Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.74 KB, 87 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




ĐINH THỊ KIỀU TRANG





BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƢA NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC












HÀ NỘI - 2009





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



ĐINH THỊ KIỀU TRANG







BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƢA NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Tý




HÀ NỘI - 2009


1
MC LC



Trang

Trang ph bỡa


Li cam oan


Mc lc


M U

1

Chng 1: những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ cổ đông ở
công ty cổ phần ch-a niêm yết chứng khoán
6
1.1.
Khỏi nim v cụng ty c phn
6
1.1.1.
Khỏi nim cụng ty
6
1.1.2.
Cỏc loi cụng ty
8
1.1.3.
Khỏi nim v cụng ty c phn theo phỏp lut mt s nc trờn
th gii
12
1.1.4.
Khỏi nim v cụng ty c phn theo phỏp lut Vit Nam
17
1.1.5.
Cụng ty c phn niờm yt chng khoỏn v cụng ty c phn
cha niờm yt chng khoỏn
20
1.2.
Khỏi quỏt v bo v c ụng trong cụng ty c phn
21
1.2.1.
C ụng, quyn c ụng

21
1.2.2.
S cn thit bo v c ụng trong cụng ty c phn
25
1.2.3.
Vai trũ ca bo v c ụng trong cụng ty c phn
28
1.2.4.
Bo v c ụng theo phỏp lut mt s quc gia trờn th gii
29
1.2.5.
Bo v c ụng theo B Nguyờn tc qun tr cụng ty ca OECD
32

Chng 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam vũ bảo vệ cổ
đông trong công ty cổ phần ch-a niêm yết
chứng khoán
43
2.1.
Bo v c ụng trong cụng ty c phn theo Lut Doanh
nghip (2005)
43
2.1.1.
Cỏc quyn ca c ụng
43
2.1.2.
Cụng khai húa cỏc giao dch t li v cỏc li ớch liờn quan
56



2
2.1.3.
Cụng khai thụng tin v cụng ty c phn
56
2.1.4.
Trỏch nhim ca Hi ng qun tr v Giỏm c
57
2.1.5.
Kim soỏt ni b
58
2.2.
Thit ch thc thi phỏp lut v bo v c ụng cụng ty c phn
59
2.2.1.
Thực thi pháp luật vũ bảo vệ cổ đông
59
2.2.2.
Cơ chế bảo vệ cổ đông
60
2.2.3.
Quyền đ-ợc thông tin cân xứng và tham gia quản lý công ty
gián tiếp
61

Chng 3: MT S KIN NGH NHM HON THIN PHP LUT
V BO V C ễNG TRONG CễNG TY C PHN
CHA NIấM YT CHNG KHON TI VIT NAM
64
3.1.
Thc trng bo v c ụng trong cụng ty c phn Vit Nam

63
3.1.1.
Tỡnh trng vi phm cỏc quyn c bn ca c ụng
63
3.1.2.
S lm quyn ca c ụng Nh nc trong cỏc cụng ty c
phn chuyn i t doanh nghip nh nc
65
3.1.3.
S lm quyn ca ngi qun lý xõm phm li ớch c ụng
67
3.1.4.
Bt cp trong cỏch thc thc hin quyn c ụng
70
3.2.
Mt s kin ngh nhm hon thin phỏp lut v bo v c
ụng trong cụng ty c phn cha niờm yt Vit Nam
71
3.2.1.
Kin ngh i vi Lut Doanh nghip nm 2005
72
3.2.2.
Kin ngh i vi cỏc quy nh phỏp lut v c phn húa cụng
ty nh nc
73
3.2.3.
Kin ngh v cỏc vn chung nhm bo v tt quyn ca c
ụng trong cụng ty c phn
74


KT LUN
77

DANH MC TI LIU THAM KHO
79


3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, từ những vụ phá sản của nhiều công ty cổ
phần lớn ở Mỹ như Enron, Worldcom, Lehman Brothers, Barclays, Bank of
America đã làm lo ngại tới các nhà đầu tư vào mô hình công ty cổ phần
cũng như thị trường chứng khoán.
Công ty cổ phần luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát
triển và ổn định của cả nền kinh tế. Phát triển và đảm bảo sự ổn định của thị
trường chứng khoán luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế
giới, vì thị trường chứng khoán giúp khơi thông các nguồn vốn trong xã hội
và phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn vốn này vào những dự án mang
lại hiệu quả cao.
Việc xâm phạm quyền lợi và lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông ở Việt
Nam diễn ra một cách phổ biến cũng là điều đáng báo động. Những hệ quả
tức thời đối với cá nhân người đầu tư sẽ có những tác động tiêu cực đến sự
phát triển thị thường khoán còn non trẻ ở Việt Nam, đồng thời nó sẽ là
nguyên nhân làm đẩy lùi sự phát triển các hoạt động huy động vốn của công
ty cổ phần ở Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng sự vận hành

của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 7
năm 2000. Tuy nhiên, với đặc điểm là một thị trường non trẻ, các định chế hỗ
trợ cho sự phát triển của thị trường chưa được hình thành một cách đầy đủ và
toàn diện, việc quyền lợi của các nhà đầu tư trên thực tế được bảo vệ như thế


4
nào đang là mối quan tâm hàng đầu không những của cơ quan quản lý mà còn
cả của các nhà đầu tư tiềm năng trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài.
Trong bối cảnh hiện nay, các công ty cổ phần ngày càng phát triển
nhanh về số lượng, tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2009, có 3.894 doanh
nghiệp nhà nước được cổ phần hóa [59], và khoảng hơn 2000 công ty cổ phần
hiện có cổ phiếu đang được giao dịch mạnh trên thị trường chứng khoán
không chính thức (OTC). Nếu vậy thì con số này lớn hơn nhiều so với 437
công ty hiện đang được niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán
thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh [56]. Do vậy, vấn đề thiết lập
các thể chế và thiết chế hữu hiệu để bảo vệ tốt quyền và lợi ích của nhà đầu tư
càng trở lên cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề làm thế nào để bảo vệ các cổ đông là vấn đề có tính chất quan
trọng, vì việc bảo vệ các cổ đông quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, việc bảo vệ các cổ đông trong công ty
cổ phần là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý trên thị
trường cũng như các nhà khoa học kinh tế và đặc biệt là các nhà lập pháp
như: hai tác giả Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-silanesb trong các tác
phẩm "Law and Finance" và "Investor Protection and Corporate governence";
Kenneth A.Kim, Pattanaporn Kitsabunnarat với "Shareholder Protection Laws
and Corporate Boards Evidence from Europe". Ngoài ra, còn có các nghiên
cứu về luật công ty và quản trị công ty như Henry Hannsman and Reinier
Kraakman "What is Corporate law" của Benard Black và Reinier Kraakman

"A self - enforcing model of coporate law"; hay của TS. Bùi Quốc Tuấn "The
Protection of Shareholders in the Compulsory share Exchange System for the
Establishment of whole Parent Subsidary Relations a comparative legal study
of Japanese -American Laws".


5
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ quan tâm vấn đề
này ở một chừng mực nhất định, thường là trong khuôn khổ của một nghiên
cứu về luật công ty và quản trị công ty như: "Báo cáo so sánh Luật công ty ở
4 quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippines" của
CIEM; "Báo cáo đánh giá các điểm mạnh và yếu của Luật Doanh nghiệp:
Kiến nghị giải pháp bổ sung, sửa đổi" của CIEM, GTZ và UNDP; của
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa "Chuyên khảo Luật kinh tế", Giáo trình Luật kinh
tế (Tập 1: Luật Doanh nghiệp); của TS. Phạm Trọng Bình (Chủ nhiệm đề tài)
"Bảo vệ nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thực
trạng và giải pháp"; "Nghiên cứu so sánh thực trạng quản trị công ty tại Việt
Nam với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD" do MCG Management
Consulting thực hiện trong dự án được Quỹ ASEM-TF 052643 tài trợ thông
qua Ngân hàng thế giới. Với khả năng tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế,
tác giả chưa thấy có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền
lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán công bố
công khai. Do vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài "Bảo vệ quyền lợi của cổ
đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt
Nam" trong bối cảnh hiện nay rất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn,
đồng thời mang tính cấp thiết cao. Kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ góp phần
xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả
thi nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông trong công ty cổ
phần theo pháp luật Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Với mục tiêu nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của
pháp luật về bảo vệ quyền lợi của các cổ đông trong công ty cổ phần chưa
niêm yết chứng khoán. Đặc biệt là các công ty cổ phần hậu cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như tình hình
vi phạm các quyền lợi của cổ đông, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp


6
nhằm hoàn thiện các quy định về bảo vệ cổ đông nói chung và cổ đông
trong các công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán nói riêng theo pháp
luật Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung vào một số vấn đề sau:
- Các vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, cổ đông và bảo vệ cổ đông;
- Quy định pháp luật Việt Nam nhằm bảo vệ cổ đông trong công ty cổ
phần hiện nay, đặc biệt là các công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam;
- Thực trạng bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết
chứng khoán ở Việt Nam. Trên cơ sở thực tiễn, tìm ra một số giải pháp và cơ
chế nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các cổ đông cũng như việc hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Quyền lợi của các cổ đông ở trong các công ty cổ phần là một lĩnh vực
rất nhạy cảm và có quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế -
xã hội và pháp luật. Pháp luật là phương tiện quan trọng để đảm bảo cho các
cổ đông cũng như đảm bảo cho thị trường chứng khoán vận hành ổn định và
phát huy tác dụng. Tuy nhiên, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong khuôn
khổ pháp luật về bảo vệ các quyền lợi của cổ đông ở công ty cổ phần chưa
niêm yết chứng khoán.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng

và Nhà nước về doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chứng
khoán; áp dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, của lý luận
nhà nước và pháp luật trong điều kiện cơ chế kinh tế mới gắn liền với thực


7
tiễn. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương
pháp so sánh, phân tích tổng hợp, đối chiếu, thu thập thông tin… để giải quyết
những vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ cổ đông ở công ty
cổ phần chưa niêm yết chứng khoán
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ cổ đông ở công
ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán
Chương 3: Một số giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo
vệ cổ đông ở công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán tại Việt Nam,





8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHƢA NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN

1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1.1. Khái niệm công ty

Dưới góc độ kinh tế, công ty được hiểu như là các tổ chức chuyên
hoạt động thương nghiệp dịch vụ (để phân biệt với các nhà máy, xí nghiệp là
những đơn vị chuyên sản xuất…).
Dưới góc độ pháp lý, công ty được hiểu là sự liên kết của nhiều người
để tiến hành một công việc với mục đích kiếm lời. Việc chỉ ra một khái niệm
công ty đã được nhiều nhà khoa học đưa ra: "Công ty được hiểu là sự liên kết
của hai hay nhiều cá nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành một mục
tiêu chung nào đó"; hay định nghĩa về Luật công ty là "Luật liên kết các cá
nhân thông qua một sự kiện pháp lý theo luật tư nhằm đạt một mục đích
chung đã xác định" Bộ Luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định "Công ty là một
hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người cùng thỏa thuận với nhau sử
dụng tài khoản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm cùng
chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó".
Theo định nghĩa trên thì công ty có ba đặc điểm cơ bản, đó là: (i) Sự
liên kết của nhiều thành viên (cá nhân, pháp nhân); (ii) Liên kết thông qua
một sự kiện pháp lý (như hợp đồng, điều lệ, quy chế); (iii) Có mục đích chung
(kinh doanh nhằm kiếm lời).
Từ các khái niệm trên, cho thấy khó có thể đưa ra một khái niệm
chung cho tất cả các loại hình công ty có hoạt động kinh doanh vì sự đa dạng
của các loại hình liên kết. Hiện nay trên thực tế, hệ thống luật pháp trên thế


9
giới (trong đó có Việt Nam) đã quy định loại hình công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên (hay một chủ sở hữu). Tuy nhiên, dấu hiệu sự liên kết vẫn
là đặc điểm cơ bản của các loại hình công ty.
Ở Đức năm 1892, có Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn (Luật này
được sửa đổi năm 1980 và vẫn đang có hiệu lực thi hành). Theo Luật công ty
trách nhiệm hữu hạn, các công ty trách nhiệm hữu hạn đã xuất hiện đầu tiên ở
Đức, sau đó được công nhận và phát triển ở Pháp, Italia, Tây Ban Nha, các

nước Châu Âu lục địa và Nam Mỹ. Các công ty trách nhiệm hữu hạn này
không phải tiết lộ và công khai tài khoản nhưng chúng không được bán cổ
phiếu ra công chúng. Hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn này ngày càng
trở nên phổ biến hơn so với các công ty cổ phần. Thoạt tiên việc thành lập
công ty cần phải có giấy phép của nhà nước. Đến năm 1870, hầu hết các nước
đã bãi bỏ thủ tục này. Nhìn chung, công dân có quyền tự do thành lập công ty
và tự do hoạt động kinh doanh. Nhà nước chỉ bắt buộc các công ty có nghĩa
vụ đăng ký tại tòa án trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Tòa án thực
hiện việc đăng ký kinh doanh cho các công ty và căn cứ vào các kết quả thẩm
định của các chuyên gia kiểm toán độc lập.
Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai hệ thống pháp luật công ty là hệ
thống Luật công ty Anh - Mỹ và hệ thống Luật công ty Châu Âu lục địa. Nhìn
chung, trong hệ thống pháp luật các nước, sự phát triển của Luật công ty gắn
liền với sự phát triển thương mại.
Sự chuyển đổi nhận thức trên, bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX, bởi sự xuất
hiện một quan điểm cho rằng công ty cần nhìn nhận theo hướng coi đó đơn
giản là những thỏa thuận riêng của ác nhà đầu tư chứ không phải là sự
nhượng bộ của nhà nước. Có hai lý do chấm dứt quan điểm về hạn chế thành
lập công ty: Một là, nếu như cứ thành lập một công ty phải thông qua một đạo
luật thì sẽ dẫn đến sự quá tải hoạt động lập pháp và là dư địa cho sự tham
nhũng; hai là, vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX, có sự cạnh tranh ngày càng lớn


10
giữa các bang về quyền ban hành điều lệ công ty, một phần do khoản thuế của
các công ty này. Kết quả là vào năm 1868, tòa án tối cao quyết định cho phép
một công ty được thành lập ở bang này có thể kinh doanh ở bang khác.
Ngày nay, ở Mỹ nói riêng và ở các nước nói chung, các nhà đầu tư
được tạo điều kiện thuận lợi và sự chủ động, linh hoạt trong việc thành lập,
huy động vốn và điều hành hoạt động công ty của mình; thủ tục thành lập

công ty đơn giản hơn rất nhiều.
1.1.2. Các loại công ty
• Công ty đối nhân
Công ty đối nhân là những công ty mà thực hiện dựa trên sự tin cậy
của các thành viên về nhân thân, sự góp vốn chỉ là thứ yếu. Công ty đối nhân
có đặc điểm rất quan trọng là không có sự tách biệt về tài sản của cá nhân
thành viên và tài sản của công ty. Các thành viên hoặc ít nhất một thành viên
công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Các công
ty đối nhân có thể tồn tại dưới dạng sau:
- Công ty hợp danh, là loại hình công ty mà tất các thành viên đều
phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty.
- Công ty hợp vốn đơn giản, là các loại hình công ty có ít nhất một
thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ, các thành viên khác, chỉ
chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
- Công ty nặc danh, là loại hình công ty mà các thành viên nhận vốn
để kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty, các
thành viên góp vốn (nặc danh) chỉ có trách nhiệm góp vốn cho các thành viên
nhận vốn, được hưởng một phần lợi nhuận của công ty và không phải chịu
trách nhiệm về nợ của công ty.
Công ty đối nhân không có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài
sản của thành viên công ty và chịu trách nhiệm vô hạn. Vì vậy, luật pháp của


11
hầu hết các nước đều quy định các công ty đối nhân không phải là pháp nhân,
nhưng khác với các cá nhân ở chỗ khi giao dịch các thành viên đều nhân danh
tên hãng chung của công ty. Các thành viên công ty chịu trách nhiệm vô hạn
phải có quyền cùng nhau điều hành hoạt động của công ty và cùng có quyền
đại diện cho công ty. Thông thường các quyết định của công ty phải được sự
đạig ý của tất cả các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn, mỗi thành viên đều

có quyền phủ quyết các quyết định của công ty. Sự liên kết của công ty đối
nhân là sự liên kết chặt chẽ mọi thành viên chịu trách nhiệm vô hạn. Sự ra
khỏi công ty hoặc một thành viên nào của công ty bị chết có thể là lý do giải
thể công ty.
Vì những đặc điểm nêu trên, mà các công ty đối nhân có số lượng
thành viên rất ít, họ thường là những người quen biết nhau. Mặt khác, vì phải
cùng tham gia điều hành công ty nên các thành viên phải hiểu biết về kinh
doanh; ở hầu hết các nước họ đều là thương nhân. Xét về phương diện kinh
tế, các công ty đối nhân có ưu thế trong lĩnh vực vay tín dụng. Do chế độ chịu
trách nhiệm vô hạn của các thành viên mà họ có thể được ngân hàng cho vay
các khoản tín dụng lớn. Mặt khác, do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn nên các
công ty đối nhân ít đầu tư vào các lĩnh vực có độ rủi ro cao, điều đó ảnh
hưởng đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế và có thể có những nhu cầu
của xã hội không được đáp ứng. Công ty đối nhân là loại hình công ty mà mối
quan hệ giữa các thành viên rất gắn bó, vì vậy luật pháp ít có những quy định
bắt buộc đối với họ. Họ có thể tự tổ chức ra cơ chế điều hành hoạt động của
công ty, không nhất thiết phải có điều lệ hoạt động, không có quy định về vốn
pháp định, vốn tối thiểu… Quy định bắt buộc quan trọng nhất là chế độ chịu
trách nhiệm vô hạn của các thành viên (điều này phải được đăng ký rõ ràng
trong đăng ký kinh doanh). Công ty được thành lập trên cơ sở hợp đồng giữa
các thành viên, nhưng luật pháp thường không bắt buộc hình thức hợp đồng.
Hợp đồng thành lập công ty phải ghi vào sổ đăng ký kinh doanh và thỏa thuận


12
quan trọng nhất trong hợp đồng là chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các
thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty, đó
là thời điểm mà họ đăng ký vào sổ đăng ký kinh doanh.
• Công ty đối vốn
Khác với công ty đối nhân, công ty đối vốn không quan tâm đến tư

cách cá nhân của các thành viên của công ty, mà chỉ quan tâm đến phần vốn
góp của thành viên và công ty. Đặc điểm quan trọng của các loại hình công ty
này là công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của
công ty. Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi
vốn góp của mình vào công ty. Các công ty đối vốn có những đặc điểm như:
(i) Công ty đối vốn là pháp nhân có tài sản khác biệt với tài sản của các thành
viên công ty; (ii) Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
bằng tài sản của công ty. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm bằng phần vốn
tham gia vào công ty; (iii) Khi liên kết, các thành viên không quan tâm đến tư
cách cá nhân thành viên công ty mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp mà họ
tham gia vào công ty; (iv) Thành viên công ty dễ dàng thay đổi; (v) Các quy
định bắt buộc của pháp luật nhiều hơn so với công ty đối nhân.
Công ty đối vốn có nhiều ưu điểm, nó được người kinh doanh ưa
chuộng, vì chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Điều đó tạo cho người kinh
doanh sẵn sàng đầu tư vào các khu vực có nhiều rủi ro lớn và khả năng họ
phân tán vốn đầu tư vào nhiều cơ sở kinh doanh khác nhau. Công ty đối vốn
cũng tạo điều kiện cho những người không hiểu biết về kinh doanh cũng có
thể tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty đối vốn tạo ra
khả năng để cho các nhà kinh doanh giỏi có thể huy động số vốn đầu tư lớn
và mục đích mở rộng kinh doanh. Mặt khác, công ty đối vốn ra đời là cơ sở
cho thị trường vốn phát triển, các nguồn vốn trong xã hội dễ dàng được tập
trung đúng vào các khu vực cần thiết của nền kinh tế…


13
Bên cạnh các ưu điểm trên, công ty đối vốn cũng có những nhược
điểm: Do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng tài sản đối với các khoản nợ, nên
công ty đối vốn dễ dàng gây rủi ro cho các chủ nợ, đặc biệt là ngân hàng. Mặt
khác, công ty chỉ quan tâm đến phần vốn của các thành viên mà không quan
tâm đến tư cách cá nhân của các thành viên và số lượng thành viên thì rất

đông. Do đó, có thể dẫn đến sự phân hoá giữa các nhóm quyền lợi khác nhau,
đông chí đối lập và chống đối nhau, những thành viên có địa vị thấp trong công
ty dễ bị chèn ép, bóc lột. Đồng thời, công ty đối vốn được công khai huy động
vốn nên nó cũng rất dễ lừa đảo công chúng trong việc huy động vốn. Vì vậy, các
công ty đối vốn chịu sự điều chỉnh rất chặt chẽ bằng pháp luật. Thông thường có
hai loại công ty đối vốn là: Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Sự phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thường
được thể hiện rõ trong luật của các nước theo truyền thống Luật Châu Âu lục
địa. Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần ở Việt Nam
có lẽ cũng bắt nguồn từ hệ thống đó. Ở các nước theo hệ thống Common Law
(thông luật), người ta không phân biệt hai loại hình công ty này một cách rõ
ràng. Người ta gọi chung đây là công ty (corporation), sau đó phân biệt thành
công ty tư hay công ty đóng (close corporation) và công ty mở hay công ty
đại chúng (public corporation). Về cơ bản, công ty trách nhiệm hữu hạn được
quy định ở Châu Âu tương tự như công ty đóng ở các nước theo truyền thống
thông lệ; còn công ty cổ phần giống như công ty mở.
Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần đều
thuộc hình thức công ty đối vốn, do đó chúng có một số đặc điểm chung như:
(i) Công ty có tư cách pháp nhân, một thực thể tồn tại độc lập và phân
biệt với các chủ sở hữu nó. Công ty có thể chiếm hữu tài sản trong suốt thời
gian dài bởi sự tồn tại của nó, không phụ thuộc vào việc một chủ sở hữu nó
chết, về hưu hay phá sản. Nó có thể sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản bằng
chính danh nghĩa của mình. Nó có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trước tòa.


14
(ii) Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông hay thành viên công
ty. Về nguyên tắc, các cổ đông (sở hữu chủ) của công ty không phải chịu
trách nhiệm bằng tài sản cá nhân của mình về các khoản nợ của công ty hay
nói cách khác sự thua lỗ của họ chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn đầu tư vào

công ty.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật thì có thể đưa ra nhiều điểm
khác nhau giữa hai loại hình công ty này. Tuy nhiên, đặc điểm khác nhau cơ
bản nhất và quyết định đến các tính chất khác nhau của hai loại công ty này là
mức độ "đóng" của công ty đối với sự ra nhập của các nhà đầu tư khác. Công
ty đóng thường được thành lập bởi các thành viên trong một gia đình hoặc
trong một nhóm người có sự quen biết, tin cậy lẫn nhau. Vấn đề ở đây là họ
không muốn trao quyền quản lý công ty cho người khác. Đối lập với công ty
đóng, công ty mở bán cổ phần của mình cho cả nhà đầu tư mà họ thậm chí
không mấy quan tâm đến công ty này. Phần lớn các công ty có quy mô lớn
trên thế giới đều là công ty mở.
1.1.3. Khái niệm về công ty cổ phần theo pháp luật một số nƣớc
trên thế giới
Các công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới ra đời vào khoảng thế kỷ
XVIII. Tuy nhiên, cho đến thế kỷ XIX còn rất hiếm. Quá trình tập trung tư
bản đã phát triển ở mức độ cao và nhất là sau khi có sự bùng nổ luật pháp của
các cuộc cách mạng công nghiệp và đếm đến sự hình thành các loại công ty
cổ phần. Cho đến giữa Thế kỷ XIX, công ty cổ phần đã phát triển mạnh mẽ và
rộng khắp trên các nước tư bản nhờ sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ
khí và sự phát triển rộng rãi chế độ tín dụng.
Công ty cổ phần được pháp luật của nhiều quốc gia quan tâm điều
chỉnh. Mặc dù khái niệm về cổ phần được tiếp cận từ nhiều phương diện
khác nhau.


15
Ở Pháp, công ty cổ phần được gọi là công ty vô danh, ở đó phải có ít
nhất 7 cổ đông, với vốn pháp định tối thiểu là 25.000FF (đối với các công ty
không phát hành chứng khoán), còn 1.500.000FF (đối với công ty phát hành
chứng khoán), mệnh giá thống nhất mỗi cổ phiếu là 100FF. Các cổ đông có

quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Công ty nếu đủ điều kiện, có thể phát
hành chứng khoán để huy động vốn (Luật quy định điều kiện để công ty phát
hành các loại chứng khoán, ngày 14/12/1985).
Ở Đức, khái niệm về công ty cổ phần được quy định bởi Luật ban
hành ngày 04/4/1892, được sửa đổi ngày 04/7/1980. Theo đó, vốn pháp định
tối thiểu của công ty là 100.000 Mác, ít nhất là 1/4 giá trị đăng ký của mỗi cổ
phần phải được đóng góp ngay từ khi thành lập công ty. Ngoài ra, công ty cổ
phần ở Đức có một số đặc điểm giống như công ty vô danh của Pháp.
Ở Italia, công ty cổ phần được điều chỉnh bằng Luật Dân sự. Các công
ty cổ phần ở đây với những đặc điểm pháp lý cơ bản giống như công ty cổ
phần của Pháp và của Đức. Ngoài ra, Luật này còn quy định vốn pháp định
của công ty là 250 triệu Lia, 3/10 số vốn phải được góp ngay khi thành lập
công ty.
Ở Anh, công ty cổ phần còn có tên gọi là công ty công cộng (public
limited company) hay công ty trách nhiệm hữu hạn theo cổ phần (company
limited share). Tư cách pháp lý của công ty được quy định bởi Luật Công ty
ban hành năm 1948, theo đó, vốn pháp định tối thiểu của công ty là 500.000
bảng Anh, có cấu trúc vốn linh hoạt, các cổ phần đều có thể nhượng bán, trừ
khi điều lệ công ty quy định khác
Ở Úc, các công ty đối vốn được thành lập dưới hai dạng công ty công
(Public company) hoặc công ty tư (proprietarf company), các loại hình này có
đặc điểm pháp lý cơ bản giống nhau như công ty hữu hạn của Anh. Đối với
các công ty công, bắt buộc tối thiểu phải có 5 thành viên, song không bị hạn


16
chế số lượng tối đa. Vốn cổ phần được tự do chuyển nhượng theo quy định
của pháp luật.
Tại Hoa Kỳ, theo pháp luật thương mại Hoa Kỳ, có 3 loại công ty
chính: Hợp danh (Partnership), công ty kín (Close corporation) và công ty mở

(Public corporation), trong đó công ty mở có đặc điểm pháp lý giống như
công ty hữu hạn ở Anh và Úc [33].
Pháp luật của các nước khác nhau trên thế giới có quy định phong
phú và đa dạng về công ty cổ phần bởi pháp luật của mỗi nước được hình
hình trên cơ sở nguồn gốc lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Tuy
nhiên, dù tiếp cận dưới góc độ nào thì pháp luật của các quốc gia cũng đều
ghi nhận những đặc điểm pháp lý cơ bản tương đối thống nhất về công ty cổ
phần như: (i) Công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập;
(ii) Người góp vốn vào công ty chịu trách nhiệm hữu hạn; (iii) Phần vốn góp
vào công ty (cổ phần) về cơ bản được tự do chuyển nhượng; (iv) Công ty
được quản lý tập trung; (v) Công ty cổ phần có cấu trúc vốn linh hoạt, mang
tính xã hội hóa cao.
Trong cấu trúc vốn của công ty cổ phần, phần vốn quan trọng nhất là
vốn điều lệ. Vốn điều lệ được chia thành các loại cổ phần, các cổ phần được
tự do chuyển nhượng (trừ trường hợp pháp luật và điều lệ công ty không cho
phép). Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần được phép phát hành các
loại chứng khoán ra thị trường để công khai huy động vốn trong dân chúng,
điều này tạo ra khả năng huy động vốn lớn, cũng như tính xã hội hóa cao của
công ty cổ phần.
Tư cách pháp nhân của công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là một thực thể có tư cách pháp nhân độc lập. Ở Mỹ,
pháp nhân được định nghĩa là "Một thực thể, không phải là con người tự
nhiên, nhưng có thể hoạt động, có thể đi kiện hoặc bị kiện" [52]. Pháp luật


17
Việt Nam dùng "nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách
độc lập" [37]. Công ty cổ phần tách bạch khỏi những người đã góp vốn thành
lập nên nó. Khi cổ đông đã góp tài sản vào công ty, công ty trở thành chủ sở
hữu đối với tài sản, cổ đông không còn quyền sở hữu đối với tài sản đó nữa.

Tư cách pháp nhân độc lập, còn thể hiện ở khả năng tồn tại liên tục
của công ty không phụ thuộc vào sự chuyển nhượng vốn của cổ đông. Cho
nên công ty cổ phần có thể tồn tại lâu dài, trên thế giới có nhiều công ty đã
hoạt động hàng trăm năm nay.
Trách nhiệm hữu hạn của cổ đông:
Khái niệm trách nhiệm hữu hạn đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Khi
mà những thương nhân ở Ý, gom tiền để kinh doanh vận chuyển hàng hóa
bằng đường thủy thì khi thuyền đắm, họ chỉ mất đi số tiền đã bỏ vào chuyến
hàng ấy mà thôi. Tuy nhiên, phải cần một thời gian rất dài sau đó, khái niệm
trách nhiệm hữu hạn mới được pháp luật ghi nhận. Luật cho phép những
người góp vốn vào công ty cổ phần hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn tức cổ
đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Họ
không phải lấy tài sản không đem vào kinh doanh để trả nợ. Đó là cách pháp
luật khuyến khích người dân tham gia kinh doanh để phát triển kinh tế.
Tự do chuyển nhượng cổ phần:
Ngoại trừ một số hạn chế do luật định, cổ đông được tư do mua bán,
chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất kỳ ai vào bất kỳ thời điểm nào mà
không cần phụ thuộc vào sự đồng ý của công ty. Bất kỳ lúc nào, cổ đông cũng
có thể đẩy rủi ro sang cho người khác mà không lo sợ tiền của mình bị đóng
băng trong công ty cho đến khi công ty giải thể, nhờ vậy cổ đông có thể đa
dạng hóa việc đầu tư của họ.
Việc tự do chuyển nhượng cổ phần, là đặc trưng riêng của công ty cổ
phần. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, việc chuyển nhượng phần vốn góp


18
cho người ngoài công ty không được tự do bởi yếu tố nhân thân của các thành
viên có vai trò quan trọng hơn vốn góp trong việc quản lý công ty. Vì vậy,
công ty trách nhiệm hữu hạn "đóng" với sự gia nhập của thành viên mới, thì
công ty cổ phần hoàn hoàn "mở", luật không giới hạn số lượng tối đa cổ đông.

Khả năng tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông còn tạo ra một
sức ép lành mạnh cho bộ máy quản lý, điều hành của công ty phải hoạt động
hiệu quả nếu không muốn bị thay thế.
Quản lý tập trung và thống nhất:
Nếu tất cả cổ đông cùng có quyền quản lý như thành viên trong công
ty trách nhiệm hữu hạn, thì sẽ không hiệu quả về mặt kinh tế cũng như không
khả thi. Hơn nữa, đa số cổ đông chỉ mong đợi hưởng cổ tức hoặc hưởng lãi
vốn (từ việc bán cổ phiếu khi tăng giá) chứ ít quan tâm đến quản lý kinh
doanh và cũng không có khả năng quản lý. Vì thế, các cổ đông cần một đội
ngũ chuyên nghiệp để quản lý công ty. Đồng thời, cũng cần có cơ chế để kiểm
soát hoạt động của bộ máy đó đi đúng quỹ đạo hướng đến mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận của cổ đông và công ty.
Ngoài ra, công ty cổ phần còn có đặc trưng riêng là có thể phát hành
chứng khoán (cổ phiếu) để huy động vốn. Lịch sử hình thành và phát triển của
công ty cổ phần cho ta thấy đây là phương thức huy động vốn cao nhất của
loài người. Theo Các Mác "không có công ty cổ phần thì không có nền đại
công nghiệp", với các ưu điểm trên, công ty cổ phần đang và sẽ trở thành loại
hình doanh nghiệp phổ biến nhất trong thế giới hiện đại.
Công ty cổ phần có khả năng thu hút nguồn vốn lớn từ công chúng
bằng việc phát hành chứng khoán nhằm huy động vốn. Bằng cách này, công
ty có thể huy động được số lượng vốn lớn, do mở rộng đối tượng huy động,
đồng thời giảm được chi phí vào việc huy động vốn, nhờ việc tiếp cận trực
tiếp (không phải gián tiếp qua ngân hàng) với người đầu tư. Điều này cũng


19
đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh và tạo ra được những thời cơ cũng như cơ
hội kinh doanh cho công ty.
Hơn nữa, nền kinh tế càng phát triển thì cũng phát sinh nhiều ngành
nghề và lĩnh vực kinh doanh mới với công nghệ kỹ thuật cao, có khả năng tạo

ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Để đầu tư được vào nhiều lĩnh vực trên, các doanh nghiệp phải có một số
lượng vốn lớn. Điều này, chỉ có công ty cổ phần, với lợi thế về khả năng thu
hút vốn của mình, mới có khả năng đáp ứng được đòi hỏi trên và có cơ hội
đầu tư vào những lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn.
Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Công ty cổ phần có cấu
trúc vốn tạo điều kiện dễ dàng cho việc thay đổi các cổ đông, mà không ảnh
hưởng đến sự tồn tại của công ty. Vì vậy, công ty cổ phần thường có số lượng
thành viên đông. Để bảo vệ quyền lợi cho tất cả các thành viên, cũng như các
chủ thể có tham gia quan hệ với công ty, pháp luật của hầu hết các nước đều
quy định chặt chẽ về cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát công ty,
về nguyên tắc hoạt động của các phòng, ban trong công ty, chế độ trách
nhiệm của công ty… Tất cả các cổ đông trong công ty, cũng như công chúng
đều có quyền được thông tin về mọi hoạt động của công ty.
Hơn nữa, tình hình kinh doanh của công ty có ảnh hưởng quyết định
tới giá trị cổ phiếu của công ty, do đó buộc công ty phải nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Với động lực như vậy đã đẩy công ty cổ phần coi hiệu
quả kinh tế là lợi ích sống còn và là mục tiêu hàng đầu của công ty.
1.1.4. Khái niệm về công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam
Các hoạt động thương mại đã có từ lâu song cơ bản được điều chỉnh
bằng thông lệ thương mại. Do là thuộc địa của Pháp nên có thời kỳ người Việt
Nam áp dụng luật thương mại của Pháp vào từng vùng lãnh thổ khác nhau.
Luật Công ty có thể được quy định lần đầu tại Việt Nam trong "Dân luật thi


20
hành tại các Tòa Nam - án Bắc Kỳ" năm 1931, Chương IX nói về khế nước
lập hội, Tiết thứ V nói về hội buôn. Đạo luật này chia các công ty (hội buôn)
thành hai loại, hội người và hội vốn. Trong hội người lại chia thành hợp danh
(Công ty hợp danh), hội hợp tư thường (Công ty hợp vốn đơn giản) và hội

đồng lợi (Công ty nặc danh). Trong hội vốn chia thành hai loại là hội vô danh
(Công ty cổ phần) và hội hợp cổ (Công ty hợp vốn đơn giản cổ phần) trong
luật này không có công ty trách nhiệm hữu hạn.
Từ sau 1954, đất nước bị chia làm hai miền, do đó có hai hệ thống
pháp luật khác nhau. Ở miền Bắc bắt đầu xây dựng một nền kinh tế tập trung -
kế hoạch hóa với hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể, do
đó công ty không phát triển không có luật công ty. Luật kinh tế tập trung vào
khu vực kinh tế quốc doanh và các hợp tác xã [41].
Như vậy, ở Việt Nam Luật Công ty ra đời muộn và chưa phát triển.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đề ra đường lối đổi mới, xây
dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước đã tạo điều kiện cho các công ty ra đời. Thực tế từ những
năm 1986 đến 1990, đã chứng minh sự đúng đắn trong việc đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế này.
Ở nước ta, do ảnh hưởng của nền kinh tế Liên Xô và Đông Âu xây
dựng theo mô hình tổ chức quản lý thống nhất từ trung ương tới cơ sở doanh
nghiệp với cơ chế gắn chặt bộ máy của Đảng, đoàn thể quần chúng và Nhà
nước, lấy tinh thần làm chủ tập thể trên cơ sở động viên chính trị làm chính.
Do vậy, bộ máy điều hành từ Trung ương đến các doanh nghiệp trên cơ sở kế
hoạch hóa tập trung bao cấp, lao động được coi có cơ sở kế hoạch hóa tập
trung bao cấp, lao động được coi có tính chất xã hội trực tiếp, Nhà nước thu
tất cả và chi tất cả. Với tiền đề trên, mỗi doanh nghiệp quốc doanh có nhiệm
vụ sản xuất được chuyên môn hóa theo ngành kinh tế - kỹ thuật; Giám đốc chỉ
biết điều hành sản xuất và lo giao nộp sản phẩm đúng số lượng và thời gian


21
quy định không cần biết đến nó được tiêu thụ ra sao (việc tiêu thụ hàng hóa
trong nước là do các công ty thương nghiệp, hoặc công ty vật tư, công ty
lương thực… đảm nhiệm; còn hàng hóa xuất khẩu thì do các cơ quan xuất

nhập khẩu thuộc Bộ Ngoại thương cũ (nay là Bộ Thương mại) phụ trách, hoàn
toàn tách biệt sản xuất với tiêu thụ) ngược hẳn với cơ chế thị trường.
Ngày 21/12/1990, Quốc hội đã thông qua Luật Công ty là một dấu
mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Ngày 02/01/1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã công bố
Luật Công ty của Việt Nam, quy định hai hình thức tổ chức công ty: Công ty
trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần; cả hai loại công ty này đều được
định nghĩa theo Luật là "Doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn,
cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chia lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ
chịu các khoản nợ của Công ty trong phần vốn của mình góp vào Công ty".
Công ty cổ phần ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với nhiều nước phát
triển trên thế giới. Năm 1990, pháp luật Việt Nam mới thừa nhận sự tồn tại
của loại hình doanh nghiệp này. Đến nay, những chế định về công ty cổ phần
đã từng bước hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và những thông
lệ quốc tế. Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005:
Theo Điều 77, Luật Doanh nghiệp (2005), Công ty cổ phần là:
(1) Doanh nghiệp, trong đó: (i)Vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần; (ii) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số
lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; (iii) Cổ đông
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; (iv) Cổ đông có quyền
tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ


22
đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết (không được chuyển nhượng cổ phần
đó cho người khác);
(2) Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh;
(3) Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy
động vốn.
1.1.5. Công ty cổ phần niêm yết chứng khoán và công ty cổ phần
chƣa niêm yết chứng khoán
Trong các cách phân loại công ty cổ phần, cách phân thành công ty cổ
phần niêm yết chứng khoán và công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán
có nhiều ý nghĩa hơn cả.
• Công ty cổ phần niêm yết chứng khoán
Công ty cổ phần niêm yết là công ty được Ủy ban Chứng khoán cho
phép đưa chứng khoán vào danh mục chứng khoán có đủ tiêu chuẩn giao dịch
tại thị trường giao dịch tập trung (Sở giao dịch chứng khoán). Công ty niêm
yết phải tuân thủ kỷ luật chặt chẽ của thị trường giao dịch chứng khoán, đặc
biệt là chế độ công bố thông tin khi đăng ký niêm yết, công bố thông tin định
kỳ và bất thường cho mọi nhà đầu tư và cổ đông trong công ty. Trong công ty
cổ phần niêm yết chứng khoán, cổ đông được cung cấp nhiều công cụ để bảo
vệ quyền lợi của mình hơn: Cổ đông dễ dàng thực hiện giao dịch bán chứng
khoán nhằm chuyển quyền sở hữu cổ phần, tiếp cận thông tin nhiều hơn.
Ngoài ra, có cả thiết chế của Ủy ban Chứng khoán hoạt động vì mục tiêu là
bảo vệ nhà đầu tư.
• Công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán
Công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán, các yêu cầu về công
khai thông tin "nhẹ nhàng" hơn. Tuy vậy, luật công ty đảm bảo cổ đông


23
được cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình tài chính, hoạt động của
công ty.
Công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán là loại hình công ty vốn tiềm
ẩn trong đó nhiều yếu tố bất ổn và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của các cổ đông.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.2.1. Cổ đông, quyền cổ đông
• Khái niệm cổ đông
Cổ đông là người đã góp vốn vào công ty cổ phần bằng cách mua cổ
phần của công ty. Khi đã đưa tài sản vào công ty, quyền sở hữu tài sản của cổ
đông được chuyển sang cho công ty. Ngược lại, họ trở thành các đồng sở hữu
chủ của công ty. Cổ đông có quyền lợi đối với công ty tương ứng với phần
vốn góp của mình.
Hiện có một số học thuyết về quyền của cổ đông trong công ty cổ
phần. Thuyết cổ điển cho rằng, các quyền của cổ đông có cội nguồn từ khế
ước. Một thuyết khác, coi công ty cổ phần là một quốc gia thu nhỏ
(Ministate), do đó quyền của cổ đông có thể đem so với những quyền cơ bản
của công dân mà nhà nước phải đảm bảo. Các quyền cơ bản gồm quyền mang
tính "chính trị" (quyền quyết định những vấn đề quan trọng của công ty) và
quyền mang tính tài sản (quyền hưởng cổ tức).
Người Mỹ lại quan niệm mối quan hệ giữa công ty và cổ đông là quan
hệ giữa "người thụ thác" (trustee) và "người hưởng lợi" (beneficial owner).
Quyền cổ đông xuất phát từ quyền thụ hưởng lợi ích từ tài sản đã ký thác vào
công ty mà không cần phải nắm quyền sở hữu tài sản [47].
• Các loại cổ đông
Công ty cổ phần có nhiều loại cổ phần khác nhau, mỗi loại cổ phần
tạo cho người sở hữu nó (cổ đông) các quyền và nghĩa vụ nhất định, kéo theo

×