Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THÔNG TIỂU THỤT THÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.64 KB, 4 trang )

STT THÔNG TIỂU-THỤT THÁO Đáp án
1 Thông tiểu là dùng ống xông đưa qua vào bàng
quang để dẫn nước tiểu ra ngoài.
Niệu đạo
2 Chỉ định đạt xông tiểu trong những trường hợp sau, NGOẠI
TRỪ:
a. Bí tiểu
b. Trước khi mổ
c. Chấn thương tiền liệt tuyến
d. Lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm
e. Chụp bàng quang ngược dòng
C
3 Độ dài của ống xông tiểu khi đưa vào niệu đạo nữ từ:
a. 2-3 cm
b. 4-5 cm
c. 7-8 cm
d. 8-10 cm
e. 10-12 cm
B
4 Câu nào sau đây SAI:
a. Trong trường hợp muốn lưu xông tiểu, người ta
thường dùng xông Folley để đặt.
b. Khi thông tiểu người điều dưỡng phải rửa tay theo qui
trình rửa tay ngoại khoa.
c. Chống chỉ định thông tiểu trong trường hợp giập rách
niệu đạo và nhiễm khuẩn niệu đạo.
d. Khi tiến hành thông tiểu người điều dưỡng sẽ đứng
bên phải bệnh nhân nếu thuận tay trái và đứng bên trái
nếu thuận tay phải.
e. Một trong những mục đích của thông tiểu là giảm sự
khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu trong


bàng quang.
D
5 Chống chỉ định đặt xông tiểu trong những trường hợp sau:
1. Giập rách niệu đạo.
2. Nhiễm khuẩn niệu đạo.
3. Chấn thương tiền liệt tuyến.
4. U xơ tiền liệt tuyến.
Chọn:
a. 1,2, đúng b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng d. 3,4 đúng e. Chỉ 4 đúng
B
6 Thụt tháo là phương pháp cho nước qua vào đại
tràng nhằm làm mềm lỏng những cục phân cứng và làm
thành ruột nở rộng, thành ruột được kích thích sẽ co lại đẩy
phân và hơi ra ngoài.
Trực tràng
7 Thụt tháo được chỉ định trong những trường hợp sau:
1. Táo bón lâu ngày
2. Trước khi đẻ
3. Trước khi soi trực tràng
4. Trước khi phẫu thuật ổ bụng
Chọn:
a. 1,2, đúng b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng d. 3,4 đúng e. Chỉ 4 đúng
C
8 Chống chỉ định thụt tháo trong những trường hợp sau,
NGOẠI TRỪ:
a. Bệnh thương hàn
b. Viêm ruột
c. Tắt ruột

d. Tổn thương hậu môn, trực tràng
e. Trước khi thụt chất cản quang vào đại tràng để chụp
khung đại tràng
E
9 Khoảng cách giữa bốc đựng nước để thụt tháo và mặt giường
là:
a. 20-30 cm
b. 30-40 cm
c. 40-50 cm
d. 50-80 cm
e. 80-100 cm
D
CÁC TƯ THẾ NGHĨ NGƠI TRỊ LIỆU
6 Tư thế nằm ngữa thẳng được áp dụng trong trường hợp:
1. Sau bị ngất.
2. Sốc
3. Chóng mặt
4. Hôn mế
Chọn:
a. 1,2, đúng b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng d. 3,4 đúng e. Chỉ 4 đúng
B
7 Tư thế nằm ngửa đầu thấp KHÔNG áp dụng trong trường
hợp:
1. Hen phế quản
2. Hôn mê
3. Sau bị xuất huyết
4. Chọc tủy sống
Chọn:
a. 1,2, đúng b. 1,2,3 đúng

c. 1,2,3,4 đúng d. 3,4 đúng e. Chỉ 4 đúng
A
8 Tư thế nằm ngửa đầu hơi cao áp dụng trong trường hợp:
1. Bệnh về dường hô hấp.
2. Bệnh tim
3. Rối loạn về nuốt
4. Sau gây mê
A
9 Tư thế Fowler KHÔNG áp dụng trong trường hợp:
1. Hôn mê
2. Sau gây mê
3. Rối loạn về nuốt
4. Khó thở
B
THAY BĂNG VÀ RỬA VẾT THƯƠNG
10 Mục đích của thay băng và rửa vết thương là:
1. Để nhận định và đánh giá tình trạng của vết thương.
2. Để rửa và thấm hút dịch từ vết thương ra.
3. Sử dụng thuốc tại chỗ khi cần thiết.
4. Bất động vùng bị thương làm vết thương chóng lành.
Chọn:
a. 1,2, đúng b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng d. 3,4 đúng e. Chỉ 4 đúng
C
11 Phòng thay băng và rửa vết thương phải thoáng,
đủ dễ lau chùi và khử khuẩn.
Ánh sáng
12 Biểu hiện của vết thương sạch có khâu là các chân chỉ không
có dấu hiệu , không có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Sưng tấy

13 (A) Khi tháo băng cũ cần tháo bỏ từ từ từng lớp tránh kéo
trực tiếp lên vết thương, vì:
(B) Băng cũ thường dính vào vết thương.
a. A, B đúng; A và B liên quan nhân quả
b. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả
c. A đúng, B sai d. A sai, B đúng e. A sai, B sai
A
14 Cách rửa và băng vết thương sạch gồm:
1. Dùng dung dịch sát khuẩn rửa bên ngoài chổ da lành.
2. Chính giữa vết thương dùng dung dịch betadin để rửa.
3. Gắp gạc miếng đặt vào vết thương.
4. Dùng băng dính để băng lại.
a. 1,2, đúng b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng d. 3,4 đúng e. Chỉ 4 đúng
C
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT
24 Chuẩn bị các thủ tục hành chính cho bệnh nhân trước khi mổ
gồm:
1. Hồ sơ bệnh án.
B
2. Biên bản hội chẩn mổ.
3. Giấy cam đoan chấp thuận mổ của bệnh nhân hoặc
thân nhân bệnh nhân.
4. Vệ sinh thân thể cho bệnh nhân.
a. 1,2, đúng b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng d. 3,4 đúng e. Chỉ 4 đúng
25 Chăm sóc bệnh nhân sau mổ cần phát hiện các biến chứng
sau, NGOẠI TRỪ:
1. Chảy máu sau mổ.
2. Viêm phúc mạc sau mổ.

3. Tắt ruột sơm sau mổ.
4. Nhiễm trùng vết mổ.
a. 1,2, đúng b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng d. 3,4 đúng e. Chỉ 4 đúng
C
26 Theo dõi bệnh nhân trong ngày đầu sau mổ, trong giờ đầu,
mỗi theo dõi các dấu hiệu sinh tồn 1 lần.
15 phút
27 Chăm sóc bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật cần thiết phải
có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có về những hoạt
động sẽ xảy ra trong suốt quá trình phẫu thuật.
Kiến thức
28 (A) Không nên cho bệnh nhân ăn uống trước khi phẫu thuật
vì: (B) Dễ gây phản ứng trào ngược trong khi tiến hành gây
mê.
a. A, B đúng; A và B liên quan nhân quả
b. A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả
c. A đúng, B sai d. A sai, B đúng e. A sai, B sai
A

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×