Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hợp tác quốc tế của trường đại học Giao thông vận tải từ 1994 đến 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.11 KB, 123 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN ĐỖ MINH HẰNG




HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỪ 1994 ĐẾN 2013







LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế








HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN ĐỖ MINH HẰNG




HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỪ 1994 ĐẾN 2013




Luận văn Thạc sỹ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam







HÀ NỘI - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***
GIẤY XÁC NHẬN SỬA CHỮA LUẬN VĂN

Kính gửi: PGS.TS. Phạm Quang Minh
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học chuyên
ngành Quan hệ Quốc tế (Mã số: 60310206).
Tên em là Nguyễn Đỗ Minh Hằng, học viên cao học khóa QH-2012-X,
chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Khoa Quốc tế học theo quyết định số 2797/QĐ-
XHNV-SĐH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Em đã hoàn thành bảo vệ Luận văn thạc sĩ
khoa học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, mã số 60310206 ngày 01 tháng 11 năm
2014 với đề tài: “Hợp tác quốc tế của Trường Đại học Giao thông Vận tải từ
1994 đến 2013”.
Theo những đánh giá, nhận xét và kết luận của Hội đồng chấm luận văn ngày
01 tháng 11 năm 2014, luận văn của em đã được sửa chữa như sau:
- Bổ sung nguồn trích dẫn cho biểu đồ 2.1, 2.2.
- Sửa chữa một số lỗi chính tả do đánh máy.
- Sửa lại đánh số thứ tự và quy cách trình bày ở phần tài liệu tham khảo.
- Bổ sung mục tiêu xây dựng Nhà trường, phương hướng phát triển nói chung
và mục tiêu phát triển hợp tác quốc tế nói riêng.
Nay em làm đơn này kính đề nghị PGS.TS. Phạm Quang Minh - Chủ tịch
Hội đồng xác nhận việ
c bổ sung nói trên của em đã tuân thủ theo đúng yêu cầu.

Em xin trân trọng cảm ơn.

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng



PGS.TS. Phạm Quang Minh
Hà Nội, Ngày 10 tháng 11 năm 2014
Học viên



Nguyễn Đỗ Minh Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của riêng
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hoàng Khắc Nam.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả










LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hoàng Khắc Nam đã tận
tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ văn
phòng Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận
tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tớ
i các đồng nghiệp ở Phòng Đối ngoại và các
đồng nghiệp khác trong Trường Đại học Giao thông Vận tải đã động viên, giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Tác giả

1
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục 1
Danh mục chữ cái viết tắt 3
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình 5
MỞ ĐẦU 6
Chương 1: CÁC NHÂN TỐ QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 11
1.1. Cơ sở lý luận và chủ trương, chính sách của Việt Nam 11

1.1.1. Cơ sở lý luận 11
1.1.2. Chính sách đối ngoại và định h
ướng hợp tác quốc tế về giáo dục đào
tạo Việt Nam 13
1.1.3. Chính sách phát triển giao thông vận tải 16
1.2. Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1. Tình hình trong nước và thế giới 18
1.2.2. Những thách thức của toàn cầu hóa và bối cảnh giáo dục Việt Nam
trước và sau thời kỳ đổi mới 20
1.3. Sự hình thành và phát triển hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học
Giao thông vận tải 25
1.3.1. Tổng quan v
ề Trường Đại học Giao thông vận tải 25
1.3.2. Khái quát hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà trường trước năm 1994
và sự thành lập phòng Đối ngoại 26
Chương 2: CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CHỦ YẾU CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TỪ 1994 ĐẾN 2013 30
2.1. Hợp tác đào tạo 30
2.1.1. Trao đổi giảng viên, sinh viên 30
2.1.2. Các đề án, chương trình đào tạo quốc tế 33
2.1.3. Các chương trình học bổng 37
2.1.4. Gửi và tiếp nhận lưu học sinh 40
2.2. Hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ 43
2.2.1. Hợp tác khai thác các đề tài nghiên cứu quốc tế 43
2.2.2. Tổ chức hội nghị, hội thảo, khóa học ngắn hạn 45
2.3. Hợp tác nhằm tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy cho Nhà trường 46
2.3.1. Hợp tác nhằm tăng cường trang thiết bị, máy móc kỹ thuật 46
2
2.3.2. Trao đổi, chuyển giao các tài liệu học thuật, đồng xuất bản tài liệu,
tạp chí khoa học 48

2.4. Các hoạt động khác 49
2.4.1. Công tác đoàn ra, đoàn vào 49
2.4.2. Đặt trụ sở của cơ sở đào tạo, tổ chức nước ngoài trong khuôn viên
trường 50
2.4.3. Hợp tác tổ chức tư vấn du học và tuyển dụng 51
2.4.4. Tổ chức các sự kiện quốc tế khác 52
2.5. Đánh giá 53
2.5.1. Thành tựu 53
2.5.2. Hạn chế
58
Chương 3: TRIỂN VỌNG HỢP TÁC VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
GIAO THÔNG VẬN TẢI 62
3.1. Triển vọng hợp tác quốc tế của Trường đại học Giao thông vận tải 62
3.1.1. Thuận lợi 63
3.1.2. Khó khăn 64
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại
học Giao thông vận tải 68
3.2.1. Xây dựng các kế hoạch, chiến lược hợp tác quốc tế của Nhà trường
về dài hạn, ngắn hạn 68
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về hợp tác quốc tế trong
Trường 76
3.2.4. Duy trì và mở rộng quan hệ với các đối tác quốc tế 77
3.2.5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 80
3.2.6. Đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguồn tài chính phục vụ ho
ạt động hợp
tác quốc tế 83
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 94


3
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
AIT

Asian Institute of Technology
Viện Công nghệ châu Á
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
ASEA-UNINET

ASEAN-European Academic University Network
Mạng lưới các trường Đại học Á –Âu
AUF

Agence universitaire de la Francophonie
Tổ chức Đại học Pháp ngữ
DAAD

Deutscher Akademischer Austauschdienst
Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức
DELF

Diplôme d’Étude en Langue français
Bằng tiếng Pháp cơ sở
ĐH

Đại học
ĐTQT
Đào tạo qu
ốc tế
EU
European Union
Liên minh châu Âu
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
GTVT
Giao thông vận tải
MADI



The Moscow Automobile And Road Construction
State Technical University
Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Đường
bộ Matxcova
MIIT


Moscow State University of Railway Engineering
Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Đường
sắt Matxcova


4
NCKH
Nghiên cứu khoa học

NCS
Nghiên cứu sinh
ODA

Official Development Assistant
Viện trợ phát triển chính thức
TCF

Test de Connaissance du Français
Chứng chỉ tiếng Pháp
SWJTU

Southwest Jiaotong University
Trường đại học Giao thông Tây Nam
XHCN
Xã hội chủ nghĩa




5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
TT Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Một số dự án hợp tác quốc tế về đào tạo điển hình của Trường Đại học
GTVT giai đoạn 2003 – 2013 35

Tên biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Số lượng dự án HTQT về đào tạo từ năm 1995 đến 2013 54
Biểu đồ 2.2. Thống kê số lượng thỏa thuận với các đối tác theo quốc gia 58


Tên hình
Hình 3.1. Sơ
đồ phân cấp quản lý hoạt động hợp tác quốc tế tại Trường Đại Học
Giao thông vận tải 75









6
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Bước vào thế kỷ 21, quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động mạnh mẽ
đến mọi quốc gia, ở mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Để đối
mặt và vượt qua các thách thức của toàn cầu hóa, các quốc gia, đặc biệt là các nước
đang phát triển phải có sự chuẩn bị kỹ càng, tập trung đầu tư cho nguồn nhân lực
chấ
t lượng cao, có khả năng tiếp nhận, cải biến và sáng tạo tri thức. Giáo dục do vậy
trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều nước. Trong đó, giáo dục đại học đóng vai
trò quan trọng và được nhìn nhận như một cột trụ cho việc xây dựng và phát huy
nội lực, tiến tới phát triển bền vững và sự thịnh vượng của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũ
ng luôn khẳng định phát triển giáo dục là
quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là
mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Với chủ trương tham gia tích
cực và chủ động vào cộng đồng quốc tế, việc hội nhập của giáo dục đại học là một

quá trình tất yếu. Hội nhập quốc tế được coi như m
ột trong những con đường cần
thiết góp phần đổi mới và cải cách một cách toàn diện, căn bản nền giáo dục đại học
mà đất nước ta đang mong muốn triển khai. Trong quá trình đổi mới này, cái bên
trong của nền giáo dục đại học Việt Nam là quyết định nhưng cái tác động bên
ngoài từ hệ thống giáo dục đại học quốc tế là không thể thiếu.
Nghị quyết 14/2005/NQ-CP đã đặt ra nhi
ệm vụ:“xây dựng chiến lược hội
nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của giáo dục đại học Việt
Nam, thực hiện các hiệp định và cam kết quốc tế”. Trên tinh thần đó, các trường đại
học Việt Nam nói chung và Trường Đại học Giao thông vận tải (GTVT) nói riêng
đã tích cực thiết lập, củng cố và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc t
ế, thông qua
nhiều dự án hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi sinh viên, trao đổi học thuật,
chuyển giao công nghệ Tại Trường Đại học GTVT, các chương trình hợp tác quốc
tế phục vụ đào tạo, nghiên cứu đã được quan tâm và triển khai từ thời kỳ đổi mới,
khi chính sách ngoại giao, văn hóa, xã hội của Việt Nam cởi mở hơn. Vào thời điểm
này, tình hình quốc tế cũng có nhi
ều biến chuyển thuận lợi, là thời cơ để Nhà trường
7
đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế. Trong hoàn cảnh đó, phòng Đối ngoại được
thành lập vào tháng 10/1994 đã đưa hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà trường đi
vào chiều sâu, được tổ chức quy củ, chuyên nghiệp hơn. Hợp tác quốc tế từ đó đạt
nhiều thành tựu đáng kể khi tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên tiếp cận với hệ
thống các tri th
ức khoa học mới, tiên tiến của thế giới; cập nhật và học hỏi các nội
dung đào tạo hiện đại của các trường nước ngoài. Hợp tác quốc tế cũng đem đến
cho cán bộ, giảng viên nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực
hiện các dự án hợp tác giáo dục, nghiên cứu. Quan trọng hơn, bên cạnh việc cải
thiện chất lượng nguồn nhân lực ở cả khía cạ

nh tri thức và văn hóa, hợp tác quốc tế
còn giúp nâng cao năng lực đào tạo – nghiên cứu, tác động tích cực đến quan điểm,
nhận thức truyền thống về giáo dục đào tạo cũng như quảng bá tên tuổi của Nhà
trường với bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động này còn bộc lộ
nhiều hạn chế, chưa phát huy được tố
i đa hiệu quả và tương xứng với tiềm năng
phát triển của Nhà trường và các đối tác. Số lượng các hoạt động hay các dự án hợp
tác hàng năm còn ít, tính bền vững và chất lượng của nhiều chương trình tương đối
thấp. Có những chương trình được ký kết nhưng đến khi thực hiện lại không khả thi
hoặc không được triển khai. Hơn nữa, các kế hoạch, chiến lược h
ợp tác quốc tế của
Nhà trường chưa được hoạch định ở dài hạn mà mới chỉ được đề xuất thực hiện
theo từng năm hoặc lâu hơn là theo nhiệm kỳ.
Trước thực trạng đó, là chuyên viên làm công tác quan hệ quốc tế của phòng
Đối ngoại, Trường Đại học GTVT, tác giả lựa chọn đề tài “Hợp tác quốc tế của
Trường Đại học Giao thông v
ận tải từ 1994 đến 2013” với mong muốn có cái
nhìn tổng quan về hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà trường sau 20 năm chính thức
hoạt động (từ 1994 đến 2013). Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác quan hệ quốc tế của Nhà trường ở cả chiều rộng và chiều sâu.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiệ
n với mục đích làm sáng tỏ vai trò của công tác quan
hệ quốc tế trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hội nhập
8
và phát triển của Nhà trường; đánh giá quá trình hợp tác quốc tế của Trường trong
20 năm qua; trên cơ sở đó, tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy và phát huy hiệu quả
hoạt động hợp tác quốc tế tại Trường trong những năm tới.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, đã có khá nhiều bài viết, báo cáo và một số công trình nghiên cứu về
đề tài hợp tác quốc tế trong các trường đạ
i học ở Việt Nam. Như tác giả Phạm Thị Ly
với bài viết “Vai trò của Hợp tác Quốc tế trong việc xây dựng Trường Đại học theo
chuẩn mực Quốc tế cho Việt Nam”. Bài viết đề cập đến quan hệ quốc tế với tư cách
là một yếu tố thúc đẩy quá trình quốc tế hóa ở các trường đại học Việt Nam. Tác giả
Nguyễn Anh Thu cũng có bài viết “Quốc t
ế hóa giáo dục đại học trong bối cảnh toàn
cầu hóa” phân tích các tác động của toàn cầu hóa với Hiệp định chung về thương mại
trong dịch vụ (GATS) tới giáo dục đại học. Một số nghiên cứu khác đề cập đến việc
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quan hệ quốc tế. Như tác giả Bùi Thị Hồng
Lâm với đề tài luận văn thạc sỹ: “Một số
biện pháp quản lý nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ làm công tác quan hệ quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh
hội nhập”. Đề tài này chủ yếu phân tích năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quan
hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội và chuẩn hóa việc tuyển dụng cán bộ; đưa ra
biện pháp về quy trình đánh giá cán bộ, qui hoạch về qui mô, cơ c
ấu và xây dựng quy
chế tuyển dụng cho phù hợp với việc phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác quan hệ
quốc tế trong bối cảnh hội nhập. Hay như tác giả An Thùy Linh với đề tài luận văn
thạc sỹ: “Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên
cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội”. Luận văn tuy có đề cậ
p
đến quan hệ quốc tế và vai trò của quan hệ quốc tế với việc nâng cao chất lượng đào
tạo, nghiên cứu khoa học của giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập nhưng chủ
yếu tập trung vào thương mại dịch vụ giáo dục.
Nghiên cứu về Trường Đại học GTVT, tác giả Bùi Thị Giang đã thực hiện
đề tài luận văn thạc sỹ: “Biệ
n pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo
tại Trường Đại học Giao thông vận tải trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn đã đưa

ra lý luận về quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo và đề xuất một số biện
9
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án này. Tuy vậy, luận văn được thực
hiện khi số lượng các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của Nhà trường còn ít, đơn
vị phụ trách các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tập trung vào một đơn vị chủ lực
là phòng Đối ngoại dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường. Gần
đây, tác
giả Ngô Thùy Linh cũng thực hiện đề tài: “Quản lý các dự án hợp tác quốc tế về
đào tạo của Trường Đại học Giao thông vận tải đến năm 2020”. Luận văn phân
tích thực trạng quản lý các dự án hợp tác đào tạo của Nhà trường, dự báo hình
thức hợp tác đào tạo đến năm 2020 và kiến nghị các giải pháp để quản lý hiệu quả
các dự án này.
Tuy nhiên, t
ất cả các luận văn trên đều tiếp cận vấn đề hợp tác quốc tế từ góc
độ quản lý giáo dục với đối tượng nghiên cứu chỉ bó hẹp trong các dự án đào tạo,
một số luận văn áp dụng hoàn toàn các khung lý thuyết quản lý dự án để phân tích
và đưa ra nhận định cũng như giải pháp. Trong khi đó, công tác hợp tác quốc tế ở
một trường đại học không ch
ỉ có các dự án liên kết đào tạo mà còn có hoạt động
trao đổi học thuật, trao đổi văn hóa, giao lưu sinh viên, hợp tác nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ, đồng tổ chức hội nghị, hội thảo… được thực hiện dưới
nhiều hình thức phong phú. Bởi vậy rất cần những đánh giá, nhận định và các biện
pháp đề xuất toàn diện, bao trùm toàn bộ các lĩnh vực hoạt động củ
a hợp tác quốc
tế, dưới góc độ quan hệ quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc nâng
cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập tại Trường Đại học GTVT
- Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Trường Đại học Giao thông vận tải và các đối tác

 Thời gian: 1994 – 2013

Nội dung: Hợp tác quốc tế
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm sách, báo, các báo cáo, văn bản quy định, nghị quyết, chiến lược
phát triển giáo dục đào tạo, chiến lược phát triển giao thông vận tải cho từng giai
10
đoạn; tìm kiếm thông tin trên các trang web của các trường đại học, các đơn vị quản
lý nhà nước, các tài liệu liên quan đến đề tài;
- Sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và tổng hợp
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo và các cán
bộ có kinh nghiệm quản lý và triển khai các chương trình hợp tác quốc tế trong trường.
- Áp dụng các cấp độ phân tích: Toàn cầu, trong nước.
- Ph
ương pháp tiếp cận của chủ nghĩa tự do mới về quan hệ quốc tế
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hợp tác quốc tế của Trường Đại học
Giao thông vận tải.
- Phân tích thực trạng các hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học
Giao thông vận tải; tìm ra các thành quả, hạn chế và các khó khăn thuận l
ợi trong
quá trình tiến hành hợp tác .
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Trường Đại học
Giao thông vận tải.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và các phụ lục.
Mở đầu
Chương 1. Các nhân tố quy định hoạt động hợp tác quốc tế c
ủa Trường Đại

học Giao thông vận tải
Chương 2. Các hoạt động hợp tác quốc tế chủ yếu của Trường Đại học Giao
thông vận tải từ năm 1994 đến 2013
Chương 3. Triển vọng hợp tác và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
hợp tác quốc tế của Trường Đại học Giao thông vận tải
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lụ
c

11
Chương 1
CÁC NHÂN TỐ QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

1.1. Cơ sở lý luận và chủ trương, chính sách của Việt Nam
1.1.1. Cơ sở lý luận
Nhìn vào lịch sử phát triển của xã hội loài người thì sự hình thành quan hệ
quốc tế là nhu cầu khách quan, thiết yếu của sự vận động và phát triển của mỗi cộng
đồng dân tộc trong quá trình lịch sử. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã tác động và thâm nhập vào mọi l
ĩnh
vực của đời sống quốc tế, thúc đẩy nhanh xu thế toàn cầu hoá đời sống chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội… Tính chỉnh thể và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc
gia dân tộc ngày càng tăng lên, các vấn đề toàn cầu ngày càng cấp bách đòi hỏi sự
hợp tác sâu rộng giữa các chủ thể quốc tế để cùng nhau giải quyết. Quá trình toàn
cầu hóa cùng sự ra đời và phát triển của kinh t
ế thị trường cũng là động lực hàng
đầu thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều
lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Như vậy, chính sự phát triển

chung của văn minh nhân loại, của tiến bộ xã hội, trí tuệ và năng lực của con
người và mỗi cộng đồng quốc gia dân tộc cũng như nhu cầu khách quan của sự
phát triển hướng tới tương lai của các dân tộc đã quy định sự phát triển ngày càng
sâu rộng các mối quan hệ và hợp tác quốc tế.
Ở lĩnh vực giáo dục, hợp tác quốc tế lại càng khẳng định được vai trò của
mình như một xu thế không thể đảo ngược.
Từ xưa đến nay, giáo dục luôn được coi là nền tảng cơ bản làm thay đổi
và cải tiến con người – yếu t
ố quan trọng cấu thành nên sức mạnh quốc gia.
Không một quốc gia nào trên thế giới có thể phát triển mà không ưu tiên đầu tư
cho giáo dục, nhất là trong thời đại mà kinh tế tri thức đã đẩy sự phân hóa giữa
các nước phát triển và đang phát triển lên mức độ ngày càng cao hơn, ở quy mô
lớn hơn. Bởi vậy, giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo
12
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để phục vụ tốt các mục tiêu của chiến lược phát
triển kinh tế xã hội.
Trong một thế giới biến đổi không ngừng với các thách thức ngày càng gia
tăng, trọng trách nặng nề của giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói
riêng là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao để thích ứng, tồn tại và phát triển ở
môi trường cạnh tranh khốc li
ệt. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, các trường đại
học phải có năng lực mang tính toàn cầu với những mối quan hệ có tính chất quốc
tế dưới nhiều hình thức.
Vậy hợp tác quốc tế có vai trò như thế nào và đem lại lợi ích gì cho giáo
dục đại học?
Hợp tác quốc tế được coi như một chiến lược trong tiến trình cải cách và
là một trong những giả
i pháp để đổi mới giáo dục đại học, hội nhập quốc tế của
Việt Nam.
Về tổng thể, hoạt động hợp tác quốc tế tại một trường đại học có nhiệm vụ

nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và là điều kiện tiên quyết đối với
hội nhập của giáo dục đại học. Hợp tác quốc tế giúp các tr
ường đại học thiết lập
được nhiều hình thức hợp tác đa dạng, phong phú với các dự án, chương trình phối
hợp đào tạo, hợp tác song phương, đa phương… Trong quá trình đó, chúng ta có thể
khai thác các cơ hội, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, cập nhật các tiến bộ
khoa học kỹ thuật hiện đại thông qua các chương trình nghiên cứu chung, liên kết
với các đối tác nước ngoài để
từng bước chuẩn hoá các chương trình đào tạo và đổi
mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tiến tới quốc
tế hoá các chương trình, giáo trình đại học, sau đại học… Cũng nhờ đó, các sinh
viên, giảng viên của Việt Nam có cơ hội được đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
trao đổi văn hóa ở nước ngoài và mở rộng tầm nhìn ra thế giới. Ng
ược lại, chúng ta
cũng được đón tiếp các giảng viên, chuyên gia, lưu học sinh từ các đối tác nước
ngoài đến tham quan, học tập, nghiên cứu, đồng tổ chức hội nghị, hội thảo khoa
học Đây là một cơ hội tốt nếu các trường đại học biết cách tận dụng để giới thiệu
và nâng cao uy tín, tên tuổi của mình ở khu vực và trên thế giới. Có thể nói hoạt
13
động này đã góp phần đưa tinh hoa của nền giáo dục tiên tiến vào Việt Nam, đồng
thời cũng phần nào quảng bá, đưa hình ảnh giáo dục Việt Nam ra thế giới, là cầu
nối giúp giáo dục đại học Việt Nam hội nhập và tiến lên.
Thêm vào đó, công tác quan hệ quốc tế còn đóng góp tích cực cho việc nâng
cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, xây dựng và cải
tạo cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ mới,… phục vụ giảng dạy và nghiên cứu
khoa học trong các trường đại học cũng như thúc đẩy công cuộc cải cách giáo dục ở
Việt Nam. Các dự án quốc tế hỗ trợ một phần rất quan trọng, khắc phục các khó
khăn về nguồn lực cho các trường đại học ở nước ta.
Ngoài ra, chúng ta cũng không thể phủ nh
ận những yếu tố tích cực mà công

tác quan hệ quốc tế đem lại trong việc xây dựng định hướng và đổi mới giáo dục,
nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng để phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới và
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình này cũng mang đến cho các trường
đại học Việt Nam những kinh nghiệm quý giá trong việc đổi mới tư duy, phương th
ức
quản lý giáo dục, lựa chọn phương hướng, cải tiến hệ thống và quy trình đào tạo, kết
hợp nghiên cứu khoa học với giảng dạy, đồng thời biết tận dụng thời cơ và lợi thế để
từng bước kéo gần khoảng cách giữa giáo dục Việt Nam với thế giới.
Như vậy, có thể khẳng định hợp tác quốc tế là cơ
hội tốt mà các trường đại
học cần phải biết nắm bắt và tận dụng hiệu quả, cũng là môi trường để các cơ sở
đào tạo này được cọ xát, học hỏi, cạnh tranh, tự đánh giá năng lực của mình và có
động lực phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ hơn.
1.1.2. Chính sách đối ngoại và định hướng hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo
Việt Nam
Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Không phải tới lúc này, Việt Nam mới có
hợp tác quốc tế. Những năm trước đó, quá trình hợp tác quốc tế của Việt Nam mới
chỉ chủ yếu tập trung vào các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và các nước
đang phát tri
ển, các nước dân tộc chủ nghĩa. Phải từ khi này, sự hợp tác quốc tế của
Việt Nam mới mở rộng sang các nước, khu vực và các tổ chức quốc tế.
14
Về công tác đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta xác định nhiệm vụ công tác đối
ngoại là: “…giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho
công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc
đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội”
1

.
Để đạt được điều đó và để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, quan điểm
cơ bản chỉ đạo công tác đối ngoại là:
- Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan
hệ quốc tế. Chủ độ
ng và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp
tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy
của các nước trong cộng đồng thế giới, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc
tế và khu vực.
- Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền
vững, phát triển quan hệ vớ
i tất cả các nước, các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ
trên thế giới và theo các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe doạ
dùng vũ lực, giải quyết các bất đồng và các tranh chấp thông qua bằng thương
lượng hoà bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi.
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực theo tinh thần
phát huy tối đa nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ
và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia,
giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.
- Tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại là giữ vững nguyên tắc vì
độc lập,
thống nhất, chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động linh hoạt, phù
hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế
giới và khu vực với đặc điểm từng đối tượng quan hệ.

1
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, tr.112.
15
Trong lĩnh vực giáo dục, nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của
Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác
định một trong bảy quan điểm chỉ đạo là “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để
phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp
ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế để phát triển đất nước”. Mục tiêu của đổi mới nhằm tạo chuyển
biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn công
cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Thông qua đó
xây dựng nền giáo dục mở, học thự
c sự, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và
phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều
kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội
nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
và bản s
ắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ
tiên tiến trong khu vực.
Liên quan đến hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo, Nghị quyết xác định
Việt Nam phải từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế
giới. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và
chất l
ượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài
tại Việt Nam. Hoàn thiện cơ chế quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam; quản lý học sinh, sinh viên Việt Nam đi học nước ngoài bằng
nguồn ngân sách Nhà nước và theo hiệp định nhà nước. Tạo điều kiện để chuyên
gia quốc tế và ngườ
i Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở
các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước. Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào

tạo nước ngoài có uy tín. Có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong
giáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người h
ọc, người sử dụng
lao động và cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và
hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại
học. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các
cơ sở sản xuất, kinh doanh.
16
Một trong bốn quan điểm của Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ
2011-2020 là “Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát
huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở
rộng giao lưu hợp tác với các nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo
dục tiên tiến hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực
có chất lượng. Có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học,
chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo
dục. Đồng thời, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục thông
qua tăng chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước cho các trường đại
học trọng điểm và viện nghiên cứ
u quốc gia, ưu tiên các ngành khoa học, công nghệ
mũi nhọn. Khuyến khích và hỗ trợ công dân Việt Nam đi học tập và nghiên cứu ở
nước ngoài bằng kinh phí tự túc. Khuyến khích các cơ sở giáo dục trong nước hợp
tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài để nâng cao năng lực quản lý, đào tạo, nghiên
cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và
cán bộ khoa học và quản lý giáo dụ
c; tăng số lượng học bổng cho học sinh, sinh
viên đi học nước ngoài. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức
quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ cho giáo dục, tham gia
giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ
góp phần đổi mới giáo dục ở Việt Nam. Xây dựng một số trường đại học, trung tâm
nghiên cứu hiện đại để thu hút các nhà khoa học trong nước, quốc tế đến giảng dạy

và nghiên cứu khoa học.
1.1.3. Chính sách phát triển giao thông vận tải
Trường Đại học GTVT là một cơ sở đào tạo đặc thù cung cấp nguồn nhân
lực chủ yếu cho ngành giao thông vận tải nên các chiến lược phát triển, định hướng,
mục tiêu và các hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như hợ
p tác
quốc tế của Nhà trường luôn phải gắn chặt với tình hình thực tiễn của ngành.
Giao thông là huyết mạch quốc gia. Hạ tầng giao thông cũng là bộ phận thiết
yếu trong kết cấu hạ tầng xã hội, cần được phát triển trước một bước để tạo tiền đề,
làm động lực phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
17
hóa của Đảng và Nhà nước, đáp ứng quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, góp
phần đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước. Ở thời đại toàn cầu hóa, giao
thông vận tải càng khẳng định vai trò của mình khi nó kết nối không chỉ các vùng
miền, thúc đẩy kinh tế thương mại nội địa mà còn là một bộ phận quan trọng cấu
thành nên mạng lưới giao thông khu vực và quốc tế. Như chươ
ng trình hợp tác Kinh
tế Tiểu vùng sông Mekong (GMS) mở rộng giữa sáu nước: Campuchia, Trung
Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã khẳng định: kết nối giao thông là
nền tảng của các hành lang kinh tế GMS. Điều này cũng được chú trọng trong lộ
trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
Do đó, chiến lược phát triển giao thông vận tải đến 2020 tầm nhìn đến 2030
đã nhận định giao thông vận tải là một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư
phát
triển. Đầu tư cho giao thông vận tải, trước hết cần thực hiện đồng bộ có trọng tâm
trọng điểm, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức
vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc,
đồng thời cũng phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại gắn kết chặt chẽ với
h
ệ thống trong nước để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.

Về phát triển cơ sở hạ tầng, phải kết hợp đầu tư mới với cải tạo, nâng cấp,
đầu tư theo chiều sâu phát huy hiệu quả của các cơ sở công nghiệp giao thông vận
tải hiện có, nhanh chóng đổi mới và tiếp cận công nghệ tiên tiến.
Phát triển vận tải ph
ải theo hướng hiện đại, khai thác hiệu quả, chất lượng
cao và chi phí hợp lý, đặc biệt cần áp dụng các công nghệ, phương thức vận tải tiên
tiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng. Tại các đô thị
lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cần nhanh chóng phát triển phương thức
vận tải nhanh, khối lượng lớn; phát triển vận tải ở
các đô thị theo hướng sử dụng
vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi; kiểm soát sự gia tăng
phương tiện cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao
thông đô thị, hạn chế ở mức thấp nhất tai nạn giao thông.
Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2020, hệ thống GTVT nước ta cơ bản đáp
ứng nhu c
ầu vận tải của xã hội với chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành
18
hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi
trường. Về tổng thể, cơ bản hình thành được một hệ thống GTVT theo hướng đồng
bộ, hợp lý giữa các phương thức vận tải, từng bước đi vào hiện đại nhằm góp phần
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Trong khi chi
ến lược đề ra các mục tiêu và nhiều biện pháp cụ thể, giao
thông Việt Nam vẫn luôn là đề tài nóng. Đó là vấn đề gia tăng tai nạn, ùn tắc; sự
xuống cấp nhanh chóng của cơ sở hạ tầng; khoa học công nghệ kém phát triển cũng
như hạn chế về trình độ quản lý, quy hoạch giao thông. Tất cả những điều này đặt ra
yêu cầu cho Nhà trường, làm sao để vừa đào tạo các cán bộ
, kỹ sư có trình độ và
khả năng thích ứng tốt, vừa nghiên cứu, tìm tòi công nghệ nhằm khắc phục các sự
cố kỹ thuật và nâng cao chất lượng công trình. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này,

nguồn nội lực từ phía các cơ sở đào tạo là chưa đủ mà cần sự tác động, thúc đẩy
mạnh mẽ từ các ngoại lực. Ở đây, sự hỗ tr
ợ, chia sẻ và phối hợp từ các đối tác nước
ngoài đóng vai trò như một ngoại lực đáng kể. Bởi vậy, hợp tác quốc tế là cần thiết
và tất yếu.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình trong nước và thế giới
Sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng lại
đất nước. Sự kiện thống nhất đất nước năm 1975 không đem lại nhi
ều thay đổi cho
kinh tế Việt Nam do chính sách cấm vận và hạn chế trao đổi của các nước tư bản
cũng như tình trạng khó khăn của các nước xã hội chủ nghĩa – đối tác chính của
chúng ta. Nửa cuối thập kỷ 70 và nửa đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, chính Việt
Nam cũng lâm vào khủng hoảng kinh tế khi tăng trưởng trì trệ và lạm phát kéo dài,
đời sống nhân dân gặp nhiề
u khó khăn. Cuộc khủng hoảng này đã đặt chúng ta
trước sự lựa chọn phải tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước. Năm 1986,
chúng ta bắt đầu thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp sang
nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lúc này, tình hình thế giới l
ại có nhiều biến đổi phức tạp. Chiến tranh Lạnh
kết thúc, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã đã khiến Việt
19
Nam mất đi 90% thị trường xuất nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của mình. Trật tự
hai cực tan rã cũng đẩy nhanh xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới, nhiều nước Đông Á đi theo con đường kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc
tế đã thu được nhiều thành quả. Điều này càng khích lệ và thúc đẩy Vi
ệt Nam tiến
hành công cuộc đổi mới.
Cùng với đổi mới về kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển

đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa
phương hóa với phương châm "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong
cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lậ
p và phát triển" nhằm mục tiêu "giữ
vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận
lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần
tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Trên cơ sở đó, các hoạt
động đối ngoại được triển
khai tập trung vào mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, củng cố và thúc đẩy các mối
quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khu
vực cũng như các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới.
Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ngoài ra,
chúng ta cũng ra sứ
c tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi góp phần vào công
cuộc phát triển đất nước, mở rộng hợp tác quốc tế.
Ngay từ đầu những năm 90, Việt Nam đã chủ động khai thông quan hệ với
nhiều tổ chức quốc tế. Một cột mốc có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam là
việc tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thông báo chính thức d
ỡ bỏ lệnh cấm vận
thương mại vào ngày 3/2/1994. Tiếp đó, năm 1995, ngoại giao Việt Nam cũng đánh
dấu ba sự kiện lớn: Quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam
và Hoa kỳ (11/7/1995); Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á ASEAN (28/7/1995) và việc ký kết Hiệp định khung về hợp
tác với Liên minh châu Âu EU. Từ thời điểm này, chúng ta đã có một n
ền hòa bình
thực sự, một điều kiện chính trị ổn định và môi trường thu hút đối với bạn bè quốc
tế. Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định "đẩy nhanh quá
20
trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới". Một năm sau khi gia nhập ASEAN, năm

1996, Việt Nam tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA). Cũng trong
năm này, Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành
viên sáng lập và năm 1998 trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Chúng ta cũng đã đàm phán và ký Hiệp
định Thương mại với Mỹ năm 2001 và đến năm 2007 trở thành thành viên chính
thức c
ủa tổ chức Thương mại thế giới WTO – một mức hội nhập cao nhất, rộng
nhất, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thiết lập môi trường buôn bán và quan hệ
hợp tác kinh tế với toàn bộ thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 180 nước
2

thuộc tất cả các châu lục và lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất
cả các nước lớn, các nước ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Đặc biệt là năm 2007, Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Ủy viên không thường
trực tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Đây là một thành
công về mặt ngo
ại giao của chúng ta, không chỉ thể hiện uy tín chính trị ngày càng
cao của Việt Nam mà còn minh chứng cho sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế vào
khả năng đóng góp của nước ta trong lĩnh vực hoà bình - an ninh, đánh dấu sự chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế của đất nước, khẳng định sự đúng đắn của đường
lối đối ngoại độc lập tự ch
ủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của
Đảng và Nhà nước ta. Những thành quả này đã góp phần không nhỏ vào việc củng
cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và góp phần phát triển lĩnh vực văn hóa, giáo
dục nói riêng.
1.2.2. Những thách thức của toàn cầu hóa và bối cảnh giáo dục Việ
t Nam trước
và sau thời kỳ đổi mới

Xu hướng toàn cầu hóa đã và đang thúc đẩy sự phát triển của tri thức – thứ
vốn ít chịu ảnh hưởng của biên giới quốc gia lan tỏa sâu rộng. Ở thời đại này, con
người muốn tồn tại và phát triển không những phải biết cách vận dụng những tri

2
Bộ Ngoại giao Việt Nam,ệt Nam/vi/cn_vakv/ , ngày 17/3/2014

×