Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Những ảnh hưởng từ việc Việt Nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.19 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o







VƢƠNG THỊ THU THỦY







NHỮNG ẢNH HƢỞNG TỪ VIỆC VIỆT NAM
GIA NHẬP WTO ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008-2013







LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ







Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o





VƢƠNG THỊ THU THỦY





NHỮNG ẢNH HƢỞNG TỪ VIỆC VIỆT NAM
GIA NHẬP WTO ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008-2013

Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VIỆT KHÔI

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN



Hà Nội - 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đam toàn bộ nội dung luận văn này là do bản thân tự
nghiên cứu từ những nguồn tài liệu tham khảo. Tất cả thông tin, dữ liệu và số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc tin cậy.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của bài viết.




















LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành nghiên cứu “Những ảnh hưởng từ việc Việt Nam gia
nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013” tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ,
hƣớng dẫn và góp ý chân thành của các quý thầy cô, các cơ quan chuyên môn,
cơ quan công tác, gia đình và bạn bè.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo hƣớng
dẫn của tôi – PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi – giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh
doanh quốc tế - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy là
ngƣời đã dành rất nhiều thời gian để chỉnh sửa, góp ý cũng nhƣ đƣa ra những
lời khuyên rất hữu ích để tôi có thể hoàn thiện nghiên cứu này.
Tôi cũng muốn gửi lời cám ơn chân thành đến các cơ quan chuyên môn
nhƣ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội, Sở Công thƣơng thành phố Hà
Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi, cung cấp những số liệu thực tế rất cần thiết
cho Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên, động viên
khuyến khích tôi hoàn thành khóa học này.





TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tên luận văn: Những ảnh hƣởng từ việc Việt Nam gia nhập WTO đến các
doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai
đoạn 2008-2013
Tác giả: Vƣơng Thị Thu Thủy
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Bảo vệ năm: 2015
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Việt Khôi
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích nghiên cứu:
Luận văn tập trung phân tích những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực từ
việc Việt Nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập
khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2013.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhận diện những ảnh hƣởng mà WTO tạo ra cho các doanh nghiệp
hoạt động xuất nhập khẩu.
- Phân tích các ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến doanh nghiệp hoạt
động xuất nhập khẩu của thành phố Hà Nội khi Việt Nam gia nhập WTO (giai
đoạn 2008-2013).
- Đƣa ra những hàm ý chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động xuất
nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội phát huy tối đa những ảnh hƣởng
tích cực và hạn chế tối thiểu các ảnh hƣởng tiêu cực do WTO tạo ra.
Những đóng góp mới của luận văn:
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế toàn cầu và Việt Nam cũng
không thể tách ra khỏi xu tế đó. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã đem đến cho Việt
Nam những tiến bộ và phát triển nhất định, trong đó có thể nhận định việc Việt
Nam gia nhập WTO là một trong những dấu mốc quan trọng nhất.
Đã có rất nhiều nghiên cứu trƣớc đây phân tích tác động của WTO đến Việt

Nam. Cũng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập đến hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam (những thuận lợi và thách thức) trong quá trình Việt Nam
hội nhập kinh tế quốc tế, đƣa ra những gợi ý chính sách để phát triển hoạt động xuất
nhập khẩu tại Việt Nam. Cũng có nghiên cứu nhỏ về tác động của việc gia nhập
WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam (nói chung). Tuy nhiên, chƣa có
nghiên cứu nào đề cập đến những ảnh hƣởng từ việc hội nhập kinh tế quốc tế (Việt
Nam gia nhập WTO) đến doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên một khu vực
cụ thể (ví dụ nhƣ trên địa bàn Thành phố Hà Nội). Do vậy luận văn của tác giả là
một công trình nghiên cứu độc lập đầu tiên về vấn đề này.

MỤC LỤC


Danh mục các từ viết tắt i
Danh mục bảng biểu ii
Danh mục hình vẽ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
CHUNG VỀ HỘI NHẬP WTO ẢNH HƢỞNG ĐÉN DOANH NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu 6
1.2 Một số vấn đề chung về hội nhập WTO ảnh hƣởng đến doanh nghiệp
hoạt động xuất nhập khẩu 11
1.2.1 Một số nhận thức chung về WTO 11
1.2.2 Các tác động của việc gia nhập WTO theo mô hình lý thuyết 13
1.3 Việt Nam với WTO 15
1.3.1 Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO 15
1.2.2 Những thỏa thuận được thực thi trong 5 năm sau khi Việt Nam gia
nhập WTO: 16
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu: 19
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu: 20
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở HÀ NỘI 21
3.1 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập trên
địa bàn Thành phố Hà Nội 21
3.1.1 Giai đoạn trước khi gia nhập WTO (2005 – 2007) 21
3.1.2 Sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2008 – 2013) 22
3.2 Đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập
khẩu ở Hà Nội 30
3.2.1 Những thành tựu đạt được 30
3.2.2 Những mặt còn hạn chế 31
CHƢƠNG 4: ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN CÁC
DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở HÀ NỘI 33
4.1 Các ảnh hƣởng tích cực 33
4.1.1 Ảnh hưởng từ thuận lợi hóa việc tiếp cận thị trường nước ngoài 33
4.1.2 Ảnh hưởng từ sự thay đổi môi trường cạnh tranh 34
4.1.3 Ảnh hưởng từ các qui chuẩn luật pháp 35
4.1.4 Ảnh hưởng từ hoạt động đầu tư 36
4.1.5 Ảnh hưởng từ việc thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ 38
4.2 Các ảnh hƣởng tiêu cực 39
4.2.1 Ảnh hưởng thay đổi môi trường cạnh tranh 39
4.2.2 Ảnh hưởng quốc tế hóa thị trường nội địa 40
4.2.3 Ảnh hưởng từ thuận lợi hóa việc tiếp cận thị trường trong nước 41
4.2.4 Ảnh hưởng từ các qui chuẩn luật pháp 45
4.2.5 Ảnh hưởng từ sức ép của các đối tác kinh tế trong khu vực và
trên thế giới 45
4.2.6 Ảnh hưởng từ việc thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ 46
4.3 Phản ứng của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn
Thành phố Hà Nội 48

4.3.1 Phản ứng điều chỉnh thụ động 48
4.3.2 Phản ứng điều chỉnh tự phát 49
4.3.3 Phản ứng điều chỉnh mày mò 51
CHƢƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG HÀM Ý CHÍNH
SÁCH 54
5.1 Triển vọng phát triển của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu 54
5.1.1 Những thuận lợi và khó khăn 54
5.1.2 Định hướng hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong
thời gian tới 56
5.2 Những hàm ý chính sách 58
5.2.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 58
5.2.2 Đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu 61
KẾT LUẬN 64
Danh mục tài liệu tham khảo 66
PHẦN PHỤ LỤC

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa Tiếng Anh
Nguyên nghĩa Tiếng Việt
1.
DN

Doanh nghiệp
2.
TP Hà Nội


Thành phố Hà Nội
3.
UBND

Ủy ban nhân dân
4.
VCCI

Phòng Thƣơng mại và
Công nghiệp Việt Nam
5.
XHCN

Xã hội chủ nghĩa
6.
XNK

Xuất nhập khẩu
7.
ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
8.
GATS
General Agreement on
Trade in Services
Hiệp định chung về

Thƣơng mại dịch vụ
9.
GATT
General Agreement on
Tariffs and Trade
Hiệp định chung về Thuế
quan và Thƣơng mại
10.
GDP
Gross Domistic Products
Tổng sản phẩm quốc nội
11.
MFN
Most Favoured Nation
Tối huệ quốc
12.
NT
National Treatment
Đãi ngộ quốc gia
13.
TPRB
Trade Policy Review Body
Cơ quan rà soát chính sách
thƣơng mại
14.
TPRM
Trade Policy Review
Mechanism
Cơ chế rà soát chính sách
thƣơng mại

15.
TRIMs
Trade-related investment
measures
Các biện pháp đầu tƣ liên
quan đến Thƣơng mại
16.
TRIPS
Trade-related aspects of
intellectual property rights
Các khía cạnh của Quyền
sở hữu trí tuệ liên quan
đến Thƣơng mại
17.
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới

ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1
Bảng tỷ trọng xuất khẩu của Hà Nội so

với cả nƣớc
22
2
Bảng 3.2
Bảng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội
chia theo thành phần kinh tế
23
3
Bảng 3.3
Kim ngạch xuất khẩu chia theo thị trƣờng
xuất khẩu
25
4
Bảng 3.4
Những nhóm hàng nhập khẩu chính
28
5
Bảng 3.5
Kim ngạch nhập khẩu chia theo thị
trƣờng nhập khẩu
29
6
Bảng 4.1
Thời gian cắt giảm thuế suất trong cam
kết WTO của Việt Nam
42
7
Bảng 4.2
Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm
ngành hàng chính

43







iii

DANH MỤC HÌNH VẼ

STT
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 3.1
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chia theo
thành phần kinh tế
23
2
Hình 3.2
Kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội
27
3
Hình 3.3
Cán cân xuất nhập khẩu của TP Hà Nội
30



1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
* Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở
nƣớc ta hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò to lớn
trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc cũng nhƣ mỗi địa
phƣơng. Những doanh nghiệp thuộc loại này không chỉ góp phần tích cực
trong tạo việc làm và thu hút lao động mà còn đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu
tiêu dùng của dân cƣ, thông qua đó ảnh hƣởng đến việc nâng cao thu nhập và
cải thiện đời sống nhân dân. Việc phát triển doanh nghiệp hoạt động xuất
nhập khẩu cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, nguồn vốn, công nghệ và thị trƣờng; tạo công ăn việc làm cho
ngƣời lao động; đóng góp vào tăng trƣởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế; giảm bớt chênh lệch giàu nghèo; hỗ trợ cho sự phát triển các doanh nghiệp
lớn; duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống Kể từ khi gia nhập Tổ
chức thƣơng mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
ở nƣớc ta đã và đang khẳng định vai trò không thể thiếu trong phát triển kinh
tế - xã hội đất nƣớc. Do đó, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp hoạt động xuất
nhập khẩu là giải pháp có tính chiến lƣợc đối với tăng trƣởng và phát triển
bền vững nền kinh tế nƣớc ta.
Tuy vậy, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) và
ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu đã ảnh hƣởng rất lớn đến nền
kinh tế Việt Nam. Những ảnh hƣởng chung cho cả nền kinh tế đã đƣợc rất
nhiều các hội thảo, hội nghị, công trình nghiên cứu đề cập đến, nhƣng những
ảnh hƣởng cho từng loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt
2


động xuất nhập khẩu trên một địa bàn trọng điểm nhƣ là thành phố Hà Nội thì
có rất ít các công trình nghiên cứu đề cập đến.
Hà Nội là Thủ đô của cả nƣớc, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm
năng lớn để phát triển cộng đồng doanh nghiệp, rất nhiều trong đó là các doanh
nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động
kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ diễn ra trên địa bàn sẽ ngày càng sôi động hơn nên
chắc chắn các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đang hoạt động trên địa
bàn thành phố sẽ chịu những ảnh hƣởng cả tích cực lẫn tiêu cực. Nhƣ vậy, việc
đánh giá những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến doanh nghiệp hoạt động xuất
nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO và
đƣa ra một số định hƣớng điều chỉnh là một yêu cầu cấp thiết.
* Câu hỏi nghiên cứu:
1. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
ở Hà Nội hiện nay nhƣ thế nào?
2. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến doanh
nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn
2008-2013?
3. Cần có những giải pháp gì để phát triển hơn nữa các doanh nghiệp
hoạt động xuất nhập khẩu ở Hà Nội?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích nghiên cứu:
Luận văn tập trung phân tích những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực từ
việc Việt Nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập
khẩu của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2013.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhận diện những ảnh hƣởng mà WTO tạo ra cho các doanh nghiệp
hoạt động xuất nhập khẩu.
3


- Phân tích các ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến doanh nghiệp hoạt
động xuất nhập khẩu của thành phố Hà Nội khi Việt Nam gia nhập WTO (giai
đoạn 2008-2013).
- Đƣa ra những hàm ý chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động xuất
nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội phát huy tối đa những ảnh hƣởng
tích cực và hạn chế tối thiểu các ảnh hƣởng tiêu cực do WTO tạo ra.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của Đề tài là: ảnh hƣởng của việc Việt nam gia
nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố Hà
Nội.
Về phạm vi thời gian nghiên cứu, Đề tài tập trung phân tích, đánh giá
những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực từ việc Việt Nam gia nhập WTO đến
doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của Hà Nội giai đoạn 2008-2013 (sau
khi Việt Nam gia nhập WTO).
Về phạm vi không gian nghiên cứu: theo Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12
ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô
Hà Nội (sát nhập Thành phố Hà Nội và Hà Tây), phạm vi không gian khi
nghiên cứu là về các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thời kỳ 2008-
2013 của Thành phố Hà Nội (mới - bao gồm tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh
(Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc tỉnh Hòa Bình).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
* Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu:
- Thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp:
+ Thu thập số liệu từ các nguồn: Tổng cục thống kê, Cục Thống kê Hà
Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (MPI), Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội (HAPI),
Sở Công thƣơng Hà Nội, Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt Nam
(VCCI), các trang Website liên quan…
4

+ Thu thập số liệu, dữ liệu từ các đề tài, đề án, báo cáo đã có.

- Thu thập số liệu, dữ liệu sơ cấp:
Sử dụng phiếu điều tra khảo sát các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập
khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Mẫu phiếu khảo sát là 1 bảng hỏi (gồm
15 câu hỏi), đƣợc gửi tới cho 68 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của
Thành phố Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Hệ thống hoá các lý thuyết liên quan tới hội nhập kinh tế, những lý
thuyết ảnh hƣởng tới doanh nghiệp nhƣ tạo lập thƣơng mại và chệch hƣớng
thƣơng mại;
- Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng
pháp phân tích…
5. Đóng góp mới của Luận văn:
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế toàn cầu và Việt Nam cũng
không thể tách ra khỏi xu tế đó. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã đem đến cho Việt
Nam những tiến bộ và phát triển nhất định, trong đó có thể nhận định việc Việt
Nam gia nhập WTO là một trong những dấu mốc quan trọng nhất.
Đã có rất nhiều nghiên cứu trƣớc đây phân tích tác động của WTO đến Việt
Nam. Cũng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập đến hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam (những thuận lợi và thách thức) trong quá trình Việt Nam
hội nhập kinh tế quốc tế, đƣa ra những gợi ý chính sách để phát triển hoạt động xuất
nhập khẩu tại Việt Nam. Cũng có nghiên cứu nhỏ về tác động của việc gia nhập
WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam (nói chung). Tuy nhiên, chƣa có
nghiên cứu nào đề cập đến những ảnh hƣởng từ việc hội nhập kinh tế quốc tế (Việt
Nam gia nhập WTO) đến doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên một khu vực
cụ thể (ví dụ nhƣ trên địa bàn Thành phố Hà Nội). Do vậy luận văn của tác giả là
một công trình nghiên cứu độc lập đầu tiên về vấn đề này.
5

6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ

lục, Luận văn gồm 05 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và một số vấn đề chung về hội nhập WTO
ảnh hƣởng đến doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động
xuất nhập khẩu ở Hà Nội
Chƣơng 4: Ảnh hƣởng của việc gia nhập WTO đến các doanh nghiệp hoạt
động xuất nhập khẩu ở Hà Nội
Chƣơng 5: Đánh giá triển vọng và những hàm ý chính sách










6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
CHUNG VỀ HỘI NHẬP WTO ẢNH HƢỞNG ĐÉN DOANH NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

1.1 Tổng quan nghiên cứu
* Những tài liệu nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế và WTO:
Ngô Văn Điểm (chủ biên - 2004) bên cạnh việc cung cấp những kiến
thức cơ bản về toàn cầu hóa, tác giả đã đi sâu phân tích quá trình nƣớc ta tham
gia toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả phân tích sâu

một số thành tựu đáng kể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cụ thể giúp cho các nhà hoạch
định chính sách ở nƣớc ta có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và
nhiệm vụ mới.
Bộ Thƣơng mại (2005) cũng đã cung cấp cho ngƣời đọc những hiểu
biết cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cũng nhƣ giới thiệu về một
số tổ chức kinh tế quốc tế nhƣ WTO, ASEAN, APEC, ASEM). Cuốn sách
đƣợc các giáo sƣ, tiến sĩ, các chuyên gia có nhiều năm công tác về lĩnh vực
hội nhập kinh tế quốc tế trong và ngoài ngành biên soạn. Cuốn sách đã giới
thiệu rất khoa học về chi tiết về khái niệm, quá trình hình thành, những cơ hội
và thách thức của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, của các tổ chức kinh
tế quốc tế cũng nhƣ quá trình hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức đó.
* Những tài liệu nghiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu gắn với hội nhập
kinh tế quốc tế:
Phạm Quang Thao (2003) đã đƣa ra cái nhìn chung về tình hình xuất
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2003. Với phƣơng
pháp nghiên cứu truyền thống (phân tích, tổng hợp), tác giải nghiên cứu đã
cho ngƣời đọc thấy đƣợc thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
7

thời kỳ 1990-2003, qua đó đánh giá thành tự, hạn chế cũng nhƣ nguyên nhận
đạt đƣợc những thành tựu và hạn chế trọng hoạt động xuất nhập khẩu của
nƣớc ta. Cuối cùng, tác giả đƣa ra những nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng phát triển.
Trần Văn Đoàn và cộng sự (2011) với mục tiêu của tác giả là tiến hành
nghiên cứu cơ hội và thách thức, đánh giá tình hình xuất nhập khẩu qua các
năm (2006-2011), đƣa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa
nói chung. Nhƣ vậy, trong nghiên cứu này tác giả cũng chỉ nêu ra tình hình
(thực trạng) xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn 2006-
2011 mà chƣa nêu đƣợc những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO

đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Nguyễn Thị Hà (2011) với việc phân chia thành 3 chƣơng truyền thống,
sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thống kê mô tả, phân tích, so sánh, đề án đã
nêu khái quát vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế quốc dân, tổng
quan chung về WTO và những cam kết của Việt Nam với WTO. Đề án tập
trung phân tích thực trạng xuất khẩu ngành thủy sản ở Việt Nam trƣớc những
tác động từ WTO. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tiếp theo.
Sở Công thƣơng Hà Nội (2013) với phƣơng pháp mô tả, phân tích,
đánh giá đã đƣa ra những số liệu về tình hình xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp trên địa bàn Thủ đô, qua đó khái quát qua những mặt tích cực cũng
nhƣ hạn chế của các doanh nghiệp. Đồng thời Báo cáo cũng đƣa một số giải
pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn trong thời gian tới.
* Những tài liệu nghiên cứu về doanh nghiệp gắn với hội nhập kinh tế
quốc tế:
Bùi Thị Thúy (2010) cho ngƣời đọc cái nhìn tổng quát về những vấn đề
nói chung liên quan đến doanh nghiệp (khái niệm, phân loại doanh nghiệp),
8

những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp đối mặt. Đồng thời nghiên cứu
tập trung phân tích những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp trong
bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, cũng nhƣ đƣa ra một số giải pháp
giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển hơn trong bối cảnh hội nhập. Trong
nghiên cứu, nhóm học viên chủ yếu sử dụng phƣơng pháp mô tả và phân tích.
Tuy nhiên, do nghiên cứu sử dụng rất ít số liệu, biểu đồ, bảng biểu nên ngƣời
đọc chƣa có cái nhìn sâu về vấn đề nghiên cứu.
Phạm Thị Minh Nghĩa (chủ nhiệm – 2008) với mục tiêu là làm rõ vai
trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô, nâng cao nhận
thức của các tầng lớp dân cƣ, các cấp chính quyền về ý nghĩa vai trò và sự cần
thiết khách quan phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế, từ đó giúp hình

thành quan điểm và chính sách đúng đắn cho sự phát triển doanh nghiệp;
đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các doanh nghiệp trên địa
bàn Hà Nội – những thành công, hạn chế, thuận lợi, khó khăn và nguyên
nhân; làm rõ những yêu cầu và thách thức khi doanh nghiệp tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp trên
địa bàn Hà Nội trong điều kiện giai nhập WTO. Đề tài sử dụng khá nhiều các
phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp so sánh, phân tích và tổng hợp;
phƣơng pháp thống kê kinh tế, kết hợp nghiên cứu định lƣợng với nghiên cứu
định tính; phƣơng pháp điều tra xã hội học, xin ý kiến chuyên gia và phỏng
vấn sâu các doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học…nhằm mong muốn đƣa
ra những vấn đề mới để nghiên cứu (Nghiên cứu các nhân tố tác động trực
tiếp và gián tiếp thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của doanh nghiệp trong
điều kiện hội nhập; Kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực và trên thế
giới về phát triển doanh nghiệp, khả năng áp dụng kinh nghiệm đó với Hà
Nội; Đề xuất các định hƣớng lựa chọn con đƣờng đi đúng đắn cho các doanh
nghiệp khi ra đời và phát triển trong điều kiện gia nhập WTO).
9

* Những tài liệu nghiên cứu về doanh nghiệp với các vấn đề khác:
Lê Thị Diệu Huyền (2010) với các tài liệu nghiên cứu đƣợc tổng thuật
gắn với nội dung nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt động
của các doanh, bài viết tập trung phân tích tác động của chính sách lãi suất
đến hoạt động của doanh nghiệp và đƣa ra một số khuyến nghị trong việc điều
hành chính sách lãi suất nhằm phát huy những mặt mạnh, tạo điều kiện hỗ trợ
cho doanh nghiệp và tránh những ảnh hƣởng bất lợi cho doanh nghiệp.
Lê Thị Ngọc Thúy (2008) đã hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh, năng lực
cạnh tranh và những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Những
nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
trong xuất khẩu hàng hóa; Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong xuất
khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế

quốc tế; Định hƣớng phát triển Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam giai đoạn 2007 -2010; Nêu những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải
pháp: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của Chính phủ; Nhóm giải pháp từ
phía nội lực của doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp thống kê,
phân tích và khảo sát để hệ thống các vấn đề liên quan đến thực trạng năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, do không thể nghiên cứu
trên tất cả các doanh nghiệp, luận văn đã tiến hành nghiên cứu trên một số doanh
nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất điển hình, từ đó suy rộng cho
tất cả các doanh nghiệp khác.
Nguyễn Thị Thu Huyền (2012) đã trình bày cơ sở lý luận của đề tài
(khái niệm công nghệ; đổi mới công nghệ; vốn đầu tƣ, chính sách thu hút vốn
đổi mới công nghệ); Phân tích hiện trạng công nghệ và nhu cầu về vốn đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp ở tỉnh Hà Tây (cũ): tình hình phát
triển và hoạt động của doanh nghiệp của Hà Tây (cũ); hiện trạng công
10

nghệ, hoạt động đổi mới công nghệ và nhu cầu về đổi mới công nghệ trong
các doanh nghiệp ở Hà Tây (cũ); nguồn tài chính cho hoạt động đổi mới
công nghệ trong các doanh nghiệp ở Hà Tây (cũ); phân tích chính sách liên
quan đến nguồn tài chính, thu hút vốn cho đổi mới công nghệ; Chính sách
thu hút vốn nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ); Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn để
các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Tây (cũ) thực hiện đổi mới công nghệ.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phân tích tài liệu, phƣơng
pháp phỏng vấn, phƣơng pháp quan sát nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu
đặt ra (Hiện trạng công nghệ, hiện trạng đổi mới công nghệ và nhu cầu về
vốn để đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
của Hà Tây (cũ) nhƣ thế nào? Phân tích môi trƣờng chính sách ảnh hƣởng
đến thu hút vốn cho đổi mới công nghệ qua điều tra khảo sát ở các doanh

nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ở Hà Tây (cũ). Cần có những giải pháp
chính sách nào để thu hút vốn đầu tƣ nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ ở
các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của Hà Tây (cũ)?)
Nhận xét về những công trình nghiên cứu:
Những công trình nghiên cứu khoa học trên đây đã đề cập đến sự phát
triển của doanh nghiệp nói chung (những thuận lợi và thách thức) trong quá
trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, đƣa ra những gợi ý chính sách hỗ trợ
phát triển cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào
đề cập đến những tác động từ việc hội nhập kinh tế quốc tế (Việt Nam gia
nhập WTO) đến doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên một khu vực cụ
thể (ví dụ nhƣ trên địa bàn Thành phố Hà Nội) nói riêng, do vậy luận văn của
tác giả là một công trình nghiên cứu độc lập đầu tiên về vấn đề này.
11

1.2 Một số vấn đề chung về hội nhập WTO ảnh hƣởng đến doanh nghiệp
hoạt động xuất nhập khẩu
1.2.1 Một số nhận thức chung về WTO
1.2.1.1 Sự ra đời của WTO – một trong các tổ chức quốc tế quan trọng nhất
thế giới
WTO chính thức ra đời ngày 01/01/1995 nhằm thay thế cho GATT.
GATT rồi đặc biệt là WTO sau đó, đã góp phần tạo nên sự tăng trƣởng nhanh
chóng và mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế quốc tế. Chỉ sau khi GATT/WTO
ra đời, thƣơng mại và GDP của thế giới mới đạt một mức phục hồi cấp số
nhân sau khi sụt giảm vào cuối những năm 1920, trong đó thƣơng mại thƣờng
tăng trƣởng nhanh hơn GDP. Sức mạnh và sự hấp dẫn của GATT/WTO thể
hiện ở chỗ: chƣa có quốc gia nào từ chối các phán quyết của cơ chế giải quyết
tranh chấp trong khuôn khổ WTO và các quốc gia có thể mâu thuẫn gay gắt
với nhau trên vũ đài chính trị thế giới nhƣng lại phải đối thoại với nhau,
chung sống cùng nhau dƣới “bầu trời” WTO, ví dụ Hoa Kỳ và Venezuela. Vì
vậy, WTO đƣợc coi là một trong các thể chế quốc tế quan trọng nhất trên thế

giới hiện nay.
1.2.1.2 Mục tiêu hoạt động của WTO
WTO hoạt động nhằm các mục tiêu sau:
* Mục tiêu kinh tế: Hoạt động của WTO nhằm thúc đẩy tiến trình tự do
hóa thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ, phát triển bền vững và bảo vệ môi
trƣờng, thúc đẩy sự phát triển của các thể chế thị trƣờng. Những hoạt động
này đƣợc thực hiện qua việc loại bỏ các hàng rào thƣơng mại, nâng cao nhận
thức, hiểu biết của các chính phủ, các tổ chức, cá nhân về các quy định điều
chỉnh quan hệ thƣơng mại quốc tế, qua đó xây dựng đƣợc môi trƣờng pháp lý,
thƣơng mại rõ ràng.(Bộ Thƣơng mại, 2005, tr. 74)
12

* Mục tiêu chính trị: Hoạt động của WTO nhằm giải quyết các bất đồng
và tranh chấp thƣơng mại giữa các quốc gia thành viên trong khuôn khổ của
hệ thống thƣơng mại đa phƣơng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của công
pháp quốc tế và luật lệ của WTO, bảo đảm cho các quốc gia đang phát triển
và đặc biệt là các quốc gia kém phát triển nhất đƣợc thụ hƣởng những lợi ích
đích thực từ sự tăng trƣởng của thƣơng mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát
triển của các quốc gia và sự khuyến khích các quốc gia này ngày càng hội
nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. (Bộ Thƣơng mại, 2005, tr. 75-76)
* Mục tiêu xã hội: Hoạt động của WTO nhằm nâng cao mức sống, tạo
công ăn, việc làm cho ngƣời dân các quốc gia thành viên, bảo đảm các quyền
và tiêu chuẩn lao động tối thiểu đƣợc tôn trọng. (Bộ Thƣơng mại, 2005, tr.76)
1.2.1.3 Nguyên tắc hoạt động của WTO
WTO đƣợc xây dựng trên cơ sở bốn nguyên tắc nền tảng:
* Nguyên tắc đãi ngội tối huệ quốc (MFN)
Đây là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Nguyên tắc đãi
ngội tối huệ quốc đƣợc hiểu là nếu một quốc gia dành cho một quốc gia thành
viên một sự đối xử ƣu đãi nào đó thì quốc gia này cũng phải dành sự ƣu đãi
đó cho tất cả các quốc gia thành viên khác. Sau khi dành quy chế đãi ngội tối

huệ quốc, nếu quốc gia dành chế độ đãi ngộ tối huệ quốc đàm phán một mức
thuế quan thấp hơn với một quốc gia khác, mức thuế thấp hơn đó cũng đƣợc
áp dụng cho quốc gia đƣợc hƣởng chế độ đãi ngội tối huệ quốc. (Bộ Thƣơng
mại, 2005, tr. 77-77)
* Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT)
Nguyên tắc này đƣợc hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở
hữu trí tuệ nƣớc ngoài phải đƣợc đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng
hóa cùng loại trong nƣớc. Trong phạm vị WTO, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
13

chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ tuệ có sự khác nhau.
(Bộ Thƣơng mại, 2005, tr. 78)
* Nguyên tắc tiếp cận thị trường (Market Access)
Nguyên tắc này đƣợc hiểu là việc mở cửa thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ và
đầu tƣ nƣớc ngoài cho các quốc gia khác trong khối. Nguyên tắc tiếp cận thị
trƣờng thể hiện nguyên tắc tự do hóa thƣơng mại của WTO, thể hiện nghĩa vụ có
tính ràng buộc thông qua việc thực hiện cam kết về mở cửa thị trƣờng mà quốc gia
chấp nhận khi đàm phán gia nhập WTO. (Bộ Thƣơng mại, 2005, tr. 78)
* Nguyên tắc cạnh tranh công bằng (Fair Competition)
Nguyên tắc cạnh tranh công bằng thể hiện ở sự tự do cạnh tranh trong
những điều kiện bình đẳng nhƣ nhau. (Bộ Thƣơng mại, 2005, tr. 78)
1.2.2 Các tác động của việc gia nhập WTO theo mô hình lý thuyết
Theo lý thuyết kinh tế quốc tế, khi tham gia vào một hình thức liên kết
kinh tế quốc tế (trong đó có WTO) nền kinh tế của quốc gia sẽ chịu các tác
động “tĩnh” (static effects) và các tác động “động” (dynamic effects). (Bùi
Thị Thúy, 2010, tr. 16-17)
1.2.2.1 Các tác động “tĩnh”
Các tác động “tĩnh” bao gồm: tạo lập thƣơng mại (trade creation) và
chuyển hƣớng thƣơng mại (trade diversion).
+ Tác động “tạo lập thƣơng mại”

Tác động “tạo lập thƣơng mại” là hiện tƣợng quốc gia sẽ nhập khẩu
thay vì sản xuất nếu chi phí nhập khẩu thấp hơn chi phí sản xuất trong nƣớc
của hàng hóa nhờ dỡ bỏ hàng rào thuế quan. Tác động tạo lập thƣơng mại sẽ
mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng do đƣợc tiêu thụ hàng hóa với giá rẻ hơn
nhƣng Chính phủ sẽ mất đi một phần ngân sách do dỡ bỏ hàng rào thuế quan
còn các nhà sản xuất nội địa thì mất thị phần và sụt giảm lợi nhuận do sự xâm
nhập của hàng hóa ngoại quốc. Nhìn chung thì tác động tạo lập thƣơng mại

×