Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Đề cương Giáo dục học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.26 KB, 105 trang )

đề cương bộ môn giáo dục học
PHẦN 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC
Chương 1- GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1. GD là một hiện tượng xã hội
1.1. Bản chất, nguồn gốc của giáo dục
Bản chất của GD là sự truyền thụ kinh nghiệm của người này cho người khác, của thế hệ trước cho thế hệ
sau (kinh nghiệm lao động, kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử ).
Nguồn gốc của GD: Bắt đầu từ lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, GD cũng
bắt đầu manh nha. Nguồn gốc của GD bắt đầu từ lao động, vì trong quá trình tác động vào thế giới khách quan
con người đã tiếp thu và tích lũy được những kinh nghiệm và truyền lại cho người khác, cho thế hệ sau để ứng
dụng vào trong quá trình lao động sau đó đạt hiệu quả cao hơn.
Cơ chế phát triển chủ yếu của động vật là di truyền. Ở con người, cơ chế phát triển là lĩnh hội kinh
nghiệm xã hội lịch sử loài người, những kinh nghiệm cá thể và kinh nghiệm xã hội lịch sử được truyền lại qua
nhiều thế hệ.
Nhờ có GD mà xã hội loài người mới duy trì sự tồn tại, phát triển và đạt được những thành tựu ngày
càng rực rỡ.
GD ban đầu được thực hiện thông qua việc truyền thụ kinh nghiệm của người này cho người khác, chưa
có một cơ quan chuyên trách đảm nhiệm việc GD, nó có thể được tiến hành một cách tự giác hoặc tự phát ở
trong gia đình hoặc cộng đồng. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, người ta nhận thấy cần phải có
những cá nhân và những cơ quan chuyên phụ trách việc GD thế hệ trẻ để đạt hiệu quả cao, từ đó trường học và
thầy giáo ra đời. Và như vậy, bên cạnh GD của gia đình, GD của xã hội thì còn có GD của cơ quan chuyên
trách đó là nhà trường. Ngày nay, việc GD trong nhà trường đã được tổ chức ngày càng khoa học và chặt chẽ
với mục đích, nội dung, kế hoạch, chương trình, phương pháp, phương tiên, nhân lực cụ thể và dựa trên cơ sở
của các khoa học liên quan đến GD con người.
* Từ những phân tích trên ta có thể đi đến kết luận: GD là một hiện tượng chỉ có trong xã hội loài người,
bản chất của GD là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử-xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có GD
mà các thế nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ
sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên. Hoạt động GD ngày càng được tổ chức chặt chẽ, bài bản, hiêu
quả dựa trên những cơ sở khoa học.
1.2. Tính chất của GD
Tính chất của GD là những thuộc tính cơ bản để phân biệt nó với các hiện tượng khác. GD có các tính


chất sau:
1.2.1. Tính phổ biến và vĩnh hằng của GD
Tính phổ biến nghĩa là GD có mặt ở mọi nơi và mọi lúc.
Tính vĩnh hằng nghĩa là GD tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, nó tồn tại mãi mãi, chừng
nào còn xã hội loài người thì chừng đó GD còn tồn tại.
GD có tính chất phổ biến và vĩnh hằng vì GD gắn bó chặt chẽ với sự phát triển xã hội và phát triển cá
nhân.
- Để xã hội loài người có thể duy trì sự tồn tại và phát triển ngày càng cao thì cần phải có quá trình GD.
Những kinh nghiệm, vốn hiểu biết của người này, của thế hệ trước cần phải đươc truyền lại cho người khác và
cho thế hệ sau để ứng dụng vào trong quá trình lao động, cải tạo thế giới khách quan đạt hiệu quả cao. Những
kinh nghiệm và vốn hiểu biết đó lại được tích lũy và làm phong phú thêm và lại được tiếp tục truyền qua các
thế hệ tiếp sau. Nhờ vậy mà xã hội loài người, nền văn minh nhân loại phát triển và tiến bộ không ngừng.
- Bên cạnh việc GD phục vụ cho sự phát triển xã hội thì GD còn là phương tiện để phát triển cá nhân:
“Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” một người mà không có GD thì không thể trở thành con
người theo đúng ý nghĩa của nó, nhờ có GD mà cá nhân có thể phát triển về nhân cách và trở thành chủ thể
trong các hoạt động. Nhờ có GD mà những tiềm năng, tố chất của con người được khơi dậy, bộc lộ và phát
triển. GD cũng làm cho con người phát triển toàn diện về mọi mặt.
1.2.2. Tính quy định của xã hội đối với GD
GD là một hiện tượng của xã hội, nảy sinh từ nhu cầu của xã hội, tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài
người nên nó có mối quan hệ mật thiết với xã hội và chịu sự quy định của xã hội.
1
Trình độ sản xuất, tính chất quan hệ sản xuất, cấu trúc xã hội, hệ tư tưởng, khoa học kỹ thuật, văn hóa,
phong tục tập quán… của một xã hội, trong mỗi giai đoạn nhất định sẽ quy định tính chất, mục đích, mục tiêu,
nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện GD của xã hội đó. Nói cách khác, GD được tổ chức phù hợp
với xã hội và đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
Ví dụ, GD thời thực dân phong kiến khác với GD sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công (khác về mục
đích, tổ chức, nội dung….). Cải cách GD (1950 và 1956) ở nước ta cũng là làm cho GD phù hợp với tính chất,
điều kiện và yêu cầu của xã hội.
Xét cho đến cùng thì tính chất của xã hội quyết định tính chất GD, nhưng đó không phải là mối quan hệ
một chiều, giữa GD và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu tính GD phù hợp với xã hội, GD đáp

ứng được những yêu cầu của xã hội thì nó góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội. Ngày nay, về cơ bản
mọi người đã thống nhất và nhấn mạnh đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển, nhiều nước trong đó có Việt
Nam đã coi việc phát triển GD là một trong những quốc sách hàng đầu.
Tính quy định của xã hội đối với GD thể hiện rõ nhất ở tính lịch sử và tính giai cấp của GD.
1.2.3. Tính lịch sử của GD
GD là một hiện tượng xã hội, chịu sự quy định của xã hội nên có tính lịch sử cụ thể. Tính lịch sử thể
hiện ở chỗ:
- GD phản ánh sự phát triển của xã hội.
- Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi phương thức sản xuất đều có nền GD tương ứng.
- Tính lịch sử thể hiện rõ nhất ở việc thay đổi mục đích, nội dung, cách thức tổ chức GD qua mỗi thời kỳ
lịch sử.
Bài học là xây dựng và tổ chức GD phải phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội.
1.2.4. Tính giai cấp của GD
Trong xã hội có giai cấp thì GD mang tính giai cấp. GD phản ánh đặc điểm và lợi ích giai cấp. Giai cấp
thống trị xã hội sử dụng GD để duy trì và bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc truyền bá và xây dựng ý
thức hệ của giai cấp.
GD là vũ khí của đấu tranh giai cấp.
1.2.5. Tính nhân văn, đại chúng, dân tộc và quốc tế
Tính nhân văn là một nền GD lấy con người làm gốc, tôn trọng phẩm giá con người. GD hướng vào duy
trì và phát triển các giá trị chung của nhân loại qua các thời kỳ, phát triển tất cả năng lực và phẩm chất cao đẹp
của con người.
Tính đại chúng của GD thể hiện ở chỗ nó cung cấp cơ hội GD đồng đều cho mọi tầng lớp trong xã hội,
hướng tới cả những đối tượng đặc biệt. Ngày nay, GD được tiến hành suốt đời, GD cho mọi người, GD được
thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời con người. (thậm chí ngay cả khi chưa ra đời-
thai giáo). Tính đại chúng còn thể hiện ở chỗ hướng tới sự đa dạng về văn hóa, tôn trọng sự khác biệt văn hóa.
Tính nhân văn và đại chúng có được là phụ thuộc vào chính sách của giai cấp cầm quyền. Trong lịch sử,
không phải lúc nào và ở đâu giáo dục cũng có tính chất này.
Tính dân tộc của GD thể hiện ở chỗ nó phản ánh những đặc điểm và lợi ích dân tộc, bản sắc dân tộc. Mỗi
dân tộc khác nhau có quan niệm khác nhau về GD truyền thống văn hóa.
Tính quốc tế: giáo dục hiện nay giúp con người có thể hòa nhập vào thế giới thuận lợi hơn. Có nhiều giá

trị được giáo dục chung cho cả nhân loại. Xu thế hội nhập, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ở phạm vi toàn cầu
đang được đẩy mạnh.
Kết luận: Trong xã hội loài người có những hiện tượng sẽ mất đi (ví dụ như pháp luật, tôn giáo sẽ mất đi
khi xã hội loài người phát triển, khoa học phát triển), nhưng GD tồn tại vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và phát
triển của loài người, GD chịu sự quy định của xã hội nhưng cũng tác động trở lại xã hội; GD mang tính lịch
sử, giai cấp, nhân văn, đại chúng, dân tộc và quốc tế. Phải ưu tiên phát triển GD trong mọi hoàn cảnh, coi GD
là quốc sách hàng đầu, GD phải phục vụ giai cấp cầm quyền nhưng mọi người đều có quyền được GD, việc
xây dựng và tổ chức GD phải theo bối cảnh lịch sử, không nên dập khuôn, máy móc, đồng thời cũng biết tiếp
thu những tinh hoa văn hóa, kinh nghiệm GD trong lịch sử cũng như của các nước.
• Tính chất của nền GD Việt Nam
Ngoài những tính chất chung của GD, mỗi nền GD của một chế độ, của một xã hội có những tính chất
đặc trưng, phản ánh tính chất của xã hội đó. Tính chất nền GD của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam được ghi trong Luật GD như sau: Nền GD Việt Nam là nền GD xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân
tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2
2 . GD học là một khoa học
Khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan dưới dạng khái niệm, quy luật,
định lý, phạm trù.
UNESCO đã phân chia làm 5 lĩnh vực khoa học chung đó là:
+ Khoa học tự nhiên và chính xác
+ Khoa học xã hội và nhân văn
+ Khoa học kỹ thuật
+ Khoa học sức khỏe
+ Khoa học nông nghiệp
Để trở thành một bộ môn khoa học cần có các điều kiện cơ bản sau:
- Xác định được đối tượng nghiên cứu;
- Có phương pháp nghiên cứu;
- Có hệ thống khái niệm, phạm trù về đối tượng nghiên cứu;
- Xác đinh được các nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Khái quát lịch sử GD học

Để trở thành một khoa học phải có quá trình tích lũy và hệ thống hóa tri thức khoa học về đối tượng
nghiên cứu.
Ngay từ thời cổ đại đã có những học giả, hiền nhân bàn về GD như Xôcrat (469-339 tr cn), Platon
(429-347 tr cn), Aritxtot (348-322 tr cn) (đều thuộc Hy Lạp cổ đại), Khổng Tử (551-479 tr cn), Mặc Tử
(475-390 tr cn), Mạnh Tử (372-289 tr cn), Tuân Tử (289-238 tr cn) (đều thuộc Trung Hoa cổ đại).
Thời kỳ phong kiến, ở Trung Quốc từ thời nhà Hán trở đi, tư tưởng của Khổng Tử được giai cấp
thống trị tiếp thu có chọn lọc để cho phù hợp với chế độ phong kiến, và từ đó nền GD phong kiến Trung
Quốc lấy Nho giáo làm tư tưởng chính thống Tư tưởng nho giáo này cũng là tư tưởng chính thống của
nhiều nước á đông trong đó có Việt Nam
Ở châu Âu, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc được tính từ khi đế quốc La Mã sụp đổ vào năm 476 và
bước vào thời kỳ phong kiến phân quyền. Quyền lực tập trung trong tay vua, quý tộc, các lãnh chúa và giáo
hội (đại biều là các tăng lữ). Giai cấp bị trị, bị bóc lột là nông nô, người lao động. Tầng lớp thống trị dùng
tôn giáo để ru ngủ quần chúng nhân dân, tuyên truyền rằng chúa trời đã an định số phận con người, nếu chịu
được những khổ cực, chịu ạn bài thì kiếp sau sẽ được lên thiên đàng, các tư tưởng khoa học tiến bộ bị bài
bác, bị cấm đoán, thậm chí những ai nói ra những điều trái với giáo điều, trái với lời dạy của chúa thì dù đó
là tư tưởng khoa học, chân lý khách quan cũng có thể bị tử hình. Chính vì vậy người ta nói châu Âu đã chìm
dưới đêm trường trung cổ (khoảng 1000 năm liên tục, từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIV), khoa học và niềm tin
vào sức mạnh của con người bị ngăn cản, chỉ có sự bất công và vô lý.
Nhưng sự phản động, lạc hậu cũng không thể làm mất đi quy luật của sự phát triển, nó chỉ kìm hãm sự
phát triển ở mức độ nào đó. Ở châu Âu, cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, mầm mống của xã hội tư bản xuất
hiện, nhiều công trường sản xuất ra đời, đánh dấu thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến và cũng là lúc bình
minh của chủ nghĩa tư bản đang lên. Giới trí thức lúc này đã công khai bày tỏ các tư tưởng tiến bộ, họ đã tạo
ra những cuộc cách mạng kỳ vĩ về nhiều phương diện, trong đó chủ yếu là về khoa học, văn học, nghệ thuật.
Với khẩu hiệu “học tập Hy Lạp cổ đại”, châu Âu bước vào thời kỳ văn hóa phục hưng (thế kỷ XIV đến thế
kỷ XVI). Ăng ghen đã nhân xét đây là: “thời đại khổng lồ sản sinh ra những con người khổng lồ”.
Về GD, các nhà tư tưởng nhân văn tiến bộ, trong đó có Tomat Morơ (1478-1535) và T. Campanenle
(1568-1639) đã đưa ra các quan điểm đề cao giá trị con người và con người cần được phát triển toàn diện
thông qua GD. Đỉnh cao là J.a. Comenxki (1592-1670), người đã có công phát triển và hệ thống hóa những
tri thức về GD ở thời kỳ này để đáp ứng đòi hỏi to lớn của việc dạy học trong hệ thống các trường lớp được
mở rộng do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và thủ công nghiệp ở châu Âu lúc đó. Với những tác

phẩm lý luận, trong đó chứa đựng những quan điểm tiến bộ, khoa học, đề cập tới nhiều vấn đề của GD như
mục đích, nội dung, phương pháp, nguyên tắc, tổ chức GD trong nhà trường… nên ông được coi là người
chính thức tách GD học trở thành một khoa học độc lập, là ông tổ của nền sư phạm cận đại. Sử gia Mi sơ lê
người Pháp đã gọi ông là “một thiên tài rức rỡ, một nhà phát minh mãnh liệt, một Galile của GD”. những tác
phẩm của ông đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới GD của thời kỳ đó (và cả sau này), nhà sử học Mỹ là Bơt lơ đã
cho rằng “ảnh hưởng của của ông trong GD thời kỳ này có thể so sánh với ảnh hưởng của Copecnich và Niu
tơn trong khoa học cận đại, của Bêcơn và Đề cac tơ trong triết học cận đại”
Từ đó đến nay, tri thức về GD học ngày càng được bổ sung và phát triển. Những người có công lớn
trong việc tiếp tục phát triển GD học là J.Lôc cơ (1632- 1701), J.J Jut xô (1712-1778), C.A. Hen vê ti uýt
(1715-1771), D.Đi đơ rô (1713-1748), Pét xta logi (1746-1827), Phơrơben (1782-1852), Đixtecvec (1790-
1866), K.Đ.Usinxky (1824-1870).
3
Đến giữa thế kỷ XIX, với sự xuất hiện của học thuyết Mác (và sau này được Lênin tiếp tục phát triển
và hoàn thiện nên gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin), học thuyết mang tính khoa học và cách mạng cao, đã vạch ra
được những quy luật khách quan của sự vận động xã hội và sự hình thành nhân cách, đã mở ra những khả
năng thực tế của việc cải biến xã hội và con người. Chủ nghĩa Mác đã trở thành cơ sở phương pháp luận
khoa học của trường phái GD Mác-Lênin. Đặc trưng của trường pháp GD Mác- Lênin là: được xây dựng
trên nền tảng tư tưởng, lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa những tư tưởng GD
tiến bộ của quá khứ; tiếp thu những tri thức hiện đại của các khoa học nghiên cứu về xã hội, con người và về
hoạt động của con người; là luận cứ khoa học cho đường lối, chính sách GD của đảng cộng sản; gắn chặt với
sự nghiệp xây dựng xã hội và nhà trường xã hội chủ nghĩa.
2.2. Đối tượng và nhiệm vụ của GD học
Đối tượng nghiên cứu của một khoa học là một phần của thế giới khách quan mà lĩnh vực đó tập trung
nghiên cứu. Việc xác định đúng đối tượng nghiên cứu rất quan trọng vì nó giúp nhà khoa học đi đúng trọng
tâm, không bị trệch hướng trong nghiên cứu.
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu của GD học
Đối tượng nghiên cứu của GD học là quá trình GD con người. Đó là quá trình hình thành và phát
triển nhân cách con người, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch và được thực hiện thông qua mối quan hệ
xã hội giữa người GD và người được GD. (Giáo dục học chủ yếu nghiên cứu quá trình giáo dục của nhà
trường, của các cơ sở giáo dục, quá trình giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ)

2.2.2. Nhiệm vụ của GD học
Sau đây là những nhiệm vụ khái quát của GD học:
- Giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển và bản chất của hiện tượng GD, tìm ra các quy luật chi phối
quá trình GD, chi phối sự phát triển của hệ thống GD quốc dân, nhằm tổ chức chúng đạt tới hiệu quả cao
nhất;
- Xây dựng chương trình GD và đào tạo dựa trên cơ sở dự đoán xu hướng phát triển của xã hội hiện đại,
khả năng phát triển của khoa học công nghệ trong tương lai;
- Nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp và phương tiện GD mới trên cơ sở các thành tựu của khoa học
và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng GD và đào tạo;
- Nghiên cứu và xây dựng các lý thuyết GD mới và các khả năng ứng dụng các lý thuyết đó vào thực
tiễn GD.
2.3. Một số khái niệm cơ bản của GD học
Với đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu trên, GD học đã có được một hệ thống khái niệm: GD theo
nghĩa rộng (quá trình sư phạm); GD theo nghĩa hẹp; dạy học; mục đích, mục tiêu, nguyên lý GD; phương
pháp, phương tiên GD và dạy học; hình thức dạy học; đức dục, trí dục, mỹ dục … Các khái niệm này vạch
ra bản chất của quá tình GD tổng thể cũng như các quá trình bộ phận và các thành tố của quá trình đó.
Những khái niệm trên sẽ lần lượt được nghiên cứu trong các phần tiếp theo. Sau đây chỉ giới thiệu ba khái
niệm cơ bản của GD học là: GD (nghĩa rộng), dạy học, GD (nghĩa hẹp).
Khái niệm giáo dục có thể hiểu và được sử dụng ở nhiều cấp độ.
Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng nhất đó là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội từ người
này qua người khác, từ thế hệ trước cho thế thế hệ sau. Đó là hoạt động có mục đích, của những lực lượng
khác nhau trong xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người.
Ở cấp độ nhà trường - đơn vị được xã hội giao nhiệm vụ chuyên trách giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thì
giáo dục được hiểu theo hai cấp độ: Giáo dục theo nghĩa rộng hay còn gọi là quá trình sư phạm và giáo dục
theo nghĩa hẹp. Trong đó, giáo dục hiểu theo nghĩa rộng sẽ bao hàm dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp. Sau
đây là nội dung cụ thể của 3 khái niệm này:
2.3.1. GD theo nghĩa rộng
GD theo nghĩa rộng (hay còn gọi là quá trình sư phạm) được hiểu là quá trình tác động có mục đích, có
tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà GD trong nhà trường (cơ quan
GD) tới học sinh nhằm giúp hình thành nhân cách cho học sinh (hình thành đạo đức, tình cảm, thể chất, thẩm

mỹ, trí tuệ, năng lực, xu hướng ). Ở cấp độ này, GD bao gồm: Quá trình dạy học và quá trình GD theo
nghĩa hẹp
GD ở đây được xem xét như một quá trình hình thành nhân cách dưới tác động tự giác, có ý thức và
việc tổ chức quá trình đó chủ yếu do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn gọi là nhà giáo dục-nhà
giáo đảm nhiệm. Nơi tổ chức quá trình đó một cách có hệ thống , có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường.
Cần phân biệt quá trình giáo dục với quá trình xã hội hóa cá nhân và quá trình hình thành con người .
4
Quá trình xã hội hóa cá nhân là quá trình hình thành nhân cách, làm cho đứa trẻ trở thành một thành của
xã hội, mang những giá trị của xã hội, nhưng chỉ bao hàm các tác động do những nhân tố xã hội (trong đó có
giáo dục), vừa mang tính chất tự giác, có mục đích, có tổ chức, vừa mang tính tự phát, ngẫu nhiên Để có
quá trình này, cá nhân phải tham gia vào đời sống xã hội và thông qua đó lĩnh hội kinh nghiệm xã hội đồng
thời tác động trở lại các thành viên trong xã hội.
Quá trình hình thành con người là quá trình là một quá trình phát triển con người về mặt sinh học, mặt
tâm lý và mặt xã hội, mang tính chất tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất. Quá trình này diễn ra do ảnh
hưởng của nhân tố bên trong ( như bẩm sinh, di truyền, tính tích cực của chủ thể…), và các nhân tố bên
ngoài (môi tường, hoàn cảnh, xã hội, giáo dục). Các tác động này có thể là tự phát, ngẫu nhiên không kiểm
soát được hoặc là các tác động có ý thức, có mục đích, có tổ chức kiểm soát được.
2.3.2. Dạy học
Là một bộ phận của quá trình GD theo nghĩa rộng, là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và
người học nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kỹ năng hoạt động nhận thức và thực
tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học và các
phẩm chất nhân cách của người học theo mục đích GD.
Nói cách khác, dạy học là quá trình tổ chức, điều khiển và hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh
tích cực, chủ động nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển tư duy, trí tuệ và thái độ tích
cực theo mục tiêu của giáo dục.
Chức năng trội của dạy học là hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển tư duy, trí tuệ cho học
sinh.
2.3.3. GD theo nghĩa hẹp
Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp là một bộ phận của quá trình GD theo nghĩa rộng, là quá trình tác động
của nhà giáo dục đến người được giáo dục để làm cho người được GD dục có nhận thức, thái độ, hành vi,

thói quen đúng, phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực của xã hội thông qua tổ chức cuộc sống, hoạt động và
giao lưu cho người được giáo dục.
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của GD học
Nghiên cứu khoa học là một dạng lao động đặc biệt, phức tạp nhất của con người, nhằm mục đích phát
hiện ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng, giải quyết những vấn đề còn tồn tại của lý thuyết và thực
tiễn, và tìm kiếm giải pháp cải tạo thế giới.
Nghiên cứu GD là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhằm phát hiện ra bản chất, quy luật của GD, giải
quyết các vấn đề còn tồn tại trong lý luận và thực tiễn GD, từ đó làm cơ sở khoa học để tổ chức hoạt động
GD đạt hiệu quả cao.
Trước khi nghiên cứu các vấn đề lý luận hoặc thực tiễn GD, người nghiên cứu phải lập đề cương
nghiên cứu (phác thảo cấu trúc của đề tài và các công việc phải làm), trong đó có phần giả thiết khoa học,
nghĩa là đưa ra phán đoán về vấn đề nghiên cứu, sau đó lựa chọn và sử dụng các phương pháp để chứng
minh giả thiết đó.
Phương pháp có nhiều tầng bậc, phương pháp nghiên cứu ở tầng bậc cao nhất, gọi là phương pháp
luận, nó có tác dụng chỉ đạo, định hướng để quá trình nghiên cứu đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao và phản
ánh chính xác đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp luận của GD học được rút ra từ những quy luật của triết học duy vật biện chứng, từ tiếp
cận hệ thống, tiếp cận lịch sử, tiếp cận thực tiễn…
3.4.1. Phương pháp luận
- Quan điểm duy vật biện chứng: Khi nghiên cứu, các nhà khoa học phải xem xét sự vật, hiện tượng,
quá trình GD trong các mối quan hệ phức tạp của chúng, đồng thời khi nghiên cứu phải xem xét đối tượng
trong sự vận động và phát triển.
- Quan điểm lịch sử-logic: Yêu cầu khi nghiên cứu phải phát hiện nguồn gốc này sinh, quá trình diễn
biến, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể nhằm
phát hiện ra quy luật tất yếu của quá trình này.
- Quan điểm hệ thống: Khi nghiên cứu phải phân tích chúng thành những bộ phận hợp thành để xem xét
chúng một cách sâu sắc và toàn diện, phải phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận đó.
- Quan điểm thực tiễn: Khi nghiên cứu phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đáp ứng nhu cầu thực tiên,
góp phần giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh từ thực tiễn GD. Kết quả nghiên cứu phải được kiểm nghiệm và
ứng dụng trong thực tiễn.

2.4.2. Phương pháp cụ thể
5
• Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
+ Phân tích lý thuyết là thao tác phân chia bằng trí óc các tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức,
cho phép ta có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, cấu trúc của lý thuyết.
+ Tổng hợp lý thuyết là sự liên kết các yếu tố, các thành phần để tạo thành một tổng thể.
Phân tích và tổng hợp cho phép xây dựng được cấu trúc của các vấn đề cần nghiên cứu, hai quá trình
này luôn đi cùng nhau trong nghiên.
- Phương pháp mô hình hóa
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng và quá trình GD dựa vào mô hình của chúng. Mô hình đối
tượng là hệ thống các yếu tố vật chất và tinh thần. Mô hình tương tự như đối tượng nghiên cứu và tái hiện
những mối liên hệ cơ cấu, chức năng, nhân quả của đối tượng. Nghiên cứu trên mô hình sẽ giúp các nhà
khoa học khám phá ra bản chất, quy luật của đối tượng.
• Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát trong nghiên cứu GD là phương pháp thu thập thông tin về sự vật, hiện tượng,
quá trình GD trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động GD và các điều kiện khách quan của hoạt động đó.
Quan sát trực tiếp đối tượng GD nhằm phát hiện ra những biến đổi của chúng trong những điều kiện cụ thể,
từ đó phân tích nguyên nhân và rút ra những kết luận về quy luật vận động của đối tượng. Mục đích quan sát
để phát hiện, thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu và xác định giả thiết nghiên cứu.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi
Là phương pháp khá phổ biến trong khoa học xã hội nói chung và trong nghiên cứu GD nói riêng. Thực
chất của phương pháp này là sử dụng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn với một hệ thống câu hỏi đặt ra cho
người trả lời nhằm thu thập thông tin cho vấn đề nghiên cứu, nó được sử dụng nghiên cứu trên diện rộng.
Vấn đề quan trọng là phải xây dựng được hệ thống câu hỏi có chất lượng và sắp xếp các câu hỏi theo các
nguyên tắc nhất định để thu thập thông tin khách quan, chính xác, đầy đủ.
- Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu GD được tiến hành thông qua tác động trực tiếp giữa người
hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.

Nguồn thông tin trong phỏng vấn là từ những câu trả lời, hành vi, cử chỉ của người được hỏi trong quá trình
phỏng vấn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD
Kinh nghiệm GD là tổng thể những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người làm công tác GD đã tích lũy
được trong công tác GD.
Tổng kết kinh nghiệm GD là vận dụng lý luận về khoa học GD để thu thập, phân tích, đánh giá thực
tiễn GD, từ đó rút ra những khái quát có tính chất lý luận. Đó là những khái quát về nguyên nhân, điều kiện,
biện pháp, bước đi tới thành công hay thất bại, đặc biệt là tìm ra quy luật phát triển của các sự kiện GD nhằm
tổ chức tốt hơn các quá trình GD tiếp theo.
Những kinh nghiệm này cần được kiểm nghiệm và bổ sung bằng cách thông qua các hội thảo khoa học,
qua các phương tiện thông tin, vận dụng ở các địa bàn và các phạm vi khác nhau.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm xuất hiện trong các khoa học đã đánh dấu một bước ngoặt lớn chuyển từ sự
quan sát, mô tả bề ngoài sang sự phân tích về mặt định tính và định lượng những mối quan hệ bản chất,
những thuộc tính cơ bản của các sự vật hiện tượng.
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong
nhận thức và hành vi của các đối tượng GD do nhà khoa học tác động nên bằng một số tác nhân điều khiển
và đã được kiểm tra.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
Là phương pháp mà nhà nghiên cứu thông qua các sản phẩm sư phạm để tìm hiểu tính chất, đặc điểm,
tâm lý của con người và cả hoạt động đã tạo ra sản phẩm ấy nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng của
quá trình GD.
- Phương pháp chuyên gia
6
Là phương pháp thu thập thông tin khoa học, đánh giá một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ
một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về một lĩnh vực nhất định, nhằm phân tích hay tìm ra giải pháp tối
ưu cho sự kiện GD nào đó. Phương pháp này được thực hiện thông qua các hội thảo, đánh giá, nghiệm thu
công trình khoa học.
- Phương pháp sử dụng toán thống kê
Sử dụng toán học trong nghiên cứu GD nhằm sử lý các thông tin đã thu được và thiết lập mối liên hệ,

quy luật của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được áp dụng giúp tăng độ tin cậy và làm cơ sở cho
việc nghiên cứu lý thuyết.
2.5. Hệ thống các khoa học về GD và mối quan hệ của GD học với một số khoa học khác
2.5.1. Hệ thống các khoa học về GD.
GD học là một bộ phận (quan trọng) trong hệ thống các khoa học GD, nhưng chính nó cũng bao gồm
một hệ thống các khoa học bộ phận và nhiều phân môn.
Một số lĩnh vực khoa học về GD gồm:
- Tâm lý học sư phạm: Nghiên cứu các quy luật tâm lý của việc dạy học và GD.
- GD học đại cương: nghiên cứu các vấn đề chung của GD và GD học.
- GD học lứa tuổi: nghiên cứu việc dạy học và GD ở các giai đoạn lứa tuổi.
- GD học khuyết tật: chủ yếu nghiên cứu việc dạy học và GD cho trẻ khuyết tật.
- Phương pháp giảng dạy bộ môn (giáo pháp học): nghiên cứu việc giảng dạy các bộ môn khoa học cụ
thể trên cơ sở áp dụng những quy luật chung của dạy học.
- Lịch sử GD: nghiên cứu sự phát triển của thực tiễn và các tư tưởng GD trong lịch sử.
- GD học chuyên ngành: nghiên cứu GD trong một ngành cụ thể, như GD học quân sự, GD học thể
thao, GD học đại học.
- GD học so sánh: Nghiên cứu sự giống và khác nhau giữa các hệ thống GD, các quan điểm GD của các
thời kỳ lịch sử, các vùng, các quốc gia, hoặc của cùng một thời kỳ lịch sử nhằm tìm ra quy luật phổ biến và
đặc thù trong quá trình phát triển thực tiễn và lý luận GD.
- Quản lý GD: nghiên cứu về tổ chức, quản lý để quá trình GD vận hành đạt hiệu quả.
- Một số phần lý luận trong GD học đại cương đang có xu hướng tách thành một khoa học độc lập đó là
Lý luận dạy học, Lý luận GD, Lý luận quản lý nhà trường. Trong những phần học tiếp theo, chúng ta sẽ lần
lượt nghiên cứu.
Một số khoa học có tính chất liên ngành như:
- Kinh tế học GD: Nghiên cứu biện chứng giữa GD và kinh tế.
- Xã hội học GD nghiên cứu các quy luật của sự hình thành, vận động và biến đổi mối quan hệ giữa GD
với con người và mối quan hệ giữa GD với xã hội.
2.5.2. Mối quan hệ của GD học với một số khoa hoc
- GD học với triết học: Triết học là cơ sở phương pháp luận của GD học.
- GD học với sinh lý học: sinh lý học là cơ sở tự nhiên của GD học.

- GD học với tâm lý học: Tâm lý học là cơ sở tâm lý của GD học.
- GD học với điều khiển học: Có thể vận dụng lý thuyết điều khiển học để xây dựng lý thuyết GD.
- GD học với xã hội học: những nguồn kiến thức của xã hội học phục vụ cho nghiên cứu GD.
Chương 2 - GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1. Các chức năng xã hội của GD
Chức năng xã hội của GD được hiểu là sự tác động của GD đối với các quá trình, các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Nhà nước, cụ thể là giai cấp cầm quyền quản lý và sử dụng GD để tác động vào XH nhằm duy
trì, củng cố và phát triển XH.
1.1. Chức năng kinh tế sản xuất
- Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì phải có quá trình sản xuất vật chất và sản xuất con người.
7
- Con người là chủ thể của cả hai quá trình sản xuất trên. Như vậy, suy cho cùng thì xã hội muốn tồn tại
và phát triển phải tạo ra con người có khả năng lao động. Con người muốn có khả năng lao động thì phải
được GD.
- GD không trực tiếp tạo ra của cải, vật chất, nhưng nó tạo ra những con người có khả năng làm ra của
cải vật chất cho xã hội. Nói cách khác, GD đã tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội. Vì thế, GD được coi là có
chức năng kinh tế sản xuất đối với xã hội
- Nhân lực của xã hội là toàn bộ công nhân, viên chức, những người lao động đang làm việc trong tất cả
các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để đảm bảo cho xã hội vận động và phát triển.
- Quá trình, xu hướng phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là khi tiến đến nền kinh tế tri thức, khi
mà tri thức trở thành hàng hóa, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì con người ngày càng phải có trình
độ cao.
* Vì vậy, nhân lực lao động của xã hội hiện đại phải được đào tạo đạt đến trình độ cao. Hệ thống GD,
cụ thể là các trường học phải đảm nhiệm tốt chức năng đó.
Nhận thức được chức năng này, nhiều nước đã coi GD là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD là đầu tư
cho phát triển, đầu tư thông minh nhất, coi GD là khâu đột phá để phát triển kinh tế- xã hội.
Để thực hiện tốt chức năng kinh tế - sản xuất, GD phải đi theo hướng sau: GD phải gắn với nhu cầu
của xã hội, đào tạo nhân lực theo yêu cầu của xã hôi, dự đoán trước nhu cầu về số lượng và chất lượng nhận
lực để có kế hoạch đào tạo; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, cập
nhập, tiếp thu có chọn lọc chương trình tiến bộ của quốc tế phù hợp với điều kiện nước ta để đào tạo ra

những lao động trẻ năng động, sáng tạo, có trình độ cao, cũng như có các phẩm chất cần thiết khác.
1.2. Chức năng chính trị- tư tưởng
Chức năng này thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- GD là một công cụ của một chế độ xã hội, của giai cấp cầm quyền để khai sáng nhận thức, bồi dưỡng
tình cảm, củng cố niềm tin, kích thích hành động của tất cả các lực lượng trong xã hội để thực hiện các chủ
trương, đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền nhằm duy trì củng cố, phát triển chế độ đó.
- GD là một con đường quan trọng, hữu hiệu truyền bá hệ tư tưởng giai cấp.
Ở nước ta, chức năng chính trị -tư tưởng của GD thể hiện ở việc không ngừng giác ngộ về chủ nghĩa
Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cho mọi người; làm cho họ hiểu về Đảng quang vinh, về chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từ đó tin tưởng và đi theo sự lãnh đạo của Đảng;
GD thế hệ trẻ phấn đấu học tập vì ngày mai lập nghiệp, góp công sức vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội mà trước mắt là xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh”; làm cho học sinh có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc…
1.3. Chức năng văn hóa-xã hội
“Văn hóa được hiểu là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần đã được nhân loại sáng tạo ra trong quá
trình hoạt động thực tiễn lịch sử-xã hội, các giá trị ấy nói lên mức độ phát triển của con người”. (Từ điển
Triết học, nxb Chính trị, Matxcơva 1972) (7;38)
GD cũng là một bộ phận của văn hóa, còn văn hóa là nội dung và cũng là mục tiêu của GD. Nói cách
khác, GD là một bộ phận của văn hóa, nhưng nó cũng là phương tiện để giữ gìn và phát triển văn hóa.
Chức năng văn hóa-xã hội của GD được thể hiện như sau:
- GD có nhiệm vụ truyền bá các giá trị văn hóa-xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Thông qua GD của
nhà trường, của gia đình, của xã hội và tự GD mà các giá trị của nhân loại, dân tộc, của cộng đồng có thể
chuyển thành hệ thống giá trị của cá nhân.
- GD là con đường cơ bản nhất để giữ gìn và phát triển văn hóa: thông qua GD, các thế hệ tiếp theo
không chỉ tiếp thu mà còn tham gia vào các quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới.
- GD góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hóa của cộng đồng, của xã hội, đẩy lùi các hủ tục lạc
hậu hình thành đời sống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc .
- GD có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển ở thế hệ trẻ bản sắc văn hóa truyền thống
của dân tộc, biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
- GD xây dựng một trình độ văn hóa chung cho xã hội thông qua phổ cập GD.

- GD là công cụ quan trọng để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
+ Dân trí hiểu gắn gọn nhất là trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của người dân.
Dân trí cũng nói tới trình độ học vấn trung bình của người dân trong một khu vực hành chính. Nâng cao dân
trí là nâng số năm đi học trung bình của người dân cùng với việc nâng cao chất lượng GD, làm cho trình độ
8
của người dân cao nên. Có rất nhiều cách để nâng cao dân trí như qua truyền thông, cải thiện điều kiện sống
và hoạt động vui chơi giải trí… Nhưng GD là con đường quan trọng và có hiệu quả nhất.
+ Nhân tài là những người có năng lực trí tuệ đặc biệt, thể hiện ở khả năng trực giác và suy luận cao, có
tầm nhìn xa, trông rộng và khả năng phát hiện, giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả những vấn đề đặt ra
trong một hoặc nhiều lĩnh vực. Nhân tài là tài sản quý của mỗi quốc gia. Chức năng bồi dưỡng nhân tài của
GD thể hiện ở chỗ ban đầu là phát hiện, tuyển chọn người có tư chất, có khả năng và tài năng, sau đó dùng
các biện pháp GD chuyên biệt để phát triển tài năng, tố chất của họ. Để phát triển và sử dụng nhân tài có
hiệu quả cao thì ngoài GD ra cần phải có chính sách trọng dụng và biệt đãi nhân tài.
2. Xã hội hiện đại và thách thức đặt ra cho GD
2.1. Đặc điểm của xã hội hiện đại
2.1.1. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ:
- Phát minh và khám phá trên nhiều lĩnh vực; xuất hiện ngày càng nhiều các ngành khoa học
mới. Ngày càng nghiên cứu sâu và rộng, đi sâu vào cấu trúc của vật chất, mở rộng không gian nghiên
cứu ra ngoài vũ trụ, xuống lòng trái đất.
- Thời gian từ khi nghiên cứu thành công đến khi ứng dụng vào thực tế được rút ngắn: giữa thế
kỷ XX là 5-6 năm, giữa năm 90 là 3 năm, năm 2000 là 1 năm (mất 100 năm, từ 1727-1839 để ứng
dụng nguyên lý máy ảnh trở thành máy ảnh thật, đối với điện thoại là 50 năm (1820-1876), lade là 2
năm (1960-1962).
- Xuất hiện các ngành công nghệ chủ đạo của tương lai: công nghệ sinh học, công nghệ sach và
thân thiện với môi trường sẽ là công nghệ chủ đạo của tương lai
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi nền sản xuất của thế giới, con người
không còn trực tiếp sản xuất bằng tay mà tiến tới tự động hóa toàn bộ, thúc đẩy sản xuất, lưu thông
hàng hóa, tạo tiền đề cho XH thông tin và bùng nổ thông tin.
2.1.2. Xu thế toàn cầu hóa

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (trên mạng internet): Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu
tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng
giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc
biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung
và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các
dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin,
văn hoá.
Đặc trưng của toàn cầu hóa:
- Hợp tác giữa các nước, các vùng lãnh thổ, các khu vực được tăng cường trên tất cả các mặt,
trong đó hợp tác kinh tế diễn ra mạnh nhất
- Các tập đoàn lớn, các công ty xuyên quốc gia xuất hiện ở nhiều nước và khu vực.
- Xuất hiện các thị trường có tính chất toàn cầu như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, giao
thông, dịch vụ…
- Hợp tác và trao đổi văn hóa cũng đang diễn ra sôi động trên cơ sở tôn trong sự đa dạng về văn
hóa
- Nhân loại đang mong muốn hình thành và xây dựng các giá trị chung của đạo lý toàn cầu như
tính người, tình người, khoan dung, yêu hòa bình, tình hữu nghị …
Xu thế toàn cầu hóa là tất yếu, nhưng nó vừa tạo ra thời cơ và thách thức không nhỏ cho các nước, đặc
biệt là các nước yếu về kinh tế, toàn cầu hóa góp phần khai thác và phát huy thế mạnh của các nước nhưng
toàn cầu hóa cũng đang tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nước và người dân trong mỗi
nước vì những nước có tiềm lực kinh tế và những người có vốn sẽ tranh thủ được cơ hội, những nước nghèo
có nguy cơ là bãi thải công nghệ lạc hậu của các nước giàu…
2.1.3. Phát triển nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (KBE - Knowledge - Based Economy) là nền
kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao. OECD (Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế) dịch nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc
sản xuất phân phối và sử dụng tri thức và thông tin" (OECD 1996)
9
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền
kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng

trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế” (APEC 2000).
Ngân hàng Thế giới (WB, 2000) đánh giá "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế Thế
giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức. Tri thức thực sự đã trở thành
yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả
yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức".
Đặc trưng của nền kinh tế tri thức:
- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế hậu công nghiệp, là nền văn minh thông tin, bắt đầu xuất
hiện vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX
- Là nền kinh tế lấy trí lực là tài nguyên chủ yếu, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, các ngành công nghệ cao trở thành ngành sản xuất quan trọng hàng đầu.
- Sản phẩm sản xuất ra được tính theo giá trị của tri thức kết tinh trong đó, giá nguyên vật liệu
chỉ chiếm rất ít.
2.2. Những thách thức đặt ra cho GD
- GD phải giải quyết mối quan hệ giữa toàn cầu và cục bộ, GD phải làm cho mỗi công dân có
được những giá trị toàn cầu, đồng thời có được những giá trị của cộng đồng, quốc gia mình.
- GD phải giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đai, làm sao cho các cá nhân tiếp
thu được tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời vẫn không làm mất đi những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc mình.
- Phải giải quyết mối quan hệ giữa chiến lược phát triển GD dài hạn và kế hoạch ngắn hạn,
nghĩa là xử lý hài hòa yêu cầu trước mắt và kế hoạch phát triển lâu dài.
- GD phải đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, tuy nhiên đây cũng là quy luật để
đào thải cái lạc hậu, là cơ hội phát triển.
- GD phải giải quyết mâu thuẫn giữa việc tri thức loài người tăng lên nhanh chóng với khả
năng nhận thức của mỗi cá nhân là có hạn.
- GD đứng trước thách thức của việc phát triển về khoa học, công nghệ, của điều kiện sống
nhưng lý tưởng và đạo đức sống của thế hệ trẻ có phần thay đổi theo chiều tiêu cực.
3. Xu thế phát triển GD thế kỷ XXI và định hướng phát triển GD
3.1. Xu thế phát triển GD
3.1.1. Nhận thức GD là sự nghiệp hàng đầu của mỗi quốc gia
Từ xa xưa, và tiếp tục cho đến ngày nay, nhiều học giả và giai cấp cầm quyền đã nhận thức được tầm

quan trọng của GD đối với sự phát triển xã hội, vì vậy luôn đề cao và coi việc quan tâm, đầu tư cho phát
triển GD là một trong những ưu tiên hàng đầu. Khi xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, của cải
chính là trí tuệ của con người, mà muốn con người có trí tuệ thì phải có GD. Chính vì vậy GD càng ngày
càng có vai trò quan trọng hơn.
Ở nhiều nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển, GD được coi là khâu then chốt để tạo
bước đột phá đi lên, là chìa khóa mở cánh của đi vào tương lai tươi đẹp, đầu tư cho GD là đầu tư khôn ngoan
và có hiệu quả nhất. Chính vì lẽ đó, GD đã trở thành sự nghiệp hàng đầu của mỗi quốc gia.
Ở nước ta, GD được coi là quốc sách hàng đầu, điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp và
trong Luật GD.
3.1.2. Xã hội hóa GD
Xã hội hóa GD là làm cho cả xã hội quan tâm và góp công sức vào sự phát triển của GD. Xã hội hóa
GD là xu hướng phát triển của GD trên thế giới
Xã hội hóa GD nhằm mục tiêu huy động sức mạnh tổng lực của xã hội cho GD nhưng cũng có nghĩa
là GD phải gắn với đời sống xã hội, phục vụ cho yêu cầu và sự phát triển của xã hội.
Ở nước ta, xã hội hóa GD là một chủ trương của Đảng, Nhà nước và được khẳng trong điều 12 Luật
GD 2005.
3.1.3. GD suốt đời
Bác Hồ đã dạy “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời… Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ
rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục
học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” ( Hồ Chí Minh toàn tập, nxb Chính trị Quốc gia, 2000, t4, tr 101)
10
Để xã hội đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời thì phải xây dựng nhiều loại hình GD, xây dựng hệ thống
GD mở, không giới hạn cho những người trong độ tuổi nhất định. Đồng thời trang bị cho người học kỹ năng
tự học.
3.1.4. Áp dụng sáng tạo công nghệ thông tin vào quá trình GD
Việc phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hiện thực hóa mong muốn học tập
suốt đời và học tập ở mọi lúc, mọi nơi vì nó đã giúp GD không còn phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và
khoảng cách.
Các hình thức học tập và GD từ xa, học qua mạng internet sẽ ngày càng phát triển.
Việc áp dụng công nghệ vào trong GD, kể cả GD theo hình thức lớp bài truyền thống cũng góp phần to

lớn trong việc nâng cao hiệu quả GD và học tập.
3.1.5. Đổi mới mạnh mẽ quản lý GD
Quản lý GD thể hiện ở nhiều bộ phận và nhiều cấp, nó nhằm mục đích làm cho các bộ phận cấu thành
của hệ thống GD vận hành đúng mục đích, cân đối, hài hòa, làm cho hoạt động của toàn hệ thống đạt hiệu
quả cao.
Đổi mới mạnh mẽ quản lý GD thể hiện ở những mặt sau:
- Nâng cao hiệu quả quản lý GD của chính phủ, phân cấp một cách rõ ràng và hợp lý việc quản
lý GD ở các cấp để phát huy sức mạnh của mỗi bộ phận trong hệ thống GD.
- Triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ. Có chính sách
thu hút và tuyển chọn được cán bộ có tài, có tâm.
- Củng cố, tăng cường hệ thống thông tin quản lý GD ở các cấp, hiện đại hóa hệ thống thông
tin để truy cập nhanh chóng và kịp thời, tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho việc ra quyết định.
- Tăng cường, minh bạch, và công khai việc đánh giá trong GD.
- Dự báo được nhu cầu nhân lực của xã hội để có kế hoạch đào tạo.
3.1.6. Phát triển GD đại học
Phát triển GD đại học nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực cao cho xã hội, đặc biệt là trong xã hội thông
tin, trong nền kinh tế hội nhập, nền kinh tế tri thức.
3.2. Định hướng phát triển GD trong thế kỷ XXI
UNESCO đã chủ trương đẩy mạnh phát triển GD khi bước vào thế kỷ XXI với chiến lược bao gồm 21
điểm, có thể tóm tắt tư tưởng chính của nó như sau:
- GD thường xuyên, GD suốt đời, xây dựng xã hội học tập.
- GD không chỉ làm cho người học có học vấn mà cần có kỹ năng, tay nghề để lao động.
- GD gắn với phát triển kinh tế xã hội, chú ý tới việc hướng nghiệp.
- GD trẻ trước tuổi đến trường phải là mục tiêu lớn trong chiến lược GD.
- Giáo viên là nhà sư phạm tài năng chứ không phải là người truyền đạt kiến thức. Giảng dạy
phải phù hợp với người học chứ không phải là sự áp đặt máy móc, buộc người học phải tuân theo.
Ủy ban quốc tế về GD cho thế kỷ XXI do Đại hội đồng lần thứ 26 của UNESCO thành lập năm 1991
đã đề ra 6 nguyên tắc cơ bản cho các nhà quản lý GD và các lực lượng GD như sau:
- GD là quyền cơ bản của con người và cũng là giá trị chung nhất của nhân loại.
- GD chính quy và không chính quy đều phải phục vụ xã hội, GD là công cụ để sáng tạo, tăng

tiến và phổ biến tri thức khoa học đến mọi người.
- Các chính sách GD phải chú ý phối hợp hài hòa cả ba mục tiêu: công bằng, thích hợp và chất
lượng.
- Muốn tiến hành cải cách GD cần phải xem xét kỹ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về thực tiễn,
chính sách và các điều kiện cũng như các yêu cầu của từng vùng.
- Cần phải có cách tiếp cận phát triển GD thích hợp với từng vùng. Chú ý tới giá trị chung và
đặc điểm riêng của mỗi vùng.
- GD là trách nhiệm của toàn xã hội và của tất cả mọi người.
3.3. Các quan điểm chỉ đạo phát triển GD ở Việt Nam
11
Quan điểm chỉ đạo phát triển GD ở nước ta thể hiện tập trung trong Hiến pháp, Luật GD, Chiến lược
phát triển GD 2001-2010.
- GD là quốc sách hàng đầu.
- Xây dựng nền GD có tính chất nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong GD, tạo cơ hội để ai
cũng được học hành Có cơ chế, chính sách giúp người nghèo học tập, khuyến khích người giỏi phát
triển tài năng.
- GD học sinh phát triển toàn diện cả đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, tay nghề, năng
động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên, có ý thức công
dân, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Phát triển GD gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghế, củng cố
an ninh quốc phòng; đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề, vùng miền; mở rộng quy mô
trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp đào tạo và sử dụng; thực hiên đúng nguyên lý
GD đã quy định trong Luật GD.
- GD là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện
cho mọi người được thường xuyên học tập và học suốt đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát
triển GD. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, huy động, tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát
triển GD.
- Khắc phục bất cập trên nhiều lĩnh vực, tiếp tục đổi mới một cách đồng bộ, thống nhất, tạo cơ
sở để nâng cao rõ rệt hiệu quả GD, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển nhanh và

bền vững.
Chương 3 - GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1. Nhân cách và sự phát triển nhân cách
1.1. Khái niệm con người, cá nhân, nhân cách
1.1.1. Con người: là sự hợp thành của cái tự nhiên và cái xã hội. Trước hết, con người là một bộ phận
của tự nhiên, là khâu tiến hóa cao nhất của tự nhiên nói chung và của quá trình sinh học nói riêng, là thực thể
mang bản tính tự nhiên sinh học, mang trong nó sức sống của tự nhiên. Sau đó, con người cũng là sản phẩm
của tiến trình phát triển xã hội, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
1.1.2. Cá nhân: là một cá thể người, là một con người cụ thể, một thành viên trong xã hội loài người.
1.1.3. Nhân cách là một khái niệm phức tạp và có nhiều quan niệm khác nhau, sau đây là một số khái
niệm hay gặp:
- Nhân cách là tổ hợp các thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý riêng trong quan hệ hành
động của từng người với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật do loài người sáng tạo, với xã hội và với bản thân.
(Phạm Minh Hạc)
- Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân, thể hiện bản sắc cá nhân và giá
trị xã hội, phù hợp với yêu cầu của xã hội và của thời đại. (Phạm Viết Vượng)
- Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô, nhân cách được thể hiện ở hai mặt: thứ nhất là con người với tư
cách là chủ thể các mối quan hệ và hoạt động có ý thức; thứ hai là một hệ thống giá trị có ý nghĩa xã hội đặc
trưng cho cá thể trở thành một nhân cách.
- Theo quan niệm truyền thống của và trong đời sống, người Việt Nam xem nhân cách gồm hai mặt là
Đức và Tài. Đức (phẩm chất) nói lên mối quan hệ giữa con người với con người; Tài (năng lực) nói lên mối
quan hệ giữa con người với công việc.
Các định nghĩa trên đã đề cập đến những đặc điểm bản chất của nhân cách gồm:
- Một hệ thống các thuộc tính ổn định của con người. Những thuộc tính này rất đa dạng bao gồm
các mặt như năng lực, đạo đức, trí tuệ, thể chất, trình độ thẩm mỹ , các thuộc tính này phải phù hợp
với yêu cầu của xã hội và của thời đại;
- Mỗi người có nhân cách riêng (có những nét chung và có những nét khác biệt);
- Nhân cách định hình ở một giai đoạn nhất định và được coi là ổn định khi đã trở thành một chủ
thể xã hội;
1.2. Sự phát triển nhân cách

Con người khi sinh ra chưa có nhân cách, nó chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình sống của
con người. Việc hình thành và phát triển nhân cách diễn ra bằng cách lĩnh hội, kế thừa các giá trị do các thế
12
hệ trước để lại thông qua học tập, lao động, giao lưu, vui chơi… Sự phát triển nhân cách bao gồm các mặt cụ
thể sau đây.
-Phát triển về thể chất: biểu hiện ở sự tăng trưởng và thay đổi về chất của cơ thể, cụ thể như chiều cao,
cân năng, cơ bắp và sự hoàn thiện các giác quan, các chức năng cơ thể…
- Phát triển về mặt tâm lý, ý thức: biểu hiện ở biến đổi cơ bản về chất trong các quá trình nhận thức, tình
cảm, ý chí, nhu cầu, nếp sống, ý chí…, nhất là sự hình thành các thuộc tính mới của nhân cách như đạo đức,
tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ, năng lực, xu hướng Trên cơ sở của việc hình thành các thuộc tính mới của
nhân cách và sự phát triển về mặt ý thức, cá nhân tích cực, tự giác tham gia vào các mặt khác nhau của đời
sống xã hội, trở thành chủ thể trong các mối quan hệ gia đình và xã hội và chịu trách nhiệm về các hành vi
của mình.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
2.1. Di truyền, bẩm sinh và sự phát triển nhân cách
Di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định, giống với cha mẹ; là sự truyền lại từ
cha mẹ đến con những phẩm chất và đặc điểm nhất định đã được ghi lại trong cấu trúc gen. Những thuộc
tính được di truyền bao gồm cấu trúc giải phẫu-sinh lý của cơ thể, những đặc điểm của cơ thể người, các
phẩm chất của hệ thần kinh….
Bẩm sinh là những thuộc tính sinh học khi sinh ra đã có
Thực tiễn cho thấy rằng bố mẹ là người da trắng thì con cũng da trắng, bố mẹ là người da vàng thì con
cũng là người da vàng. Nhưng bố nói được nhiều thứ tiếng, con lớn nên có nói được nhiều thứ tiếng như bố
không, bố mẹ là người phạm tội, con cái liệu có giống như bố mẹ không? Trong một số gia đình, dòng họ
thường xuất hiện những người tài qua các thế hệ, phải chăng là có sự di truyền tài năng? Như vậy, hiện
tượng di truyền là có thật, nhưng cái gì di truyền được và cái gì không, di truyền, ảnh hưởng như thế nào đến
sự phát triển nhân cách. Đây là vấn đề phức tạp vì vậy còn nhiều tranh luận, nhiều ý kiến khác nhau, thậm
chí trái ngược. Nhưng chúng ta sẽ từng bước phân tích, dựa trên các cơ sở khoa học cũng như thực tiễn về
vấn đề này để có sự thống nhất ở một số điểm cơ bản sau: di truyền có quyết định trước nhân cách con người
không, các yếu tố như bẩm sinh, tư chất, kiểu hình thần kinh có ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành
và phát triển năng lực, nhân cách.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng coi di truyền, bẩm sinh, sinh học giữ vai trò tiền đề đối
với sự phát triển nhân cách, không quyết định trước kiểu nhân cách:
- Di truyền, bẩm sinh, sinh học đảm bảo cho loài người tiếp tục tồn tại (về mặt sinh học), đồng thời giúp
con người thích ứng với những biến đổi của các điều kiện tồn tại của nó (ví dụ: các phản xạ bản năng giúp
đứa trẻ có thể tồn tại được nhờ sự nuôi dưỡng, cơ thể sống của con người có thể thay đổi để thích nghi với
một số thay đổi có giới hạn của những điều kiện xung quanh)
- Nhân cách chỉ hình thành, phát triền và tồn tại trên một cơ thể người sống, trong đó sự lành lặn về não
bộ và các cơ quan thần kinh, các giác quan có vai trò to lớn đối với sự phát triển nhân cách. Yếu tố bẩm sinh,
sinh học thuận lợi sẽ là tiền đề thuận lợi cho sự hình thành, phát triển nhân cách. Ngược lại, bất cứ sự thiếm
khuyết hoặc tổn thương nào về mặt sinh học, đặc biệt là thiếm khuyết, tổn thương về cơ quan thần kinh và
các giác quan đều tạo ra những bất lợi cho việc hình thành, phát triển nhân cách.
- Phản ánh tâm lý là chức năng của một dạng vật chất có tổ chức và tiến hóa cao, đó là não bộ của con
người. Nhờ có khả năng phản ánh này mà các quá trình tâm lý phức tạp, ý thức, nhân cách con người mới có
thể hình thành và phát triển dưới tác động của hoàn cảnh xung quanh. Ở một số loài vật cũng có não bộ
nhưng không có khả năng phản ánh như não bộ của con người, nên có sống trong xã hội loài người cũng
không thể có ý thức, nhân cách.
- Nhưng di truyền không quyết định trước nhân cách, dù có tư chất người mà không sống trong xã hội
loài người cũng không thể có nhân cách. Các trường hợp trẻ em ngay từ nhỏ đã bị lạc và được thú rừng nuôi
đã minh chứng điều đó; Có cùng một đặc điểm di truyền nhưng sống trong những điều kiện xã hội khác
nhau, hoạt động khác nhau thì nhân cách cũng khác nhau. Trường hợp quan sát và nghiên cứu trên trẻ sinh
đôi cùng trứng đã kết luận điều này.
- Tư chất là một số đặc điểm sinh học của con người giúp cho họ có thể thành công trong một hoặc một
số hoạt động nhất định. Những tư chất đó có sẵn trong cấu tạo của não, và trong các cơ quan như cơ quan
cảm giác, các cơ quan vận động … Tư chất chỉ là điều kiện để sau này thực hiện có kết quả, hình thành năng
lực ở một hoặc một số hoạt động nào đó. Song điều này không có nghĩa là tư chất quyết định sẵn nhân cách
(cụ thể là năng lực). Tư chất có trở thành năng lực hay không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tiễn, hoạt
động học tập và lao động, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm của cá nhân đó; người có tư chất có thể tham gia
có hiệu quả vào các lĩnh vực hết sức rộng rãi mà không quy định trước một hoạt động nào. Sự thành công đó
còn do yếu tố hoàn cảnh, sự lựa chọn và rèn luyện của cá nhân…
13

- Các thuộc tính về loại hình thần kinh không định trước những nét tính cách sau này của con người,
mặc dù chúng có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các nét tính cách. Có những nét tính cách khác
nhau được hình thành trên cùng một kiểu hình thần kinh, và ngược lại có những nét tính cách giống nhau
nhưng có trên nhiều kiểu hình thần kinh. Kiểu hình thần kinh là cơ sở sinh lý thần kinh của khí chất, nhưng
khí chất mang bản chất xã hội, chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội, biến đổi do rèn luyện và GD.
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng con người khi sinh ra không bị định trước bởi một hành vi và giá trị nào về
mặt xã hội, ngoài những hành vi bản năng để làm điều kiện sống. Các phẩm chất và năng lực chỉ có thể có
được trong quá trình sống và hoạt động trong xã hội, giao tiếp với những người xung quanh với những điều
kiện độc đáo, không lặp lại.
- Cơ thể con người có sự biến đổi qua các giai đoạn lứa tuổi, sự biến đổi này khá phức tạp và nó cũng
ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, nhân cách của giai đoạn đó. Đó chỉ là ảnh hưởng của sinh lý đối với tâm
lý, nó không quyết định trước nhân cách. Ví dụ, tình cảm khác giới, tình yêu nam nữ chỉ này sinh ở một giai
đoạn nhất định, nó thường gắn với việc dậy thì của cơ thể. Tuy nhiên, tính chất của tình yêu chịu sự chi phối
của hoàn cảnh xã hội, của hoạt động, của GD…
Kết luận: Bẩm sinh, di truyền, sinh học chỉ là yếu tố tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách,
không quyết định trước nhân cách. Vì vậy, không được tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố sinh học, di truyền,
giống như có người quan niệm trăng đến rằm trăng tròn, cha mẹ sinh con trời sinh tính để từ đó buông lỏng
GD. Ngược lại cũng không được xem nhẹ vai tò của bẩm sinh, di truyền, sinh học, đặc biệt là yếu tố tư chất
và kiểu hình thần kinh trong việc phát triển năng lực.
Các nhà GD phải chú ý trong việc tạo điều kiện để cho tất cả học sinh được phát triển năng lực hiện
có. Một hệ thống GD tiến bộ phải đảm bảo những điều kiện bình đẳng cho sự phát triển toàn diện của con
người, đồng thời cũng coi trọng việc đối xử thích hợp với từng học sinh theo những đặc điểm cá nhân của
họ. GD mọi người có ý thức bảo vệ cơ thể, đặc biệt là bảo vệ hệ thống thần kinh là một việc rất quan trọng.
2.2. Môi trường và sự phát triển nhân cách
Môi trường là hệ thống những yếu tố, hoàn cảnh bên ngoài, những điều kiện tự nhiên, XH tác động
đến cuộc sống và hoạt động của con người.
Phân chia một cách khái quát nhất, có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội:
- Môi trường tự nhiên là điều kiện địa lý, sinh thái Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất,
đến cuộc sống và hoạt động của con người.
- Môi trường xã hội ở phạm vi rộng đó là chế độ chính trị-xã hội, thể chế kinh tế, chính sách, nền văn

hóa của quốc gia. Ở phạm vi hẹp, đó là một bộ phận của môi trường lớn, hay còn gọi là hoàn cảnh- cái trực
tiếp tác động đến cuộc sống của các cá nhân. Môi trường nhỏ đó là các mối quan hệ gia đình, nhà trường,
nhóm bạn, địa phương, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị …. của nơi sinh sống.
Sự hình thành và phát triển nhân cách chịu sự tác động rất lớn của môi trường, đặc biệt là môi trường xã
hội.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và sự bùng nổ thông tin, mọi người được tiếp xúc với các
thông tin đa dạng và phong phú từ các phương tiện truyền thông như báo trí, đài, ti vi, internet… Dù chỉ cư
trú trong một môi trường nhỏ hẹp nhưng nếu qua các phương tiện trên, cá nhân vẫn có thể tiếp xúc với rất
nhiều thông tin đến từ khắp nơi trên thế giới, từ nhiều nền văn hóa khác nhau.
• Sự tác động rất lớn của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách thể hiện ở
những đặc điểm sau:
- Trẻ em khi sinh ra bình thường, có các tư chất người nhưng nếu không sống trong xã hội loài người thì
sẽ không trở thành con người thực thụ. Các trường hợp trẻ em bị lạc, được thú rừng nuôi dưỡng đã chứng
minh điều này.
- Môi trường với tư cách là thế giới khách quan, là cái được phản ánh, tác động tới con người với tư
cách là chủ thể phản ánh, sự tác động này để lại các dấu vết trên vỏ não, đặc biệt là các giá trị văn hóa, chuẩn
mực xã hội sẽ tác động đến đứa trẻ thông qua các hoạt động khác nhau sẽ có thể được lưu giữ, củng cố và có
thể trở thành các thuộc tính tâm lý của cá nhân. Lênin đã nói rất hình ảnh rằng: cùng với dòng sữa mẹ, đứa
trẻ hấp thu tâm lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên
- Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, thông qua các mối quan hệ xã hội mà cá nhân
chiếm lĩnh các giá trị của xã hội, biến nó thành giá trị của bản thân.
- Môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội đề ra các chuẩn mực, các quy tắc, các yêu cầu cho các cá
nhân. Các cá nhân phải biết tiếp nhận và hình thành những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của môi trường
để thích ứng với nó.
- Sự tác động của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách là vô cùng mạnh mẽ, phức tạp
và tùy theo mỗi chủ thể, mỗi giai đoạn. Nhưng không phải con người hoàn toàn tiếp nhận tất cả các tác động
14
của môi trường một cách cơ học, máy móc. Thông thường, sự tác động của môi trường đến cá nhân mạnh
mẽ nhất khi cá nhân chưa có ý thức hoặc ý thức chưa phát triển hoàn toàn, vì thế mà gần mực thì đen, gần
đèn thì rạng. Khi cá nhân ý thức được về các giá trị thì sự tiếp thu này sẽ có chọn lọc. Khi ý thức đã phát

triển, có khả năng phân tích và lựa chọn, nên con người sẽ tiếp thu chọn lọc các tác động của môi trường, vì
vậy không phải lúc nào con người cũng thụ động trước hoàn cảnh. Nói cách khác, ở một thời điểm nào đó
việc tiếp nhận các tác động của môi trường còn tùy thuộc vào quan điểm, niềm tin, nhu cầu, các thuộc tính
của cá nhân. Vì thế có trường hợp “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
- Môi trường tác động đến con người nhưng con người cũng có thể tác động trở lại và cải tạo môi
trường. Mác nói: hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh. Vì
vậy, con người bằng tính tích cực của mình cần phải cải tạo hoàn cảnh theo nhu cầu và lợi ích của mình.
Những gì tốt đẹp thì giữ lại, những gì còn chưa phù hợp thì điều chỉnh cho phù hợp, những gì lạc hậu thì
kiên quyết loại bỏ. Cải tạo cái xấu, tạo dựng cái tốt đẹp hơn cho xã hội chính là tạo ra môi trường GD tốt cho
con người.
Kết luận:
Nghiên cứu con người phải nghiên cứu hoàn cảnh sống của họ; GD con người phải thống nhất với việc
cải tạo xã hội; phải GD cho trẻ khả năng đề kháng với những yếu tố tiêu cực của môi trường, lựa chọn và
tiếp thu có chọn lọc các tác động của môi trường, không nên lúc nào cũng hạn chế và ngăn cấm trẻ tiếp xúc
với bên ngoài.
2.3. GD đối với sự phát triển nhân cách
Bàn về vai trò của GD, trong lịch sử đã có nhiều người đề cập tới. Khổng Tử (551-479 trCN) đã nói:
“Ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri đạo”. Hồ Chủ tịch trong bài Nửa đêm có viết: Hiền dữ
phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do GD mà nên.
Có ba loại GD: GD gia đình; GD nhà trường và GD xã hội. Mỗi loại GD có chức năng, vai trò, thế
mạnh riêng mà khó có thể thay thế, thậm chí không thể thay thế.
- GD gia đình đóng vai trò nền tảng cho GD nhà trường và GD xã hội, được thực hiện ngay khi đứa trẻ
chào đời, thậm chí ngay từ khi trong bụng mẹ, GD gia đình tác động mạnh mẽ đến đứa trẻ nhất là những
năm đầu đời. Nếu GD gia đình tốt thì tạo ra nền tảng tốt, ngược lại, nếu GD gia đình không tốt hoặc có
những sai lầm sẽ tạo ra khó khăn cho GD nhà trường.
- GD nhà trường có vai trò định hướng cho GD gia đình và GD xã hội, đồng thời là cơ quan chuyên
trách GD, được tổ chức khoa học vì vậy nó mang lại hiệu quả cao, nhất là trong việc phát triển năng lực của
trẻ mà GD gia đình và GD xã hội khó thay thế được.
- GD xã hội hỗ trợ và thúc đẩy những tác động của gia đình và nhà trường.
Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng GD to lớn, nếu phối hợp chặt chẽ, thống nhất về mục

đích, phương pháp thì sẽ mang lại hiệu quả cao.
• Vai trò chủ đạo của GD, đặc biệt là GD nhà trường thể hiện ở những nội dung sau:
- Vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách học sinh, đồng thời tổ chức, chỉ đạo,
dẫn dắt học sinh thực hiện quá trình đó tiến đến kết quả mong muốn. Quá trình này diễn ra thường xuyên,
liên tục, được tổ chức khoa học, phù hợp với các quy luật phát triển của con người, vì vậy nó loại trừ bớt
những yếu tố bất lợi và phát huy được yếu tố tích cực. Đứa trẻ tham gia quá trình này từ khi còn nhỏ cho đến
khi trở thành một công dân và kể cả thời gian sau đó, vì vậy tránh được quá trình mò mẫm, mất nhiều thời
gian, công sức mà vẫn có thể chiếm lĩnh giá trị của nhân loại, biến nó thành giá trị của bản thân một cách
nhanh nhất và thuận lợi nhất.
- GD có thể trang bị cho trẻ những phẩm chất và năng lực không chỉ để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại
mà còn có thể thích ứng với hoàn cảnh sẽ gặp trong tương lai. Đây là tính đi trước, đón đầu của GD.
- GD có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác, đồng thời có thể mang lại những tiến bộ
trong sự hình thành và phát triển nhân cách mà các yếu tố di truyền, môi trường không thể mang lại được. Ví
dụ, nhờ tác động của GD mà con người có thể làm được những loại toán phức tạp, trở thành kỹ sư, bác sỹ,
nghệ sỹ…
- GD có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm chất đi lệch chuẩn mực xã hội.
- GD là con đường hữu hiệu để phát huy những tiềm năng, tố chất bẩm sinh thành năng lực hiện thực.
- GD có tầm quan trọng đặc biệt đối với người khuyết tật và thiểu năng vì nhiều nguyên nhân. Nhờ có
sự can thiệp sớm, có phương pháp GD phù hợp, cùng sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật mà có
thể giúp họ phần nào phục hồi chức năng đã mất, phát triển các chức năng bù trừ khác, giúp họ phát triển
nhân cách, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.
15
- GD còn có khả năng chi phối, tác động tới các yếu tố khác (như môi trường) theo hướng tích cực để từ
đó tác động đến việc hình thành nhân cách cho trẻ. Nói cách khác, GD chỉ đạo và cải tạo môi trường GD
theo hướng tích cực, tạo ra môi trường GD thuận lợi.
Kết luận:
Muốn hình thành và phát triển nhân cách theo con đường đúng hướng nhất, gắn nhất, nhanh nhất, có
hiệu quả nhất thì phải có GD, đặc biệt là GD nhà trường. Tuy nhiên GD không phải là chìa khóa vạn năng,
chỉ là công cụ hữu hiệu nhất, GD không thể tách rời các yếu tố sinh học, môi trường, hoạt động của cá nhân.
GD chỉ có thể thực hiện được và đạt kết quả tốt khi dựa trên các yếu tố đó và kết hợp tốt với các yếu tố đó.

GD chỉ giữ được vai trò chủ đạo khi tổ chức khoa học, dựa trên các cơ sở khoa học về con người. Phải biến
được GD là những tác động bên ngoài trở thành tự GD, làm cho cá nhân có ý thức tự GD, tự hoàn thiện
mình trên tất cả các phương diện vì người có GD thực sự là người biết tự GD.
2.4. Hoạt động và giao tiếp của cá nhân đối với nhân cách
Hoạt động là quá trình tác động vào thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới để tạo ra những sản
phẩm theo nhu cầu của con người. Quá trình này có sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp. Hoạt động
làm thay đổi khách thể nhưng nó cũng làm thay đổi chính bản thân chủ thể về mặt thể chất và tinh thần.
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về
thông tin, về cảm xúc, tri giác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Hoạt động và giao tiêp đóng vai trò quyết định trực tiếp nhất đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách. Điều này thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Xét về lịch sử phát sinh loài người, chính nhờ lao động-dạng hoạt động đặc trưng nhất mà có quá trình
tiến hóa từ loài vượn người thành con người. Nhờ lao động mà con người mới có dáng đứng thẳng, tứ chi
hoàn thiện, bộ óc phát triển… con người trở nên đẹp hơn, hoàn thiện hơn nhờ lao động. Quá trình này mất
hàng vạn năm.
- Xét về lịch sử cá nhân, khi đứa trẻ sinh ra và được sống trong xã hội loài người, nó phải hoạt động và
giao tiếp tích cực thì mới có thể chuyển hóa các giá trị của xã hội thành giá trị của bản thân.
- Thông qua hoạt động và giao tiếp mà đứa trẻ có điều kiện để bộc lộ, rèn luyện, phát triển các tư chất,
phẩm chất, năng lực.
- Thông qua hoạt động và giao tiếp, con người được kiểm nghiệm, trải nghiệm các giá trị của cuộc sống,
điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục giữ lại hay loại bỏ những điều mà người ta đã tiếp thu
được hay hình thành những giá trị mới ở cá nhân.
- Hoạt động và giao tiếp là nhu cầu của con người, nhu cầu này được thỏa mãn mới làm cho tâm lý, ý
thức, nhân cách con người phát triển bình thường. Các thí nghiệm về việc người ta không được giao tiếp,
dẫn tới bị trầm cảm đã chứng minh điều này.
Kết luận: Hoạt động và giao tiếp đóng vai trò trực tiếp nhất đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách. Hoạt động và giao tiếp tích cực chính là biểu hiện của việc tự GD. Vì vậy trong quá trình GD cần chú
ý những điểm sau:
- Đưa học sinh vào các hoạt động và giao lưu đa dạng, coi đó là con đường cơ bản để GD học sinh.
- Cần nắm được các hoạt động chủ đạo của từng thời kỳ để tổ chức các hoạt động cho phù hợp với tâm

sinh lý học sinh.
- Cần tổ chưc các hoạt động một cách sinh động, hấp dẫn, nội dung phong phú để tạo ra hứng thú cho
học sinh.
3. GD và sự phát triển nhân cách của học sinh theo lứa tuổi
3.1. Trẻ trước tuổi học
3.2. Học sinh tiểu học
3.3. Học sinh trung học cơ sở
3.4. Học sinh trung học phổ thông
Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu. Chú ý tới các vấn đề sau:
- Các giai đoạn lứa tuổi và hoạt động chủ đạo, quan hệ xã hội của lứa tuổi
- Đặc điểm về thể chất và sinh lý thần kinh
- Đặc điểm về tâm lý: Quá trình nhận thức, trí nhớ, chú ý, mức độ ý chí, tình cảm….
- Rút ra những đặc trưng nhất của lứa tuổi.
16
Trên cơ sở đó đề ra yêu cầu đối với GD trẻ em ở các giai đoạn lứa tuổi.
4. Một số phẩm chất nhân cách con người Việt Nam cần gìn giữ và phát huy.
- Yêu quý lao động;;Yêu nước; Đoàn kết; Nhân ái; Hiếu thảo; Hiếu học….
Chương 4 - MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC
1. Khái niệm mục đích, mục tiêu GD
1.1. Khái niệm mục đích GD
Trong tiếng Việt có từ mục đích và mục tiêu thường được dùng để chỉ kết quả dự định đạt được của hoạt
động. Trong nhiều trường hợp, 2 khái niệm này thường được dùng với nghĩa tương đồng.
Về mặt lý luận, nhiều người đồng tình rằng khái niệm mục đích có phạm vi rộng hơn khái niệm mục
tiêu. Để đạt được mục đích phải thông qua việc đạt được các mục tiêu.
Vì vậy, trong giáo dục, khái niệm mục đích giáo dục cũng được xem là rộng hơn khái niệm mục tiêu
giáo dục.
Mục đích GD là cái đích cần đạt được của sự nghiệp GD mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử xác
định, là mô hình dự kiến của sản phẩm giáo dục sẽ đạt được trong tương lai Việc xác định mục đích GD
thường được tiến hành khi nhà nước tổ chức một hệ thống GD.
Việc xác định mục đích giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt vì nó có 3 chức năng quan trọng sau đối với

hoạt động giáo dục:
- Chức năng định hướng: định hướng cho toàn bộ hoạt động giáo dục không bị đi lệch hướng.
- Chức năng làm cơ sở để tổ chức quá trình giáo dục: là cơ sở để xác định, xây dựng nội dung,
chương trình, phương pháp và các hoạt động giáo dục.
- Chức năng làm chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục: Vì hiện nay nhiều người đã công nhận
chất lượng giáo dục là mức độ đạt được của sản phẩm giáo dục so với mục đích đã đặt ra.
Mục đích GD là phạm trù cơ bản của GD học. Với tầm quan trọng của nó, vấn đề xác định mục đích
GD đã được đặt ra từ rất xa xưa trong lịch sử xã hội.
Mục đích GD có một số đặc điểm sau:
- Có tính lịch sử.
- Có tính giai cấp.
- Mang màu sắc dân tộc.
- Có tính thời đại.
1.2. Khái niệm mục tiêu GD
Mục tiêu GD là những tiêu chí, chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể phải đạt được sau một hoạt động GD.
Mục tiêu GD là thành phần, bộ phận của mục đích GD, nói cách khác, mục tiêu GD chính là cụ thể hóa mục
đích GD.
Tóm lại: Mục đích và mục tiêu GD là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau, là hai khái niệm
cùng chỉ kết quả hướng tới của GD, nhưng không phải là một:
- Mục đích GD là cái mong đợi lý tưởng, mục tiêu GD là cái có thể hiện thực hóa.
- Xuất phát từ mục đích để xây dựng mục tiêu. Việc tiến gần đến mục đích phải thông qua việc đạt được
các mục tiêu.
- Mục tiêu GD cụ thể hơn mục đích, làm chức năng chỉ đạo tổ chức thực hiện các quá trình GD và là
căn cứ để đánh giá kết quả GD. Nhiều trường hợp, mục tiêu phải được lượng hóa, đo đạc được, quan sát
được thì mới thực hiện được hai chức năng trên.
2. Mục đích, mục tiêu GD Việt Nam
2.1. Những căn cứ để xây dựng mục đích GD
Việc xây dựng mục tiêu GD được căn cứ vào các yếu tố sau:
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật của đất nước.
- Những điều kiện, tiềm năng kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ cụ thể của đất nước.

- Yêu cầu của đất nước, của thời đại đối với nhân cách thế hệ tương lai.
17
- Xu thế phát triển GD của quốc gia và của thế giới.
- Điều kiện hiện có của hệ thống GD quốc dân.
- Trình độ hiện có của người hoc theo các cấp học.
2.2. Mục đích, mục tiêu GD Việt Nam
Hiện nay, chưa thấy văn bản chính thức nào của nhà nước nói rõ mục đích của nền giáo dục Việt Nam là
gì. Điều này gây khó khăn cho những người muốn tìm hiểu. Trong Luật giáo dục chỉ dùng từ mục tiêu giáo
dục. Sau đây là mục tiêu giáo dục được quy định trong Luật giáo dục:
• Mục tiêu ở cấp độ xã hội: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Dân trí là
- Nhân lực là
- Nhân tài là
(Xem phần các chức năng xã hội của giáo dục)
• Mục tiêu nhân cách:
Điều 2 Luật GD 2005 đã quy định: “Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
• Mục tiêu ở cấp độ hệ thống GD:
Mục đích GD Việt Nam được cụ thể hóa thành các mục tiêu GD cho từng cấp học, bậc học, ngành học
và được quy định trong Luật GD 2005
- Mục tiêu GD mầm non: “Mục tiêu của GD mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”.
- Mục tiêu GD Tiểu học: “GD tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục
học trung học cơ sở".
- Mục tiêu GD Trung học cơ sở: “GD trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của GD tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và
hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

- Mục tiêu GD Trung học phổ thông: “GD trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát
triển những kết quả của GD trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường
về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục
học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
- Mục tiêu GD của trường dạy nghề: Mục tiêu của GD nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác
phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo
việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một
nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề
tương xứng với trình độ đào tạo.
- Mục tiêu của GD đại học: Mục tiêu của GD đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo
đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ
đào tạo, có sức hoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải
quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành
thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng
làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo.
18
Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực
nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn
nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
- GD thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân
cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc
sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển GD

thường xuyên, thực hiện GD cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.
• Mục tiêu ở cấp độ chuyên biệt:
Mục tiêu GD ở cấp độ này là những chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể cần phải đạt được như mục tiêu dạy,
mục tiêu học, mục tiêu của chương trình, của môn học…. Những mục tiêu này cần được lượng hóa để có thể
đo lường được. Mục tiêu ở cấp độ này thể hiện ở ba mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh phải đạt
được trong quá trình học tập.
- Kiến thức là hệ thống những khái niệm, phạm trù, những thông tin khoa học theo nội dung từng môn
học, từng chuyên ngành cụ thể. Kết quả học tập của học sinh được đánh giá về số lượng và chất lượng kiến
thức mà họ đã tiếp thu được.
- Kỹ năng là khả năng thực hiện các công việc cụ thể, sau khi học sinh đã qua một chương trình học tập,
một khóa huấn luyện. Trình độ kỹ năng được đánh giá bằng sản phẩm mà học sinh làm ra.
- Thái độ là biểu hiện ý thức của học sinh đối với kiến thức đã tiếp thu được và những dự định ứng dụng
chúng vào cuộc sống. Thái độ được biểu hiện qua mối quan hệ của bản thân với gia đình, xã hội, công việc
và ngay cả với tự nhiên. Đó là một mặt của nhân cách, biểu hiện và được đánh giá qua hành vi.
3. Nguyên lý GD
3.1. Khái niệm nguyên lý GD
Nguyên lý GD là những luận điểm khái quát mang tầm tư tưởng và có tính quy luật của quá trình GD
(theo nghĩa rộng), chỉ dẫn toàn bộ hệ thống GD và quá trình sư phạm tổng thể (trong đó có quá trình GD
theo nghĩa hẹp và quá trình dạy)
Cần phân biệt nguyên lý GD với nguyên tắc GD và nguyên tắc dạy học. Nguyên tắc GD là các luận
điểm cơ bản của Lý luận GD (GD theo nghĩa hẹp), có giá trị chỉ đạo các hoạt động GD, hình thành phẩm
chất nhân cách, đạo đức cho học sinh. Tương tự như vậy, nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản của
Lý luận dạy học có giá trị chỉ dẫn quá trình dạy học.
Nguyên lý GD có đặc điểm sau đây:
- Nguyên lý GD là một tư tưởng GD được khái quát từ bản chất của GD, được đúc rút ra từ quy luật về
các mối quan hệ biện chứng giữa GD với các mặt của đời sống xã hội.
- Nguyên lý GD được khái quát từ bản chất của quá trình dạy học và quá trình GD theo nghĩa hẹp.
- GD là một hoạt động có mục đích, mục đích đó có tính lịch sử và thời đại. Nguyên lý GD chính là một
tư tưởng GD được rút ra từ mục đích GD và trở thành phương thức để thực thi mục đích GD.
- Nguyên lý GD được đúc rút từ kinh nghiệm GD tiên tiến của các nhà trường qua nhiều thời đại, đã

làm cho GD đạt tới chất lượng và hiệu quả.
3.2. Nội dung nguyên lý GD Việt Nam
Khoản 2, Điều 3 Luật GD nước ta được Quốc hội thông qua ngày 14.6.2005 đã ghi: “Hoạt động GD
phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền
với thực tiễn, GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội”.
Đây là một luận điểm GD quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, là kim chỉ nam hướng dẫn toàn bộ các
hoạt động GD trong nhà trường và cả trong xã hội, nó đã được khẳng định từ Đại hội lần III năm 1960 của
Đảng. Từ đó đến nay, nội dung nguyên lý vẫn còn nguyên giá trị và đã được pháp lý hóa thành quy định
trong luật.
Nội dung nguyên lý gồm bốn điểm quan trọng cần lưu ý:
- Học đi đôi với hành;
- GD kết hợp với lao động sản xuất;
- Lý luận gắn liền với thực tiễn;
- GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội.
* Học đi đôi với hành là một tư tưởng GD vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa có tính khoa học vừa có
giá trị thực tiễn. Bản chất tư tưởng này như sau:
19
- Học để hành. Hành là để có kỹ năng, kỹ xảo, để áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Học đi đôi với hành là phương pháp học tập hữu hiệu.
* GD kết hợp với lao động sản xuất là tư tưởng GD của nhà trường hiện đại, ta có thể thấy như sau:
- GD lao động là một nội dung của GD toàn diện, học sinh hôm nay là những người lao động trong
tương lai, vì vậy phải chuẩn bị cho các em sẵn sàng bước vào lao động.
- GD trong lao động và bằng lao động là một nguyên tắc GD hết sức quan trọng. Lao động vừa là môi
trường, vừa là phương tiện GD con người.
- Mục đích của đào tạo nghề là tạo ra nhân lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy phải
gắn đào tạo với lao động.
* Lý luận gắn liền với thực tiễn là một yêu cầu quan trọng đối với quá trình GD và đào tạo trong nhà
trường Việt Nam:
- Lý luận là tổng kết, khái quát về thực tiễn và có tác dụng chỉ đạo thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở của lý
luận và là căn cứ để kiểm tra tính khách quan, khoa học của lý luận. Vì vậy lý luận gắn với thực tiễn là quy

luật khách quan.
- Hoạt động GD cuối cùng là để con người ra phục vụ yêu cầu của thực tiễn. Nhà trường là một bộ phận
của guồng máy xã hội. Vì vậy nội dung GD không chỉ có lý luận suông, lý luận xa dời thực tiễn, mà phải
phản ánh được những gì đang diễn ra trong xã hội. Lý luận găn liền với thực tiễn cũng có nghĩa là học lý
luận song rồi phải mang ra áp dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn, như thế lý luận mới có ích.
- Trong khi gảng dạy, và học tập, giáo viên và học sinh phải thường xuyên liên hệ với thực tiễn sinh
động, đó là những minh họa quan trọng để làm cho người học hiểu và tiếp thu tốt bài học. Ngược lại, các sự
kiện, hiện tượng thực tiễn lại được phân tích, soi sáng bằng lý luận khoa học.
* GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội:
- Thực hiện nguyên lý này nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng GD. Mỗi lực lượng có
vai trò và ưu thế riêng mà khó có thể thay thế. Bác Hồ đã dạy: “GD trong nhà trường chỉ là một phần, còn
cần có sự GD ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc GD trong nhà trường được tốt hơn. GD trong
nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu GD trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
- GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội là làm cho thống nhất về nội dung và phương
pháp GD, sự phối hợp tốt sẽ tránh được tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, triệt tiêu và bài trừ nhau.
Có như vậy mới nâng cao sức mạnh và hiệu quả GD.
3.3. Phương hướng quán triệt nguyên lý GD
Ở mọi cấp quản lý, điều hành và thực hiện việc GD cần quán triệt nguyên lý GD bằng một số biện
pháp cụ thể sau:
- Xây dựng chương trình GD và đào tạo có tính toán cân đối giữa các môn lý thuyết và các môn thực
hành, phải hợp lý, hài hòa giữa nội dung lý thuyết và thực hành trong từng môn học.
- Sử dụng phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của người học, lấy học sinh làm trung tâm.
Thường xuyên liên hệ kiến thức bài giảng với thực tế. Tổ chức thực hành và thí nghiệm cho sinh viên ở mức
độ phù hợp với mục đích bài học, môn học.
- Tổ chức các cơ sở thực hành và thí nghiệm tùy theo bậc học, ngành học, đặc biệt là ở các trường
chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Xây dựng môi trường GD lành mạnh. Phối hợp GD với các gia đình, các cơ quan đoàn thể GD.
- Nhà nước, nhà trường, địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất kỹ thuật và tinh thần
thuận lợi cho giáo viên và học sinh dạy và học theo nguyên lý GD.


20
Chương 5 - HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
1. Khái niệm hệ thống GD quốc dân
Hệ thống GD quốc dân là hệ thống trường học và các cơ sở GD được xây dựng trong phạm vi một
quốc gia để tiến hành quá trình giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thông thường khi nói đến hệ thống GD là nói đến hệ thống nhà trường vì nhà trường là hạt nhân của hệ
thống GD.
Tổ chức UNESCO đã tổng kết và cho thấy hệ thống GD của các nước đều có các bậc học cơ bản sau:
- Bậc 0: Trước tuổi học
- Bậc 1: Tiểu học
- Bậc 2: Trung học cơ sở
- Bậc 3: Trung học phổ thông
- Bậc 4: Sau trung học
- Bậc 5: Giai đoạn đầu của GD đại học.
- Bậc 6: Giai đoạn hai của GD đại học.
2. Hệ thống GD quốc dân Việt Nam
Theo quy định tại điều 4, Luật GD nước CHXHCN Việt Nam “ Hệ thống GD quốc dân gồm GD
chính quy và GD thường xuyên.
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống GD quốc dân gồm:
a) GD mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
b) GD phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
c) GD nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
d) GD đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là GD đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại
học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ".
21
3. Định hướng hoàn thiện hệ thống GD quốc dân
3.1. Sự phát triển của hệ thống GD trong xã hội hiện đại
Những thay đổi về sự phát triển của hệ thống GD trong xã hội hiện đại có một số đặc điểm sau:
- Tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống GD với nhu cầu phổ cập GD ngày càng được kéo

dài ở nhiều nước.
- Đơn vị hạt nhân của hệ thống GD (nhà trường) có những đặc điểm: gắn liền với môi trường
sống (cả tự nhiên và xã hội); gắn liền với các cơ sở sản xuất; tằng cường mối quan hệ giữa các nhà
trường cả phạm vi quốc gia và quốc tế; gắn liền với cá nhân, không hạn chế về thời gian và không
gian nhờ vào tiến bộ của công nghệ và bùng nổ thông tin.
- Hệ thống GD có tính liên thông cao
- Phát triển đa dạng các hình thức GD và đào tạo
- Hệ thống GD tạo ra tính cơ động nghề nghiệp cao ở người học
3.2. Định hướng hoàn thiện hệ thống GD quốc dân
- Hướng tới xây dựng một hệ thống GD mở, linh hoạt, phù hợp với việc xây dựng một xã hội học tập,
học tập suốt đời.
- Hệ thống GD gắn với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế,
đáp ứng nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Xây dựng hệ thống GD đa dạng về loại hình và phương thức, năng động, mềm dẻo, linh hoạt, chất
lượng và hoàn toàn liên thông.
- Xây dựng hệ thống GD kế thừa và phát huy được truyền thống cũng như tinh hoa của các mô hình
GD tiên tiến trên thế giới.
- Cơ cấu hệ thống GD có cấu trúc hài hòa và tương đối ổn định, dễ dàng cho phân cấp quản lý, nâng cao
tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước cộng đồng và xã hội. Chú ý đến sự phù hợp về cơ cấu trình độ, cơ
cấu loại hình nhà trường, phương thức, ngành nghề, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu phân cấp quản lý … Trong
đó cơ cấu trình độ được coi là cơ cấu đặc trưng nhất của hệ thống GD.
- Cơ cấu hệ thống GD đảm bảo tính công bằng và bình đẳng giữa các loại hình nhà trường và phương
thức đào tạo. kết quả học tập và giá trị văn bằng giữa các loại hình nhà trường, các phương thức đào tạo phải
được quy đổi, liên thông, đảm bảo quyền lợi và kích thích sư sáng tạo của người học trong một xã hội học
tập mở./.
PHẦN 2- LÝ LUẬN DẠY HỌC
Chương 6- QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
1. Khái niệm quá trình dạy học
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm quá trình dạy học. Nếu dạy học lấy thầy làm trung tâm thì dạy học là
quá trình truyền thụ kiến thức từ thầy sang trò.

Theo quan niệm của dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì: Quá trình dạy học là quá
trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự
điều khiển hoạt động nhận thức- học tập của mình nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
Tất nhiên trong dạy học có những khi diễn ra sự truyền thụ từ thầy sang trò, nhưng về cơ bản dạy học
theo quan niệm phát huy tính tích cực của người học thì thầy đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển bằng
những phương pháp làm phát huy tính tích cực của người học để người học tự giác, chủ động, tự tổ chức, tự
điều khiển hoạt động nhận thức. (Người thày giáo tồi là người mang chân lý đến sẵn, còn người thầy giáo
giỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lý. Dictecvec (Dieterweg))
Các thành tố của quá trình dạy học
• Mục tiêu dạy học
• Giáo viên và học sinh
• Chương trình, nội dung dạy học
• Phương pháp dạy học
• Phương tiện dạy học
• Môi trường dạy học
• Kết quả dạy học
22
Chu y: Phõn Bn cht ca quỏ trỡnh dy hc nay danh cho hoc viờn t xa hoc, hoc viờn tai chc
tham khao
Bn cht ca quỏ trỡnh dy hc
Dạy học là phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học: quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của ng -
ời học. Hai quá trình này không tách rời nhau mà là một quá trình hoạt động chung nhằm hình thành nhân cách của
con ngời mới đáp ứng đợc yêu cầu của thời đại.
Ngày nay quá trình hoạt động chung đó,
- Ngời giáo viên đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của ngời học để giúp họ tự
khám phá tri thức, ngoài ra giáo viên cũng có chức năng truyền thụ tri thức nhng chỉ khi ngời học thật cần thiết. Song
chức năng này không phải là chức năng chính yếu của toàn bộ quá trình dạy.
- Ngời giáo viên phải suy nghĩ để giúp ngời ngời học sử dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có của
mình, những tri thức mà họ thu thập đợc qua các phơng tiện thông tin đại chúng, qua cuộc sống để tạo nên sự hiểu biết
của mình.

Phối hợp với hoạt động đó của giáo viên, ngời ngời học tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, điều khiển hoạt
động nhận thức - học tập của mình nhằm nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức,
đặc biệt năng lực t duy sáng tạo, hình thành cơ sở thế giới quan khoa học và những phẩm chất tốt đẹp của con ngời
mới.
Trong quá trình dạy học không thể thiếu một trong hai quá trình bộ phận này, nếu không thì quá trình đó
không diễn ra.
Từ đó chúng ta có thể hiểu thế nào khái niệm quá trình dạy học?
Quá trình dạy học là quá trình mà trong đó dới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của ngời giáo viên làm cho
ngời học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức tự điều khiển hoạt động nhận thức học tập của mình nhằm thực hiện
những nhiệm vụ dạy học.
a. Dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể
- Vận dụng lý thuyết về hoạt động vào quá trình dạy học, chúng ta thấy hoạt động dạy học là hoạt động chung bao
gồm các hoạt động thành phần đó là hoạt động dạy và hoạt động học, tơng ứng với nó là hai chủ thể: thầy và trò
- Hoạt động của hai chủ thể hay là sự tồn tại của quá trình dạy học là hai hoạt động quy định lẫn nhau
Giáo viên Học sinh
- Hoạt động dạy và học đều có những nét chung mang thuộc tính bản chất và đều có các yếu tố cấu trúc của hoạt động.
Tuy nhiên, hai hoạt động đó lại có những điểm khác biệt về chủ thể, đối tợng, mục đích, phơng tiện và kết quả hoạt
động.
- Chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên và tập thể s phạm ; chủ thể của hoạt động học là trò, là tập thể ngh ng-
ời đợc giáo dục.
- Đối tợng hoạt động dạy là hoạt động của học sinh, là các quan hệ giao lu giữa chúng; đối tợng của hoạt động
học là hoạt động của loài ngời trong việc nhận thức, cải tạo hiện thực khách quan, trong các quan hệ xã hội đa
dạng
- Mục đích của hoạt động dạy là cải biến và hoàn thiện hoạt động nhận thức, kỹ năng thực hành làm cho học
sinh nắm vững trí thức, hình thành kĩ năng hoạt động từ đó phát triển trí tuệ và nhân cách; mục đích của hoạt
động học là chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội, các giá trị văn hoá của nhân loại, trên cơ sở đó hình thành năng lực
sáng tạo trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội, hoàn thiện bản thân, nhân cách.
- Phơng tiện của hoạt động dạy gồm những công cụ vật chất, phơng pháp, hình thức tổ chức tác động sp, tổ
chức quản lí nhận thức; điều khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành; giáo dục ý thức cho học sinh
Học sinh

- Chủ thể của hoạt động học
- Chủ thể có ý thức, chủ động, tích cực và sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách.
- Ngời biết khai thác, quản lý và chia sẻ thông tin với thầy và bạn học
+ Chủ thể của hoạt động học là học sinh, tích cực trong nhận thức, rèn luyện và tu dỡng, đồng thời là đối tợng
giảng dạy và giáo dục
+ Đối tợng của hoạt động học là hệ thống tri thức và kĩ năng tơng ứng.
+ Mục đích của hoạt động học là tiếp thu nền văn hoá của nhân loại và chuyển nó thành trí tuệ và nhân cách của
bản thân.
+ Phơng pháp học tập là phơng pháp nhận thức, rèn luyện để hình thành năng lực thực hành.
b. Dạy học là hoạt động trí tuệ, hoạt động nhận thức
- Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của ngời học.
Tính độc đáo trong quá trình nhận thức của ngời học thể hiện nh thế nào? Hoạt động nhận thức của ngời học
trong quá trình dạy học đợc sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên với những điều kiện s phạm nhất định nên
nó có tính độc đáo. Tính độc đáo đó thể hiện nh sau:
- Quá trình nhận thức của ngời học không diễn ra theo con đờng mò mẫm, thử và sai nh quá trình khám phá,
đợc những nhà xây dựng nội dung dạy học và ngời giáo viên gia công vào.
- Quá trình nhận thức của ngời học không phải tìm ra cái mới cho nhân loại mà là tái tạo những tri thức của
nhân loại đã tạo ra, nên họ nhận thức cái mới đó chỉ đối với bản thân họ rút ra từ kho tàng tri thức chung của loài ngời.
- Trong một thời gian tơng đối ngắn ngời học có thể lĩnh hội một khối lợng tri thức rất lớn một cách thuận
lợi. Chính vì vậy mà trong quá trình học tập của ngời học phải tiến hành củng cố, tập vận dụng, kiểm tra đánh giá tri
23
thức, kỹ năng kỹ xảo nhằm biến chúng thành tài sản của bản thân ngời học. Trong quá trình nhận thức của ngời học,
giáo viên phải quan tâm tới việc phát triển năng lực nhận thức và tiến hành giáo dục cho họ.
Trong quá trình dạy học cần phải chú ý tới tính đặc biệt đó của quá trình nhận thức của ngời học để tránh sự
đồng nhất quá trình nhận thức chung của loài ngời với quá trình nhận thức của ngời ngời học. Song không vì quá coi
trọng tính độc đáo đó mà thiếu quan tâm đúng mức đến việc tổ chức cho ngời học dần dần tìm hiểu và tập tham gia các
hoạt động tìm tòi khoa học vừa sức, nâng cao dần qua các lớp để chuẩn bị cho sự khai phá tri thức, tham gia nghiên cứu
khoa học trong tơng lai.
c. Quá trình dạy học với t cách là một hệ thống
Quá trình dạy học là một dạng hoạt động chuyên biệt và là một quá trình xã hội. Sự tồn tại, phát triển của quá

trình dạy học luôn có mặt những thành tố bộ phận cùng tham gia. Các thành tố này có sự liên hệ mật thiết với nhau tạo
nên sự ổn định bền vững.
Các thành tố của quá trình dạy học bao gồm;
- Mục đích dạy học
- Giáo viên và hoạt động dạy
- Học sinh và hoạt động học
- Nội dung dạy học
- Phơng pháp dạy học
- Hình thức tổ chức dạy học
- Phơng tiện dạy học
- Điều kiện dạy học
- Kết quả dạy học
3. c iờm cua qua trinh day hoc hiờn nay
* Trong qua trinh day hoc hiờn nay, hoat ụng hoc tõp cua hoc sinh c tich cc hoa trờn c s nụi
dung day hoc ngay cang hiờn ai hoa
* Trong qua trinh day hoc hiờn nay, hoc sinh co vụn sụng va nng lc nhõn thc phat triờn hn so vi
hoc sinh cung ụ tuụi nhng thi ky trc
* Trong qua trinh day hoc hiờn nay, hoc sinh co xu hng vt ra khoi nụi dung tri thc, ky nng do
chng trinh quy inh
4. Bn cht ca quỏ trỡnh dy hc (c im hot ng nhn thc ca hc sinh trong quỏ trỡnh dy
hc)
Chu y: Hoc viờn tai chc hoc theo phõn nay, hoc viờn t xa tham khao
Dy hc l t chc, tỏc ng v iu khin hot ng nhn thc ca hc sinh. Trong quỏ trỡnh dy hc,
hot ng nhn thc ca hc sinh c t chc, tỏc ng v iu khin bi giỏo viờn nờn nú cú im ging
v khỏc vi hot ng nhn thc ca loi ngi núi chung.
- Trong quỏ trỡnh dy hc, hot ng nhn thc ca hc sinh cng nh hot ng nhn thc ca con
ngi, ú l s phn ỏnh th gii khỏch quan vo nóo ngi, s phn ỏnh tớch cc, sỏng to, phn ỏnh khỏch
quan v ni dung v ch quan v hỡnh thc.
- Trong quỏ trỡnh dy hc, hot ng nhn thc ca hc sinh din ra theo quy lut ph bin, theo quy
lut chung nh Lờnin ó tng kt: T trc quan sinh ng n t duy tru tng, t t duy tru tng n

thc tin, ú l con ng bin chng ca nhn thc chõn lý, nhn thc hin thc khỏch quan
- Ton b quỏ trỡnh nhn thc ca loi ngi v ca hc sinh u din ra theo cụng thc nh Lờnin a
tụng kờt, song khi t n mt trỡnh nht nh, mt thi im c th, con ngi cú th nhn thc t khỏi
quỏt n c th, t cỏi chung n cỏi riờng.
* T c im trờn, trong quỏ trỡnh dy hc, khụng phi lỳc no GV cng dy t c th n khỏi quỏt,
m tựy thuc vo trỡnh nht nh ca hc sinh v tựy vo iu kin c th m cú th dy hc t khỏi quỏt
n c th, i t cỏi chung n cỏi riờng.
Trong quỏ trỡnh dy hc, quỏ trỡnh nhn thc ca hc sinh cú nhng im khỏc bit v c ỏo so vi
quỏ trỡnh nhn thc ca cỏc nh khoa hc v nhn thc chung ca loi ngi:
- Hc sinh khụng tỡm ra cỏi mi cho nhõn loi m ch yu l tỏi to nhng tri thc ca loi ngi ó tỡm
ra, hc sinh nhn thc nhng tri thc rỳt ra t kho tng tri thc ca nhõn loi, i vi bn thõn h, nú cũn
mi m.
- Quỏ trỡnh nhn thc ny khụng din ra theo con ng mũ mm, th v sai nh quỏ trỡnh nhn thc
núi chung ca loi ngi v ca cỏc nh khoa hc, m din ra theo con ng ó c khỏm phỏ, c
nhng nh xõy dng chng trỡnh, ni dung dy hc gia cụng s phm. Vỡ th, trong mt thi gian nht
nh, hc sinh cú th lnh hi mt khi lng tri thc rt ln mt cỏch thun li.
24
- Quá trình học tập của học sinh phải tiến hành theo các khâu của quá trình dạy học: Lĩnh hội tri thức
mới, củng cố, vận dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành tài sản của bản
thân.
- Trong quá trình dạy học, trên cơ sở kiến thức học sinh đã tiếp thu được mà hình thành ở học sinh thế
giới quan, động cơ, các phẩm chất nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội.
- Quá trình nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học diễn ra dưới vai trò chủ đạo của giáo viên.
Như vậy, bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới vai trò
chủ đạo của giáo viên.
* Trong quá trình dạy học, hoạt động nhận thức của học sinh có tính độc đáo, song cũng phải tổ chức
cho học sinh biết tìm tòi, khám phá ra tri thức. Việc khám phá này được tổ chức theo ý đồ của giáo viên,
nghĩa là tri thức học sinh khám phá ra không phải là mới đối với loài người, nhưng con đường khám phá
cũng đi theo hướng tìm tòi, nghiên cứu giống như các nhà khoa học đã thực hiên nhưng dựa trên sự trợ giúp,
định hướng ở mức độ nhất định của giáo viên, qua đó giúp học sinh phát triển tính tò mò khoa học và ham

hiểu biết, làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học độc lập ở trình độ ngày càng cao.
5. Các nhiệm vụ của quá trình dạy học (các mục tiêu dạy học)
Nhiệm vụ 1- Điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững nội dung môn học(nắm vững hệ thống kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo của môn học)
Trong dạy học, nhiệm vụ đầu tiên là làm cho học sinh nắm vững nội dung môn học, cụ thể là nắm vững
hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã quy định trong chương trình dạy học và được đưa vào thành nội dung
môn học.
Nắm vững có nhiều tiêu chí để đánh giá: Ở mức thông thường nhất đó là hiểu, nhớ và vận dụng được.
Ở trường phổ thông, giáo viên có nhiệm vụ điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức phổ
thông cơ bản, khoa học, hiện đại, phù hợp với thực tiễn đất nước về mặt tự nhiên và xã hội-nhân văn, đồng
thời rèn luyện cho họ hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Nôi dung kiến thức, kỹ năng kỹ xảo đã được đưa
thành nội dung các môn học trong trường phổ thông và chủ yếu đã được đưa và sách giáo khoa.
Tri thức nói chung và tri thức khoa học nói riêng mà loài người tích lũy được vô cùng lớn, mỗi cá nhân
trong suốt cuộc đời mình không thể học hết được. Vì vậy, nhiệm vụ của trường phổ thông là giúp học sinh
nắm vững hệ thống tri thức phổ thông cơ bản, khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước.
Tri thức phổ thông cơ bản, trước hết đó là những tri thức được lựa chọn và xây dựng từ các lĩnh vực
khoa học khác nhau. Đó là những tri thức tối thiểu nhất, cần thiết nhất, làm nền tảng giúp học sinh có thể
tiếp tục học lên bậc học cao hơn, học ở các trường dạy nghề hoặc bước vào cuộc sống tự lập, trực tiếp tham
gia lao động sản xuất và tham gia công tác xã hội, có cuộc sống tinh thần phong phú. Những tri thức phổ
thông cơ bản này biến đổi theo yêu cầu của xã hội.
Tri thức phổ thông cơ bản đó phải là tri thức khoa học, phù hợp với chân lý khách quan và phù hợp với
xu thế phát triển của thời đại.
Tri thức hiện đại là những tri thức phản ánh được những thành tựu mới nhất của khoa học, phù hợp với
xu thế phát triển của thời đại, giúp học sinh không lạc hậu so với thời đại.
Những tri thức đó phải phù hợp với thực tiễn đất nước về mặt tự nhiên và xã hội-nhân văn, cũng như
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, đảm bảo được tính hệ thống, lôgic khoa học và mối liên
hệ chặt chẽ giữa các môn học.
Trong quá trình võ trang tri thức cho học sinh cũng cần phải hình thành cho học sinh hệ thống kỹ
năng, kỹ xảo tương ứng với nội dung môn học, đặc biệt là những kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến hoạt động
nhận thức- học tập và nghiên cứu khoa học ở mức đơn giản. Việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh

phải đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ áp dụng kiến thức cho đến sáng tạo.
Sau đây là một số kỹ năng mà giáo viên có thể tham khảo để hình thành thường xuyên cho học sinh
nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống trong xã hội hiện nay.
- Kỹ năng nắm bắt thông tin và giao tiếp xã hội
- Kỹ năng làm việc có hiệu quả theo nhóm
- Kỹ năng nhận thức về xã hội và nhân văn
- Kỹ năng vận dụng ngoại ngữ và vi tính
- Kỹ năng cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật
- Kỹ năng phân tích và giải quyết các tình huống ứng xử
- Kỹ năng phòng vệ cho sự sống và gia tăng sức khỏe
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×