bộ giáo dục v đo tạo Viện khoa học v xã hội Việt nam
Viện nh nớc v pháp luật
Nguyễn thị minh hà
Pháp điển hoá pháp luật về ban hnh văn bản
quy phạm pháp luật
Chuyên ngành : Luật Nhà nớc
Mã số : 5.05.05
Tóm tắt luận án tiến sĩ luật học
h nội - 2006
danh mục những công trình của tác giả đ
công bố liên quan đến luận án tiến sĩ
1
Nguyễn Thị Minh Hà (2006), "Vị trí của văn bản quy phạm pháp
luật trong hệ thống pháp luật", Tạp chí Nhà nớc và Pháp luật số
5/2006, tr 32-35
2
Nguyễn Thị Minh Hà (2006), "Về quy trình ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân các cấp", Tạp chí Thanh tra
số 5/2006, tr 16 - 18
3
Nguyễn Thị Minh Hà (2006), "Sửa đổi, bổ sung quy định về hiệu
lực của văn bản quy phạm pháp luật", Tạp chí Dân chủ pháp luật
số 8/2006, tr 17 - 20
phần mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp năm 1992 khẳng định Nhà nớc quản lý xã hội theo pháp luật
và không ngừng tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa (Điều 12). Từ đó xác
định mục tiêu xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ và toàn
diện là yêu cầu cơ bản để tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Văn kiện của
Đảng đã xác định đờng lối phát triển của hệ thống pháp luật đến năm 2020, đó
là việc "hoàn thiện pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành và công bố văn
bản quy phạm pháp luật thống nhất cho cả trung ơng và địa phơng". Do đó,
cần phải chấn chỉnh lại hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên cơ
sở trật tự hoá các quy định pháp luật về ban hành hành văn bản quy phạm pháp
luật của các cơ quan nhà nớc. Một trong những giải pháp quan trọng để đạt
đợc mục tiêu đó là việc tiến hành pháp điển hoá pháp luật về ban hành văn bản
quy phạm pháp luật. Hiện nay, khoa học pháp lý của nhiều nớc trên thế giới
đang dành nhiều sự quan tâm để nghiên cứu về quan điểm và cách thức tiến
hành pháp điển hoá pháp luật. ở Việt Nam, quan niệm về pháp điển hoá pháp
luật cũng tồn tại khá nhiều ý kiến khác nhau. Từ thực trạng pháp luật, từ tính
cấp thiết do Đảng và Nhà nớc đặt ra, và trên cơ sở nghiên cứu về lý thuyết
pháp điển hoá nh là một phơng diện hoạt động quan trọng của Nhà nớc, tác giả
đã chọn đề tài nghiên cứu: "Pháp điển hoá pháp luật về ban hành văn bản quy phạm
pháp luật" làm luận án tiến sỹ luật học, chuyên ngành Luật Nhà nớc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có một số công trình và hội thảo khoa học nghiên cứu về
hai lĩnh vực mà đề tài luận án hớng tới. Đó là pháp điển hoá pháp luật và hoàn
thiện pháp luật về lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Về việc nghiên cứu khoa học về pháp điển hoá đã có những hội thảo: Hội
thảo "Thẩm định văn bản pháp luật, rà soát văn bản, hệ thống hoá và pháp
điển hoá" tại Nhà Pháp luật Việt- Pháp, Hà Nội năm 1999, trong đó có các bài
viết "Hệ thống hoá, pháp điển hoá văn bản pháp luật", "Tổ chức công tác pháp
điển hoá ở Pháp" của Ông Goulard, Thẩm phán Tham Chính Viện của Pháp.
Gần đây, năm 2006, Viện Khoa học Pháp lý tổ chức Hội thảo
"Kinh nghiệm so
sánh pháp điển hoá của một số nớc trên thế giới", trong đó có các bài viết
"Vài nét về pháp điển hoá ở Việt Nam", Ths Cao Xuân Phong, "Pháp điển hoá
- một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam", TS Lê Hồng Sơn,
Ths Hoàng Văn ánh, "Kinh nghiệm của các nớc đối với vấn đề thu thập, rà
soát và hệ thống hoá luật hiện nay" của Ông John Bentley, Chuyên gia pháp
luật quốc tế - Dự án VIE/98/001, "Quan điểm của Canada về pháp điển hoá, kỹ
thuật và kinh nghiệm" của Ông Bill Neison, Giáo s danh dự Đại học Luật
Victoria. Các bài viết trong những cuộc hội thảo trên chủ yếu trình bày các
quan điểm và cách thức tiến hành pháp điển hoá ở Việt Nam và một số nớc
trên thế giới. Tháng 7 năm 2006, Tạp chí Luật học có đăng bài viết "Mấy vấn
đề lý luận về pháp điển hoá" của GS.TS Lê Minh Tâm, trong đó đã thể hiện
2
những quan điểm sâu sắc của Giáo s về một số vấn đề tiến hành pháp điển
hoá. Tuy nhiên, các cuộc hội thảo khoa học và những công trình nghiên cứu
trên cha đề cập đến sự cần thiết và cách thức tiến hành pháp điển hoá pháp
luật một lĩnh vực quan trọng là ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các
cơ quan nhà nớc.
Về việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực ban hành văn bản quy
phạm pháp luật có các đề tài nghiên cứu cấp Bộ nh: "Đổi mới và hoàn thiện
quy trình lập pháp của Quốc hội và ban hành pháp lệnh của Uỷ ban thờng vụ
Quốc hội" (năm 2001) do ông Vũ Mão làm chủ nhiệm, "Nâng cao chất lợng
của các dự án luật, pháp lệnh qua hoạt động thẩm tra" của PGS.TS Trần Ngọc
Đờng, Tạp chí Nhà nớc và Pháp luật số 3 năm 2003, "Xây dựng luận cứ khoa
học của chiến lợc lập pháp ở nớc ta" của GS TSKH Đào Trí úc, Tạp chí Nhà
nớc và Pháp luật số 1/2000, "Nội dung giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật", TS. Hoàng Thị Ngân, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 3/ 2003,
"Nâng cao chất lợng hoạt động lập pháp theo định hớng xây dựng Nhà nớc
pháp quyền của dân, do dân và vì dân", Luận án Tiến sỹ Luật học (1995) của
TS Lê Văn Hoè, "Hoàn thiện quy trình lập pháp ở Việt Nam hiện nay", Luận
án Tiến sỹ Luật học (2004) của TS. Hoàng Văn Tú. Đặc biệt, cuốn sách chuyên
khảo của Văn phòng Quốc hội "Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của
Quốc hội", (năm 2004) đã nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận và
thực tiễn của vấn đề đổi mới quy trình lập pháp, nêu rõ những vấn đề hiện đang
tồn tại và đề xuất phơng hớng và giải pháp hoàn thiện quy trình lập pháp.
Những công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến việc hoàn thiện quy trình
lập pháp của Quốc hội, Uỷ ban thờng vụ Quốc hội là chủ yếu. Thời gian gần
đây, các cơ quan nhà nớc và các nhà khoa học đã đầu t nghiên cứu về quy
trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà
nớc, cụ thể có các đề án "Hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ", "Đổi mới quy trình
soạn thảo, ban hành văn bản quy phạmp pháp luật của Bộ trởng, Thủ trởng
cơ quan ngang Bộ" thuộc Chơng trình đổi mới công tác xây dựng, ban hành và
nâng cao chất lợng văn bản quy phạm pháp luật đã đợc Thủ tớng Chính phủ
phê duyệt tại QĐ số 909/QĐ-TTg ngày 14/8/2003, bài viết "Công bố và xác
định thời điểm hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân", Nông Quốc Bình, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp số 10/2004, "Vấn đề thẩm định, kiểm tra dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật trớc khi trình Chính phủ", Phạm Tuấn Khải, Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật số 11/2002. Đặc biệt cuốn sách "Những nội dung cơ bản của Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân" của Vụ Công tác lập pháp (năm 2005) đã đề cập đến thẩm quyền về hình
thức, nội dung và quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Về lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm
3
pháp luật hiện nay vẫn cha có một công trình khoa học nghiên cứu toàn diện
quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nớc từ
trung ơng đến địa phơng.
Nhìn chung, những công trình khoa học trên đã đề cập đến một trong
những vấn đề mà đề tài luận án hớng tới nh hoàn thiện pháp luật về ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nớc hoặc nghiên cứu về lý thuyết
pháp điển hoá pháp luật, nhng cha có một công trình nào nghiên cứu việc
pháp điển hoá pháp luật về lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án có mục đích là nghiên cứu pháp điển hoá pháp luật với cách tiếp
cận là phơng diện hoạt động của cơ quan nhà nớc; về pháp luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật; về quan điểm, yêu cầu và các giai đoạn tiến hành pháp
điển hoá pháp luật về lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó,
luận án nghiên cứu về hoạt động pháp điển hoá pháp luật ở Việt Nam từ năm
1945 đến nay. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động pháp điển hoá pháp
luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, luận án xây dựng mô hình một
đạo luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nớc nhằm
mục đích trật tự hoá pháp luật trong lĩnh vực này ở cấp độ cao, tạo ra những
điều kiện tốt nhất cho việc nghiên cứu và áp dụng pháp luật về ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về pháp điển hoá pháp luật về ban hành văn bản quy
phạm pháp luật và thực tiễn pháp điển hoá về lĩnh vực này. Đặc biệt luận án tập
trung xây dựng một mô hình pháp điển hoá với phơng pháp xây dựng một đạo
luật chung để điều chỉnh toàn diện và thống nhất về lĩnh vực ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nớc.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lập trờng xuất phát và quan điểm tiếp cận của triết học Mác
Lê nin và t tởng Hồ Chí Minh về Nhà nớc và pháp luật, các nguyên tắc cơ
bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm
của Đảng về Nhà nớc và pháp luật trong thời kỳ đổi mới, luận án sử dụng các
phơng pháp nghiên cứu sau: Phơng pháp phân tích, tổng hợp các thông tin,
t liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu nh các quan niệm, kinh nghiệm tiến
hành về pháp điển hoá pháp luật của các nớc trên thế giới, thu thập các dữ liệu
về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nớc.
Phơng pháp so sánh luật giữa các giai đoạn lịch sử của Việt Nam từ năm 1945
đến nay, so sánh giữa pháp luật trong n
ớc và pháp luật của nhiều nớc trên thế
giới để xác định cách thức pháp điển hoá pháp luật về lĩnh vực ban hành văn
bản quy phạm pháp luật. Phơng pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua kết quả
thống kê, khảo sát, rà soát trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan nhà nớc.
6. Đóng góp mới của Luận án
4
Một là, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học trong và ngoài nớc,
luận án xây dựng khái niệm về pháp điển hoá pháp luật về ban hành văn bản
quy phạm pháp luật. Đặc biệt, luận án đã đa ra các yêu cầu của pháp điển hoá
pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là căn cứ quan trọng
để đánh giá hoạt động pháp điển hoá trong lĩnh vực này. Ngoài ra, trong quá
trình nghiên cứu về pháp điển hoá là một phơng diện hoạt động quan trọng
của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền (Quốc hội), luận án đã làm rõ sự khác
nhau giữa hoạt động pháp điển hoá với hoạt động xây dựng pháp luật, giữa hoạt
động pháp điển hoá với hoạt động chỉnh lý. Những điểm mới này có ý nghĩa là
cơ sở lý luận cho việc tiến hành hoạt động pháp điển hoá trong lĩnh vực ban
hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hai là, trên cơ sở thực tiễn ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các
cơ quan nhà nớc ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, luận án đã phân tích và
đánh giá hoạt động này với các tiêu chí về pháp điển hoá pháp luật về ban hành
văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó đi đến nhận định về những tồn tại và bất
cập của pháp luật hiện hành về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ba là, luận án đã xác định đợc nhu cầu tăng cờng và quan điểm pháp
điển hoá pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó kiến nghị
giải pháp cơ bản là xây dựng một mô hình đạo luật chung điều chỉnh toàn diện
và thống nhất về lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luận án còn kiến
nghị giải pháp sửa đổi một số quy định trong các Luật về tổ chức bộ máy Nhà nớc
để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.
7. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung thêm lý luận về pháp điển hoá
pháp luật, cụ thể là việc đa ra cách thức tiến hành pháp điển hoá pháp luật về
ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Luận án có thể dùng làm tài
liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật trong các trờng
đại học, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nớc, các chuyên gia làm
công tác xây dựng pháp luật.
8. Kết cấu của luận án
Luận án đợc kết cấu ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, phần nội dung đợc chia làm 3 chơng:
Chơng 1: Cơ sở lý luận của việc pháp điển hoá pháp luật về ban hành văn bản
quy phạm pháp luật
Chơng 2: Hoạt động pháp điển hoá pháp luật về ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Chơng 3: Quan điểm, giải pháp pháp điển hoá pháp luật về ban hành văn bản
quy phạm pháp luật
5
nội dung cơ bản của luận án
chơng 1
Cơ sở Lý luận của việc pháp điển hoá pháp luật
về ban hnh văn bản quy phạm pháp luật
1.1
Pháp điển hoá pháp luật - một phơng diện hoạt động quan trọng
của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền
1.1.1 Pháp điển hoá là một hình thức hệ thống hoá pháp luật
Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động nhằm hoàn thiện pháp luật, đa
chúng vào một hệ thống trên cơ sở những phơng pháp, cách thức nhất định,
bao gồm những nguyên tắc, phơng pháp khoa học để xử lý những văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành, xây dựng và trật tự hoá các văn bản quy phạm pháp
luật theo những tiêu chí đã đặt ra. Hệ thống hoá pháp luật đợc thể hiện dới
hai hình thức: tập hợp hoá và pháp điển hoá.
*
Tập hợp hoá
Tập hợp hoá đợc thực hiện trên cơ sở tập hợp và sắp xếp các văn bản quy
phạm pháp luật theo những căn cứ hoặc lĩnh vực nhất định. Đặc trng của hình
thức tập hợp hoá văn bản quy phạm pháp luật không làm thay đổi nội dung của
văn bản quy phạm pháp luật, không bổ sung những quy định mới. Từ đặc trng
đó nên việc tập hợp hoá văn bản quy phạm pháp luật có thể đợc tiến hành bởi
nhiều chủ thể khác nhau, đó có thể là các cơ quan nhà nớc, hoặc một nhóm tác
giả hoặc một tác giả, hoặc nhà xuất bản khi thấy cần thiết phải sắp xếp những
văn bản đó theo một trật tự nhất định.
*Pháp điển hoá
Pháp điển hoá là một hình thức hệ thống hoá pháp luật đợc thực hiện ở
cấp độ cao hơn hình thức tập hợp hoá.
Pháp điển hoá là một hoạt động lớn và
phức tạp, hiện nay ở nớc ta và trên thế giới còn có nhiều quan điểm khác nhau
về vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng:
Nớc Pháp và các luật gia châu Âu lục địa
coi pháp điển hoá là bớc tiếp theo của hệ thống hoá pháp luật và bản chất của
nó là chuyển hoá các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật (theo từng lĩnh
vực lớn) vào một cuốn sách duy nhất gọi là Bộ Pháp điển và không nhằm mục
đích thông qua những văn bản mới. Tác giả luận án cho rằng về bản chất, quan
niệm trên về pháp điển hoá gần giống nh quan điểm về tập hợp hoá, nhng ở
mức độ cao hơn và phạm vi rộng lớn hơn.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Các nớc thuộc hệ thống luật Ănglô Sắc
xông (hệ thống thông luật - common law), với hai nguồn cơ bản của pháp luật
là án lệ và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các nớc này đã áp dụng pháp
điển hoá pháp luật theo hai hớng: Pháp điển hoá về án lệ dới hình thức các
Bộ Pháp điển và pháp điển hoá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Thực
chất của công việc pháp điển hoá ở đây là việc cho ra đời, bổ sung, cập nhật
thờng xuyên các tập án lệ, những tình huống, vụ việc pháp lý cụ thể đã có tiền
6
lệ theo từng lĩnh vực của đời sống. Còn đối với việc pháp điển hoá hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật không làm thay đổi nội dung của văn bản gốc và đợc
tiến hành bởi một thiết chế riêng.
Cách thức pháp điển hoá này cha phải là
việc đa pháp luật vào một hệ thống nhất định sau khi đã tu chỉnh để đạt đến sự
thống nhất. Đó chỉ là những giai đoạn, những cấp độ khác nhau của công tác
tập hợp hoá.
Quan điểm thứ ba thể hiện đặc trng ở Trung Quốc, Liên bang Nga và
Việt Nam. Theo đó, pháp điển hoá là quy trình sau cùng, là giai đoạn cao nhất
của công tác hệ thống hoá pháp luật. Nhìn một cách tổng thể, pháp điển hoá là
việc trật tự hoá sâu sắc và toàn diện một lĩnh vực pháp luật hiện hành, trên cơ
sở đó xây dựng một văn bản pháp luật mới (thông thờng là một đạo luật)
nhằm tạo ra những thay đổi cơ bản trong việc điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực
đó, loại bỏ những văn bản pháp luật lạc hậu, mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp,
nâng sự điều chỉnh của pháp luật lên một tầm cao mới về nội dung và hình thức
1.1.2 Pháp điển hoá thuộc về thẩm quyền của cơ quan quyền lực nhà
nớc cao nhất
Từ bản chất của pháp điển hoá pháp luật là hoạt động trật tự hoá pháp luật
dới hình thức ban hành một đạo luật để điều chỉnh toàn diện và thống nhất về
một lĩnh vực nào đó, cho nên công việc này phải đợc tiến hành bởi cơ quan
nhà nớc có thẩm quyền ban hành luật. Hiến pháp nớc ta quy định chỉ có
Quốc hội mới có chức năng và thẩm quyền ban hành luật. Từ đó có thể hiểu
một cách gián tiếp chức năng ban hành luật của Quốc hội là một thiết chế quan
trọng để tiến hành pháp điển hoá pháp luật.
Xuất phát từ bản chất, mục đích mà công tác hệ thống hoá văn bản quy
phạm pháp luật cần đợc tiến hành bởi cơ quan nhà nớc có thẩm quyền, đặc
biệt việc hệ thống hoá dới hình thức pháp điển hoá. Pháp điển hoá là hình thức
hệ thống hoá pháp luật cao nhất, trong đó thẩm quyền và nội dung tiến hành
thuộc về cơ quan quyền lực nhà nớc cao nhất. Nếu so sánh với hình thức tập
hợp hoá, công tác pháp điển hoá là một hình thức hệ thống hoá ở mức độ cao
hơn hẳn, bởi lẽ hoạt động này luôn luôn là một phơng diện hoạt động của cơ
quan nhà nớc có thẩm quyền.
Do đó, Nhà nớc cần có một thiết chế rõ ràng
để điều chỉnh về hoạt động pháp điển hoá. Thiết chế này thuộc về tổ chức và
hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nớc cao nhất.
1.1.3 Những tiền đề cơ bản của pháp điển hoá ở Nhà nớc Cộng hoà x
hội chủ nghĩa Việt Nam
Với những đặc thù về cơ chế thực hiện quyền lực nhà nớc ở Nhà nớc
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho nên công tác pháp điển hoá muốn
thực hiện có hiệu quả phải dựa trên những tiền đề cơ bản mang tính đặc trng
nh sau:
Thứ nhất: Sự hiện diện của chính sách pháp luật về lĩnh vực pháp luật cần
pháp điển hoá. Đó là những quan điểm, đờng lối, chủ trơng, định hớng xây
dựng và phát triển pháp luật của Đảng Cộng sản Việt Nam về lĩnh vực pháp luật
7
cần pháp điển hoá. Nếu không có sự lãnh đạo rõ ràng của Đảng bằng chính
sách pháp luật thì việc pháp điển hoá sẽ gặp nhiều khó khăn, vớng mắc, bởi
không có sự thống nhất trong phơng hớng pháp điển hoá.
Thứ hai: Các quan điểm chính thống và phơng pháp luận khoa học về
pháp luật. Đây là cơ sở nền tảng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật. Triết lý về Nhà nớc và pháp luật hiện nay ở Nhà nớc ta dựa trên chủ
nghĩa Mác-Lê nin kết hợp với t tởng Hồ Chí Minh. Đó chính là sự kết hợp
hợp lý giữa tính truyền thống, tính dân tộc với tính hiện đại, thể hiện là tiền đề
tất yếu của quá trình pháp điển hoá pháp luật ở Nhà nớc ta. Ngoài ra, trong xu
thế hội nhập thời hiện đại, chúng ta cũng rất cần thiết tham khảo và tiếp thu
kinh nghiệm từ những giá trị khoa học của thế giới để hoàn thiện hơn nữa hệ
thống quan điểm và phơng pháp luận.
Thứ ba: Sự thừa nhận chính thức của Nhà nớc về các hình thức của pháp
luật. Các hình thức của pháp luật rất phong phú và đa dạng, đó có thể là đạo
luật, bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nớc có
thẩm quyền ban hành, các án lệ, các luật tục, các điều ớc, tập quán quốc
tếThực tế ở các quốc gia cho thấy rằng trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện pháp luật quốc gia hay quốc tế, tất cả các hình thức pháp luật đó đều có sự
ảnh hởng, tác động đến nhau và đều cần phải tính đến trong cơ chế điều chỉnh
pháp luật. Cần thiết phải giải quyết vấn đề này trớc khi đặt vấn đề về pháp
điển hoá pháp luật.
Thứ t: Kinh nghiệm và kỹ thuật pháp lý. Kỹ thuật pháp lý là tổng thể
những phơng pháp, phơng tiện đợc sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ
thống hoá pháp luật, trong đó chứa đựng các nguyên tắc khoa học nhằm đảm
bảo cho pháp luật có đợc đầy đủ các khả năng để điều chỉnh có hiệu quả các
quan hệ xã hội.
Ngoài ra, việc tiến hành pháp điển hoá pháp luật còn dựa trên những điều
kiện rất cần thiết. Đó là những điều kiện về tổ chức, điều kiện về cơ sở pháp lý,
điều kiện về tài chính, điều kiện về nguồn nhân lực và các điều kiện khác nh
hệ thống thông tin t liệu, phơng tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại
1.2. Pháp luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1.2.1 Khái niệm, vị trí và tầm quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật
Trên cơ sở tìm hiểu về các dấu hiệu và thuộc tính của văn bản quy phạm
pháp luật, có thể đa ra khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật nh sau: Văn
bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nớc có thẩm quyền, ngời
có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy
tắc xử sự chung, đợc nhà nớc bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh những
quan hệ xã hội và đợc áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.
Văn bản quy phạm pháp luật là một hình thức pháp luật có nhiều u điểm
hơn hẳn so với hình thức pháp luật khác.
1.2.2 Nội dung pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật
8
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là thẩm quyền của cơ quan nhà nớc
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đợc quy định trong Hiến pháp. Căn cứ
vào nội dung của sự điều chỉnh, pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp
luật bao gồm hai nhóm chế định pháp luật chủ yếu: Nhóm thứ nhất: Nhóm quy
phạm pháp luật liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan nhà nớc trong việc
ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm thẩm quyền về hình thức văn
bản và thẩm quyền về nội dung của văn bản. Từ thẩm quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của các chủ thể sẽ hình thành nên hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật Việt Nam. Nhóm thứ hai: Nhóm quy phạm pháp luật liên quan
đến quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nớc
có thẩm quyền. Đây là nhóm quy phạm pháp luật lớn điều chỉnh về quá trình
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể pháp luật.
1.3 Khái niệm và yêu cầu về pháp điển hoá pháp luật về ban hành văn
bản quy phạm pháp luật
1.3.1 Khái niệm pháp điển hoá pháp luật về ban hành văn bản quy phạm
pháp luật.
Pháp điển hoá pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật là việc
cơ quan nhà nớc có thẩm quyền ban hành một đạo luật trên cơ sở những văn
bản quy phạm pháp luật đã điều chỉnh về lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm
pháp luật; sửa đổi và bổ sung những quy phạm pháp luật để hớng tới điều
chỉnh toàn diện, thống nhất, đồng bộ về hoạt động ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nớc. Quá trình pháp điển hoá pháp luật về ban
hành văn bản quy phạm pháp luật cần phải dựa trên những tiêu chí và kỹ thuật
pháp lý về pháp điển hoá.
1.3.2 Các yêu cầu đặt ra đối với việc pháp điển hoá pháp luật về ban
hành văn bản quy phạm pháp luật
- Yêu cầu về việc điều chỉnh toàn diện nội dung và hình thức pháp luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Yêu cầu về sự phù hợp và đồng bộ với hệ thống pháp luật của pháp luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Yêu cầu về việc thể hiện pháp luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật trong một đạo luật
- Yêu cầu về kỹ thuật pháp lý trong quá trình pháp điển hoá pháp luật về
ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Kết luận Chơng 1
Tại Chơng 1 luận án nghiên cứu ba nội dung chính nh
sau:
- Tìm hiểu về pháp điển hoá pháp luật là một trong những phơng diện
hoạt động quan trọng của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền, trong đó thống
nhất cách hiểu về pháp điển hoá pháp luật, đồng thời khẳng định hoạt động
pháp điển hoá thuộc về thẩm quyền của cơ quan quyền lực nhà nớc cao nhất là
Quốc hội.