Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.83 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HÀ THỊ YẾN




NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN
THỐNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC






HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HÀ THỊ YẾN





NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN
THỐNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Công Nhất



HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Phạm Công Nhất. Mọi số liệu, trích dẫn được sử
dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo tính trung
thực. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước thầy
hướng dẫn
Hà nội, ngày 03 tháng 10 năm 2014
Học viên

Hà Thị Yến











1
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài. 4
2. Tình hình nghiên cứu. 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8
6. Đóng góp mới của luận văn. 8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 9
8. Kết cấu: 9
B/ NỘI DUNG 10
Chương 1 ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN
THỐNG 10
1.1.Đạo đức gia đình truyền thống 10
1.1.1. Khái niệm gia đình truyền thống 10
1.1.2. Khái niệm đạo đức gia đình truyền thống 13
1.1.3. Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của đạo đức gia đình truyền

thống Việt Nam 14
1.2. Những tác động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đến
xu hướng biến đổi đạo đức gia đình truyền thống. 23
1.2.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN 23
1.2.2. Một số đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam 27
1.2.3. Một số tác động cơ bản của KTTT định hướng XHCN đến xu
hướng biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống 32
1.2.4. Một số nhận xét rútra 36

2
Kết luận chương 1 38
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁC
XU HƯỚNG LỆCH LẠC TRONG BIẾN ĐỔI ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH
TRUYỀN THỐNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 40
2.1. Thực trạng những biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. 40
2.1.1. Thực trạng những biến đổi tích cực 41
2.1.2. Thực trạng những biến đổi tiêu cực. 51
2.1.3. Một số vấn đề đặt ra đối với những biến đổi đạo đức gia đình
truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
hiện nay 61
2.2. Một số giải pháp khắc phục các xu hướng lệch lạc trong biến đổi đạo
đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam hiện nay. 64
2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi
thành viên trong gia đình và xã hội về việc kế thừa phát huy những giá
trị tích cực của đạo đức gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình
Việt Nam hiện nay. 65

2.2.2. Kế thừa và phát huy có chọn lọc những chuẩn mực đạo đức tích
cực của gia đình truyền thống và tiếp thu những tiến bộ của gia đình hiện
đại trong xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay 68
2.2.3. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. 73
2.2.4. Tăng cường kết hợp vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội
trong giáo dục đạo đức gia đình truyền thống 75
Kết luận chương 2 79
C/ KẾT LUẬN 80
D/ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Chữ viết tắt
1
CNH
Công nghiệp hoá
2
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
3
HĐH
Hiện đại hoá
4
KTTT
Kinh tế thị trường
5
TBCN
Tư bản chủ nghĩa

6
XHCN
Xã hội chủ nghĩa








4
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Gia đình là tế bào của xã hội. Để tế bào này có một giá trị bền vững,
một sức sống mạnh mẽ thì cần rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố cơ
bản nhất là yếu tố đạo đức.
Ở Việt Nam, trải qua nhiều thế hệ, gia đình vẫn được coi trọng, những
chuẩn mực về đạo đức gia đình truyền thống vẫn được nhiều người đồng tình,
khẳng định và coi đó là đạo lý làm người của người Việt.
Đạo đức gia đình truyền thống là cách ứng xử của gia đình trong quá
khứ thể hiện cốt cách văn hóa dân tộc, là yếu tố đạo nên bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam. Nhưng những giá trị đạo đức gia đình không phải bất biến mà
nó phải phù hợp với quy luật: Ý thức xã hội phải phù hợp với tồn tại xã hội.
Ngày nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đạo
đức gia đình truyền thống Việt Nam đang có những biến đổi mạnh mẽ. Một
mặt nó bảo tồn, truyền thụ, phát huy những giá trị tích cực của gia đình truyền
thống như: Tình yêu lứa đôi trong sáng, lòng thủy chung, tình nghĩa vợ
chồng; trách nhiệm và sự hy sinh của cha mẹ với con cái; con cái hiếu thảo
với cha mẹ, ông bà, tổ tiên … đồng thời gia đình Việt Nam hiện nay cũng

đang tiếp thu có chọn lọc nhiều giá trị của gia đình hiện đại như: tôn trọng tự
do cá nhân, tôn trọng quan niệm và sự lựa chọn của mỗi thành viên trong gia
đình; tôn trọng lợi ích cá nhân, bình đẳng nam nữ, vợ chồng … Mặt khác, gia
đình Việt Nam cũng đang đừng trước rất nhiều thách thức, biến động, bất
trắc, có nguy cơ xâm hại và làm xói mòn những giá trị tốt đẹp của đạo đức gia
đình truyền thống. Trên thực tế ở nhiều nơi, nhất là ở những khu đô thị lớn,
gia đình đang có những dấu hiệu của sự khủng hoảng. Những giá trị đạo đức
của gia đình truyền thống đang bị lấn át bởi những quan hệ thực dụng, lối

5
sống lai căng, thiếu văn hóa, tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao, sống
chung không kết hôn, tình trạng trẻ em nghiên hút, tệ nạn mại dâm, tình dục
đồng giới, bạo lực gia đình… đang tấn công vào gia đình từ nhiều phương
diện khác nhau.
Để phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực của xu hướng biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, tôi chọn đề tài “Những biến đổi của đạo đức gia
đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay” làm luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Trong thập niên cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỳ 21, vấn đề gia
đình trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở các nước khu vực Châu Á, trong đó
có Việt Nam, nơi vốn có truyền thống đề cao gia đình, đặc biệt là đạo đức gia
đình trong sự hình thành nhân cách của con người, sự tồn tại và phát triển xã
hội. Vì thế, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về gia đình dưới
nhiều góc độ và quy mô khác nhau. Liên quan đến đề tài, có thể phân loại các
công trình này thành các nhóm cơ bản sau:
Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức gia đình truyền
thống có một số công trình tiêu biểu như: “Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về
đạo hiếu ngày nay” của Nguyễn Thị Thọ, tạp chí Triết học số 6 năm 2007;

“Nho giáo và gia đình” của Vũ Khiêu, NXB Khoa học xã hội năm 1995; “Sự
tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ
người Việt Nam hiện nay”, Lê Thi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2009;
“ Gia đình học” của Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý, NXB Chính trị - Hành
chính, Hà Nội năm 2009; “Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay”
của Nguyễn Thị Thọ, Nxb chính trị quốc gia – Sự thật, năm 2001; “ Về chữ

6
Hiếu truyền thống trong gia đình hiện đại” của Đặng Cảnh Khanh, Tạp chí
Khoa học về phụ nữ số 2 năm 1996; “Gia đình Việt Nam – Các giá trị truyền
thống và các vấn đề tâm bệnh lý xã hội” của Đặng Phương Kiệt, Nxb Lao
động, Hà Nội năm 2006; “Văn hoá gia đình Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc
Khánh, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội năm 1998;…
Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến sự tác động qua lại giữa
đạo đức gia đình và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có một số công
trình như: “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng giá trị đạo
đức hiện nay” của Nguyễn Thế Kiệt, tạp chí Triết học số 6 năm 1992; “Quán
triệt mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức” của Nguyễn Ngọc Long, tạp chí
nghiên cứu luận, 1 – 1987; “Những vấn đề về đạo đức trong nền kinh tế thị
trường” của Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội năm 1996; “Gia đình
Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” của Giáo sư Lê Thi, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội năm 2002; “Nghiên cứu gia đình và thời kỳ đổi mới”,
nhiều tác giả, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2010; “Văn hóa gia đình và
xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của Thạc sỹ Trần
Thị Tuyết Mai, tạp chí Cộng sản số 161 năm 2008; “Bạo lực gia đình – Một
sự sai lệch giá trị” của tác giả Lê Thị Quý, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm
2007…
Các công trình này đã đề cập một cách khái quát những giá trị đạo đức
gia đình truyền thống Việt Nam, chỉ ra sự cần thiết, phương pháp kế thừa
những giá trị tốt đẹp ấy trong xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa

ở nước ta. Đồng thời, các tác giả còn đề cập đến sự biến đổi về quy mô, cấu
trúc, chức năng của gia đình trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Như vậy, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về gia
đình, về đạo đức gia đình nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về những

7
biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN. Do đó việc lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ sẽ góp
một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu về vấn đề gia đình Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
 Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở làm rõ thực trạng những biến đổi tích cực và tiêu cực của
đạo đức gia đình, luận văn đề xuất những giải pháp khắc phục những lệch lạc
của xu hướng biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.
 Nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến gia đình truyền thống, đạo
đức gia đình truyền thống, về kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam.
- Chỉ ra một số xu hướng biến đổi cơ bản của đạo đức gia đình truyền
thống trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay.
- Chỉ ra một số giải pháp nhằm khắc phục những lệch lạc của xu hướng
biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
 Cơ sở lý luận.
Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối
và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về gia đình và đạo đức gia đình.

8

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học trong nước đã được công bố có liên quan đến nội dung đề cập đến
trong luận văn.
 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và những phương pháp nghiên
cứu chung như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học …
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự biến đổi của đạo đức gia đình
truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay.
 Phạm vi nghiên cứu.
Chủ yếu nghiên cứu sự biến đổi các giá trị chuẩn mực đạo đức gia
đình truyền thống trong các mối quan hệ cơ bản của gia đình ở nước ta từ thời
kỳ đổi mới đến nay.
6. Đóng góp mới của luận văn.
Trên cơ sở làm rõ thực trạng biến đổi các giá trị chuẩn mực đạo đức
của gia đình truyền thống dưới tác động của kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam, luận văn đã đưa ra một số giải pháp khắc phục những
lệch lạc của xu hướng biến đổi đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN.



9
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ sự biến đổi các giá trị chuẩn
mực của đạo đức gia đình truyền thống trong các mối quan hệ cơ bản của gia
đình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng tài liệu tham khảo cho nghiên
cứu, giảng dạy, phục vụ học tập.
8. Kết cấu:
Ngoài phần mở đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 4 tiết.

10
B/ NỘI DUNG
Chương 1
ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
1.1. Đạo đức gia đình truyền thống
1.1.1. Khái niệm gia đình truyền thống
- Khái niệm về gia đình
Trong cuộc đời mỗi người, gia đình luôn là điểm tựa, là cội nguồn, là
cái nôi của sự yên bình, là yếu tố vô cùng cần thiết cho mỗi người và xã hội.
Trong lịch sử phát triển của xã hội, gia đình có vị trí đặc biệt, bởi nó là tế bào
của xã hội, nó là gốc của một quốc gia. Chính vì vậy, gia đình và những vấn
đề liên quan đến gia đình được nhiều người quan tâm nghiên cứu, bàn luận.
Nhưng khái niệm “gia đình” không ngừng thay đổi cùng với sự vận động,
biến đổi của xã hội. Mỗi giai đoạn lịch sử có quan niệm khác nhau về gia đình.
Theo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen: “Hàng ngày tái tạo ra
đời sống của bản thân mình, con người còn tái tạo ra những người khác, sinh
sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia
đình” [33, tr. 41]. Với quan niệm này, khái niệm “gia đình” được thể hiện ở
hai nội dung: Thứ nhất, gia đình ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại
của xã hội loài người, cùng với quá trình tái tạo ra chính bản thân con người;
thứ hai, gia đình được tạo ra chủ yếu bởi hai mối quan hệ: quan hệ hôn nhân
(chồng – vợ) và quan hệ huyết thống (cha, mẹ - con cái). Như vậy, gia đình là

một thiết chế xã hội, một hiện tượng xã hội, do đó, hình thức và chức năng
của gia đình, xét đến cùng bị quy định bởi tính chất của quan hệ sản xuất,
quan hệ xã hôi nói chung.

11
Ở Việt Nam, khi bàn tới khái niệm “gia đình”, các tác giả cũng có
những định nghĩa khác nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận. Theo Đại từ điển tiếng
Việt, “gia đình là tập hợp những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống
sống chung trong một nhà” [65,tr. 719]. Trong cuốn “Tâm lý học gia đình”,
Ngô Công Hoàn đưa ra khái niệm: “ Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, có
quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, có chung các giá
trị vật chất, tinh thần, ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định” [15, tr.
9]. Dưới góc độ luật học, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn lại cho rằng:
“Gia đình là một tập hợp dựa trên các quan hệ về hôn nhân và huyết thống và
về nuôi dưỡng đã gắn bó những người có quan hệ với nhau bởi các quyền và
nghĩa vụ về tài sản và nhân thân, bởi sự cộng đồng về đạo đức và vật chất, để
tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung và nuôi dạy con cái” [59, tr.15 – 16].
Từ việc tiếp cận khái niệm “gia đình” ở các góc độ khác nhau, có thể
định nghĩa một cách khái quát: “Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống
cộng đồng của con người, một thiết chế văn hoá – xã hội đặc thù, được hình
thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết
thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên”[ 4, tr.236]
- Khái niệm gia đình truyền thống
Nếu như khái niệm gia đình khó xác định trên diện rộng thì khái niệm
gia đình truyền thống cũng là một khái niệm khó xác định không kém.
Gia đình truyền thống là một khái niệm mà các nhà nghiên cứu dùng để
chỉ loại gia đình đã hình thành và tồn tại trong quá khứ mà trong đó chứa
đựng nhiều yếu tố bền vững, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
những yếu tố đó phản ánh nền văn hoá bản địa và tạo nên nét đặc sắc của dân
tộc.

Ở Việt Nam, gia đình truyền thống là một khái niệm mang nhiều hàm
nghĩa khác nhau. Người ta cũng có thể hiểu gia đình truyền thống là gia đình

12
Nho giáo hoặc là gia đình phong kiến. Một số khác muốn nhấn mạnh tinh
thần dân tộc, muốn gạt bỏ yếu tố “Nho giáo” hoặc “phong kiến” ra khỏi khái
niệm gia đình truyền thống để đồng nhất gia đình truyền thống với hình thái
gia đình Việt Nam cổ, trước khi Nho giáo xâm nhập. Khi ấy gia đình được coi
là tổ ấm của mỗi người, trong đó sự thuỷ chung, lòng thương yêu và ý thức
trách nhiệm là những giá trị cơ bản.
Có người lại coi gia đình truyền thống chỉ là một kiểu, loại gia đình
bên cạnh những loại gia đình khác. Đó là kiểu “gia đình bình dân” trong xã
hội phong kiến.
Trong dân gian, gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các
thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình
này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà – cha mẹ – con cái mà
người ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường". Kiểu gia đình này khá
phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn Bắc Bộ. Nền kinh tế tiểu nông là
cơ sở phát sinh và tồn tại của nó. Về mặt tâm lý, người Việt Nam luôn có xu
hướng quần tụ con cái xung quanh mình. Bởi thế, các đại gia đình cùng sống
dưới một mái nhà hoặc vài nhà kế nhau cũng là hình thức tổ chức gia đình
phổ biến ở đô thị [55].
Trong những năm gần đây, có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về
gia đình truyền thống Việt Nam để tìm ra các đặc điểm, giá trị … của nó.
Trong nhiều cách định nghĩa thì chúng tôi nhất trí với khái niệm gia đình
truyền thống của giáo sư Đỗ Thái Đồng. Ông cho rằng: "Gia đình truyền
thống chắc hẳn là gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội nông
nghiệp Á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía cạnh.
Như vậy, đó cũng là kiểu gia đình nông nghiệp, là một định chế gắn liền với
nền nông nghiệp cổ truyền" [9, tr.9].


13
1.1.2. Khái niệm đạo đức gia đình truyền thống
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Cũng giống như các hình thái
ý thức xã hội khác như chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học … đạo đức
phản ánh tồn tại xã hội. Đạo đức thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của tồn tại xã
hội. Cùng với sự phát triển của sản xuất, của tiến bộ xã hội, những quy tắc,
chuẩn mực, phạm trù đạo đức … theo đó cũng tăng lên, phản ánh đời sống xã
hội ngày càng phong phú, đa dạng hơn, trở thành một trong những phương
thức điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi con người sao cho
phù hợp với yêu cầu của xã hội. Ăngghen viết: “Xét cho đến cùng, mọi học
thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh
tế xã hội lúc bấy giờ” [29, tr.16].
Các yêu cầu của đạo đức xã hội rất đa dạng và được thể hiện với
những mức độ phổ quát khác nhau. Có những yêu cầu chung cho cả cộng
đồng, có những yêu cầu đặc thù cho từng lĩnh vực hoạt động hoặc cho từng
thiết chế xã hội cụ thể. Do vậy, có đạo đức xã hội, có đạo đức của từng lĩnh
vực hoạt động người, có đạo đức của từng thiết chế xã hội cụ thể.
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, vì thế, cần có những nguyên
tắc, những chuẩn mực đạo đức đặc thù điều chỉnh các hành vi, các quan hệ
gia đình. Tuy vậy, vì quan hệ giữa gia đình và xã hội là quan hệ giữa cái bộ
phận với cái tổng thể, nên quan hệ giữa đạo đức gia đình với đạo đức xã hội
cũng là quan hệ giữa cái bộ phận với cái tổng thể. Trong mối quan hệ đó thì
đạo đức gia đình bị quy định bởi đạo đức xã hội. Tính quy định này biểu hiện
ở chỗ, tuy điều chỉnh các hành vi, các quan hệ người trong gia đình nhưng các
nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức gia đình lại phản ánh các yêu cầu của xã
hội. Hơn nữa, đạo đức gia đình tuy có cội nguồn từ tình cảm tự nhiên của con
người nhưng lại định hình dưới tác động của các nhân tố xã hội. Vì vậy, có

14

thể khái quát: “Đạo đức gia đình chính là tổng thể những nguyên tắc, những
chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi và quan hệ của các thành viên trong
gia đình nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của gia đình phù hợp với yêu
cầu của xã hội” [54, tr.27 – 28].
Trong đời sống gia đình, nhất là trong đời sống gia đình truyền thống,
các quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em, giữa
mỗi gia đình với họ hàng, làng nước là những mối quan hệ căn bản, ổn định
và bền vững. Trong mối quan hệ như vậy có những chuẩn mực căn bản, đặc
trưng nhất mà các chủ thể của quan hệ phải thực hiện để khẳng định nhân
cách đạo đức của mình. Việc thực hiện các chuẩn mực này một mặt là sự thực
hiện yêu cầu của xã hội, mặt khác là do yêu cầu nội tại của sự ổn định gia
đình như một chỉnh thể, một thiết chế xã hội.
Như vậy, theo chúng tôi, đạo đức gia đình truyền thống là những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực về ứng xử, giao tiếp của các thành viên trong
gia đình được xã hội chấp nhận và có tác dụng điều chỉnh hành vi xã hội của
cá nhân hay của nhóm người trong xã hội cũ.
1.1.3. Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của đạo đức gia đình truyền
thống Việt Nam
Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, giống như các hình thái ý thức
xã hội khác, ý thức đạo đức phản ánh tồn tại xã hội. Tuy nhiên tính đặc thù
của ý thức đạo đức là ở chỗ nó không phản ánh trực tiếp tồn tại xã hội mà
phản ánh gián tiếp thông qua khâu lợi ích. Lợi ích của xã hội được thể hiện
dưới hình thức các yêu cầu của xã hội đối với con người một khi được hình
thành những khuôn mẫu điều chỉnh, định hướng cho hành vi, hoạt động của
con người thì trở thành chuẩn mực đạo đức.

15
Chuẩn mực đạo đức là một hệ thống các nguyên tắc có ảnh hưởng chi
phối hành vi đạo đức được chấp nhận bởi xã hội. Chúng là hệ thống các
phương pháp, cách thức thực hiện một việc gì đó theo một quy tắc chính thức

được chấp nhận rộng rãi và có tác dụng điều chỉnh hành vi xã hội của một cá
nhân, nhóm người hay xã hội.
Như vậy, chuẩn mực đạo đức gia đình truyền thống là một hệ thống các
nguyên tắc có ảnh hưởng, chi phối hành vi đạo đức của mỗi thành viên trong
gia đình ở xã hội cũ. Chuẩn mực đạo đức gia đình xác định ranh giới giữa
đúng và sai, thiện và ác trong lĩnh vực đạo đức gia đình, nó là cơ sở, động cơ
và tiêu chí của nhận thức, đánh giá và định hướng hành vi đạo đức trong gia
đình truyền thống.
Khi bàn về các giá trị và chuẩn mực đạo đức gia đình truyền thống,
các nhà nghiên cứu cũng có những cách tiếp cận khác nhau. Theo tác giả
Nguyễn Thị Thọ thì các giá trị, các chuẩn mực đạo đức gia đình trong thời đại
phong kiến ở Việt Nam là “cha từ, con hiếu, anh em đễ, vợ chồng hoà
thuận….” [54, tr.35]. Tác giả Nguyễn Thị Khoa lại cho rằng: “ở Việt Nam, từ
xa xưa “tam tòng, tứ đức”, “chung thuỷ”, “trinh tiết” đã từng là quy định của
đạo đức gia đình đối với người phụ nữ; hiếu đễ đã từng là quy định của đạo
đức gia đình về quan hệ cha mẹ - con cái, anh chị em” [57, tr. 112]. Với tác
giả Lê Thị Quý thì giá trị đạo đức trong gia đình truyền thống là “cha mẹ
nhân từ, con cái hiếu thảo, anh em hoà thuận”, “tình thương yêu, sự tôn trọng
trong gia đình” [69].
Trên cơ sở quan điểm của các nhà nghiên cứu, theo chúng tôi, chuẩn
mực đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam gồm: sự chung thuỷ, sự nhân từ,
hiếu đễ, sự cung kính, sự khiêm nhường, sự bao dung, sự hoà thuận…. Ứng
với mỗi mối quan hệ là những chuẩn mực nhất định.

16
Trong mối quan hệ vợ chồng thì tình nghĩa, thuỷ chung, hoà
thuận, khiêm nhường vừa là yêu cầu, vừa là những chuẩn mực tiêu biểu.
Nhưng trong những chuẩn mực đó thì sự chung thuỷ giữa vợ và chồng là
chuẩn mực cơ bản nhất.
Trong tiếng Việt, chung thuỷ là tình cảm trước sau như một, không

thay đổi. Như vậy, khái niệm chung thuỷ là một khái niệm rộng. Trong quan
hệ vợ chồng, chung thuỷ được hiểu là vợ chồng phải luôn chung tình, gắn bó
tình cảm yêu thương chỉ với nhau mà thôi.
Có thể nói, giá trị nổi bật trong gia đình truyền thống trong quan hệ vợ
chồng là lòng chung thuỷ, nó được coi là nền tảng để xây dựng gia đình êm
ấm, hạnh phúc. Tuy nhiên, lòng chung thuỷ được đề cập trong quan hệ vợ
chồng chủ yếu chỉ đặt ra với người vợ. Người chồng có thể nhiều thê thiếp
nhưng người vợ chính chuyên chỉ có một chồng. Phụ nữ nói chung, người vợ
nói riêng, trinh tiết và đức hạnh là những tiêu chuẩn đầu tiên, những phụ nữ
một lòng một dạ với chồng chẳng may chồng chết phải ở vậy nuôi con, thờ
chồng thì được coi là người có đức hạnh, nhà vua sẽ ban “Tiết hạnh khả
phong” cho người phụ nữ ấy để làm gương cho mọi người. Ngược lại, nếu
không chồng mà chửa hoang hoặc ngoại tình thì bị khinh rẻ, xa lánh, kỳ thị
thậm chí còn phải chịu những hình phạt nặng nề.
Trong gia đình, quan hệ vợ chồng là quan hệ căn bản, đầu tiên để hình
thành một gia đình. Quan hệ này, về bản chất là không vụ lợi, sẵn sàng chia
sẻ và hi sinh vì nhau, là quan hệ nền tảng để xây dựng một gia đình hạnh
phúc. Gìn giữ và nuôi dưỡng mối quan hệ này trong quá trình chung sống là
điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho quan hệ hôn nhân bền vững. Mặc dù,
trong các xã hội trước, hôn nhân phần lớn không xuất phát từ tình yêu mà là

17
do sự sắp đặt của gia đình nhưng không vì thế mà trong quan hệ vợ chồng lại
không tồn tại tình yêu, tình cảm. Trừ một số ít trường hợp, còn lại là khi
người ta chung sống với nhau như vợ chồng thì cùng với thời gian, tình cảm
sẽ nảy sinh. Bởi đã là vợ chồng thì sẽ có chung tài sản, chung trách nhiệm với
hai bên gia đình và chung trách nhiệm chăm sóc, dạy dỗ con cháu. Chính những
tác nhân ấy tạo nên tình nghĩa vợ chồng. Tình nghĩa vợ chồng cũng đòi hỏi vợ
chồng phải có trách nhiệm với nhau, nó là cơ sở tạo nên nội dung của hạnh phúc
gia đình, là động lực để thực hiện các trách nhiệm trong quan hệ gia đình.

Tình nghĩa vợ chồng không chỉ là đòi hỏi về đạo đức, mà trong từng
thời kỳ lịch sử nhất định, nó còn được quy định bởi pháp luật. Bộ luật Hồng
Đức thời Lê, điều 308 ghi: “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ trong 5 tháng không
đi lại, vợ được trình bày với quan sở tại và xã quan làm chứng thì người
chồng đó mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho hạn một năm. Nếu đã bị mất vợ lại
ngăn cản người khác lấy vợ cũ của mình thì phải tội Biến” [26, tr. 71]. Trong
bộ luật này, quyền bình đẳng của người phụ nữ đối với chồng được khẳng
định khá rõ nét. Việc bảo vệ quyền bình đẳng ở một số phương diện giữa
người vợ với người chồng chính là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho các yêu
cầu chuẩn mực đạo đức: tình nghĩa, thuỷ chung, hoà thuận và tôn trọng lẫn
nhau trong quan hệ vợ chồng.
Như vậy, mặc dù trong quan hệ vợ chồng trong gia đình truyền thống
đã từng là đối tượng phê phán của nhiều người trong những năm gần đây
nhưng những giá trị đạo đức tích cực trong quan hệ vợ chồng vẫn còn giữ
nguyên giá trị trong việc xây dựng gia đình mới hiện nay mà ở đó nổi bật là
tình nghĩa vợ chồng sâu nặng, sự hoà thuận, lòng thuỷ chung son sắt.

18
Trong mối quan hệ cha mẹ - con cái có các chuẩn mực: Từ, Hiếu,
sự cung kính, sự bao dung. Nhưng cơ bản nhất đó là đức từ, đạo hiếu.
“Từ” trong cách thức đối đãi của cha mẹ với con cái là tình thương
yêu, sự bao dung và trách nhiệm dạy dỗ con cái, đó là điểm mấu chốt của đạo
làm cha mẹ. Tình thương và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái có cội
nguồn từ quan hệ huyết thống. Cha mẹ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tình
huống nào, xã hội nào cũng luôn là suối nguồn yêu thương, là điểm tựa cho
con cái, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ con cái như một hành động
bản năng tự nhiên. Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô điều kiện, vô
bờ bến, đó là thứ tình yêu duy nhất không có sự đổi chác, bền vững, sắt son.
Ngay từ khi mới sinh ra con người đã được đặt trong sự gắn bó thiêng liêng
của tình mẫu tử, phụ tử: “Phụ tử tình thâm”, “Xương cha, da mẹ”, “Cá chuối

đắm đuối vì con”… vì thế, khi khôn lớn, mỗi người không thể quên công ơn
dưỡng dục của cha mẹ.
Tình thương yêu của cha mẹ dành cho con không chỉ thể hiện khi con
còn thơ bé mà ngay cả khi con đã khôn lớn nên người, tình thương đó của cha
mẹ dành cho con vẫn không hề thay đổi. Con dù tóc đã pha sương, cha mẹ già
vẫn quan tâm lo lắng, trông chờ mỗi lúc con đi đâu, thăm hỏi khi con xa vắng.
Có những người cha người mẹ phải làm những việc mà xã hội cho là thấp hèn
để nuôi con khôn lớn. Nhiều đứa con ăn học thành tài nhờ sự gian khổ, tận
tụy hy sinh của cha mẹ vốn là những người lao động nghèo. Những đứa con
ấy như hoa sen mọc lên từ bùn, nhờ bùn lầy nước đọng mà đóa hoa ấy trở nên
thơm tho đẹp đẽ, góp phần làm đẹp cuộc đời. Nếu không có bùn thì không có
những đóa sen như thế.
Tình thương và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái có cội nguồn
từ quan hệ huyết thống, nhưng nó còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo,

19
Phật giáo. Cả Nho giáo, Phật giáo đều đòi hỏi những người làm cha, làm mẹ
phải biết thương yêu và chăm lo cho con cái. Chẳng hạn, nói về tình thương
của cha mẹ đối với con cái, Phật giáo sử dụng chữ “Từ” với nghĩa là tình
thương vô lượng, vô biên. Nho giáo cũng sử dụng chữ “Từ” khi nhấn mạnh
tình yêu rộng lớn đó, nhưng chữ “Từ” này thường cho người mẹ. Từ mẫu
không chỉ là người mẹ hết lòng vì con mà còn là người mẹ có khả năng giáo
dục con thông qua sự cảm hoá bằng tình yêu rộng lớn. Mặc dù cũng dùng chữ
“Từ” cho người cha (cha từ, con hiếu), nhưng Nho giáo còn dùng chữ
Nghiêm để chỉ tính cách của người cha. Nghiêm phụ là từ để chỉ những người
cha biết yêu thương con cái một cách sáng suốt, biết kiên định, nghiêm túc và
mẫu mực trong việc giáo dục con cái theo luân thường đạo lý. Như vậy, cha
thương con không như mẹ, hai thái cực khác nhau nhưng đều có chung một
tình thương vô bờ. Tình thương của người cha nghiêm nghị, khô khan, không
mềm mại, nhu mì nên con cái ít cảm nhận được như tình thương của người

mẹ. Nhưng kỳ thực tình thương của cha cũng không thua kém gì tình thương
của mẹ.
Trong cuộc sống, tình thương yêu và trách nhiệm của cha mẹ đối với
con cái thể hiện ở sự quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần, cho
tương lai của con cái. Khi còn bé, cha mẹ là người tập cho con từng tiếng nói
đầu đời. Cha mẹ hun đúc, tạo lập cơ sở để con cái bước vào đời một cách tự
tin và vững chãi. Không những lo cho con cái việc ăn ở mà còn lo cho con cái
về mặt đạo đức và kiến thức để trở thành người sống có ích cho xã hội. Như
vậy, nuôi con khoẻ mạnh, khôn lớn, dạy con nghề nghiệp, nhân cách để ứng
xử trong quan hệ với cha mẹ, anh em, họ hàng, làng nước, dựng vợ gả chồng
và cố gắng dành dụm cho con một chút tài sản … Đó là trách nhiệm và cũng
là niềm vui của bậc làm cha, làm mẹ, hơn thế nữa, đó còn là lẽ sống của
những người làm cha, làm mẹ. Nếu những trách nhiệm đó được thực hiện

20
suôn sẻ, cha mẹ sẽ được hưởng sự thanh thản và hạnh phúc. Ngược lại, nếu
trách nhiệm đó không được thực hiện, cha mẹ sẽ rơi vào tình trạng bất hạnh,
khổ đau, thậm chí “chết không nhắm mắt được”.
Nếu tình thương và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái được thể
hiện ở chữ “Từ” thì bổn phận và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ được
thể hiện ở chữ “Hiếu”. Hiếu là cội nguồn của đạo lý, là cơ sở vững chắc của
gia đình. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, chữ Hiếu được tôn trọng, đề
cao và mang giá trị nhân bản sâu sắc. Hiếu với cha mẹ là chuẩn mực được
hình thành từ xa xưa gắn liền với phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
dần dần được Phật giáo làm phong phú và được Nho giáo nâng lên thành
chuẩn mực cao nhất của đạo đức gia đình.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo, nhưng lòng hiếu
thảo của con người Việt Nam vẫn có những nét riêng. Chữ Hiếu của Việt
Nam thể hiện tình cảm cao quý của con cái đối với cha mẹ, ông bà. Đó là lòng
biết ơn công sinh thành, dạy dỗ; trách nhiệm, nghĩa vụ chăm nom, săn sóc,

nuôi nấng, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà; thuốc men khi ốm đau, tống táng
chu đáo và luôn ghi nhớ công ơn khi đã khuất. Ngoài ra chữ “Hiếu” ở Việt
Nam còn có nghĩa là biết khuyên can cha mẹ tránh những việc làm sai trái.
Đây là điểm khác biệt so với chữ “Hiếu” của Nho giáo (Hiếu theo quy định
của Nho giáo là con cái phải phục tùng cha mẹ một cách cứng nhắc).
Người xưa xem Hiếu là của báu, có cha mẹ sống để báo Hiếu là niềm
hạnh phúc lớn lao. Vì vậy, cha mẹ ngoài niềm vui được con cái biết vâng lời,
còn có niềm vui được con cái sống cùng cha mẹ để sớm hôm phụng dưỡng và
đỡ đần những khó khăn vất vả, thậm chí sẵn sàng hy sinh tính mạng để cứu
cha mẹ. Điều khiến cha mẹ đẹp lòng và tự hào nhất là khi con cái biết tìm
cách lập thân hoặc tạo dựng nên sự nghiệp mang lại lợi ích cho gia đình và xã

21
hội, làm cha mẹ được vẻ vang. Vì vậy, học hành chăm chỉ để đỗ đạt là biểu
hiện cao nhất của đạo Hiếu. Đó là kết quả của sự vâng lời, lòng kính yêu cha
mẹ, là biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn cha mẹ của con cái.
Bên cạnh hiếu thì sự cung kính đối với cha mẹ là điều không thể thiếu
ở con cái. Điều này thể hiện trước hết ở việc giữ gìn phép tắc của gia đình”
kính trên, nhường dưới”. Con cái phải biết cách phụng dưỡng cha mẹ. Trong
giao tiếp thì kính cẩn, nhẹ nhàng, lễ phép, chu đáo. Nếu cha mẹ có gì sai trái
không được tỏ thái độ thiếu tôn kính, mà phải lựa dịp thuận lợi mà giãi bày,
“cha mẹ nói sai ngày mai thưa lại”. Sự cung kính còn thể hiện ở chỗ con cái
phải vâng lời cha mẹ, không sa vào tệ nạn hư hỏng, làm ảnh hưởng đến tương
lai, gây nhiều tiếng xấu cho cha mẹ. Có thể nói sự cung kính của con cái đối
với cha mẹ cũng chính là một nội dung của chữ Hiếu.
Như vậy, Hiếu với cha mẹ không chỉ thể hiện ở việc vâng lời cha mẹ,
kính yêu, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ mà còn phải hết lòng quan tâm cha
mẹ về mặt tinh thần, chăm lo đời sống tâm linh của cha mẹ, chỉ như thế mới
có thể báo hiếu một cách trọn vẹn. Ngoài việc lo cho cha mẹ từng miếng ăn,
giấc ngủ và làm cho cha mẹ sống vui vẻ, hạnh phúc, con cái cần hướng cha

mẹ đi trên con đường lành. Đó là lo cho cha mẹ trong đời sống hiện tại và
tương lai, lo cho cha mẹ cả lúc sinh tiền và cả sau khi khuất bóng. Ở Việt
Nam từ xa xưa, trong truyền thống văn hoá của dân tộc, mùa Vu Lan là mùa
báo Hiếu, mùa cho các người con tưởng nhớ đến công đức sinh thành của cha
mẹ, mong muốn làm điều gì tốt đẹp hơn để đền đáp xứng đáng công ơn
dưỡng dục của mẹ cha. Nhớ ơn và báo hiếu luôn luôn là những suy tư triền
miên, sâu đậm trong thâm tâm mọi người con Việt.
Trong quan hệ giữa anh chị em, sự hoà thuận được đề cao như là
yêu cầu và chuẩn mực hàng đầu
Cũng như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa anh chị em là
quan hệ huyết thống. Mối quan hệ này được Nho giáo coi là một trong năm

22
quan hệ căn bản nhất của con người (Ngũ luân). Trong gia đình truyền thống
Việt Nam sự hoà thuận được đề cao như một yêu cầu hàng đầu. Hoà thuận đòi
hỏi anh chị em phải thương yêu, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau; đồng thời nó
cũng là kết quả của sự yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Sự hoà thuận
giữa anh chị em không chỉ là nhu cầu nội tại của quan hệ anh chị em mà còn
là nhu cầu, mong muốn của cha mẹ, họ hàng. Con cái muốn cha mẹ vui lòng,
nghĩa là muốn làm tròn đạo hiếu thì ngoài việc phụng dưỡng cha mẹ còn phải
hoà thuận với anh em, chỉ như thế chữ hiếu mới được trọn vẹn. Sự hoà thuận
của anh chị em làm nên sự hoà thuận của gia đình và nó cũng là đòi hỏi của
xã hội. Dư luận xã hội, vì thế luôn biểu dương sự hoà thuận anh em, luôn
nhắc nhở con người phải giữ gìn sự hoà thuận.
Được sinh ra từ một cội nguồn, cùng lớn lên dưới sự chăm sóc của cha
mẹ và thường chung sống với nhau suốt thời thơ ấu dưới một mái nhà lẽ
đương nhiên, tình nghĩa anh chị em sẽ nảy sinh và phát triển. Tình nghĩa anh
chị em vô cùng thiêng liêng, cao quý, nó trở thành nét độc đáo trong văn hoá
gia đình người Việt. Anh chị em trong nhà phải hoà thuận, được ví như chân
với tay, là máu mủ, ruột rà. Tình thương yêu, sự đùm bọc, sự quan tâm, giúp

đỡ lẫn nhau giữa anh chị em là niềm hạnh phúc lớn nhất và cũng là niềm vui,
niềm tự hào của cha mẹ.
Tuy nhiên, trong gia đình truyền thống do yêu cầu thờ cúng tổ tiên nên
con trai được coi trọng hơn con gái, con trưởng có quyền hơn con thứ, do đó
quan hệ giữa anh chị em cũng là quan hệ bất bình đẳng. Trong gia đình, người
con trai cả có vị trí đặc biệt cao, chỉ đứng sau cha, khi cha mất thì anh thay
cha quyết định mọi việc “quyền huynh thế phụ”. Nhưng khi uy quyền được
trao vào tay người anh thì cũng là lúc anh phải gánh vác trách nhiệm thay cha
khuyên bảo, dạy dỗ, nuôi dưỡng em khôn lớn thành người. Ngược lại, người
em phải biết kính trọng, yêu thương, vâng lời anh. Chính sự gắn bó, trách
nhiệm và tình thương yêu đùm bọc đã gắn kết anh chị em trong gia đình thành
một khối. Nếu loại bỏ yếu tố gia trưởng, trọng nam khinh nữ dẫn đến sự bất

×