cây đậu tương đã mang tính chiến lược chung
cho nhiều quốc gia.
1.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, cây đậu tương đã được phát triển khá nhanh
cả về diện tích, năng suất. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam được thể
hiện qua bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam từ năm 2008 - 2014


2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014*
Diện tích gieo trồng
(nghìn ha)
192,10

146,20

197,80

181,10


120,80

180,00

200,00

Năng su
ất
(tấn/ha)
1,39 1,46 1,51 1,47 1,45 1,50 1,500
Tổng sản lượng
(nghìn tấn)
267,60

213,60

298,60

266,90

175,30

270,00

300,00


Nguồn: Tổng cục thống kê *số liệu dự báo (Www, Viettrade.Gov.vn, 2013).

Từ 2008 đến 2013 diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương tại nước

ta có nhiều biến động. Quy mô sản xuất vẫn còn tương đối nhỏ và không đáp
ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Sản lượng năm 2011 giảm do diện tích
trồng bị thu hẹp. Nguyên nhân chủ yếu là do năng suất cây trồng còn thấp, chi
phí sản xuất lại khá cao và công nghệ thu hoạch vẫn còn rất lạc hậu. Năm
2012, sản lượng đậu nành nước ta giảm 34,3% so với cùng kỳ năm trước,
xuống còn 175,3 nghìn tấn. Năm 2013 nước ta tăng khoảng 180 ha so với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

năm 2011 và sản lượng đạt ở mức 270.000 tấn. Dự báo năm 2014 diện tích
gieo trồng và năng suất, sản lượng sẽ tăng lên 300 nghìn tấn.
1.3. Kết quả nghiên cứu đậu tương trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Kết quả nghiên cứu về đậu tương trên thế giới
1.3.1.1. Một số kết quả nghiên cứu về giống
Cây đậu tương được con người xác định là một trong các cây họ đậu chủ
lực nên được nghiên cứu từ rất sớm, trong đó có nghên cứu về giống. Việc lưu
trữ nguồn gen có vai trò đặc biệt quan trọng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và
chọn tạo giống. Có rất nhiều nước trên thế giới tiến hành công việc lưu trữ
nguồn gen đậu tương như: Mỹ, Trung Quốc, Australia, Pháp, Nigeria, Ấn Độ,
Inđônêxia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Đài Loan và
Liên Xô (cũ) với tổng số 45.038 mẫu (Trần Đình Long và cs, 2005).
Theo Kamiya và cs (1998), Viện tài nguyên sinh học nông nghiệp quốc
gia Nhật Bản hiện đang lưu giữ khoảng 6000 mẫu giống đậu tương khác nhau,
trong đó có 2000 mẫu giống được nhập từ nước ngoài về phục vụ cho công
tác chọn tạo giống.
Trên thế giới, các nước phát triển có xu hướng chọn giống đậu tương
dài ngày có tiềm năng năng suất cao, còn ở các nước đang phát triển (Châu Á)
với khí hậu Nhiệt đới nên chủ yếu chọn giống đậu tương ngắn ngày cho
năng suất khá (Nguyễn Bá, 1975; Hinson K.,1977).
1.3.1.2. Một số kết qủa nghiên cứu về thời vụ trồng đậu tương

Trên thế giới có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về ảnh hưởng của thời
vụ đến sinh trưởng, phát triển của đậu tương.
Theo Lawn (1987) các yếu tố khí hậu bao gồm nhiệt độ, ánh sáng (chu
kỳ và cường độ) và lượng mưa là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến các thời
lỳ sinh trưởng phát triển, khả năng cố định đạm và năng suất hạt đậu tương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Gieo trồng đậu tương ở thời vụ không thích hợp (quá sớm hoặc quá muộn)
thường làm giảm năng suất hạt đậu tương vì các nguyên nhân sau.
- Giảm mật độ cây trồng do ẩm độ đất thấp không đảm bảo cho sự nảy
mầm của hạt (Egli, 1998).
- Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao ảnh hương đến quá trình vào chắc của
quả (Gibson L.R và cs, 1996).
- Rút ngắn thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng do điều kiện nhiệt độ cao
( Ball R.A và cs, 2000), Board J.E và cs,1996
- Rút ngắn thời gian hình thành quả và hạt do thời gian chiếu sáng ngắn
ngày (Kantolic và Slafer, 2001).
Thời vụ gieo trồng đậu tương được xác định căn cứ vào giống, hệ thống
luân canh, điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ. Theo Hesketh và cs
(1973) khoảng nhiệt độ cho đậu tương sinh trưởng phát triển là từ 20 - 30
0
C.
Khi gặp nhiệt độ cao nếu đủ ẩm các giống đậu tương thường sinh trưởng sinh
dưỡng tốt nhưng sinh trưởng sinh thực lại kém do nhiệt độ cao đã ảnh hưởng
không thuận lợi cho quá trình hình thành hạt phấn, thụ phấn và kéo dài vòi
của hạt phấn ( Koti và cs, 2007). Theo Lobell và Asner (2003) nghiên cứu cho
biết: Nhiệt độ trong vùng gieo trồng đậu tương có ảnh hưởng xấu đến năng
suất hạt và khả năng hạt có thể giảm 17% khi nhiệt độ tăng lên 1
0

C từ mức
38
0
C. Koti và các cs (2007) cho biết: Trong điều kiện nhiệt độ cao các giống
đậu tương khác nhau có phản ứng khác nhau về chiều cao cây, chỉ số diện tích
lá,tổng sinh khối, khả năng quang hợp và mức độ tổn thương.
Liu và các cs (2008) cho biết thời vụ gieo ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ mọc
mầm, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và thời gian sinh trưởng của một số
giống đậu tương, mức ảnh hưởng này có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ, độ ẩm
đất và ánh sang. Để tránh được mọi bất lợi của môi trường như quá rét, quá

×