Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm SXDV Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Dệt May Thời Trang Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 51 trang )

Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May


Với một xã hội không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực sự phát triển trong tri
thức của loài người thì nhu cầu :ăn mặc ,đi lại ,giao tiếp…của con người cũng không
ngừng nâng cao.Trong đó nhu cầu ăn mặc ngày càng được chú ý nhiều hơn.
Đặc biệt trong một xã hội không ngừng phát triển thì chúng ta ngày càng
quan tâm nhiều hơn đến bản thân mình và những nhu cầu cá nhân cũng được xã
hội dần đáp ứng .Xưa kia con người ta chỉ biết “ăn no ,mặc ấm”thì ngày nay nhu
cầu của ta lại không dừng ở ăn no mặc ấm mà hướng tới “ăn ngon mặc đẹp”
Nắm bắt được nhu cầu của cuộc sống cùng nguồn nhân lực dồi dào ,mà vài
năm trở lại đây ngành may mặc Việt Nam đã có được vị trí nhất định trong nước
nói riêng và trong khu vực Đông Nam Á nói chung .Nhằm đáp ứng nhu cầu và
mục tiêu đó ,trường CĐCN Dệt May Thời Trang Hà Nội luôn coi trọng phương
châm “Học đi đôi với hành”làm căn bản .Nguồn nhân lực có chất lượng cao,có thực
tiễn công việc.Vì vậy sau 3 năm học tập và rèn luyện tại trường,chúng em may mắn
được nhà trường ,khoa công nghệ may giới thiệu đi thực tập tại Trung Tâm Sản
xuất để tích lũy them những bài học thực tế và kinh nghiệm quý báu.Trong 3tuần
thực tập tại Trung Tâm em đã được làm việc trực tiếp tại các phòng kĩ thuật,phòng
cắt ,tổ hoàn thành và được trực tiếp xuống chuyền với mã hàng cụ thể từ khâu
đầu chuyền đến cuối chuyền .Đã giúp em trau dồi kiến thức ,học hỏi được thêm
nhiều điều bổ ích để giúp em áp dụng hành trang của mình sau này khi ra trường đi
làm việc tại các doanh nghiệp.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

Bản “Báo cáo thực tập tốt nghiệp”của chúng em là kết quả thu được sau đợt
thực tập này.Có được kết quả này ngoài sự lỗ lưc học hỏi của bản thân em thì
chúng em còn nhận được sự giúp đỡ từ thâỳ ,côvà các cán bộ công nhân viên trong
Trung Tâm đã giúp đỡ em trong xuốt 3tuần thưc tập.Chúng em xin bày tỏ lòng cảm


ơn chân thành nhất tới ban giám hiệu nhà trường ,quý thầy cô,các cán bộ công nhân
viên của Trung Tâm và đặc biệt là cô Đinh Thị Nhàn đã hướng dẫn góp ý giúp
chúng em hoàn thành bản báo cáo nay.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ,ngày 10 tháng 4 năm 2015.
Sinh Viên
CHU THỊ MAY.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

PHẦN 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM SẢN XUẤT DỊCH VỤ
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển.
1.1.1 Vị trí địa lý và địa chỉ giao dịch.
- Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
+ Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại
nguyên vật liệu , thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành
dệt may như: quần áo sơ mi nam, nữ, bộ comple, áo jacket các loại
+ Nhận gia công các sản phẩm may mặc của các công ty trong và ngoài
nước. Trung tâm SXDV thành lập dựa trên trung tâm thực nghiệm sản xuất
của trường Cao Đẳng Công Nghiệp Dệt May Thời Trang Hà Nội.
1.1.2 Q úa trình hình thành và phát triển.
Năm 1992, có 2 tổ sản xuất được thành lập dựa trên ý tưởng của cán bộ ,
giáo viên, công nhân viên của nhà trường , bởi mô hình của nhà nước lúc bấy giờ là
một trường trung cấp dạy nghề do các cty và xí nghiệp gửi học sinh về để học công
nghệ may.
Tháng 8 – 1993, xưởng sản xuất đó được mở rộng thành 4 tổ sản xuất
may – 1 tổ cắt – 1 tổ hoàn thiện – 1 tổ KCS – 1 phòng kĩ thuật – 1 phòng tổ chức
(bao gồm quản đốc, phó giám đốc , kế toán tiền lương, kho nguyên liệu, phụ liệu

nhưng quy mô còn nhỏ và chủ yếu đi nhận hàng gia công qua các vệ tinh(cty may
Đáp Cầu , cty may Chiến Thắng , cty may Thăng Long )những sản phẩm đi làm
gia công chủ yếu là làm lại của các cty. Mặt hàng đa dạng phong phú từ áo sơ mi ,
quần nâu , quần sooc, áo jacket chủ yếu là hàng xuất khẩu.
Năm 1996 xưởng sản xuất lại tiếp tục mở rộng thêm 2 tổ sản xuất nhưng
vẫn với những cơ cấu tổ chức quản lí cũ, nhờ những cố gắng và nỗ lực của các

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 3 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

đồng chí lãnh đạo xưởng đi tìm nguồn hàng , khách hàng.tháng 7 năm 1996 ,
xưởng chính thức tìm được một khách hàng nước ngoài và có văn phòn tại Việt
Nam đó là hãng PACIPIC mặt hàng chủ yếu là hàng áo jacket lông vũ. Lần đầu tiên
cán bộ công nhân viên và học sinh của nhà trường tiếp xúc với mặt hàng mới,
khách hàng mới. Nhưng với nỗ lực của cán bộ nhân viên xưởng đã làm rất tốt và
đạt được những yêu cầu mà khách hàng nước ngoài đề ra.
Từ những năm 1997 trở đi, xưởng sản xuất luôn hoạt động rất hiệu quả
doanh thu của xưởng không ngừng được phát triển đã quan hệ được rất nhiều với
các khách hàng nước ngoài nhưng vẫn chủ yếu là đi làm hàng gia công cho các
hãng nước ngoài.
Năm 2011 xưởng sản xuất tiếp tục mở rộng thêm 2 tổ sản xuất tiếp theo,
số lượng người lao động lên đến 450 công nhân trong toàn xưởng . do nhu cầu sản
xuất tăng mà xưởng thực tập sản xuất chưa có tư các pháp nhân để xuất nhập khẩu
trực tiếp với khách nước ngoài vì xưởng thuộc của nhà trường , đứng trước sự gia
tăng năng lực sản xuât , số lượng công nhân tăng. Cán bộ công nhân viên trường
Cao Đẳng Công Nghiệp Dệt May quyết định đưa xưởng thực tập sản xuất trở thành
1 cty. Vì vậy, ngày 1 tháng 4 năm 2008 cty cổ phần may Hải Nam được thành lập
theo giấy phép kinh doanh số 0103022176 do sở KHĐT Thành phố Hà Nội cấp 29
tháng 1 năm 2008.
Từ ngày được thành lập đến nay công ty đã có thể ký được đơn hàng

trực tiếp với nước ngoài mà không cần qua khâu trung gian nào.các mặt hàng rất đa
dạng và phong phú.Các loại trang thiết bị được nâng cấp lên nhiều.
Các loại áo Veston của khách hàng TEXTYLE:áo jacket 3-> 5 lớp.Có
rất nhiều các trang thiết bị hiện đại và tiên tiến của các hãng nổi tiếng như JUKI,
BROTHER:máy tra tay,máy thêu điện tử,máy may nhảy bước,máy thùa đầu tròn
điện tử,là Form, hệ thống nồi hơi nước, máy giác mẫu

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 4 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghệ cao và nhiều năm công
tác tại xuởng nên doanh thu của công ty không ngừng được nâng cao, đời sống cán
bộ công nhân viên được cải thiện rỏ dệt.
Đến ngày 31/10/2012 Công ty cổ phần may Hải Nam chấm dứt hoạt
động và giải thể.Toàn bộ cơ sở hạ tầng và CBCNV và CTCP may Hải Nam chuyển
sang hình thành TTSXDV của Trường.
1.1.3 Tổ chức lao động.
Bảng 01:Bảng báo cáo tình hình lao động của TT năm 2014

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 5 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

STT Tên đơn vị LĐ đầu kỳ LĐ tăng LĐ cuối kỳ
1 Tổ may 1 43 2 45
2 Tổ may 2 47 2 49
3 Tổ may 3 44 1 45
4 Tổ may 4 45 4 49
5 Tổ may 5 43 1 44
6 Tổ may 6 42 3 45
7 Tổ may 7 40 5 45

8 Tổ may 8 41 5 46
9 Tổ may 9 40 5 45
10 Tổ may 10 40 5 45
11 Tổ may 11 35 5 40
Trong đó
Ban điều hành
Phòng hành chính
Phòng KH-XNK
Phòng kế toán
Phòng Kỹ Thuật
Tổ cơ điện
Tổ vệ sinh
Như vậy, tính đến 31/12/2011 tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty la
445 lao động , tăng 30 lao động tương đương tăng 7,23% so với năm 2010.Trong

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 6 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

đó, lao động nghỉ thai sản , nghỉ ốm, dài ngày là 19 lao động;số lao động thực tế là
426 lao động.
Để thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, Công ty đã không ngừng cải thiện
điều kiện làm việc, khuyến khích cán bộ công nhân viên như sau:
Ban lãnh đạo công ty cùng các tổ chức, công đoàn thanh niên tổ chức lễ phát
động thi đua các tháng, khuấy động tinh thần hăng say lao động vì sự phát triển của
TT.
Khuyến khích các mức thưởng cho các chuyền khi vào chuyền mới đạt kết
quả tốt về chất lượng và tăng năng suất.
Hàng tháng họp sơ kết đánh giá những tích cực, tồn tại trong tháng, kết quả
thực hiện khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích đóng góp, đông
thời họp triển khai thông tin đến tập thể người lao động cùng chia sẻ thành tích kết

quả, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động.Thiết lập kỉ luật, quẩn lí tốt
giờ giấc lao động, có quy chế thưởng phạt rõ ràng.
Luôn luôn quan tâm đến người lao động, ổn định và giữ vững lao động để
người lao động gắn bó với công ty bằng cách quan tâm cả về tinh thần và vật chất,
cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động:mua thêm cho mỗi
chuyền 5 máy cắt chỉ tự động,thay thế một số điều hòa mới cho bộ phận nhồi lông
và các phòng ban.
Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho toàn thể người lao động, giúp cho
người lao động nâng cao nhận thức xã hội, văn hóa và kế hoạch gia đình.
Tổ chức cho người lao động học về ý thức và kĩ năng nghề nghiệp để nâng cao
năng suất lao động.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 7 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

Công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ được đảm bảo an
toàn tuyệt đối, không có tai nạn lao động lớn nào hoặc cháy nổ xảy ra.
Do vậy, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty luôn đáp ứng được nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh của mình và ngày càng được hoàn thiện theeo xu hướng
nâng cao trình độ; khắc phục những mặt còn tồn tại; phát huy tinh thần đoàn kết,
chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất. Là nền tảng, là nguồn nhân lực góp
phần quan trọng trong kết quả sản xuất của công ty.
1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thực hiện khái quát qua sơ
đồ sau:

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 8 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 9 SVTH:CHU THI MAY
Phòng kĩ
thuật
Phòng
KHVT-
XNK
Khu Sản Xuất
Tổ
Cắt


Tổ
may
1
Tổ
may
2
Tổ
may
3
Tổ
may
4
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
may mẫu
Phòng kế
toán
Phòng tổ
chức

Phòng
KCS
Tổ
may
5
Tổ
may
6
BAN GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
BAN GIÁM HIỆU
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May


Chức năng của từng bộ phận:
 Ban giám hiệu (BGH):
- BGH có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát kinh doanh, hoạt
động tài chính của Công ty nói chung, quản lý chi phí sản xuất nói riêng.
- BGH có trách nhiệm kiểm tra, giám sát Giám đốc, Phó Giám Đốc trong việc
sử dụng các nguồn lực đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- BGH đồng thời cũng có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch quản lý chi phí sản
xuất do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc xây dựng.
 Giám đốc.
- Giám đốc là người đứng đầu lãnh đạo TT và chịu trách nhiệm trước BGH
trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của cty.
- Giám đốc có nhiệm vụ xây dựng và ban hành các định mức kinh tế, kĩ thuật
phù hợp với các điều khoản kinh doanh của cty theo quy định của pháp luật trên cơ
sở quản lý chi phó sản xuất trong cty và trình Hội Đồng quản trị phê duyệt. Việc
quản lý, hạch toán, xây dựng định mức chi phí được quy định cụ thể với từng yếu
tố chi phí sản xuất khác nhau.

- Đồng thời, Giám đốc phải xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch
tài chính hàng năm, hàng quý phù hợp với kế hoạch đầu tư, kinh doanh và trình Hội
đồng quản trị thông qua.
 Phó Giám Đốc.
- Phó giám đốc tham gia điều hành Công ty dưới sự giám sát của Giám
đốc.Phó giám đốc thực hiện các công việc chuyên môn và các công việc được giám

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 10 SVTH:CHU THI MAY
Tổ
Cắt


Tổ
may
1
Tổ
may
2
Tổ
may
3
Tổ
may
4
Tổ
may
5
Tổ
may
6

Phòng
Lean
Tổ
Hoàn
thiện
Tổ
may
7
Tổ
may
8
Tổ
may
9
Tổ
may
10
Tổ
may
11
Tổ
may
12
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

đốc ủy quyền.Đồng thời cùng Giám đốc xây dựng các bản dự toán, kế hoạch, định
mức chi phí sản xuất cho Công ty.
 Phòng kỹ thuật.
Trên cơ sở hoạt động sản xuất, các tài liệu liên quan do phòng kế hoạch cung
cấp làm căn cứ để thiết kế, xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật cho từng loại sản phẩm,

kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đã trình duyệt.
Phòng kỹ thuật của Công ty được chia làm hai mảng:
+ Mảng kỹ thuật 1: Thực hiện các công việc như may sản phẩm mẫu.Căn cứ
vào bảng định mức kinh tế kỹ thuật. Định mức kinh tế kỹ thuật gồm định mức chi
phó nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực khoản chi phí này phải được quản lý chặt
chẽ ở tất cả các khâu.Từ đó xác định định tiêu hao vật tư cho một sản phẩm, thết kế
mẫu, giác sơ đồ
+ Mảng kỹ thuật 2: Quản lý kỹ thuật công tác công nghệ, nghiên cứu ứng dụng
các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất, bảo dưỡng nâng
cấp máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách
bình thường và liên tục.Nhưng việc cải tiến phải nằm trong giới hạn dự toán chi phí
đã xây dựng.
 Các phòng ban chức năng.
- Tùy vào từng phòng ban thì sẽ có nhiệm vụ riêng trong việc quản lý.Cụ thể
chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban liên quan:
- Phòng kế toán
Tham mưu giúp Tổng GĐ về công tác kế toán tài chính của Công ty nhằm sử
dụng vốn có hiệu quả, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh và cung cấp thông tin,
giúp GĐ đưa ra các quyết định và biện pháp quản lý kinh tế tài chính hữu hiệu hơn.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 11 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

- Phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu
Là bộ phận tham mưu của Công ty về công tác quản lý và xuất nhập khẩu,
cung ứng vật tư cho sản xuất dể đảm bảo hoàn thành kế hoạch và tổ chức tiêu thụ
sản phẩm.
Phòng kế hoạch- Xuất nhập khẩu cũng là một trong các phòng ban có chức năng
quản lý chi phí sản xuất.Phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu có nhiệm vụ căn cứ vào
bảng dự toán chi phí sản xuất, bảng định mức chi phí kiểm tra, so sánh với thực

tế.Đồng thời, căn cứ vào đó để kiểm soát các chi phí xuất, nhập khẩu, chi phí vận
chyển Từ đó,cung cấp thông tin chi phí cho bộ phận kế toán tập hợp và trình lên
ban Giám Đốc.
Phòng Lean:hình thành phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của trung
tâm thông qua việc thiết lập hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động.Xây dựng công
nghệ quản lí giảm thiểu lãng phĩ
- Các phòng khác cũng là một trong số các phòng ban có chức năng và nhiệm
vụ riêng mà công ty không thể thiếu.
1.1.5 Sơ lược kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng,
nhiệm vụ năm 2012.
1.1.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần
đây.
Trải qua một thời gian khá dài trong một quá trình hình thành và phát triển cho
đến nay Công ty cổ phần May Hải Nam đã và đang hoạt động không ngừng lớn
mạnh và trưởng thành về mọi mặt. Quy mô hoạt động càng lớn với chất lượng sản
phẩm ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.Có
được như vậy là nhờ sự cố gắng vươn lên không ngừng đổi mới của Trung Tâm mà

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 12 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

trước hết là sự năng động sáng tạo ,lòng quyết tâm của ban giám đốc và các phòng
ban cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong trung tâm.
Bảng sơ lược kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2010-2011.
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm
2011
So sánh
2010-2011
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 18.514 25.145 135.82%
2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1.225 1.961 160.08%

3 Tỷ xuất LN/VCSH % 39 52 133.33%
4 Tổng chi phí sản
xuất
Tỷ đồng 17.214 22.812 132.52%
5 TNBQ/người
/tháng
đ/người 1.800.000 2.900.00
0
161.1%
Nhìn chung kết quả của công ty đạt được trong những năm qua tương đối
khả quan trước những năm qua tương đối khả quan trước những khó khăn bởi biến
động của thị trường kinh tế quốc tế.Hàng năm doanh số và lợi nhuận của Trung
Tâm đều tăng và luôn hoàn thành kế hoạch ,nhiệm vụ được giao.Từ bảng tổng kết
sơ lược kết quả sản xuất kinh doanh của Trung Tâm qua hai năm ta thấy Trung
Tâm đã đạt được những kết quả khả quan:tổng doanh thu cuối năm 2011 tăng hơn
so với đầu năm 2011 là 35.82% cụ thể đầu năm 2011 doanh thu đạt 18.514 tỷ
đồng ,đến cuối năm doanh thu đạt mức 25.145 tỷ đồng ,tăng 6.631 tỷ đồng .Để đạt
được sự tăng trưởng trong doanh thu là do Trung tâm mở rộng quy mô,nhận thêm
các mặt hàng gia công ,mở rộng khách hàng trong và ngoài nước.Bên cạnh việc tạo
ra doanh thu thì Trung Tâm đã phải bỏ ra các khoản chi phí mua sắm nguyên vật
liệu ,đầu tư trang thiết bị Qua bảng số liệu ta thấy :Tổng chi phí cuối năm 2011
tăng so với đầu năm ,cụ thể :Cuối năm 2011 tổng chi phí bỏ ra là 22.812 tỷ đồng

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 13 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

,tăng 5.598 tỷ đồng tức tăng 32.52% so với năm 2011.Sở dĩ việc tăng chi phí là do
sự biến động của kinh tế:các loại nguyên phụ liệu ,dịch vụ đầu vào biến động tăng
cao ,giá thuê nhà xưởng tăng Tuy nhiên,mức độ tăng chi phí thấp hơn mức độ
tăng doanh thu neenduf chi phí có sự biến động nhưng vẫn đảm bảo tạo ra lợi

nhuận cho công ty trong các năm .Lợi nhuận sau thuế năm 2011 vừa qua đạt mức
1.961 tỷ đồng tăng 0.736 tỷ đồng so với năm 2010,tức tăng 60.08%.
Thu nhập bình quân đầu người gia tăng,tạo sự ổn định đời sống của cán bộ
công nhân viên .Đồng thời trung tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên
trường Cao Đẳng công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội có kỹ năng thực hành và
tạo công ăn việc làm cho các sinh viên khi ra trường.Điều đó đã tạo niềm tin cũng
như sự góp sức trong việc phát triển Trung Tâm ngày càng lớn mạnh.

PHẦN 2:

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 14 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MAY
CÔNG NGHIỆP
2.1 Tìm hiểu và phân tích các lỗi xảy ra trong quá trình may.
Qua thời gian thực tập tại Trung Tâm ,cụ thể em đã được thực tập ở chuyền
10 với mã hàng 22554B-7107 đã gặp phải không ít lỗi làm năng xuất của chuyền
giảm .Sau đây là lỗi đã xảy ra ở chuyền 10:
STT Tên lỗi Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Đường cầu
ngực ,cổ,túi
không đối nhau
Do công nhân làm ẩu
không may đúng vị trí
sang dấu.
Khi tra khóa không tra
đều tay,chỗ cầm chỗ
bai.
Hướng dẫn công nhân

may cẩn thận đúng vị
trí sang dấu.
Khi tra khóa lưu ý tra
đều tay đúng vị trí sang
dấu các điểm đối xứng.
2 Sai canh sợi -Do quá trình sao mẫu,
mẫu bị dịch chuyển.
-Do quá trình cắt.
-Do giác sơ đồ.
Khi sao mẫu từ mẫu
mềm sang mẫu cứng
cần chú ý canh sợi và
giữ nguyên mẫu cho
chặt tránh xô lệch, đặt
sơ đồ vuông góc với
mặt bàn.
3 Nhầm, thiếu chi
tiết
Trong quá trình làm
mẫu nhân viên ghi
thiếu thông tin hoặc
ghi sai.
Khi ghi thông tin mẫu
cần chú ý ghi đầy đủ
chính xác không nhầm
mã hàng.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 15 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May


4 Thừa thiếu
nguyên phụ liệu
Do quá trình nhập kho
từ khách hàng gửi về.
Khi nhận NPL kiểm tra
đầy đủ số lượng, kiểm
tra từng chi tiết.Đối với
những loại túi kiểm tra
đến sác xuất 1-2 chiếc.
5 Vải bị loang màu,
rách, ố, bẩn
-Do quá trình dệt bị lỗi.
-Do quá trình vận
chuyển.1
Kiểm tra vải,kiểm tra
tở vải 24h trước khi
nhập kho vào.
6 BTP bị lẹm, thừa
so với mẫu.
Do quá trình cắt gọt
chưa chính xác.
-Cắt gọt các chi tiết
phải chuẩn, kẹp chắc
vải khi cắt.
-Cắt phá chi tiết xong
mới cắt gọt.
2.2 Quy trình triển khai sản xuất.
STT Tên lỗi Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Sai về thông số Do quá trình sang dấu
không gọt sắc hoặc

mẫu dưỡng bị nhầm
giữa các mã hàng.
-Khi sử dụng phấn
sang dấu phải gọt
phấn sắc nét 0,1
cm,không được quá
to.
-Khi làm mẫu dưỡng
phải chính xác.
2 BTP không đồng bộ -Do cắt không chính
xác.
-Phối kiện nhầm.
Khi phối kiện phải
chính xác.Nếu có
thay đổi về sơ đồ thì
phải báo với phòng

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 16 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

-Sơ đồ không chuẩn.có
thể sửa nhưng chưa
báo với công đoạn cắt.
cắt để quá trình cắt
không bị ngừng.
3 Các chi tiết trên sản
phẩm bị lệch màu.
Do sắp nhầm số nên
sản phẩm bị nhầm
màu.

Khi chắp chú ý chắp
đúng số đã được
đánh từ nhà cắt.
4 Chắp nhầm chi tiết
không đối xứng.
Do quá trình làm dấu
từ nhà cắt đến chuyền
may ,dấu không có
hoặc không khớp dẫn
tới người may chi tiết
khó nhận biết.
Khi đưa mẫu xuống
nhân viên kỹ thuật
cần kiểm tra mẫu
trước khi đem xuống
bàn sang dấu để
công nhân không bị
nhầm giữa các chi
tiết có hình dạng
giống nhau.
5 Sai vị trí mác. Do quá trình sang dấu
chưa chuẩn hoặc người
may bộ phận đó không
đúng với đường phấn
sang dấu.
Khi may người thực
hiện công đoạn này
kiểm tra giữa tài liệu
kỹ thuật, sản phẩm
mẫu điểm sang dấu

để may chuẩn.
6 Sản phẩm bị cháy,
bai, cầm.
Do quá trình là để nhiệt
độ quá cao chưa phù
hợp.
Khi là chi tiết thì
phải chú ý đến nhiệt
độ với từng loại
nguyên liệu cho hợp
lý.
7 Lệch thông số giữa
mẫu đối và sản
phẩm trên chuyền.
-Do cắt BTP bị lẹm.
-Do may sản phẩm
cầm , bai.
-Nếu sản phẩm dải
chuyền ra được 1-3
sản phẩm KCS phải
kiểm tra chất lượng
ngay, kịp thời để sửa
mẫu hoặc báo cáo
ngay với khách
hàng.
-Nếu khách hàng
chấp nhận được thì

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 17 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May


mới sản xuất tiếp.
8 Rách sản phẩm. -Qúa trình nhặt chỉ
bấm vào thân.
-Khi may sai hỏng tháo
ra nhiều.
-Khi nhặt chỉ phải
chú ý, cẩn thận.
-Khi may sai tháo
nhẹ nhàng.
2.3 Yếu tố thiết bị.
STT Tên lỗi Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Thiếu máy chuyên
dùng
-Do trang thiết bị còn hạn
chế.
-Kinh tế cũng như vốn
còn hạn hẹp.
-Dùng các cữ, gá thay
cho máy chuyên dùng.
-Tận dụng các thiết bị
có thể ứng dụng trong
sản xuất may.
2 Chất lượng máy
kém
Do máy đã lâu chưa được
cải tiến.
Yêu cầu cơ điện thực
hiện bảo dưỡng máy
móc để máy chạy liên

tục.
3 Các loại cữ hạn chế Do kỹ thuật chưa tìm hiểu
thông tin, áp dụng kỹ
thuật, mô hình các công ty
khác.
Yêu cầu khi nhận tại
liệu từ khách hàng ,kỹ
thuật cần làm mẫu,
cữ , giá hoàn chỉnh.
4 Dầu máy Do máy chưa được vệ
sinh kỹ lưỡng
Dùng phấn rôm rắc
nên phần vải bị dầu
máy dính vào .
5 Bỏ mũi ,sùi chỉ Do kim bị hỏng (sứt
mũi ,cong kim),lắp kim
Thay kim,lắp đúng
cách ,may lại vị trí bỏ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 18 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

sai.
Chưa chỉnh thoi suốt phù
hợp với loại vải ,chỉ trên
chỉ dưới .
mũi.
Chỉnh thoi suốt cho
hợp lí.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

Trong quá trình sản xuất có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất và chất
lượng sản phẩm như yếu tố về con người,thiết bị,nhà xưởng,…
• Yếu tố khách quan:
* Trong sản xuất có rất nhiều tác đọng làm ảnh hưởng đến năng xuất và chất
lượng,trong đó có một số yếu tố khách quan như:máy móc ,thiết bị ,nguyên vật
liệu ,môi trường nhà xưởng…đã làm ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng.
* Ảnh hưởngcủa thiết bị ,máy móc :thiết bị là một phần tham gia trực tiếp vaò
quá trình sản xuất ,để sản phẩm sản xuất ra đạt hiệu quả thì không chỉ có con người
mà thiết bị cũng đóng góp một phần quan trọng trong quá trình sản xuất.
* Nếu như tất cả mọi thứ được chẩn bị tốt nhưng khi đưa vào sản xuất thiết bị
lại bị hỏng hóc ,không hoạt động bình thường thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo ra
sản phẩm .Trong các công ty ,đặc biệt là các công ty may thì tất cả các sản phẩm
đều được may chuyền ,vì thế khi một máy bị hỏng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đén
năng suất và chất lượng của chuyền đó.Nên tất cả các thiết bị cần phải được kiểm
tra,sửa chữa và bảo quản thật tốt trong quá trình sản xuất .Có như vậy năng suất
cũng như chất lượng sản phẩm được nâng cao.Bên cạnh đó thì việc thay thế các
thiết bị mới cũng giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
* Ảnh hưởng của nguyên vật liệu:Bên cạnh máy móc,thiết bị thì nguyên vật
liệu cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.Ngoài những vật liệu dễ sản xuất

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 19 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

thì cũng có những vật liệu dễ sản xuất thì cũng có những loại vật liệu khó sản
xuất,đòi hỏi công nhân phải cẩn thận ,tỉ mỉ ở mỗi công đoạn .Chỉ cần công nhân
không để ý hoặc sơ suất thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng.Trong
sản xuất người ta sử dụng và phối trộn thành nhiều loại nguyên liệu khác nhau về
thành phần và tính chất công dụng.Nắm vững được đặc tính của nguyên vật liệu để
thiết kế sản phẩm là điều cần thiết trong quá trinh chế tạo ,việc theo dõi ,kiểm soát
chất lượng sản phẩm theo tỉ lệ phối trộn rất quan trọng để mở rộng mặt hàng,thay

thế nguyên vật liệu,xác định đúng đắn các chế độ gia công để không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm .Có những loại vải khi là mà không đúng nhiệt độ thích
hợp thì sẽ để lại lỗ châm kim mà không thể làm hết được .Điều đó đòi hỏi công
nhân trên chuyền cẩn thận ở tất cả các bộ phận trên sản phẩm.
* Ảnh hưởng của môi trường :Môi trường làm việc cần được đảm bảo an
toàn,sạch sẽ để công nhân có thể làm việc thoải mái và yên tâm vào sản xuất.Nhà
xưởng phải khô,thoáng,mát mẻ và có ánh sáng phù hợp vào mùa hè,ấm áp vào mùa
đông để đảm bảo sức khỏe cho công nhân qua đó tạo hiệu quả khi làm việc.Nhà
xưởng cần có nhiều của sổ để tạo sự thoáng mát và đủ ánh sáng,trong quá trình làm
việc cần có công nhân vệ sinh quét dọn vệ sinh đi quét dọn vệ sinh trong những giờ
quy định,có biện pháp xử lí bụi bẩn trong quá trình sản xuất đảm bảo sức khỏe cho
công nhân.
• Yếu tố chủ quan:
* Con người:bao gồm người lãnh đạo các cấp, kỹ sư,công nhân và cả người
tiêu dùng, sự hiểu biết về tinh thần mọi người trong hệ thống có quyết định rất lớn
đến việc hình thành chất lượng sản phẩm.
* Trong sản xuất thì con người là đối tượng liên quan tới sản phẩm nhiều
nhất ,từ việc vận hành máy móc ,thiết bị,vệ sinh nhà xưởng tất cả đều đòi hỏi con

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 20 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

người cần có tay nghề cũng như chuyên môn cao,có ý thức trách nhiệm trong công
việc.
* Muốn năng suất chất lượng tốt thì cần phải có đội ngũ công nhân tay nghề
cao,cộng thêm máy móc thiết bị hiện đại ,để đáp ứng nhu cầu đặt ra thì cả hai yếu
tố chủ quan và khách quan phải luôn luôn tác động qua lại với nhau không thể tách
rời nhau.
* Lãnh đạo:là người trực tiếp đưa ra các kế hoạch sản xuất, hướng đi của công
ty

* Công nhân:có vai trò rất quan trọng, là người trực tiếp tạo lên sản phẩm
* Kỹ thuật:là người đưa ra phương pháp, quy trình may cho hiệu quả.Hơn nữa
trong quá trình sản xuất, kỹ thuật cũng là người giám sát công nhân để kịp thời sửa
lỗi.
* Để thúc đẩy năng suất chất lượng công ty đã không ngừng cải thiện điều kiện
làm việc, khuyến khích cán bộ công nhân viên như:
- Ban lãnh đạo công ty cùng các tổ chức, công đoàn, đoàn thanh niên tổ chức
lễ phát động thi đua các tháng, khuấy động phong trào hăng say lao động.
- Khuyến khích các mức thưởng cho các chuyền khi vào chuyền, khi đạt chất
lượng và tăng năng suất.
- Hàng tháng họp sơ kết đánh giá những tích cực, tồn tại trong tháng, kết quả
thực hiện, khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích.
- Thiết lập quản lý tốt giờ giấc lao động, có quy chế thưởng phạt rõ ràng.
- Luôn luôn quan tâm, ổn định và giữ vững lao động để người lao động luôn
gắn bó với công ty bằng cách quan tâm cả về tinh thần và vật chất.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 21 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho người lao động.
- Tổ chức cho người lao động về ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp, năng
suất.
2.5 Kiểm tra và giám sát chất lượng trên chuyền.
Trong quá trình may, công tác quản lý chất lượng trên chuyền là vô cùng
quan trọng.Việc kiểm tra phải được thực hiện ngay từ đầu và từng bước một.Mỗi
công nhân may một công đoạn riêng của mình, chỉ nhận BTP đã đạt yêu cầu ở công
đoạn trước.
Trong những năm vừa qua ,trung tâm đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để
thay đổi hệ thống quản lí và thiết kế kaij dây chuyền may được gọi la Lean.Nó giúp
ổn định nhịp chuyền ,tránh hàng bị chất đống và giữ được môi trường sạch sẽ

hơn,nhân viên lean có trách nhiệm giám sát ,ghi chép đầy đủ những phát sinh,thay
đổi của khách hàng khi xảy ra thay đổi đẻ có thể xử lí nhanh và kịp thời .
Công việc giám sát và kiểm tra được bắt đầu từ đầu chuyền ,trong quá trình
may và kiểm tra cuối chuyền.
Đầu vào của quá trình may bao gồm :
Các loại mẫu ,tài liệu kĩ thuật ,các loại mẫu dưỡng như mẫu nắp túi ,cá
tay Các mẫu định vị như mẫu chấm khuy,cúc , tài liệu bao gồm :yêu cầu kĩ
thuật ,bảng nguyên phụ liệu ,sản phẩm mẫu ,bảng thông số bán thành phẩm.
• Tổ trưởng:là người quản lý một tổ,vừa tiến hành điều hành và đồng thời tổ
trưởng thường xuyên đi lại giám sát công nhân và các sự việc xảy ra trong chuyền
may của mình.
- Trước khi chuyển sang sản xuất một MH mới sẽ nghiên cứu quy cách, kỹ
thuật thiết kế dây chuyền MH.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 22 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

- Nhận các loại mẫu mà tổ kỹ thuật giao cho, nghiên cứu và thiết kế dây
chuyền, nắm rõ năng lực công nhân để phân công công việc cho phù hợp.
- Bao quát, theo dõi năng suất, cung cấp kịp thời vật tư tới từng bộ phận.
- Đôn đốc công nhân làm việc, tìm cách nâng cao chất lượng và chất lượng
sản phẩm.
- Bên cạnh đó còn có kỹ thuật chuyền hướng dẫn công nhân may sao cho đúng
khi bắt đầu một mã mới.
• Kỹ thuật chuyền Lean: giám sát chuyền liên tục nhằm bám sát chuyền.
Nhân viên lean giúp tổ trưởng phân công công việc công nhân ở mỗi mã hàng ,giúp
cho quá trình sản xuất trên chuyền được diễn ra đều đặn .họ cũng có nhiệm vụ ghi
lại sản lượng ở mỗi giờ để điều chỉnh sản lượng trên chuyền ,điều chỉnh vốn tồn
trên chuyền giúp cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn ,công nhân ở các bộ
phận không phải chờ hàng,không bị ùn hàng khi may . Nhiệm vụ của kỹ thuật Lean

là giám sát số lượng BTP đầu vào hay còn gọi là vốn và số lượng hàng ra sao cho
hợp lý để cấp BTP.
- Ngoài ra theo dõi các thiết bị máy móc, máy nào hay gặp trục trặc,thời gian
sửa máy,nơi nào chờ hàng,nơi nào ùn hàng.Kỹ thuật Lean cùng tổ trưởng quản lý
chuyền sao cho sản phẩm ra là nhiều nhất, đạt chất lượng cao nhất.
• Tổ phó:là người giúp tổ trưởng phân phát các bộ phận khi cần,là người tiếp
nhận bán thành phẩm từ dưới tổ cắt lên,kiểm tra và bàn giao cho bộ phận sang
dấu ,giám sát các công đoạn làm việc của công nhân.Nhằm thúc đẩy năng suất và
kiểm tra chất lượng giữa chuyền.
- Thời gian gần đây TTSXDV là một trong số ít đơn vị áp dụng công nghệ
Lean vào sản xuất may công nghiệp.Tôi xin nói qua về Lean.Lean (tinh gọn) là

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 23 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

phương pháp cải tiến có hệ thống, liên tục và tập trung vào việc tạo thêm gia trị cho
khách hàng cùng lúc với việc loại bỏ lãng phí (wastes) trong quá trình sản xuất /
cung cấp dịch vụ của một tổ chức, từ đó cắt giảm chi phí (đồng nghĩa với việc tăng
lợi nhuận), tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực, rút ngắn thời gian chu kỳ sản
xuất / cung cấp dịch vụ, đồng thời tăng khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu
không ngừng biến động và khắt khe của khách hàng.Triển khai nguyên tắc này
chúng ta sẽ phát hiện ngay lỗi phát sinh trong chuyền mà sản phẩm chưa hoàn
thiện.Từ đó giảm khâu tái chế sửa lỗi sản phẩm sau khi hoàn thiện,không để hàng
ùn quá nhiều, cân đối chuyền.
Trong đó, mỗi công nhân cũng được coi là một người kỹ thuật.Khi may họ tự
kiểm tra bộ phận mình may xem đã được chưa, nếu chưa được thì phải tháo ra sửa
ngay tránh may hoàn thiện mới sửa.
Chuyền phải hoạt động liên tục, đối với một mã hàng mới thì phải sản xuât
nhanh để 3 sản phẩm đầu tiên ra chuyền.Bộ phận nhặt chỉ, tẩy phấn làm việc để kỹ
thuật chuyền và KCS kiểm hàng, đo thông số, nhận xét với mẫu gốc từ đó điều

chỉnh sản xuất.
• KCS: Sau khi sản phẩm đã hoàn thiện và được thu hóa chuyển xuống .Bộ
phận KCS sẽ kiểm tra lại một lượt toàn bộ sản phẩm,sau đó họ sẽ kiểm tra thông số
sản phẩm,chất lượng sản phẩm.Nêu ra những sai hỏng và biện pháp xử lý để những
hàng tiếp theo ra chuyền giống với sản phẩm mẫu.
* Những bộ phận nào chưa đạt được thì KCS dán băng dính và gửi trả lại công
nhân may bộ phận đó để công nhân biết lỗi mình gặp phải và sửa chúng nhưng phải
có sự hướng dẫn của tổ trưởng hoặc cán bộ kỹ thuật.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 24 SVTH:CHU THI MAY
Trường CĐCN Dệt May TT-Hà Nội Khoa Công Nghệ May

* Công tác kiểm tra quản lý chất lượng được thực hiện xuyên suốt và liên tục
trong quá trình may.Ngoài sự kiểm tra của tổ trưởng,tổ phó,kỹ thuật thi nhân viên
KCS sẽ là người kiểm tra cuối cùng trước khi đóng gói hoàn thiện.
* Nhân viên KCS nhận sản phẩm từ thu hóa để kiểm tra chất lượng cũng như
YCKT, thông số.Bộ phận nào chưa đạt gửi trả bộ phận đó hoặc tìm ra phương pháp
để khắc phục.
* Sau khi nhân viên KCS kiểm xong hàng được chuyển đi giặt (nếu có) rồi đến
khâu hoàn thiện.
* Ngoài ra còn có nguyên tắc 3 không:
- Không nhận hàng lỗi(do not receive defect)
- Không tạo hàng lỗi( do not make defect)
- Không chuyển hàng lỗi (do not pass defect)
• Thu hóa(endline):
Trong lean còn được gọi là end lean (khâu kết thúc cuối chuyền) có nhiệm
vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối chuyền may,phát hiện những sai hỏng để
người làm công đoạn đó sửa.Đồng thời cũng là người kiểm tra thông số,kích
thước, theo tiêu chuẩn kĩ thuật.Sau khi kiểm tra xong ,san phẩm đạt yêu cầu sẽ
được vệ sinh công nghiếp sạch sẽ và nhập kho.Còn những sản phẩm bị sai hỏng thì

dán lỗi và trả về các công đoạn để sửa.
• Trách nhiệm của 5S:
Ngoài những bộ phận trên thì bộ phận 5S cũng là một bộ phận không thể
thiếu trong quá trình sản xuất.Đây là bộ phận có nhiệm vụ đi giám sát và kiểm tra
trên toàn bộ công ty,từ khâu đầu đến khâu cuối cùng,liên tục thanh tra ,kiểm

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 25 SVTH:CHU THI MAY

×