Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 300m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (LV01305)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 76 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
=======o0o=======




TRẦN VĂN VINH





CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA)
Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT RỪNG TỰ NHIÊN ĐỘ CAO 300M
THUỘC VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC





HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2


=======o0o=======




TRẦN VĂN VINH




CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA)
Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT RỪNG TỰ NHIÊN ĐỘ CAO 300M
THUỘC VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG

Chuyênngành: Sinh thái học
Mãsố: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. ĐàoDuy Trinh



HÀ NỘI, 2014

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ to lớn và quý báu của các cơ quan tập, thể và cá nhân. Nhân dịp này,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS.Đào Duy Trinh, người thầy ngay từ

đầu đã định hướng và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ học tập và sự tạo điều kiện tốt nhất
của Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, phòng Sau đại học, các Giáo sư, Tiến
sĩ và các cán bộ của bộ môn Động vật học của trường ĐHSP Hà Nội 2, nơi
mà tôi đang học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân
trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban quản lý, các cán bộ, công nhân
viên VQG Cúc Phương, Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp thông
tin cần thiết cho tôi trong thời gian nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn tới các e
sinh viên thuộc lớp K37, khoa Sinh – KTNN. Trường ĐHSP Hà Nội 2 cũng
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu mẫu và tách lọc mẫu nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, vợ,
con tôi, Ban giám hiệu cùng các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo điều kiện
cho tôi về thời gian cũng như động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện Luận văn để hoàn thành chương trình học đúng thời hạn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2014
Tác giả luận văn


Trần Văn Vinh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, tất cả các số liệu và những kết quả nghiên cứu
trong luận văn này của tôi đều do tôi nghiên cứu để có được, số liệu hoàn toàn
trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác và chưa được sử dụng để bảo
vệ bất kì một luận văn nào.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều
chính xác và được chỉ rõ nguồn gốc.Mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc

thực hiện luận văn đều được cảm ơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2014
Tác giả luận văn


Trần Văn Vinh









DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT

STT
Kí hiệu
Viết tắt
1
0
Tầng thảm lá
2
+1
Tầng rêu
3
A
1
Độ sâu tầng đất mặt 0- 10cm

4
A
2
Độ sâu tầng đất 11-20cm
5
C
Chung cả tầng A
1
và tầng A
2
6
RTN
Rừng tự nhiên
7
VQG
Vườn quốc gia
8
MĐTB
Mật độ trung bình
9
H’
Chỉ số đa dạng loài
10
J’
Chỉ số đồng đều
11
S
1

Số lượng loài theo tầng phân bố

12
S

Số lượng loài chung của hai tầng đất
13
TS
Tiến sĩ
14
ĐHSP
Đại học sư phạm



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Ý nghĩa của đề tài
1
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

4
1.2. Lịch sử nghiên cứu
4
1.2.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
6
Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
11
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
11
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
11
2.1.2. Thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu
13
2.2. Vật liệu nghiên cứu
13
2.3. Đặc điểm tự nhiên VQG Cúc Phương
14
2.3.1. Vị trí địa lý và địa hình
14
2.3.2. Khí hậu và thủy văn
15
2.3.4. Tài nguyên động vật và thực vật
15
2.3.5. Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế
16
2.4. Phương pháp nghiên cứu
16

2.4.1. Xác định thành phần loài bằng các phương pháp
16

2.4.2. Đánh giá cấu trúc quần xã Oribatida
21
2.4.3. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu
22
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
24
3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở sinh cảnh đất rừng
tự nhiên độ cao 300m thuộc VQG Cúc Phương
24
3.1.1. Thành phần loài và phân bố của quần xã Oribatida ở sinh
cảnh đất rừng tự nhiên độ cao 300m thuộc VQG Cúc Phương
24
3.1.2. Thành phần phân loại học quần xã oribatida ở rừng tự nhiên
đai cao 300m, thuộc VQG Cúc Phương
29
3.1.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng thăng đứng
của sinh cảnh đất rừng tự nhiên ở đai cao 300m, thuộc VQG
Cúc Phương
30
3.1.4. Bàn luận và nhận xét
31
3.2. Thành phần loài Oribatida ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên, đai cao
300m thuộc VQG Cúc Phương
33
3.2.1. Đa dạng thành phần loài
34
3.2.2. Mật độ trung bình

35
3.2.3. Chỉ số đa dạng loài H’
36
3.2.4. Chỉ số đồng đều (J’)
36
3.2.5. Các loài Oribatida ưu thế đai ở cao 300m ở sinh cảnh đất rừng
tự nhiên thuộc VQG CúcPhương
37
3.2.6. Bàn luận và nhận xét
45
3.3. Cấu trúc quần xã Oribatida ở đai cao 300m, sinh cảnh đất RTN
theo chiều thẳng đứng ở VQG Cúc Phương
46
3.3.1. Đa dạng thành phần loài
46
3.3.2. Mật độ trung bình
47
3.3.3. Chỉ số đa dạng loài (H’)
47

3.3.4. Chỉ số đồng đều (J’)
48
3.3.5. Các loài Oribatida ưu thế ở các tầng sâu của đất trong hệ sinh
thái đất RTN ở đai 300m, VQG Cúc phương.
48
3.3.6. Bàn luận và nhận xét
49
3.4. Bước đầu đánh giá vai trò chỉ thị sinh học của các loài Oribatidaở
sinh cảnh đất rừng tự nhiên, đai cao 300m thuộc VQG Cúc Phương
50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
55
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Đất là tài nguyên vô cùng quý giá có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
của con người và các sinh vật khác. Đồng thời, môi trường đất là một hệ sinh
thái vô cùng phức tạp nhưng lại vô cùng phong phú do có hệ vi sinh vật đất
phong phú và đa dạng mà đáng kể là nhóm Ve giáp (Acari: Oribatida). Nhóm
chân khớp bé này có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao độ phì
nhiêu của đất và có tác dụng cải tạo đất. Do đó, nhóm chân khớp bé này có ảnh
hưởng đến tính chất và hoạt tính của đất.
Nhóm chân khớp này số lượng cá thể da dạng và phong phú, đặc biệt là
ở trong đất rừng, thảm lá mục hoặc lớp rêu có trên thân cây hoặc gỗ mục, cho
nên dễ thu lượm ở tất cả các thời điểm trong năm, dễ nhận dạng nhưng lại rất
nhạy cảm với những biến đổi của điều kiện môi trường (Vũ Quang Mạnh,
2007) [5].Vì vậy rất thuận lợi cho việc thu mẫu ngoài tự nhiên.
Vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng nguyên
sinh đặc dụng với hệ thống động thực vật đa dạng và phong phú mang đặc
trưng của rừng mưa nhiệt đới.Do đó Vườn quốc gia Cúc Phương đã thu hút
được một lượng lớn các công trình nghiên cứu khoa học đối với toàn bộ hệ
thống vi sinh vật của Vườn.Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách liên tục về nhóm sinh vật nhỏ bé này và vai trò
của chúng ở trong đất. Vì tất cả những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài

nghiên cứu “Cấu trúc quần xã Ve Giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái
đất rừng tự nhiên độ cao 300m thuộc Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng”.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài bổ sung thành phần loài và cấu trúc Oribatida ở VQG Cúc Phương,
2
cung cấp thông tin cơ bản về các giá trị định lượng ở các môi trường sống
khác nhau.
Đề tài cung cấp thêm bằng chứng về tính đa dạng sinh học của Oribatida
ở VQG Cúc Phương. Bổ sung cho VQG Cúc Phương nhiều dẫn liệu mới về
nguồn tài nguyên động vật đa dạng và phong phú.
Xác định số lượng, thành phần loài Oribatida ở các môi trường thảm
mục, rêu trên các thân cây gỗ, trong đất ở các độ sâu khác nhau ở đai cao khí
hậu 300m thuộc VQG Cúc Phương.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn sẽ góp phần đưa ra những đánh giá về mức độ đa dạng thành
phần loài và số lượng loài Oribatida, đánh giá về sự khác biệt về số lượng,
thành phần các loài ở các môi trường khác nhau. Từ đó đưa ra được những dự
đoán về ảnh hưởng từ các hoạt động của con người có tác động nhiều hay ít
đến môi trường đất cũng như là đến sự đa dạng trong thành phần loài của
Oribatida.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố và cấu trúc của
quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao
300m và chiều sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất rừng tự nhiên ở VQG
Cúc Phương.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Lập danh sách các Oribatida và phân bố của chúng sống trong đất tại thời
điểm nghiên cứu, thảm lá vụn, rêu thuộc hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao
300m, và chiều sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất rừng tự nhiên ở VQG

Cúc Phương.
Phân tích cấu trúc quần xã Oribatida về đặc điểm phân bố, mật độ quần
3
thể, đa dạng thành phần loài, chỉ số đa dạng loài (H’), chỉ số đồng đều (J’) ở
đai cao khí hậu 300m thuộc VQG Cúc Phương. Từ đó phát hiện nhóm loài
Oribatida ưu thế, phổ biến ở điểm nghiên cứu.
Bước đầu đánh giá vai trò chỉ thị của các loài Oribatida bằng việc phân
tích sự có mặt của các loài Oribatida tại điểm lấy mẫu thông qua việcphân
tích sự thay đổi các giá trị định lượng cơ bản của quần xã Oribatida.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari),
lớp Hình Nhện (Arachnida), phân ngành chân khớp có kìm (Chelicerata),
ngành chân khớp (Arthropoda), của lớp động vật (Animalia) ở độ cao 300m
VQG Cúc Phương.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida, được
thực hiện ở sinh cảnh đất rừng tự nhiên, đai cao 300m thuộc VQG Cúc Phương.

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bộ Ve giáp (Acari: Oribatida) bao gồm những nhóm ve bét đa dạng và
phong phú. Ngoài tự nhiên chúng sống chủ yếu trong môi trường đất và các
môi trường sống liên quan với hệ sinh thái đất, như thảm lá rừng và xác vụn
thực vật, trên thân cây hay dưới vỏ cây gỗ, lớp thảm rêu bám trên thân cây,
đất treo trên cành cây, trong tán cây xanh (Vũ Quang Mạnh, 2007)[5].
1.2. Lịch sử nghiên cứu

1.2.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
1.2.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida
Khu hệ Oribatida được nghiên cứu từ rất sớm và diễn ra ở hầu hết các
nước có nền khoa học phát triển như Đức, Pháp, Ý, Nga,…Mặc dù có rất
nhiều công trình và dẫn liệu về sự đa dạng và phong phú của khu hệ động vật
đất này, tuy nhiên theo Behan- Pelletier et al., 1999[25] thì số loài thực tế
hiện biết chỉ chiếm khoảng ¼ số loài có trong thực tế.
Trong những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về Oribatida diễn
ra mạnh mẽ và có nhiều kết quả của các tác giả được công bố, trong đó một
chuyên gia Oribatidda người Thụy Sĩ đã tổng hợp và công bố bản danh mục
các loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh sách gồm 543 loài
Oribatida thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lượng Oribatida đã được
thu thập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc Trung Mỹ như: Cu
Ba (225 loài), Antiles (387 loài), Lasser Antilles (172 loài), Jamaica (28 loài),
Dominica (21 loài),…(Schatz, 2002) [31]. Hiện tại 498 loài còn ở dạng sp,
cf…Số lượng loài Oribatida của Trung Mỹ, bao gồm cả Mehico là 987 loài,
nếu cộng cả thêm Antiles nữa, con số này là 1238 loài (Schatz, 2002)[31].
5
1.2.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida
Độ dốc theo đai cao của hệ thống núi tự nó có thể được xem là những thí
nghiệm thực địa mang tính tự nhiên. Những nghiên cứu thực địa theo một
tuyến chạy dọc từ chân núi lên đỉnh núi là rất cần thiết để hiểu thêm về sự thay
đổi khí hậu toàn cầu trong quá khứ và dự đoán sự thay đổi đó trong tương lai.
Khí hậu là nhân tố chính kiểm soát những kiểu cấu trúc thực vật, năng suất
thành phần loài động, thực vật toàn cầu (Shen Jing et al., 2005)[30].
Va’squez et al., 2007 khi nghiên cứu đa dạng của các nhóm Ve bét (Acari:
Prostigmata, Mesotigmata, Astigmata) sống trong đất ở 2 sinh cảnh đất cây bụi
và đất rừng rụng lá theo mùa ở Nam Mỹ có nhận xét: Ve bét sống ở đất rừng
rụng lá theo mùa có các giá trị của chỉ số định lượng số lượng loài, chỉ số đa
dạng loài H’, chỉ số đồng đều J’ (S=43; H’=2,67; J’= 0,69) đều cao hơn so với

đất cây bụi (S=36, H’= 2,12, J’= 0,52) (Va’squez et al., 2007)[28].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida
Trước năm 1975, các công trình nghiên cứu về Ve giáp ở Việt Nam còn
chưa được chuyên sâu và đồng bộ. Năm 1960, lần đầu tiên hai tác giả người
Hungari là balogh J. và Mahunka S. nghiên cứu và giới thiệu khu hệ, danh
pháp và đặc điểm phân bố của 33 loài Ve giáp trong công trình “New
oribatids from Viet Nam”. Trong đó mô tả 29 loài và 4 giống mới, tiếp theo là
những nghiên cứu của tác giả Tiệp Khắc [26].
Sau năm 1975, Ve giáp Việt Nam mới được các tác giả trong và ngoài
nước nghiên cứu sâu và có hệ thống, theonhững tiêu chí cụ thể. Các công
trình của các tác giả như công trình của Golosova (1983, 1986), Mahunka
(1987; 1988; 1989), các công trình của hai tác giả người Nhật,… Tiếp sau đó
là các công trình của các tác giả nước ngoài cộng tác với các tác giả Việt Nam
như công trình của Vũ Quang Mạnh, M. Jeleva, I. Tsonev (1987) nghiên cứu
6
về Ve giáp bậc thấp ở miền bắc Việt Nam; Vũ Quang Mạnh và I. Tsonev
(1987)… đã đưa ra được thành phần loài Oribatida ở khu vực nghiên cứu
(Tsonev. I. et al., 1987; Vũ Quang Mạnh và cs., 1985, 1987. )[7].
Vũ Quang Mạnh, Mara Jeleva (1987) đã giới thiệu đặc điểm phân bố và
danh pháp phân loại học của 11 loài Ve giáp mới cho khu hệ Ve giáp của Việt
Nam và một loài mới cho khoa học (Vũ Quang Mạnh, Mara Jeleva, 1987)[7].
Đến năm 1977, các tác giả trong nước bắt đầu có các nghiên cứu độc lập
về Ve giáp, tác giả đi tiên phong trong việc nghiên cứu về đối tượng này là tác
giả Vũ Quang Mạnh về nhóm chân khớp bé ở các vùng sinh cảnh khác nhau
trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1990, Vũ Quang Mạnh và Cao Văn Thuật đã xác định được 24 loài
Oribatida ở vùng đồi núi Đông Bắc Việt Nam khi tiến hành nghiên cứu định
lượng của nhóm chân khớp bé ở 7 kiểu sinh thái, 5 độ cao khí hậu và 3 loại
đất. Theo hai tác giả, trong nhóm chân khớp bé thì Oribatida luôn là nhóm có

số lượng lớn hơn so với các nhóm khác (khoảng 70 - 80%) tổng số lượng, còn
lại khoảng 10% là nhóm Bọ nhảy (Collembola) (Vũ Quang Mạnh, Cao Văn
Thuật, 1990) [8].
Vương Thị Hòa, Vũ Quang Mạnh, 1995 đã lập danh sách 146 loài và
phân loại Oribatida ở Việt Nam và phân tích đặc điểm thành phần loài của
chúng (Vương Thị Hòa, Vũ Quang Mạnh, 1995) [9].
Năm 2002, Vũ Quang Mạnh và Vương Thị Hòa đã đưa ra dẫn liệu bổ
sung về vai trò, cấu trúc của quần xã Oribatida ở vùng Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc. Có nhận xét cấu trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh thái đất có liên quan
rõ rệt với sự suy giảm của cây gỗ rừng. Nó có thể được xem xét, đánh giá như
một đặc điểm sinh học, chỉ thị diễn thế của rừng Tam Đảo nói riêng và của
Việt Nam nói chung. Mặt khác có sự thay đổi đặc điểm đa dạng thành phần
loài của quần xã Oribatida theo chiều thẳng đứng, từ thảm rêu quanh thân cây
7
và vụn thực vật, nằm trên mặt đất từ 0 - 100cm, cho đến lớp thảm lá rừng phủ
trên mặt đất, lớp mặt đất từ 0- 10cm và lớp đất âu từ 11- 20cm ở hệ sinh thái
rừng Tam Đảo. Chỉ số này có thể xem như là yếu tố chỉ thị sinh học diễn thế ở
hệ sinh thái rừng Việt Nam (Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa, 2002) [10].
Năm 2006, Vũ Quang Mạnh và Đào Duy Trinh công bố 30 loài
Oribatida được phát hiện ở Vườn Quốc Gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ. Công bố
Oribatida họ Oppidae Grandjean, 1954; phân họ Oppinidae Grandjean, 1951
và Mulltioppiinae Balogh, 1938 ở Việt Nam (Vũ Quang Mạnh và cs.,
2006)[15], tiếp tục nghiên cứu và giới thiệu các phân họ Pulchroppiinae,
Oppielinae, Mystrppiinae, Brachyoppiinae, Arcoppiinae ở Việt Nam (Vũ
Quang Mạnh, Lê Thị Quyên, Đào Duy Trinh, 2006)[15].
Năm 2008, các tác giả Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Nguyễn Hải
Tiến, Đào Duy Trinh đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp trong đó có
Oribatida, về ảnh hưởng và vai trò của chúng đối với các loại đất và đặc điểm
của thảm cây trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trong báo cáo tại Hội Nghị
Techmart tại Tây Nguyên vào tháng 4/2008, trong công trình này các tác giả

đã trình bày về vai trò của động vật đất trong đó có Oribatida như là yếu tố
chỉ thị cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất [13], [14], [16].
Năm 2010, Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu và Vũ Quang Mạnh đã nghiên
cứu về thành phần loài, đặc điểm phân bố và địa động vật khu hệ Oribatida ở
VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đã ghi nhận được 103 loài Oribatida thuộc 48
giống 28 họ phân bố trong 5 sinh cảnh của VQG Xuân Sơn, Phú Thọ. Số loài
được phân bố đều ở các giống và các họ. Đồng thời đã chỉ ra được đặc điểm
địa động vật khu hệ Oribatida VQG Xuân Sơn, Phú Thọ thể hiện rõ yếu tố Ấn
Độ - Mã Lai (chiếm khoảng 71,77%) (Đào Duy Trinh và cs, 2010)[17].
Năm 2012, Nguyễn Duy Bình, Trần Thùy Linh và cs đã nghiên cứu sự
biến động thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp
8
Thụy Vân và vùng phụ cận, thành phố Việt Trì đã chỉ ra được sự biến động
thành phần loài Ve giáp dưới tác động của các nhân tố ô nhiễm đất bởi các
chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ, chất phóng xạ kim loại
nặng (Nguyễn Duy Bình và cs, 2012)[1].
Cũng trong năm 2012, tác giả Triệu Thị Hường và cs., nghiên cứu sự biến
động thành phần loài Ve giáp tại khu công nghiệp Bình Xuyên và vùng phụ
cận thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ ra được sự biến động thành
phần loài Oribatida ở các sinh cảnh khác nhau đó là KCN, VQN, Ruộng. Kết
quả ghi nhận được 38 loài trong đó có 2 loài chưa được định tên [2].
Năm 2013, Đào Duy Trinh, Nông Thị Kiều Hoa, Trần Văn Vinh nghiên
cứu đánh giá ảnh hưởng của môi trường khu công nghiệp Phúc Yên tỉnh Vĩnh
Phúc đến sự biến động thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) so với vùng
phụ cận thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận sự có mặt của 39
loài thuộc 18 họ và 29 giống trong đó sinh cảnh khu công nghiệp có số lượng
loài nhiều nhất, có 3 loài xuất hiện ở cả 3 sinh cảnh [20].
Năm 2014, nhóm tác giả Đào Duy Trinh và cs., nghiên cứu sự biến động
thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở khu công nghiệp Phúc Yên và
vùng phụ cận thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ ra được sự biến

động số lượng loài Oribatida ở các sinh cảnh khác nhau và có sự chênh lệch
nhau khá rõ rệt giữa các sinh cảnh khu công nghiệp (29 loài), vườn quanh nhà
(12 loài), ruộng (10 loài) [21].
1.2.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida
Năm 2004, nhận định Ve giáp trong cấu trúc quần xã Oribatida trong
hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì, Việt Nam cũng đã xác định được mối liên
hệ giữa đai cao khí hậu ảnh hưởng tới cấu trúc quần xã Oribatida. Mật độ
quần thể Ve bét ở các sinh cảnh như rừng tự nhiên và rừng nhân tác tương
ứng gặp 3090 và 2200 cá thể/m
2
mặt đất là nhỏ hơn so với sinh cảnh nhân
9
tác, như đất, trảng cỏ cây bụi và đất canh tác, tương ứng gặp 8247 và
7580 cá thể/m
2
(Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, Khiếu Thị Nhàn,
2005) [12].
Năm 2006, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh đã nghiên cứu Ve Giáp
trong cấu trúc nhóm chân khớp bé (Microathropoda) ở các đai cao địa lý ở
VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy ảnh hưởng của thời tiết lên
sự phân bố của nhóm chân khớp bé theo tầng là rất cao và phát hiện được 8
họ (Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2006) [15].
Năm 2008, tác giả Vũ Quang Mạnh và cs., đã nghiên cứu cấu trúc quần
xã chân khớp bé trong đó có Oribatida, về ảnh hưởng và vai trò của chúng đối
với các loại đất và đặc điểm của thảm cây trồng ở vùng đồng bằng Sông
Hồng. Thành phần loài Oribatida xác định được phong phú nhất ở sinh cảnh
bãi cỏ hoang với 15 loài. Số lượng loài Oribatida giảm dần từ sinh cảnh rừng tự
nhiên và vườn quanh nhà, đều có 9 loài; đến rừng tự nhiên và đất trồng cây gỗ
lâu năm, với 7 loài; thấp nhất ở ruộng lúa cạn, với 2 loài (Vũ Quang Mạnh và
cs., 2008)[14].

Năm 2012, Đào Duy Trinh và cs., đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida
theo mùa ở hệ sinh thái đất rừng VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên
cứu của công trình này cho thấy, khi chuyển từ mùa khô sang mùa mưa thì các
giá trị số lượng loài ở các sinh cảnh khác nhau đều có sự thay đổi rõ rệt ở hầu
như tất cả các chỉ số như số lượng loài, mật độ trung bình, độ đa dạng loài (H’),
độ đồng đều (J’) (Đào Duy Trinh và cs., 2012) [17].
Năm 2013, Đào Duy Trinh và cs., nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi
trường ở khu công nghiệp Phúc Yên, Vĩnh Phúc đến sự biến động thành phần
loài Ve giáp so với phụ cận thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện
được 39 loài Ve Giáp thuộc 18 họ và 29 giống. Trong đó sinh cảnh khu công
nghiệp có số lượng loài nhiều nhất và thấp nhất là ở sinh cảnh đồng ruộng. Qua
10
kết quả này cho thấy rằng, số loài giảm dần theo độ sâu tầng đất và xác định
được nhiều loài ưu thế(Đào Duy Trinh và cs., 2013) [20].
1.2.1.3. Nghiên cứu về vai trò chỉ thị của quần xã Oribatida
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của
Oribatida theo các hướng: chỉ thị cho chất lượng đất, chỉ thị cho tác động của
thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học,…sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, hay
cho môi trường đô thị…(Đào Duy Trinh, 2010) [18].
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đang
hướng sự chú ý nghiên cứu của mình trong việc nghiên cứu vai trò của nhóm
sinh vật này đối với môi trường đất.Bằng việc phân tích các chỉ số định lượng
cơ bản của quần xã Oribatida về số lượng loài, mật độ trung bình (MĐTB), chỉ
số đa dạng loài, chỉ số đồng đều.Để từ đó đánh giá về sự có mặt của chúng
trong sinh cảnh nghiên cứu và chúng là chỉ thị cho loại tác nhân nào. Gần đây
nhất có công trình nghiên cứu của tác giả Đào Duy Trinh, Tạ Mạnh Cường
(2014), “Nghiên cứu vai trò chỉ thị của Bộ Oribatida ở đai cao trên 700m vườn
quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận sự có mặt
của 12 loài ưu thế trong các tầng sâu của hệ sinh thái đất, trong đó có 5 loài ưu
thế cho cả hai đai cao trên 700m mà nhóm tác giả đã nghiên cứu (Đào Duy

Trinh và cs,. 2014) [21].

11
Chƣơng 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Mẫu vật nghiên cứu được điều tra, thu thập tại VQG Cúc Phương, tỉnh
Ninh Bình, sinh cảnh đất rừng tự nhiên độ cao 300m.

Hình 2.1.Vị trí Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng trên bản đồ Việt Nam
(Nguồn: Internet)

12

Hình 2.2. Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng và các điểm thu mẫu
(Nguồn: Internet)
Ghi chú:
Điểm thu mẫu ở độ cao 300m rừng tự nhiên VQG Cúc Phương


13
2.1.2. Thời gian nghiên cứu, khảo sát và thu mẫu ngoài thực địa
Chúng tôi tiến hành khảo sát và điều tra cấu trúc quần xã Oribatida vào
tháng 5 và tháng 11 năm 2013, tiến hành lấy mẫu 2 đợt tại sinh cảnh đất rừng
tự nhiên, độ cao 300m, thuộc VQG Cúc Phương.
Trong đó: 1.Ngày 18 - 19/5/2013 với số lượng 24 mẫu.
2. Ngày 9 - 10/11/2013 với số lượng 24 mẫu.

Tổng số mẫu nghiên cứu được thu trình bày chi tiết ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Số lượng mẫu thu ở đai cao 300m, sinh cảnh đất rừng tự
nhiên tại VQG Cúc Phương

STT
Đất 0 -10cm
Đất 11 -20cm
Rêu

ĐL
ĐT
ĐL
ĐT
ĐL
ĐT
ĐL
ĐT
Lần 1
5
1
5
1
5
1
5
1
Lần 2
5
1
5

1
5
1
5
1
Tổng
10
2
10
2
10
2
10
2
Chung
24
12
12
48

Ghi chú: ĐT- định tính ĐL: định lượng
- Phân tích trong phòng thí nghiệm: từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2013.
Từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014 xử lý số liệu và hoàn thành luận văn.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: Hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ
nhật cỡ (5x5x10)cm, túi nilon đựng mẫu, bút dạ không xóa, sổ ghi chép, máy
xác định tọa độ địa lý GPS.
- Trong phòng thí nghiệm: Hệ thống lọc mẫu đất (rây lọc, phễu lọc,…);
dụng cụ tách mẫu, phân tích mẫu và làm tiêu bản (đĩa petri, lam kính, ống hút,
bút tách mẫu, giấy thấm, bông,…) và kính lúp, kính hiển vi 40x/0,65

14
- Hóa chất sử dụng: Glixeron, Formandehid, cồn 90
0
.
2.3. Đặc điểm tự nhiên VQG Cúc Phƣơng (Nguồn: Ban quản lí VQG Cúc
Phương)
2.3.1. Vị trí địa lý, địa hình và thổ nhưỡng
2.3.1.1. Vị trí địa lý
VQG Cúc Phương nằm ở phía tây tỉnh Ninh Bình, cách quốc lộ 1A
khoảng 30km và cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Nam. VQG Cúc Phương
nằm trên ranh giới của 3 tỉnh là Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh hóa (tọa độ
địa lí: Từ 20
0
14’ đến 20
0
24’ vĩ độ bắc; từ 105
0
29’ đến 105
0
44’ kinh độ Đông).
VQG Cúc Phương nằm trong khối đá vôi, ranh giới bao gồm các đường
ven chân dãy núi đá vôi.
- Phía Tây Bắc- Đông Nam giáp các xã thuộc huyện Lạc Sơn, các xã
thuộc huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình.
- Tây Nam và Tây Bắc bị giới hạn bởi 3 xã của huyện Thạch Thành tỉnh
Thanh Hóa.
- Phía Đông Nam và phía Nam được giới hạn bởi các xã Yên Quang,
Văn Phương, Kỳ Phú, Cúc Phương huyện Nho Quan.
2.3.1.2. Địa hình
Địa hình Cúc Phương chủ yếu là núi đá vôi có độ chênh cao trung bình

so với mặt biển 400 - 450m, cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656m) nằm ở phía
Tây Bắc và thấp dần về hai phía Tây Nam và Đông Nam. Cúc Phương có 3
dạng địa hình chính liên quan đến hai loại sản phẩm cấu tạo đất chủ yếu với
các loại đá mẹ khác nhau.
2.3.1.3. Thổ nhưỡng
Nền địa chất của Cúc phương là một phần đất cổ có lịch sử cấu tạo địa
chất và hình thành địa hình tương đối lâu đời. Do đó, đất ở Cúc phương có 2
nhóm đất chính và có những đặc điểm sau:
- Đất có hàm lượng sét tương đối thấp.
15
- Đất có độ ẩm tự nhiên tương đối cao, thường đạt tới 30- 50%, ít có tầng
dưới 20% đối với tất cả các loại đất.
- Đất có độ xốp rất tốt, thường đạt đến 60 - 65%, có khi đạt tới 70 - 80%,
thấp nhất cũng không dưới 5%.
- Đất có hàm lượng mùn lớn không kể trên cao hay dưới thấp.
- Đất có khả năng hấp thụ.
2.3.2. Khí hậu và thủy văn
Khí hậu Cúc Phương nhìn chung vẫn mang những đặc điểm của miền khí
hậu miền bắc Việt Nam là có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Tuy vậy, vẫn có
những đặc điểm riêng của địa phương.
Cúc Phương có nhiệt độ trung bình thấp, mùa đông dài và lạnh hơn, mùa
hè ngắn và mát hơn vùng xung quanh.
Cúc Phương có lượng mưa dài hơn và lượng mưa lớn hơn các vùng xung
quanh. Lượng mưa bình quân ở đây dao động 1700 - 2200 mm. Một năm có
hai mùa rõ rệt: Mùa mưa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm
89,1% lượng mưa cả năm, nhiệt độ trung bình trong mùa nóng 26,4
0
C. Mùa
khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ bình quân trong mùa khô
lạnh là 18,6

0
C và lượng mưa chiếm 10,9% lượng mưa cả năm. Mưa ít cùng với
nhiệt độ thấp làm cho khí hậu Cúc Phương tương đối khắc nghiệt về mùa đông.
Độ ẩm bình quân hàng năm khá cao.
2.3.4. Tài nguyên động vật và thực vật
2.3.4.1. Tài nguyên thực vật
Đến thời điểm hiện nay, thực vật bậc cao ở Cúc Phương đã thống kê
được khoảng trên 2427 loài thuộc 1007 chi, 223 họ. Trong đó, ngành Rêu
125 loài; Ngành Quyết lá thông 1 loài; Ngành thông đất 9 loài; Ngành Mộc
Tặc 1 loài; Ngành Dương xỉ 155 loài; Ngành hạt trần 7 loài; ngành hạt kín
2139 loài.
16
2.3.4.2.Tài nguyên động vật
Cho đến nay, VQG Cúc Phương đã thống kê được sự có mặt của hệ động
vật ở Cúc Phương có một số điểm như sau.
- Khu hệ Thú: 136 loài thuộc 28 họ, 8 bộ.
- Khu hệ chim: 336 loài chim thuộc 187 giống, 55 họ và 17 bộ.
- Khu hệ bò sát: có 76 loài thuộc 52 giống, 15 họ, 2 bộ.
- Khu hệ cá: Hiện nay ở Cúc Phương đã thống kê được 66 loài thuộc 48
giống, 16 họ và 7 bộ.
2.3.5. Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế
2.3.5.1. Đặc điểm dân sinh
VQG Cúc Phương nằm trong diện tích của 13 xã gồm hai dân tộc sinh
sống chủ yếu, dân tộc Mường chiếm 76,6%, còn lại là dân tộc Kinh chiếm
23,4%.
Theo số liệu điều tra gần đây nhất, tổng nhân khẩu trong các xã thuộc
vùng đệm VQG Cúc Phương là 74 118 người với 17 028 hộ gia đình. Trong
đó có cả dân cư đang sinh sống tại 8 bản trong VQG là 2422 người với 481 hộ
gia đình.
2.3.5.2. Đặc điểm sản xuất kinh tế

Theo số liệu thống kê gần đây, tại khu vực vùng đệm của VQG Cúc
Phương thì người dân sinh sống ở đây chủ yếu là làm lâm nghiệp, chiếm
54,7% còn lại là làm nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng
vai trò chủ đạo.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Xác định thành phần loài
2.4.1.1. Thu mẫu rêu, thảm lá, đất
Ở VQG Cúc Phương, chúng tôi tiến hành thu mẫu tầng đất, tầng rêu và
thảm lá. Mẫu đất được lấy ở độ sâu 0 -10cm (A
1
) và tầng 10- 20cm (tầng A
2
)
17
với kích thước mỗi mẫu thu là (5x5x10)cm. Đối với thảm lá rừng phủ trên
mặt đất chúng tôi tiến hành gom tất cả lá mục, cành cây, xác hữu cơ phủ trên
mặt đất diện tích (20x20)cm. Đối với các mẫu thảm rêu mẫu định lượng là
300g rêu bám trên thân cây gỗ rừng, xác vụn thực vật trên mặt đất nằm ở độ
cao từ 0 -10cm trên mặt đất. Các mẫu này đều cân trọng lượng và tính trung
bình theo kg.
2.4.1.2. Tách lọc mẫu Oribatida theo phương pháp phễu lọc “Berlese-
Tullgren”
Theo nội dung và yêu cầu của phương pháp này, các dụng cụ cần thiết
phải sử dụng bao gồm có phễu thủy tinh có đường kính miệng là 18cm,
đường kính vòi là 1,5cm và rây lọc. Bộ phễu được đặt trên giá gỗ hoặc giá tre,
vòi phễu gắn với ống nghiệm bên trong có sẵn dung dịch Forrmandehid 4%,
bên trong có nhãn ghi các thông tin về mẫu như thời gian đặt mẫu, tên mẫu,
địa điểm, tầng đất và tên người lấy mẫu… Rây lọc hình trụ đặt trên phễu,
thành cái rây lọc bằng kim loại, đường kính 15cm, cao 4cm, lưới lọc bằng
nilon, kích thước mắt lưới bằng 2mm [4].

Sử dụng phương pháp truyền thống của Krivolutsky, 1975 trong việc
nghiên cứu khu hệ và sinh thái động vật đất ở thực địa và trong phòng thí
nghiệm[31].
Các mẫu sau khi được thu ngoài thực địa sẽ tiếp tục được tiến hành tách
động vật chân khớp bé ra khỏi đất theo phương pháp phễu lọc “Berlese-
Tullgren”, dựa vào tập tính hướng đất dương và hướng sáng âm của động vật
đất, trong thời gian 7 ngày, đêm, ở điều kện nhiệt độ phòng thí nghiệm.
Xử lý mẫu, bảo quản và định loại: các ống nghiệm chứa động vật đất thu
được nhờ hệ thống phễu “Berlese- Tullgren” sẽ được đổ trên giấy lọc đặt sẵn
trên đĩa petri để dưới kính lúp 2 mắt để nhặt riêng từng nhóm Oribatida. Các
mẫu Oribatida không làm tiêu bản, sẽ được cho vào trong ống nghiệm chứa

×