Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu một số chỉ số hình thái và thể lực của học sinh trường THCS Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.21 KB, 47 trang )

MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em, thanh thiếu niên là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, đóng
vai trò quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Việc đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thòi đại là nhiệm vụ của ngành giáo dục nói
riêng và toàn xã hội nói chung.
Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo chỉ thực sự đúng
đắn, có hiệu quả khi được áp dụng phù hợp vói thực tế từng địa phương. Các
kết quả điều tra cơ bản về thể lực và trí lực học sinh chính là cơ sở để hoạch
định được chiến lược, xây dựng và lựa chọn các phương pháp giáo dục đạt
hiệu quả cao. Tuy nhiên, sự phát triển về hình thái sinh lý cơ thể người theo
mỗi độ tuổi và giới tính là khác nhau. Trong cùng độ tuổi, điều kiện sống khác
nhau cũng ảnh hưởng đến các chỉ số sinh học và trí tuệ. Vì vậy, không nên sử
dụng các chỉ số, kết quả điều tra đã cũ để xây dựng chiến lược giảng dạy, hay
sử dụng kết quả điều tra của vùng này cho vùng khác, hay sử dụng kết quả
điều ứa của lớp tuổi này áp dụng cho lớp tuổi khác, nhất là với lứa tuổi học
sinh trung học cơ sở - đây là lứa tuổi đánh dấu một mốc quan trọng, có những
biến đổi mạnh mẽ về sinh lý và tâm lý gọi là tuổi dậy thì. Các em cần được
quan tâm giáo dục một cách khoa học trên cơ sở những nghiên cứu về chính
cơ thể các em, đảm bảo các em được phát triển đúng đắn, toàn diện.
Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá sự tăng trưởng,
phát triển ở trẻ em. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu còn nhỏ lẻ ở mức độ địa
phương. Mặt khác, các số liệu đã có không phù hợp vói bối cảnh kinh tế - xã
hội phát triển hiện nay và chưa được cập nhật thường xuyên. Vì vậy việc
nghiên cứu ở học sinh THCS sẽ góp phần bổ sung các số liệu cần thiết về phát
triển thể chất trẻ em nước ta nói chung. Chính vì lý do trên, chúng tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số hình thái và thể lực của học sinh
trường trung học cơ sở Dich Vọng - cầu Giấy - Hà Nội”.
1
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định một số chỉ số hình thái và thể lực của học sinh nam và học


sinh nữ qua các lóp tuổi 12 - 15 tuổi ở trường THCS Dịch Vọng - cầu Giấy -
Hà Nội.
Tìm hiểu mối tương quan giữa các chỉ số hình thái và thể lực của học sinh qua các
lớp tuổi 12 -15 ở trường THCS Dịch Vọng - cầu Giấy - Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số chỉ số sinh học cơ bản: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực
trung bình, chỉ số pignet, BMI của học sinh nam và học sinh nữ trường THCS Dịch Vọng
qua các lớp tuổi 12 - 15 tuổi.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu thực trạng một số chỉ số hình thái và thể lực, mối tương quan giữa các
chỉ số này.
Cung cấp các số liệu về một số chỉ số hình thái cơ bản, góp phần
xây dựng các chỉ số sinh học người Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
NÔI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các vấn đề chung về hình thái, thể lực cơ thể người
Tầm vóc và thể lực là khái niệm phản ánh đặc điểm, cấu trúc, tổng hợp của cơ thể
đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến khả năng, sức lao động và thẩm mỹ của con người. Vì
yậy các chỉ số này từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm [5].
Trong mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, các đặc điểm hình thái thể lực
được coi là thước đo một mặt về sức khỏe, mặt khác về khả năng lao động. Cùng với sự
phát triển của y học và sinh học, các công trình nghiên cứu hình thái và thể lực được bắt
đầu từ rất sớm trong lịch sử và đến nay vẫn là vấn đề thời sự khoa học về con người nên
việc nghiên cứu hình thái thể lực ngày càng phát triển mạnh mẽ [3].
Chiều cao đứng của cơ thể là dấu hiệu được nhận xét sớm nhất trong hầu hết các
lĩnh yực ứng dụng của nhân trắc học trước cả giai đoạn hình thành khoa học nhân trắc. Ý
nghĩa phổ biến hơn cả của chiều cao là ở chỗ được coi như biểu hiện của thể lực và nó là
chỉ tiêu quan ữọng trong công tác tuyển chọn vào quân đội, tuyển học sinh, tuyển thợ
[3]. Có rất nhiều ý kiến giải thích sự gia tăng về chiều cao đứng ở thế hệ sau tốt hơn thế
hệ trước. Tuy nhiên, về nguyên nhân ảnh hưởng tới chiều cao đứng có 2 yếu tố chính:

+ Yếu tố di truyền và yếu tố lai giống đứng hàng đầu ữong việc ảnh hưởng tới
chiều cao. Nó tác động nhanh và tức thời ở ngay thế hệ con cháu.
+ Yếu tố ngoại cảnh nói chung, trong đó bao gồm cả điều kiện sinh hoạt tinh thần
2
và vật chất, khí hậu và ánh nắng, sự thích nghi với môi trường, v.v. ảnh hưởng ở mức độ
lớn tói tốc độ phát triển của ữẻ cũng như CCĐ ở người trưởng thành, tuy nhiên yếu tố
ngoại cảnh tác động từ từ, chậm chạp và cần phải tác động liên tục.
3
Cũng như chiều cao đứng, cân nặng cũng là số đo được khảo sát thường
xuyên trong các nghiên cứu thể lực của con người. Cân nặng nói lên mức độ và tỷ
lệ giữa sự hấp thụ các chất và tiêu hao năng lượng. Cân nặng gồm 2 phần: Phàn
cố định chiếm 1/3 khối lượng cơ thể gồm xương, da, nội tạng, thần kinh và phần
không cố định chiếm 2/3 khối lượng cơ thể là khối lượng cơ, khối lượng mõ và
nước [12]. Ở người trưởng thành, sự tăng cân chủ yếu là sự tăng thành phần
không cố định và có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng.
Vòng ngực cũng là một trong những kích thước quan trọng do nó phối hợp
với CCĐ, cân nặng để đánh giá thể lực của con người. Những người đầu tiên lưu
ý đến số đo vòng ngực là các bác sĩ lâm sàng, ở đầu thế kỉ XIX, khi họ nhận thấy
có sự liên quan giữa mức độ phát triển của lồng ngực và các bệnh hô hấp. Dần
dần cuối thế kỉ XIX, vòng ngực trở thành chỉ tiêu quan trọng trong các cuộc tuyển
chọn binh lính và nhân công lao động [3].
Trong khi tiếp tục khảo sát những đặc điểm hình thái có liên quan đến việc
đánh giá mức độ tăng trưởng và phát triển thể lực, người ta nhận ra rằng ở mức độ
khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, với các loại hình cơ thể khác nhau,
các chỉ tiêu hình thái có tương quan theo nhiều mức độ. Thể lực không chỉ thể
hiện đồng nhất ở từng loại chỉ tiêu riêng rẽ, ngược lại là tổng hòa của một số yếu
tố cấu thành. Người ta bắt đầu suy nghĩ đến việc tính các chỉ số dựa trên một số
chỉ tiêu quan trọng nhất và phương pháp đánh giá thể lực bằng các chỉ số ra đòi.
Chỉ số thể lực là tổng họp các tương quan của các dấu hiệu nhân trắc được biểu
thị dưới dạng các công thức toán học. Các chỉ số khác nhau bao gồm các dấu hiệu

khác nhau [3].
Nhiều công trình nghiên cứu về thể lực đã cho thấy sự khác nhau giữa trẻ
em thành phố và trẻ em nông thôn, giữa nam và nữ, giữa các giai đoạn phát triển
của cơ thể. Trên thực tế, sự phát triển thể lực của trẻ em phụ thuộc rất nhiều yếu
tố và là kết quả của sự tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường.
4
1.2. Các nghiên cứu về hình thái, thể lực
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Dậy thì là giai đoạn quan trọng trong sự sinh trưởng của con người, một
trong các biểu hiện rõ nhất của giai đoạn này chính là sự thay đổi về hình thái.
Chính vì thế, để tìm hiểu các đặc điểm sinh học tuổi dậy thì, việc nghiên cứu các
chỉ số hình thái là rất quan trọng. Nghiên cứu về các chỉ số hình thái được coi là
những chỉ số sinh học hình thể quan ữọng của con người, nó cũng có lịch sử tồn
tại và phát triển hết sức phong phú thể hiện trên nhiều lĩnh vực như sự tăng
trưởng, phát triển, đặc trưng theo chủng tộc, giới tính
Từ thế kỷ XIII, Tenon đã coi cân nặng là một chỉ số quan ữọng để đánh giá
thể lực. Sau này các nhà giải phẫu học kiêm họa sỹ thời Phục hưng như Léonard
de Vinci, Mikenlangielo, Raphaël đã tìm hiểu rất kỹ cấu trúc và mối tương quan
giữa các bộ phận trong cơ thể người để đưa lên những tác phẩm hội họa của mình.
Mối quan hệ giữa hình thái và môi trường sống cũng được nghiên cứu từ rất sớm
bởi các nhà nhân trắc học đại diện là Ludman, Nold, Volanski.
Rudolf Martin là người đặt nền móng cho hình thái học và nhân trắc học
hiện đại qua 2 tác phẩm nổi tiếng: “Giáo trình về nhân ữắc học” và “Kim chỉ nam
đo đạc cơ thể và xử lý thống kê”. Sau Rudolf Martin đã có nhiều công trình bổ
sung và hoàn thiện thêm các đề xuất của ông cho phù họp vói từng nước Năm
1997, Hiệp hội các nhà tăng trưởng học được thành lập, đánh dấu một bước phát
triển mới của việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giói.
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam được biết đến là công trình của Đỗ Xuân
Hợp, Nguyễn Quang Quyền [6] khi nghiên cứu một số kích thước cơ bản (CCĐ

và cân nặng) ữên học sinh Hà Nội lứa tuổi từ 7 đến 18 tuổi. Kết quả cho thấy, học
sinh ữong lứa tuổi THCS (từ 11 đến 15 tuổi) không có sự khác biệt về tầm vóc,
thể lực giữa nam và nữ ở lứa tuổi 11. Sau đó, ở nữ
5
tăng nhanh về các kích thước đo so với ở nam. Điều này được các tác giả giải
thích bằng sự dậy thì sớm ở nữ so với nam.
Từ năm 1994 đến nay, việc nghiên cứu hình thái học đã được đẩy mạnh và
chuyên môn hóa. Công trình “Hằng số sinh học người Việt nam” năm 1975 do
GS. Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên [17] là công trình đàu tiên nêu ra khá đầy đủ
các thông số về thể lực của người Việt Nam ở mọi lứa tuổi ữong đó có lớp tuổi từ
16 đến 18 tuổi. Đây mới chỉ là các chỉ số sinh học của người miền Bắc (do hoàn
cảnh lịch sử), song nó thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy cho các nghiên cứu sau này
trên người Việt Nam. Sau này cũng đã có một số công trình nghiên cứu về các
đặc điểm sinh thể con ngưòi Việt Nam.
Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” do Võ Hưng
chủ biên đã trình bày công trình nghiên cứu nhân ữắc người Việt Nam trên cả ba
miền của đất nước. Qua đó, tác giả nêu nên được các qui luật phát triển tầm vóc
cũng như đặc điểm hình thái người Việt Nam [8].
Kết quả công trình nghiên cứu “Một số nhận xét về sự phát triển chiều cao,
vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam 1-55 tuổi” (1989) do Thẩm Hoàng
Điệp, Nguyễn Quang Quyền và cộng sự [4] thực hiện ở 8 tỉnh thuộc 3 miền của
nước ta cho thấy, các chỉ số thu được đều cao hơn hẳn so với các nghiên cứu
trước.
Năm 1992, bằng phương pháp nghiên cứu cắt dọc trên học sinh phổ thông
Hà Nội, Thẩm Thị Hoàng Điệp [3] đã công bố những kết luận rất đáng chú ý
trong luận án phó tiến sĩ sinh học: “Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh trường
phổ thông cơ sở Hà Nội”.
Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường và cộng sự [11] đã
nghiên cứu trên học sinh tuổi từ 6 đến 16 ở thị xã Thái Bình nhận thấy từ
11 đến 14 tuổi thì trẻ nữ vượt trội hơn trẻ nam về các kích thước nghiên cứu,

còn từ 15 đến 16 tuổi thì ữẻ nam lại phát triển vượt trẻ nữ. Điều này phù
hợp với quy luật phát triển của trẻ nam và trẻ nữ ở nhóm tuổi này do liên
quan đến
6
tuổi dậy thì. Theo các tác giả trên, chỉ số pignet cao do trẻ trong độ tuổi này có xu
hướng phát triển ưu thế về phần xương, còn chỉ số BMI thấp là do trẻ khá gày, nói
lên rằng đây là nhổm tuổi đang lớn nhanh, ưu thế phát triển là xương, chưa ở giai
đoạn tích mỡ. Các tác giả trên tiếp tục nghiên cứu trên học sinh 6-18 tuổi ở các
trường nội ngoại thành Hà Nội từ năm 1994 đến 1996 và rút ra kết luận: từ 11 đến
13 tuổi, trẻ nữ phát triển vượt trội so với ữẻ nam, từ 14 đến 16 tuổi trẻ nam lại
phát triển hơn. Chỉ tiêu cân nặng (cao hơn 2-7 kg), CCĐ (cao hơn 3-15 cm) ở các
trẻ trong nghiên cứu này đã tăng hơn so với các trẻ ữong các nghiên cứu trước
(năm 1990 và 1975). Điều này cho thấy có sự thay đổi tích cực về các chỉ tiêu tầm
vóc, thể lực.
Các kết quả nghiên cứu gần đây về hình thái thể lực của thanh thiếu niên
Việt Nam đều cho thấy sự tăng lên đáng kể so vói số liệu nghiên cứu từ nhiều
năm trước. Đặc biệt từ sau năm 1975 đến nay khi tình hình văn hóa, kinh tế, xã
hội của nước ta có nhiều thay đổi chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến tầm vóc, sức
khỏe con người Việt Nam. Thanh niên thành phố thường có các chỉ số nhân ữắc
tốt hơn thanh niên nông thôn. Để giải thích sự khác biệt này, có tác giả cho rằng,
yếu tố cơ bản làm xuất hiện hiện tượng này là do chất lượng cuộc sống ở thành thị
tốt hơn nông thôn.
Nhìn chung, các công ưình nghiên cứu về các chỉ số thể lực của học sinh
Việt Nam khá phong phú. Tuy kết quả nghiên cứu các chỉ số này trong các công
trình có khác nhau ít nhiều, nhưng đều xác định được sự thay đổi của các chỉ số
này theo lứa tuổi và mang đặc điểm giới tính. Có sự khác biệt về các chỉ số này
giữa nam và nữ, giữa trẻ em thành thị và nông thôn, cũng như giữa các địa bàn
nghiên cứu khác nhau, giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Các kết quả nghiên cứu
này đã phục vụ lớn cho ngành Y và cũng là cơ sở để xây dựng giải pháp nâng cao
chất lượng người Việt Nam trong tương lai.

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG YÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đổi tượng nghiên cứu
7
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 389 học sinh trường THCS Dịch Vọng
- Cầu Giấy - Hà Nội có độ tuổi từ 12 - 15 tuổi (từ lớp 6 đến lớp 9), có trạng
thái tâm lý và sức khỏe bình thường, không có các dị tật bẩm sinh và bệnh
mãn tính.
Sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 2. Phân bố học sinh theo tuổi và giới tính
Tuổi Tồng số Nam Nữ
12 94 46 48
13 96 49 47
14 99 50 49
15 100 51 49
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số chỉ số: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình,
BMI, pignet.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại phòng y tế của trường THCS Dịch Vọng -
Cầu Giấy - Hà Nội.
Thời gian: 09/2012 - 04/2013
2.4. Phưomg pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
*Tiến hành đo một số chỉ số hình thái: chiều cao đứng, cân nặng, vòng
ngực trung bình ở các đối tượng khác nhau.
+ Chiều cao đứng:
Đơn vị đo là cm.
Dụng cụ đo là thước họp kim của Trung Quốc, có độ chia nhỏ nhất là 1

mm.
8
Cách đo: thước đo được dựng thẳng đứng và gắn chặt vào tường. Đầu để
thẳng sao cho đuôi mắt và điểm giữa bờ trên của lỗ tai ngoài nằm trên đường
thẳng ngang vuông góc với trục cơ thể). Người được đo ở tư thế đứng thẳng trên
nền phẳng, hai gót chân sau sát nhau sao cho 4 điểm: chẩm, lưng, mông, gót chạm
vào thước đo. Tiến hành đo vào buổi sáng.
+ Cân nặng:
Đơn vị đo là kg.
Dụng cụ đo là bàn cân y tế có độ chia nhỏ nhất là 0,1 kg.
Cách đo: cân được đặt ữên nền mặt phẳng ngang, nền cứng, các đối tượng
đo mặc quần áo mỏng, không đi giày dép, đứng thẳng sao cho trọng tâm roi vào
điểm giữa cân. Cân xa bữa ăn.
+ Vòng ngực trung bình (VNTB):
Đơn yị đo là cm.
Dụng cụ đo là thước dây vải dài 150 cm, không co giãn, có độ chia nhỏ
nhất tới 1 mm.
Cách đo: Vòng thước dây quấn quanh ngực, phía sau vuông góc với cột
sống sát dưới xương bả vai, phía trước qua mũi ức sao cho mặt phẳng do thước
dây tạo ra song song với mặt đất. Tiến hành đo ở thì hít vào hết sức và thì thở ra
hết sức. VNTB chính là trung bình cộng của hai thì hít vào hết sức và thở ra hết
sức.
* Tính các chỉ số thể lực:
+ Chỉ số pignet: được tính theo công thức:
Pignet = Chiều cao đứng (cm) - [ Cân nặng (kg) + VNTB (cm)]
Đánh giá chỉ số pignet theo Nguyễn Quang Quyền [15]:
9
: Cực khỏe
: Rất
khỏe :

Khỏe
: Trung
bình. : Yếu.
: Rất yếu.
: Cực yếu.
Pignet = 23,0 4- 28,9
Pignet = 29,0 4- 34,9
Pignet = 35,0 4- 41,0
Pignet = 41,1 -T 47,0
Pignet = 47,1 -r 53,0
Pignet >53,0
Pignet < 23,0
+ BMI (chỉ số khối cơ thể): được tính theo công thức:
BMI = Cân nặng (kg)/ [Chiều cao đứng (m)]
2
BMI được đánh giá theo tiêu chuẩn của CDC cho trẻ em tò 2 - 20 tuổi [18].
- Phương pháp xử lý số liệu:
Tính toán các thông số theo các thuật toán thống kê xác suất dùng trong
y, sinh học. Để phân tích, đánh giá kết quả, việc tính toán số liệu được thực
hiện trên máy vi tính bằng các phần mềm chuyên dụng SPSS, Microsoft Excel.
Tính các chỉ số: giá trị trung bình (X ), độ lệch chuẩn (SD), hệ số tương
quan (r) của các dữ liệu đã chọn, số liệu được kiểm định “t - test” theo phương
pháp Student - Fisher.
1
0
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN
3.1. Các chỉ số hình thái cơ bản của học sinh trường THCS Dịch
Vọng
3.1.1. Chiầi cao đứng
Chiều cao đứng là một kích thước rất quan trọng trong nghiên cứu hình

thái người, nó biểu hiện sức lớn và kết hợp với các đặc điểm khác để đánh giá
tầm vóc của học sinh. Chiều cao đứng thay đổi theo chủng tộc và giới tính, phụ
thuộc vào yếu tố di truyền, chịu ảnh hưởng nhất định của môi trường địa lý và
điều kiện xã hội.
Ket quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh trường THCS Dịch Vọng
được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính
Tu
ổi
Nam (1) Nữ (2) X
í
- A'
2
P(l-
2)
n r± S Đ tăn
g
n X + S ữ tăng
1
2
4
6
142,08 ± 6,32 -
4
8
143,27 ± 6,34 - -1,19 >0,05
1
3
4
9

147,26 ± 6,67 5,18
4
7
149,12 + 7,46 5,85 -1,86 >0,05
1
4
5
0
153,92 ± 7,72 6,66
4
9
151,91 + 6,61 2,79 2,01 <0,05
1
5
5
1
159,88 ± 6,56 5,96
4
9
155,43 ± 6,42 3,52 4,45 <0,05
Tăng trung bình/năm 5,93 4,05
Các số liệu ở bảng 3.1 cho thấy:
Chiều cao đứng của học sinh liên tục tăng. Chiều cao đứng của học
sinh nam tăng từ 142,08 + 6,32 cm lúc 12 tuổi lên 159,88 + 6,56 cm lúc 15
tuổi, trung bình mỗi năm tăng 5,93 cm. Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng
từ 143,27 + 6,34 cm lúc 12 tuổi lên 155,43 + 6,42 cm lúc 15 tuổi, trung bình
mỗi năm tăng 4,05 cm. Tốc độ tăng trung bình/năm của học sinh nam (5,93
cm/năm) cao hơn học sinh nữ (4,05 cm/năm).
Chiều cao của học sinh lứa tuổi 12 đến 15 tăng nhanh YÌ đây là thòi kỳ
dậy thì. Tuy nhiên tốc độ tăng chiều cao đứng không đều, chiều cao đứng của

11
học sinh nam tăng nhanh ở giai đoạn 13-14 tuổi và tăng nhanh nhất ở tuổi 14
(tăng 6,66 cm/năm) còn chiều cao đứng của học sinh nữ tăng nhanh ở giai đoạn
12-13 tuổi và tăng nhanh nhất ở tuổi 13 (tăng 5,85 cm/ năm). Như vậy thời điểm
tăng nhảy vọt chiều cao đứng của nữ xuất hiện sớm hơn của nam 1 năm. Cùng
một lứa tuổi chiều cao của học sinh nam và nữ không giống nhau. Ở tuổi 12 - 13,
học sinh nam thấp hơn học sinh nữ; đến tuổi 14 - 15, học sinh nam cao hơn học
sinh nữ. Sự chênh lệch chiều cao của học sinh nam và nữ ở lứa tuổi 14 -15 có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05)
Hình 3.1. Đồ thị thể hiện chiều cao đứng của học sinh Chiều cao
đứng là một biến số độc lập không bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu khác, có tính ổn
định cao và do bộ xương quyết định. Sự tăng trưởng chiều cao đứng do sự phát
triển của hệ xương, đặc biệt là các xương dài chi phối.
Chiều cao đứng thay đổi theo tuổi, giói tính, chủng tộc và chịu ảnh hưởng
rất rõ của điều kiện dinh dưỡng, kinh tế - xã hội.
Kết quả nghiên cứu trên học sinh từ 12 - 15 tuổi tại trường THCS Dịch
Vọng (bảng 3.1) cho thấy chiều cao đứng của học sinh tăng dàn theo tuổi. So
12
Chiều cao đứng
(cm)
■Na
m
■Nữ
13
với 35 năm về trước trong HSSH, học sinh trường THCS Dịch Vọng cao hơn từ
12 cm đến 19cm tùy theo từng lứa tuổi. So vói các nghiên cứu gần đây của Tràn
Thị Loan [10], Đỗ Hồng Cường [2], học sinh lứa tuổi THCS của trường Dịch
Vọng có chiều cao tương đương với học sinh cùng lứa tuổi trong các nghiên cứu
của các tác giả trên (bảng 3.2). Kết quả nghiên cứu trên làm khẳng định rõ hơn về
sự tăng trưởng chiều cao của con người liên quan đến điều kiện dinh dưỡng, kinh

tế - xã hội.
Bảng 3.2. Chiều cao đứng của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác
nhau
Giới tính
Tuổi HSSH
(1975)
Đào Huy
Khuê
(1991)
Trần Thị
Loan
(2000)
Đỗ Hồng
Cường
(2009)
Phạm Thị
Phương Thùy
(2013)
12 130,9
2
134,55 141,08 140,29 142,08
13
133,9
5
138,22 146,04 147,01 147,26
Na
14
137,5
1
146,15 150,58 153,58 153,92

15
146,2
0
151,13 157,94 159,13 159,88
12
130,5
9
137,34 143,05 144,02 143,27
13
135,0
2
143,64 149,85 148,06 149,12
Nữ
14
138,9
5
146,18 153,86 151,62 151,91
15
143,4
0
150,58 154,67 152,44 155,43
Chiều cao đứng (cm)
180 -T
160 ——
=
— ——|—
140 - I——— ,—
120
100
80

60
40
20
14
0 _ụ—————L_^J—————L^J—————L_^J
—————
12 13 14 15 tuổi
□ HSSH -1975 □ Đào Huy Khuê -1991
□ Trần Thị Loan -2000 □ Đỗ Hồng Cường - 2009
□ Phạm Thị Phương Thùy -2013
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện CCĐ của học sinh nam theo nghiên cứu
của các tác giả khác nhau
Chiều cao đứng (cm)
160 n
155 j=j—j= —
150 — —— 1=
145 ___
140
135
130 —
125
120
115 —————L^J—————L^J—————L^J—————
12 13 14 15 tuổi
□ HSSH -1975 □ Đào Huy Khuê -1991
□ Trần Thị Loan -2000 □ Đỗ Hồng Cường -2009
□ Phạm Thị Phương Thùy -2013
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện CCĐ của học sinh nữ theo nghiên cứu
của các tác giả khác nhau 14
15

3.1.2. Cân nặng
Cân nặng cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực của con người.
Cân nặng thường xuyên tăng lên đặc biệt là trong giai đoạn trẻ đang đi học. Kết
quả nghiên cứu cân nặng (kg) của học sinh trường THCS Dịch Vọng được thể
hiện trong bảng 3.3 và hình 3.4.
■?
Bảng 3.3. Cân nặng (kg) của học sinh theo tuôi và giới tính
Tu
ổi
Nam (1) Nữ (2) *1- P(l-
2)
n K ± S D tăng n K ± 5 D tăng
1
2
4
6
34,89 + 3,83 -
4
8
35,65 + 3,44 - -0,76 >0,05
1
3
4
9
37,78 + 3,58 2,89
4
7
38,57 + 4,91 2,92 -0,79 >0,05
1
4

5
0
43,47 + 4,19 5,69
4
9
42,13 + 3,43 3,56 1,34 >0,05
1
5
5
1
46,56 + 3,22 3,09
4
9
44,28 + 3,15 2,15 2,28 <0,05
Tăng trung bình/năm 3,89 2,87
16
Bảng số liệu 3.3 và hình 3.4 cho thấy:
Cân nặng của học sinh liên tục tăng từ 12 đến 15 tuổi. Cân nặng của học
sinh nam năm 12 tuổi là 34,89 + 3,83 kg đến năm 15 tuổi là 46,56 + 3,22 kg, mỗi
năm tăng trung bình 3,89 kg và của nữ tăng từ 35,65 ± 3,44 kg năm
12 tuổi lên 44,28 ± 3,15 kg năm 15 tuổi, tăng trung bình 2,87 kg/năm.
Cân nặng của học sinh nam và nữ lứa tuổi 12-15 tăng nhanh nhất ở tuổi
14 (học sinh nam tăng 5,69 kg/năm, học sinh nữ tăng 3,56 kg/năm).
Cùng một lứa tuổi cân nặng của nam và nữ không giống nhau. Năm 12-13
tuổi nữ nặng cân hơn nam, đến 14-15 tuổi thì nam nặng cân hơn nữ. Tuy nhiên
sự khác biệt giữa nam và nữ ở cả 3 lứa tuổi 12, 13, 14 không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05), sự khác biệt ở tuổi 15 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Cân nặng là chỉ số dùng để đánh giá về dinh dưỡng - thể lực của con người
sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ số cân nặng được sử dụng như một yếu tố cấu
thành dinh dưỡng và được xem là tiêu chuẩn đánh giá suy dinh dưỡng của cơ thể.

Chỉ số cân nặng cũng như chỉ số chiều cao liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh
tế - xã hội và chịu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng sức
khỏe của cơ thể.
Kết quả nghiên cứu chỉ số cân nặng của học sinh trường THCS Dịch Vọng
(bảng 3.3) phù hợp vói kết quả trình bày trong cuốn HSSH [17], ữong nghiên cứu
của các tác giả Đào Huy Khuê [9], Trần Thị Loan [10], Đỗ Hồng Cường [2]. Các
tác giả đều có nhận xét là cân nặng của trẻ em mọi lứa tuổi đã tăng nhiều so với
vài chục năm trước. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta bây
giờ và 20 - 35 năm về trước đã có nhiều thay đổi lớn. Hơn nữa, chế độ dinh
dưỡng cho trẻ em hiện nay được quan tâm hơn trước rất nhiều, chính điều đó đã
làm tăng cân nặng trung bình của trẻ lên đáng kể.
r
Bảng 3.4. Cân nặng của học sinh theo một sô nghiên cứu của các tác giả khác
nhau
17
Giới
tính
Tu
ổi
HSSH
(1975)
Đào Huy
Khuê
(1991)
Trân Thị
Loan
(2000)
Đô Hông
Cường
(2009)

Phạm Thị
Phương Thùy
(2013)
Na
m
1
2
25,51 26,86 33,09 31,32 34,89
1
3
27,77 29,60 35,32 34,88 37,78
1
4
29,84 34,28 38,00 41,56 43,47
1
5
34,91 37,49 41,32 45,50 46,56
Nữ
1
2
25,77 28,83 33,09 33,28 35,65
1
3
28,19 32,85 36,23 37,22 38,57
1
4
30,76 35,36 41,75 40,13 42,13
1
5
34,16 38,83 42,90 42,11 44,28

Cân nặng (kg)
50 n
45 —
40 —
35 — — j=Ị j= —
30 =
25 ——
20
15
10
5
0 ị-l—————L-r-l—————L_^J—————L_^J—————
12 13 14 15 tuổi
□ HSSH -1975 nĐào Huy Khuê -1991
□ Tràn Thị Loan -2000 □ Đỗ Hồng Cường -2009
□ Phạm Thị Phương Thùy -2013
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện cân nặng của học sinh nam theo nghiên cứu
của các tác giả khác nhau
Cân nặng (kg)
50 n
45 —
40 P^l P^l —
35 - I
30 — 1=
25 1=
1
8
20

15

10
5
0 -P——————————L_^J—————L_^J—————
12___________________13__________________14______________ 15 tuổi
□ HSSH -1975 □ Đào Huy Khuê -1991
□ Trần Thị Loan -2000 □ Đỗ Hồng Cường -2009
□ Phạm Thị Phưang Thùy -2013
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện cân nặng của học sinh nữ theo nghiên cứu
của các tác giả khác nhau
3.1.3. Vòng ngực trung bình
Sau chiều cao và cân nặng thì vòng ngực trung bình cũng là một chỉ tiêu
đại diện cho kích thước các vòng và thể hiện phàn nào sự phát triển về chiều
rộng. Vòng ngực trung bình được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhất là các
nhà nghiên cứu về giáo dục và thể chất.
Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của học sinh trường THCS
Dịch Vọng được thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.7.
Bảng 3.5. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và giói tính
Tu
ổi
Nam (1) Nữ (2) - ** P(l-
2)
n K ± S D tăn
g
n x ± S D tăng
1
2
4
6
64,82 ± 4,83 -
4

8
64,59 ± 4,44 - 0,23 >0,05
1
3
4
9
68,42 ± 4,58 3,6
4
7
67,57 ± 5,71 2,98 0,85 >0,05
1
4
5
0
71,23 ±5,19 2,81
4
9
72,53 ± 4,43 4,96 -1,3 >0,05
1
5
5
1
76,21 ± 4,23 4,98 4
9
74,11+4,95 1,58 2,1 >0,05
19
Hình 3.7. Đồ thị thể hiện vòng ngực trung bình của học sinh
Bảng số liệu 3.5 cho thấy:
Từ 12 đến 15 tuổi, vòng ngực trung bình của học sinh liên tục tăng.
VNTB của học sinh nam tăng từ 64,82 + 4,83 cm lên 76,21 + 4,23 cm, mỗi

năm tăng trung bình 3,79 cm và của học sinh nữ tăng từ 64,59 + 4,44 cm lên
74,11 + 4,95 cm, mỗi năm tăng trung bình 3,17 cm.
Tốc độ tăng vòng ngực trung bình theo tuổi của học sinh nam nữ không
đều. Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng nhanh nhất ở tuổi 15 (tăng
4,98 cm/năm), của học sinh nữ tăng nhanh nhất ở tuổi 14 (tăng 4,96 cm/năm).
Ở cùng một lứa tuổi, vòng ngực trung bình của học sinh
nam và nữ không giống nhau. Ở tuổi 12 và 13 vòng ngực
trung bình của học sinh nam lớn hơn của nữ, ở tuổi 14
vòng ngực trung bình của nữ lớn hơn của nam. Tuy
nhiên sự khác biệt về vòng ngực trung bình giữa nam và nữ ở 4 lứa tuổi này
YNTB (cm)
Tăng trung bình/năm 3,79 3,17
2
0
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Vòng ngực trung bình của nam tăng nhanh ở tuổi 15 còn của nữ thì sớm
hơn một năm (14 tuổi) và tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Thị
Loan [10]. Cũng giống như chiều cao và cân nặng, sự phát triển vòng ngực
trung bình của học sinh liên quan đến tuổi dậy thì, mà tuổi dậy thì của nữ
thường sớm hơn của nam từ 1 đến 2 năm. Do đó, kết quả trên là hoàn toàn phù
hợp vói quy luật phát triển của cơ thể nam và nữ.
So vói các kết quả nghiên cứu trong HSSH [17], Đào Huy Khuê [9], Trần
Thị Loan [10] và Đỗ Hồng Cường [2] thì VNTB của học sinh trường THCS
Dịch Vọng cao hơn. Kết quả nghiên cứu VNTB của các tác giả khác nhau
được thể hiện qua bảng 3.6 và hình 3.8, hình 3.9 .
Bảng 3.6. VNTB (cm) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau
Tăng trung bình/năm 3,79 3,17
2
1
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện VNTB của học sinh nam theo nghiên cứu

của các tác giả khác nhau
□ HSSH -1975 □ Đào Huy Khuê -1991
□ Trần Thị Loan -2000 □ Đỗ Hồng Cường -2009
□ Phạm Thị Phương Thùy -2013
Tăng trung bình/năm 3,79 3,17
2
2
VNTB (cm)
on
7
0
A
C
3
0
O
1
n
0
12 13 14 15 tuổi
□ HSSH -1975 nĐào Huy Khuê -1991
□ Trần Thị Loan -2000 □ Đỗ Hồng Cường -2009
□ Phạm Thị Phương Thùy -2013
VNTB (cm)
QA
7
H
p
n
A

n
'i
n
o
u
1
n
0
12 13 14 15 tuổi
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện VNTB của học sinh nữ theo nghiên cứu
của các tác giả khác nhau 21
32. Các chỉ số thể lục của học sinh trường THCS Dịch Vọng
3.2.1. BMI
Kết quả nghiên cứu BMI của học sinh trường THCS Dịch Vọng được
thể hiện trong bảng 3.7 và hình 3.10.
Bảng 3.7. BMI (kg/m
2
) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính
Tu
ổi
Nam (1) Nữ (2) *1 - X * P(l-2)
n ,T± S D tăng n X ± S D tăng
1
2
4
6
17,24 +1,67 -
4
8
17,34 ± 1,95 - -0,1 >0,05

1
3
4
9
17,42 +1,34 0,18
4
7
17,35 ± 1,61 0,01 0,07 >0,05
1
4
5
0
18,35 ± 1,62 0,93
4
9
18,26 + 1,38 0,91 0,09 >0,05
1
5
5
1
18,21 +1,17 -0,14
4
9
18,33 + 1,22 0,07 -0,12 >0,05
Tăng trung bình/năm 0,32 0,23
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Từ 12 đến 15 tuổi, BMI của học sinh tăng liên tục theo tuổi. BMI của
học sinh nam tăng từ 17,24 + 1,67 kg/m
2
lên 18,21 + 1,17 kg/m

2
, trung bình
mỗi năm tăng 0,32 kg/m
2
.
Đối với học sinh nữ, BMI tăng từ 17,34 ± 1,95 kg/m
2
đến 18,33 ± 1,22
kg/m
2
, trung bình mỗi năm tăng 0,23 kg/m
2
.
Trong cùng một lứa tuổi, BMI giữa học sinh nam và học sinh nữ có
khác nhau. Ở lứa tuổi 12, BMI của học sinh nam thấp hơn nữ, từ 13 - 14 tuổi,
BMI của nam lại cao hơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể,
không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
Tăng trung bình/năm 3,79 3,17
2
3
Dựa vào BMI để đánh giá thể lực theo tiêu chuẩn của CDC thì nhóm
học sinh của trường THCS Dịch Vọng thuộc loại bình thường.
Tăng trung bình/năm 3,79 3,17
2
4
Hình 3.10. Đồ thị thể hiện BMI của học sinh Ở nước ta, trong những năm gần
đây khi điều kiện về kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi, đời sống con người được
nâng lên, kéo theo một số bệnh về chuyển hóa và dinh dưỡng, do đó BMI được
nhiều tác giả nghiên cứu: Trần Đình Long [11], Trần Thị Loan [10], Lê Đình
vấn [16], Đỗ Hồng Cường [2] Bảng 3.8. BMI của học sinh theo nghiên cứu của

các tác giả khác nhau
о Trân Đình
Trân
Thị

Đình
Đô
Hông
Phạm Thị
h-
»«
?
Г1П А

Tu
Long Loan Vấn Cường Phương Thùy
i (1995)
(2000
)
(2002) (2009) (2013)
1
2
16,0 16,85 14,82 15,89 17,24
Na
m
1
3
16,1 16,78 15,44 16,09 17,42
1
4

16,7 16,87 16,00 17,47 18,35
1
5
17,6 17,45 16,71 17,99 18,21
1
2
15,7 16,24 15,00 15,99 17,34
Nữ
1
3
16,2 16,75 15,65 16,85 17,35
1
4
17,8 17,85 16,51 17,43 18,26
1
5
17,7 17,96 17,46 18,15 18,33
BMI (kg/m
2
)
25

×