Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 99 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN Lí LUẬN CHÍNH TRỊ



ĐINH THỊ QUỲNH HÀ




DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ








HÀ NỘI - 2010





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN Lí LUẬN CHÍNH TRỊ



ĐINH THỊ QUỲNH HÀ




DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyờn ngành: Kinh tế chớnh trị
Mó số: 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS, TS ĐỖ THẾ TÙNG



HÀ NỘI - 2010




1
MỤC LỤC
Mở đầu 1
CHƢƠNG 1. DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH - VAI TRÕ CỦA NÓ
TRONG HỆ THỐNG TÍN DỤNG VÀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG 6
1.1. Những lý luận cơ bản về cho thuê tài chính 6
1.1.1. Khỏi niệm cho thuê tài chính 6
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ cho thuê tài chính 9
1.1.3. Phân loại cho thuờ tài chính 13
1.1.4. Những điều kiện để hình thành và phát triển dịch vụ cho thuê tài chính trong
nền kinh tế thị trƣờng 19
1.2. Vai trò cho thuê tài chính trong nền kinh tế thị trƣờng 22
1.2.1. Đối với ngƣời đi thuê 22
1.2.2. Đối với ngƣời cho thuê 25
1.2.3. Đối với phát triển kinh tế- xã hội 26
1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ CTTC ở một số nƣớc 27
1.3.1. Kinh nghiệm về tạo môi trƣờng pháp lý 27
1.3.2. Kinh nghiệm về tạo môi trƣờng kinh tế 29
1.3.3. Kinh nghiệm về lựa chọn các hình thức CTTC, lựa chọn đối tƣợng CTTC 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI
CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN (1995- 2008) 35
2.1. Cơ sở pháp lý của dịch vụ CTTC ở Việt Nam 35
2.1.1. Quy định về tƣ cách pháp nhân và hình thức hoạt động của công ty CTTC 37
2.1.2. Quy định về hoạt động nghiệp vụ của công ty CTTC 38
2.1.3. Quy định về đăng ký tài sản thuê 39
2.1.4. Quy định về hạch toán tài sản thuê 40
2.1.5. Các quy định khác 41
2.2. Tình hình hoạt động của ngành dịch vụ CTTC ở Việt Nam trong thời gian qua

(1995- 2008) 41
2.2.1. Đánh giá tổng quan 41


2
2.2.2. Đánh giá thành tựu và hạn chế 50
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRONG THỜI GIAN TỚI 63
3.1. Bối cảnh và phƣơng hƣớng phát triển dịch vụ CTTC ở Việt Nam trong thời gian
tới 63
3.1.1. Bối cảnh phát triển dịch vụ CTTC 63
3.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển dịch vụ CTTC ở Việt Nam trong thời gian tới 70
3.2. Những giải pháp phát triển dịch vụ CTTC ở Việt Nam trong thời gian tới 72
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến tạo lập các điều kiện để phát triển dịch vụ
CTTC 72
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với
dịch vụ CTTC 78
3.2.3. Nhóm giải phỏp liên quan đến việc tăng cƣờng năng lực hoạt động của các
công ty CTTC 80
Kết luận 84
Danh mục tài liệu tham khảo 87
Phụ lục 93


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ACBL

Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu
ALC II
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và và phát triển nông thôn
II
BLC I
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam I
BLC II
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam II
CILC
Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Chailease
DN
Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp nhà nƣớc
DNVVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
GTVT
Giao thông vận tải
HTX
Hợp tác xã
IAS
Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASC
Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
ICBVLC
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam
IFC
Công ty tài chính quốc tế
KVLC
Công ty cho thuê tài chính Kexim

MMTB
Máy móc thiết bị

Nghị định
NHNN
Ngân hàng nhà nƣớc
SBL
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn thƣơng tín
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
VAS
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VCBLC
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam
VFV
Công ty cho thuê tài chính công nghiệp tàu thuỷ
VILC
Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam
WB
Ngân hàng thế giới
WTO
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới



4

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Dịch vụ cho thuê tài chính xuất hiện trên thế giới từ thập niên 50 của
thế kỷ XX, nhƣng chỉ thật sự phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây. Ở
Việt Nam dịch vụ này có mặt muộn hơn (vào những năm 90 của thế kỷ XX).
Cho thuê tài chính đƣợc coi là một loại hình tài trợ tín dụng trung dài hạn
nhằm đến doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Gần 15 năm phát triển tại Việt Nam, dịch vụ cho thuê tài chính đã có
những đóng góp nhất định trong việc giải quyết nhu cầu về vốn để phát triển
kinh tế, cùng với các kênh tín dụng truyền thống nhƣ tín dụng ngân hàng,
nhƣng chƣa khai thác hết tiềm năng. Số lƣợng các công ty cho thuê tài chính
ở nƣớc ta hiện nay mới đạt tới con số 13, trong đó chủ yếu là các tổ chức cho
thuê tài chính trong nƣớc trực thuộc các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh.
Cho thuê tài chính vẫn còn rất mới mẻ và chƣa đƣợc nhiều doanh nghiệp lựa
chọn. Hiện tại, chỉ có khoảng 2% doanh nghiệp sử dụng hình thức này. Một
mặt, các doanh nghiệp chƣa tiếp cận đƣợc nguồn tín dụng này. Mặt khác,
chính bản thân các tổ chức cho thuê tài chính chƣa chủ động đƣợc về năng lực
tài chính và phƣơng thức tiếp cận khách hàng. Do chƣa có luật về cho thuê tài
chính, nên còn thiếu cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa bên thuê và
bên cho thuê, nhất là thiếu đi một chính sách thuế đồng bộ giữa ngƣời đi thuê
và ngƣời cho thuê. Các công ty cho thuê tài chính cũng chƣa thiết lập đƣợc
một mối quan hệ sâu rộng với các cơ sở cung ứng máy móc, thiết bị; chƣa tích
cực tuyên truyền, quảng bá Và đội ngũ cán bộ của công ty còn thiếu những
chuyên gia giỏi nắm vững những khoa học công nghệ mới tiên tiến, điều này
làm cho công ty mất đi tính chủ động khi tham gia thị trƣờng. Tham gia lĩnh
vực này chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phần lớn còn yếu kém về


5
năng lực sản xuất, trình độ quản lý, tính khả thi của dự án thiếu thuyết phục
(do đa số là doanh nghiệp hộ gia đình, tình hình tài chính không rõ ràng,
doanh nghiệp mới thành lập ). Đây là thế yếu khi họ có nhu cầu tìm nguồn

vốn cho dự án
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với tƣ cách mới là
thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại quốc tế (WTO), doanh nghiệp
trong nƣớc hơn bao giờ hết đứng trƣớc sức ép của đổi mới công nghệ, đổi mới
tài sản cố định. Do vậy, phát triển dịch vụ cho thuê tài chính là một yêu cầu
bức thiết. Với lý do đó, “Dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay”
đƣợc chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ này.
2. Tình hình nghiên cứu
Dịch vụ cho thuê tài chính là hình thức tín dụng có nhiều ƣu việt, đặc
biệt là tính chất cho vay không cần thế chấp. Tiềm năng phát triển thị trƣờng
cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay còn rất lớn. Để xúc tiến hơn nữa hoạt
động này ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu
lý luận và hoạt động thực tiễn đƣợc triển khai nhƣ:
- Cho thuê tài chính và phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam
đáp ứng yêu cầu hội nhập, Nguyễn Hạnh Thủy, Đại học Ngoại thƣơng, 2001.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cho thuê tài chính
ở Việt Nam, Bùi Hồng Đới, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003.
- Giải pháp phát triển thị trƣờng cho thuê tài chính ở Việt Nam trong
quá trình hội nhập tài chính, tiền tệ quốc tế, Tống Thiện Phƣớc, Học viện
Ngân hàng, 2006.
- Hội thảo “Cho thuê tài chính - Công cụ tài chính của doanh nghiệp
sau hội nhập” do SacombankLEASING thuộc Sacombank phối hợp với Tập
đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức tại Tp.
Hồ Chí Minh ngày 30/06/2006.


6
- Hội thảo “Cho thuê tài chính - Giải pháp đầu tƣ cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ” do SacombankLEASING thuộc Sacombank phối hợp với Phòng
Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam dƣới sự tài trợ của GCF (Global

Competitiveness Facility) tổ chức tại Khánh Hòa ngày 17/04/2008.
- Đoàn Thanh Hà: Một số giải pháp thúc đẩy dịch vụ cho thuê tài chính
ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, ĐH Kinh tế Hồ Chí Minh, 2003.
- Lê Thị Kim Nhung: Giải pháp phát triển thị trƣờng ở Việt Nam trong
quá trình hội nhập tài chính, tiền tệ quốc tế, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội 2005.
- Vũ Quốc Trung: Giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ cho thuê
tài chính ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Luận án Tiến sỹ,
Hà Nội, 2005.
Và một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành khác.
Hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học trên đều tiếp cận cho thuê tài
chính dƣới góc độ nghiệp vụ tài chính ngân hàng. Ở luận văn thạc sỹ này,
dịch vụ CTTC đƣợc phân tích trên giác độ kinh tế chính trị; nhấn mạnh vai trò
CTTC trong hệ thống tín dụng, và sự tác động của nó đến phát triển kinh tế
thị trƣờng nói chung. Luận văn kế thừa kết quả nghiên cứu của những ngƣời
đi trƣớc và góp phần làm sáng tỏ hơn những ƣu, nhƣợc điểm của dịch vụ cho
thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay, phát hiện những vƣớng mắc trong quá
trình xúc tiến, từ đó đƣa ra giải pháp khả thi nhằm phát triển mạnh hơn dịch
vụ này để thúc đẩy kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn: Làm rõ bản chất và vai trò của dịch vụ cho
thuê tài chính trong nền kinh tế thị trƣờng nói chung. Ngoài ra, bằng việc
khảo sát hoạt động này ở một số ngân hàng thƣơng mại trong thời gian qua,
luận văn đƣa ra một số giải pháp để góp phần đẩy mạnh dịch vụ cho thuê tài
chính ở Việt Nam trong thời gian tới.


7
Nhiệm vụ của luận văn: Một là, phân tích nội dung, ƣu nhƣợc điểm và
vai trò của cho thuê tài chính trong hệ thống tín dụng và trong phát triển kinh
tế thị trƣờng nói chung.

Hai là, khái quát những thành tựu và hạn chế trong dịch vụ cho thuê tài
chính ở Việt Nam từ 1995- 2008.
Ba là, đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp đẩy mạnh dịch vụ cho
thuê tài chính ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Dịch vụ cho thuê tài chính
Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ CTTC ở Việt Nam (1995- 2008)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế chính trị,
đặc biệt coi trọng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, phân tích và tổng
hợp, kết hợp lôgíc và lịch sử, thống kê, so sánh…
6. Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ bản chất của dịch vụ cho thuê tài chính, những ƣu và nhƣợc
điểm của nó so với các hình thức tín dụng khác.
- Phân tích vai trò của dịch vụ cho thuê tài chính trong nền kinh tế thị
trƣờng nói chung, ở Việt Nam nói riêng.
- Khảo sát thực trạng dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam và đề xuất
một số giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy dịch vụ cho thuê tài chính trong thời
gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Dịch vụ cho thuê tài chính - vai trò của nó trong hệ thống tín
dụng và trong phát triển kinh tế thị trƣờng.


8
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam
trong thời gian qua (1995- 2008).
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển dịch vụ cho thuê tài

chính trong thời gian tới.



9
Chƣơng 1
DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH- VAI TRÒ CỦA NÓ
TRONG HỆ THỐNG TÍN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

1.1. Những lý luận cơ bản về cho thuê tài chính
1.1.1. Khái niệm cho thuê tài chính
Hiện nay, có hàng chục khái niệm cho thuê tài chính đƣợc điều chỉnh từ
hai nguồn luật: nguồn luật quốc gia và nguồn luật quốc tế. Ở Việt Nam, khái
niệm cho thuê tài chính đƣợc dẫn chiếu bởi hai văn bản pháp lý sau:
Thứ nhất, tại Nghị định 16/2001/NĐ- CP ban hành ngày 02/05/2001
của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, khoản
1 điều 1 ghi: cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông
qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản
khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho
thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản
khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho
thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời
hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận.
Thứ hai, theo Chuẩn mực số 06 “Thuê tài sản” đƣợc ban hành theo
Quyết định 165 của Bộ Tài chính (165/2002/QĐ- BTC ngày 31/12/2002 về
việc ban hành sáu chuẩn mực kế toán) định nghĩa cho thuê tài chính là thuê
tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền
với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển
giao vào cuối thời hạn thuê.
Còn theo Ủy ban về chuẩn mức kế toán quốc tế - IACS (International

Accounting Standard Committee), chuẩn mực 17 (IAS 17) định nghĩa: cho
thuê tài chính là giao dịch trong đó một bên (người cho thuê) chuyển giao
quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (người đi thuê)


10
trong thời hạn nhất định, trong thời gian này người cho thuê dự định thu hồi
vốn tài trợ cùng các chi phí liên quan khác; quyền sở hữu có được chuyển
giao hay không tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên.
Nhƣ vậy, về cơ bản, cho thuê tài chính là hình thức tài trợ tín dụng
trung, dài hạn thông qua việc cung cấp tài sản cho thuê không có yêu cầu về
thế chấp đối với bên đi thuê. Do vậy, giao dịch CTTC là một giao dịch không
huỷ ngang mà nội dung của nó là sự chuyển quyền sử dụng tài sản từ bên thuê
cho bên cho thuê trong một thời hạn nhất định có tính phí; quyền sở hữu tài
sản cũng có thể chuyển giao khi hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt tùy
theo sự thoả thuận của hai bên hợp đồng.
Hai khái niệm CTTC của Việt Nam vừa nêu trên nhìn chung là phù hợp
với chuẩn mực quốc tế về bản chất. Tuy nhiên, một khái niệm đƣợc dẫn chiếu
cùng lúc đến hai văn bản pháp lý đã cho thấy sự không thống nhất về mặt
hình thức. Hơn thế nữa cả hai khái niệm này đều bộc lộ những hạn chế; và
chính những hạn chế này đã phần nào cản trở trong quá trình xúc tiến dịch vụ
CTTC ở Việt Nam.
Khái niệm CTTC ở khoản 1 điều 1 của Nghị định 16 vô hình chung đã
giới hạn đối tƣợng CTTC (tài sản thuê) chỉ là động sản. Ngƣời cho thuê là chủ
sở hữu tài sản thuê, nên không thể áp dụng hình thức CTTC giáp lƣng - là
hình thức CTTC mà trong đó, đƣợc sự đồng ý của bên cho thuê, bên đi thuê
thứ nhất cho bên đi thuê thứ hai thuê lại tài sản mà mình đã thuê từ bên cho
thuê. CTTC giáp lƣng là cần thiết để đảm bảo tính lƣu thông trên thị trƣờng
CTTC.
Cách diễn đạt dài dòng về khái niệm CTTC tại điều 1 của Nghị định

này mang tính chất liệt kê một quy trình CTTC; nhƣng lại không phản ánh
đầy đủ nội dung của một giao dịch CTTC. Ví dụ nhƣ, vấn để chuyển quyền sở
hữu tài sản thuê từ ngƣời cho thuê sang ngƣời đi thuê vào thời điểm kết thúc
thời hạn thuê tài sản không đƣợc nêu ra ngay ở khoản 1, mà lại tách ra và đề


11
cập ở khoản 2 điều 1: Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa
chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận
trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định
tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài
sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Ngƣợc lại, khái niệm CTTC theo chuẩn mực số 06 lại chỉ đề cập đến
đặc trƣng cơ bản của giao dịch CTTC là việc chuyển giao quyền sở hữu đối
với tài sản thuê; việc mô tả nhƣ vậy dẫn đến sự khó hiểu, trừu tƣợng và khó
định hình thế nào là một giao dịch CTTC.
Vậy, có thể định nghĩa CTTC là một loại hình tín dụng trung và dài
hạn không hủy ngang, có đối tượng là tài sản, trong đó bên cho thuê chuyển
giao quyền sử dụng và hầu hết lợi ích và rủi ro cho bên đi thuê theo thời hạn
đã thỏa thuận. Khi hết hạn cho thuê quyền sở hữu tài sản có được chuyển
giao hay không tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.
Khi phân tích khái niệm cho thuê tài chính cũng cần phân biệt khái
niệm CTTC (financial leasing) với cho thuê vận hành(operating leasing) vì cả
hai giao dịch này đều là quan hệ cho thuê và đối tƣợng là tài sản.
Cho thuê vận hành (hay còn gọi là cho thuê hoạt động) là hình thức
thuê ngắn hạn tài sản. Đặc trƣng cơ bản để phân biệt giữa cho thuê tài chính
với cho thuê vận hành là, trong cho thuê vận hành không có sự chuyển giao
quyền sở hữu tài sản cho ngƣời thuê. Cho thuê hoạt động, về mặt lịch sử là
giai đoạn phát triển cao hơn CTTC, thị trƣờng cho thuê vận hành có mức độ
cạnh tranh và tính chất chuyên môn hóa cao hơn. Trong hình thức cho thuê

vận hành, ngƣời cho thuê đồng thời phải cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dƣỡng
tài sản. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới tài sản cố định trong điều kiện tốc độ hao
mòn vô hình của tài sản cố định tăng lên không ngừng, cho thuê vận hành có
tính chất ngắn hạn, ngƣời thuê có thể trả lại tài sản khi chƣa hết thời hạn thuê
(giao dịch có tính chất hủy ngang).


12
Ngoài ra, còn có các tiêu chí khác để phân biệt hai loại hình cho thuê
này (xem Bảng 1.1.1).
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ cho thuê tài chính
Nhìn chung, một giao dịch cho thuê tài chính bao gồm các nội dung,
đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, cho thuê tài chính là loại hình tín dụng trung, dài hạn không
hủy ngang mà vật thế chấp chính là tài sản cho thuê; tỷ lệ tài trợ tín dụng có
thể lên đến 100% trị giá của tài sản thuê. Khác với các hình thức cấp tín dụng
khác mà theo đó, tổ chức tín dụng chuyển giao một khoản tiền, trong hình
thức cấp tín dụng cho thuê tài chính, tổ chức tín dụng (bên cho thuê) tiến hành
cấp tín dụng bằng cách chuyển giao cho khách hàng (bên thuê) một tài sản cụ
thể (máy móc, dây chuyền sản xuất, phƣơng tiện vận tải, ) để bên thuê sử
dụng trong một thời gian nhất định. Bên thuê có nghĩa vụ trả toàn bộ tiền thuê
theo thoả thuận. Tính chất thanh toán trọn vẹn của giao dịch cho thuê tài
chính cho thấy bản chất tín dụng của hoạt động này. Tổ chức tín dụng đƣợc
bảo đảm về khả năng hoàn trả của khách hàng đối với khoản tín dụng đã
chuyển giao thông qua quyền nhận tiền thuê. Cũng tƣơng tự nhƣ pháp luật
một số quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt Nam ghi nhận cho thuê tài chính
là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, phù hợp với đặc điểm của đối
tƣợng cho thuê là những động sản có giá trị, thời gian cần thiết để khấu hao
thƣờng từ một năm trở lên.



13
Bảng 1.1.1: Phân biệt CTTC và cho thuê vận hành
Tiêu chí phân loại
Cho thuê tài chính
Cho thuê vận hành
Bên cho thuê
Cty CTTC cho thuê trên cơ sở
bên thuê lựa chọn tài sản từ
nhà cung ứng và qua đó hình
thành nên hai hợp đồng: HĐ
cho thuê và HĐ mua bán
(giữa bên cho thuê và nhà
cung ứng tài sản)
Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào
có đủ năng lực chủ thể và tài
sản cho thuê có sẵn của mình,
trên cơ sở đó hai bên ký kết
hợp đồng cho thuê vận hành
Thời hạn thuê
Dài hạn: chiếm phần lớn thời
gian hữu dụng của tài sản
(economic life)
Ngắn hạn: thƣờng chiếm một
tỷ lệ nhỏ so với toàn bộ thời
gian hữu dụng của tài sản
Tính chất hợp đồng
Hợp đồng CTTC là hợp đồng
không hủy ngang
Hợp đồng cho thuê vận hành

là hợp đồng hủy ngang
Tiền thuê tài sản
Hiện giá của các khoản tiền
thuê ít nhất là tƣơng đƣơng
với giá trị thị trƣờng của tài
sản tại thời điểm bắt đầu hợp
đồng CTTC
Hiện giá của các khoản tiền
thuê nhỏ hơn nhiều so với giá
trị thị trƣờng của tài sản tại
thời điểm bắt đầu hợp đồng
cho thuê vận hành
Các chi phí bảo
hiểm, bảo dƣỡng và
rủi ro liên quan đến
tài sản
Do bên đi thuê chịu
Do bên cho thuê chịu
Phƣơng thức hạch
toán tài sản thuê
Bên cho thuê hạch toán
Bên đi thuê hạch toán
Chuyển giao quyền
sở hữu tài sản
Có thể đƣợc thực hiện vào
cuối thời hạn thuê trên cơ sở
hợp đồng CTTC có quy định
quyền chọn mua theo giá
tƣợng trƣng
Hợp đồng cho thuê vận hành

không quy định quyền chọn
mua tài sản
Luật điều chỉnh
Pháp luật về CTTC
Luật dân sự
Thứ hai, CTTC là hình thức cho thuê mà hầu hết các quyền (bao gồm
lợi ích và rủi ro) của chủ sở hữu (bên cho thuê) đƣợc chuyển giao cho bên
thuê. Trong thời hạn thuê, đó là sự chuyển giao quyền sử dung/kinh doanh tài


14
sản từ bên cho thuê sang bên thuê về dài hạn (tính chất dài hạn thể hiện ở
việc, những chi phí, rủi ro liên quan đến quá trình vận hành tài sản nhƣ: bảo
hiểm, bảo dƣỡng, do bên thuê chịu). Khi kết thúc thời hạn thuê, quyền sở
hữu tài sản có thể hoàn toàn đƣợc chuyển giao cho ngƣời thuê.
Khác với các hình thức thuê tài sản thông thƣờng theo quy định của
pháp luật dân sự, trong hoạt động cho thuê tài chính, bên cho thuê giữ quyền
sở hữu đối với tài sản cho thuê (quyền này cho phép tổ chức tín dụng có thể
thu hồi tài sản cho thuê nếu bên thuê vi phạm hợp đồng), còn những quyền cụ
thể nhƣ: quyền sử dụng, quyền hƣởng lợi ích từ tài sản thuê, đƣợc chuyển
giao hầu nhƣ hoàn toàn cho bên thuê. Đặc điểm này đã đƣợc Uỷ ban về chuẩn
mực kế toán quốc tế - IASC ghi nhận: “Cho thuê tài chính là loại hình cho
thuê có khả năng dịch chuyển về cơ bản tất cả những rủi ro và lợi ích gắn liền
với quyền sở hữu tài sản”.
Cụ thể hoá những đặc trƣng của nghiệp vụ cho thuê tài chính, quy định
của pháp luật Việt Nam (tại khoản 1, điều 1 của Nghị định 65/2005/NĐ- CP:
Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ-
CP: Về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC) ghi nhận giao dịch cho thuê
tài chính phải có một trong những dấu hiệu sau đây:
(i) Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê đƣợc chuyển

quyền sở hữu tài sản thuê hoặc đƣợc tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên;
(ii) Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê đƣợc quyền
ƣu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài
sản thuê tại thời điểm mua lại;
(iii) Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian
cần thiết để khấu hao tài sản thuê;
(iv) Tổng số tiền thuê tài sản theo thoả thuận ít nhất phải tƣơng đƣơng
với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.


15
Thứ ba, giao dịch CTTC có tính chất thời hạn. Tuy nhiên, thời hạn hợp
đồng CTTC (thời hạn cho thuê tài sản) chiếm đại đa số thời gian hoạt động
của tài sản (là thời gian cần thiết để khấu hao hết giá trị của tài sản/tƣ bản cố
định). Thời hạn cho thuê là không thể điều chỉnh, và thƣờng đƣợc xác định
trên ba yếu tố: thời gian hữu dụng của tài sản, khả năng tài chính của ngƣời đi
thuê và quy chế tài trợ cho thuê của công ty cho thuê tài chính.
Thứ tư, khác với các giao dịch cho thuê thông thƣờng (cho thuê vận
hành), giao dịch CTTC thƣờng liên quan đến hai hợp đồng: hợp đồng mua
bán tài sản và hợp đồng CTTC. Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng ký kết
giữa công ty CTTC (ngƣời đi thuê) và nhà cung ứng thiết bị (tài sản), là hợp
đồng mà ở đó có sự chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu tài sản kể từ khi hợp
đồng này có giá trị hiệu lực về mặt pháp lý. Hợp đồng CTTC là hợp đồng
đƣợc ký kết giữa ngƣời đi thuê và ngƣời cho thuê, là hợp đồng mà ở đó có sự
chuyển giao quyền sử dụng tài sản trong thời hạn thỏa thuận; việc chuyển
giao quyền sở hữu có thể đƣợc thực hiện khi kết thúc thời hạn thuê.
Trong đó, bên cho thuê/công ty CTTC là nhà tài trợ tín dụng, là chủ sở
hữu tài sản, là ngƣời sẽ thanh toán toàn bộ giá trị của tài sản (thiết bị) theo
thỏa thuận giữa ngƣời thuê và nhà cung cấp thiết bị, bên cho thuê cũng có thể
đồng thời là nhà cung cấp.

Bên thuê (bên nhận tài trợ tín dụng) có quyền lựa chọn tài sản theo một
mức giá thấp hơn giá trị còn lại của tài sản, có quyền sử dụng, hƣởng những
lợi ích của tài sản trong thời hạn thuê; có nghĩa vụ trả tiền thuê tài sản (tiền
trích khấu hao tài sản cho thuê) cho công ty CTTC theo phƣơng thức thanh
toán đã đƣợc thỏa thuận.
Thứ năm, CTTC là hình thức tín dụng cung cấp hàng loạt sự lựa chọn
(options) cho ngƣời đi thuê, Khi chấm dứt thời hạn thuê, việc xử lý tài sản
thuê có nhiều cách thức: Ngƣời thuê có quyền lựa chọn trả lại tài sản cho


16
ngƣời cho thuê, thuê tiếp, hoặc mua tài sản theo một mức giá đƣợc xác định
trƣớc trong hợp đồng CTTC (mức giá này thƣờng thấp hơn giá trị còn lại của
tài sản tại thời điểm mua tài sản).
1.1.3. Phân loại cho thuê tài chính
1.1.3.1. Căn cứ vào số lượng các bên tham gia có: CTTC trực tiếp (hai
bên) và CTTC ba bên
CTTC trực tiếp (direct financial lease): Theo hình thức này, trƣớc khi
thực hiện giao dịch cho thuê, tài sản thuê đã thuộc quyền sở hữu của bên cho
thuê. Thƣờng ngƣời cho thuê là công ty sản xuất ra tài sản cho thuê, là ngƣời
có sẵn tài sản và sử dụng tài sản đó để tài trợ cho ngƣời thuê. Ngƣời cho thuê
cũng có thể là chủ sở hữu của các bất động sản. Hoặc cũng có thể là ngƣời
mua tài sản của doanh nghiệp và cho chính doanh nghiệp đó thuê lại (hình
thức mua và thuê lại). Với đặc điểm nhƣ trên, mục đích của CTTC trực tiếp là
đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của bên cung ứng. Ngoài ra, do ƣu thế
chuyên môn hóa, nhà sản xuất có thể sẵn sàng mua lại thiết bị đã lạc hậu để
cải tiến, cập nhật những công nghệ mới cho sản phẩm. Ở đây không có nhiều
sự tham gia của các định chế tài chính (xem Sơ đồ 1.1).
CTTC ba bên: Trong giao dịch này có sự tham gia của ba bên: ngƣời
cho thuê, ngƣời thuê và nhà cung cấp tài sản. Bên cho thuê là ngƣời tài trợ

vốn, có thể là một hoặc nhiều công ty. Bên cung cấp tài sản cũng có thể là
một hoặc một nhóm nhà sản xuất/cung ứng. Đây là hình thức phổ biến vì các
lý do sau:


17
Sơ đồ 1.1.1: CTTC trực tiếp (hai bên)

(1): Bên cho thuê và bên đi thuê ký kết hợp đồng CTTC
(2): Bên cho thuê giao tài sản (quyền sử dụng) cho bên đi thuê
(3): Bên đi thuê thanh toán các khoản tiền thuê theo hợp đồng CTTC
- Bên cho thuê không phải mua tài sản trƣớc nên không bị đọng vốn,
thời gian chu chuyển vốn nhanh hơn do tiết kiệm đƣợc thời gian dự trữ.
- Bên thuê có sự lựa chọn nhiều hơn về tài sản thuê về các tiêu chí:
thông số kỹ thuật, giá cả, dịch vụ hậu mãi,…
- Bên cho thuê không trực tiếp nhận tài sản rồi sau đó mới chuyển giao
cho bên đi thuê. Ngƣời thuê không chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng
hoạt động cũng nhƣ bảo hành, bảo dƣỡng tài sản. Do đó, bên cho thuê có thể
hạn chế đƣợc rủi ro liên quan đến việc từ chối nhận tài sản của bên đi thuê
nếu nhƣ có sự sai sót về mặt kỹ thuật (xem Sơ đồ 1.1.2).
1.1.3.2. Căn cứ vào tính chất giao dịch có cho thuê ƣớt, cho thuê khô;
cho thuê đóng, cho thuê mở; cho thuê nội địa, cho thuê qua biên giới; cho
thuê theo hợp đồng thuê gốc; cho thuê cập nhật
Cho thuê ƣớt và cho thuê khô: Cả hai hình thức cho thuê này đều là
cho thuê hoạt động, phổ biến trong nghiệp vụ cho thuê máy bay. Cho thuê ƣớt
là hình thức cung cấp tài chính kèm theo dịch vụ bảo trì bảo dƣỡng, ngƣời lái,
nhiên liệu,… Còn cho thuê khô chỉ đơn thuần cung cấp tài chính dƣới dạng tài
sản (máy bay), các dịch vụ khác do ngƣời thuê chịu trách nhiệm.
Bên thuê
Bên đi thuê

(2)
(1)
(3)


18
Sơ đồ 1.1.2: CTTC 3 bên

(1): Bên cho thuê và bên thuê ký kết hợp đồng CTTC
(2): Bên cho thuê và nhà cung cấp ký kết hợp đồng mua bán tài sản
(3): Nhà cung cấp bàn giao tài sản thuê cho bên thuê
(4): Thanh toán tiền thuê
Cho thuê đóng và cho thuê mở: Cho thuê đóng là hình thức cho thuê
khi kết thúc thời hạn tài sản thuê đƣợc chuyển giao cho ngƣời thuê; mọi rủi ro
về hao mòn vô hình, giá trị còn lại của tài sản do ngƣời thuê chịu. Trong hình
thức cho thuê mở, ngƣời thuê có quyền lựa chọn mua tài sản vào cuối thời
hạn thuê hoặc có quyền kéo dài thời hạn thuê.
Cho thuê nội địa và cho thuê qua biên giới: Cho thuê nội địa là hình
thức cho thuê mà các bên tham gia vào hợp đồng thuê không có yếu tố quốc
tế, ngƣời thuê và cho thuê cùng trong một biên giới quốc gia. Cho thuê qua
biên giới là hình thức cho thuê khi ngƣời xuất khẩu bán sản phẩm của mình
cho công ty cho thuê, công ty cho thuê sau đó cho thể nhân hoặc pháp nhân ở
nƣớc ngoài thuê. Do có ít nhất hai đƣơng sự của hai nƣớc khác nhau tham gia,
các vấn đề đặc biệt là thuế và luật pháp sẽ phức tạp hơn nhiều cho thuê nội
địa. Ƣu điểm của hình thức này là bên thuê có thể tiếp cận với những sản
phẩm công nghệ cao ở các nƣớc tiên tiến, giảm bớt đƣợc các chi phí trung
gian. Trong trƣờng hợp này, ngƣời thuê phải cân nhắc kỹ giữa ƣu điểm và rủi
Bên cho thuê
Bên thuê
B. cung cấp

(1)
(4)
(3)
(2)


19
ro (lợi ích và chi phí) của giao dịch này. Thuê qua biên giới thƣờng là thuê trả
hết, hàng hóa đƣợc bán (xuất khẩu) cho ngƣời thuê ở cuối thời hạn thuê.
Cho thuê theo hợp đồng thuê gốc: Hình thức này cho phép ngƣời thuê
tài sản có thể tiếp tục thuê những tài sản khác (hoặc tài sản thay thế) từ ngƣời
cho thuê cùng những điều khoản nhƣ trong hợp đồng cho thuê ban đầu
(master lease contract) mà không cần phải ký một hợp đồng mới. Cho thuê
theo hợp đồng gốc thƣờng áp dụng với thời hạn của hợp đồng thuê lớn hơn
thời gian hữu dụng của tài sản, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho những
khách hàng quen thuộc.
Cho thuê cập nhật: Trong hình thức này, ngƣời cho thuê (thƣờng đồng
thời là bên cung ứng tài sản hoặc công ty liên kết với bên cung ứng tài sản)
đồng ý cho bên đi thuê thay thế tài sản đã lạc hậu bằng tài sản mới để tránh
hao mòn vô hình cho bên đi thuê tài sản.
1.1.3.3. Các hình thức đặc biệt của CTTC
Bán và tái thuê (Sale and Lease Back):
Đây là một hình thức đặc biệt trong hoạt động CTTC có sự tham gia
của hai bên. Bán và tái thuê xảy ra khi doanh nghiệp thiếu vốn lƣu động để
khai thác tài sản cố định hiện có. Để có đƣợc thêm nguồn vốn lƣu động doanh
nghiệp buộc phải bán tài sản cố định cho công ty CTTC sau đó thuê lại chính
tài sản đó để sử dụng (xem Sơ đồ 1.1.3).


20

Sơ đồ 1.1.3: Bán và tái thuê

Cho thuê giáp lƣng (hay còn gọi là cho thuê lại- Under Lease):
Hình thức cho thuê này có sự tham gia của ba bên: ngƣời cho thuê,
ngƣời thuê thứ nhất và ngƣời thuê thứ hai. Ngƣời thuê thứ nhất khi không còn
nhu cầu đối với tài sản thuê nên phải tìm ngƣời thuê thứ hai để chuyển giao
hợp đồng thuê (vì hợp đồng CTTC là hợp đồng không hủy ngang). Sự chuyển
giao này phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời cho thuê. Mọi chi phí và rủi ro phát
sinh từ hợp đồng thuê lại này do ngƣời thuê thứ nhất và ngƣời thuê thứ hai tự
thỏa thuận. Ngƣời thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới về tài sản
thuê vì là ngƣời trực tiếp ký kết hợp đồng với ngƣời cho thuê (xem sơ đồ
1.1.4).
Hợp đồng mua bán tài sản
Cty CTTC



Ngƣời mua


Chủ sở hữu
mới


Chủ sở hữu
ban đầu


Ngƣời bán



Ngƣời thuê
Hợp đồng thuê tài sản
Quyền sở hữu pháp lý
Tiền mua tài sản
Quyền sử dụng tài sản
Tiền thuê tài sản


21
Sơ đồ 1.1.4: CTTC giáp lƣng

Cho thuê bắc cầu (Leveraged Lease): Hình thức cho thuê này có sự
tham gia của ba bên: ngƣời cho thuê, ngƣời thuê và nhà tài trợ. Ngƣời cho
thuê do không đủ khả năng tài trợ vốn cho khách hàng phải đi vay ngƣời thứ
ba (nhà tài trợ). Vật thế chấp cho khoản vay của ngƣời cho thuê là quyền sở
hữu tài sản thuê trong hợp đồng CTTC và các khoản tiền mà ngƣời thuê sẽ trả
cho ngƣời cho thuê. Nhà tài trợ đƣợc hoàn trả từ các khoản tiền thuê thƣờng
trực tiếp từ ngƣời thuê theo yêu cầu của ngƣời cho thuê. Khi thanh toán hết với
nhà tài trợ, những khoản tiền thuê còn lại sẽ đƣợc trả cho ngƣời thuê. Thuê bắc
cầu thƣờng áp dụng với những tài sản thuê có giá trị lớn (xem Sơ đồ 1.1.5).
Sơ đồ 1.1.5: CTTC bắc cầu

(1): Cho vay mua tài sản
(2): Cho thuê tài sản
(3): Trả tiền thuê
(4): Trả tiền vay

Cty


CTTC
QSD tài sản

Ngƣời
thuê
thứ hai
Tiền thuê
QSD tài sản
Tiền thuê

Ngƣời
thuê
thứ
nhất
Ngân
hàng/Nhà tài
trợ

Cty CTTC

Ngƣời thuê
(1)
(4)
(2)
(3)


22
Cho thuê hợp tác (Syndicated Lease): Hình thức cho thuê này đƣợc
thực hiện trên cơ sở hợp đồng đa phƣơng giữa một hay nhiều khách hàng và

nhiều công ty CTTC do một công ty CTTC đứng ra làm ngƣời tổ chức. Ngƣời
tổ chức này sẽ đại diện thực hiện quy trình CTTC với ngƣời đi thuê. Hình
thức tƣơng đối giống với cho thuê bắc cầu chỉ khác là nhà tài trợ trong cho
thuê hợp tác tham gia trực tiếp trong quá trình cho thuê, còn nhà tài trợ trong
cho thuê bắc cầu tham gia gián tiếp.
Các hình thức đặc biệt này của CTTC tạo điều kiện ngày một thuận lợi
cho việc phát triển dịch vụ CTTC trong nền kinh tế. Ngƣợc lại, để vận hành
tốt những hình thức cho thuê này đòi hỏi trình độ cao về tổ chức quản lý, tác
nghiệp của nội bộ các công ty CTTC cũng nhƣ trên bình diện của ngành và
nền kinh tế.
1.1.4. Những điều kiện để hình thành và phát triển dịch vụ cho thuê
tài chính trong nền kinh tế thị trường
1.1.4.1. Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động CTTC
Khi thực hiện chuyển đổi kinh tế, một trong những vấn đề bức xúc nhất
là tạo môi trƣờng pháp lý, thu hút và đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tƣ
trong nƣớc và nƣớc ngoài, nghiên cứu đƣa ra một số luật nhằm bảo vệ quyền
lợi của nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp. Xây dựng một khung thể chế có hiệu
quả là cần thiết, mặc dù trong thực tế, việc làm này không phải dễ dàng.
Tính tin cậy về luật pháp cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới
môi trƣờng kinh doanh đặc biệt ở khu vực tƣ nhân. Kinh nghiệm cho thấy ở
một số nƣớc, nhƣ Nga và các nƣớc thuộc Liên Xô trƣớc đây (sau sự kiện
chính trị 12/12/1991), rất nhiều đạo luật về sở hữu tƣ nhân, về hợp đồng, tổ
chức, cạnh tranh… đƣợc ban hành, nhƣng trên thực tế thì lại không đƣợc áp
dụng hay không có hiệu lực. Sự không ổn định trong hệ thống toà án cũng
góp phần làm hạn chế các giao dịch, làm tăng chi phí của các giao dịch này
đến mức làm cho các giao dịch không thể thực hiện đƣợc. Khi mức độ tin cậy


23
vào hệ thống luật pháp thấp, các chủ thể kinh doanh không thể có lòng tin với

các đối tác mới, do vậy hạn chế sự mở rộng hoạt động. Ngƣợc lại, các nƣớc
Đông Âu (nhƣ Hunggary, cộng hòa Séc, Estonia) đã xây dựng đƣợc một hệ
thống toà án có tính ổn định và đƣợc đảm bảo tƣơng đối cao trong số những
nƣớc chuyển đổi.
Vì vậy, tạo môi trƣờng pháp lý trong kinh doanh và xây dựng thể chế
kinh tế thị trƣờng là tiền đề cần thiết để phát triển kinh tế thị trƣờng nói
chung, phát triển thị trƣờng CTTC nói riêng ở Việt Nam hiện nay.
Cho thuê tài chính là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho các chủ
thể tham gia và cho nền kinh tế- xã hội. Nhƣng để lợi ích của cá nhân, doanh
nghiệp và lợi ích của xã hội đi cùng chiều với nhau đòi hỏi trƣớc tiên phải
thiết lập một khuôn khổ pháp lý và hệ thống vận hành đồng bộ, đúng mực.
Xây dựng một khung pháp lý tốt không chỉ là tiền đề mà còn đóng vai trò là
tác nhân xúc tiến hoạt động này phát triển trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng ở
Việt Nam. Trƣớc tiên là hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho
thuê tài chính mà căn cứ chung nhất là luật về cho thuê tài chính, sau đó là
cần có sự bổ sung điều chỉnh các đạo luật khác có liên quan đến hoạt động
CTTC. Chính sự thiếu vắng luật CTTC đã gây nên tình trạng chồng chéo, gây
khó hiểu cũng nhƣ ảnh hƣởng đến hiệu quả và tốc độ phát triển của dịch vụ
CTTC ở Việt Nam trong thời gian qua.
Công ty tài chính quốc tế - IFC (International Finance Corporation)
thuộc Ngân hàng thế giới - WB đã rút ra một số nguyên tắc mang tính chất
pháp lý đảm bảo cho một giao dịch cho thuê thành công nhƣ sau:
Một là, hệ thống luật pháp quốc gia phải định nghĩa rõ ràng về bản chất
các giao dịch cho thuê để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời thuê và ngƣời
cho thuê. Cần phân biệt rõ ràng giữa cho thuê với các giao dịch thƣơng mại và
các hình thức tín dụng khác để tránh cho hoạt động này phải tuân thủ những
điều khoản bất lợi.

×