Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại một số khách sạn 5 sao trên địa bàn thành phố hồ chí minh luận văn ths du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 109 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ THÙY NGA





THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DU LỊCH MICE TẠI MỘT SỐ KHÁCH SẠN 5 SAO
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH









Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ THÙY NGA




THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DU LỊCH MICE TẠI MỘT SỐ KHÁCH SẠN 5 SAO
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ MÌNH HÒA




Hà Nội, 2015


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Đóng góp của luận văn 10
7. Kết cấu của luận văn 10
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH DOANH DU
LỊCH MICE TRONG KHÁCH SẠN 11
1.1. Cơ sở lí luận về kinh doanh du lịch MICE trong khách sạn 11
1.1.1 Khái niệm 11
1.1.2. Điều kiện cần thiết để kinh doanh du lịch MICE trong khách sạn 18
1.2. Thực tiễn về kinh doanh du lịch MICE trong khách sạn trên thế giới và
Việt Nam 20
1.2.1. Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch MICE trong khách sạn
trên thế giới 20
1.2.2. Sự phát triển du lịch MICE trong khách sạn ở Việt Nam 23
Tiểu kết chương 1 28
Chương 2 THỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH MICE Ở MỘT SỐ

KHÁCH SẠN 5 SAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (LỰA CHỌN
ĐIỂN HÌNH) 29
2.1. Khái quát chung về kinh doanh lưu trú tại Thành phố Hồ Chí Minh 29
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của một số khách sạn 5 sao tại Thành
phố Hồ Chí Minh 32
2.2.1. Hệ thống cơ sở vật chất 32


2
2.2.2. Nguồn nhân lực 33
2.2.3. Nguồn khách chủ yếu 34
2.2.4. Dịch vụ 35
2.3. Đánh giá hoạt dộng kinh doanh du lịch MICE của một số khách sạn 5 sao
tại Thành phố Hồ Chí Minh 35
2.3.1. Khái quát chung 35
2.3.2. Điều kiện kinh doanh 38
2.3.3. Kết quả kinh doanh 41
2.3.4. Dịch vụ 45
2.3.5. Chính sách Marketting 50
2.3.6. Một số kinh nghiệm rút ra từ kinh doanh du lịch MICE tại các khách
sạn 5 sao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 57
Tiểu kết chương 2 59
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
KINH DOANH DU LịCH MICE Ở KHÁCH SẠN 5 SAO TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH 60
3.1. Định hướng phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh và phương
hướng phát triển kinh doanh du lịch MICE tại khách sạn 5 sao trên địa bàn . 60
3.1.1 Định hướng phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh 60
3.1.2. Phương hướng phát triển kinh doanh du lịch MICE trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh 69

3.2. Giải pháp phát triển 72
3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường khách du lịch MICE tại
khách sạn 5 sao tại Thành phố Hồ Chí Minh 72
3.2.2 Đẩy mạnh các chính sách Marketing ở khách sạn 5 sao tại Thành phố
Hồ Chí Minh 75
3.3. Kiến nghị với các cơ quan chức năng: 87


3
3.3.1. Kiến nghị với Bộ VHTT&DL,Tổng cục Du lịch 87
3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 89
3.3.3. Kiến nghị với các ban ngành khác 90
Tiểu kết chương 3 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 97








4
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

MICE: (Meeting, Icentive, Conference, Event): Du lịch kết họp hội nghị hội thảo
ICCA: (International Congeress& Convention Association): Hiệp hội hội nghị và
đại hội quốc tế.

UN-WTO: (World Tourism Organization): Tổ chức du lịch thế giới.
CIC : (Convention Industry Council): Hội đồng hội nghị công nghiệp.
UIA: ( Union of International Associations): Hiệp hội liên minh quốc tế.
PCO: ( Professional Conference Organizer): Nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp.
DMC: (Destination Management Company): Tổ chức du lịch toàn cầu.
TCDL: Tổng cục du lịch.
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
VQG: Vườn quốc gia.
HST: Hệ sinh thái.















5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng cơ sở lưu trú từ 3-5 sao ở Việt Nam năm 2013 26
Bảng 2.1. Số liêu doanh thu du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2009 - 2013 29
Bảng 2.2. Hệ thống và quy mô cơ sở lưu trú tại TPHCM giai đoạn 2009 –

2013 30
Bảng 2.3. Số lượng khách sạn 5 sao trên địa bàn TP.HCM 32
Bảng 2.4 Hệ thống cơ sở vật chất một số khách sạn 5 sao điển hình trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2013) 33
Bảng 2.5. Số lượng nhân viên và nhân viên kinh doanh MICE tại một số
khách sạn 5 sao điển hình 41
Bảng 2.6. Số lượng khách đến các khách sạn 5 sao giai đoạn 2009-2013 42
Bảng 2.7. Số lượng khách MICE đến các khách sạn 5 sao giai đoạn 2009-
2013 43
Bảng 2.8. Thị trường khách chính tại các 5 khách sạn điển hình giai đoạn
2009-2013 44
Bảng 2.9. Doanh thu của 5 khách sạn điển hình giai đoạn 2009-2013 44
Bảng 2.10. Số lượng phòng trong 5 khách sạn 5 sao điển hình(2013) 46
Bảng 2.11. Đánh giá của khách hàng về chính sách sản phẩm MICE của
khách sạn 50
Bảng 2.12. Đánh giá của khách hàng về chính sách giá sản phẩm MICE của
khách sạn 53
Bảng 2.13. Đánh giá của khách hàng về chính sách phân phối sản phẩm
MICE của khách sạn 55
Bảng 2.14 Đánh giá của khách hàng về chính sách xúc tiến sản phẩm MICE
của khách sạn 56



6
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 1.1. Số lượng khách du lịch trên toàn cầu giai đoạn 1995-2012 21
Biểu đồ 1.2. Sự phân bố du khách không đều giữa nước có nền kinh tế tiên
tiến và nền kinh tế mới giai đoạn 1995-2012 22
Biểu đồ 1.3. Số lượng cuộc hội họp từ năm 2002 đến 2011 trên thế giới 23
















7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống
văn hóa – xã hội. Hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một
ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Tuy còn khá mới mẻ, đang được từng bước xây dựng, song du lịch MICE ở
Việt Nam cũng có rất nhiều điều kiện phát triển và đã có những thành công ban đầu.
Du lịch Việt Nam đã thực sự chứng tỏ được sự an toàn, ổn định về an ninh, chính trị,
cùng với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, từ đó tạo nên tiền đề
cho việc phát triển du lịch MICE. Trong những năm gần đây, du lịch MICE được
xem như là hướng đi đầy tiềm năng và triển vọng, góp phần quan trọng trong hoạt
động kinh doanh du lịch và quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thị trường du lịch
quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, thương mại

lớn của nước ta, một thành phố năng động, là điểm đến thu hút khách du lịch MICE.
Các khách sạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là khách sạn 5 sao đã
đáp ứng được cơ bản những yêu cầu của loại hình du lịch này từ cơ sở vật chất đến
các dịch vụ tiện ích. Khách du lịch MICE chiếm từ 30-50% số lượng khách tại các
khách sạn 5 sao trên địa bàn này. Tuy nhiên việc đầu tư cho du lịch MICE tại các
khách sạn vẫn còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có. Từ những suy
nghĩ trên, tác giả chọn đề tài “ Thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại một số
khách sạn 5 sao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về du lịch MICE không phải là một nghiên cứu mới. Các nghiên
cứu về du lịch MICE đã được một số tác giả đề cập đến:
Nghiên cứu chung về MICE tại Việt Nam, Tác giả Ngô Đình Bảo Nguyên đã
thực hiện xong Nghiên cứu khoa học “Du lịch MICE tại Việt Nam” vào năm 2009.


8
Năm 2007, trên địa bàn Hà Nội, Tác giả Đinh Thúy Ngọc đã hoàn thành
nghiên cứu khoa học “Thực trạng kinh doanh loại hình du lịch MICE tại các khách
sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội”, và đây là cơ sở để tác giả tiếp thu các thông tin về
cơ sở lý luận cũng như thực tiễn.
Tác giả Bùi Thị Tiến với đề tài “Đánh giá sản phẩm du lịch dành cho khách
du lịch MICE tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng” hoàn thành
vào năm 2013, đề tài nghiên cứu tổng quan về khách du lịch MICE và các sản phẩm
du lịch dành cho đối tượng này tại các khách sạn 5 sao.
Tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Thị Hồng Diệp đã hoàn
thành đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí
Minh” nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch MICE trên địa bàn này
Việc nghiên cứu ở mỗi thời kì, địa điểm khác nhau có những đóng góp khác
nhau và có ý nghĩa thực tiễn khác nhau. Có thể nói, tại địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh, chưa có 1 đề tài nghiên cứu tổng quát và cụ thể về thực trạng kinh doanh du
lịch MICE tại các khách sạn 5 sao.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch MICE trong khách
sạn 5 sao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về kinh doanh du lịch MICE trong khách sạn.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại 5 khách sạn
5 sao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Thông qua việc lựa chọn 5 trong số 14 khách sạn 5 sao tại thành phố Hồ
Chí Minh làm đối tượng nghiên cứu điển hình, đánh giá toàn diện thực trạng kinh
doanh du lịch MICE trong các khách sạn đó.
- Rút ra bài học kinh nghiệm từ những khách sạn, nghiên cứu điển hình, đề
xuất các giải pháp hoạt động để kinh doanh du lịch MICE của các khách sạn 5 sao
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả hơn.


9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh du lịch MICE ở một số khách
sạn 5 sao tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Lựa chọn 5 trong tổng số 14 khách sạn 5 sao tại thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay để làm nghiên cứu điển hình. Cụ thể là: Sharaton, Rex,
New World, Park Hyatt, Majestic. Đây là các khách sạn thuộc quyền quản lí, điều
hành của các tập đoàn quản lý khách sạn khác nhau.
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình, số liệu từ năm 2009 đến năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, luận văn sử dụng các phương pháp

chủ yếu sau:
- Thu thập và xử lí phân tích dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này cho phép sự kế
thừa, tích lũy thành tựu của quá khứ. Đây là phương pháp được sử dụng hầu như
xuyên suốt trong đề tài. Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài gồm các dạng : tài liệu
tham khảo, các văn bản nghị quyết,nghị định; số liệu thống kê từ các cơ quan ban
ngành; một số luận văn, luận án, đề tài của tác giả đi trước và một số sách, báo điện
tử. Kết quả của quá trình thu thập và xử lí phân tích dữ liệu thứ cấp sẽ ảnh hưởng
đến kết quả quá trình nghiên cứu, tính chính xác và khoa học của đề tài.
- Điều tra xã hội học: sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với khách
du lịch MICE đang lưu trú tại các khách sạn 5 sao (trực tiếp đến khách sạn và gửi
phiếu điều tra đánh giá mức độ quan tâm cũng như hài lòng về MICE của khách
đang lưu trú tại khách sạn).
+ Đối tượng tham gia khảo sát: khách du lịch MICE
+ Qui mô mẫu điều tra: 250 khách
+ Phương pháp chọn mẫu: Tác giả đứng tại quầy lễ tân và gửi vào giờ khách
nhận phòng và trả phòng.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: tác giả dùng phần mềm Excel để tính trung
bình chung đánh giá của khách về sản phẩm MICe của khách sạn.


10
6. Đóng góp của luận văn
- Đóng góp về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa vấn đề lý luận cơ bản về hoạt
động kinh doanh du lịch MICE trong khách sạn. Trên cơ sở đó vận dụng vào nghiên
cứu cụ thể hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại một số khách sạn 5 sao trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Đóng góp về thực tiễn: Luận văn đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thực
trạng kinh doanh du lịch MICE tại khách sạn 5 sao trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh du lịch MICE tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về kinh doanh du lịch MICE trong
khách sạn
Chương 2. Thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại một số khách sạn 5
sao trên dịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (lựa chọn điển hình)
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du
lịch MICE tại khách sạn 5 sao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh







11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH DOANH DU LỊCH MICE
TRONG KHÁCH SẠN
1.1. Cơ sở lí luận về kinh doanh du lịch MICE trong khách sạn
Việc tổ chức các hội thảo, các sự kiện, các triễn lãm đã và đang nổi lên như
là một nhân tố nổi bật của du lịch toàn cầu. Theo Huang thì “Nó (MICE) là mục tiêu
của nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; được xem như là
ngành công nghiệp của tương lai, thu hút du khách với năng suất cao” [8,15]. Tuy
nhiên, khái niệm MICE được diễn dịch như thế nào một cách thống nhất như là một
suy lý từ 4 yếu tố cấu thành vẫn là một điều chưa đạt được. Chính vì vậy, việc tìm
hiểu khái niệm này là vấn đề có tính tất yếu.
1.1.1 Khái niệm

Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, Incentive (du lịch khuyến thưởng)
là ngành có nhiều sự khác biệt với 3 thành phần còn lại của MICE nên MICE đôi
khi được gọi dưới một cái tên khác MEEC (Meetings, Expositions, Events and
Conventions) [7,17]. Hay nói cách khác khi nhắc đến du lịch hội thảo, hội nghị,
Incentive thường được tách biệt.
Bên cạnh đó, thuật ngữ MICE hiện không phải là thuật ngữ duy nhất được
dùng để chỉ loại hình kinh doanh du lịch kết hợp 4 yếu tố trên. Các tổ chức quốc tế
như Tổ chức Du lịch Thế giới - World Tourism Organization (UN-WTO), Hội đồng
Hội nghị Công nghiệp - Convention Industry Council (CIC) [16,5] lại có xu hướng
sử dụng thuật ngữ Meetings Industry để chỉ các thành phần cấu thành của MICE.
Hiện tại, thuật ngữ MICE đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến và trường nghĩa
bao quát hơn nên trong đề tài này tác giả đề cập MICE như một thuật ngữ chỉ chung
cho cả Meeting, Conference, Convention và Exhibition còn Meetings chỉ là một bộ
phận cấu thành của MICE.
Tuy đã thống nhất về mặt nội dung của MICE nhưng hiện nay vẫn tồn tại
nhiều định nghĩa khác nhau về loại hình du lịch này.


12
Theo ICCA thì MICE có thể được hiểu là một loại hình du lịch đặc biệt
nhằm khai thác những thế mạnh của một nhóm đối tượng khách du lịch có tiềm
năng lớn đó là đối tượng khách kinh doanh, khách tham gia vào các hội nghị, hội
thảo, du lịch khen thưởng, các triễn lãm quốc tế trong nước, trong khu vực và trên
toàn thế giới [2,14].
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam thì “MICE là loại hình du lịch kết hợp hội
nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho
nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng),
Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm)” [30].
Trong khi đó, đa số các giáo trình về kinh doanh du lịch quốc tế như
Business Travel and Tourism [10,8], Business Travel [6,27] đều không tập trung

làm rõ khái niệm MICE mà xem đó như sự kết hợp một cách cơ học đơn thuần giữa
4 yếu tố trình bày ở trên và đi sâu làm rõ về 4 yếu tố này. Hướng nghiên cứu này
cũng được nhiều tổ chức nghiên cứu du lịch quốc tế đồng tình. Chẳng hạn như CIC
(The Convention Industry Council’s) định nghĩa khá ngắn gọn “MICE gồm: Hội
họp, du lịch khuyến thưởng; hội thảo/hội nghị, triển lãm. Một thuật ngữ quốc tế
được sử dụng cho ngành công nghiệp sự kiện” . [17]
Theo tác giả, định nghĩa của ICCA là phù hợp với hướng nghiên cứu của
chúng tôi. Do đó, tác giả xem định nghĩa của ICCA như là nền tảng để từ đó thực
hiện công trình nghiên cứu này.
1.1.1.1. Hội họp (Meetting)
Theo Davidson thì Meeting “là một sự kiện tổ chức làm cho mọi người tiếp
xúc với nhau để thảo luận các chủ đề được quan tâm chia sẽ. Nó có thể là hoạt
động thương mại hay phi thương mại… có sự tham gia bởi sáu hoặc hàng trăm
người…kéo dài vài giờ đến vài tuần. Điều làm cho một cuộc hội họp trở thành một
phần của kinh doanh du lịch là nó tham gia vào một số dịch vụ của ngành này. Các
dịch vụ này thường được tổ chức từ chính đơn vị “chạy” chương trình” [6,12]
Theo The Convention Industry Council’s (CIC)- Hội nghị Hội đồng Công
nghiệp thì Meeting “là một sự kiện với các hoạt động chính của người tham dự là


13
tham gia các hội nghị giáo dục; các cuộc họp, thảo luận về xã hội hoặc tham gia
các sự kiện khác. Nó không bao gồm triển lãm” [18].
Trên một bình diện khác, Meeting có thể được xem là loại hình du lịch nhằm
trao đổi giữa các cá nhân và tổ chức về một thông tin, sản phẩm mới, thảo luận trao
đổi ý kiến về các vấn đề xung quanh một chủ đề nhất định.
Một số học giả như Weber, K. & Ladkin (2004) [15,47-63]; John Swarbrooke
and Susan Horner & Davidson [6,34] và cả các tổ chức du lịch quốc tế như tổ chức
du lịch Thế giới (UNWTO)(2006) đều không phân định rõ giữa Meeting và
Conventions/Conference. Hầu như cho đó là một. Chỉ một ít cố gắng phân định nó

ra một cách rõ ràng nhưng vấn đề này hầu như rất khó. Vấn đề này sẽ được tập
trung làm rõ ở phần 1.1.1.3
Bên cạnh đó, còn nhiều ý kiến khác nhau về tiêu chí thế nào là một
“International Meeting”. Theo Union of International Associations (UIA)- Liên hiệp
khoa học quốc tế thì một International Meeting phải đáp ứng cả 3 tiêu chí sau:
- Các cuộc họp được tổ chức hoặc được tài trợ bởi các tổ chức có trong niên
giám các tổ chức quốc tế của UIA (UIA’s Yearbook of International Organisations)
với số lượng tham dự ít nhất phải từ 50 người trở lên.
- Các cuộc họp không được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế nhưng có những
nhân vật VIP quốc tế tham dự. Thông thường được tổ chức bởi các tổ chức tầm
quốc gia hoặc các chi nhánh của các tổ chức quốc tế. Thành phần tham dự các cuộc
họp này phải có ít nhất 40% không đến từ nước chủ trì và có ít nhất 5 đại diện quốc
gia khác nhau tham gia. Kéo dài ít nhất 3 ngày hoặc không có thời hạn. Đồng thời
với đó là một cuộc triễn lãm hoặc phải có ít nhất 300 người tham dự sự kiện
Meeting đó.
- Tương tự như trên nhưng thời gian kéo dài chỉ từ 2 ngày hoặc không thời
hạn. Đồng thời với đó là một cuộc triễn lãm hoặc phải có ít nhất 250 người tham dự
sự kiện Meeting đó.
Trong khi đó, ICCA đưa ra các tiêu chí khá đơn giản hơn. Theo ICCA thì
một International Meeting thường có ít nhất 50 người tham dự trở lên, được tổ chức


14
thường xuyên và trung bình khoảng 4 – 5 ngày. Thời gian chuẩn bị từ 1 – 5 năm và
được tổ chức luân phiên ít nhất là 3 quốc gia khác nhau.
Có nhiều cách phân chia Meeting khác nhau “như dựa trên quy mô của các
cuộc họp, đối tượng khách tham gia, do mục đích của các cuộc họp và do nhiều tiêu
chí khác”. Nhìn chung, đa số đều nhất trí ở cách phân chia Meeting thành 2- 3 loại
nhỏ như sau:
- Association Meeting – Hội họp hiệp hội

- Corporate Meeting – Hội họp doanh nghiệp
- Intergovernmental Organization Meeting – Hội họp liên chính phủ
Riêng Hội họp liên chính phủ có thể được sắp xếp nằm trong Hội họp hiệp
hội . Đây là cách phân chia được ICCA – một trong những tổ chức về Meeting lớn
nhất thế giới sử dụng [5,14]. Ở đây, chúng tôi thống nhất sử dụng cách phân chia
Meeting thành 3 loại như trên nhằm phù hợp với các điều kiện tập quán quốc tế và
bối cảnh Việt Nam.
Hội họp hiệp hội gồm 2 loại nhỏ là Governmental Organisations (Các tổ
chức Chính phủ) và Non-Governmental Organisations (Các tổ chức phi Chính phủ -
hay còn gọi là NGOs). Riêng trong điều kiện Việt Nam có thể bao gồm cả các tổ
chức Chính trị - xã hội; các tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Hai loại này có thể có
một số khác biệt nhỏ trong tổ chức các sự kiện do các yếu tố chính trị chi phối. Tuy
nhiên, nguồn khách chủ yếu và thông thường nhất vẫn xuất phát từ các tổ chức phi
Chính phủ. Về cơ bản, Association Meeting là một loại hình du lịch hội họp nhằm
trao đổi thông qua việc tổ chức nhiều sự kiện khác nhau: các cuộc họp về y tế (phân
khúc thị trường lớn nhất), thông tin khoa học, giáo dục, các tổ chức thương mại, các
tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức và các cộng đồng. Về quy mô, kinh phi, thời gian
tổ chức, tính chất phức tạp cũng khác nhau trong mỗi loại sự kiện.
Nguồn khách chủ yếu của dịch vụ Association Meeting thường đến từ thành
viên của ICCA, các tổ chức quốc tế, các nhà cung ứng, những người tham gia mạng
Internet và một số thành phần khác. Thông thường để tổ chức một Association
Meeting bởi ICCA thì phải bắt đầu từ một buổi hội họp mang tính chất địa phương
(Local Association Meeting).


15
Hội họp doanh nghiệp là cuộc hội họp được tổ chức bởi các doanh nghiệp
với đối tượng tham dự chủ yếu là nhân viên và các nhà phân phối. Theo ICCA thì
Corporate Meeting được chia làm 3 loại:
- Internal Meeting (Họp nội bộ): Đây là loại hình du lịch hội họp của những

người ở trong cùng một tổ chức hay cùng một nhóm của một doanh nghiệp nhằm
trao đổi thông tin với nhau về cách thức kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, về
hành chính và khen thưởng nội bộ.
- External Meeting (Họp mở rộng): Là loại hình du lịch hội họp mà ở đó
có sự tham dự của các thành phần bên ngoài doanh nghiệp tổ chức sự kiện hội
họp đó. Nó bao gồm các đối tác, đại lý phân phối, khách hàng tiềm năng và có
thể gồm cả giới báo chí.
- In/External Meeting: Là loại hình kết hợp cả hai loại trên. Nó bao gồm một
số buổi họp có đại diện các doanh nghiệp bên ngoài tham gia, một số buổi họp chỉ
có tính chất nội bộ.
Hội họp liên chính phủ là loại hình du lịch hội họp mà cơ quan chủ trì
thường là các tổ chức liên chính phủ có quy mô lớn, với đại diện từ khắp thế giới
tham gia. Các cơ quan chủ trì loại hình du lịch này thường là WTO, WB, IMF,
APEC. So với hai loại hình du lịch hội họp còn lại thì Intergovernmental
Organization Meeting được tổ chức với tần suất rất ít và thường được sử dụng với
cơ chế luân phiên các quốc gia thành viên của tổ chức đó đăng cai. Ví dụ APEC
Economic Leaders Meeting thường được tổ chức luân phiên giữa các nước châu Á –
Thái Bình Dương.
Với nhu cầu ngày càng lớn của thế giới về Meeting hiện nay có thể thấy rõ
Meeting đang chiếm một vị trí quan trọng không chỉ đối với ngành kinh doanh du
lịch mà còn đời sống kinh tế - chính trị - xã hội trên quy mô toàn cầu nói chung khi
mà Meeting dường như được coi như cơ chế điều phối – tổ chức – lãnh đạo – điều
hành các cơ quan rộng lớn, có quy mô toàn cầu, có sức ảnh hưởng mạnh đến tình
hình quốc tế.


16
1.1.1.2. Khuyến thưởng (Incentive)
Theo Society of Incentive Travel Executives (SITE)- Hiệp hội các nhà điều
hành du lịch khích lệ thì Incentive “là một công cụ quản lý toàn cầu có sử dụng một

trải nghiệm du lịch đặc biệt để thúc đẩy hoặc công nhận người tham gia về hiệu
suất làm việc của họ cho mục tiêu chung của đơn vị tổ chức” [13,43] do đó nó còn
được gọi là Incentive trip hoặc Incentive travel.
Thông thường, Incentive (khuyến thưởng) thường sử dụng du lịch giải trí
(leisure tourism) như một công cụ chủ yếu cho việc khuyến thưởng. Mục đích chủ
yếu của các tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức hoạt động du lịch khuyến thưởng là
để tăng doanh số, tăng lợi nhuận, cải thiện dịch vụ, nâng cao tinh thần, giữ chân
nhân viên [16,11]
Incentive được coi là ngành có hiệu suất thu hút khách hàng và doanh thu
cao nhất trong MICE, là một thị trường “nhiều tỉ đô la trên toàn cầu” [13,21]. Tuy
đó là một ngành hấp dẫn nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro; các nghiên cứu tại Mỹ, Malta,
Australian hiện nay cho thấy Incentive dường như không còn được ưa chuộng và
tần suất lưu trú đang giảm [16,11]
1.1.1.3. Hội nghị, hội thảo (Conventions)
Conventions về mặt trường nghĩa được dùng tương đương, đôi khi là đồng
nhất với Meeting. Hiện nay, trên thế giới có 3 từ khác nhau được sử dụng để chỉ
loại hình này:
Convention: được sử dụng để chỉ các cuộc họp lớn (big meeting). Đây là từ
được sử dụng để các hội thảo, hội nghị tại Hoa Kỳ. CIC định nghĩa Convention như
là “hội nghị tập hợp các đại biểu, các thành viên đại diện một tổ chức công nghiệp
nào đó được triệu tập nhằm một số mục đích nhất định. Nội dung chủ yếu về giáo
dục, hoạt động nội bộ, hoạt động xã hội, hoạt động quản trị doanh nghiệp.
Convention thường hoạt động theo định kỳ cụ thể, có thiết lập thời gian biểu” [19].
Congress: Thường được dịch là đại hội. “Congress được dùng để chỉ những
đại hội lớn, kéo dài nhiều thời gian với nhiều phiên diễn ra đồng thời. Có hai loại
Congress: quốc tế và quốc gia. Congress được dùng với nghĩa hội nghị, hội thảo tại
châu Âu” [20]. Congress thường dùng để chỉ các sự kiện liên quan tới chính trị.


17

Conference: đề cập đến các cuộc họp lớn có thể kéo dài trong vài ngày với
hàng trăm hoặc hàng ngàn người tham gia trên toàn thế giới. Thông thường các hội
nghị được đi kèm với các cuộc triển lãm, chương trình hoặc hoạt động khác. Theo
CIC, Conference là “Một sự kiện được tổ chức để gặp gỡ và trao đổi quan điểm,
chuyển tải một thông điệp, mở một cuộc tranh luận công khai hoặc cung cấp cho
một số khu vực ý kiến về một vấn đề cụ thể. Nó không có quy định cụ thể về thời
gian. Hội nghị thường trong thời gian ngắn với mục tiêu cụ thể, và nói chung là trên
một quy mô nhỏ hơn so với Convention hoặc Congress” [21] Từ này được dùng
chủ yếu ở Anh.
Như vậy có thể nói, trên hình thức ngữ nghĩa có thể phân biệt về mặt tính
chất giữa Meeting và Convention/Congress/Conference (gọi chung là Conventions)
là giữa hội họp với hội thảo. Tính chất của hội họp trong ngữ nghĩa Việt Nam chỉ
bao gồm các nội dung thảo luận mang tính cộng đồng còn hội thảo mang tính học
thuật, các vấn đề chính trị - xã hội. Tuy nhiên cách dùng hiện nay thì không có
khoảng cách trong việc sử dụng các từ loại này, chính vì vậy việc phân định để xác
định loại hình nghiên cứu khá khó khăn.
1.1.1.4 Sự kiện/ Triển lãm (Events/Exhibitions)
Đó là các hoạt động triễn lãm, hội chợ hay các sự kiện lớn. Theo CIC thì
Exhibition/Events (gọi chung là Exhibitions) là “những sự kiện mà tại đó các sản
phẩm và dịch vụ được hiển thị, trình diễn cho người đến tham dự xem.Những sự
kiện này tập trung chủ yếu vào mô hình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).
Mặc khác, Exhibitions có thể là được dùng với mục đích quảng cáo, quan hệ công
chúng, bán hàng hoặc marketing.” [22]
Davidson đưa ra một định nghĩa khác, nêu rõ mức độ tương cận giữa các
hoạt đông tổ chức sự kiện, triển lãm với các hoạt động du lịch liên quan. Ông cho
rằng Exhibitions “đưa ra những sản phẩm, dịch vụ cho một đối tượng được mời bởi
một đối tượng khác bán hoặc thông tin cho du khách… Exhibitions được coi là một
phần của ngành kinh doanh du lịch bởi chúng kích thích các hoạt động kinh doanh
du lịch (cho cả nhà triển lãm và khách tham quan). Nó cũng tao ra mức độ nhu cầu
cao đối với dịch vụ lữ hành, ăn uống và chỗ ở” [6,51]



18
Bên cạnh đó, các hoạt động Exhibitions đôi khi còn được goi là Fairs or
Expositions ở một số quốc gia.
Xét theo tính chất có thể chia làm 2 loại Exhibitions:
- Trade Show (triễn lãm thương mại): trưng bày các sản phẩm và dịch vụ
cho khách hàng mục tiêu cụ thể. Không mở cửa cho đa số công chúng.
- Consumer Show (hội chợ hàng tiêu dùng): trưng bày các sản phẩm và dịch
vụ cho công chúng nói chung.
Xét theo quy mô có thể chia Exhibitions làm 2 loại:
- Coporate event/exhibition là hình thức triễn lãm, trưng bày sản phẩm ở
quy mô nhỏ.
- Special event/exhibition là hình thức đặc biệt vì quy mô lớn; thu hút nhiều
phương tiện truyền thông tham gia.
Exhibitions là một kênh quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp có hiệu quả, tăng
cường nhận thức của công chúng đối với công ty và sản phẩm một cách trực tiếp
thông qua các hình ảnh và các sản phẩm mẫu. Trên quy mô quốc gia, các triển lãm
không chỉ mang tính chất thương mại mà còn giới thiệu hình ảnh của đất nước trên
toàn cầu. Triễn lãm lớn nhất thế giới World's fair là một ví dụ. Triễn lãm được tổ
chức 2 năm/1 lần tại một thành phố bất kỳ trên thế giới. Có hàng trăm quốc gia và
tổ chức quốc tế đăng ký tham dụ sự kiện này, kéo theo đó là hàng chục triệu khách
tham quan từ khắp thế giới tham dự.
1.1.2. Điều kiện cần thiết để kinh doanh du lịch MICE trong khách sạn
1.1.2.1. Hệ thống cơ sở vật chất
- Phòng hội nghị, hội thảo: Đây là điều kiện quan trọng ảnh hưởng rất lớn
đến sự chọn lựa của khách du lịch MICE. Vì du lịch MICE là loại hình du lịch kết
hợp với hội nghị,hội thảo…Nếu khách chỉ tham quan, du lịch không kết hợp hội
họp sẽ không hình thành nên loại hình du lịch MICE. Đây là yếu tố cần thiết để phát
triển du lịch MICE. Phòng phải đáp ứng các nhu cầu về sức chứa từ ít đến nhiều

cũng như đầy đủ các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, sân khấu, màn chiếu, máy
chiếu, đầu ghi,… các thiết bị phải hiện tại, có công suất cao, chất lượng tốt.


19
- Cơ sở lưu trú: Điều kiện này cũng quan trọng không kém. Khách MICE là
khách có chi trả cao nên các phòng ốc phải tiện nghi, tối tân, sạch đẹp.
- Nhà hàng: Có những thực đơn riêng và các hình thức bố trí sắp xếp đa dạng
dành cho khách MICE, sắp xếp tiệc trà giải lao hợp lí.
- Hồ bơi, Spa, phòng tập gym, các phòng dịch vụ bổ sung như in ấn, photo…:
đây là các yếu tố bổ sung cho du lịch MICE. Khách du lịch MICE có nhu cầu tiện
lợi cho việc in ấn, photo tài liệu, hội họp kèm theo tiệc trà và ăn uống, cũng như các
hình thức giải trí tại khách sạn. Đây cũng là các yếu tố nhỏ nhưng cũng quan trọng.
1.1.2.2. Nguồn nhân lực
Có đội ngũ được đào tạo chuyên nghiệp phục vụ cho du lịch MICE, đội ngũ
có kinh nghiệm về mảng kinh doanh và tổ chức du lịch MICE vì du lịch MICE là
một loại du lịch đặc thù, khách du lịch MICE khác hẳn với các khách du lịch thuần
túy. Vì tính chất đoàn MICE là khách thương gia hoặc khách có khả năng chi trả
cao nên đòi hỏi sự chuyên nghiệp từ bộ phận nhân viên bên ngoài đến các bộ phận
nhân viên bên trong khách sạn.
+ Bộ phận lễ tân khi làm thủ tục nhận phòng hoặc các thủ tục khác liên quan,
đội ngũ này phải được huấn luyện 1 cách chuyên nghiệp, nhanh nhẹn khi làm thủ
tục nhận phòng hoặc các thủ tục khác liên quan và trong xử lí tình huống.
+ Bộ phận kinh doanh khi tiếp xúc với khách hàng MICE phải chuyên
nghiệp từ phong cách đến thái độ cũng như sự thuyết phục, khéo léo từ lời nói và
phải tổ chức chương trình làm cho khách hàng hài lòng nhất.
+ Bộ phận phục vụ hội nghị, buồng phòng phải sạch sẽ, gọn gàng, nhanh nhẹn.
Vì Việt Nam chưa có trường đào tạo hẳn về du lịch MICE nên các nhân viên
phải được đào tạo từ nước ngoài nhưng phải biết cách áp dụng linh hoạt vào môi
trường MICE thực tế tại Việt Nam.

1.1.2.3. Các mối quan hệ liên kết bên ngoài:
Các khách sạn phải có mối liên kết chặt chẽ với các công ty lữ hành, công ty
tổ chức sự kiện cũng như các đối tác của các tập đoàn, các doanh nghiệp. Từ những
mối quan hệ, nguồn khách MICE được đưa đến các khách sạn sẽ dần nhiều hơn.


20
1.2. Thực tiễn về kinh doanh du lịch MICE trong khách sạn trên thế giới và
Việt Nam
1.2.1.

Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch MICE trong khách sạn
trên thế giới
Khái niệm MICE mới xuất hiện trong khoảng 3 thập kỷ gần đây. Tuy nhiên,
nội dung, ý nghĩa cũng như đặc điểm của MICE đã có thời gian phát triển khá lâu
dài, gắn liền với lịch sử nhân loại. Theo Fenich thì các cuộc hội họp, hội thảo, hội
nghị, các sự kiện là một phần của đời sống nhân dân từ thời nguyên thủy. Các nhà
khoa học đã tìm thấy nhiều di tích của văn hóa cổ đại được sử dụng như nơi gặp gỡ,
thảo luận các vấn đề chung như lợi ích của cộng đồng, chiến tranh, săn bắn, hoặc lễ
kỷ niệm bộ lạc [7,21].
Bước vào thời kỳ cận đại và tiền hiện đại, sự phát triển của kinh tế toàn cầu;
của các thành tựu khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy những nhu cầu thông tin, đối thoại
ở mọi cấp độ, mọi lĩnh vực của đời sống [12,30]. Đó chính là nhân tố cơ bản thúc
đẩy quá trình chuyên nghiệp hóa các hoạt động MICE. Năm 1896, văn phòng hội
nghị đầu tiên được thành lập tại Detroi, Hoa Kỳ. Ban đầu nó được coi như một bộ
phận hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động hội họp, hội thảo, các sự kiện của cộng
đồng và chính quyền thành phố Detroi, hoàn toàn không mang tính chất thương mại.
Tuy nhiên, nhu cầu tổ chức các hoạt động này ngày một nhiều đã thúc đẩy văn
phòng hội nghị Detroi thương mại hóa hoạt động của mình. Tuy nhiên, tất cả những
điều này chưa đủ để MICE trở thành một ngành độc lập – liên ngành như là sự kết

hợp của các yếu tố Meeting, Incentive, Conventions/Conference,
Events/Exhibitions. Theo Webber and Chon [14,45] thì có rất nhiều yếu tố để hình
thành nên du lịch MICE trong khách sạn, đó là:
- Sự mở rộng về quy mô tổ chức của các chính phủ và như là chính phủ
cùng với nhu cầu ngày càng tăng cho các cuộc họp giữa các khu vực công cộng và
tư nhân.
- Sự tăng trưởng của các tập đoàn đa quốc gia và các công ty đại lý đòi hỏi
nhiều hơn các cuộc họp liên ngành và liên vùng.
- Sự phát triển của các lợi ích tác động lẫn nhau giữa các nhóm kinh tế,
nhóm xã hội.


21
- Sự thay đổi trong kỹ thuật bán hàng, ra mắt sản phẩm mới và các cuộc họp
xúc tiến bán hàng.
- Sự cần thiết phải cập nhật thông tin và phương pháp thông qua đào tạo
quản lý trong công ty, tiếp tục phát triển chuyên môn, và tham dự ngắn hạn hoặc
theo lịch trình các cuộc họp định sẵn.
Ngoài 5 yếu tố trên còn có thể kể đến sự thay đổi trong cách thức quản lý,
mô hình tổ chức doanh nghiệp sau thế chiến II, sự thay đổi trong các quan hệ lao
động giữa nhà quản lý với người lao động, các chính sách phúc lợi ở cả khu vực
công và tư giành cho người lao động đã bổ sung cho ngành du lịch hội thảo, hội
nghị không chỉ gồm các yếu tố trụ cột truyền thống đơn thuần như Meeting,
Conventions mà còn thêm vào các yếu tố Incentive, Events làm cho các dịch vụ
ngày càng hoàn thiện và mở rộng thêm.
Các cuộc hội họp kèm theo du lịch khuyến thưởng của các tập đoàn đa quốc gia
tại một nước nhất định, họ từ nhiều nước trên thế giới hội tụ về một điểm. Nảy sinh lưu
trú tại các khách sạn, điều này hình thành nên du lịch MICE tại các khách sạn.
Đối với nhiều nước, du lịch là một trong những ngành góp phần quan trọng
vào nền kinh tế quốc gia. Nó là một trụ cột tạo ra thu nhập cao cho đất nước. Và lẽ

tất nhiên, du lịch MICE – ngành tạo ra hiệu suất lợi nhuận từ du khách lớn nhất trở
thành ngành phát triển sôi động nhất trong hoạt động du lịch [12,28]
Biểu đồ 1.1. Số lượng khách du lịch trên toàn cầu giai đoạn 1995-2012









Nguồn: Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (2006), Tourism International Report


22
Có thể thấy, số lượng du khách đang tăng rất nhanh qua các năm. Điều đó
cho thấy sức thu hút của hoạt động du lịch trên quy mô toàn cầu. Lần đầu tiên trong
lịch sử ngành du lịch tổng lượng khách trong năm đã vượt quá 1 tỉ người. Thị
trường châu Á – Thái Bình Dương được nhìn nhận là có tỉ lệ tăng trưởng lũy kế
theo năm đáng kể với 7%, theo sau khu vực Đông Nam Á, Bắc Phi (9%), . Trong
vòng 12 năm, quy mô thị trường du lịch toàn cầu đã tăng gần gấp đôi. Đây là con số
đầy ấn tượng nếu biết rằng dân số thế giới chỉ 7,58 tỉ người. Nghĩa là cứ 7 người, có
1 người đi du lịch ít nhất 1 lần mỗi năm. Tuy nhiên, lượng du khách phân bố không
đồng đều giữa các quốc gia và nhóm quốc gia:
Biểu đồ 1.2. Sự phân bố du khách không đều giữa nước có nền kinh tế tiên tiến
và nền kinh tế mới giai đoạn 1995-2012











Nguồn : Tổ chức du lịch thế giới( WTO)
Đóng góp chủ yếu vào phần tăng trưởng toàn cầu ấy có hoạt động du lịch
MICE nói chung cũng như từng thành tố riêng của nó. Đối với hoạt động Meetings,
theo báo cáo của ICCA, từ năm 2002 đến 2011 trên toàn cầu đã tổ chức hàng vạn
hội nghị, hội thảo (chưa tính các hội thảo quốc tế và hội thảo mà không thuộc các
tổ chức của ICCA)




23
Biểu đồ 1.3. Số lượng cuộc hội họp từ năm 2002 đến 2011 trên thế giới







Nguồn: ICCA (2012). Statistics Report 2002-2011: International Association Meetings
Market
1.2.2. Sự phát triển du lịch MICE trong khách sạn ở Việt Nam
- Khi xuất hiện tại Việt Nam, MICE là một cái tên xa lạ đối với nhiều người, kể

cả những người hoạt động trong ngành du lịch. Vào năm 2003, Hãng hàng không quốc
gia Việt Nam cùng Saigontourist và trên 20 khách sạn, khu du lịch ngỉ dưỡng đạt tiêu
chuẩn quốc tế 4-5 sao trên cả nước đã thành lập ra câu lạc bộ MICE tại Việt Nam :
“ Vietnam – Meetings – Incentives Club”. Câu lạc bộ đã xuất bản sách giới thiệu Việt
Nam điểm đến của du lịch MICE với tựa đề “ Vietnam – when meetings matter”. Họ tổ
chức tiếp thị tại các hội chợ quốc tế như: AIME tại Úc, CMA tại Thái Lan, IMEX tại
Đức…
- Ngoài các hoạt động tiếp thị, câu lạc bộ còn quảng bá hình ảnh của Việt
Nam trên các tạp chí chuyên ngành như TTG (Singapore), CEI ( Hong Kong),
MICE NET (Úc), tổ chức nhiều đoàn tham quan và tìm hiểu thị trường Việt Nam
cho các nhà báo chuyên ngành du lịch MICE. Câu lạc bộ còn xây dựng trang web
www.meetingsvietnam.com để quảng cáo du lịch MICE của Việt Nam. Bước đầu
thành lập và hoạt động câu lạc bộ tương đối thành công. Chứng minh cho điều này,
Việt Nam đã nhận được hợp đồng phục vụ khách du lịch MICE trong 2 năm (2005-
2006) đến từ Úc, Singapore, Đức. Khách sạn cũng được doanh thu từ khách du lịch
MICE, công suất phòng tăng cao. Từ đó, các nhà kinh doanh du lịch cũng như các
khách sạn tại Việt Nam thấy được nguồn lợi lớn từ việc kinh doanh du lịch MICE.

×