Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

báo cáo thực tập khoa kế toán đại học thăng long công ty TNHH Tuyết Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.6 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
TUYẾT ANH
Giáo viên hướng dẫn : Trịnh Thị Thu Hằng
Sinh viên thực tập : Bùi Văn Đô
Mã sinh viên : A13027
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2011
MỤC LỤC
PHẦN I 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
TUYẾT ANH 1
1.1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: 1
1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty: 2
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty: 2
PHẦN II 5
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TUYẾT ANH 5
2.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty: 5
2.2. Quy trình hoạt động của công ty: 6
2.3. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuyết Anh: 8
2.3.1. Tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh: 8
2.3.2. Tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty: 11
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: 15
2.4.1. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính (cơ cấu tài sản – nguồn vốn): 15
2.4.2. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: 16
2.4.3.Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động: 18


2.4.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời: 19
2.5.Cơ cấu lao động và tiền lương tại công ty TNHH Tuyết Anh: 20
PHẦN III 22
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 22
3.1.Môi trường kinh doanh: 22
3.2.Những kết quả đạt được và hạn chế cần khắc phục: 23
3.2.1. Kết quả đạt được 23
3.2.2. Hạn chế và biện pháp khắc phục 23
3.3. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới: 24
3.4. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh: 25
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2
Hình 2.1. Sơ đồ qui trình tư vấn thiết kế 6
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Năm 2009-2010) 8
Bảng 2.3. Bảng Cân Đối Kế Toán (Năm 2009_2010) 12
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính 15
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 17
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 20
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường để tồn tại, phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp
phải thực hiện hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi sao cho thu nhập cao nhất, chi phí bỏ
ra ít nhất, đảm bảo sản xuất kinh doanh của mình vẫn có lãi. Để đạt được mục đích đó các
doanh nghiệp phải quan tâm đến quá trình quản lý và sử dụng hệ thống kế toán tài chính
sao cho có hiệu quả. Vận dụng những kiến thức lý thuyết đã được học trong nhà trường để
đưa vào thực tế trong doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, cùng với sự giúp đỡ của
phòng kế toán công ty, đã giúp em thấy rằng giữa lý thuyết và thực tế vẫn còn là một
khoảng cách, nếu chỉ có lý luận mà không có thực tế thì không hiểu sâu sắc những gì lý
thuyết nêu ra, thực tế đi thực tập tại công ty chính là vận dụng những lý thuyết vào chuyên
nghành, với số liệu và những thông tin chính xác cụ thể cho ta thấy rõ hơn các kiến thức đã
được học. Quá trình thực tập tại công ty là một thời gian quan trọng, cần thiết và không thể

thiếu đối với mỗi sinh viên.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế về công tác tại công ty, em đã nắm vững một số
kiến thức cơ bản và tổng quan về công ty, thấy được ý nghĩa thực tiễn của công tác tổng
hợp số liệu, trên cơ sở những kiến thức được học tập và nghiên cứu ở trường, cùng với sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ kế toán ở công ty, em đã hoàn thành báo cáo thực tập
này.
Báo cáo thực tập bao gồm những nội dung chính như sau:
Phần I: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm
hữu hạn Tuyết Anh.
Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu
hạn Tuyết Anh.
Phần III: Nhận xét và kết luận.
PHẦN I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TUYẾT ANH
1.1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
Giới thiệu về công ty:
Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TUYẾT ANH
Tên viết tắt : CÔNG TY TNHH TUYẾT ANH
Địa chỉ: Số 95 Thanh Nhàn-Phường Thanh Nhàn –quận Hai Bà Trưng–Hà Nội
Số điện thoại: 043.8621194
Số fax: 043.8621194
Mã số thuế: 0101272183
Hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà ở, khu làm việc, khu giải trí, các cao ốc với đầy đủ
tiện nghi và các thiết bị hiện đại ngày càng tăng cao. Một trong số đó là nhu cầu cao về
xây dựng cùng với các thiết bị xây dựng công nghiệp hiện đại.
Nắm bắt được nhu cầu đó, công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH) Tuyết Anh được sở
kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102005350 ngày
15/05/2002 với ngành nghề kinh doanh chính là thi công phá dỡ và xây dựng các công
trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Công ty TNHH Tuyết Anh được thành lập nhằm mục đích cung ứng cho thị trường
một loạt các dịch vụ về lĩnh vực xây dựng bao gồm: cung cấp thiết bị, vật liệu xây dựng,
các dịch vụ như hoàn thiện hay sửa chữa các công trình. Công ty TNHH Tuyết Anh là
doanh nghiệp tư nhân đi vào hoạt động từ năm 2002, với đầy đủ tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng và có tài khoản giao dịch tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
chi nhánh Hồng Hà _Hà Nội.
Đến nay, gần mười năm đi vào hoạt động, công ty đã xây dựng được hình ảnh đẹp và
trở thành công ty chuyên cung cấp thiết bị vật liệu xây dựng và các dịch vụ xây dựng có
uy tín trên thị trường thành phố Hà Nội.
1
1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty:
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Nguồn: phòng tài chinh kế toán
Mô hình của công ty TNHH Tuyết Anh tương đối đơn giản phù hợp với một công ty
nhỏ. Công ty có ba bộ phận lớn là bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh và bộ phận nhân
sự và quản lý chịu sự điều hành trực tiếp của Ban Giám Đốc. Bộ phận kinh doanh quản lý
trực tiếp hai bộ phận nhỏ nhưng quan trọng là bộ phận cửa hàng và bộ phận kho. Với qui
mô nhỏ nhưng linh hoạt và hoạt động nhuần nhuyễn giữa các bộ phận, công ty TNHH
Tuyết Anh đang hoạt động và phát triển khá tốt. Tuy nhiên về lâu dài, qui mô này sẽ dần
phải thay đổi để bắt kịp sự phát triển và lớn mạnh của công ty.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty:
Ban giám đốc gồm hai thành viên, một giám đốc và một phó giám đốc.
- Giám đốc:
Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt
động kinh doanh của công ty theo giấy phép kinh doanh hành nghề cho phép đồng thời
giám đốc là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn công ty, chịu trách nhiệm
2
Ban Giám Đốc
Bộ phận kế toán Bộ phận kinh
doanh

Bộ phận nhân sự
và quản lý
Kho Cửa hàng
trước nhà nước, cơ quan chủ quản và công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Giám đốc có quyền và nhiệm vụ sau:
+ Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công
ty
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty.
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty.
+ Tuyển dụng lao động.
- Phó Giám đốc:
Là người giúp việc cho giám đốc đồng thời thường xuyên phối hợp với Giám đốc
kiểm tra đôn đốc cán bộ đảng viên, công nhân viên chức trong công ty, thực hiện thắng lợi
chỉ tiêu trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của phó giám đốc là tham mưu giúp việc cho giám
đốc bằng những biện pháp cụ thể trong kinh doanh, quản lý để sản xuất kinh doanh có hiệu
quả.
Phó giám đốc được giám đốc công ty phân công công việc cụ thể và được uỷ quyền
giải quyết một số công việc, có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công trong
quyền hạn giám đốc cho phép.
Thường xuyên báo cáo giám đốc tình hình thực hiện công việc, phó giám đốc khi đi
công tác có trách nhiệm tổ chức điều hành công việc trong thời gian được uỷ nhiệm, uỷ
quyền và phải báo cáo kết quả công việc trong thời gian phụ trách với giám đốc khi đi
công tác về. Những công việc vượt quá thẩm quyền phải chờ giám đốc về mới xử lý, phó
giám đốc bằng năng lực của mình phải tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Bộ phận kinh doanh:
+ Có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ chức các phương án kinh
doanh có hiệu quả, đảm bảo các nguồn hàng hóa có chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng.
+ Thực hiện các công việc về thương mại nhằm tiêu thụ tối đa lượng sản phẩm của

Công ty sản xuất ra.
+ Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược cho công ty.
3
+ Phối hợp với các đơn vị của Công ty để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
của Công ty.
+ Thiết lập và quản lý mạng lưới đại lý, đề xuất các phương án, mạng lưới bán hàng,
các hình thức quảng cáo, khuyến mại nhằm đẩy mạnh lượng tiêu thụ.
- Bộ phận kế toán tài vụ:
Thực hiện quản lý kế toán tài chính của đơn vị theo đúng quy định của nhà nước, mở
và ghi chép các loại sổ sách kế toán của đơn vị, cùng bộ phận kinh doanh lên kế hoạch tài
chính cho các hoạt động của đơn vị, hàng tháng phải báo cáo kết quả thu chi tài chính cho
giám đốc quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của đơn vị cũng như của công ty, không để thất
thoát thua lỗ, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán thống kê.
- Thủ kho:
Là người chịu trách nhiệm theo dõi việc nhập xuất kho hàng hoá đồng thời có trách
nhiệm bảo quản hàng hoá trong kho.
- Các quầy hàng:
Thực hiện việc bán hàng, nộp tiền hàng ở đơn vị cho thủ quỹ, thủ quỹ vào sổ quỹ tiền
mặt hàng ngày, kế toán lấy số liệu vào sổ sau đó báo cáo cho lãnh đạo để xem xét hàng tồn
kho nhiều hay ít.
Các phòng ban thực hiện các chức năng nghiệp vụ của công ty theo phân công, tham
mưu cho lãnh đạo các lĩnh vực do phòng ban mình phụ trách, hoạt động phối hợp đồng bộ
với các phòng ban khác trong công ty tạo tiến độ trong công việc và hiệu quả trong các
lĩnh vực hoạt động.
Tùy theo từng lĩnh vực mình phụ trách, các phòng ban có những kế hoạch, chiến lược
cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công việc.
4
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
TUYẾT ANH

2.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Với ngành nghề chủ yếu là đáp ứng các dịch vụ như xây mới, sửa chữa các công trình
xây dựng dân dụng và công nghiệp cho thị trường, Công ty Tuyết Anh đã có giấy phép
kinh doanh và hoạt động ở những lĩnh vực sau:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ
thuật khu đô thị, công nghiệp;
- Trang trí nội, ngoại thất, xử lý nền móng;
- Tư vấn lắp đặt hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thiết bị bảo vệ chống trộm,
chống đột nhập;
- Buôn bán vật liệu xây dựng;
- Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất: đối với công trình xây dựng dân
dụng, công nghiệp;
5
- Thiết kế, quy hoạch chi tiết khu đô thị;
- Tư vấn thiết kế.
2.2. Quy trình hoạt động của công ty:
Trong mười năm xây dựng và phát triển, công ty TNHH Tuyết Anh đã thi công và xây
dựng nhiều công trình lớn và nhỏ trong và ngoài thành phố Hà Nội. Để đạt được những
thành công như hiện tại công ty luôn chú trọng đến chiến lược tạo uy tín và niềm tin với
khách hàng của công ty. Để làm được điều đó công ty luôn tuân thủ một cách nghiêm
chỉnh các bước, các qui trình bắt buộc trong xây dựng và thiết kế. Chất lượng các công
trình và các bản thiết kế luôn được đảm bảo. Chính điều đó đem lại sự hài lòng nhất cho
khách hàng và càng làm đẹp thêm hình ảnh của công ty. Sau đây là trình tự tư vấn thiết kế
cho khách hàng, một sản phẩm dịch vụ của công ty.
Trình tự và nội dung của các bước tư vấn thiết kế của Công ty TNHH Tuyết Anh:
Hình 2.1. Sơ đồ qui trình tư vấn thiết kế
6
Bước 4Bước 1 Bước 2+3
Bước 5Bước 7 Bước 6
- Bước 1: Khách hàng sẽ nhận được các thông tin, biểu mẫu điền thông tin khách hàng,

yêu cầu tư vấn và trao đổi về các thông tin (hợp đồng nguyên tắc) có liên quan từ phía
công ty.
- Bước 2+3: Khách hàng và công ty tiến hành việc ký kết hợp đồng nguyên tắc (HĐNT)
thực hiện việc tìm ý và triển khai hồ sơ phương án thiết kế (Giá trị của hợp đồng nguyên
tắc là 2.000.000vnđ, đối với hợp đồng thiết kế có giá trị dưới 20.000.000vnđ và 10% với
các hợp đồng lớn hơn, sẽ được khấu trừ trong đợt thanh toán đầu tiên của hợp đồng thiết
kế).
Sau khi hợp đồng nguyên tắc được ký kết, khách hàng cùng Kiến trúc sư hoàn chỉnh
phương án thiết kế kiến trúc. Thống nhất ý đồ trên các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt,
phối cảnh sơ phác.
Phương án thiết kế kiến trúc được thống nhất trong giai đoạn này là cơ sở kỹ thuật để
triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.
- Bước 4: Khách hàng cùng Công ty tiến hành ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng
(Hợp Đồng Thiết Kế). Khi tiến hành ký kết hợp đồng thiết kế, khách hàng tiến hành tạm
ứng ngay 50% giá trị của hợp đồng thiết kế.
- Bước 5: Sau 2 tuần kể từ ngày ký kết hợp đồng thiết kế, khách hàng cùng kiến trúc sư
xem xét các bản vẽ ở mức độ chi tiết: các bản vẽ chi tiết, các mặt cắt, cầu thang. Nếu cần
thiết, kiến trúc sư và khách hàng có thể trao đổi thêm về một số vấn đề còn khúc mắc.
Trình bày qua về giải pháp kết cấu và ý đồ thiết kế nội thất.
- Bước 6: Trình bày giải pháp kỹ thuật, các bản vẽ chi tiết về kết cấu công trình, các giải
pháp kỹ thuật điện, nước, thông tin liên lạc, quy cách vật liệu xây dựng kiểm tra tổng thể,
hẹn ngày bàn giao hồ sơ.
- Bước 7: Hai bên tiến hành bàn giao hồ sơ (hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán, thống
kê vật liệu, giới thiệu Catalogue các sản phẩm xây dựng), và tiến hành thanh lý hợp đồng.
Các điểm lưu ý:
- Khi hợp đồng được ký kết, khách hàng tạm ứng ngay 50% giá trị hợp đồng.
7
- Sau bước làm việc thứ 6, nếu khách hàng muốn thay đổi ý đồ kiến trúc thì phải chịu
thêm A% (giá trị A được ghi rõ trong báo giá) giá trị hợp đồng. (A tùy thuộc vào thời
điểm thay đổi).

- Khách hàng có quyền kiến nghị thay đổi kiến trúc sư tư vấn trong trường hợp cần
thiết. Các đề nghị, ý kiến đóng góp xin liên hệ tại bộ phận hành chính của công ty.
2.3. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH Tuyết Anh:
2.3.1. Tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tổng
hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Như vậy căn cứ vào số liệu trên bảng báo cáo kết quả sản xuât kinh doanh của một công ty
ta có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đó trong
một giai đoạn nhất định.
Sau đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 và 2010 của công ty
TNHH Tuyết Anh:
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Năm 2009-2010)
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu 2009 2010
So Sánh
8
Chênh lệch Tỉ lệ (%)
1. Tổng doanh thu 4.834.852.850 6.906.537.500 2.071.684.650 42,85
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
0 0 0 0
3. Doanh thu thuần 4.834.852.850 6.906.537.500 2.071.684.650 42,85
4. Giá vốn hàng bán 4.677.924.727 6.651.836.070 1.973.911.343 42,2
5. Chi Phí quản lý
doanh nghiệp và bán
hàng
60.601.533 77.785.997 17.184.464 28,36
6. Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh

96.326.590 176.915.433 80.588.843 83,66
7. Lãi khác 0 0 0 0
8. Lỗ khác 0 0 0 0
9. Tổng lợi nhuận chịu
thuế TNDN
96.326.590 176.915.433 80.588.843 83,66
10. Thuế TNDN phải
nộp
24.081.647,5 44.228.858,25 20.147.210,75 83,66
11. Lợi nhuận sau thuế
72.244.942,5 132.686.574,75 60.441.632,25 83,66
Nguồn:phòng tài chính kế toán
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của 2 năm 2009-2010:
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy:
- Doanh thu: Doanh thu năm 2010 tăng 2.071.684.650 VND tương ứng với 42,85% so
với năm 2009 là do qui mô của công ty được mở rộng, nhu cầu ngày càng tăng nên số
lượng hàng bán và dịch vụ cũng tăng. Điều đó chứng tỏ công ty có khả năng đáp ứng nhu
cầu thị trường, mang lại lợi nhuận kinh doanh để từ đó thu hút được sự quan tâm của các
nhà đầu tư.
- Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty rất nhỏ gần như không có vì loại hình
hoạt động và sản phẩm của công ty là các mặt hàng xây dựng và các dịch vụ về xây dựng.
Đồng thời các sản phẩm của công ty đã đạt được sự hài lòng của khách hàng.
9
- Giá vốn hàng bán tăng 1.973.911.343VND tương ứng với 42,2% so với năm 2009
nguyên nhân chính là do tình hình lưu chuyển và giá cả thị trường thay đổi làm giá cả các
mặt hàng đầu vào tăng, đặc biệt là các mặt hàng vật liệu xây dựng. Ví dụ như sắt, thép, xi
măng…giá cả biến động liên tục và có chiều hướng đẩy cao hơn dẫn tới giá cả các sản
phẩm của công ty đều tăng khá cao. Tuy nhiên so với giá thị trường thì vẫn không quá cao
để đảm bảo tính cạnh tranh của các sản phẩm.
- Chi phí: Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tăng 17.184.464 VND

tương ứng với 28,36 % so với năm 2009, nguyên nhân của việc tăng chi phí là công ty
đang từng bước phát triển, mở rộng thị trường cả về qui mô lẫn sản phẩm vì vậy việc tăng
chi phí là điều tất yếu. Song chi phí bỏ ra không quá cao so với doanh thu, từ đấy thấy
được ban lãnh đạo của công ty đã có những biện pháp hiệu quả trong việc cắt giảm chi phí
tăng thêm doanh thu và nâng cao lợi nhuận cho công ty.
- Lợi nhuận kinh doanh tăng khá lớn, từ 96.326.590 VND năm 2009 lên tới
176.915.433 VND, tương đương với mức tăng 83,66%. Một tín hiệu đáng mừng đối với
toàn công ty.
- Thuế TNDN phải nộp (25%) tăng lên 44.228.858,25 VND, tương đương 83,66% so
với năm 2009 do lợi nhuận kinh doanh tăng. Điều đó là hợp lý và cho thấy sự đóng góp
đầy đủ các khoản thuế của công ty cho nhà nước.
- Lợi nhuận sau thuế của năm 2010 tăng 60.441.632,25 VND tương đương với
83,66% so với năm 2009, một con số đáng kể, chứng tỏ công ty có một chiến lược kinh
doanh tốt, có hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế khá cao hứa hẹn những kết quả tốt đẹp trong tương lai. Đó là
kết quả trong cả một năm phấn đấu của toàn cán bộ công nhân viên. Điều đó sẽ khuyến
khích cho cán bộ công nhân viên công ty cố gắng trong công việc để giúp công ty phát
triển, nâng cao doanh thu, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động. Đó là
tiền để cho việc phát triển kinh doanh sau này.
10
2.3.2. Tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài
sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định. Bảng
cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý công ty. Số liệu trên bảng cân
đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty theo cơ cấu tài sản; nguồn
vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể
nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở đó,
có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty.
Dưới đây là bảng cân đối kế toán của Công ty Tuyết Anh trong 2 năm 2009 và 2010:

11
Bảng 2.3. Bảng Cân Đối Kế Toán (Năm 2009_2010)
Đơn vị tính: VND
Chỉ Tiêu 2009 2010
So sánh
Chênh lệch
Tỉ lệ
(%)
Tài Sản 897.781.675 1.089.109.261 191.327.586 21,31
I. TSLD và đâu tư ngắn
hạn
890.651.934 1.080.804.371 190.152.437 21,35
1.Tiền mặt tại quĩ 578.632.376 535.056.131 (43.576.245) (7,53)
2.Tiền gửi ngân hàng 11.265.784 13.623.245 2.357.461 20,93
3.Các khoản đầu tư ngắn
hạn
0 0 0 0
4.Phải thu khách hàng 0 314.882.042 314.882.042
5.Thuế GTGT được khấu
trừ
0 1.985.371 1.985.371
6.Hàng tồn kho 300.753.774 215.257.582 (85.496.192) (38,43)
II. TSCD và đầu tư dài
hạn
7.129.741 8.304.890 1.175.149 16,48
1.Chi phí trả trước dài hạn 7.129.741 8.304.890
Nguồn vốn
897.781.675 1.089.109.261 191.327.586 21,31
I. Nợ phải trả 29.817.388 141.386.320 111.568.932 374,2
1. Nợ ngắn hạn 29.817.388 141.386.320

-phải trả người bán 19.964.625 122.495.737 102.531.112 513,6
-thuế và các khoản phải
nộp ngân sách nhà nước
9.852.763 17.095.872 7.243.109 73,5
12
2. Nợ dài hạn 0 0 0 0
II. Nguồn vốn chủ sở hữu 867.964.287 1.017.896.547 149.932.260 17,27
1.Nguồn vốn kinh doanh 859.211.848 995.820.831 136.608.983 15,9
2.Lợi nhuận chưa phân
phối
8.752.439 22.075.716 13.323.277 152,2
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Phân tích tình hình TS_NV trong 2 năm 2009-2010:
Trong hoạt động kinh doanh, vốn là điều kiện, là cơ sở vật chất cần thiết để giúp cho
doanh nghiệp có thể thực hiện các phương án kinh doanh của mình, đồng thời tài sản và
nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp và mỗi công ty, là tiền đề
cơ sở vất chất đảm bảo sự ra đời và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Từ bảng cân đối kế
toán của 2 năm 2009-2010 ta thấy:
-Tình hình tài sản :
Tổng tài sản của công ty năm 2010 tăng 191.327.586 VND tương đương với 21,31 %
so với năm 2009, trong đó TSLD tăng là chính. Có sự thay đổi về tài sản là do những
nguyên nhân chính sau:
+ Tiền mặt tại quĩ giảm 43.576.245 VND tương đương với 7,53 % so với năm 2009
trong khi đó tiền gửi ngân hàng lại tăng 2.357.461 VND tương đương với 20,93 %. Đó
chính là chiến lược kinh doanh của công ty khi đẩy một phần lượng tiền vào ngân hàng
nhắm sinh lời, mang lại lợi nhuận cho công ty.
+ Phải thu khách hàng tăng lên 314.882.042 VND do ngành nghề kinh doanh của
công ty chủ yếu là các dịch vụ xây dựng nên chưa thể thu hồi toàn bộ số vốn ngay sau khi
bán. Điều này ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty nên công ty cũng cần có
những biện pháp thu hồi nợ.

+ Thuế GTGT được khấu trừ năm 2010 là 1.985.371 VND, lý do là công ty đã mua
một số lượng hàng lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Hàng tồn kho giảm 85.496.192 VND tương đương với 38,43 %. Nguyên nhân là
do công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng nên giảm được số lượng lớn hàng tồn kho, giảm
được chi phí lưu kho và tránh được nhưng bất lợi trong việc thay đổi giá cả của thị trường.
13
+ TSCĐ tăng 1.175.149 VND tương đương với 16,48 % so với năm 2009 là do công
ty đang đầu tư vào các thiết bị mới hiện đại nhằm nâng cao hiệu suất công việc, tiết kiệm
được chi phí thuê ngoài.
Qua tình hình về tài sản của công ty ta thấy công ty quản lý khá hiệu quả, trong đó
TSLD chiếm tỉ trọng lớn. Hàng tồn kho và nguồn tiền mặt tại quĩ giảm thể hiện công ty đã
tận dụng tốt nguồn vốn kinh doanh, tránh bị ứ đọng vồn và nguồn hàng. Tuy nhiên công ty
cũng bị chiếm dụng khá nhiều vốn (phải thu khách hàng). Công ty nên có biện pháp khắc
phục.
- Tình hình nguồn vốn
Tổng nguồn vốn năm 2010 tăng 191.327.586 VND tương đương 21,31 % so với năm
2009. Trong đó:
+ Nợ ngắn hạn tăng 111.568.932 VND tương đương 374,2% so với năm 2009. Tỉ lệ
tăng khá lớn là do:
Phải trả người bán tăng thêm 102.531.112 VND tương đương với hơn 500 %. Có điều
này là do công ty có chiến lược sử dụng đồng vốn nợ để sinh lời, làm tăng lợi nhuận.
Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tăng thêm 73,5 % so với năm 2009.
Như vậy khả năng thanh toán của công ty đang gặp khó khăn, đòi hỏi công ty ngay lập
tức phải có những biện pháp xử lý để việc kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục,
cũng như đảm bảo được uy tín và hình ảnh của công ty.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 149.932.260 VND, chủ yếu là tăng nguồn vốn kinh
doanh với lý do công ty đang trong đà phát triển nên cần nguồn vốn kinh doanh lớn.
Nguồn vốn kinh doanh năm 2010 là 995.820.831 VND tăng 136.608.983 VND tương
đương với 15,9 % so với năm 2009. Công ty đang trong đà phát triển việc tăng nguồn vốn
kinh doanh là cần thiết để đáp ứng những nhu cầu về vốn trong quá trình hoạt động sản

xuất.
14
Lợi nhuận chưa phân phối năm 2009 là 8.752.439 VND và năm 2010 là 22.075.716
VND tăng 13.323.277 VND tương đương mức tăng 152,2 %. Năm 2010 công ty có chiến
lược giữ lại nhiều hơn phần lợi nhuận chưa phân phối để đầu tư vào việc mua các loại máy
móc mới hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Như vậy khoản nợ phải trả tăng rất cao trong tổng nguồn vốn: tăng 374,2 %. Điều này
ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty vì vậy công ty cần nhanh chóng có những biện
pháp cải thiện, giảm bớt những khoản nợ nhằm nâng cao tính thanh khoản.
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:
2.4.1. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính (cơ cấu tài sản – nguồn vốn):
- Hệ số TSLĐ / ∑TS
Năm 2009 = (890.651.934/ 897.781.675)*100% = 99,2%
Năm 2010 = (1.080.804.371/ 1.089.109.261)*100% = 99,24%
- Hệ số TSCD / ∑TS
Năm 2009 = (7.129.741/ 897.781.675)*100% = 0,8%
Năm 2010 = (8.304.890/ 1.089.109.261)*100% = 0,76%
- Hệ số Nợ phải trả / ∑NV
Năm 2009 = (29.817.388/ 897.781.675)*100% = 3,3%
Năm 2010 = (141.386.320/ 1.089.109.261)*100% = 13%
- Hệ số VCSH / ∑NV
Năm 2009 = (867.964.287/ 897.781.675)*100% = 96,7%
Năm 2010 = (1.017.896.547/ 1.089.109.261)*100% = 93,5%
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
Chỉ Tiêu 2009 2010
Chênh lệch
TSLD/TS 99,2% 99,24% 0,04%
TSCD/TS 0,8% 0,76% (0,04%)
VCSH/NV 96,7% 93,5% (3,2%)
15

Nợ phảitrả/NV 3,3% 13% 10,3%
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Nhận xét:
- Về tài sản lưu động: trong cơ cấu tài sản của công ty chủ yếu là TSLD, tuy trong 2
năm 2009 và 2010 tăng không đáng kể nhưng lại chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản của
công ty(TSLD năm 2009 là 99,2%, năm 2010 là 99,24%). Do số phải thu khách hàng tăng
cao. Như vậy công ty vẫn giữ được mức ổn định thể hiện ở tỉ trọng TSLD tăng lên rất nhỏ
(0,04%).
- Về tài sản cố định: chiếm phần nhỏ trong tổng tài sản của công ty(năm 2009 là
0,8% và năm 2010 là 0,76%), tỷ trọng TSCD giảm đi 0,04% là không đáng kể, chỉ chiếm
một tỉ lệ nhỏ.
Bên cạnh đó TSCD và TSLD giữa 2 năm lại có sự chênh lệch: 21,35%(TSLD) và
16,48%(TSCD). Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng của TSLD và TSCD là khá cao
nhưng tỉ trọng, cơ cấu của TSCD và TSLD so với tổng tài sản là ít thay đổi, tăng cùng với
tỉ lệ tăng của tài sản.
- Tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn giảm từ năm 2009 là 96,7%
xuống còn 93,5% ở năm 2010 cho thấy mức độ tài trợ vào công ty là thấp và công ty chưa
thu hút được các nhà đầu tư. Trong khi đó hệ số nợ lại tăng từ 3,3% năm 2009 lên 13%
trong năm 2010. Từ đó có thể thấy công ty đang gặp vấn đề về vốn. Nguồn vốn vay để tự
bù đắp cho hoạt động sản xuất kinh doanh là lớn nhưng rủi ro có thể gặp phải cũng không
phải là nhỏ hay nói cách khác công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả.
- Tỉ số nợ / nguồn vốn cho thấy để đầu tư một đồng cho tài sản công ty phải huy
động trong năm 2009 là 0,033 đồng và năm 2010 là 0,13 đồng từ nguồn nợ cho thấy công
ty có thể chủ động nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài chính của công ty
trong 2 năm này là khá ổn định nhưng lại có chiều hướng đi xuống. Vì vậy công ty cần có
những biện pháp điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn CSH nhằm tăng khả năng cạnh tranh
trước những biến động của thị trường.
2.4.2. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
- Hệ số thanh toán hiện hành = TSLĐ / Nợ ngắn hạn (Đơn vị: lần)
16

Năm 2009 = 890.651.934 / 29.817.388 = 29,87
Năm 2010 = 1.080.804.371 / 141.386.320 = 7,64
- Hệ số thanh toán nhanh = (Vốn bằng tiền – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn (Đơn vị:
lần)
890.651.934 - 300.753.774
Năm 2009 = = 19,78
29.817.388
1.080.804.371- 215.257.582
Năm 2010 = = 6,12
141.386.320
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Công thức tính DVT 2009 2010 Chênh lệch
Khả năng thanh
toán hiện hành
TSLD/Nợ ngắn hạn Lần 29,87 7,64 -22,23
Khả năng thanh
toán nhanh
(TSLD-Hàng lưu kho)/ Nợ
ngắn hạn
Lần 19,78 6,12 -13,66
Nguồn:phòng tài chính kế toán
Nhận xét:
+ Khả năng thanh toán hiện hành năm 2009 là 29,87 lần nhưng sang đến năm 2010
chỉ còn 7,64 lần, giảm 22,23 lần so với năm 2009. Tuy khả năng thanh toán có giảm đi
nhưng đều có hệ số lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn và các khoản phát sinh cần thanh toán ngay. Với khả năng thanh toán như vậy,
công ty vẫn có thể thanh toán với ngân hàng, với người bán và các công ty khác. Đó là
điều kiện thuận lợi để công ty có thể tiếp tục vay vốn và huy động vốn nhằm mở rộng kinh
doanh khi có nhu cầu về vốn.
17

+ Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2010 cũng giảm 13,66 lần so với
năm 2009 ( năm 2009 là 19,78 và năm 2010 là 6,12). Do khoản nợ phải trả tăng lên khá
lớn vì vậy làm giảm khả năng thanh toán nhanh của công ty. Công ty cần có chiến lược
hiệu quả để giữ được khả năng thanh toán trong tương lai và tránh việc mất khả năng thanh
toán nhanh trong những năm kế tiếp, đảm bảo việc kinh doanh của công ty diễn ra liên tục.
2.4.3.Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động:
Các thông số hoạt động đo lường tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ( cụ thể
là việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của công ty).
- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho (Đơn vị: vòng)
Thể hiện mức dự trữ và giải phóng hàng hoá trên doanh thu.
Năm 2009 = 4.677.924.727/ 300.753.774= 15,55
Năm 2010 = 6.651.836.070/ 215.257.582= 30,9
Trong năm 2009, hàng tồn kho của Công ty quay được 15,55vòng. Năm 2010, hàng
tồn kho của Công ty quay được 30,9 vòng. Vậy năm 2010 hàng tồn kho của Công ty quay
vòng nhanh hơn năm 2009 là 15,35 vòng. Điều này làm giảm chi phí lưu kho, tăng hiệu
quả sinh lời của Công ty.
- Vòng quay vốn lưu động = DTT / TSLĐ (Đơn vị: lần)
Thể hiện tốc độ chu kỳ kinh doanh của công ty.
Năm 2009 = 4.834.852.850/ 890.651.934= 5,43
Năm 2010 = 6.906.537.500/ 1.080.804.371= 6,4
Trong năm 2009, TSLĐ của Công ty quay được 5,43 vòng. Năm 2010 TSLĐ quay
được 6,4 vòng, tăng 0,97 vòng so với năm 2009. Điều này cho thấy tốc độ chu kỳ kinh
doanh của Công ty đang tăng và có thể dẫn tới tăng hiệu quả sinh lời.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = DTT / TSCĐ (Đơn vị: lần)
Năm 2009 = 4.834.852.850/ 7.129.741= 678
Năm 2010 = 6.906.537.500/ 8.304.890= 832
18
1 đồng TSCĐ năm 2009 tạo ra 678 đồng doanh thu thuần. 1 đồng TSCĐ năm 2010 tạo
ra 832 đồng doanh thu thuần. Như vậy, năm 2010 tạo ra nhiều hơn 154 đồng doanh thu
thuần trên 1 đồng TSCĐ. Điều này là do năm 2010 Công ty tạo được nguồn doanh thu lớn

từ các hợp đồng lớn.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = DTT / Tổng tài sản (Đơn vị: lần)
Năm 2009 = 4.834.852.850/ 897.781.675= 5,38
Năm 2010 = 6.906.537.500/ 1.089.109.261= 6,34
Số liệu trên cho thấy năm 2009, 1 đồng tài sản của Công ty tạo ra 5,38 đồng doanh thu
thuần. Năm 2010, 1 đồng tài sản của Công ty tạo ra 6,34 đồng doanh thu thuần.
Như vậy, hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty năm 2010 cao hơn năm 2009, nghĩa là
1 đồng tài sản năm 2010 tạo ra nhiều hơn 0,96 đồng doanh thu thuần so với năm 2009.
Điều này là do Công ty quản lý hàng tồn kho khá hiệu quả dẫn tới hiệu quả sinh lời cao
hơn.
2.4.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản(ROA) = ∑LN ròng / ∑TS (Đơn vị: %)
Năm 2009 = (72.244.942,5 / 897.781.675)*100 = 8,05%
Năm 2010 = (132.686.574,75 / 1.089.109.261)*100 = 12,18%
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ hữu(ROE) = ∑LN ròng / ∑VCSH (Đơn vị: %)
Năm 2009 = (72.244.942,5 / 867.964.287)*100 = 8,32
Năm 2010 = (132.686.574,75 / 1.017.896.547)*100 = 13,04
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu(ROS) = ∑LN ròng / DTT (Đơn vị: %)
Năm 2009 = (72.244.942,5 / 4.834.852.850)*100 = 1,49
Năm 2010 = (132.686.574,75 / 6.906.537.500)*100 = 1,92
19
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Công thức tính ĐVT 2009 2010
Chênh
lệch
Tỉ suất sinh lời trên
TS (ROA)
LN ròng / TS % 8,05 12,18 4,13
Tỉ suất sinh lời trên
VCSH (ROE)

LN ròng / VCSH % 8,32 13,04 4,72
Tỉ suất sinh lời trên
doanh thu (ROS)
LN ròng / DTT % 1,49 1,92 0,43
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Nhận xét:
+ Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng từ 8,05% năm 2009 lên 12,18% năm 2010
(tương ứng với mỗi đồng tài sản bỏ ra sẽ thu được 0,0805 đồng lợi nhuận sau thuế trong
năm 2009 và 0,1218 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010). Để đạt được hiệu quả như vậy
công ty đã sử dụng tài sản kinh doanh một cách hiệu quả. Từ đây có thể thấy hoạt động
kinh doanh năm 2010 tốt hơn năm 2009.
+ Tỉ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu tăng từ 8,32% năm 2009 lên 13,04%
năm 2010. Tỉ suất sinh lời tăng khá nhanh cho thấy công ty sử dụng vốn rất hiệu quả.
+ Tỉ suất sinh lời của doanh thu tăng từ 1,49% lên 1,92% nhưng tỉ lệ tăng là không
đáng kể(năm 2010 tăng 0,43% so với năm 2009) do công ty đang chú trọng vào việc mở
rộng qui mô nên chi phí của công ty tăng khá nhanh. Nhưng bên cạnh đó công ty có kết
quả kinh doanh khá cao đã bù đắp một phần chi phí tăng cao nên vẫn mang lại lợi nhuận.
Qua đó ta thấy công ty kinh doanh có hiệu quả đặc biệt là làm tốt kế hoạch về doanh
thu nhưng cần giảm bớt chi phí để đạt hiệu quả cao hơn.
2.5.Cơ cấu lao động và tiền lương tại công ty TNHH Tuyết Anh:
Từ khi thành lập tới nay, công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với ngân sách
nhà nước, cán bộ công nhân viên luôn có việc làm và thu nhập ổn định. Ý thức được tầm
quan trọng của yếu tố con người, Ban giám đốc đã không ngừng nâng cao chuyên môn,
20

×