Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Dệt may là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với
kim nghạch xuất khẩu lớn tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong số
các thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam , Hoa Kỳ là thị trường có vai
trò rất quan trọng. Tổng kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thì
Hoa Kỳ chiếm 57%. Tuy nhiên xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung
và xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ nói riêng còn nhiều hạn chế cần
giải quyết.
Bài luận văn của em nói về “Giải pháp thúc đẩy hàng dệt may Việt
Nam sang thị trường Hoa Kỳ ”
Nổi bật tầm quan trọng của thị trường Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng như những thành công và hạn chế, thuận
lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ .
Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể thúc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Với kiến thức chuyên ngành thương mại trong thời gian học tập tại
nhà trường cũng như được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS NGUYẾN
ANH TUẤN.
Em đã hoàn thành báo cáo thực tập trong 3 chương chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị
trường Mỹ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
1.1. Lý luận chung về thương mại quốc tế
1.1.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối Adam- Smith ( 1723 -1790 )
Adam Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên
Thế giới. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối có tính hệ thống đầu tiên về thương mại
quốc tế do Adam Smith khởi xướng trong tác phẩm nổi tiếng Của cải của các
dân tộc được - The wealth of Nation xuất bản lần đầu tiên vào năm
1776.Trong lý thuyết lợi thế tuyệt đối theo ông nếu một quốc gia chuyên môn
hóa vào những nghành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối thì cho phép họ sản
xuất sản phẩm với chi phí hiệu quả hơn nước khác.
1.1.1.1. Quan niệm lợi thế tuyệt đối
Adam Smith đã xây dựng mô hình thương mại đơn giản dựa trên ý
tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích thương mại quốc tế có lợi như thế nào
với các quốc gia. Nếu quốc gia A có thể có thể sản xuất mặt hàng X rẻ hơn so
với quốc gia B, và quốc gia B có thể sản xuất mặt hàng Y rẻ hơn so với quốc
gia A. Thì lúc đó mỗi quốc gia nên tập trung vào sản xuất các mặt hàng mặt
hàng mà mình có hiệu quả hơn và xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia kia.
Trong trường hợp này mỗi quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối về sản
xuất từng mặt hàng cụ thể. Theo Adam Smith, ý tưởng này có thể được minh
họa bằng ví dụ sau đây:
Bảng 1: Chi phí lao động cho sản xuất cà phê và thép ở Việt Nam và Mỹ
Việt Nam Mỹ
Thép
5 3
Cà phê
2 6
Theo Adam Smith, thương mại còn có thể làm tăng khối lượng sản xuất
và tiêu dùng của toàn Thế giới do mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa mặt
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối. Gỉa sử Mỹ và Việt Nam mỗi nước có 60
đơn vị lao động và số lao động đó được chia đều cho hai nghành sản xuất cà
phê và thép. Những thay đổi sản lương về các quốc gia như sau.
Bảng 2: Sản phẩm cà phê và thép ở Việt Nam và Mỹ
Việt Nam Mỹ Tổng số
Thép 6 10 16
Cà phê 15 5 20
Khi thương mại quốc tế được tiến hành trên cơ sở chuyên môn hóa sản
xuất theo quan điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lượng lao động ở mỗi
nước sẽ được phân bổ lại. Cụ thể 60 lao động ở Mỹ chuyên sản xuất thép và
60 lao động Việt Nam chuyên sản xuất cà phê. Những thay đổi về sản lượng
của mỗi quốc gia như sau.
Bảng 3: Mô hình giản đơn về lợi thế tuyệt đối thay đổi do chuyên môn hóa
Việt Nam Mỹ Tổng số
Thép 0 20 20
Cà phê 30 0 30
Như vậy thông qua chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi , sản lượng
của toàn thế giới tăng lên lớn hơn mức sản xuất của mỗi nước như trong
trường hợp tự cung tự cấp. Vì vậy, mỗi nước đều có thể tự tiêu dùng nhiều
hơn lượng mà họ có thể sản xuất ra được trong điều kiện không có khả năng
trao đổi quốc tế. Mở rộng khả năng tiêu dùng vượt ra khỏi danh giới của
đường giới hạn khả năng sản xuất trong điều kiện tự cấp tự túc chính là động
lực của trao đổi thương mại quốc tế.
1.1.1.2. Ưu nhược điểm và khả năng áp dụng
Theo lợi thế tuyệt đối của Adam Smith thì sư khác biệt về lợi ích tuyệt
đối giữa hai quốc gia là nguồn gốc của trao đổi thương mại quốc tế. Lý thuyết
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lợi thế tuyệt đối không chỉ giúp mô tả hướng chuyên môn hóa sản xuất và trao
đổi giữa các quốc gia, mà còn là công cụ để các quốc gia gia tăng phúc lợi.
Mô hình thương mại này có thể giúp giải thích được một phần của thương
mại quốc tế, tuy nhiên vẫn chưa giải thích được lý do của thương mại quốc tế
trong mọi trường hợp.
1.1.2. Lý thuyết lợi thế so sánh Dvid Ricardo ( 1772 -1823 )
David Ricardo sau khi nghiên cứu khoa học tự nhiên ( toán học, vật lý
học, địa chất học...) ông chuyển sang nghiên cứu kinh tế chính trị từ năm
1807. Năm 1817, nhà kinh tế học người Anh, D.Ricardo đã đưa ra lý thuyết
lợi thế tương đối. Đặc trưng trong phương pháp luận của ông là muốn trình
bầy sự vận động bên trong của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và đã sử
dụng rộng rãi, thành thục phương pháp trừu tượng hóa để nắm bản chất các
hiện tượng kinh tế.
1.1.2.1. Quan niệm về lợi thế so sánh
Khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng
hóa thì lợi ích của ngoại thương là rõ ràng. Ông đã viết cuấn sách “ Những
nguyên lý kinh tế chính trị và thuế khoá ” ( 1817 ). Trong tác phẩm này ông
đã đưa ra một lý thuyết tổng quát chính xác hơn về cơ chế xuất hiện lợi ích
trong thương mại quốc tế , đó là lý thuyết lợi thế so sánh. Nếu như khái niệm
lợi thế tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt về hiệu quả sản xuất
tuyệt đối thì lợi thế so sánh lại xuất phát từ hiệu quả sản xuất tuyệt đối. Ta có
ví dụ sau đây:
Bảng 4: Chi phí lao động cho sản xuất cà phê và thép ở Việt Nam và Mỹ
Việt Nam Mỹ
Thép 5 6
Cà phê 2 12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Theo số liệu ở bảng trên thì Mỹ cần nhiều lao động hơn so với Việt
Nam để sản xuất ra cả hai mặt hàng. Trong trường hợp này, nếu theo lý thuyết
lợi thế tuyệt đối thì sẽ không có thương mại quốc tế.Tuy nhiên theo lợi thế
tương đối thì việc Mỹ không có lợi thế tuyệt đối so với Việt Nam cả hai mặt
hàng sẽ không cản trở trao đổi thương mại giữa hai nước. Lợi thế tương đối
được xác định trên cơ sở so sánh các mức giá tương quan của hai hàng hóa.
Gía tương quan giữa hai hàng hóa được định nghĩa một cách đơn giản là giá
của mặt hàng này được tính bằng số lượng mặt hàng kia. Trong mô hình giản
đơn trên, giá cả tương quan giữa cà phê và thép được xác định thông qua chi
phí lao động. Từ bảng 4 có thể tính được các mức giá tương quan của cà phê
và thép trong bảng 5.
Bảng 5: Gía cả tương quan giữa hai hàng hóa
Việt Nam Mỹ
Thép ( 1 đơn vị ) 2,5 cà phê 0,5 cà phê
Thép ( 1 đơn vị ) 0,4 thép 2 thép
Trong mô hình này, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về cả 2 mặt hàng,
nhưng do mức lợi thế về sản xuất cà phê lớn hơn mức lợi thế về sản xuất thép,
thể hiện trên bất đẳng thức 2/12 < 5/6 ( hay giá cà phê ở Việt Nam rẻ hơn một
cách tương đối ), cho nên nước này có lợi thế tương đối về mặt hàng cà phê.
Đối với Mỹ, mặc dù có bất lợi tuyệt đối về cả 2 mặt hàng, nhưng do mức bất
lợi trong sản xuất thép nhỏ hơn mức bất lợi trong sản xuất cà phê nên Mỹ có
lợi thế tương đối về thép, thể hiện qua bất đẳng thức 6/5 <12/2 ( hay giá thép
của Mỹ rẻ hơn một cách tương đối ).Nếu như chỉ căn cứ vào lợi thế tuyệt đối
thì Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả 2 mặt hàng, nhưng nếu so
sánh tương quan giữa cà phê và thép ở Mỹ và Việt Nam thì Mỹ có lợi thế so
sánh về sản xuất thép còn Việt Nam có lợi thế so sánh về cà phê. Như vậy
theo lý thuyết lợi thế tương đối nếu Mỹ và Việt Nam thực hiện chuyên môn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hóa hoàn toàn vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và trao đổi
cho nhau thì cả hai quốc gia sẽ thu được lợi ích từ thương mại.
1.1.2.2. Ưu nhược điểm và khả năng áp dụng
Mô hình thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của D.Ricardo là
một công cụ hữu ích để giải thích nguyên nhân của thương mại quốc tế và nó
đem lại lợi ích cho 2 quốc gia như thế nào? Đây cũng là ưu điểm so với mô
hình lợi thế tuyệt đối của A.Smith. Tuy nhiên, bên cạnh đó mô hình của
D.Ricardo vẫn còn chứa đựng hạn chế nhất định như: Đã dự đoán chuyên
môn hóa hoàn toàn,tức là mỗi nước sẽ tập chung vào một mặt hàng mà mình
có lợi thế. Nhưng trên thực tế mỗi nước không chỉ có một mà còn nhiều mặt
hàng trong đó có cả những mặt hàng cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
1.1.3. Lý thuyết tương quan nhân tố ( H – O )
Trong khi các lý thuyết cổ điển cho rằng sự khác biệt về năng suất lao
động là nguyên nhân dẫn đến lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh của một
quốc gia thì lý thuyết tân cổ điển của một thương mại quốc tế mà tiêu biểu là
lý thuyết tương quan giữa các nhân tố ( của hai nhà kinh tế học người thụy
điển là Eli Heckscher và Bertil Ohlin ) lại giải thích nguồn gốc của thương
mại quốc tế thông qua việc xem xét hai khái niệm là hàm lượng các yếu tố sản
xuất cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó và mức độ dồi dào các yếu
tố sản xuất của một nước.
Các nước sẽ ó lợi thế so sánh trong việc sản xuất và xuất khẩu loại
hàng hóa mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có
ở nước đó và nhập khẩu loại hàng hóa mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều
yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó. Học thuyết của Heckscher –
Ohlin được xây dựng dựa trên một loạt các giả định sau:
- Thế giới chỉ gồm hai quốc gia, hai yếu tố sản xuất và hai mặt hàng
- Công nghệ sản xuất giống nhau giữa hai quốc gia
- Hiệu suất không đổi theo quy mô còn mỗi yếu tố sản xuất thì có năng
suất cận biên giảm dần
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên cả thị trường hàng hóa và thị trường
yếu tố sản xuất
- Các hàng hóa khác nhau về hàm lượng các yếu tố sản xuất và không
có sự hoán vị về hàm lượng các yếu tố sản xuất tại bất kỳ mức giá các yếu tố
tương quan nào
- Chuyên môn hóa là không hoàn toàn
- Sở thích là giống nhau giữa hai quốc gia
- Thương mại là tự do và chi phí vận chuyển bằng 0
- Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia nhưng
không thể di chuyển giữa các quốc gia
1.2. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa , dịch vụ sản xuất trong nước ra nước
ngoài nhằm thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần
tăng tích lũy cho ngân sách Nhà nước và là cơ sở để nhập khẩu máy móc,
thiết bị đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động phức tạp và là nơi diễn ra các quan
hệ giao dịch, buôn bán giữa những người có quốc tịch khác nhau trên một thị
trường rộng lớn. Hàng hóa được vận chuyển ra khỏi biên giới quốc gia trong
đó đồng tiền thanh toán là ngoại tệ ddược quy định giữa người xuất khẩu và
người nhập khẩu. Đồng thời các hoạt động giao dịch này phải tuân theo
những tập quán, thông lệ của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như luật lệ
quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện với nhiều nghiệp vụ phức tạp từ
việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn mặt hàng xuất khẩu giao dịch và đàm
phán, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hóa chuyển giao
quyền sở hữu cho người mua và hoàn thành các thủ tục thanh toán.
1.2.1. Các hình thức xuất khẩu
1.2.1.1. Xuất khẩu trực tiếp
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Xuất khẩu trực tiếp là các nhà sản xuất và kinh doanh bán hàng trực
tiếp cho người nước ngoài. Ưu điểm của hình thức này là đơn vị xuất khẩu
được tiếp cận với thị trường quốc tế, đạt được hiệu quả kinh doaanh cao hơn
các hình thức khác. Nếu làm tốt thì uy tín của đơn vị ngày càng được nâng
cao trên thị trường quốc tế. Nhờ đó đội ngũ cán bộ được rèn luyện qua thực
tiễn, năng động sáng tạo và thích ứng với kinh tế thị trường ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi phải có số vốn lớn để thực hiên những hợp
đồng có giá trị và có thể gặp rủi ro khi đồng tiền nước đó tăng giá so với đồng
tiền ngoại tệ trong hợp đồng đã ký kết hoặc hàng bị trả lại do chất lượng
không đạt tiêu chuẩn, không đảm bảo thời gian giao hàng.
1.2.1.2. Xuất khẩu gián tiếp
Trong hình thức này, các đơn vị xuất khẩu đứng ra với vai trò trung
gian xuất khẩu làm thủ tục cần thiết để xuất khẩu và được hưởng tỷ lệ nhất
định phí ủy thác theo giá trị hàng hóa xuất khẩu ( thường từ 1- 3 % giá trị lô
hàng ).
1.2.1.3. Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức xuất khẩu mới nhưng ngày càng phát triển trong nền
kinh tế thị trường mở cửa, loại hình này Việt Nam chủ yếu diễn ra dưới hình
thức bán hàng hóa cho các khu chế xuất.
1.2.1.4. Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch buôn bán mà trong đó xuất
khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, nguời bán đồng thời là người mua và
lượng hàng hóa trao đổi luôn tương đương nhau về giá trị. Mục đích xuất
khẩu ở đây không phải là thu một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng
hàng hóa cần thiết có giá trị xấp xỉ lô hàng xuất khẩu.
1.2.1.5. Tạm nhập, tái xuất
Đây là hình thức mà hàng hóa cho phép vào nước mình, sau đó lại phải
mang ra, như hàng của nước ngoài đưa vào triển lãm hội chợ hay tầu biển đưa
vào sửa chữa song rùi lại mang ra. Các hàng này được miễn thuế nhập khẩu.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.1.6. Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là hình thức trong đó bên nhận gia công sẽ nhập khẩu
nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công. Ở Việt Nam hình
thức này chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực dệt may, giày dép. Bên cạnh đó, hình
thức này tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm, thu nhập và
tiếp cận với công nghệ mới. Mặt khác Việt Nam không phải bỏ nhiều vốn và
không lo thiếu thị trường tiêu thụ. Có thể nói đay là hình thức xuất khẩu cần
được các đơn vị Việt Nam quan tâm hơn bởi lợi ích mà nó đem lại tương đối
lớn.
1.2.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa
1.2.2.1. Nghiên cứu thị trường
Thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán các hàng hóa
và dịch vụ và thông qua thị trường ta có thể nắm bắt được quy luật vận động
của hàng hóa. Trên thị trường mỗi loại hàng hóa đều có những quy luật vận
động riêng thông qua sự thay đổi về cung - cầu và giá cả của hàng hóa đó.
Khi đã nắm được quy luật của thị trường , doanh nghiệp sẽ biết đến được khả
năng nhu cầu tiêu thụ thị trường, thái độ cũng như thị hiếu của người tiêu
dùng. Bên cạnh đó điều quan trọng hơn là phải nắm bắt được xu thế phát triển
của thị trường. Khi nghiên cứu nhân tố thị trường ảnh hưởng đến xuất khẩu
cần nghiên cứu vấn đề dung lượng thị trường của từng loại hàng hóa, đó là
khối lượng của một loại hàng hóa nào đó được giao dịch trên thị trường trong
khoảng một thời gian nhất định. Qua thực tế cho thấy chỉ khi nào nghiên cứu
tốt thị trường xuất khẩu thì doanh nghiệp mới có các giải pháp tích cực để mở
rộng khả năng tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu và nâng cao kỹ năng tiếp cận thị
trường cũng như phát triển sản xuất phù hợp với yêu cầu đòi hỏi thị trường.
1.2.2.2. Nhân tố sản xuất
Để có thể xuất khẩu thì một quốc gia phải có nền sản xuất phát triển
nhất định bởi vì xuất khẩu chỉ có thể được đẩy mạnh trên cơ sở sự phát triển
của sản xuất. Nhân tố sản xuất ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trên những
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khía cạnh sau: sản lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa,
nhu cầu thị trường quốc tế về mặt hàng đó. Tất cả những điều đó đòi hỏi sản
xuất trong nước phải gắn với thị trường Thế giới tức là phải xuất phát từ nhu
cầu thị trường Thế giới để định hướng, tổ chức sản xuất. Nhìn chung mỗi
quốc gia cũng như từng địa phương đều tập chung sản xuất các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của mình. Một mặt hàng xuất
khẩu chủ lực cần thỏa mãn ba yếu tố sau đây: Có thị trường tiêu thụ tương đối
ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó. Yếu tố thứ hai là có
nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để tăng được sức
cạnh tranh và thu được lợi nhuận khi xuất khẩu. Và cuối cùng mặt hàng đó
phải chiếm được tỷ trọng lớn trong trong tổng kim nghạch xuất khẩu. Ngoài
ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực không nhất thiết phải cố định mà cần phải thay
đổi tùy theo xu hướng tiêu dùng của thị trường.
1.2.2.3. Hợp đồng và ký kết hợp đồng
Hợp đồng mua bán ngoại thương là thỏa thuận bằng văn bản được ký
kết giữa một tổ chức ngoại thương hoặc thương nhân trong nước với một tổ
chức hay thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua bán ngoại thương có đầy
đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác, cũng như một hợp đồng
kinh tế ở trong nước. Sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng mua bán ngoại
thương với các hợp đồng mua bán khác là ở chỗ là hợp đồng mua bán ngoại
thương có yếu tố quốc tế được thể hiện qua các dấu hiệu:
- Chủ thể hợp đồng: Một trong các bên ký kết hợp đồng là người nước
ngoài có chủ sở chính kinh doanh ở nước ngoài
- Đối tượng hợp đồng: Là hàng hóa phải qua biên giới hoặc không phải
qua biên giới nhưng hàng được các tổ chức quốc tế dùng ở lãnh thổ Việt Nam
( sứ quán, công trình ở nước ngoài )
- Đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ hoặc có gốc ngoại tệ
1.3. Vai trò xuất khẩu hàng hóa đối với kinh tế _ xã hội
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3.1. Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất
nước
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường
tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để
công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất
lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn
để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau: Ngân sách nhà nước,
Xuất khẩu hàng hóa , Đầu tư nước ngoài, Vay nợ, viện trợ, Thu từ hoạt động
du lịch và dich vụ, Xuất khẩu sức lao động.
Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ tuy quan trọng
nhưng cuối cùng cũng phải hoàn trả. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập
khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu . Có thể nói, xuất khẩu quyết
định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
1.3.2.Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất và phát triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên Thế giới đã thay đổi vô cùng mạnh
mẽ, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với kinh
tế phát triển Thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
+ Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt
quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát
triển như nước ta, sản xuất về cơ bản vẫn chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động
chờ sự “ thừa ra “ của sản xuất thì xuất khẩu sẽ nhỏ bé và tăng trưởng thấp.
Từ đó sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.
+ Coi thị trường đặc biệt là thị trường Thế giới là hướng quan trọng để
tổ chức sản xuất. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu của thị trường Thế giới
để ddịnh hướng sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động đó thể hiện ở những
điểm sau:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các nghành có cơ hội phát triển thuận lợi
.Ví dụ , khi phát triển nghành dệt may xuất khẩu sẽ tạo điệu kiện sản xuất
nguyên liệu như : bông ,sợi hay thuốc nhuộm ,công nghiệp tạo mẫu…. sự
phát triển của nghành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu ,dầu thực
vât, chè… có thể sẽ kéo theo sự phát triển của nghành công nghiệp chế tạo
thiết bị phục vụ cho nó.
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho
sự phát triển cho sự sản xuất phát triển và đi vào ổn định.
- Xuất khẩu tạo điều kiện khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
2.1. Vài nét liên minh với Mỹ và quan hệ kinh tế thương mại Việt – Hoa Kỳ
2.1.1. Vài nét về Hoa Kỳ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là hợp chủng quốc hùng mạnh và phát triển
nhất thế giới. Nền kinh tế và chính trị có tầm ảnh hưởng rất lớn tới các nền
kinh tế chính trị của nước khác. Sau khi ký hiệp định thương mại song
phương Việt Nam – Hoa Kỳ và Việt Nam đã không áp dụng các dào cản phi
thuế quan. Kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên rõ rệt. Nền kinh tế ở Việt
Nam cũng ngày một phát triển hơn.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50
tiểu bang và một đặc khu liên bang. Hoa Kỳ là một quốc gia lớn hạng ba hoặc
hạng tư về tổng diện tích và hạng ba dân số trên toàn thế giới. Hoa Kỳ là một
trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất thế giới, do kết quả từ những
cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân
của Hoa Kỳ lớn nhất trên Thế giới. Với tổng sản phẩm nội địa GDP được ước
tính năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỷ đô la ( khoảng 23% tổng sản lượng thế giới
dựa trên GDP danh định và gần 21% sức mua tương đương ). Hoa Kỳ đang
phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực và phấn đấu trở thành khu vực phát
triển nhất hành tinh.
Nhờ có nền kinh tế hùng mạnh và phát triển, Hoa Kỳ đã bỏ vốn thành
lập các tổ chức tài chính tiền tệ như ngân hàng thế giới ( WB ), quỹ tiền tệ
quốc tế ( IMF ), sau đó thành lập công ty tài chính quốc tế IFC vào năm 1954,
hiệp hội phát triển quốc ( IDA ) năm 1960, ngân hàng Á Châu (ADB) vào
năm 1966, công ty đầu tư đa biên (MIGA) năm 1990…
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Với sự tài trợ của Hoa Kỳ nhiều tổ chức hoạt động và kinh tế thương
mại ra đời như GATT,các tổ chức khác của liên hiệp quốc như: UNDP, FAO,
UNIDO…
Vị thế chính trị, tiềm lực kinh tế, thương mại, tài chính, khả năng
phòng thủ của Hoa Kỳ không ngừng tăng sau mỗi năm. Hoa Kỳ có ảnh hưởng
kinh tế, chính trị và quân sự trên cán cân quốc tế mà khiến chính sách ngoại
giao của Hoa Kỳ là một đề tài quan tâm lớn nhất trên khắp thế giới. Hầu như
tất cả các quốc gia có tòa đại sứ tại Washington và nhiều lãnh sứ quán khắp
đất nước. Tương tự, gần như tất cả các quốc gia đều có các sứ bộ ngoại giao
Mỹ.
2.1.2. Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Hoa Kỳ
Nhìn chung quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng phát triển theo
hướng tích cực đặc biệt về kinh tế và thương mại phù hợp với lợi ích và chiến
lược của nước ta, góp phần tạo thế cân bằng với các đối tác khác. Chính sách
của Mỹ với Việt Nam nằm trong chính sách các nước đang phát triển, hợp tác
trong khuân khổ Việt Nam là thành viên của ASEAN và 11-1-2007 Việt Nam
gia nhập WTO. Khi gia nhập WTO Việt Nam đã được Mỹ tạo điều kiện cho
nền kinh tế phát triển hơn. Cụ thể là Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc sang
Mỹ chiếm 57% tổng kim nghạch xuất khẩu hàng may mặc.
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của Hoa Kỳ
2.2.1. Quy mô thị trường
Về dân số Hoa Kỳ đứng thứ 3 trên toàn thế giới. Hoa Kỳ là một quốc
gia đa dạng chủng tộc nhất Thế giới do các cuộc di dân từ các quốc gia khác
trên Thế giới ( xem bảng 8: phần trăm các chủng tộc sống ở Hoa Kỳ ) Đã
có nhiều tầng lớp dân cư,nên cơ cấu chủng loại hàng hóa của Hoa Kỳ cũng rất
phong phú. Từ các mặt hàng cao cấp đến các mặt hàng thứ cấp, mặt hàng nào
cũng có thể tiêu thụ được ở thị trường này
Dệt may cũng không phải là ngoại lệ. Có thể nói thị trường dệt may
Hoa Kỳ cũng vô cùng phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại về giá cả.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Có rất nhiều chủng loại hàng hóa dệt may được tiêu thụ tại thị trường
này.Hơn nữa người Hoa Kỳ cũng không phải là những người cầu kỳ và kiểu
cách như dân Châu Âu và Nhật Bản. Từ những thuận lợi trên Mỹ chắc chắn
là một thị trường lý tưởng cho các nhà xuất khẩu trong đó có các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam .
2.2.2. Tập quán và thị hiếu người tiêu dùng
Hoa Kỳ là một đất nước có rất nhiều tầng lớp dân cư sinh sống, đó
chính là một đặc điểm khác biệt so với thị trường EU và Nhật. Do có nhiều
chủng tộc khác nhau nên Mỹ cũng có rất nhiều những phong tục, tập quán,
đặc điểm kinh tế xã hội và tôn giáo khác nhau.
Chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ rất linh hoạt và
đa dạng theo phương châm “ tiền nào của ấy ”. Chúng ta biết rằng phong cách
tiêu dùng của dân Hoa Kỳ khác với dân Châu Âu, người Hoa Kỳ vốn rất thực
dụng, nên họ rất ưa chuộng những hàng hóa giá rẻ . Hơn nữa mức sống của
dân Hoa Kỳ cũng rất đa dạng . Hoa Kỳ, là một đất nước giầu có nhưng không
phải là không có người nghèo, thậm chí rất nhiều. Đây là một điểm khiến cho
Hoa Kỳ là một thị trường có thể tiêu thụ nhiều loại mặt hàng với chất lượng
khác nhau và chủng loại vô cùng phong phú. Vì thế, đó là chính là cơ hội cho
các đối tác, buôn bán và làm ăn với Hoa Kỳ .
Có thể nói Hoa Kỳ là một thị trường đầy hứa hẹn, một thị trường tiềm
năng mà nhiều các quốc gia vươn tới
2.2.3. Kênh phân phối
Hệ thống phân phối của Hoa Kỳ bao gồm mạng lưới bán buôn và mạng
lưới bán lẻ. Tham gia vào hệ thống này là các công ty xuyên quốc gia, hệ
thống các cửa hàng, siêu thị các công ty bán lẻ độc lập. Kênh bán lẻ trên thị
trường Hoa Kỳ là các chuỗi các cửa hàng bán lẻ. Các chuỗi các cửa hàng
chuyên doanh như “ Gap” đã tăng doanh thu nhờ chiến lược tập chung các
mặt hàng thời trang chuyên dụng cho các đối tượng tiêu dùng từ 20-30