Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SỰ CẦN THIẾT PHẢI HÌNH THÀNH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.26 KB, 24 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đây là một tình huống đă xảy ra tại tỉnh Bắc Giang cách đây hơn một năm
(cuối năm 2007), là một trong nhiều sự việc tương tự xảy ra ở một số địa
phương. Việc giải quyết rất phức tạp , nó liên quan đến quyền lợi trực tiếp của
nhiều đối tượng khác nhau. Bản thân tôi là một cán bộ tài chính , trong công tác
chuyên môn cũng thường gặp phải việc giải quyết các khoản thanh toán cho các
tổ chức, cá nhân hay việc giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến
tu bổ di tích. Tình huống này tuy đă qua, xong bản thân tôi là một trong những
cán bộ được phân công nhiệm vụ thực hiện. Do vậy tôi đề cập và đưa ra những
giải pháp xử lý tình huống như dưới đây.
Bước sang thế kỷ 21 nền công nghiệp thế giới đã đạt đến trình độ cao; xu
hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng với quy mô và đốc độ
ngày càng lớn đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư
tạo nên một nền kinh tế thị trường toàn cầu. Các nền kinh tế ngày càng phụ
thuộc vào nhau nhiều hơn và đều theo xu hướng mở cửa, theo quỹ đạo của kinh
tế thị trường. Với trình độ phát triển cao, đặt ra cho các nước công nghiệp phát
triển gặp phải những khó khăn vướng mắc lớn đó là:
- Thiếu hụt nhân công lớn, giá nhân công trong nước ngày càng tăng.
- Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp ngày càng khan hiếm và trở nên
thiếu thốn hơn.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng trở nên eo hẹp hơn so với năng
lực sản xuất và năng lực đầu tư.
Từ những khó khăn vướng mắc trên dẫn tới chi phí sản xuất cao, giá
thành sản phẩm lớn, giảm ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để khắc
phục những khó khăn trên các doanh nghiệp trong các nước công nghiệp phát
1
triển tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài để tận dụng lợi thế so sánh ở các
nước khác như: giá nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu mới dồi rào, thị trường tiêu
thụ sản phẩm mới.
Quá trình đó đã tạo nên nhu cầu dịch chuyển dòng vốn đầu tư chảy từ các


nước phát triển sang các nước đang phát triển. Trong khi đó, các nước đang phát
triển rơi vào tình trạng khó khăn trong phát triển kinh tế, thất nghiệp ra tăng,
thiếu vốn đầu tư, ngoại tệ, thiếu kỹ thuật công nghệ tiên tiến, thiếu cán bộ quản
lý, công nhân lành nghề có trình độ cao. Ngoài nguồn vốn trong nước, nguồn
vốn viện trợ, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan
trọng cho phát triển nền kinh tế. Như vậy, có điểm gặp nhau về nhu cầu phát
triển kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát
triển di chuyển vốn ra nước ngoài, còn các nước đang phát triển thấy được
những lợi thế và hạn chế của mình, đã cố gắng tạo ra một môi trường kinh tế
thích hợp thu hút đầu tư từ bên ngoài tạo thêm vốn đầu tư xã hội để phát triển
đất nước.
Bởi vậy các nước đang phát triển cần tạo môi trường thuận lợi cho các
nhà đầu tư về cả môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để
thu hút đầu tư theo quy hoạch phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội trước mắt
cũng như lâu dài của đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên, các nước đang phát
triển đã thành lập các khu vực đặc biệt với những ưu đãi nổi bật về đất đai, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và xã hội để thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước
ngoài; đó là những khu công nghiệp, khu chế xuất.
PHẦN THỨ HAI
SỰ CẦN THIẾT PHẢI HÌNH THÀNH CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
I- THỰC TRẠNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TỈNH BẮC GIANG
1- Tình hình dân số
2
Theo số liệu thông kê dân số trung bình của tỉnh Bắc Giang năm 2007 là
1.617.600 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 1.002.912 người
chiếm 62% dân số.
- Dân số chia theo khu vực:
+ Khu vực thành thị: 152.054 người chiếm 9,4%
+ Khu vực nông thôn: 1.465.546 người chiếm 90,6%

- Chia theo giới tính
+ Nam: 800.712 người chiếm 49,5%
+ Nữ: 816.888 người chiếm 50,5%
Phân bố dân số: Dân số của Bắc Giang phân bố rất không đều, mật độ dân
số trung bình toàn tỉnh là 420 người/1km
2
, nơi có mật độ dân số cao nhất là
thành phố Bắc Giang 3.400 người/1km
2
, nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện
Sơn Động 90 người/1km
2
.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Bắc Giang hiện nay là 1,16%
2- Thực trạng về lao động và việc làm
*- Số lượng lao động
Theo kết quả điều tra lao động việc làm thì cơ cấu nguồn lao động tỉnh
Bắc Giang thời kỳ 2002 - 2007 như sau:
- Tổng số người tham gia hoạt động kinh tế năm 2002 là 816.230 người
năm 2007 là 888.190 người tăng 71.960 người.
- Số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế năm 2002 là
676.305 người, năm 2007 là 753.420 người tăng 77.115 người.
Từ kết quả trên cho thấy số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt
động kinh tế (tính trong tổng số người tham gia hoạt động kinh tế) chiếm tỷ lệ
cao năm 2002 chiếm 82,8% năm 2007 chiếm 84,8%. Hàng năm có trên 2 vạn
người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
*- Chất lượng lao động
Theo số liệu thống kê năm 2007 thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao
động tỉnh Bắc Giang như sau:
3

- Lao động chưa qua đào tạo: 737.140 người chiếm 73,5%
- Lao động qua đào tạo 265.772 người chiếm 26,5% bao gồm:
+ Sơ cấp và chứng chỉ nghề: 85.055 người
+ Công nhân kỹ thuật có bằng: 35.245 người
+ Công nhân kỹ thuật không bằng: 34.680 người
+ Trung học chuyên nghiệp: 54.752 người
+ Cao đẳng: 18.820 người
+ Đại học, trên đại học: 37.220 người
3- Phân bố và sử dụng lao động
Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2007 thì:
- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,05% giảm 0,8% so với năm
2002.
- Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn là 85% tăng 8,3%
so với năm 2002.
* Phân bố lao động theo khu vực:
- Khu vực thành thị chiếm 9,3%
- Khu vực nông thôn chiếm 90,7%
* Phân bố lao động theo ngành kinh tế:
- Công nghiệp - Xây dựng chiếm 13,5%
- Nông lâm nghiệp chiếm 70,5%
- Thương mại - Dịch vụ chiếm 16%
* Phân bố lao động theo cơ cấu thành phần kinh tế
- Nhà nước chiếm 4,3%
- Tập thể chiếm 0,3%
- Tư nhân chiếm 6,5%
- Cá thể, hộ gia đình chiếm 86,8%
- Có vốn đầu tư nuớc ngoài chiếm 2,1%
II- SỰ CẦN THIẾT PHẢI HÌNH THÀNH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG.
4

Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua đã tạo
những bước phát triển vượt bậc của nền kinh Việt Nam. Để chuẩn bị hội nhập
nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới, đẩy nhanh sự phát triển công nghiệp
phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc xây dựng
các khu công nghiệp, khu chế xuất là một trong những biện pháp quan trọng
nhằm thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, đẩy mạnh xuất
khẩu. Với nguyên tắc giúp người dân có đất lấy làm khu công nghiệp, thì con
em họ sẽ được dụng vào làm công nhân trong khu công nghiệp, một bộ phận
nông dân trở thành công nhân qua đó liên minh công nông ngày càng chặt chẽ,
gắn bó hơn.
Từ thực trạng dân số nguồn lao động nêu trên; thực hiện chủ trương đẩy
mạnh kinh tế đối ngoại làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế địa phương, thấy rõ được
vai trò của quan trọng của khu công nghiệp đối với việc thu hút vốn đầu tư, giải
quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang đã xác định: Xây dựng các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là một nhu cầu hết sức cần thiết và cấp bách
trong giai đoạn hiện nay vì:
- Góp phần quan trọng vào việc đưa nền kinh tế của Bắc Giang từ một nền
kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, phát triển theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, từng bước giảm phần ngân
sách trung ương cấp bù hàng năm cho tỉnh, tiến tới thu đủ bù chi.
- Giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng giảm tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ
trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Để thực hiện chủ trương nêu trên Bắc Giang đã xác định lấy các năm
2005, 2006, 2007 là năm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành
nghề nông thôn.
5
6

PHẦN THỨ BA
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Sau khi xem xét rất nhiều dự án khác nhau, UBND tỉnh Bắc Giang đã
quyết định liên doanh với Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc
Giang để xây dựng khu công nghiệp Vân Trung nằm ven quốc lộ 1A mới trục
đường Hà Nội - Lạng Sơn. Khu công nghiệp Vân Trung có diện tích 900 ha nằm
trên đất của xã Vân trung - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang. Các chỉ tiêu chung
về sử dụng đất trong khu công nghiệp Vân Trung như sau:
* Tỷ lệ các loại đất trong khu vực thiết kế xây dựng mới:
- Tỷ lệ diện tích các lô đất xây dựng nhà máy: 65-70%
- Tỷ lệ đất giao thông: 10-14%
- Tỷ lệ đất cây xanh: 15-25%
- Đất các công trình hành chính, dịch vụ: 5%
- Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 2%
- Đất ở tái định cư, nhà ở công nhân: 7-10%
* Các chỉ tiêu sử dụng đất:
- Mật độ xây dựng tối đa trong lô đất xây dựng nhà máy: 70%
- Hệ số sử dụng đất từ: 0,5-2
- Tầng cao trung bình: 1-3 tầng
Theo dự án khu công nghiệp Vân Trung có khoảng trên 300 doanh nghiệp
hoạt động thu hút trên 15 vạn lao động. Giá trị sản phẩm hàng hoá được sản xuất
ra để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước với ước tính hàng năm khoảng từ 6 đến 8
tỷ USD (Riêng tập đoàn Hồng Hải của Đài Loan đã đăng ký đầu tư 5 tỷ USD
trên diện tích 420 ha).
Đây là dự án khu công nghiệp có diện tích đất và số doanh nghiệp đầu tư
lớn nhất từ trước tới nay, nên UBND tỉnh Bắc Giang rất quan tâm và chỉ đạo sát
sao. Tất cả các công việc cần thiết phải làm được tiến hành khẩn trương, các thủ
tục được tiến hành khá xuôn xẻ. Ngày 25 tháng 9 năm 2007 Chính phủ đã có
văn bản đồng ý cho Bắc Giang xây dựng khu công nghiệp Vân Trung. Chỉ còn
7

lại khâu cuối cùng cũng là khâu quan trọng nhất là tiến hành giải phóng mặt
bằng, giao đất cho công ty liên doanh đúng thời hạn đã ký kết.
Ngày 5/10/2007 Ban giải phóng mặt bằng của tỉnh đã phối hợp với
UBND xã Vân Trung tổ chức cuộc họp với người dân có đất bị thu hồi để bàn
phương án đền bù. Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí sôi nổi, cởi mở. Đa số
người dân có đất trong khu công nghiệp đều ủng hộ chủ trương của tỉnh triển
khai xây dựng khu công nghiệp Vân Trung và xác định đây là cơ hội để cải thiện
môi trường kinh tế xã hội của Vân Trung nói riêng, Bắc Giang nói chung. Cuối
buổi họp mọi người đều nhất trí theo phương án đền bù mà Ban giải phóng mặt
bằng của tỉnh đưa ra. Ngày15/10/2007 Ban giải phóng mặt bằng của tỉnh đã giao
tiền cho UBND xã Vân Trung để chi trả cho bà con có đất bị thu hồi. Sau một
tuần tiến hành đền bù cho dân, Ban giải phóng mặt bằng của tỉnh đã nhận được
báo cáo tiến độ của UBND xã Vân Trung. Theo báo cáo trong quá trình đo đạc
đối chiếu diện tích đất cũng đã có nhiều nảy sinh thắc mắc nhưng cuối cùng đã
được giải quyết. Hỗu hết các hộ dân có đất canh tác trong khu vực đã nhận tiền
đền bù của UBND xã; chỉ còn 03 hộ dân cố tình không nhận tiền đền bù mà đòi
thêm một một số yêu sách. Ban giải phóng mặt bằng đã báo cáo với UBND tỉnh,
UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Việt Yên giải quyết rứt điểm số hộ nêu
trên bằng biện pháp mềm dẻo. UBND huyện Việt Yên đã cử các đoàn thể đến
tận thôn gặp trưởng thôn và gặp trực tiếp 03 hộ chưa nhận tiền đền bù để động
viên thuyết phục, cuối cùng thì cả 3 hộ đã đồng ý nhận tiền đền bù. Sau 15 ngày
bà con có đất bị thu hồi được nhận tiền đền bù, Ban giải phóng mặt bằng của
tỉnh không nhận được bất cứ thắc mắc khiếu nại gì.
Thực hiện hợp đồng kinh tế số 25/HĐKT ngày 1 tháng 10 năm 2007 giữa
UBND tỉnh Bắc Giang với Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc
Giang Ngày 5/11/2007 là ngày giao đất để tiến hành đổ cát, san lấp mặt bằng
của khu công nghiệp. Khi đội xe vận tải và xe xích gạt cát bắt đầu thi công thì bà
con nông dân gồm các cụ già, phụ nữ, trẻ em và một số trung niên (trong đó có
8
cả một số phần tử quá khích) đã kéo ra vây kín khu vực thi công, đứng dàn hàng

ngang không cho các xe tiến hành đổ cát. Dân chúng kéo ra mỗi lúc một đông,
không khí ngày càng ồn ào, náo loạn. Sự giằng co giữa dân chúng và đơn vị thi
công kéo dài chừng 2 giờ thì sự căng thẳng lên tới đỉnh điểm. Có người đã xô
xát với lực lượng thi công. Đến lúc này người phụ trách thi công có mặt tại hiện
trường buộc phải quyết định tạm dừng công việc và xin ý kiến chỉ đạo của cấp
trên.
Ngày 5/11/2007 là ngày giao ban định kỳ hàng tháng của UBND tỉnh Bắc
Giang. Sau khi nhận được tin báo, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh (Thân Văn
Mưu) lập tức thông báo tình hình cho hội nghị và xác định đây là việc cần giải
quyết ngay vì nó liên quan đến chủ trương lớn của tỉnh, đến quyền lợi của dân
và của phía đối tác. Nếu để lâu sẽ có ảnh hưởng sấu đến tình hình kinh tế – xã
hội và trật tự trị an của địa phương. Cuộc giao ban kết thúc đồng chí Chủ tịch lại
triệu tập ngay một số đồng chí trưởng các ban, ngành có liên quan như: Tài
nguyên môi trường, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã Hội, Ban quản lý
dự án, Công an ... ở lại họp bàn giải quyết vụ việc nêu trên, cùng lúc đó chiếc xe
16 chỗ của Văn phòng uỷ ban tỉnh chở các cán bộ ở huyện, xã có liên quan, đại
diện đơn vị thi công cũng vừa tới.
Trái với không khí rất náo nhiệt và căng thẳng tại hiện trường, không khí
trong cuộc họp lại rất êm đềm. Theo báo cáo của Ban giải phóng mặt bằng
nguyên nhân dẫn đến sự việc nêu trên là do giá đền bù đất đai. Ban giải phóng
mặt bằng đã chi trả theo đúng quyết định của UBND tỉnh. Hơn nữa việc xác
định giá đền bù đất đai đã được các cơ quan chức năng như Sở Tài nguyên môi
trường, Sở Tài chính … thông qua. Tuy nhiên theo báo cáo trong quá trình thực
hiện đã nẩy sinh một số vấn đề sau:
- Về giá đất: Chi trả theo quy định của UBND tỉnh Bắc Giang dựa trên sự
đánh giá phân loại đất. Ở khu vực này có tới 6 loại đất từ loại 1 đến loại 6: có
đất ruộng canh tác loại cao, đất canh tác loại thấp, đất thùng đấu, gò mả … vì
9

×