Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

: Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác kế toán tại công ty CP xây dựng số 3 Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.97 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Theo thời gian, cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội loài người,nền kinh tế toàn
cầu đó đang dần chuyển mình sang một hình thái mới. Trong nền kinh tế thị trường với
chính sách mở cửa hội nhập đã đưa các doanh nghiệp trong nước đứng trước thách thức
mà doanh nghiệp phải đối mặt đó là quy luật cạnh tranh. Cuộc chiến này không chỉ diễn
ra ở các doanh nghiệp cùng một nghành nghề, một lĩnh vực mà diễn ra ở nhiều lĩnh vực
khác nhau. Đứng trước tình thế đó, doanh nghiệp muốn đứng vững, tồn tại và phát triền
thì doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, sáng tạo nhằm hạ thấp chi phí cá biệt so với
chi phí xã hội để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế quốc dân. Sản phẩm ngành xây dựng không đơn thuần là những công trình có giá
trị lớn,thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là những công trình có
tính thẩm mỹ cao thể hiện phong cách, lối sống của dân tộc đồng thời có ý nghĩa quan
trọng về mặt văn hóa-xã hội.
Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trong thực tế đang là
những đòi hỏi hết sức cấp thiết ở khắp mọi nơi. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý và sử
dụng vốn một cách hiệu quả, khắc phục được tình trạng lãng phí,thất thoát vốn trong điều
kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn và thời gian kéo dài.
Là sinh viên khoa Tài chính-kế toán tại trường Đại học Điện Lực, được thực tập tại
Công ty em rất mong muốn được tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán tại công ty để
thu thập và bổ sung kiến thức của mình trước khi ra trường. Sau thời gian thực tập với sự
hướng dẫn tận tình của cán bộ tại Công ty và Cô giáo Tiến sỹ: Lê Tú Oanh em đã hoàn
thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp của mình, có được kiến thức cơ bản về Tổng công
ty truyền tải điện quốc gia. Báo cáo này gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan chung về công ty CP xây dựng số 3 Thanh Hóa.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tại công ty CP xây dựng số 3 Thanh Hóa.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác kế toán tại công ty
CP xây dựng số 3 Thanh Hóa.
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 3
THANH HÓA
1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty CP xây dựng số 3 Thanh Hóa


Năm 1975, sau khi hoàn giải phóng miền nam thống nhất đất nước, nền kinh tế
nước ta vô cùng lạc hậu về mọi mặt. Một trong những hậu quả mà chiến tranh để lại là
một cơ sở hạ tầng thấp kém, các công trình công cộng và tư nhân, như nhà xưởng, giao
thông liên lạc… hoặc đổ nát hoặc không còn phù hợp cho tiến trình cải cách nền kinh tế
của chính phủ. Vì vậy nhu cầu XDCB, phát triển cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân
là rất cấp bách.
Hoà chung vào tiến trình CNH-HĐH đất nước, cải cách nền KTQD, đưa đất nước
khỏi đói nghèo và lạc hậu, mà trọng tâm trước mắt là phát triển cơ sở hạ tầng, UBND tỉnh
Thanh hoá ký quyết định số 2071/TC-UBTH ngày 19/12/1975 thành lập Công ty xây
dựng số 3 Thanh hoá, đặt trụ sở tại thị xã Bỉm sơn-tỉnh Thanh Hoá.
Sau khi đi vào hoạt động Công ty đã thực sự thể hiện rõ vai trò quan trọng của
mình đối với mục tiêu đưa ra của UBND tỉnh về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự
nghiệp CNH-HĐH. do những yêu cầu thay đổi và cải cách, ngày 21/11/1992 UBND tỉnh
Thanh hoá ra quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà nước số 1435/TC-UBTH, và đến
ngày 4/5/2001 chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định di chuyển trụ sở làm việc của công ty
XD số 3 Thanh hoá về thành phố Thanh hoá số 1054/QĐ-UB.
Tuy nhiên, theo xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà
nước ở nước ta, cơ chế bao cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước đã
không còn phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, ngày 11/03/2004 UBND tỉnh Thanh hoá
ký QĐ số 689/QĐ-CT về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty xây
dựng số 3 Thanh hoá thành Công ty cổ phần xây dựng số 3 Thanh hoá, với đăng ký kinh
doanh số 2603000161 ngày 27/04/2004 do sở kế hoạch và đầu tư Thanh hoá cấp, nội
dung như sau:
− Tên công ty: Công ty CP xây dựng số 3 Thanh Hóa
− Tên giao dịch bằng tiếng anh: Thanh hoa construction joint stock company. No 3.
− Địa chỉ trụ sở chính: Đại lộ Lê Lợi-Phường Đông Hương-TP Thanh Hóa
− Mã số thuế: 2800803803
− Ngày thành lập: 01/07/2004
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM
SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM
ĐỐC
PHÒNG TỔ CHÍNH -HÀNH CHÍNH
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN SẢN XUẤTPHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁNPHÒNG KỸ THUẬT, SẢN XUẤT, THIẾT KẾPHÒNG CƠ GIỚI VẬT TƯ
− Điện thoại: 0373852425
− Người đại diện theo pháp luật của công ty:
− Vốn điều lệ : 5.700.000 VNĐ
( Năm tỷ, bảy trăm triệu đồng chẵn)
1.2. Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP xây dựng số 3
Thanh Hóa
Các ngành nghề hoạt động sản xuất chính của Công ty tại thời điểm hiện tại đó là:
- Công trình xây dựng
- Cầu đường
- Giao thông
1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty CP xây dựng số 3 Thanh Hóa
Sơ đồ 1.3.1. Bộ máy quản lý của công ty
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
 Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
có thẩm quyền cao nhất của công ty . Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua
định hướng phát triển, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của
Công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và
quyết định tổ chức lại, giải thể Công. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua báo cáo tài chính
hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.
 Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Trách nhiệm là phải giám sát Tổng
giám đốc điều hành và những người quản lý khác.

 Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính
của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám Đốc.
Ban Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, chỉ
đạo điều hành kiểm soát mọi hoạt động của công ty. Chủ trì việc định hướng chr trương
các chinh sách của công ty. Chỉ đạo các kế hoạch tài chính, duyết quyết toán tài chính
năm. Chỉ đạo các dự án đầu tư, liên doanh liên kết. Chủ trì bổ sung các điều lệ hoạt động
của công ty và ban quản lý phụ thuộc.
 Các phòng ban nghiệp vụ:
Phòng Tổ chức-hành chính: thực hiện nhiệm vụ quản lý lao động, quy hoạch cán bộ,
sắp xếp nhân sự theo yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh từng giai đoạn, xét khen
thưởng kỹ thuật, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình đ ộ
chuyên môn của cán bộ, công nhân viên
Ban quản lý dự án sản xuất và đầu tư: Có nhiệm vụ tổ chức lên kế hoạch các dự án
sản xuất. Tìm hiểu thị trường để nắm bắt những yêu cầu về thiết bị, động cơ, sản phẩm
mới để có phương án đầu tư cho sản xuất.
Phòng Tài chính- kế toán: Theo dõi công nợ đối với kh ách hàng. Là bộ phận trực tiếp
nhận số tiền theo hóa đơn bán hàng bằng ti ền mặt hoặc chuyển khoản
Phòng kỹ thuật, sản xuất, thiết kế: Chịu trách nhiệm trước BGĐ về kỹ thuật, chất lượng,
tiến độ công việc sản xuất sản phẩm, Lên kế hoạch , quản lý công việc, quản lý đội ngủ
nhân viên sản xuất, bồi dưỡng đào tạo nhân lực trẻ,làm việc trực tiếp với đơn vị sản xuất,
đàm phán làm việc với khách hàng về vấn đề kỹ thuật
Phòng cơ giới vật tư: Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác quản lý
kỹ thuật đối với toàn bộ thiết bị sản xuất cũng như tình trạng sử dụng nguyên vật liệu.
1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP xây dựng số 3 Thanh Hóa
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Sơ đồ 1.4.1. Bộ máy kế toán tại công ty
G
Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ đối chiếu

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 THANH HÓA
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán
nguyên vật liệu
Kế toán
Tài sản cố định
Kế toán thanh toán
công nợ
Thủ quỹ
2.1 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP xây
dựng số 3 Thanh Hóa
2.1.1 Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
-Hiện nay, Công ty TNHH xây dựng Ninh Sơn thực hiện trả lương theo 2 phương thức là:
+Trả lương theo thời gian
+Trả lương theo sản phẩm
 Phương pháp tính lương theo thời gian
Hình thức áp dụng cho cán bộ quả lý các phòng ban cấp Công ty gồm các đối tượng sau:
- Cán bộ lãnh đạo quản lý
- Cán bộ khoa học kỹ thuật
- Cán bộ làm công tác chuyên môn
- Cán bộ nghiệp vụ
- Cán bộ hành chính
- Cán bộ làm công tác đoàn thể
Lương thực lĩnh = Lương tháng + Phụ cấp (nếu có) + Lương thêm giờ
 Phương pháp tính lương theo sản phẩm
Áp dụng cho công nhân ở các phân xưởng sản xuất. Đây là hình thức tiền lương trả cho
người lao động tính theo số lượng sản phẩm, công việc, chất lượng sản phẩm hoàn thành,
nghiệm thu đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá lương sản phẩm.

-Các phương pháp trả lương sản phẩm:
+ Tiền lương sản phẩm trực tiếp: là hình thức trả lương cho người lao động tính theo số
lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm.
Lương cố định = Số ngày công có mặt tại hiện trường x Đơn giá ngày
+ Đối với công nhân lao động trực tiếp thì theo quy định của Công ty, đơn giá ngày là
35.000 VNĐ.
*> Tại các đội thi công, để đảm bảo chất lượng các công trình và thời gian hoàn thành
đúng theo kế hoạch, Công ty còn quy định mức lương công nhật. Các đội trưởng sẽ giao
việc cho các tổ trưởng tổ đội thông qua phiếu giao việc, sau khi hoàn thành sẽ lập biên
bản nghiệm thu. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu và phần phê duyệt giá trị tiền lương, tổ
trưởng sẽ làm căn cứ tính đơn giá bình quân cho mỗi công nhân trong tổ, từ đó tính mức
lương công nhật cho người lao động. Mức lương công nhật được xác định như sau:
- Lương công nhật = Số ngày làm x Đơn giá bình x Hệ số lương
- việcthực tế quân công 1 CN
Đơn giá bình quân Giá trị tiền lương (công) của tổ trong đợt
công 1 CN = Tổng số công thực hiện công việc trong đợt x hệ số cấp bậc CV
* Phương pháp tính các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) được
tính theo quyết định, thông tư của nhà nước ban hành.
Loại bảo hiểm tham
gia
Doanh nghiệp Người lao động Tổng
BHXH 18% 8% 26%
BHYT 3% 1.5% 4.5%
BHTN 1% 1% 2%
KPCĐ 2% - 2%
Cộng 24% 10.5% 34.5%

2.1.2.Hệ thống chứng từ, sổ sách, tài khoản doanh nghiệp sử dụng:
* Hệ thống sổ sách đơn vị sử dụng
- Sổ quỹ tiền mặt

- Sổ chi tiết hoạt động
- Sổ cái
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ chi phí SXKD
- Chứng từ ghi sổ
* Chứng từ đơn vị sử dụng
- Phiếu thu, phiếu chi
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán BHXH
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
- Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
* Tài khoản đơn vị sử dụng gồm
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 141: Tạm ứng
TK 622: Chi phí công nhân viên trực tiếp
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 334: Phải trả công nhân viên
TK 338: Phải trả phải nộp khác
Trong đó:
TK 3382: Kinh phí công đoàn
TK 3383: Bảo hiểm xã hội
TK 3384: Bảo hiểm y tế
TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp
Phiếu nhập kho
Thẻ kho

Phiếu xuất kho
Sổ (thẻ) chi Eết vật tư Bảng tổng hợp chi Eết
Kế toán tổng hợp
Tổ chức sổ kế toán chi tiết ( chứng từ tiền lương, bảng thanh toán tiền lương, bảng
phân bổ tiền lương, sổ chi tiết TK 334, 338)
2.2. Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ tại Công ty CP xây dựng số 3 Thanh Hóa
2.2.1. Phương pháp tính giá trị vật tư, công cụ dụng cụ
Công ty sử dụng các vật tư phục vụ sản xuất chủ yếu là các thiết bị xây lắp của
công trình như: xi măng, cáp các loại, sắt ,thép, đèn điện…Đây là một số loại vật
tư chuyên dùng trong ngành xây dựng .
2.2.2.Quy trình kế toán vật tư, công cụ dụng cụ
Ghi chú: : ghi hàng ngày
: ghi cuối kỳ
: đối chiếu
2.2.3.Tổ chức sổ kế toán vật tư, công cụ dụng cụ
Hệ thống chứng từ vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty được áp dụng theo Quyết
định 15/2006/QĐ-BTC gồm các chứng từ sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Sổ chi tiết vật liệu dụng cụ hàng hóa
- Bảng kê nhập xuất tồn vật liệu dụng cụ.

×