Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.34 KB, 8 trang )

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. Xác định các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành chính, nêu căn
cứ pháp lý.
Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước bắt buộc các tổ
chức, cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu. Các cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt
hành chính khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Tuy nhiên
có những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hành chính được quy định tại khoản 6
Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008
(sau đây gọi tắt là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008) như sau: “Không xử lý vi
phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự
kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”
Xem xét tình huống, H dù đã có hành vi vi phạm hành chính nhưng sẽ không phải
chịu trách nhiệm hành chính trong những trường hợp sau:
a. H vô ý lái xe vào đường cấm trong trường hợp tình thế cấp thiết.
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 128/2008/NĐ-CP quy định chi tiết việc thi hành
một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008 đã ghi rõ: “Tình thế cấp thiết
là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà
nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà
không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.”
Ví dụ, H đang sống cùng mẹ. Tối hôm đó, mẹ H bị đau ruột thừa rất nguy kịch. H
lấy xe máy chở mẹ đi viện. Gần đến bệnh viện thì xảy ra ùn tắc giao thông, H để ý thấy
có con đường tắt nhưng không biết nó bị cấm (để phục vụ cho buồi diễu hành ngày hôm
sau). Khi đi vào thì H bị chiến sỹ cảnh sát phát hiện. Trong trường hợp này, việc H vô ý
đi vào đường cấm là vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong lúc đó sức khỏe, tính mạng
của mẹ H đang bị đe dọa vì đau ruột thừa nếu không cấp cứu ngay. Việc xảy ra ùn tắc
giao thông khiến cho H không còn cách nào khác là đi vào đường con đường tắt (H
không biết đó là đường cấm). Do đó, đây là trường hợp thuộc vào tình thế cấp thiết.
b. H vô ý lái xe vào đường cấm trong trường hợp sự kiện bất ngờ.
Người thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy
trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó. (Theo khoản 3, Điều 4 Nghị


định trên). Trường hợp này người đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hành chính.
Cụ thể, H đang điều khiển xe máy đi trên đường, đúng làn đường, tốc độ quy định.
Tới gần đoạn rẽ vào đường cấm, đột ngột có một chiếc xe ô tô mất lái lao sang làn đường
1
H đang đi, khiến A phải bẻ lái tránh va chạm. Kết quả là xe của A lao vào đoạn đường
cấm. Sau đó thì H bị các chiến sĩ cảnh sát phát hiện là đi vào đường cấm.
c. H điều khiển xe máy vô ý đi vào đường cấm trong tình trạng đang mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình.
Theo khoản 4 Điều 4 nghị định số 128/2008/NĐ-CP nói trên, người mà vi phạm
hành chính trong trường hợp đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì sẽ không bị xử lý vi phạm
hành chính. Đối với trường hợp này vì lý do họ không có năng lực chủ thể nên vấn đề
trách nhiệm hành chính không được đặt ra. Nhưng cũng cần lưu ý, không phải đối với tất
cả các trường hợp mắc bệnh tâm thần đều không phải chịu trách nhiệm hành chính mà
tùy vào mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với khả năng nhận thức mà quy định xử phạt
hay không.
Ví dụ, H là bệnh nhân đang được quản lý và chữa trị tại bệnh viện tâm thần K. Do
bệnh nặng, không làm chủ được suy nghĩ và hành vi của mình, một hôm H lẻn lấy một
chiếc xe máy của nhân viên bảo vệ và phóng ra đường. Khi đi vào đường cấm thì bị
chiến sĩ cảnh sát phát hiện.
Ngoài ra, trong tình huống này không xem xét đến việc hành vi của H thuộc
trường hợp phòng vệ chính đáng. Bởi lẽ, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số
128/2008/NĐ-CP thì: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của
người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi
ích nói trên.” Trong khi đó, rõ ràng hành vi vô ý đi vào đường cấm của H trong mọi tình
huống đều không thể hiện tính chất “chống trả” như điều luật này quy định.
2. Trong trường hợp hành vi của H cấu thành vi phạm hành chính, phân tích các
dấu hiệu trong cấu thành vi phạm hành chính của H và nêu căn cứ pháp lý để truy

cứu trách nhiệm hành chính đối với H.
Có thể kết luận rằng, việc Nguyễn Văn H, 17 tuổi, điều khiển xe Dream đi vào
đường cấm của H cấu thành hai vi phạm hành chính.
Thứ nhất, H có hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe
cơ giới. Về mặt khách quan, việc H điều khiển xe Dream tham gia giao thông khi chưa đủ
độ tuổi quy định đã vi phạm điểm a, khoản 2 Điều 24 Nghị định 146/2007/NĐ-CP quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: “Cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm
3
2
trở lên.” Phương tiện vi phạm mà H sử dụng là chiếc xe máy Dream (mọi loại xe Dream
đều có dung tích xi lanh lớn hơn 100 cm
3
). Về mặt chủ quan, rõ ràng có thể H thực hiện
hành vi trên với lỗi cố ý vì H biết rõ rằng mình không đủ 18 tuổi, chưa có bằng lái xe thì
không được điều khiển xe máy trên 50 cm
3
nhưng vẫn làm. Chủ thể vi phạm ở đây đương
nhiên là H. Với độ tuổi 17, đương nhiên H sẽ phải chịu mọi bị xử phạt hành chính với
mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra (theo khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính 2008). Về khách thể, hành vi này của H đã xâm phạm đến trật tự quản lý
hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Thứ hai, H có hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ đối với người điều
khiển xe mô tô. Về mặt khách quan, hành vi vô ý đi vào đường cấm của H đã vi phạm
vào điểm c, khoản 3 Điều 9 Nghị định 146/2007/NĐ-CP nêu trên. Cụ thể, theo quy định
tại điều này thì sẽ xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển,
người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy,… khi có hành vi “đi vào đường cấm, khu vực
cấm”. Phương tiện vi phạm tương tự như trên là chiếc xe máy Dream mà H điều khiển.
Xét về mặt chủ quan, hành vi đi vào đường cấm của H có lỗi vô ý. Trong tình huống đề

ra, H có thể là vô tình hoặc thiếu thận trọng mà không nhận thức được mình đang đi vào
đường cấm khi điều khiển xe máy. Chủ thể vi phạm ở đây là Nguyễn Văn H, 17 tuổi. Độ
tuổi của H nằm trong khoảng pháp luật quy định là từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (tuổi vị
thành niên). Cho nên, theo khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008,
mức phạt tiền đối với H sẽ không quá một phần hai mức phạt với người đã thành niên,
nếu trường hợp không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hay người giám hộ sẽ nộp thay. Về
khách thể cũng tương tụ với hành vi vi phạm hành chính thứ nhất.
Căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với H như sau:
- Luật giao thông đường bộ 2008: Điều 58 quy định về Điều kiện của người lái xe
tham gia giao thông, Điều 60 quy định về Tuổi và sức khỏe của người lái xe.
- Nghị định 146/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ: điểm a, khoản 2 Điều 24 quy định về Xử phạt hành vi vi phạm quy
định của người điều khiển xe cơ giới; điểm c, khoản 3 Điều 9 quy định về Xử phạt hành
chính với hành vi đi vào đường cấm.
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008: Điều 6 quy định Đối tượng bị xử lý vi
phạm hành chính; Điều 7 quy định Xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính.
3. Chiến sĩ cảnh sát đã phát hiện vi phạm hành chính của H phải thực hiện
những công việc gì để xử lý hành vi vi phạm hành chính đó.
Chiến sĩ cảnh sát phải yêu cầu H dừng xe lại ngay khi phát hiện thấy H đi vào
đường cấm theo quy định tại Điều 53 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008:
3
“Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý phải ra lệnh đình chỉ ngay
hành vi vi phạm hành chính.” Sau đó sẽ tiến hành xử phạt hành chính đối với H.
Theo như đã phân tích ở trên, việc H đi vào đường cấm đã cấu thành hai vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Thứ nhất, hành vi của H đã vi phạm vào
điểm a, khoản 2 Điều 24 Nghị định 146/2007/NĐ-CP nói trên, H có thể bị phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền là từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa với vi phạm này
là 60.000 đồng (do trong điều luật đã quy định rõ độ tuổi người vi phạm). Thứ hai, H còn
vi phạm điểm c, khoản 3 Điều 9 Nghị định 146/2007/NĐ-CP với mức phạt từ 100.000
đồng đến 200.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa với H là không quá 150.000 đồng (theo quy

định tại khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008). Cả hai vi phạm
thì mức phạt tối đa đều không quá 200.000 đồng nên theo Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2008, người có thẩm quyền xử lý vi phạm sẽ xử lý vi phạm theo
thủ tục đơn giản: “Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến
200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt tại chỗ…”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP thì chiến sĩ
công an nhân dân đang thi hành công vụ có thẩm quyền phạt tiền đến 100.000 đồng. Vì
vậy, đối với trường hợp thứ nhất, hành vi vi phạm điểm c, khoản 3 Điều 9 Nghị định
146/2007/NĐ-CP của H có mức phạt tiền không quá 100.000 đồng thì chiến sĩ sảnh sát
có quyền ra quyết định xử phạt ngay tại chỗ cả 2 vi phạm theo thủ tục tại Điều 54 Pháp
lênh xử phạt vi phạm hành chính 2008. Trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. H có
thể nộp tiền phạt tại chỗ cho chiến sĩ cảnh sát, nếu không có thì cha mẹ hay người giám
hộ của H phải nộp thay. Chiến sĩ cảnh sát phải giao biên lai thu tiền phạt cho H.
Trường hợp thứ hai, chỉ cần hành vi vi phạm điểm c, khoản 3 Điều 9 Nghị định
146/2007/NĐ-CP của H có mức phạt từ trên 100.000 đồng đến dưới 150.000 đồng, thì
chiến sĩ cảnh sát đang thi hành công vụ không được phép xử phạt ngay tại chỗ vì nó vượt
quá thẩm quyền người này. Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2008 hay khoản 2 Điều 46 Nghị định 146/2007/NĐ-CP: “Nếu
hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền
của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt”,
rõ ràng chiến sĩ cảnh sát phải chuyển vụ vi phạm của H đến Đội trưởng, Trạm trưởng của
người này để xử lý theo thủ tục đơn giản như trường hợp trên. Bởi lẽ, theo khoản 2 Điều
44 Nghị định 146/2007/NĐ-CP thì Đội trưởng, Trạm trưởng của người được quy định tại
khoản 1 (chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ) thì có thẩm quyền phạt tiền
tới 200.000 đồng.
Căn cứ pháp lý cần được áp dụng như sau:
4
- Những căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hành chính của H (nêu ở mục 2).
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008: Điều 53 quy định về Đình chỉ hành vi
vi phạm hành chính; Điều 54 quy định về Thủ tục đơn giản; Điều 42 quy định về Nguyên

tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
- Nghị định số 146/2007/NĐ-CP: Điều 44 quy định về Thẩm quyền xử phạt của
Công an nhân dân (khoản 1 và 2); Điều 46 quy định về Nguyên tắc xác định thẩm quyền
xử lý vi phạm hành chính.
4. Xác định người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối
với H, nêu căn cứ pháp lý.
Thứ nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Trưởng công an các cấp có thẩm
quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định của Nghị định này trong phạm vi
quản lý của địa phương mình (theo khoản 1 Điều 42 Nghị định 146/2007/NĐ-CP). Đối
với trường hợp này thì chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp và Trưởng công an các cấp tại
địa phương nơi xảy ra hành vi vi phạm của H có quyền ra quyết định xử phạt với H.
Thứ hai, theo khoản 2 Điều 42 Nghị định trên thì lực lượng Cảnh sát giao thông
đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm của H. Trong đó bao gồm:
- Trưởng phòng cảnh sát giao thông. (thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 5
Điều 44 Nghị định này).
- Giám đốc công an cấp tỉnh. (khoản 6 Điều 44 Nghị định này).
- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ (khoản 7 Điều 44 Nghị định này).
- Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ (khoản 1 Điều 44 Nghị định
này) và Đội trưởng, Trạm trưởng của chiến sĩ cảnh sát giao thông (khoản 2 Điều 44 Nghị
định này).
Thứ ba, đối với hành vi vi phạm phạm quy tắc giao thông đường bộ của H quy định
tại điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định này thì lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng
nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền xử
phạt (theo khoản 3 Điều 42 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP). Tuy nhiên với hành vi vi
phạm điều kiện của người điều khiển xe cơ giới quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24
Nghị định này thì không thuộc thẩm quyền xử phạt của những người này.
Căn cứ pháp lý cần được áp dụng là:
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008: Chương IV quy định về thẩm quyền
xử lý vi phạm hành chính.
- Nghị định 146/2007/NĐ-CP: các điều trong mục 1 Chương III quy định về thẩm

quyền xử phạt.
5

×