Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
************
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: Văn hóa Doanh nghiệp & Đạo đức Kinh doanh
ĐỀ TÀI: Sữa bẩn có chứa chất Melamine
Giảng viên: AO THU HOÀI
Lớp: Văn hóa Doanh Nghiệp và Đạo đức Kinh doanh.4
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2012
1
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
Mục lục :
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN 1: NGUỒN GỐC CỦA SỮA CHỨA MELAMINE
PHẦN 2: BẢN CHẤT CỦA CHẤT MELAMINE
PHẦN 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT MELAMINE
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
2. Ảnh hưởng đến xã hội
3. Ảnh hưởng đến kinh tế
TỔNG KẾT
2
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
Từ rất lâu trong lịch sử loài người, chúng ta đã biết đến một nguồn
thực phẩm rất giàu dinh dưỡng đó là sữa. Sữa là nguồn thực phẩm dành
cho các loài động vật có vú còn non mới sinh chưa thể sử dụng các loại
thực phẩm khác. Trong sữa có chứa nhiều chất dinh dưỡng như glucid,
protein, lipid, khoáng, vitamin,… Những hợp chất này rất có lợi và cần
thiết cho sức khỏe và sự tăng trưởng, phát triển của con người và các loài
động vật. Là nguồn thực phẩm quan trọng, nên các sản phẩm từ sữa đã
được đa dạng hóa như: phô mai, bơ, sữa lên men yaourt, kefir là các sản
phẩm truyền thống đã có từ rất lâu trước đây cho đến các sản phẩm hiện
đại được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp như sữa tươi thanh trùng,
tiệt trùng, sữa nguyên kem, sữa bột, sữa gầy, sữa cô đặc,… Tất cả nhằm
nâng cao chất dinh dưỡng và bảo quản sữa tốt hơn.
Sữa luôn là thức uống bổ dưỡng và dễ hấp thu, mang nhiều lợi ích
cho cơ thể, luôn là thức uống tốt cho tất cả mọi người trong mọi lứa tuổi.
Nắm bắt được nhu cầu của người sử dụng luôn muốn mang lại sức khỏe
cho mình và cho người thân nên ngày nay có rất nhiều công ty sữa xuất
hiện trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Họ tung ra rất nhiều
những loại sản phẩm từ sữa như: sữa nước, sữa bột, yahurt, sữa đặc, bánh
quy, bánh xốp nhằm làm hài lòng người tiêu dùng. Và thị trường sữa
Trung Quốc cũng phát triển sôi động theo xu hướng đó.
3
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
PHẦN 1: NGUỒN GỐC CỦA SỮA CHỨA MELAMINE
PHẦN 1: NGUỒN GỐC CỦA SỮA CHỨA MELAMINE
Vài năm trước đây chúng ta đã chứng kiến một sự việc lớn xảy ra
liên quan đến các sản phẩm làm từ sữa. Đó là việc người tiêu dùng và các
nhà chức trách đã phát hiện trong sữa có sự tồn tại của chất Melamine –
một chất vô cùng độc hại đối với cơ thể người. Sau khi đã thu hồi và
kiểm tra tổng thể thì chất Melamine này xuất hiện nhiều nhất trong các
sản phẩm sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc, mà bắt đầu chính là từ 3 công
ty sữa lớn nhất Trung Quốc là: Mengniu (Mông Ngưu), Yili (Y Lợi) và
nặng nhất là Sanlu (Tam Lộc).
* Tóm tắt những mốc của vụ việc "sữa bẩn" chấn động Trung
Quốc.
Trong khi thị trường sữa Trung Quốc vẫn ổn định và tăng trưởng
tốt thì xuất hiện sự việc trẻ em bị ốm do uống sữa của công ty sữa Sanlu
(Tam Lộc) đã trở thành dấu mốc đánh dấu một cuộc khủng hoảng ghê
ghớm trên thị trường sữa Trung Quốc. Sự việc được tóm tắt như sau:
• Tháng 12-2007: sự việc bùng phát khi có những đơn khiếu nại gửi tới
công ty sữa lớn nhất Trung Quốc là Tam Lộc vì cho rằng trẻ em bị bệnh
do sử dụng sữa của hãng.
• Tháng 1-2008: Tập đoàn Tam Lộc công nhận sản phẩm sữa của tập đoàn
bị nhiễm chất Melamine.
• Ngày 30-6: Cơ quan quản lý chất lượng Trung Quốc nhận báo cáo có 5
trẻ em đang điều trị tại bệnh viện nhi tỉnh Hồ Nam bị sạn thận do uống
sữa Tam Lộc.
• Ngày 24-7: Một bác sĩ nhi khoa báo cho cơ quan y tế đã xác định được 9
trường hợp sạn thận ở các trẻ em uống sữa Sanlu và tỏ ý nghi về chất độc
trong sữa.
• Ngày 6-8: Tam Lộc bắt đầu thu hồi sản phẩm từ nhà phân phối nhưng
không thu hồi sản phẩm đã bán ra thị trường tiêu dùng.
• Ngày 11-9: Tam Lộc thu hồi 700 tấn sữa bột cho trẻ em.
4
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
• Ngày 13-9: Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Gao Qiang thông báo có 432
trẻ em uống sữa Tam Lộc đã bị bệnh sạn thận và phê phán tập đoàn Tam
Lộc chậm công bố thông tin. Bộ Y tế bắt đầu đợt kiểm tra tất cả các công
ty sữa Trung Quốc. Phó tỉnh trưởng Hà Bắc cho biết tỉnh đã tịch thu
2.176 tấn sữa bột Tam Lộc và thu hồi hơn 8.218 tấn sản phẩm sữa.
• Ngày 15-9: Số trẻ em bị bệnh tăng lên 1.200 em, 2 em tử vong. Cơ quan
quản lý chất lượng sản phẩm lý giải sữa bị nhiễm độc do nhà sản xuất pha
trộn Melamine vào sữa nguyên liệu. Phó chủ tịch tập đoàn Tam Lộc xin
lỗi người tiêu dùng song không giải thích vì sao chậm công bố thông tin.
• Ngày 16-9: Cuộc kiểm tra 109 công ty sản xuất sữa cho trẻ em trên toàn
Trung Quốc phát hiện 22 công ty có sản phẩm bị nhiễm Melamine. Tổng
giám đốc Tam Lộc bị cách chức.
• Ngày 17-9: Hai tập đoàn sữa lớn nhất Trung Quốc là Mengniu Dairy Co.
(Mông Ngưu) và Yili Industrial Group (Y Lợi) bắt đầu thu hồi sản phẩm.
Bộ Y tế Trung Quốc thông báo có 3 trẻ tử vong và 6.200 trẻ em bị bệnh.
Trung Quốc huy động 5.000 thanh tra viên vào cuộc kiểm tra các công ty
sữa.
• Ngày 19-9: Nỗi lo sợ lan rộng khi hóa chất Melamine được tìm thấy trong
sữa nước do ba công ty hàng đầu Trung Quốc sản xuất.
• Ngày 21-9: Bộ Y tế báo cáo có thêm 1 em bé tử vong, số trẻ em bị bệnh
tăng vọt lên 53.000, trong đó có 12.892 em điều trị tại bệnh viện và 104
em trong tình trạng nguy kịch. Hồng Kông phát hiện ca nhiễm độc đầu
tiên ở một bé gái 3 tuổi do uống sữa Trung Quốc.
• Ngày 22-9: Trưởng cơ quan quản lý chất lượng Trung Quốc từ chức.
Hồng Kông báo cáo ca bệnh thứ hai ở một bé trai 4 tuổi, cũng do uống
sữa Trung Quốc.
Tới thời điểm này,vụ “sữa bẩn” trầm trọng nhất trong lịch sử này
đã làm chết 6 em bé và khiến 300.000 bé khác bị nhiễm các bệnh liên
quan tới sỏi thận. Đứng trước vụ việc này Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia
Bảo đã xin lỗi người dân và người đứng đầu cơ quan kiểm tra chất lượng
sản phẩm Li Chang Jiang phải từ chức. Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh
tử hình với 3 người có liên quan và 2 người bị án tù chung thân trong đó
5
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
có bà Điền Ôn Hoa - 66 tuổi, cựu Giám đốc tập đoàn sữa Sanlu, tổng
cộng 60 người đã bị bắt.
PHẦN 2: BẢN CHẤT CỦA CHẤT MELAMINE
PHẦN 2: BẢN CHẤT CỦA CHẤT MELAMINE
Theo thông tin từ Viện Vệ sinh y tế công cộng Thành phố Hồ Chí
Minh, Melamine là một hợp chất hữu cơ, công thức hóa học là C3H6N6,
màu trắng, rất giàu nitrogen (Nitrogen được dùng như là tiêu chuẩn để
xác định lượng đạm có trong thực phẩm, là dạng bột tinh thể tan nhẹ
trong nước). Melamine được biết đến như một chất gây hại nếu nuốt, hít
6
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
và có thể hấp thụ qua da. Mắt, da và đường hô hấp có thể gây kích thích
khi tiếp xúc với Melamine, nếu tiếp xúc lâu dài với Melamine có thể gây
ung thư và ảnh hưởng đến bộ phận sinh sản. Liều độc của Melamine khá
cao với LD 50 là hơn 3 gr/kg trọng lượng cơ thể.
Melamine được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ nhựa, đồ dùng gia
đình, bảng trắng, chất keo, phân bón, chất tẩy rửa, chất dập lửa nhưng nó
lại được đưa vào trong sữa. Vậy lí do để các công ty sữa thêm Melamine
vào các sản phẩm của mình là gì?
Trên nhãn hiệu sản phẩm của sữa, ngoài những thông tin về hãng
sản xuất, nguyên liệu, trọng lượng còn một thông tin cần được thể hiện
là hàm lượng protein. Đối với các nhà sản xuất sữa, Melamine là chất
giúp làm tăng hàm lượng protein trong sản phẩm cho dù hàm lượng
protein thật trong đó chẳng có bao nhiêu. Vì lợi nhuận, các nhà sản xuất
đã đánh lừa các nhà kiểm định bằng cách cho chất Melamine vào thực
phẩm, cụ thể ở đây là sữa. Các nhà sản xuất cho rằng chất này được cho
thêm vào sữa là để làm cho hàm lượng protein có vẻ tăng lên. Do hầu hết
các cuộc kiểm tra protein đều lấy hàm lượng nitơ vì vậy cấu trúc hóa học
của nó có thể đánh lừa các thiết bị kiểm tra. Họ đã pha loãng sữa với
nước để kết quả kiểm tra không phát hiện được hàm lượng protein thêm
vào.
Vậy nên các bậc cha mẹ đã vô tình mua phải các sản phẩm sữa
nhiễm độc và yên tâm rằng sữa có hàm lượng đạm cao, gây cảm giác
ngon miệng khi uống, mà không biết mình bị lừa. Do lòng tham không
đáy, việc làm này của một số nhà sản xuất sữa Trung Quốc đã gây ra
thảm họa ngộ độc và gây bệnh hàng loạt mà người ta không thể ngờ đến.
Tóm lại, từ những thông tin và các nghiên cứu trên thế giới,
Melamine là tác nhân gây ra sỏi thận hai bên dẫn tới suy thận cấp - đặc
biệt nếu xảy ra ở trẻ em rất dễ gây tử vong, nếu có thêm chất acid
cyanuric có sẵn trong sữa thì độ độc càng tăng cao.
7
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
PHẦN 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT MELAMINE
PHẦN 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT MELAMINE
1.
1.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
8
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
Melamine là chất đã được tổ chức Lương nông Thế giới và tổ chức Y
tế Thế giới khuyến cáo không được đưa vào thực phẩm. Sau sự kiện sữa bột
Tam Lộc, Melamine đã được tìm thấy trong rất nhiều các nhãn hiệu sữa bột
trẻ em, trong sữa tươi, sữa chua, kem… Tình trạng của trẻ em Trung Quốc
dùng sữa nhiễm Melamine đã cho thấy tác động của hóa chất này lên con
người gần giống với kết quả thử nghiệm trên động vật, đó là chết hàng loạt.
• Khi con người sử dụng sữa chứa chất này thì có những triệu chứng rất nguy
hiểm như tạo kết tủa và hình thành chất rắn trong ống thận, cuối cùng làm
tắc nghẽn gây sỏi thận, ảnh hưởng đến sự tạo nước tiểu, gây ra suy thận và
hoại thận và có thể dẫn đến tử vong.
• Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy Melamine có khả năng gây ung
thư (do sự kết hợp của Melamine và Axit Cyanua có sẵn trong thành phần
của sữa). Nghiên cứu này còn cho thấy Melamine có khả năng hủy hoại hệ
thống miễn dịch của con người
• Ngoài ra Melamine thường gây ngộ độc mãn tính do khả năng khó tan trong
nước và cần thời gian dài để thải trừ. Nó còn làm tổn thương hệ sinh sản,
gây sỏi bàng quang, sỏi thận và ung thư bàng quan là những hậu quả nghiêm
trọng của việc sử dụng melamine trong thời gian dài.
* Có rất nhiều triệu chứng của nhiễm độc Melamine như:
• Bị kích thích ở da, mắt, hô hấp, tiểu ra máu, tiểu ít, tiểu khó hoặc không tiểu
được, có dấu hiệu nhiễm trùng tiểu (sốt, đau lưng, tiểu gắt, tiểu giắt) và
huyết áp tăng.
• Trẻ uống sữa trộn Melamine kéo dài sẽ bị thiếu dinh dưỡng, nhưng tệ hại
hơn là chất độc Melamine sẽ tích tụ qua từng ngày, lắng cặn lại và gây
hại cho cơ thể.
May mắn thay là tại Việt Nam tuy có nhập khẩu sữa từ Trung Quốc
nhưng nhờ có Bộ Y Tế và các cơ quan ban ngành có liên quan kịp thời
thông báo, nhắc nhở cho người tiêu dùng biết để tránh mua phải những loại
sữa bẩn trên, nên đã không để lại những hậu quả nghiêm trọng và đáng tiếc
9
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
nào cho các em bé Việt Nam.
2.
2.
Ảnh hưởng đến Xã hội.
Ảnh hưởng đến Xã hội.
Quan sát về những mối quan tâm và phản ứng trước vụ Melamine
trong sữa, người ta đã đúc kết được một xu hướng: khi xã hội ngày càng
trở nên an toàn hơn, xã hội dường như có nhu cầu mang sự nguy hiểm trở
lại trong cuộc sống. Có thể nói chúng ta đang sống trong một “Xã hội rủi
ro”, một xã hội mà trong đó nhận thức của chúng ta về sự hiểm nguy và
những khái niệm về an toàn đã bị thay đổi hoàn toàn. Vì vậy, chúng ta
không nên dùng bất cứ một vật thể nào khi mà nó chưa được chứng minh
là an toàn.
• Ai cũng nhận thấy rằng sữa là một sản phẩm thiết yếu khi nuôi dưỡng trẻ
nhỏ. Và sự việc của sữa chứa chất Melamine làm cho công chúng trở nên
hoang mang. Các ông bố bà mẹ đang thắc mắc xem không biết có nên
cho con mình tiếp tục sử dụng các sản phẩm làm từ sữa nữa hay không.
• Không những thế, nó còn làm cho công chúng mất lòng tin về mức độ an
toàn thực phẩm. Khi họ sử dụng loại thực phẩm nào đó họ sẽ phải đắn đo
xem liệu loại thực phẩm này có chứa chất độc hại hay có an toàn và thực
sự có ích, tốt cho sức khỏe của họ hay không.
Điều này chứng tỏ trong xã hội này khẳng định có những con
người vô lương tâm, muốn hủy hoại lẫn nhau, đặc biệt là hủy hoại thế hệ
trẻ trong đất nước Trung quốc cũng như các nước nhập khẩu sữa từ Trung
Quốc như Việt Nam.
3.
3.
Ảnh hưởng đến Kinh tế.
Ảnh hưởng đến Kinh tế.
• Lượng protein trong sữa càng nhiều, nhà sản xuất càng có lí do để nâng
giá sữa. Đây là một cách lừa gạt vô cùng khoa học. Một cách làm giàu bất
chính, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước và các cá nhân.
10
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
• Các nhà sản xuất sữa Trung Quốc đang mất dần thị trường do tâm lí “tẩy
chay sữa” của người tiêu dùng. Các đại lí nói không với các sản phẩm sữa
của 3 công ty lớn trên và quay sang sử dụng sản phẩm của hãng khác.
• Xa hơn nữa, sau vụ việc này ngành công nghiệp sản xuất sữa của Trung
Quốc đang bên bờ vực phá sản. Các nhà nhập khẩu sản phẩm làm từ sữa
của Trung Quốc đang tiến hành thu hồi sản phẩm trên toàn thế giới. Có
12 quốc gia Châu Á và Châu Phi cùng với 27 nước là thành viên của EU
ra lệnh cấm hoặc hạn chế tiêu thụ các sản phẩm nhập khẩu làm từ sữa của
Trung Quốc.
• Vụ bê bối này đang đẩy nhiều nông dân vào cảnh khốn quẫn, mặc dù họ
không phải chịu trách nhiệm về tình trạng sữa nhiễm độc. Nhưng với việc
không có người mua, người nông dân nuôi bò sữa buộc phải đổ sữa tươi
hoặc bán rẻ cho những người khác trong làng. Sự lo lắng của họ dường
như chưa có điểm dừng, bởi cuộc khủng hoảng đang có xu hướng lan
rộng, nhiều người nghĩ tới việc bán bò để giảm bớt thiệt hại.
• Tiến sĩ Yanzhong Huang của Đại Học Seton Hall – Trung Quốc nói:
“Khó khăn của Trung Quốc là các thương gia đã không có tinh thần đạo
đức nghề nghiệp của các chế độ tư bản”. Rất khó để kiểm soát các khâu
chế biến thực phẩm ở Trung Quốc. Lấy ví dụ như các trại nuôi bò của
người nông dân có thể làm ăn đứng đắn nhưng lớp trung gian đã pha trộn
Melamine khi thu mua sữa từ các nông trại rồi đem dùng để chế tạo bánh
kẹo hoặc sữa bột để cho có đủ nồng độ protein như khách hàng yêu cầu.
Công ty Tam Lộc bị ảnh hưởng nặng hơn cả vì là công ty lớn nhất và
trước đây đã được Chính phủ cấp giấy khen là đạt tiêu chuẩn nhưng hiện
nay Tam Lộc bị điều tra về vụ Melamine và có ý che dấu nội vụ.
• Nếu Chính phủ không giải quyết tận gốc vấn đề thì sẽ làm cho nền kinh tế
Trung Quốc bị thiệt hại về lâu dài vì sẽ không còn ai muốn mua hàng
nữa Và tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp sữa trị giá đến 19 tỉ
USD ở quốc gia đông dân nhất hành tinh này. Nghiêm trọng hơn, nó còn
làm mất lòng tin của người tiêu dùng trên thế giới vào các sản phẩm nói
11
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
chung của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã nhìn thẳng vào thực
trạng vấn đề nhưng các tổ chức nhân quyền thì cho rằng việc đưa tin về
vụ việc sữa cần được kiểm soát vì rõ ràng, những người đứng về phía các
nạn nhân đang bị đe doạ.
TỔNG KẾT
Giờ đây, tuy vụ bê bối sữa bẩn này đã lắng xuống và được giải
quyết khá triệt để tại Trung Quốc cũng như tại Việt Nam, nhưng cũng đã
để lại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác một bài học lớn về
12
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
đạo đức của người kinh doanh trên mọi mặt thị trường ngày nay. Có thể
các hãng sữa trên vẫn sẽ tiêu thụ được các sản phẩm của mình sau khi đã
chứng minh được các sản phẩm đó là hợp vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhưng cái họ mất đi mà không thể lấy lại được chính là niềm tin của
người tiêu dùng cho các sản phẩm đó.
Có thể nói các nhà sản xuất sữa Trung Quốc đã đánh đổi giữa lợi
ích ngắn hạn với hình ảnh của sản phẩm công ty. Chỉ vì lòng tham nhất
thời mà những nhà quản lý của các công ty này đã đánh sụp hoàn toàn
niềm tin của người tiêu dùng với các sản phẩm sữa trong nước. Và thậm
chí nếu không phát hiên kịp thời thì họ đã hủy hoại cả một thế hệ trẻ em.
Đúng là “Nhất ngôn bất tín, vạn sự bất tin!”
Một bản án pháp lý là rất xác đáng. Và chắc chắn rằng khi ngồi
trong nhà giam họ sẽ còn phải đối mặt với tòa án lương tâm của chính
mình với những sự việc và hậu quả họ đã gây ra cho toàn xã hội.
* Biện pháp xử lý nhanh cho Việt Nam:
• Để tránh tình trạng trên xảy ra một lần nữa, các Bộ và Ban ngành liên
quan tại Việt Nam cần tăng cường kiểm tra, kết luận chính xác các sản
phẩm sữa nhiễm Melamine để có biện pháp xử lý đúng và kịp thời.
• Đồng thời, khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm sữa tươi
sản xuất trong nước không chứa Melamine.
• Khẩn trương ban hành quy định giới hạn an toàn đối với chất melamine
trong sữa và các sản phẩm có sữa.
• Theo yêu cầu, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn phải thường
xuyên thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn việc sử dụng các chất cấm, trong
đó có Melamine đưa vào thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm sữa.
• Các cơ quan thông tin báo chí phải đưa tin chính xác, không gây hoang
mang, bức xúc trong xã hội đối với sản xuất, tiêu thụ sữa tươi trong
nước
13
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
• Và hơn hết, biện pháp hữu dụng nhất vẫn là do sự nhận thức của người
dân và lương tâm con người của các nhà sản xuất sản phẩm tiêu
dùng.
Tài liệu tham khảo:
Bài tiểu luận có sử dụng thông tin từ nhiều nguồn trên Internet.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM:
1. Nguyễn Mỹ Hạnh (Nhóm trưởng) A16363
14
Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh
2. Trần Minh Trang A16087
3. Trần Thu Trang A16409
4. Nguyễn Thúy Ngân A17071
5. Phạm Tuyết Nhung A16954
6. Trần Thị Dung A17761
7. Đào Thị Thanh Tâm A17764
8. Nguyễn Tuấn Anh A15317
9. Nguyễn Thị Hà A14772
10. Nguyễn Thu Trang A18297
11. Hoàng Văn Huy A18077
15