Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Thực trạng và Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm của Công ty cổ phần ĐTXD và phát triển thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.53 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Ngô Thị Mỹ Hạnh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Nam
Mã sinh viên
: CQ522386
Chuyên ngành : QTKD Thương mại
Lớp : QTKD Thương mại B
Khóa : 52
Hệ : Chính quy
HÀ NỘI, 12/2013
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung chuyên đề với đề tài: “Thực trạng và Giải pháp
phát triển thị trường sản phẩm của Công ty cổ phần ĐTXD và phát triển
thương mại quốc tế” hoàn toàn là công trình nghiên cứu của cá nhân em, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Ngô Thị Mỹ Hạnh.
Các thông tin, số liệu, tài liệu trích dẫn, các bảng kết quả tính toán… trình bày
trong bài viết này đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và được thu thập trong
quá trình nghiên cứu tại cơ quan thực tập. Những tài liệu, bài viết mà em sử dụng
chỉ mang tính chất tham khảo.
Em xin cam đoan bài luận này hoàn toàn không sao chép từ nội dung của các
chuyên đề, luận văn tốt nghiệp của khóa trước. Nếu vi phạm, em xin hoàn toàn


chịu trách nhiệm trước nhà trường và Viện Thương mại & kinh tế quốc tế.
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VĂN NAM
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ IV
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT V
LỜI MỞ ĐẦU 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN
QUỐC TẾ 3
1.1.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3
1.2.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4
1.3.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ 4
1.3.1.Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần ĐTXD và phát triển
thương mại quốc tế 4
1.3.2.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 5
1.4.MỤC TIÊU VÀ CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 7
1.4.1.Mục tiêu hoạt động chính của Công ty cổ phần ĐTXD và phát
triển thương mại quốc tế 7
1.4.2.Các lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần ĐTXD và phát
triển thương mại quốc tế 8
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 9
1.5.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 9
1.6.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 11
1.6.1.Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần ĐTXD và
phát triển thương mại quốc tế 12
1.6.1.1.Doanh thụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ nói chung
12
1.6.1.2.Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo danh mục sản phẩm 13
1.6.1.3.Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý 18
1.6.1.4.Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo loại hình phân phối 20
1.6.2.Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần ĐTXD và
phát triển quốc tế 22
1.6.2.1.Phân loại thị trường tiêu thụ theo khu vực địa lý 22
1.6.2.2.Phân loại thị trường tiêu thụ theo đối tượng khách hàng 23
1.6.3.Lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ
phần ĐTXD và phát triển quốc tế 25
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
ii
1.7.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 26
1.7.1.Những thành tựu đạt được 26
1.7.2.Những tồn tại 26
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN
QUỐC TẾ 29
1.8.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 29
1.9.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 30
1.9.1.Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường và lập kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm 30
1.9.2.Mở rộng mạng lưới kênh phân phối 32
1.9.3.Tăng cường các biện pháp huy động vốn và sử dụng nguồn
vốn đạt hiệu quả tối đa 34
1.9.4.Giải pháp nhằm tạo nguồn hàng tối ưu 34
1.9.5.Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến trong tiêu thụ sản
phẩm 35
1.9.6.Thực hiện chính sách giá linh hoạt trong tiêu thụ sản phẩm 39
1.9.7.Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực
đặc biệt là đội ngũ bán hàng 43
KẾT LUẬN 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
iii
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ1.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ĐTXD VÀ PHÁT
TRIỂN QUỐC TẾ 5
BẢNG 2.1 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY 10
BẢNG 2.2 BẢNG DOANH THU TIÊU THỤ CHUNG CỦA CÔNG TY
13
BẢNG 2.3. DOANH THU TIÊU THỤ THEO DANH MỤC MẶT
HÀNG 15
BẢNG 2.4. BẢNG DOANH THU TIÊU THỤ PHÂN CHIA THEO
CÁC TỈNH 18
BẢNG 2.5. DOANH THU TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY THEO KÊNH
PHÂN PHỐI 21
BIỂU ĐỒ 2.1: THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ

23
BẢNG 2.6. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ THEO ĐỐI
TƯỢNG KHÁCH HÀNG 24
BẢNG 3.1 CHÍNH SÁCH GIÁ THEO CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN
PHẨM 41
BẢNG 3.2 SO SÁNH ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH VỀ
SỰ LINH HOẠT CỦA GIÁ 42
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐTXD Đầu tư xây dựng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VND Việt Nam Đồng
USD United States Dollar
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
v
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội Đảng VI đã và đang có những chuyển
biến nhanh chóng. Cùng với việc xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp là sự hình
thành của cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, các doanh nghiệp đang hướng ra thị trường để xây dựng và thực hiện
một chiến lược thị trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Để tồn tại và phát triển lâu dài, doanh nghiệp phải hướng hoạt động
của mình theo cơ chế thị trường, tận dụng linh hoạt những ưu điểm và hạn chế tối
đa những yếu điểm. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải nắm vững kiến thức về thị
trường và có hiểu biết, thông tin nhất định đối với thị trường mà doanh nghiệp
tham gia.
Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với
các đối thủ cạnh tranh luôn thay đổi một cách nhanh chóng, những tiến bộ khoa
học kỹ thuật, những điều luật mới, những chính sách quản lý thương mại mới và

sự trung thành ngày càng giảm xút của khách hàng. Các doanh nghiệp phải chạy
đua với nhau trên cùng một tuyến đường. Do vậy, họ không ngừng phát triển và
hy vọng rằng mình đang đi đúng hướng. Muốn làm được điều đó công ty phải
thích nghi với môi trường kinh doanh và giải quyết hàng loạt các vấn đề của
doanh nghiệp. Trước tình hình đó hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp ngày càng
trở nên khó khăn hơn. Thực tế các doanh nghiệp đã chỉ ra rằng để duy trì được
doanh thu, doanh số bán lớn trong dài hạn, tạo lợi thế cạnh tranh, thì phải đẩy
mạnh phát triển thị trường. Thị trường là cơ sở của bất cứ một hoạt động kinh
doanh nào và là đầu ra của doanh nghiệp.
Đặc biệt hiện nay với sự biến động lớn về tỷ giá của đồng USD và VNĐ khiến
cho các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đứng trước tình trạng chi phí đầu vào
là quá cao, đầu ra chưa kịp điều chỉnh bắt nhịp với đợt tăng giá mới này khiến
tình hình tiêu thụ sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn hơn dẫn đến thách thức
các nhà quản lý doanh nghiệp càng phải bình tĩnh trong việc phân tích tình hình
tiêu thụ nhằm khắc phục hậu quả cũng như tìm ra giải pháp nâng cao hơn nữa
khả năng tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận giúp cho công ty vượt qua thời kỳ khó
khăn này.
Công ty chuyên nhập khẩu các mặt hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia
dụng, máy vi tính, thiết bị văn phòng, thiết bị y tế, thiết bị viễn thông và các linh
kiện kèm theo từ nước ngoài về và phân phối cho các đại lý lớn nhỏ trong cả
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
1
nước với thị trường trải dài từ Bắc vào Nam, chính vì vậy việc đưa ra các giải
pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ là một vấn đề thiết thực đang
được Công ty chú trọng và quan tâm.Trong thời gian thực tập ở công ty cùng với
sự giúp đỡ tận tình của Th.S Nguyễn Thị Mỹ Hạnh nên tôi chọn đề tài cho
chuyên đề cuối khóa của mình là “Thực trạng và Giải pháp phát triển thị
trường sản phẩm của Công ty cổ phần ĐTXD và phát triển thương mại quốc
tế”.
Ngoài lời mở đầu, bảng chữ cái viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,

chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty cổ phần ĐTXD và phát triển
thương mại quốc tế
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần ĐTXD và
phát triển thương mại quốc tế
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của
Công ty cổ phần ĐTXD và phát triển thương mại quốc tế
Do trình độ có hạn nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận
được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ của Công ty
để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Qua bài viết này em muốn gửi đến lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ của
Công ty Cổ phần ĐTXD và phát triển Thương mại Quốc tế và ThS. Ngô Thị Mỹ
Hạnh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực
tập, nghiên cứu để hoàn thành bài viết này.
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
2
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT
TRIỂN QUỐC TẾ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Tên tiếng anh: INTERNATIONAL TRADING DEVELOPMENT AND
CONSTRUCTION – INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: INTERCON.,JSC
Trụ sở chính: Số 5, ngách 81/35, Phố Linh Lang, Phường Cống Vị, Quận Ba
Đình, Thành phố Hà Nội
Vốn điều lệ: 4.600.000.000 VNĐ (Bốn tỷ sáu trăm triệu đồng chẵn)
Chủ tài khoản: Công ty cổ phần ĐTXD và phát triển thương mại quốc tế

Tài khoản số: 12210000534750 Tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Thành
ĐTXD và phát triển quốc tế là Công ty cổ phần được thành lập theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102139000 do (Sở kế hoạch và đầu tư Hà
Nội) cấp ngày 11 - 01 - 2007
Ngành nghề kinh doanh
- Nhập khẩu các mặt hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, máy vi tính,
thiết bị văn phòng, thiết bị y tế, thiết bị viễn thông, các linh kiện kèo theo và
phân phối rộng khắp thị trường trong nước
- Dịch vụ thương mại
- Xúc tiến thương mại, môi giới thương mại
- Lập và quản lý dự án các công trình xây dựng
- Mua bán, cho thuê máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng
- San lấp mặt bằng, kinh doanh vật liệu xây dựng
Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Tổng giám đốc Nguyễn Văn Quang
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
3
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Từ một cơ sở kinh doanh các thiết bị điện nhỏ lẻ có uy tín Công ty đã được sở
kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy phép thành lập Công ty TNHH tháng 11/
2007. Do yêu cầu thực tế nên Công ty ĐTXD và phát triển quốc tế đó gúp vốn
liên doanh liên kết để thành lập Công ty cổ phần từ tháng 08/ 2010 nhằm đáp ứng
nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty. Hiện nay Công ty cổ phần
ĐTXD và phát triển quốc tế là nhà phân phối hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp
các thiết bị điện cao cấp, các sản phẩm của Công ty gồm có: các sản phẩm về
điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, máy vi tính, thiết bị văn phòng, thiết bị y
tế, thiết bị viễn thông, Ngoài ra Công ty cũng phân phối các phụ kiện kè theo
các sản phẩm trên Và để việc quản lý hàng hóa một cách tốt nhất Công ty đã có
các kho chứa hàng đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và đảm bảo chất lượng cho sản
phẩm.

Công ty đang là nhà phân phối hàng hóa cho gần 500 khách hàng trên cả
nước.Trong đó có thể kể đến các nhóm như: khách hàng là những cửa hàng, đại
lý; nhóm khách hàng là những Công ty TNHH, Cổ phần xây dựng; nhóm khách
hàng là các doanh nghiệp tư nhân; nhóm khách hàng nhỏ lẻ trên khắp cả
nước, Để mở rộng quy mô hoạt động và thực hiện kinh doanh đa ngành nghề,
đa sản phẩm Công ty đó thuờ một số lô đất tại Lạc Trung ở địa bàn Hà Nội làm
kho chứa hàng. Về mặt cơ sở hạ tầng Công ty ĐTXD và phát triển quốc tế đã
hoàn tất và ngày càng khẳng định mình bằng chất lượng dịch vụ sản phẩm tốt và
giá cả thích hợp, vươn lên chính mình để đáp ứng nhu cầu của thực tế phát triển
vững mạnh cùng quá trình CNH - HĐH và xu thế hội nhập của đất nước. Điều
này được thể hiện thông qua các sản phẩm của ĐTXD và phát triển quốc tế đưa
ra trên thị trường đã được khách hàng tin tưởng và lựa chọn nhiều.
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần ĐTXD và phát triển thương
mại quốc tế
Cùng với sự thay đổi từng ngày của đất nước, để tồn tại, phát triển và khẳng
định vị thế của mình trên thị trường nội địa thì việc tổ chức bộ máy hợp lý cũng
đóng vai trò rất quan trọng. Bộ máy tổ chức của Công ty được thể hiện ở sơ đồ
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
4
sau:
Sơ đồ1.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty ĐTXD và phát triển quốc tế

(Nguồn: Phòng HC – NS)
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
* Ban giám đốc: Ban giám đốc của Công ty gồm có một Tổng Giám Đốc và
hai Phú Giám Đốc. Điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty.
- Tổng giám đốc: Là người có quyền quyết định cao nhất về tất cả các hoạt

động của Công ty. Có nhiệm vụ hoạch định chiến lược về kế hoạch kinh doanh,
đệ trỡnh các phương án kinh doanh, các chương trình của Công ty. Trực tiếp chỉ
đạo việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch các phương án kinh doanh đã được
thông qua.
- Phó tổng giám đốc: Có chức năng tham mưu giúp cho Tổng giám đốc trong
việc xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về các hoạt động kinh doanh,
cung ứng dịch vụ. Phó tổng giám đốc được giao nhiệm vụ tùy theo điều kiện cụ
thể của Công ty, phải chịu trách nhiệm thi hành và báo cáo với tổng giám đốc về
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
Tổng giám đốc
Phòng HC - NS
Phó TGĐ
Phòng Marketing
Phó TGĐ
Phòng KD
Phòng TC - KT
Phòng NK
Kho bán hàng số 2Kho bán hàng số 1
5
kết quả các hoạt động trong nhiệm vụ được giao.
* Các phòng ban trong Công ty
- Phòng tài chính kế toán: Là một bộ phận của Công ty, do Công ty thành lập
có chức năng tham mưu về vấn đề tài chính cho Tổng giám đốc nhằm bảo đảm
và phát triển nguồn vốn của Công ty. Nhiệm vụ chính của phòng tài chính kế
toán là thống kê, hạch toán ghi chép đầy đủ các thông tin về tình hình mua bán,
xuất nhập khẩu, tồn kho, của Công ty, lập các báo cáo về tài chính kết quả kinh
doanh hàng quý, hàng năm của Công ty từ đó ban giám đốc có căn cứ đánh giá
hoạt động kinh doanh, xây dựng phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
- Phòng nhập khẩu:
+ Bộ phận chuyên trách các nghiệp vụ xuất nhập khẩu trong kỳ

+ Tìm hiểu thông tin về nhu cầu những hàng hóa mới nhằm đáp ứng nhu cầu
tối đa của khách hàng
+ Lập kế hoạch nhập khẩu cho sản phẩm mới
+Tìm được các đối tác nước ngoài tin cậy cho doanh nghiệp mình, cung cấp
hàng hóa đảm bảo chất lượng và uy tín trong kinh doanh để Công ty tối đa hóa
doanh thu và giảm thiểu chi phí.
Phòng Marketing: Là bộ phận do Công ty lập ra nhằm tổ chức các hoạt động
tiêu thụ sản phẩm được nhanh hơn thông qua những việc như là:
+ Thực hiện tiếp thị và nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch thực hiện quảng
cáo giới thiệu sản phẩm
+ Bán hàng cho Công ty
+ Tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm
+ Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hiện tại và sản phẩm mới
+ Tìm hiểu thông tin từ khách hàng về chất lượng hàng hóa, chất lượng phục
vụ, giá cả hàng hóa và tính cạnh tranh giá trong Công ty so với các doanh nghiệp
khác.
Phòng kinh doanh: Tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của Công ty
kể cả kinh doanh trong nước và kinh doanh nhập khẩu. Phòng kinh doanh tự
nghiên cứu tìm hiểu thông tin nguồn hàng, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa mà phũng
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
6
mỡnh đảm nhận sau đó trình lên ban giám đốc xem xét, nếu khả thi thì tiến hành
giao dịch, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng.
Phòng hành chính – nhân sự: Quản lý nghiệp vụ hành chính lao động tiền lương,
thực hiện các chế độ chớnh sách cho người lao động trong Công ty
Bộ phận kho:
+ Là bộ phận ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng phục vụ khách hàng của Công
ty vì vậy phải có một kế hoạch nghiệp vụ kho tốt để đảm bảo cho việc tiếp nhận
hàng hóa, bảo quản hàng hóa và xuất hàng.
+Thiết kế kho sao cho hợp lý tiện lợi cho việc bảo quản giữ gìn và xuất nhập

hàng hóa
+ Nguồn lực lao động tại kho phải cung cấp hàng hóa sao cho thời gian vận
chuyển là ngắn nhất với chi phí thấp nhất.
Các bộ phận trong Công ty luôn gắn kết chặt chẽ với nhau trong những lần
nhập hàng hay xuất hàng. Bộ phận này luôn liên quan đến bộ phận kia. Bộ phận
nhập khẩu cần những thông tin của khách hàng về nhu cầu về số lượng và tỷ
trọng của các mặt hàng. Khi xác định được lượng cầu cần có khả năng thể thanh
toán cho lô hàng nhập. Khi nhập hàng về bộ phận kho phải chuẩn bị sẵn sàng
diện tích để chất xếp hàng hóa. Quá trình nhập hàng cũng tương tự như vậy cho
thấy một điều các bộ phận trong Công ty không thể hoạt động mà không cú các
bộ phận khác trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.4. MỤC TIÊU VÀ CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.4.1. Mục tiêu hoạt động chính của Công ty cổ phần ĐTXD và phát triển
thương mại quốc tế
- Nhập hàng có chất lượng đảm bảo, giá thành phải chăng
- Phân phối và phát triển mạng lưới phân phối rộng hơn nữa
- Mở rộng thị trường phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh
thu
Xây dựng các trạm, kho chứa hàng hợp lý, cắt giảm chi phí bán hàng, chi phí
quản lý cũng như giảm bớt được các hao hụt hàng hóa trong quá trình vận
chuyển
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
7
Thực hiện tốt tất cả các điều trên để đưa doanh nghiệp đến kết cục nhằm tăng
doanh thu, giảm chi phí từ đó nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
1.4.2. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần ĐTXD và phát triển
thương mại quốc tế
Theo quyết định đăng ký kinh doanh số 0102139000 thì Công ty cổ phần
ĐTXD và phát triển thương mại quốc tế được phép kinh doanh một trong số

những ngành nghề như sau:
- Nhập khẩu các mặt hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, máy vi tính,
thiết bị văn phòng, thiết bị y tế, thiết bị viễn thông, các linh kiện kèo theo và
phân phối rộng khắp thị trường trong nước
- Dịch vụ thương mại
- Xúc tiến thương mại, môi giới thương mại
- Lập và quản lý dự án các công trình xây dựng
- Mua bán, cho thuê máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng
- San lấp mặt bằng, kinh doanh vật liệu xây dựng
- Kinh doanh siêu thị, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ (không bao gồm kinh
doanh hát Karaoke, vũ trường, quán bar)
Trong quá trình thực tập ở công ty tôi nhận thấy Công ty đang hoạt động
trong ngành kinh doanh các mặt hàng điện các loại. Vậy Công ty đã và đang kinh
doanh đúng với ngành nghề mà Công ty đăng ký.
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.5. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
Trải qua gần 10 năm trong nền kinh tế thị trường với nhiều khó khăn và thử
thách, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới cũng như chịu
sự ảnh hưởng của những yếu tố hành lang pháp lý khiến cho Công ty cổ phần
ĐTXD và phát triển thương mại quốc tế đã phải gặp rất nhiều khó khăn trong
hoạt động kinh doanh của mình nhưng bằng sự nỗ lực của tập thể cán bộ cùng
nhân viên của Công ty thì ĐTXD và phát triển quốc tế đang từng bước đi lên và
trên đà phát triển. Hiện tại Công ty đang làm ăn có hiệu quả, tạo công ăn việc
làm cho gần 30 người lao động, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách
Nhà nước thông qua việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Trước khi phân tích

tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty, ta phân tích qua một số kết quả hoạt
động kinh doanh mà Công ty đã đạt được trong 3 năm gần đây nhất (2010 –
2012) về một số chỉ tiêu như Doanh thu, lợi nhuận gộp, chi phí, lợi nhuận trước
thuế, lợi nhuận sau thuế,… các chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ quy mô và kết quả
kinh doanh của Công ty qua các thời kỳ khác nhau, kết quả này được biểu hiện ở
bảng dưới đây:
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
9
Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty
(ĐVT: 1000đ)
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ
13.871.141 58.018.719 71.749.142
2 Giá vốn hàng bán 12.893.028 53.999.359 67.203.399
3
Lợi nhuận gộp bán hàng và cung
cấp dịch vụ (3=1-2)
978.113 4.019.359 4.545.743
4 Doanh thu hoạt động tài chính 13.267 20.199 5.176
5 Chi phí tài chính 459.123 2.854.870 2.958.583
6 Chi phí bán hàng 157.179 385.084 568.614
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 479.860 728.546 987.193
8
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (8=3+(4-5) - (6+7) )
(104.782) 71.057 36.529
8 Thu nhập khác 950
9 Chi phí khác 283

10 Lợi nhuận khác 282
11 Tổng lợi nhuận sau thuế (104.782) 71.057 36.247
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu bảng 2.1 ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
Công ty là tương đối cao và tăng dần qua các năm. Như năm 2010 doanh thu đạt
gần 14 tỷ VNĐ. Điều này cho thấy Công ty có quy mô khá lớn so với các đối thủ
hay các công ty kinh doanh cùng ngành trên thị trường trong nước. Năm 2010
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 13.871.141.000VNĐ và đến năm
2011, 2012 lần lượt tăng lên 58.018.719.000 VNĐ và 71.749.142.000 VNĐ
tương ứng với tỷ lệ tăng gấp 4,5 lần và 5,2 lần so với năm 2010. Công ty có được
kết quả như vậy là do thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong các năm
2011 và 2012 có nhiều điều kiện thuận lợi, nhu cầu của khách hàng gia tăng. Bên
cạnh đó cũng có sự nỗ lực phấn đấu tìm ra những thiếu sót, từ đó rút ra kinh
nghiệm của ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên trong Công ty.
Giá vốn hàng bán cũng có tỷ lệ lên tăng tương tự qua các năm. Điều này
cho thấy phần nào ảnh hưởng của việc tăng tỷ giá giữa VNĐ và USD tăng cao
trong quý IV năm 2012 khiến cho giá cả đầu vào của Công ty tăng. Do vậy mà
hiệu quả kinh doanh của Công ty có được chưa thực sự thuyết phục cụ thể: Các
khoản chi phí như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
10
nghiệp là cao so với lợi nhuận gộp. Chi phí bán hàng năm 2011, 2012 đều lần
lượt tăng lên là 227.905.000VNĐ và 411.435.000VNĐ so với năm 2010 như vậy
chi phí bán hàng đã tăng cả về quy mô và tốc độ. Nguyên nhân ảnh hưởng chính
là do trong năm 2011 và 2012 tình hình cạnh tranh giữa các sản phẩm phân phối
của Công ty so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường vô cùng gay gắt, đối thủ
không ngừng tung ra các chương trình khuyến mại tới các khách hàng và cho ra
thị trường nhiều sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Trước tình hình đó Công ty cổ
phần ĐTXD và phát triển thương mại quốc tế đã đưa ra các chính sách kịp thời
về các chính sách bán hàng như công tác chào bán hàng, duy trì và tăng cường

mối quan hệ với khách hàng. Giống như chi phí bán hàng thì chi phí quản lý
doanh nghiệp cũng tăng qua các năm cụ thể năm 2011 tăng so với năm 2010 là
248.686.000 VNĐ ứng với tỷ lệ là 51,8% còn năm 2012 là 507.333.000 VNĐ.
Sự tăng lên này là do nguyên nhân chủ quan và khách quan. Công ty chưa sử
dụng và quản lý chi phí có hiệu quả, làm lãng phí chi phí ở một số bộ phận có cơ
cấu không hợp lý. Cùng nguyên nhân khách quan không thể kể đến sự biến động
của thị trường đặc biệt là sự biến đổi trên thị trường tài chính trong một vài năm
gần đây. Do vậy đã làm cho Công ty không những kinh doanh bị lỗ (104.782.429
VNĐ). Sang năm 2011 khi cơ cấu tổ chức của Công ty dần đi vào ổn định doanh
thu thuần tăng như trên, lợi nhuận gộp tăng 3.041.246.590.VNĐ so với năm
2010. Do vậy mặc dù các khoản chi phí cũng phát sinh tăng nhưng doanh nghiệp
vẫn kinh doanh có lãi. Đối với năm 2012 thì có nhiều biến động về thị trường
tiền tệ nên mặc dù doanh thu thuần có tăng lên so với 2 năm liền kề nhưng do các
khoản chi phí mà Công ty bỏ ra thì tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng doanh thu
do vậy nên lợi nhuận Công ty thu được giảm 34.810.000 VNĐ so với năm 2011.
Trên đây là kết quả mà Công ty cổ phần ĐTXD và phát triển thương mại quốc
tế đã đạt được trong thời gian qua. Cũng qua bảng số liệu trên chứng tỏ rằng
Công ty ĐTXD và phát triển quốc tế đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Tuy nhiên trong giai đoạn 2010 – 2012 Công ty cũng có những điểm chưa được
cần được bổ sung góp ý từ nhiều phía để Công ty có được hướng đi đúng đắn
trong hoạt động kinh doanh và để bổ sung cho những điểm chưa hoàn thiện.Để
khắc phục những khó khăn của Công ty thì điều cần thiết phải thực hiện đó là tìm
ra các biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của Công ty trên thị trường hơn
nữa và phần này sẽ được đề cập ở chương 3 của chuyên đề.
1.6. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐTXD VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
11
1.6.1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần ĐTXD và phát
triển thương mại quốc tế

1.6.1.1. Doanh thụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ nói chung
Đây là chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
thực tế của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này dùng thước đo giá trị và tính được bằng
công thức sau:
DT = ∑ Q
i
.P
i
Trong đó:
DT: Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Q
i
: Khối lượng sản phẩm thứ i được tiêu thụ trong kỳ
P
i
: Đơn giá sản phẩm i tiêu thụ trong kỳ
Trong thời gian qua nhờ có chiến lược đầu tư đúng đắn vào hoạt động
kinh doanh và phát triển hệ thống phân phối, Công ty ĐTXD và phát triển quốc
tế đã có được những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh.
Sau mỗi kỳ kinh doanh Công ty luôn báo cáo đánh giá về tình hình hoạt
động tiêu thụ thực hiện trong kỳ. Các báo cáo này được lập dựa trên các chỉ tiêu
đạt được trong kỳ như doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận,… các chỉ tiêu này
dùng để so sánh với các mục tiêu ban đầu của ban lãnh đạo, từ đó tính toán hiệu
quả thực hiện công việc, rút kinh nghiệm và đề ra mục tiêu hợp lý cho những kỳ
sau.
Về mặt lý thuyết, doanh thu là chỉ tiêu phản ánh khá toàn diện kết quả tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp, vì vậy chúng ta cần tìm hiểu rõ tình hình doanh thu
trong một vài năm gần đây. Do tác động của việc tăng tỷ giá giữa VNĐ và USD
nên trong năm 2012 tình hình kinh doanh của Công ty đặc biệt có nhiều biến
động so với năm trước và đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty

trong quý IV năm 2012 cũng như trong cả năm vừa qua. Song nhìn chung doanh
thu từ số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm của Công ty vẫn tăng so với năm
2011. Tất cả được biểu hiện ở bảng dưới đây:
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
12
Bảng 2.2 Bảng doanh thu tiêu thụ chung của Công ty
(ĐVT: 1000đ)
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
13.871.141 58.018.719 71.749.142
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - -
3
Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ
13.871.141 58.018.719 71.749.142
4 Doanh thu hoạt động tài chính 13.267 20.199 5.176
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu 2.2 chúng ta có thể thấy, với quy mô như hiện nay thì doanh
thu mà Công ty có được chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ,
và lượng này cũng tăng theo các năm, số liệu được thể hiện ở bảng trên. Cũng
riêng đối với doanh thu từ hoạt động tài chính đó chính là một chỉ tiêu cấu thành
Lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong năm 2010 phần doanh thu này đạt
13.267.000VNĐ đến năm 2011 thì con số này đó lên tới 20.199.000VNĐ (tương
ứng với tỷ lệ tăng là 53.8%) so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì con số này
đã giảm xuống 5.176.000VNĐ (tương ứng tỷ lệ giảm 61,2%) so với năm 2010.
Nguyên nhân của việc này có thể kể đến những nguyên nhân khách quan đó là
ảnh hưởng của những yếu tố tiền tệ trên thị trường tài chính và nguyên nhân chủ
quan có thể kể đến phần nào sự hoạt động chưa thật sự hiệu quả của cán bộ công

nhân viên trong Công ty. Như vậy có thể nói trong 3 năm gần đây về mặt doanh
thu của Công ty có tăng dần qua các năm nhưng năm được đánh giá là Công ty
kinh doanh có hiệu quả nhất. Kết quả đã được thể hiện trên bảng 2.1 ở trên. Qua
đây có thể nói với một doanh nghiệp thương mại như Công ty cổ phần ĐTXD và
phát triển quốc tế, doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm như vậy
có thể nói vai trò của việc thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của Công ty có vai trò hết
sức quan trọng. Hoạt động tiêu thụ có tốt, thị trường có được mở rộng thì doanh
thu mới có thể tăng lên và đủ để bù đắp chi phí cho Công ty.
1.6.1.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo danh mục sản phẩm
Sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của mỗi doanh
nghiệp khi bước ra thị trường. Ngoài ra, nhu cầu về sản phẩm của khách hàng là
vô cùng đa dạng nếu chỉ đáp ứng được một loại mặt hàng thì sẽ rất khó có chỗ
đứng vững chắc trên thị trường, bởi khi thị trường có sự biến động Công ty sẽ
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
13
không xoay chuyển kịp tình hình để tồn tại và phát triển. Nhận thức được điều
này, trong thời gian qua Công ty ĐTXD và phát triển quốc tế đã không ngừng
nâng cao chất lượng và danh mục các mặt hàng nhập vào Công ty đã kinh doanh
nhiều chủng loại mặt hàng. Dưới đây bảng doanh thu theo danh mục mặt hàng
của Công ty ĐTXD và phát triển quốc tế trong 3 năm gần đây:
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
14
Bảng 2.3. Doanh thu tiêu thụ theo danh mục mặt hàng
( ĐVT:1000đ)
STT Tên mặt hàng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
SL( Chiếc) DT SL( Chiếc) DT SL( Chiếc) DT
1 Dây điện 87.013 1.298.618 187.305 5.102.237 195.203 6.772. 538
2 Tủ lạnh 70.205 1.149.453 132.017 3.611.359 143.275 8.207.437
3

Máy điện
84.037 1.591.834 85.029 1. 765. 148 91.049 3.047.221
4 Cầu giao điện 103.368 4.082.253 275.010 18.189.302 291.047 21.161.842
5
Ổ cắm điện
91.049 1.558.456 102.180 5.214.144 143.046 5.684.935
6
Máy vi tính
90.036 1.562.940 105.569 15. 229. 724 172.066 16.258.443
7
Bàn để máy tính
1.289 530.514 2.820 1.256 457 2.993 1.841.112
8
Kệ tài liệu văn phòng
2.478 829.455 2.189 770.418 2.100 849 017
9
Máy khử zone
1.286 214. 684 1.496 1.818. 930 1.541 2.121.341
10 Máy đàm thoại 1.578 482.883 1.769 1 .883. 671 1.872 2.754.510
11 Các mặt hàng khác 1.312 370.051 2.093 2.177.329 2.792 3.050.746
12 Tổng 533.651 13.871.141 897.477 58.018.719 1046.984 71.749.142
(Nguồn: Phòng kế toán)
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52B
15
Qua bảng số liệu 2.3 ta có thể thấy sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng hoá
chính mà Công ty kinh doanh đều tăng lên một cách không ngừng do Công ty
thường xuyên có các chính sách khuyến khích cũng như xúc tiến hoạt động bán
hàng. Và dòng sản phẩm chủ đạo và mang lại doanh thu cao nhất cho doanh
nghiệp cao nhất là dòng máy khoan các loại như năm 2010 là 4.082.253.000
VNĐ con số này tăng lên qua các năm như năm 2011, 2012 là 18.189.302.000

VNĐ và 21.161.842.000 VNĐ . So với năm 2010 thì con số này tăng lên nhanh
gấp nhiều trong 2 năm 2011 và 2012. Điều này có thể cho thấy do đặc điểm của
dòng sản phẩm là nhỏ nhẹ, tiện dụng nên nhu cầu tiêu dùng đối với dòng sản
phẩm này là nhiều, có cả nhu cầu cho những khách hàng dùng vào việc tiêu dùng
cho những việc khoan, cắt trong gia đình, nhưng cũng có thể dùng cho các công
trình xây dựng lớn của các Công ty cổ phần xây dựng.
Nhằm tăng doanh thu từ khối lượng hàng bán nhiều hơn nữa nhờ chính sách
sản phẩm Công ty cần:
- Đối với cơ hội phát triển sản phẩm: Doanh nghiệp phải biết tận dụng tốt hệ
thống kênh phân phối đã có và thực hiện các biện pháp quảng cáo, xúc tiến,
khuyếch trương bán hàng như bán hàng trực tiếp, khuyến mại, bán hàng có
khuyến mại, dùng thử hàng
- Đối với việc đa dạng hóa sản phẩm: Công ty sử dụng các biện pháp và công
cụ sẵn có của mình (Sản phẩm hiện có) để khuyếch trương và giới thiệu với
khách hàng các sản phẩm đó và tính tăng cộng dụng kèm theo. Doanh nghiệp sử
dụng các biện pháp phân tích thị trường, môi trường kinh doanh, năng lực của
khách hàng, hành vi của người tiêu dùng để đưa ra các chiến lược đa dạng hoá
sản phẩm sao cho phù hợp.
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
16
Qua bảng số liệu trên thì chúng ta có thể thấy danh mục mặt hàng của Công ty
ĐTXD và phát triển quốc tế cũng khá đa dạng và nó cho thấy sản phẩm của Công
ty đã và đang dần chiếm lĩnh được thị trường, đồng thời qua đó chúng ta thấy
rằng các định hướng phát triển của Công ty đề ra nhằm đẩy mạnh công tác tiêu
thụ sản phẩm đã được thực hiện rất đúng đắn và nó đã bắt đầu phát huy được tác
dụng vì thông qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy mức độ tiêu thụ cũng
như doanh thu của các mặt hàng này có gia tăng liên tục qua các năm, nhưng
cũng có thể thấy về mặt cơ cấu và tỷ trọng của các mặt hàng này là khá chênh
lệch, để khắc phục tình trạng này Công ty đang có hướng tập trung vào một số
mặt hàng khác. Hơn nữa do nhận thấy nhu cầu tiêu dùng của các mặt hàng này có

thể gia tăng chẳng hạn như: Máy mài các loại, máy cắt các loại, máy cưa các
loại, máy bào các loại. Để đánh giá rõ hơn về cơ cấu thị trường của Công ty ta
hãy xem xét qua bảng số liệu về cơ cấu thị trường theo các tỉnh dưới đây
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
17
1.6.1.3. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý
Bảng 2.4. Bảng doanh thu tiêu thụ phân chia theo các tỉnh
(ĐVT:1000đ)
Thị trường
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tỷ trọng
(%)
Trị giá
Tỷtrọng(%) Trị giá
Tỷtrọng(%) Trị giá
Hà Nội 23,17 3.214.201 29,35 17.030.256 33,49 24.025.763
Hưng Yên 9,72 1.347.600 8,83 5.125.070 9,40 6.743.054
Hải Phòng 19,90 2.760.023 15,63 9.067.854 14,45 10.372.408
Thanh Hoá 13,36 1.853.345 8,65 5.015.965 7,67 5.500.679
Đà Nẵng 9,62 1.334.256 7,86 4.568.900 6,78 4.865.007
Sài Gòn 7,23 1.003.492 17,16 9.958.050 15,40 11.047.786
Các tỉnh khác 17,00 2.358.224 12,50 7.252.624 12,81 9.194.445
Tổng 100 13.871.141 100 58.018.719 100 71.749.142
(Nguồn: Phòng kế toán)
SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52B
18
Qua bảng số liệu 2.4 có thể thấy được thị trường của Công ty là khá rộng lớn.
Hà Nội luôn là thị trường chính tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, những đơn
hàng của khách hàng trên thị trường Hà Nội chiếm khoảng 1/3 số đơn hàng mà
Công ty có được trong kỳ. Cụ thể về giá trị có thể thấy trong năm 2010 tỷ trọng

doanh thu mà thị trường này năm giữ là 23,17% (tương đương 3.214.201.000
VNĐ) và con số này không ngừng tăng qua các năm đến năm 2011 là 29,35%
( tương đương 17.030.256.000 VNĐ) và năm 2012 là 33,49% (tương đương
24.025.763.000 VNĐ). Số liệu trên phản ánh phần nào chiến lược đúng đắn của
Công ty, bởi Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước, có nhiều dự án và đang
được Nhà nước cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào, phần
khác Hà Nội cũng là nơi tập trung của nhiều đại lý, cửa hàng kinh doanh nên đây
cũng là một lượng khách hàng khá lớn của Công ty.
Không chỉ dừng lại ở đó Công ty còn mở rộng thì trường ra các tỉnh thành
đang trên đà phát triển về kinh tế như: Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hoá, Đà
Nẵng, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác. Doanh thu đến từ các thị trường này
cũng không hề thấp và liên tục tăng qua các năm về giá trị. Trong số đú đáng lưu
ý nhất là hai thị trường Hải Phòng và Sài Gòn. Đối với Hải Phòng trong năm
2010 tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp là 2.760.023.000 VNĐ (tương đương tỷ
trọng là 19,9%) nhưng đến năm 2011 ,2012 về mặt giá trị thì con số này tăng
lên đến 9.067.854.000 VNĐ và 10.372.408.000 VNĐ như vậy có thể thấy tốc
độ tăng lớn. Với Sài Gòn như chúng ta biết là
Thành phố với số dân số khoảng 7.162.864 người, ngoài ra trong một vài năm
gần đây nhận thấy được sự gia tăng về nhu cầu nên đó được nhà nước tập trung
đầu tư rất nhiều cả về mặt chiều sâu cũng như chiều rộng. Chính điều này khiến
cho Sài Gòn có tốc độ gia tăng về nhu cầu cũng tương đối nhanh. Năm 2010 khi
doanh thu chỉ là 1.003.492.000VNĐ thì đến năm 2011,2012 con số này đã tăng
lên lần lượt tới 9.958.050.000VNĐ và 11.047.786.000VNĐ.
Qua đây chúng ta có thể thấy các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trong
nước tại các khu vực như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hoá, Đà Nẵng,
Sài Gòn…Các sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận với một sự tin
tưởng mua sản phẩm của Công ty và làm cho doanh thu của các sản phẩm này
liên tục tăng qua các năm như được thể hiện ở bảng trên. Cũng có khu vực thị
trường sản phẩm Công ty mà khách hàng chưa được hiểu biết về chất lượng hay
có thể do công dụng sản phẩm chưa hợp với thị hiếu. Do vậy Công ty cần có kế

SV: Nguyễn Văn Nam Lớp: QTKD Thương mại 52
19

×