ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian
giao đề)
Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm):
Phản xạ là gì? Vì sao phản xạ là cơ sở của sự thích nghi đối với môi trường
sống?
Câu 2 (3,0 điểm):
Lấy máu của 4 người: Anh, Bắc, Công, Dũng.
Mỗi người là một nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng
biệt (Huyết tương và hồng cầu riêng), sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết
tương, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau:
Huyết tương
Hồng cầu
Anh Bắc Công Dũng
Anh - - - -
Bắc + - + +
Công + - - +
Dũng + - + -
Dấu (+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.
Dấu (-) phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết.
Cho biết Công có nhóm máu A
Hãy xác định nhóm máu của 3 người còn lại?
Câu 3 (5,0 điểm):
Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa
NST kép và cặp NST tương đồng.
Câu 4 (6,0 điểm):
Cà chua có tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, do một gen
quy định và nằm trên NST thường. Biện luận và viết sơ đồ lai cho các phép lai:
a. P thân cao thuần chủng x thân thấp thuần chủng.
b. P thân cao x thân cao.
Câu 5 (4,0 điểm):
Ở bò, các tính trạng: lông đen qui định bởi gen D, không sừng qui định bởi
gen E, lông vàng qui định bởi gen d, có sừng qui định bởi gen e. Người ta cho
một bò đực thuần chủng giao phối với một bò cái vàng, không sừng. Năm đầu
sinh được một bê đực đen, không sừng. Năm thứ hai sinh được một bê cái đen, có
sừng.
Hãy biện luận, lập sơ đồ lai kiểm chứng.
Họ và tên thí sinh : Số báo
danh:
Họ và tên, chữ
ký:
Giám thị
1:
Giám thị
2:
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG HUYỆN CẤP THCS
Năm học 2014 - 2015
Môn: Sinh học 9
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời
gian giao đề)
(Đề thi gồm 06 câu trong 02 trang)
câu Các ý chính cho điểm Điê
m
Câu
1 - Khái niệm phản xạ: là những phản ứng của cơ thể để trả lời
các kích thích của môi trường trong và ngoài cơ thể.
- Giải thích:
+ môi trường luôn thay đổi đòi hỏi phản xạ cũng phải thay đổi
để SV thích nghi với môi trường sống.
+ bên cạnh việc hình thành các phản xạ không điều kiện, một số
sinh vật bậc cao còn hình thành các phản xạ có điều kiện giúp
sinh vật thích nghi tốt hơn với các thay đổi từ môi trường.
2 điểm
1,0
0,5
0,5
Câu
2 - hồng cầu của anh trộn với cả 3 người đều âm tính vậy Anh
là nhóm máu chuyên cho- nhóm máu O
- Công nhóm máu A chỉ truyền được cho A và AB vậy suy ra
Bắc có nhóm máu AB, Dũng truyền được cho Bắc suy ra
Dũng có nhóm máu B.
2 điểm
1.0
1.0
Câu
3 - NST kép là một NST được tạo ra từ sự nhân đôi của 1 NST
bao gồm hai cromatit đính nhau ở tâm động, mang tính chất
một nguồn gốc.
- Cặp NST tương đồng gồm hai NST giống nhau về hình dạng
và kích thước nhưng khác nhau về nguồn gốc.
- Sự khác biệt:
NST kép Cặp NST tương
đồng
- Chỉ là 1 chiếc NST gồm hai
crômatit giống nhau, dính
nhau ở tâm động
- Mang tính chất 1 nguồn
gốc:
Hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc
có nguồn gốc từ me.
- Hai crômatit hoạt động như
một thể thống nhất
- Gồm 2 NST độc lập giống
nhau về hình dạng và kích
thước.
-Mang tính chất hai nuồn
gốc: 1 chiếc có nguồn gốc từ
bố và 1 chiếc có nguồn gốc
từ mẹ.
- Hai NST của cặp tương
đồng hoạt động độc lập với
nhau.
5 điểm
1.0
1.0
Mỗi
cặp
đúng
cho 1.0
điểm
Câu
4 a. P thân cao thuần chủng x thân thấp thuần chủng.
- quy ước được gen:
gen A quy định thân cao
gen a quy định thân thấp
P t/c thân cao có KG: AA
thân thấp có KG: là aa
6 điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 1.
Tất cả các nhận định sau đều sai. Hãy chỉ ra chỗ sai?
a. Trong phép lai 1 cặp tính trạng, nếu F1 đồng tính, thì tính trạng
của cặp bố mẹ mang lai là thuần chủng.
b. Trong quần thể người, bệnh máu khó đông là bệnh của nam
giới.
c. Hình thái nhiễm sắc thể quan sát rõ nhất ở kỳ cuối của nguyên
phân.
d. Giả sử 1 cặp vợ chồng đã sinh 5 đứa con đầu đều là con trai, thì
đứa con thứ 6 của cặp vợ chồng đó chắc chắn là con trai.
e. Trong phép lai kinh tế, con lai F1 thường được dùng làm giống.
g. Bố mẹ truyền cho con những tính trạng đã được hình thành sẵn.
Câu 2.
Cho 1 đoạn gen có cấu trúc như sau:
… 5
,
A - T – G – X – T – X – G – A - G - T – T – X 3
,
… Mạch 1
… 3
,
T - A – X – G – A – G – X – T –X – A – A – G 5
,
… Mạch
2
Hãy xác định:
- Trình tự đơn phân của đoạn mạch mARN được tổng hợp từ mạch
2 của gen nói trên?
- Trình tự bộ ba đối mã trên tARN tham gia vào quá trình tổng hợp
prôtêin, khi đoạn gen trên thực hiện quá trình dịch mã di truyền?
- Nếu đoạn gen trên tự nhân đôi 3 lần liên tiếp, thì số đơn phân
từng loại môi trường nội bào cung cấp để hình thành nên các gen mới là
bao nhiêu?
Câu 3.
Để xác định một cá thể thực vật có kiểu hình trội là thể đồng hợp
hay thể dị hợp cần phải thực hiện phép lai nào? Nếu không dùng phép
lai trên có thể dùng phép lai nào khác để xác định không? Nếu được cho
1 ví dụ minh hoạ?
Câu 4.
Một bé trai cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, cơ thể phát
triển chậm, lưỡi dài và dày, si đần. Người mẹ đưa con tới bệnh viện nhờ
thày thuốc khám và điều trị. Bác sĩ cho làm tiêu bản Nhiễm sắc thể
(NST)và thu được kết quả: em bé có 2n = 47, cặp NST thứ 21 có 3
chiếc.
a. Em bé trên đã mắc bệnh gì? Cách điều trị và phương châm
phòng bệnh trên là gì?
b. Giải thích nguyên nhân gây bệnh?
Câu 5.
Giả sử ở người, alen A quy đinh tóc xoăn, a quy định tóc thẳng; B
quy định mắt đen, b quy định mắt nâu. Hai cặp alen này phân ly độc lập.
a. Bố có tóc thẳng, mắt nâu thì mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình
như thế nào để sinh con gái chắc chắn có tóc xoăn, mắt đen?
b. Trong một gia đình, bố và mẹ đều tóc xoăn, mắt đen sinh con
đầu lòng tóc thẳng, mắt nâu thì những người con kế tiếp có thể có kiểu
gen và kiểu hình như thế nào?
Câu 6.
Loại đột biến NST nào có ý nghĩa to lớn trong chọn giống cây
trồng? Tại sao? Tại sao loại đột biến đó ít có ý nghĩa đối với chọn giống
vật nuôi?
………………Hết………………
Họ và tên thí sinh: , SBD:
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì
thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH
GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu Đáp án Điể
m
Câu 1
(3
điểm)
a. Trong trường hợp không tương phản, không nhất thiết là
thuần chủng, ví dụ: AA x Aa (F1 đồng tính, nhưng bố hoặc mẹ
không thuần chủng))
0,5
b. Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X gây
nên không có alen tương ứng trên Y. Vì vậy, ở nam giới bệnh
được biểu hiện ở trạng thái dị hợp tử (X
m
Y), ở nữ giới, bệnh
chỉ được biểu hiện ở trạng thái đồng hợp tử (X
m
X
m
), nên trong
quần thể gặp nhiều ở nữ giới, không phải là bệnh của nam giới.
0,5
c. Hình thái NST quan sát rõ nhất ở kỳ giữa của nguyên phân 0,5
d. Giới tính ở thế hệ sau được hình thành do sự phân ly độc lập,
tổ hợp tự do của cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh
với sắc xuất ngang nhau, vì vậy đứa thứ 6 không nhất thiết là
con trai, dù 5 đứa con trước đều là con trai.
0,5
e. Con lai F1 là con lai biểu hiện ưu thế lai cao nhất, có kiểu
gen tồn tại ở trạng thái dị hợp tử, thường được dùng làm thương
phẩm, để tận dụng ưu thế lai, không được dùng làm giống vì ưu
thế lai sẽ giảm ở các thế hệ sau.
0,5
g. Bố mẹ truyền cho con kiểu gen, quy định tính trạng. Tính
trạng cụ thể được biểu hiện ở đời con là sự tương tác trực tiếp
giữa kiểu gen và môi trường.
0,5
Câu 2
(điểm)
- Trình tự đơn phân của mARN:
… 5
,
A - U – G – X – U – X – G – A - G - U – U – X 3
,
… (mARN)
- Trình tự bộ ba đối mã trên tARN:
U - A – X , G – A – G, X – U –X , A – A – G
- + Số Nu từng loại của ADN là:
T=A=A1 +A2 = 2+4 = 6 (Nu);
G = X =G1+ G2= 3+3= 6 (Nu)
+ Số Nu từng loại môi trường nội bào cung cấp sau 3 lần
tự nhân đôi là:
A = T =(2
k
-1).A= (2
3
- 1). 6 = 42 (Nu);
G = X = (2
3
- 1). 6 = 42 (Nu)
Câu 3
a.
- Phép lai phân tích
- Có thể dùng phép lai khác: tự thụ phấn
Ví dụ: P. AA x AA → F1: 100% AA (Cá thể có kiểu hình trội
mang lai là đồng hợp tử); P. Aa x Aa → F1: 25% AA : 50%
Aa : 25% aa (Cá thể có kiểu hình trội mang lai là dị hợp tử)
Câu 4
(4
điểm)
a.
- Hội chứng Đao
- Cách điều trị: Hiện chưa có cách điều trị bệnh trên.
- Phương châm phòng bệnh:
+ Bảo vệ môi trường sống, giảm tác nhân gây đột biến.
+ Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách sống lành
mạnh.
+ Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi trên 35, vì tế bào trở nên
lão hoá, xác xuất sinh ra những đứa trẻ mắc bệnh trên tăng
+ Khám thai định kỳ và sàng lọc trước sinh, đặc biệt ở những
người có nguy cơ cao.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Nguyên nhân gây bệnh
- Tế bào sinh trứng của cơ thể mẹ giảm phân bị đột biến thể dị
bội ở cặp NST 21, tạo ra 2 loại giao tử đột biến, một giao tử
không chứa NST 21, giao tử còn lại chứa hai NST 21,
- Tế bào sinh tinh của cơ thể bố giảm phân bình thường.
- Trong thụ tinh: Giao tử cái đột biến chứa 02 NST 21 kết hợp
với giao tử đực bình thường, tạo nên hợp tử chứa 03 NST 21,
phát triển thành kiểu hình Hội chứng Đao
0,75
0,25
0,5
- Sơ đồ lai minh hoạ: Giả sử cặp NST 21 kí hiệu AA
+ P : NST 21 NST
21
+ G :
+ F : NST 21 (Hội
chứng Đao)
0,5
Câu 5
(4
điểm)
a.
- Bố tóc thẳng, mắt nâu là 2 tính trạng lăn, để con gái sinh ra
chắc chắn có tóc xoăn, mắt đen, thì người mẹ phải có kiểu gen
AABB, kiểu hình tóc xoăn, mắt đen.
- Sơ đồ lai:
P. ♀AABB x ♂aabb
GP. AB ab
F1. 100% AaBb (tóc xoăn, mắt đen)
0,5
0,75
b.
- Người con tóc thẳng, mắt nâu có kiểu gen: aabb, nhận ab từ
mẹ, và ab từ bố, Vậy cả bố và mẹ đều phải cho giao tử ab.
- Bố và mẹ đều tóc xoăn, mắt đen có kiểu gen: A-B-, cho ra
giao tử ab, vì vậy cả bố và mẹ đều phải có kiểu gen: AaBb.
- Sơ đồ lai:
P. ♀AaBb x ♂AaBb
GP. AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F
1
:
♂
♀
AB Ab aB ab
AB AAB
B
AAB
b
AaBB AaBb
Ab AAB
b
AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
- Các kiểu gen có thể có (9 kiểu): AABB, AABb, AAbb, AaBB,
AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb.
- Các kiểu hình có thể có (4 kiểu): Tóc xoăn, mắt đen; tóc xoăn,
mắt nâu; tóc thẳng, mắt đen; tóc thẳng, mắt nâu.
Câu 6
(2
điểm)
- Đột biến thể đa bội
- Bởi vì: đột biến thể đa bội, làm cho hàm lượng ADN trong tế
bào tăng lên gấp bội dẫn đến: tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to,
sinh trưởng và phát triển tốt sức chống chịu với điều kiện ngoại
cảnh bất lợi cao, quá trình sinh tổng hợp các chất dinh dưỡng
mạnh, năng suất cao. Đặc biệt có ý nghĩa đối với những giống
cây trồng sản phẩm là cơ quan sinh dưỡng.
- Ít có ý nghĩa với chọn giống vật nuôi:
+ Khó được tạo ra, vì cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể;
mặt khác hệ thần kinh động vật phát triển rất mẫn cảm với tác
nhân gây đột biến.
+ Đa số đột biến thể đa bội thường giảm khả năng sinh sản, đặc
biệt đa bội lẻ làm cho cá thể mang đột biến bất thụ, đột biến
được tạo ra không truyền lại cho thế hệ sau (Thực vật có khả
năng sinh sản sinh dưỡng)
0,5
0,5
0,5
0,5
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014 -
2015
Môn: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có: 01 trang
Câu 1: (4 điểm)
Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F
1
đồng loạt có KH giống
nhau. Tiếp tục cho F
1
giao phấn với nhau, F
2
thu được kết quả như sau: 360
cây quả đỏ, chín sớm : 120 cây có quả đỏ, chín muộn : 123 cây có quả vàng,
chín sớm : 41 cây có quả vàng, chín muộn.
a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói
trên?
b. Lập sơ đồ lai từ P → F
2
?
Câu 2: (4 điểm)
Thế nào là cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người? Trình bày cơ chế xác định
giới tính ở người? Vì sao trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, tỉ lệ nam:
nữ thường xấp xỉ là 1:1?
Câu 3: (2 điểm)
Có 5 tế bào sinh dục mầm của một loài nguyên phân liên tiếp một số lần như
nhau đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 1540
NST đơn. Tổng số nhiễm sắc thể đơn của các tế bào con là 1760 NST đơn.
a) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài?
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục mầm?
Câu 4: (3 điểm)
a. So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin?
b. Protêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?
c. Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Prôtêin ở các thế hệ
tế bào con có bị thay đổi không? Vì sao?
Câu 5: (3 điểm)
Một gen có cấu trúc 60 chu kì xoắn, số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số
nuclêôtit của gen. Gen đó nhân đôi 5 đợt liên tiếp.
1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen?
2. Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại cho gen
tái bản?
- Hết -
Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC
THANH OAI 2014 - 2015
Môn: Sinh học
Câu 1: (4 điểm)
a. - Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng màu sắc quả:
quả đỏ: quả vàng = (120+360) : (123+41) ≈ 3:1
F
1
có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với
quả vàng.
Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa
x Aa
+ Về tính trạng thời gian chín của quả:
chín sớm: chín muộn = (360+123) : (120+41) ≈ 3:1
F
1
có tỉ lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với
chín muộn.
Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp:
Bb x Bb
b. Xác định kiểu gen của F1:
F
2
: 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả vàng, chín sớm:
41 quả vàng, chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả
vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín sớm: 3
quả đỏ, chín muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn =F
2
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra F1 dị hợp về 2 cặp gen:
+ F
1
: AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín sớm)
- Xác định kiểu gen của P:
Theo bài ra, P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản nên có
2 khả năng:
* Khả năng 1: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn)
* Khả năng 2: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm)
- Sơ đồ lai minh họa:
* Sơ đồ lai 1:
P: (quả đỏ, chín sớm) AABB x aabb (quả vàng, chín muộn)
G
P
: AB ab
F
1
: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.
* Sơ đồ lai 2: P: (quả đỏ, chín muộn) AAbb x aaBB (quả
vàng, chín sớm)
G
P
: Ab aB
F
1
: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.
F
1
xF
1
: (quả đỏ, chín sớm) AaBb x AaBb (quả đỏ, chín sớm)
G
F1
: AB: Ab:aB:ab AB: Ab:aB:ab
F
2
:
AB Ab aB ab
AB AAB
B
AAB
b
AaB
B
AaB
b
Ab AAB
b
AAb
b
AaB
b
Aabb
aB AaB
B
AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
* Kết quả:
+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả
vàng, chín muộn.
Câu 2: (4 điểm)
• Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người: Là cặp số 23.
- Đặc điểm:
+ Ở nữ gồm 2 chiếc giống nhau kí hiệu là XX.
+ Ở nam gồm 2 chiếc khác nhau kí hiệu là XY.
- Chức năng: mang các tính trạng liên quan và không liên quan đến giới
tính
• Cơ chế xác định giới tính
- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST trong quá trình
phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
Sơ đồ cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
P. Bố x Mẹ
44ª+XY 44ª+XX
G. 1(22ª+X): 1(22ª+Y) 22ª+X
F1 1(44ª+XX): 1(44ª+XY)
1 con gái: 1 con trai.
• Ở người trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1 vì:
+ Sự phân li của cặp NST XY ở nam phát sinh ra 2 loại tinh trùng (X
và Y) có số lượng ngang nhau (giới dị giao tử).Trong khi phụ nữ chỉ có
1 loại trứng mang NST X (giới đồng giao tử).
+ Quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu
nhiên.
+ Vì tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau nên khi thụ tinh cho
trứng, tạo ra hợp tử XX và XY có tỉ lệ ngang nhau. Vì vậy trong cấu
trúc dân số của mỗi quốc gia, dựa trên số lượng lớn, bao giờ tỉ lệ nam,
nữ cũng xấp xỉ bằng nhau là 1:1.
Câu 3: (2 điểm)
a. Gọi k là số lần nguyên phân của 1 tế bào mầm, 2n là bộ nhiễm sắc thể
lưỡng bội của loài
Theo bài ra ta có:
+ Số NST môi trường nội bào cung cấp là:
ADCT:a.(2
k
-1).2n= số NST môi trường cung cấp.
5.( 2
k
-1).2n = 1540 (1)
+Số NSTcủa tế bào con là:
ADCT: a.2
k
.2n= số NST trong các tế bào con
5. 2
k
.2n = 1760 ( 2)
Lấy (2) - (1) ta có:
5.2
k
.2n - 5.2
k
.2n + 5. 2n = 1760- 1540= 220
⇔
5. 2n = 220
⇔
2n= 44
b) Số lần nguyên phân của 1 tế bào sinh dục mầm:
thay 2n = 44 vào (2) ta có:
5. 2
k
. 44 = 1760
⇔
2
k
=
1760
8
44.5
=
⇔
2
k
= 2
3
⇔
k= 3
Câu 4: (3 điểm)
a .So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin:
ADN Prôtêin
-Có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch
đơn. Giữa hai mạch của phân tử
ADN các cặp nucleotit liên kết với
nhau theo NTBS bằng các liên kết
Hiđrô.
- Được cấu tạo từ 4 loại đơn phân.
- ADN được cấu tạo bởi 5 nguyên tố
hóa học: C, H. O, N. P.
- Mỗi phân tử AND gồm nhiều gen
- Khối lượng lớn
- ADN quy định cấu trúc của protein
tương ứng
- Protein có cấu trúc xoắn, mức độ
xoắn tùy thuộc vào mức độ cấu
trúc như bậc 1, 2, 3, 4.
- Cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin.
-Protein được cấu tạo bởi 4 nguyên
tố hóa học: C, H. O, N.
- Mỗi phân tử Proteein gồm nhiều
chuỗi pôlipeptit
- Khối lượng nhỏ
- Cấu trúc của Protein phụ thuộc
vào cấu trúc hóa học của ADN.
b .Protein liên quan đến hoạt động sống của cơ thể như:
- Chức năng cấu trúc: protein là thành phần cấu tạo của chất nguyên
sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan, màng sinh
chất.
- Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất: các enzim có bản chất là
protein có vai trò thúc đẩy các phản ứng sinh hóa xảy ra nhanh chóng
- Chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất: Hoocmon mà phần lớn là
Protein có vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất.
- Ngoài ra Protein còn tham gia vào sự vận động của cơ thể, là kháng
thể để bảo vệ cơ thể hoặc cung cấp năng lượng khi cơ thể cần.
c .Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Prôtêin ở các
thế hệ tế bào con không bị thay đổi.
vì: Nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ vững cấu trúc đặc thù của
nó qua các thế hệ tế bào, Protein được tổng hợp trên khuôn mẫu của
ADN nên Protein cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó.
Câu 5: (3 điểm)
1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen
ADCT: C= N/20
Số nu của gen là: N= C.20= 60 x 20 = 1200 ( nu)
Có G = 20% tổng số nu của gen
X = G = 20%N= 1200.
100
20
= 240 ( nu)
A+G= N/2
A+ 240= 1200/2= 600
A=T= 600-240= 360 ( nu)
2. Môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là:
Vì gen đó nhân đôi 5 đợt
A
mt
= T
mt
= A.(2
k
– 1) = A .( 2
5
– 1) = 360.31 = 11160 (nu)
G
mt
= X
mt
= G.(2
k
– 1) = G. ( 2
5
– 1) = 240. 31 = 7440 ( nu)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1:( 4đ)
1. Cho 2 giống lúa thuần chủng :thân cao, chín muộn lai với lúa thân
thấp, chín sớm F1 thu được 100% lúa thân cao, chín sớm. Cho F1
tự thụ phấn thu được F2 có kết quả như thế nào? Biết rằng tính
trạng chiều cao và thời gian chín của hạt di truyền độc lập với
nhau.
2. Muốn tìm được lúa thân cao, chín sớm ở F2 thuần chủng ta làm
như thế nào?
Câu 2( 4 đ)
Thế nào là cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người? Trình bày cơ chế xác
định giới tính ở người? Vì sao trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, tỉ
lệ nam: nữ thường xấp xỉ là 1:1?
Câu 3: (2 đ)
Có 5 tế bào của vịt nhà nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử
dụng của môi trường nội bào 2800 NST. Các tế bào con tạo ra có chứa
tất cả 3200 NST.
Xác định:
a). Số NST lưỡng bội của vịt nhà?
b). Số lần nguyên phân của mỗi tế bào?
Câu 4:( 3đ)
a. So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin?
b.Protêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?
c. Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Prôtêin ở các thế
hệ tế bào con có bị thay đổi không? Vì sao?
Câu5: ( 3điểm)
Một cặp gen Bb tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen
B có chiều dài 5100 A
0
và có hiệu số A - G = 20%. Gen b có 150 chu kì
xoắn và có hiệu số T - G = 300 nuclêôtit.
a. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của cặp gen Bb
b. Tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân 3 đợt liên tiếp đòi hỏi
môi trường nội bào cung cấp số lượng nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?
Câu 6: (4 điểm)
a)Hãy cho biết những điểm khác nhau căn bản giữa đột biến và thường
biến.
b) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò
và ý nghĩa của đột biến gen?./.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Câu 1 (4 điểm)
1) 0,5 đ - Theo đề bài ra ta có P.T cao, chín muộn x T thấp, C sớm
F
1
100 % T cao, chín sớm.
=> - P thuần chủng
T cao, chín sớm là 2 tính trạng trội hoàn toàn.
T thấp, chín muộn là 2 tính trạng lặn
0,25 đ - Quy ước gen :
Thân cao T , thân thấp t
Chín sớm S , chín muộn s
0,25 đ - Kiểu gen của P
T cao, chín muộn Thuần chủng có KG TTss
T thấp, chín sớm Thuần chủng có KG ttSS
0,5 đ - Ta có sơ đồ lai
P
TC
T cao, c muộn x T thấp, c sớm
TTss ttSS
G
P
Ts tS
F
1
TtSs
KH 100 % T cao, c sớm
F
1
Tự thụ phấn T cao, c sớm x T cao, c sớm.
TtSs TtSs
G
F1
TS, Ts, tS, ts TS, Ts, tS, ts
1 đ - Kẻ khung penen đúng.
0,5 đ - F
2
có tỉ lệ KG , tỉ lệ KH là
1 TTSS
2 TtSS
2 TTSs 9 T cao, c sớm
4 TtSs
1 TTss
2 Ttss 3 T cao, c muộn
1 ttSS
2 ttSs 3 T thấp, c sớm
1 ttss 1 T thấp, c muộn
2) 0,5 điểm
- Muốn tìm được thân cao, chín sớm ở F
2
thuần chủng ta cho lúa T
cao, c sớm ở F
2
lai phân tích nghĩa là lai với lúa T thấp, chín muộn.
0,5 đ- Nếu kết quả của phép lai phân tích ở trên là đồng tính (có 1 loại
kiểu hình thân cao, c sớm) thì lúa thân cao chín sớm ở F
2
đó thuần
chủng.
0,5 đ - Sơ đồ minh họa
F
2
T cao, c sớm x T thấp , c muộn
TTSS ttss
G TS ts
F
B
KG : TtSs
KH : 100 % T cao, c sớm.
Câu 2: 4 (điểm)
* Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người:
0.5điểm: - Là cặp số 23.
0.5điểm: - Đặc điểm:
+ Ở nữ gồm 2 chiếc giống nhau kí hiệu là XX.
+ Ở nam gồm 2 chiếc khác nhau kí hiệu là XY.
0.5điểm: - Chức năng: mang các tính trạng liên quan và không
liên quan đến giới tính
* Cơ chế xác định giới tính
0.5điểm: Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST trong quá
trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
0.5điểm: Sơ đồ cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
P. Bố x Mẹ
44A+XY 44A+XX
G. 1(22A+X): 1(22A+Y) 22A+X
F1 1(44A+XX): 1(44A+XY)
1 con gái: 1 con trai.
* Ở người:
0.5điểm: + Sự phân li của cặp NST XY ở nam phát sinh ra 2 loại tinh
trùng (X và Y) có số lượng ngang nhau (giới dị giao tử).Trong khi phụ
nữ chỉ có 1 loại trứng mang NST X (giới đồng giao tử).
0.5điểm: + Quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn
ngẫu nhiên.
0.5điểm:+ Vì tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau nên khi thụ
tinh cho trứng, tạo ra hợp tử XX và XY có tỉ lệ ngang nhau. Vì vậy
trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, dựa trên số lượng lớn, bao giờ tỉ
lệ nam, nữ cũng xấp xỉ bằng nhau là 1:1.
Câu3 : (2 đ)
a. Số NST lưỡng bội của vịt nhà : (1 điểm)
Gọi k là số lần nguyên phân của 1 tế bào, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng
bội của loài
Theo bài ra ta có:
+ Số NST môi trường nội bào cung cấp là:
ADCT:a.(2
k
-1).2n= số NST môi trường cung cấp.
5.( 2
k
-1).2n = 2800 (1)
+Số NSTcủa tế bào con là:
ADCT: a.2
k
.2n= số NST trong các tế bào con
5. 2
k
.2n = 3200 ( 2)
Lấy (2) - (1) ta có:
5.2
k
.2n - 5.2
k
.2n + 5. 2n = 3200- 2800= 400
⇔
5. 2n = 400
⇔
2n= 80
b) Số lần nguyên phân của 1 tế bào :
thay 2n = 44 vào (2) ta có:
5. 2
k
. 80 = 3200
⇔
2
k
= 8
⇔
2
k
= 2
3
⇔
k= 3
b. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào: (1điểm)
Gọi k là số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
Suy ra số NST trong các tế bào con:
a . 2
k
.2n = 3200 (0,5 điểm)
<=> 5. 2
k
.80 = 3200
2
k
= 3200 : (5 . 80) = 8 = 2
3
vậy k = 3. (0,5 điểm)
Câu 4.( 4đ)
a. 2đ (Mỗi ý đúng được 0,5đ)
So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin:
ADN Prôtêin
-Có cấu trúc xoắn kép gồm 2
mạch đơn. Giữa hai mạch của
phân tử ADN các cặp nucleotit
liên kết với nhau theo NTBS
bằng các liên kết Hiđrô.
- Được cấu tạo từ 4 loại đơn
phân.
- ADN được cấu tạo bởi 5
nguyên tố hóa học: C, H. O, N.
P.
- Mỗi phân tử AND gồm nhiều
gen
- Khối lượng lớn
- ADN quy định cấu trúc của
protein tương ứng
- Protein có cấu trúc xoắn, mức
độ xoắn tùy thuộc vào mức độ
cấu trúc như bậc 1, 2, 3, 4.
- Cấu tạo từ hơn 20 loại axit
amin.
-Protein được cấu tạo bởi 4
nguyên tố hóa học: C, H. O, N.
- Mỗi phân tử Proteein gồm
nhiều chuỗi pôlipeptit
- Khối lượng nhỏ
- Cấu trúc của Protein phụ
thuộc vào cấu trúc hóa học của
ADN.
b. Tổng điểm= 1.
Protein liên quan đến hoạt động sống của cơ thể như:
- Trao đổi chất: (0,5đ)
+ Enzim mà bản chất là Protein có vai trò xúc tác cho các quá trình
TĐC, thúc đẩy các phản ứng sinh hóa xảy ra nhanh chóng.
+ Hoocmon mà phần lớn là Protein có vai trò điều hòa các quá
trình TĐC.
- (0,5đ) Ngoài ra Protein còn tham gia vào sự vận động của cơ
thể, là kháng thể để bảo vệ cơ thể hoặc cung cấp năng lượng khi
cơ thể cần.
c. Tổng điểm= 1đ.
Không(0,5đ)
Lí do: (0,5đ)
Nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ vững cấu trúc đặc thù của
nó qua các thế hệ tế bào, Protein được tổng hợp trên khuôn mẫu
của ADN nên Protein cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó.
Câu 5: ( 3điểm )
a. Số nuclêootit của cặp gen Bb:
+ Số lượng nuclêootit của gen B là:N=2L/3,4= (5100x2):3,4=3000nu
Theo nguyên tắc bổ sung và đề bài ta có hệ phương trình:
A + G = 50% (1)
A - G =20% ( 2)
(1) + (2) ta được 2A = 70%
A = T =35%
G = X =15%
+ Số lượng từng loại nuclêootit của gen B:
A = T = 35% x 3000 = 1050 ( nu)
(0.25điểm)
G = X = 15% x 3000 = 450 ( nu)
(0.25điểm)
+ Số lượng nuclêootit của gen b là: 150 x 20 =3000 ( nu )
(0.25 điểm)
Theo nguyên tắc bổ sung và đề bài ta có hệ phương trình:
T - G = 300 (1)
T + G = N/2 =3000 : 2 =1500 ( 2)
( 1) + (2) ta được 2T = 1800
T = A = 900(nu)
(0.25điểm)
G = X = 600(nu)
(0.25điểm)
+ Số lượng nuclêootit mỗi loại của gen Bb là:
A = T = 1050 + 900 = 1950 (nu)
(0.5điểm)
G = X = 450 + 600 = 1050 (nu)
b.Số lượng nuclêootit mỗi loại mà môi trường nội bào phải cung cấp
khi cặp gen Bb nguyên phân 3 lần liên tiếp là:
A = T =A.( 2
k
-1)= 1950.( 2
3
- 1) = 13650 (nu)
(0,5điểm)
G = X = G.( 2
k
-1)= 1050.( 2
3
- 1) = 7350 (nu)
(0.5điểm)
Câu 6 (4 điểm)
a.Những điểm khác nhau căn bản giữa đột biến và thường biến.
Đột biến Thường biến Điểm
- Là những biến đổi ở cơ sở vật
chất di truyền(ADN, NST)
- Xuất hiện với tần số thấp một
cách ngẫu nhiên.
- Do tác động của môi trường
ngoài hay rối loạn trao đổi chất
trong TB cơ thể, ảnh hưởng đến
vật chất di truyền.
- Thường có hại cho sinh vật.
- Có di truyền: là nguyên liệu
cho tiến hóa và chọn giống.
- Là những biến đổi KH
phát sinh trong đời cá thể
dưới ảnh hưởng trực tiếp
của môi trường.
- Thường phát sinh đồng
loạt theo cùng một hướng,
tương ứng với điều kiện
của môi trường, có ý nghĩa
thích nghi
- Do tác động trực tiếp của
môi trường.
- Thường có lợi cho SV,
giúp SV thích nghi.
- Không di truyền: không
có ý nghĩa đối với tiến hóa
và chọn giống.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
b, Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì:
chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự
nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn
trong quá trình tổng hợp prôtêin.
(1điểm)
Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:
- Đột biến gen đa số là có hại cho bản thân sinh vật, số ít có lợi hoặc
trung tính.
- Đột biến gen di truyền được nên là nguyên liệu của chọn giống và tiến
hóa.
(0.5điểm)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
Đề chính thức Môn : Sinh học
Ngày thi : 23.3.2013
Thời gian : 150 phút (không kể thời gian
phát đề )
Câu 1: (4 điểm )
1- 1 : Biến dị tổ hợp là gì ? Vì sao ở các loài giao phối biến dị tổ hợp lại
phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ?
1- 2 : Ở lúa gen A qui định cây cao, gen a qui định cây thấp, gen B qui
định hạt tròn, gen b qui định hạt dài. Cho lai 2 giống lúa với nhau, đời
con F
1
thu được 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ :
37,5% cây cao, hạt tròn
37,5 % cây cao, hạt dài
12,5 % cây thấp, hạt tròn
12,5 % cây thấp, hạt dài
Hãy xác định :
a) Qui luật di truyền của phép lai
b) Kiểu gen và kiểu hình của P
c) Viết sơ đồ lai từ P đến F
1
Câu 2 : Phân biệt nhiễm sắc thể giới tính với nhiễm sắc thể thường
Câu 3 : (4 điểm )
3 - 1 : Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN ?
3 –2 : Một gen cấu trúc có 60 chu kì xoắn và có G = 20% nhân đôi liên
tiếp 5 đợt. Mỗi gen con phiên mã ba lần.
a) Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen ?
b) Tính khối lượng phân tử của gen là bao nhiêu ?
c) Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho
gen tái bản ?
d) Số lượng Ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp để các gen
con tổng hợp mARN là bao nhiêu ?
Câu 4 : (3 điểm)
4 - 1 : Tại sao đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật ?
4 - 2 : Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể bình thường là 2n = 8. Lập sơ đồ
minh họa cơ chế tạo thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm ở ruồi giấm
4 –3 : Gen D có 186 nuclêotit loại G và 1068 liên kết hiđrô. Gen đột
biến d hơn gen D một liên kết hiđrô nhưng chiều dài 2 gen bằng nhau
a) Đột biến liên quan đến bao nhiêu cặp nuclêotit và thuộc dạng nào của
đột biến gen ?
b) Xác định số lượng các loại Nuclêotit trong gen D, gen d
Câu 5 : (3 điểm )
5 – 1 : Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở
những điểm nào ? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì
trong nghiên cứu di truyền ?
5 – 2 : Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn b gây nên tồn tại trên nhiễm
sắc thể thường. Một cặp vợ chồng không bị bệnh bạch tạng sinh được
một trai bình thường và một gái bệnh bạch tạng. Cậu con trai lớn lên lấy
vợ bình thường lại sinh một gái bình thường và một trai bạch tạng
a) Lập phả hệ của gia đình nói trên
b) Tìm kiểu gen của những người trong gia đình trên
Câu 6 : (2 điểm )
6 - 1 : Trong các nhân tố vô sinh : Ánh sáng, nhiệt độ ,độ ẩm, nhân tố
nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
6 –2 : Cho các sinh vật sau : Vi khuẩn cố định đạm, chuột , lươn, chim
ưng, rùa núi vàng, chim gõ kiến, kì đà, cá voi . Em hãy sắp xếp các sinh
vật trên vào nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt .
HẾT
KỲ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP HUYỆN
MÔN SINH HỌC LỚP 9 NĂM HỌC 2012- 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 : (4 điểm )
1 – 1: Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của thế hệ P qua quá
trình sinh sản (0.5 đ)
+ Vì ở các loài giao phối trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra
nhiểu loại giao tử, các loại giao tử này thụ tinh ngẫu nhiên tạo nhiều tổ
hợp khác nhau xuất hiện biến dị tổ hợp(0.5 đ)
1- 2:
a) Xác định qui luật di truyền chi phối phép lai
Xét F
1
ta có :
* Tính trạng chiều cao cây : Cây cao / cây thấp = 75% / 25 % = 3/ 1
(0.25 đ)
* Tính trạng dạng hạt : Hạt tròn / hạt dài = 50% / 50% = 1 / 1 (0.25 đ)
Ta có (3 : 1 ) (1 :1 )= 3: 3 : 1: 1 tương đương với tỉ lệ đề bài : 37,5% :
37,5%: 12,5% : 12,5%
Các tính trạng trên di truyền theo qui luật phân li độc lập các tính trạng
của Men đen(0.25 đ)
b) Kiểu gen và kiểu hình cùa P
* Cây cao / cây thấp = 3 / 1 =>là kết quả phép lai theo qui luật phân li
của Menden
phép lai ở P : Aa x Aa (0.25 đ)
* Hạt tròn / hạt dài = 1/1 => kết quả phép lai phân tích
=> P : Bb x bb (0.25 đ )
* Tổ hợp 2 cặp tính trạng , suy ra:
- Một cơ thể P có kiểu gen và kiểu hình là:
AaBb : Cây cao, hạt tròn (0.25 đ)
- Một cơ thể P còn lại có kiểu gen, hiểu hình là:
Aabb : Cây cao, hạt dài (0.25 đ)
c)Sơ đồ lai P đến F
1
P : AaBb x Aabb
G : AB: Ab: aB : ab Ab : ab (0.25 đ)
F
1
:
đực
cái
AB Ab aB ab
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
( viết sơ đồ lai F
1
được 0.5 đ)
1 AABb 3 cao, hạt tròn