Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Luận văn ThS. Triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 147 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ





NGUYỄN THỊ HẢO






XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU ĐỘI NGŨ
CÔNG NHÂN TỈNH HẢI DƢƠNG TRONG THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC







LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC














HÀ NỘI - 2012

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




NGUYỄN THỊ HẢO





XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU ĐỘI NGŨ
CÔNG NHÂN TỈNH HẢI DƢƠNG TRONG THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC


Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số : 60 22 85



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS BÙI ĐÌNH BÔN







HÀ NỘI - 2012


3

MC LC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ CẤU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CƠ
CẤU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 14
1.1. Một số khái niệm cơ bản 14
1.1.1. Khái niệm cộng đồng người 14
1.1.2. Khái niệm quan hệ xã hội 15

1.1.3. Khái niệm cơ cấu xã hội 15
1.1.4. Khái niệm giai cấp 16
1.1.5. Khái niệm về cơ cấu xã hội - giai cấp 17
1.1.6. Khái niệm giai cấp công nhân 19
1.1.7. Khái niệm “cơ cấu giai cấp công nhân” 21
1.1.8. Khái niệm cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương 22
1.2. Những nhân tố chủ yếu tác động đến xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp
công nhân trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
hiện nay 23
1.2.1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chiến lược kinh tế - xã hội và
những chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta 23
1.2.2. Trình độ, tính chất và tốc độ phát triển của sản xuất công nghiệp,
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức 26
1.2.3. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật và công nghệ
của đất nước 27
1.2.4. Điều kiện tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, điều kiện
lịch sử - xã hội của đất nước 28
1.2.5. Tình hình chính trị - xã hội của nước ta trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch ở trong
và ngoài nước trong giai đoạn hiện nay có tác động không nhỏ tới sự
biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân 29

4
1.2.6. Nhân tố quốc tế có tác động to lớn tới sự biến đổi cơ cấu giai cấp
công nhân Việt Nam 30
1.3. Xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân trong điều kiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay 31
1.3.1. Xu hướng tăng lên về số lượng của giai cấp công nhân cùng với sự

phát triển các ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước 31
1.3.2. Xu hướng đa dạng, phức tạp và không thuần nhất trong cơ cấu giai
cấp công nhân 32
1.3.3. Xu hướng tăng lên của bộ phận công nhân trong khu vực kinh tế
ngoài nhà nước 34
1.3.4. Xu hướng tăng sự chênh lệch về chất giữa các bộ phận công nhân
trong khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước 34
1.3.5. Xu hướng giảm công nhân trong một số ngành công nghiệp truyền
thống (luyện kim, cơ khí chế tạo), trong khu vực sản xuất vật chất,
tăng công nhân trong các ngành chế biến, công nghiệp mũi nhọn, dịch
vụ, du lịch 36
1.3.6. Xu hướng nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, ý thức trách nhiệm
lao động, tác phong công nghiệp; tăng đội ngũ công nhân lành nghề,
trẻ hóa về tuổi đời, tuổi nghề trong giai cấp công nhân Việt Nam 36
Chương 2. THỰC TRẠNG, XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU ĐỘI NGŨ
CÔNG NHÂN TỈNH HẢI DƢƠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 39
2.1. Vài nét khái quát về tỉnh Hải Dương và thực trạng cơ cấu đội ngũ công
nhân tỉnh Hải Dương hiện nay 39
2.1.1. Vài nét khái quát về tỉnh Hải Dương 39
2.1.2. Thực trạng cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương hiện nay 40
2.2. Xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân Hải Dương trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 48
2.2.1. Những nhân tố chủ yếu tác động đến xu hướng biến đổi cơ cấu đội
ngũ công nhân tỉnh Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước 48

5
2.2.2. Khảo sát một số xu hướng biến đổi trong cơ cấu đội ngũ công nhân
tỉnh Hải Dương thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 55

2.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong xây dựng đội ngũ công nhân Hải
Dương nói chung, xây dựng cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương
nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 74
2.3.1. Đánh giá chung về xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh
Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 74
2.3.2. Những vấn đề đặt ra 83
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY CÁC XU HƢỚNG
TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG XU HƢỚNG KHÔNG MONG
MUỐN TRONG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN
TỈNH HẢI DƢƠNG 102
3.1. Nhóm giải pháp về kinh tế 102
3.1.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật - công
nghệ của tỉnh, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn 102
3.1.2. Giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm, đời sống, điều kiện làm việc
cho công nhân tỉnh Hải Dương 105
3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 115
3.2.1. Giáo dục và đào tạo công nhân, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn,
nghiệp vụ, lập trường giai cấp cho đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương 115
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo và quan tâm của các cấp ủy Đảng ở tỉnh Hải
Dương trong giải quyết vấn đề bức xúc cho đội ngũ công nhân 116
3.2.3. Xây dựng tổ chức công đoàn và đoàn viên thanh niên trong các loại
hình doanh nghiệp vững mạnh; nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức
công đoàn trong thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng, hợp pháp của công nhân, lao động ở tỉnh Hải Dương 117
3.2.4. Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, tăng cường hiệu quả hoạt động
của bộ máy quản lý nhà nước trong xây dựng và phát triển đội ngũ
công nhân 119

6

3.2.5. Nâng cao trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền các cấp, các tổ
chức chính trị - xã hội ở tỉnh Hải Dương trong việc thực hiện chiến
lược xây dựng đội ngũ công nhân 121
KẾT LUẬN 124
DANH MC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
PH LC 131

7
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của
Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn
xã hội. Để xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh thì một trong những
nhiệm vụ và giải pháp cơ bản mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương khóa X đã chỉ rõ, đó là: “tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát
triển lý luận về giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
kinh tế quốc tế”. Nghiên cứu đề tài: “xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công
nhân tỉnh Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” góp
phần vào việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên.
Tác giả luận văn chọn vấn đề “xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân
tỉnh Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” làm đề tài
nghiên cứu xuất phát từ các lý do sau đây:
- Thứ nhất, từ vị trí, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội; là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; lực lượng đi
đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
tạo ra tiền đề vật chất cho sự phát triển về lượng và chất của giai cấp công nhân;
trái lại, sự lớn mạnh của giai cấp công nhân về lượng và chất là nhân tố quan
trọng bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh là bảo đảm cho sự phát triển của đất
nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự lớn mạnh của giai

8
cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi
mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thứ hai, từ thực trạng cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương hiện
nay và từ yêu cầu xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thực trạng cơ cấu đội ngũ công nhân Hải Dương hiện nay còn nhiều hạn
chế về cả số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khi nước ta tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với
sự biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam, cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh
Hải Dương cũng diễn ra sự biến đổi mạnh mẽ. Có những xu hướng biến đổi tích
cực, và có cả những xu hướng biến đổi không tích cực. Để xây dựng cơ cấu đội
ngũ công nhân tỉnh Hải Dương theo hướng tích cực, đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi phải nghiên cứu, giải
quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương.
Trong những vấn đề ấy, một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết đặt ra
đòi hỏi phải được nghiên cứu, đó là xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân
tỉnh Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở
đó để có những giải pháp nhằm thúc đẩy xu hướng biến đổi tích cực, hạn chế và
khắc phục những xu hướng biến đổi không tích cực.
- Thứ ba, nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần giải quyết một trong
những vấn đề lý luận và thực tiễn mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban

Chấp hành Trung ương khóa X đã xác định.
Đề cập đến nhiệm vụ và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X đã chỉ rõ: “… đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên
cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân, hướng vào giải đáp những
vấn đề thực tiễn đặt ra: về xu hướng phát triển của giai cấp công nhân trong

9
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về vấn đề trí thức hóa
giai cấp công nhân; về công nhân tham gia sở hữu doanh nghiệp; về mối quan
hệ giữa giai cấp công nhân với với giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, đặc biệt
là trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức;
về sự phân hóa và mối quan hệ trong nội bộ giai cấp công nhân; về vai trò lãnh
đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt
Nam trong thời kỳ mới; về tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng, các tổ chức
chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp; về vai trò làm chủ của giai cấp công
nhân, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động; về mối quan hệ
đoàn kết, hợp tác giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân các
nước trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; về những âm mưu,
thủ đoạn “diễn biến hòa bình” và tuyên truyền phản động của các thế lực thù
địch đối với giai cấp công nhân…” [11, tr.52-53].
Nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn hy vọng góp phần nhỏ vào việc
thực hiện một trong các nhiệm vụ nêu trên.
- Thứ tư, nghiên cứu xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh
Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để có giải
pháp, chính sách đúng đắn xây dựng cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Hải
Dương trong giai đoạn hiện nay
Từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi
phải nghiên cứu xu hướng biến đổi của đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương; trên
cơ sở đó có giải pháp, chính sách đúng đắn xây dựng cơ cấu đội ngũ công nhân

tỉnh Hải Dương ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn
mới. Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân ở tỉnh Hải Dương để
thông qua đó góp phần nghiên cứu xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

10
Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân
tỉnh Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” là một
nhiệm vụ hết sức cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong các Văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí, vai trò
của giai cấp công nhân, quan tâm đến vấn đề xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam. Cương lĩnh năm 1991 đã chỉ rõ: “Phát triển giai cấp công nhân về số lượng
và chất lượng để xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội” [8, tr.15]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nhấn
mạnh: “coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản
lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện “trí thức hóa công
nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới xứng đáng là
một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới ” [9, tr.124-125].
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định:
“Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng
cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng
là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
[10, tr.118].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Về
tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đã khẳng định: “giai cấp công nhân nước ta
có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất

tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực
lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ” [11,
tr.52-53].

11
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Quan
tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng
và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò
của giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiên
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam ” [13, tr.240-241].
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Nhà nước, cấp Bộ, luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo, tài liệu, nghiên cứu về giai
cấp công nhân Việt Nam dưới những góc độ khác nhau và đã đạt được những kết
quả nhất định, có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài
nghiên cứu của luận văn:
+ Hai công trình nghiên cứu của TS Bùi Đình Bôn: “Giai cấp công nhân
Việt Nam - mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nxb Lao động, Hà Nội, 1997) và
“Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay” (Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1997), đã đề cập đến khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam và nội
hàm của khái niệm đó; những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam
hiện nay; thực trạng cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay và dự báo xu
hướng biến động cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội; vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình cách
mạng Việt Nam; mục tiêu, yêu cầu xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong
giai đoạn mới; vai trò của Đảng đối với giai cấp công nhân; những chủ trương,
biện pháp, chính sách cơ bản và cấp bách nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam ngang tầm với sứ mạng lịch sử của nó.
Những kết quả nghiên cứu đã đạt được trong hai công trình nghiên cứu nêu

trên có giá trị lý luận và thực tiễn nhất định, có thể tham khảo kế thừa trong quá
trình thực hiện luận văn; tuy nhiên, tình hình giai cấp công nhân Việt Nam hiện
nay nói chung và tình hình đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương nói riêng, trong đó

12
có cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương hiện nay đã khác nhiều so với cách
đây hơn 15 năm. Do đó, những kết quả đạt được trong hai công trình nêu trên chỉ
có ý nghĩa tham khảo như là những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận cho việc
nghiên cứu đề tài của luận văn.
+ Cuốn sách “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (1999), tập hợp một số bài viết của tập thể
tác giả, đề cập trên một số phương diện: khái niệm, vị trí, vai trò, thực trạng giai
cấp công nhân Việt Nam, chính sách và giải pháp, xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam. Kết quả của công trình nghiên cứu này có thể tham khảo trong nghiên
cứu đề tài ở những nội dung có liên quan. Tuy nhiên, cuốn sách này không phải là
một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, mà chỉ là tập hợp các bài viết về giai cấp
công nhân Việt Nam trong những năm trước đây; tình hình thực tế của giai cấp
công nhân Việt Nam và đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương hiện nay đã khác
nhiều so với những gì đã được đề cập trong cuốn sách nêu trên.
+ Cuốn sách “Về thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay”
(2001) của các tác giả: Phạm Quang Trung, Cao Văn Biền, Trần Đức Cường đã
đề cập đến thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam trên một số phương diện: đời
sống, nghề nghiệp, điều kiện lao động, tâm tư nguyện vọng, Đây là công trình
nghiên cứu về “thực trạng kinh tế - xã hội giai cấp công nhân Việt Nam từ những
năm 1997 đến năm 2000”. Do mục tiêu của công trình nghiên cứu quy định nên
những vấn đề lý luận về giai cấp công nhân có liên quan đến đề tài nghiên cứu
của luận văn chưa được đề cập trong công trình này.
+ Cuốn sách “Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong
những năm đầu của thế kỷ XXI” (2001), đây là Kỷ yếu Hội thảo khoa học, tập
hợp bài viết của một số nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nội dung các bài

viết chủ yếu đi sâu vào khía cạnh phân tích luận giải những nhân tố khách quan
và chủ quan tác động đến xu hướng biến đổi và dự báo xu hướng biến đổi giai cấp
công nhân Việt Nam. Những nội dung lý luận có liên quan đến luận văn, như: cơ

13
cấu giai cấp công nhân, thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam, quan điểm, giải
pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI
chưa được đề cập trong cuốn sách này.
+ Cuốn sách “Giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong
những năm đầu của thế kỷ XXI” (2002), tập hợp những bài viết của một số nhà
khoa học, cán bộ quản lý, nghiên cứu đi sâu đề cập những giải pháp xây dựng giai
cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Có thể tham khảo kết
quả nghiên cứu của một số bài viết trong cuốn sách này phục vụ cho nghiên cứu
đề tài ở một phương diện nào đó. Tuy nhiên, những nội dung có liên quan đến
luận văn, như: cơ cấu giai cấp công nhân, xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp công
nhân, chưa được đề cập trong cuốn sách.
+ PGS.TS Nguyễn Viết Vượng (chủ biên), trong cuốn “Giai cấp công
nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa” (2003), đã đề cập đến sự chuyển biến của giai cấp công nhân và tổ
chức công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; dự báo sự phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, phương
hướng xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trong những
năm đầu thế kỷ XXI. Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này có thể
tham khảo kết thừa trong nghiên cứu đề tài của luận văn. Tuy nhiên, những kết
quả đã đạt được trong công trình nêu trên mới chỉ là những khám phá bước đầu,
cần được nghiên cứu bổ sung, phát triển với một tư duy mới, sát với thực tiễn
hiện nay và trong những năm tới của giai cấp công nhân Việt Nam và đội ngũ
công nhân tỉnh Hải Dương. Những vấn đề lý luận có tính đột phá giải quyết
những vấn đề cấp thiết, bức xúc của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay trong
đó có đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương, chưa được tác giả cuốn sách làm sáng

tỏ.
+ Cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về xây dựng, phát huy vai trò của giai
cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2004)

14
của tập thể tác giả, do TS Dương Văn Sao chủ biên, đã đề cập đến những nội
dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu, như: thực trạng giai cấp công nhân Việt
Nam; những nhân tố tác động đến xu hướng biến động, phát triển của giai cấp
công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI; quan điểm, phương
hướng và một số giải pháp xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp công nhân Việt
Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Kết quả nghiên cứu của công trình có thể
được tham khảo kế thừa trong nghiên cứu đề tài của luận văn. Tuy nhiên, những
thành tựu đạt được của công trình này được xem như là những khai phá bước
đầu, cần được nghiên cứu sâu hơn, bổ sung và phát triển cho phù hợp với thực
tiễn giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay nói chung và đội ngũ công nhân tỉnh
Hải Dương nói riêng trong những năm sắp tới.
+ Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020”, mã số KX. 04.15, thuộc chương trình nghiên cứu khoa
học lý luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010, mã số KX.04/06-10, do TS Đặng
Ngọc Tùng làm chủ nhiệm đề tài, đã được Hội đồng khoa học cấp Nhà nước
nghiệm thu ngày 29 - 8 - 2010. Trong công trình khoa học này, các tác giả đã
phân tích, luận giải góp phần làm rõ khái niệm giai cấp công nhân, vị trí, vai trò
và đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng giai
cấp công nhân Việt Nam hiện nay; dự báo xu hướng biến động giai cấp công
nhân Việt Nam trong những năm tới; đề xuất hệ quan điểm, mục tiêu, giải pháp
nhằm xây dựng và phát huy vai trò giai cấp công nhân trong giai đoạn 2011 -
2020.
Những kết quả nghiên cứu có liên quan của công trình khoa học này có thể
được tham khảo như là những gợi ý có ý nghĩa phương pháp luận cho việc nghiên
cứu đề tài của luận văn.

Ngoài ra, còn có thể đề cập đến một số công trình đi trước có liên quan
đến đề tài nghiên cứu của luận văn, như: đề tài khoa học “Xây dựng giai cấp công
nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay” (2001)

15
của Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
Luận án Tiến sĩ Triết học của Trần Thị Bích Liên: “Tích cực hóa nhân tố chủ
quan để giai cấp công nhân Việt Nam thực hiện và hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của mình” (2001); Đinh Đăng Định (chủ biên): “Giá trị bản sắc văn hóa dân tộc
trong quá trình xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam” (2002); Phan Thanh
Khôi (chủ biên): “Ý thức chính trị của giai cấp công nhân trong một số doanh
nghiệp ở Hà Nội hiện nay” (2003); Nguyễn Thị Ngân: “Xây dựng ý thức tình cảm
dân tộc chân chính cho giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
(2005); Dương Văn Sao (chủ biên): Đề tài khoa học “Thực trạng giai cấp công
nhân Việt Nam” (2005); Luận án Tiến sĩ Triết học của Dương Thị Thanh Xuân:
“Ý thức chính trị của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài ở nước ta hiện nay” (2007), Có thể tham khảo kết quả nghiên cứu có liên
quan của các công trình trên đây phục vụ cho nghiên cứu đề tài của luận văn.
+ Công trình nghiên cứu “Một số vấn đề phát triển lý luận về giai cấp
công nhân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” do GS.TS Hoàng Chí Bảo, PGS.TS
Nguyễn Viết Thông, PGS.TS Bùi Đình Bôn (đồng chủ biên) đã đề cập đến một số
vấn đề như: khái niệm “giai cấp công nhân Việt Nam”, xu hướng phát triển của
giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế, giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy, nâng cao chất
lượng nghiên cứu, phát triển lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam trong thời
gian tới, Có thể tham khảo, kế thừa kết quả nghiên cứu có liên quan của công
trình khoa học này phục vụ cho việc nghiên cứu thực hiện luận văn.
Những công trình nêu trên tuy đã đạt được những kết quả nghiên cứu nhất
định; nhưng một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu

của luận văn, như: cơ cấu giai cấp công nhân, xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp
công nhân Việt Nam (trong đó đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương là một bộ
phận) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chưa được đề cập

16
thấu đáo trong các công trình khoa học nêu trên. Đó là một trong mười vấn đề mà
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa X đã đặt ra cần
phải nghiên cứu, giải đáp. Nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn hy vọng góp
một phần nhỏ vào việc nghiên cứu một vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu làm rõ xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Hải
Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy các xu hướng tích cực và hạn chế
những xu hướng không mong muốn trong sự biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân
tỉnh Hải Dương.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ cụ thể sau đây:
- Thứ nhất, góp phần nghiên cứu làm rõ cơ cấu giai cấp công nhân và xu
hướng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta hiện nay.
- Thứ hai, phân tích làm rõ thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ
công nhân tỉnh Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy các xu hướng
tích cực và hạn chế những xu hướng không mong muốn trong sự biến đổi cơ cấu
đội ngũ công nhân Hải Dương.
4. Đối tƣợng, giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân Hải Dương trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

17
Đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương trong một, hai thập niên đầu thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận của luận văn:
+ Hệ thống những quan điểm, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giai cấp
công nhân và vai trò của nó trong quá trình cách mạng; về các quan hệ xã hội và
cơ cấu xã hội, đặc biệt là các luận điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về
tính quy định lịch sử của các quan hệ kinh tế, vật chất đối với các quan hệ xã hội
và tinh thần; về tính quy định của cơ cấu kinh tế đối với cơ cấu xã hội, cơ cấu xã
hội - giai cấp.
+ Các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX, X, XI;
những tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam có
liên quan đến luận văn có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và phương pháp luận
đối với những vấn đề được đề cập trong luận văn.
+ Khi viết luận văn, tác giả chú ý sử dụng, tham khảo một số công trình
nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học ở trong nước; số liệu thống kê, điều tra
xã hội học, của các cơ quan nghiên cứu, tổng hợp, lưu trữ, Những vấn đề có
liên quan đến luận văn mà các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các công trình
khoa học đi trước đã nêu ra được xem như là những chỉ dẫn, gợi ý khoa học có ý
nghĩa phương pháp luận cho tác giả luận văn.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn:
+ Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tác giả luận văn trực tiếp đi khảo sát, điều tra xã hội học,
nghiên cứu thực tiễn đội ngũ công nhân Hải Dương hiện nay trên một số địa bàn

trong tỉnh, trong một số loại hình doanh nghiệp. Tác giả luận văn chú ý nghiên
cứu thực tiễn biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân tỉnh Hải Dương qua một số tài

18
liệu tổng hợp của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan chức năng, Trên cơ sở đó,
người viết luận văn cố gắng phân tích, khái quát nhằm rút ra những kết luận khoa
học; phát hiện những vấn đề có tính quy luật, những nhân tố chủ yếu tác động
đến xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân Hải Dương trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ chính trị - xã hội của chủ nghĩa xã
hội khoa học. Những phương pháp nghiên cứu của triết học, kinh tế chính trị Mác
- Lênin, khoa học lịch sử và xã hội học Mác - Lênin, được vận dụng tổng hợp
để tìm ra con đường, phương pháp tiếp cận, giải quyết các vấn đề đặt ra trong
luận văn. Tác giả luận văn đặc biệt chú ý vận dụng các phương pháp: kết hợp
logic và lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, nguyên tắc thống nhất giữa kinh tế
và chính trị - xã hội, cái riêng và cái chung; trong đó, phương pháp phân tích,
tổng hợp, lịch sử - logic là phương pháp chủ yếu.

6. Đo
́
ng go
́
p cu
̉
a luâ
̣
n văn
6.1. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
- Một là, góp phần làm rõ cơ cấu giai cấp công nhân và các xu hướng biến

đổi cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta hiện nay.
- Hai là, bước đầu làm rõ một số xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công
nhân tỉnh Hải Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Ba là, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy các xu hướng tích
cực và hạn chế những xu hướng không mong muốn trong sự biến đổi cơ cấu đội
ngũ công nhân Hải Dương.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng sử dụng của luận văn
Góp phần vào việc đưa ra những cơ sở khoa học để các cơ quan có thẩm
quyền ở tỉnh Hải Dương tham khảo trong xây dựng chính sách kinh tế - xã hội
đúng đắn đối với đội ngũ công nhân nhằm xây dựng cơ cấu đội ngũ công nhân

19
Hải Dương theo hướng tích cực, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy một số chủ đề của các bộ môn có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương, 8 tiết:
Chương 1: Cơ cấu giai cấp công nhân và xu hướng biến đổi cơ cấu giai
cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước
ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng, xu hướng biến đổi cơ cấu đội ngũ công nhân Hải
Dương và những vấn đề đặt ra.
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy các xu hướng tích cực
và hạn chế những xu hướng không mong muốn trong sự biến đổi cơ cấu đội ngũ
công nhân Hải Dương.















20
Chƣơng 1
CƠ CẤU GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU
GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm cộng đồng người
Xã hội loài người, qua tất cả các giai đoạn và thời kỳ phát triển, bao giờ
cũng có một cơ cấu nhất định. Cơ cấu của xã hội loài người là một cơ cấu đa
dạng, phức tạp, bao gồm nhiều mối quan hệ giữa người với người, giữa cộng
đồng người này với cộng đồng người khác. Con người với tính cách là con người
của xã hội có rất nhiều mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống hiện thực. Xã hội loài người bao gồm những cơ cấu khác nhau,
mỗi cơ cấu phân chia xã hội thành những cộng đồng người nhất định theo một
góc độ hay một phương diện nào đó. Các cộng đồng, các nhóm xã hội, các tập
đoàn xã hội được coi là những yếu tố xuất phát để cấu tạo nên xã hội loài người.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu: Cộng đồng người là sự tập hợp các thành viên của

xã hội theo một nguyên tắc nhất định, nó tồn tại trong một lĩnh vực hoạt động,
sinh hoạt nhất định của xã hội.
Có rất nhiều cộng động người, xét theo từng lĩnh vực khác nhau:
- Cộng đồng người sản xuất: tập thể lao động trong các nhà máy, xí nghiệp,
công trường, hợp tác xã,
- Cộng đồng người về chính trị: các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức
chính trị, các hội,
- Cộng đồng xã hội dân cư theo lãnh thổ (làng, xã, huyện, tỉnh), các cộng
đồng nghề nghiệp, các cộng đồng dân tộc, tôn giáo,…

21
Người ta có thể phân chia xã hội theo các tập đoàn xã hội, nhóm xã hội
lớn, như: nhóm thợ thủ công, nhóm quân nhân, nhóm viên chức, nhóm sinh viên,
nhóm sinh viên,
Trong xã hội có giai cấp, chỉ nhấn mạnh đến sự phân hóa xã hội thành các
cộng đồng xã hội, các nhóm xã hội lớn, phủ định sự phân hóa giai cấp; hoặc
ngược lại, coi cơ cấu xã hội là cơ cấu giai cấp, không chú ý đến sự phân chia xã
hội thành các cộng đồng người, các tập đoàn, các nhóm xã hội đều là phiến diện,
dẫn đến sai lầm về nguyên tắc trong việc hoạch định chính sách, chủ trương cũng
như giải quyết các vấn đề thực tiễn.
1.1.2. Khái niệm quan hệ xã hội
Quan hệ xã hội là mối quan hệ đa dạng, phong phú phát sinh giữa các
nhóm xã hội, các cộng đồng người và cả trong nội bộ từng nhóm xã hội, giai cấp,
tầng lớp xã hội, cộng đồng dân tộc, trong đời sống và sinh hoạt kinh tế, xã hội,
chính trị, văn hóa. Mỗi cá nhân tham gia vào mối quan hệ xã hội với tính cách là
thành viên của các cộng đồng, các nhóm xã hội này hay các cộng đồng, các nhóm
xã hội khác. Quan hệ xã hội là tất cả những quan hệ giữa người và người hình
thành trong các quá trình của đời sống xã hội.
1.1.3. Khái niệm cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội là tổng hợp tất cả các cơ cấu theo từng góc độ khác nhau

của xã hội và hệ thống các cộng đồng người tương đối ổn định, liên hệ với nhau
bới những quan hệ xã hội theo một kiểu nào đó, hay một nguyên tắc nhất định.
Cơ cấu xã hội được hiểu theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng: Cơ cấu xã hội bao gồm tất cả các cộng đồng người
được xác định, hình thành một cách tự nhiên (khách quan) trong lịch sử: các dân
tộc, tộc người, giai cấp, tầng lớp xã hội và cả những cộng đồng người được hình
thành một cách có ý thức (chủ quan), như: các chính đảng, đoàn thể quần chúng
và các tổ chức xã hội khác. Toàn bộ sự tác động lẫn nhau giữa các cộng đồng
người ấy trên các lĩnh vực xã hội tạo thành toàn bộ những quan hệ xã hội.

22
- Theo nghĩa hẹp: Cơ cấu xã hội chỉ bao gồm những cộng đồng người (các
giai cấp, dân tộc, tộc người, nhóm xã hội và những tầng lớp trong một giai cấp,
dân tộc, ) được hình thành một cách khách quan trong lịch sử và sự tác động qua
lại lẫn nhau giữa các cộng đồng đó.
Cơ cấu xã hội là một khái niệm mở. Có nghĩa là, vấn đề này còn có thể
được phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Điều đó tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế,
khoa học kỹ thuật, của xã hội. Vì thế, để nghiên cứu, nhận thức về cơ cấu xã
hội một cách chuẩn xác, đầy đủ, đòi hỏi phải nghiên cứu nó dưới nhiều góc độ,
“lát cắt” khác nhau, trong đó “lát cắt” quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là cơ cấu
xã hội – giai cấp.
1.1.4. Khái niệm giai cấp
Trong lịch sử đã có nhiều quan niệm về giai cấp, song chỉ đến C.Mác –
người đã kế thừa và phát triển quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó, mới
đưa ra được một phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu vấn đề giai cấp, rằng
chỉ có thể hiểu biết vấn đề giai cấp, khi gắn nó với một phương thức sản xuất nhất
định.
Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ăngghen, trong “Sáng
kiến vĩ đại”, Lênin đã đưa ra một định nghĩa nổi tiếng về giai cấp. Ông viết: “
Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về

địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất nhất định trong lịch sử, khác nhau về
quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định
và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất về vai trò của họ trong tổ chức lao
động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải
xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà
tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập
đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định” [27, tr.17-
18].

23
Chủ nghĩa Mác-Lênin xác định các giai cấp trong những phương thức sản
xuất nhất định. Địa vị khác nhau của các tập đoàn xã hội trong mỗi phương thức
sản xuất đã tạo nên các giai cấp khác nhau. Địa vị giai cấp được quy định bởi ba
nhân tố: 1- quan hệ của nó đối với tư liệu sản xuất, 2- vai trò của nó trong tổ chức
lao động xã hội, và 3- quan hệ của nó đối với sản phẩm xã hội. Trong đó, điều có
ý nghĩa quyết định việc phân chia giai cấp là mối quan hệ của các tập đoàn người
đối với tư liệu sản xuất. Sự chênh lệch về phần của cải xã hội mà các tập đoàn
được hưởng chỉ là kết quả và biểu hiện của sự khác biệt về quan hệ sở hữu của nó
đối với tư liệu sản xuất.
Định nghĩa giai cấp của Lê-nin là một khái niệm cơ bản của triết học, nó
mang bản chất khoa học và cách mạng. Cho đến nay, định nghĩa giai cấp của Lê-
nin vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là một định nghĩa khoa học có giá trị cả về lý luận
và thực tiễn. Nó là một trong những cơ sở khoa học, là phương pháp luận đúng
đắn cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cơ cấu xã hội – giai cấp.
1.1.5. Khái niệm về cơ cấu xã hội - giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, nét nổi bật của cơ cấu xã hội theo nghĩa hẹp là cơ
cấu xã hội – giai cấp. Cơ cấu xã hội – giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội và những mối quan hệ giữa chúng. Hay có thể định nghĩa theo cách
khác: cơ cấu xã hội – giai cấp là cơ cấu xã hội mà trong đó các cộng đồng người
được xem xét dưới góc độ giai cấp, tầng lớp và mối quan hệ giữa các giai cấp,

tầng lớp ấy.
Trong hệ thống các thành tố cấu thành cơ cấu xã hội, cơ cấu xã hội - giai
cấp là yếu tố cấu thành cơ bản nhất. Nó luôn ở vị trí trung tâm, quan trọng nhất.
Lênin nhấn mạnh: “ chúng ta luôn cần phải thấy rõ rằng sự phân chia xã hội
thành giai cấp như thế trong quá trình lịch sử là sự kiện căn bản” [28, tr.81].
Sự phân chia chủ yếu, lớn nhất trong lịch sử xã hội loài người là sự phân
chia giai cấp. Cơ cấu xã hội – giai cấp thể hiện một cách rõ nét nhất đặc điểm của
cơ cấu xã hội, thể hiện bản chất giai cấp của mỗi chế độ xã hội, thông qua đó thể

24
hiện vị trí xã hội – chính trị của mỗi giai cấp và tính chất của cuộc đấu tranh giữa
các tập đoàn xã hội đó. Cơ cấu xã hội – giai cấp quy định tính chất và thực chất
của các quan hệ xã hội, chính trị, tôn giáo, Nó là yếu tố đặc trưng cho sự khác
nhau về chất giữa xã hội này với xã hội khác. Nó là cốt lõi của toàn bộ tổ chức xã
hội. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp tác động mạnh mẽ nhất đến sự biến
đổi toàn bộ cơ cấu xã hội và tổ chức xã hội. Cơ cấu xã hội – giai cấp thay đổi thì
chế độ xã hội – chính trị cũng có sự thay đổi, và ngược lại.
Ở nước ta hiện nay, một số nhà nghiên cứu có quan điểm khác nhau về vấn
đề giai cấp và cơ cấu xã hội - giai cấp. Có người cho rằng, ở nước ta hiện nay
không có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và giai cấp tiểu tư sản
thuần túy, ranh giới phân biệt giai cấp đã mất đi. Vì thế, phân chia xã hội theo
giai cấp là không phù hợp, không đúng với thực tại khách quan. Và do đó, không
thể nghiên cứu cơ cấu xã hội trên bình diện cơ cấu xã hội – giai cấp. Có người
nhấn mạnh việc phân chia cơ cấu xã hội theo nghề nghiệp, theo lĩnh vực hoạt
động. Một số nhà khoa học khác đưa ra khái niệm “nhóm xã hội lớn”. Họ kết hợp
sự phân chia dọc và ngang cơ cấu xã hội thành các “nhóm xã hội lớn”. Tuy nhiên,
khi luận giải, những nhà khoa học trên chưa làm rõ được cơ sở lý luận và thực
tiễn khoa học cho quan điểm của mình. Cơ sở khoa học của việc phân chia cơ cấu
xã hội thành các “nhóm xã hội lớn” và mục đích của việc phân chia như vậy là
gì? Đó vẫn là một câu hỏi lớn, chưa được các tác giả của nó làm sáng tỏ với sức

thuyết phục bằng lý lẽ khoa học.
Trước sự đa dạng, phức tạp của cơ cấu xã hội ở nước ta hiện nay, chúng ta
cần phải nghiên cứu nó trên nhiều bình diện. Trong đó, việc nghiên cứu cơ cấu xã
hội theo sự phân tầng, phân nhóm xã hội, theo nghề nghiệp cũng là việc làm cần
thiết. Nó góp phần phản ánh được sự đa dạng, phức tạp của cơ cấu xã hội – giai
cấp ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, việc nhấn mạnh đến sự phân hóa xã hội thành các cộng đồng xã hội,
thành các “nhóm xã hội lớn”, phủ định sự phân chia giai cấp là hoàn toàn sai lầm

25
và nguy hiểm về chính trị. Ngược lại, nếu chỉ nhấn mạnh quan hệ giai cấp là quan
hệ duy nhất của cơ cấu xã hội, quá nhấn mạnh sự phân hóa giai cấp, không chú ý
sự phân chia xã hội thành các cộng đồng, các tập đoàn, các nhóm xã hội theo
những “lát cắt” khác nữa, cũng là phiến diện, không đúng, và sẽ dẫn đến sai lầm
về nguyên tắc trong việc hoạch định cũng như giải quyết các chính sách, chủ
trương trong thực tiễn.
1.1.6. Khái niệm giai cấp công nhân
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đã nhiều lần đề cập và
đưa ra những chỉ dẫn cơ bản về khái niệm giai cấp công nhân và những đặc trưng
chủ yếu của nó. Mác-Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giai
cấp công nhân, như: giai cấp vô sản, giai cấp của những người hoàn toàn không
có tài sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động của mình,
giai cấp lao động làm thuê trong thế kỷ XIX, lao động làm thuê, giai cấp vô sản
hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp, như
những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm: giai cấp công nhân trong thế
kỷ XIX – con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho
lực lượng sản xuất tiên tiến và đại biểu cho phương thức sản xuất tiến tiến. Mác-
Ăngghen còn dùng những thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ các loại công
nhân trong các ngành khác nhau, trong những giai đoạn phát triển khác nhau của
công nghiệp, như: công nhân nông nghiệp, công nhân công xưởng, công nhân thủ

công, công nhân công trường thủ công, công nhân hiện đại,
Những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân được Mác-Ăngghen và
Lênin đề cập và nhấn mạnh là: thứ nhất, đó là những người lao động công nghiệp,
trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất công nghiệp, tạo ra của cải
vật chất cho xã hội; thứ hai, dưới chế độ tư bản, công nhân là những người lao
động không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản
để sống, bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư, có lợi ích căn bản đối lập với lợi
ích của giai cấp tư sản. Những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân mà các

×