Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.08 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***



NGUYỄN THỊ THUẤN



NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG
TÁC PHẨM NGỒI KHÓC TRÊN CÂY
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH






HÀ NỘI – 2014

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ,
động viên của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên. Sự nhiệt tình đó giúp tôi
hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghệ thuật trần thuật trong Ngồi
khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành tới các
thầy giáo, cô giáo. Đặc biệt là TS.Nguyễn Thị Kiều Anh – người trực tiếp
hướng dẫn đã chỉ bảo tận tình, giúp tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khoá luận


Nguyễn Thị Thuấn













LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Khoá luận là kết quả nghiên cứu của người viết dưới sự hướng dẫn

của cô giáo Nguyễn Thị Kiều Anh.
- Khoá luận không sao chép từ các tài liệu có sẵn.
- Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ tác
giả nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Tác giả khoá luận


Nguyễn Thị Thuấn









MỤC LỤC
Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Đối tượng và phạm vi đề tài nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 4
7. Đóng góp của khoá luận 4
8. Bố cục của khoá luận 5

Nội dung 6
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về trần thuật và hành trình sáng tác cho
thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh 6
1.1. Khái niệm trần thuật 6
1.1.1. Thuật ngữ 6
1.1.2. Vai trò của trần thuật đối với loại tác phẩm tự sự 8
1.2. Những yếu tố cơ bản của trần thuật 9
1.2.1. Người trần thuật và ngôi kể 9
1.2.1.1. Người trần thuật 9
1.2.1.2. Ngôi kể 11
1.2.2. Điểm nhìn trần thuật 12
1.2.3. Ngôn ngữ trần thuật 14
1.2.4. Giọng điệu trần thuật 16
1.3. Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác cho thiếu nhi 18
1.3.1. Con người 18
1.3.2. Hành trình sáng tác VHTN của Nguyễn Nhật Ánh 20
Chƣơng 2: Điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của
Nguyễn Nhật Ánh 26
2.1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể 27
2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn 34
2.2.1. Sự dịch chuyển điểm nhìn giữa tác giả với nhân vật 35
2.2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn không gian, thời gian 37
Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc
trên cây của Nguyễn Nhật Ánh 43
3.1. Ngôn ngữ trần thuật 43
3.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện 43
3.1.1.1. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng 43
3.1.1.2. Ngôn ngữ trữ tình, đậm chất thơ 45
3.1.2. Ngôn ngữ nhân vật 46
3.1.2.1. Ngôn ngữ đối thoại 46

3.1.2.2. Ngôn ngữ độc thoại 48
3.2. Giọng điệu trần thuật 49
3.2.1. Giọng điệu trữ tình, ngọt ngào 49
3.2.2. Giọng điệu buồn bã, bi quan 52
3.2.3. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh 55
Kết luận 57



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi tác phẩm nghệ thuật được coi là một “đứa con tinh thần” của nhà
văn. Trong quá trình sáng tác, nhà văn đã dồn hết tài năng và tâm huyết của
mình để gia công, trau chuốt cho từng chi tiết trong tác phẩm. Trong đó, nghệ
thuật trần thuật được coi là yếu tố quan trọng, là “sợi chỉ đỏ” dẫn đường để
người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, giúp độc giả nắm bắt được
quan niệm tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm mà tác giả gửi gắm.
Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật được coi là “chiếc chìa khoá vàng” mở
ra cánh cửa vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, thấy được sự sáng tạo tài tình
của nhà văn. Đây cũng là một trong những yêu cầu đặt ra đối với người
nghiên cứu và những người yêu thích văn chương.
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn được những độc giả nhỏ tuổi yêu thích
bởi tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những tình cảm trong sáng,
hồn nhiên của lứa tuổi mới lớn. Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng “Văn
học trẻ hạng A”. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích
nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các
gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí

Minh và báo tuổi trẻ, đồng thời được Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh
chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995). Năm
1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán
chạy nhất.
Khối lượng tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh sáng tác lớn, đến nay ông
đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết với bạn
đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam. Ngồi khóc trên cây là tác phẩm mới nhất của
Nguyễn Nhật Ánh xuất bản ngày 27 tháng 6 năm 2013, được lọt vào danh
sách bán chạy nhất của nhiều kênh đặt mua trực tuyến. Truyện hấp dẫn người
2

đọc bởi những rắc rối nho nhỏ và hài hước trong cuộc sống tuổi teen, những
rung động đầu đời, những tình cảm thiêng liêng, những kí ức tuổi thơ tươi đẹp
nơi làng quê chân chất.
Xuất phát từ những lí do trên, người viết chọn đề tài : “Nghệ thuật trần
thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh”. Thực hiện
đề tài này, người viết hi vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong việc
khẳng định giá trị trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
2. Lịch sử vấn đề
Những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là thành tựu không nhỏ đối với
nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Từ hai mươi năm trở lại đây, Nguyễn Nhật
Ánh đã chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên, tuy nhiên những nghiên
cứu về truyện của ông còn rải rác ở một số công trình như lời giới thiệu, lời
nhận xét trên tạp chí và các luận văn tốt nghiệp đại học. Trong các công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài, phần lịch sử vấn đề này, người viết xin
trích dẫn một số tài liệu tiêu biểu:
Nhận xét về tác phẩm này, Hồng Loan trên trang
Hongloan1103.blogspot.com đánh giá: “Khi đọc tác phẩm mới Ngồi khóc
trên cây của anh, ta lại như ngược chuyến tàu thời gian trở về tuổi thơ gần
thêm một chút, vẫn hồn nhiên trong trẻo như bao truyện khác của Nguyễn

Nhật Ánh. Dường như truyện này có vẻ nhiều kịch tính hơn. Có những chỗ lúc
đâù làm cho người đọc bi quan, tiếc nuối nhưng rồi lại được giải quyết một
cách có hậu như một sự hoang đường trong cổ tích, có Bụt, có tiên hoá giải
tất cả. Nó đem đến cho ta niềm tin khi mà hi vọng tưởng sắp lụi tàn”.Nhận
xét này khẳng định phong cách văn chương của Nguyễn Nhật Ánh với lối viết
hồn nhiên trong trẻo đã đưa người đọc về gần sân ga tuổi thơ. Đồng thời
khẳng định sự mới mẻ của Ngồi khóc trên cây, tác phẩm mang nhiều éo le,
kịch tính hơn các tác phẩm trước đó của nhà văn.
3

Trong lời giới thiệu sách trên trang web www.lazada.vn nhận định:
“Có thể không ngoa khi nói rằng Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của tuổi mới
lớn và là nhà văn thành công nhất khi khai thác đề tài hết sức thú vị này.
Nhiều thế hệ độc giả Việt Nam đã lớn lên cùng những trang sách đầy mộng
mơ, hồn nhiên, tươi vui của Nguyễn Nhật Ánh. Người đọc luôn yêu quý và
thán phục ở ông chính là tâm hồn-một tâm hồn luôn tràn đầy năng lượng, hi
vọng và không ngừng yêu thương cuộc đời, con người và tạo vật xung quanh
mình. Tái ngộ độc giả với Ngồi khóc trên cây, Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục làm
say mê không biết bao nhiêu độc giả mới lớn bằng một câu chuyện vừa quen
vừa lạ và như thường lệ, luôn đong đầy cảm xúc trong sáng cùng với những
nét vẽ minh hoạ ngộ nghĩnh, đáng yêu của Đỗ Hoàng Tường, nhà văn một lần
nữa tặng đến người đọc một món quà quý giá, giúp người đọc tin tưởng rằng:
điều tốt có thật và luôn tồn tại!”. Lời nhận xét này đã khẳng định giá trị của
tác phẩm là đem lại niềm tin và hi vọng cho con người.
Qua những ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy dù đứng dưới góc độ nào,
các nhà nghiên cứu cũng đi đến khẳng định tài năng, sự độc đáo của nhà văn
qua tác phẩm Ngồi khóc trên cây. Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đi
trước, tác giả khoá luận mong muốn ở một mức độ nhất định sẽ lí giải cụ thể,
hệ thống vấn đề “Nghệ thuật trần thuật trong Ngồi khóc trên cây của Nguyễn
Nhật Ánh”. Qua đó người viết phần nào hiểu sâu hơn giá trị tác phẩm.

3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hướng tới khám phá cách thức trần thuật trong tác phẩm
Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh. Từ đó khẳng định thành công của
nhà văn trong lối viết, trong cách dẫn chuyện và những đóng góp riêng của
anh cho nền văn học thiếu nhi(VHTN) Việt Nam đương đại.
4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu hành trình sáng tác VHTN của Nguyễn Nhật Ánh
- Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của
Nguyễn Nhật Ánh
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
“Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn
Nhật Ánh”.
- Phạm vi nghiên cứu
Tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích tổng hợp
7. Đóng góp của khoá luận
- Về mặt lí luận: Với khoá luận này, người viết sẽ làm rõ các vấn đề về
nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật
Ánh. Đồng thời khoá luận sẽ khẳng định thêm sự đúng đắn, tin cậy của con
đường nghiên VHTN hiện đại.
- Về mặt thực tiễn: với đề tài này, người viết mong muốn tìm hiểu
những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh trong sự tìm tòi, khám phá, cách tân

của VHTN Việt Nam hiện nay. Thông qua đó, góp phần khẳng định tài năng,
vị trí của nhà văn trong nền văn học mới. Khoá luận cũng sẽ giúp bạn đọc có
cái nhìn sâu sắc, chân thực về nhà văn tài năng này.
5

8. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về trần thuật và hành trình sáng tác
cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
Chương 2. Điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của
Nguyễn Nhật Ánh
Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tác phẩm Ngồi
khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh



6

NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

1.1. Khái niệm trần thuật
1.1.1. Thuật ngữ
Trần thuật là phương thức đặc trưng quan trọng không thể thiếu đối với
các tác phẩm tự sự. Ngay từ đầu thế kỉ XX, trần thuật đã trở thành một trong
những vấn đề lý thuyết tự sự học thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới. Song, cho tới nay, ở Việt Nam và trên thế giới xuất

hiện nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trần thuật. Điều này nói lên tính
thống nhất chưa cao trong quan điểm của các nhà nghiên cứu. Trong phạm vi
của khoá luận tốt nghiệp, người viết xin trích dẫn một số định nghĩa được coi
là tiêu biểu và được nhiều người quan tâm hơn cả.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật được định nghĩa: “Là
phương diện cơ bản của phương thức tự sự , là giới thiệu, khái quát, thuyết
minh miêu tả đối với sự vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc theo cách nhìn của
người trần thuật nhất định”. [4,364]
Trong 150 thuật ngữ văn học: “Trần thuật bao gồm việc kể và miêu tả
các hành động và biến cố trong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành
động, tả ngoại cảnh, tả nội tâm, v.v…; bàn luận, lời nói bán trực tiếp của các
nhân vật. Do vậy, trần thuật là phương thức chủ yếu để cấu tạo tác phẩm tự
sự [2,337].
Trong giáo trình Lý luận văn học do Trần Đình Sử (Chủ biên): “Trần
thuật là kể, thuyết minh, giới thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh trong
truyện. Trần thuật là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện, nhân vật
theo một thứ tự nhất định” [8,59].
7

Có thể nói, khái niệm trần thuật được sử dụng không phân biệt với khái
niệm kể chuyện. Chúng đều là những cách dịch khác nhau của từ “narrative”
trong tiếng Anh. Trên thế giới, trong các sách lý luận văn học hiện đại rất ít
thấy xuất hiện khái niệm này với đối tượng cần được xác định nội hàm. Thay
vào đó các thuật ngữ mang tính cụ thể hơn như: người kể chuyện, điểm
nhìn…
Giống như các khái niệm lý luận khác, khái niệm trần thuật hay kể
chuyện cũng có tính ổn định tương đối. Nó ngày càng được mở rộng hơn và
đi sâu vào các vấn đề thuộc bình diện ngôn ngữ và văn hoá. Qua xem xét và
tìm hiểu những định nghĩa trên chúng tôi nhận thấy: khái niệm trần thuật và
khái niệm người kể chuyện có thể thay thế cho nhau và chúng được diễn đạt

bằng các thuật ngữ cụ thể hơn như: người kể chuyện, điểm nhìn, ngôi kể…
Các quan niệm trên đều khẳng định trần thuật là một khái niệm luôn gắn liền
với bố cục và kết cấu của tác phẩm văn học. Trần thuật chính là cách thức, là
nghệ thuật dẫn dắt, tổ chức kết nối các chi tiết, sự kiện trong tác phẩm. Và khi
ấy nhà văn đã hình thành sợi dây vô hình xâu chuỗi các sự kiện xảy ra trong
tác phẩm. Mặt khác cũng thông qua trần thuật mà tài năng và cá tính sáng tạo
của nghệ sĩ được bộc lộ rõ nhất, bởi một tác phẩm văn học dù được kể như
thế nào: theo trật tự tuyến tính hay phi tuyến tính, theo quá khứ hay hiện tại,
nhanh hay chậm, đứt quãng hay dàn trải liên hồi…thì trần thuật luôn là một
hệ thống, một tổ chức nhất định trong mỗi tác phẩm tự sự.
Lý luận văn học trước đây không quan tâm tới trần thuật, thậm chí còn
xem nó không đặc trưng như miêu tả nhưng thực tế cho thấy vị trí của nó còn
quan trọng hơn miêu tả rất nhiều. Miêu tả chỉ phục vụ cho trần thuật dù miêu
tả trong văn nhiều đến đâu thì xét trong chỉnh thể trần thuật nó mới chỉ là cái
khung của sự kiện. G.Genette – chuyên gia hàng đầu về nghệ thuật kể chuyện,
ông tổ nghiên cứu chức năng trần thuật của miêu tả, của các thuật ngữ liên
quan đến trần thuật cho rằng: “Nghiên cứu miêu tả thực chất là nghiên cứu
8

chức năng trần thuật của miêu tả, các chức năng của miêu tả giúp cho trần
thuật được dựng lại, nghỉ ngơi hoặc chuẩn bị thúc đẩy trần thuật”[10,49].
Như vậy, nội hàm của khái niệm này bao quát một diện rất rộng. Do đó, các
yếu tố của nó cũng khá phong phú và phức tạp.
1.1.2. Vai trò của trần thuật đối với loại tác phẩm tự sự
Trong tác phẩm tự sự, trần thuật giữ một vai trò quan trọng tạo nên thế
giới nghệ thuật của tác phẩm, tạo nên phong cách cá tính sáng tạo của người
nghệ sĩ. Chính vì vậy mà Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học đã
nhấn mạnh: “Với sự trợ giúp của trần thuật miêu tả, bình luận tác giả, lời nói
nhân vật trong tác phẩm tự sự cuộc sống được nắm bắt tự do và sâu rộng”
[7,56] . Như vậy, ông đã đề cập đến vai trò của trần thuật đối với loại tác

phẩm tự sự - một loại văn có khả năng phản ánh hiện thực sâu sắc, phong phú
và đa dạng hơn cả. Trong đó trần thuật là một yếu tố quan trọng không thể
thiếu. Có thể thấy vai trò của trần thuật trong tác phẩm tự sự được thể hiện cụ
thể: trần thuật là yếu tố tạo nên diện mạo của một tác phẩm tự sự ở cả hai
phương diện nội dung và hình thức.
Theo tác giả Trần Đăng Suyền: “Trần thuật là một phương thức cơ bản
của tự sự, một yếu tố quan trọng tạo nên hình thức của một tác phẩm văn
học” [10,204]. Vai trò đậm nhạt của trần thuật còn phụ thuộc vào đặc điểm
của thể loại, những khuynh hướng phát triển thể loại ấy. Trong địa hạt tác
phẩm tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng, nghệ thuật trần thuật đóng vai
trò rất quan trọng. Nó không chỉ là yếu tố liên kết, dẫn dắt câu chuyện mà còn
là bản thân của câu chuyện. Khi mà cốt truyện không còn đóng vai trò nòng
cốt, nhân vật bị xoá mờ đường viền cụ thể thì yếu tố trần thuật là chìa khoá
mở ra những cánh cửa của tác phẩm.
Hơn nữa, qua thực tiễn của công việc sáng tạo nghệ thuật cho thấy:
“nghệ thuật trần thuật” là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá bản
lĩnh sáng tạo và phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ. Ở những nghệ sĩ tài
9

năng, độc giả sẽ tìm thấy trong tác phẩm của họ “nghệ thuật trần thuật” luôn
có sự tìm tòi sáng tạo, kết hợp linh hoạt và độc đáo các yếu tố của nó.
1.2. Những yếu tố cơ bản của trần thuật
Trần thuật là một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu trên thế giới, là một khái niệm “động”. Theo đó, các yếu tố cấu trúc của
nó không ngừng được nâng cao và đi sâu tìm hiểu khám phá. Trong tác phẩm
Bàn về văn học nhà văn M.Gorki đã chỉ ra rằng: “Thành phần của trần thuật
không chỉ gồm lời thuật, chức năng của nó không phải là kể lại mà bao hàm
cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời
bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả”.
Còn trong cuốn giáo trình Lí luận văn học, Trần Đình Sử lại cho rằng,

trần thuật gồm 6 yếu tố cơ bản: “người kể chuyện; người trần thuật-vai trần
thuật; điểm nhìn trần thuật; lược thuật; miêu tả chân dung và dựng cảnh;
phân tích, bình luận; giọng điệu” [9,60].
Tìm hiểu các yếu tố của trần thuật trong tác phẩm tự sự nói chung và
tiểu thuyết nói riêng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phương diện cơ bản của
thi pháp thể loại. trong giới hạn của khoá luận, người viết chỉ tập trung bàn về
một vài yếu tố cơ bản của vấn đề trần thuật đó là:
- Người trần thuật và ngôi kể
- Điểm nhìn trần thuật
- Ngôn ngữ trần thuật
1.2.1. Ngƣời trần thuật và ngôi kể
1.2.1.1. Ngƣời trần thuật
“Người trần thuật” hay “người kể chuyện” là vấn đề quan trọng, then
chốt của tác phẩm tự sự. Vì không có tác phẩm tự sự nào là không có người
trần thuật. Do đó, để tạo ra nhân vật kể chuyện trong sáng tác, các tác giả đã
sử dụng những hình thức kể chuyện khác nhau. Có khi đó là người đứng hoàn
toàn bên ngoài tác phẩm nhưng cũng có khi là nhân vật xưng tôi. Nhà nghiên
10

cứu T.Z.Todozov khẳng định: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc
tạo ra thế giới tưởng tượng….không thể có trần thuật mà thiếu người kể
chuyện” [7,116].
Còn M.Bakhtin đã đưa ra quan điểm của mình trên cơ sở lý thuyết giao
tiếp, lý thuyết “giọng” và “lời người khác”, ông đưa ra vấn đề người kể
chuyện được đặt trong quan hệ với người đọc giả định, với vấn đề “điểm
nhìn”, các loại hình, cấp độ và tình huống trần thuật.
Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi
pháp văn xuôi hiện đại, cũng là vấn đề xuất hiện ngay từ đầu thế kỉ XX ở Nga
và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Sau đó, vấn đề người kể chuyện
nhận được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nhà

nghiên cứu ở Việt Nam. Ở Việt Nam, khái niệm “người kể chuyện” là một
khái niệm thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, người viết chỉ tập hợp một số ý kiến đánh giá, nhận xét
tiêu biểu về “nghệ thuật kể chuyện”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “người kể chuyện” chỉ xuất hiện khi
nào câu chuyện được kể với một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là
hình tượng của chính tác giả, có thể là một nhân vật do tác giả tạo ra. Một tác
phẩm có thể có một hay nhiều người kể chuyện. Hình tượng người kể đem lại
cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề
nghiệp hay lập trường xã hội, cho cái nhìn tác giả làm cho sự trình bày, tái tạo
con người và đời sống con người trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều bối
cảnh. Đồng thời, với việc lựa chọn người trần thuật, tác giả đã gửi gắm một
dụng ý nghệ thuật nhất định nhằm dẫn dắt một cách thuyết phục nhất để
người đọc tin vào câu chuyện mà mình kể.
Tác giả Nguyễn Thái Hoà cho rằng: “Cần có sự phân biệt giữa người
đọc hàm ẩn với tác giả và con người tác giả người ngoài đời”[ 5,159]. Ở đây,
tác giả quan niệm: “người kể chuyện hàm ẩn” là người kể chuyện toàn năng,
11

là người biết tuốt. Do đó, “người kể chuyện hàm ẩn” một mặt sống với nhân
vật, mặt khác lại có mối quan hệ hàm ẩn với người đọc ngoài đời.
Thực ra, “người kể chuyện hàm ẩn” là tên gọi khác của “người kể
chuyện ẩn tàng” như G.S Trần Đình Sử từng gọi tên. Từ quan niệm trên cho
thấy “người kể chuyện” là yếu tố không thể thiếu trong thế giới nghệ thuật
của nhà văn. Bằng hình thức “người kể chuyện” nhà văn đã kể lại những gì
mình biết và tự do liên tưởng, tưởng tượng để cốt truyện hấp dẫn và bạn đọc
đón nhận. “Người kể chuyện” chính là hình tượng ước lệ về “người trần
thuật”. Người trần thuật là nhân vật có thật hoặc không có thật, nhà văn đã
bằng hành vi ngôn ngữ để tạo nên văn bản tự sự.
Như vậy, có thể khẳng định, người trần thuật là do nhà văn tạo ra để

thực hiện hành vi trần thuật. Qua trần thuật, tác giả tạo ra một người gần gũi
nhất với mình để kể nhưng không bao giờ đồng nhất với tác giả tiểu sử.
1.2.1.2. Ngôi kể
Khái niệm người trần thuật luôn gắn liền với khái niệm ngôi kể. Chúng
gắn bó và tồn tại không tách rời nhau. Một tác phẩm văn học có thể được kể
theo ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ ba.
Trong trường hợp nhân vật đóng vai trò người trần thuật thì tác phẩm
được kể ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”- đây chính là hình thức ngôi kể lộ diện.
Hình thức người kể chuyện xưng “tôi”, là một nhân vật trong chuyện
chứng kiến các sự kiện, đứng ra kể. Hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất
chỉ cho phép nhân vật kể những gì mà khả năng của một người cụ thể có thể
biết được. Vì vậy hình thức này có ưu điểm là tạo ra được sự khách quan
trong lời kể, do đó có thể gây được những niềm tin chân thực nơi bạn đọc, kể
chuyện theo ngôi thứ nhất là hình thức nghệ thuật xuất hiện muộn, mãi đến
đầu thế kỉ XX mới có ở Châu Âu và thịnh hành cho tới ngày nay.
Hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba là hình thức kể truyện truyền
thống. Người kể giấu mặt, coi như đứng ở một vị trí nào đó trong không gian,
12

thời gian bao quát hết mọi diễn biến câu chuyện đã xảy ra trọn vẹn và kể lại
với chúng ta ở ngôi thứ ba cho phép người kể có thể kể ra tất cả những gì họ
biết, lời trần thuật ở đây mang tính khách quan hoá và trung tính. Đây là hình
thức kể được coi là “thượng đế toàn thông”.
Có một hình thức trung gian giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba là hình
thức kể theo ngôi thứ hai, người kể chuyện xưng “anh”. Hình thức này tạo ra
một không gian gián cách: có một cái tôi khác, một cái tôi được kể ra chứ
không phải tự kể như ngôi thứ nhất.
Như vậy, người trần thuật và ngôi kể là hai khái niệm gắn bó hữu cơ
với nhau trong đó người kể chuyện có ảnh hưởng rất lớn đến ngôi kể, người
trần thuật vừa đem lại tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá về mặt tư

tưởng, lập trường, thái độ, tình cảm cho cái nhìn tác giả và làm cho sự trình
bày, thể hiện con người và cuộc sống thêm phong phú. Còn ngôi kể góp phần
tạo nên giọng điệu của một tác phẩm.
1.2.2. Điểm nhìn trần thuật
Từ đầu thế kỉ XX, vấn đề điểm nhìn được nghiên cứu tập trung, đặc
biệt là từ những năm 40 trở đi, vấn đề điểm nhìn đã trở thành một tiêu điểm
trong nghiên cứu văn học. Giống như một hoạ sĩ khi vẽ tranh thường lựa chọn
một điểm nhìn nào đó để triển khai bức tranh , nhà văn khi kể lại câu chuyện
phải lựa chọn vị trí thích hợp nào đấy để từ đó quan sát, miêu tả, có thể tham
gia trực tiếp vào sự kiện cốt truyện hoặc đứng ngoài sự kiện. Vị trí mà nhà
văn lựa chọn ấy sẽ xác lập cho người kể chuyện một điểm nhìn trần thuật để
từ đó câu chuyện được bắt đầu. Bàn về vai trò của yếu tố này trong cấu trúc
của loại tác phẩm tự sự, V.E.Khalidev nhận xét: “Trong tác phẩm tự sự, điều
quan trọng là tương quan giữa các sự vật với chủ thể trần thật, hay nói cách
khác điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả”
[10,205]. Trước nay có rất nhiều quan niệm khác nhau xung quanh vấn đề
điểm nhìn nghệ thuật. Đầu tiên phải kể đến định nghĩa của các tác giả trong
13

Từ điển thuật ngữ văn học: “Điểm nhìn nghệ thuật là vị trí từ đó người kể
chuyện nhìn và kể, miêu tả các sự kiện, hiện tượng hành vi của đời sống”
[4,112].
Thứ hai là, quan niệm của các nhà nghiên cứu trong sách Dẫn luận thi
pháp học: “Điểm nhìn mang tính ẩn dụ bao gồm mọi nhận thức, đánh giá,
quan sát, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là các vị trí để quan sát,
cảm nhận, đánh giá bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả
phương diện vật lý, tâm lý, văn hoá” [7,149]. Như vậy, việc gắn kết điểm
nhìn với người kể chuyện là rất cần thiết. Điểm nhìn nghệ thuật là yếu tố quan
trọng trong sáng tác văn học và nghệ thuật. Xác định “điểm nhìn” nhằm tái
hiện cuộc sống của nhà văn giống như mở con đường đi vào rừng rậm. Xác

định đúng tạo cho người đọc cái thế nhìn sâu trông xa, đưa họ đến nhận thức
và cảm thụ mà nhà văn muốn đạt được. Các yếu tố khác của tự sự như giọng
điệu, ngôn ngữ đều chịu sự chi phối của điểm nhìn. G.S.Trần Đình Sử cũng
cho rằng: “Điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa vào để quan sát trần thuật
các nhân vật và sự kiện”[9,61]. Theo đó, khái niệm “điểm nhìn trần thuật”
được xác lập: điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày miêu tả
phù hợp với cái nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả.
Cao Kim Lan đã đưa ra tổng thuật về điểm nhìn: “Hiểu một cách đơn
giản nhất điểm nhìn chính là một “mánh khoé” thuộc về kĩ thuật, một phương
tiện để chúng ta có thể tiến đến cái đích tham vọng nhất: sức quyến rũ của
truyện kể. Và dù có sử dụng phương thức nào, phương pháp hay kĩ thuật nào
thì mục đích cuối cùng của người sáng tạo cũng chỉ là mê hoặc độc giả, buộc
anh ta phải đọc. Và “điểm nhìn là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật
chứ không phải bản thân cấu trúc đó”[9,135]. Chính quan điểm này đã khẳng
định: điểm nhìn nghệ thuật được coi là một nhân tố bộc lộ kĩ thuật sáng tác
của nhà văn, một mắt xích khách quan nội tại duy nhất mà theo đó chúng ta
có thể định giá được “tay nghề” của nhà văn.
14

Với những nhà văn tài năng việc vận dụng linh hoạt các điểm nhìn trần
thuật sẽ góp phần tạo nên tính sinh động, sự lôi cuốn và sự hấp dẫn đặc biệt
trong tác phẩm đồng thời giúp nhà văn thể hiện rõ nhất phẩm chất và cá tính
sáng tạo của mình.
Qua tìm hiểu một số quan niệm trên, chúng tôi nhận thấy các nhà
nghiên cứu coi điểm nhìn nghệ thuật là một yếu tố đặc biệt quan trọng, giữ vai
trò then chốt trong sáng tạo nghệ thuật. Điều này rất có cơ sở bởi trong tác
phẩm tự sự, người nghệ sĩ không thể miêu tả trần thuật các sự kiện nếu không
xác định được cho mình một điểm nhìn đối với chúng từ những góc độ và vị
trí khác nhau. Có được điểm nhìn, người kể chuyện dễ dàng giao tiếp với bạn
đọc và người tiếp nhận, có thể xác định được những tầng nghĩa hàm ẩn trong

tác phẩm. Nếu vận dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật sẽ tạo nên tính
sinh động hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm.
1.2.3. Ngôn ngữ trần thuật
Ngôn ngữ từ lâu đã là một biện pháp giao tiếp quan trọng không thể
thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Trong văn học, ngôn ngữ cũng chiếm một vị
trí quan trọng: “văn học là nghệ thuật của ngôn từ”, M.Gorki đã từng khẳng
định: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó cùng
với các sự kiện, các hình tượng của của sống là chất liệu của văn học”.
Ngôn ngữ trần thuật là phương diện quan trọng thể hiện sự tham gia
của nhà văn trong tác phẩm văn học. Nhà văn có vai trò quan trọng trong việc
tổ chức kết cấu, dẫn dắt mạch truyện, khơi gợi liên tưởng cho người đọc. Nhà
văn không chỉ lựa chọn, phản ánh một mảng hiện thực nào đó mà còn thể hiện
thái độ của mình với hiện thực đó. Ngôn ngữ trần thuật bao gồm: ngôn ngữ
của người trần thuật, ngôn ngữ của nhân vật và lời nói nước đôi trong đó ngôn
ngữ người trần thuật giữ vai trò quyết định. Theo Từ điển thuật ngữ văn học
ngôn ngữ trần thuật chính là “phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm của
15

tác giả hay người kể chuyện (sản phẩm sáng tạo của tác giả) đối với cuộc
sống được miêu tả”[4,18].
Trong tác phẩm tự sự, tác giả vừa là người dẫn dắt vừa là người có vai
trò kể chuyện. Ngôn ngữ trần thuật (hay còn gọi là ngôn ngữ người kể
chuyện) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tác phẩm tự sự: “Trong tiểu
thuyết, trong truyện những con người được tác giả thể hiện đều hành động
với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn bên cạnh họ, mách cho người đọc biết
rõ cần phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ
thầm kín, những động cơ bí ẩn đằng sau hành động của các nhân vật tô đậm
thêm cho tâm trạng của họ bằng đoạn miêu tả thiên nhiên, trình bày hoàn
cảnh và nói chung luôn điều khiển họ theo mục đích của mình chỉ một cách tự
do khéo léo”[4,38].

Ngôn ngữ trần thuật không những có vai trò then chốt trong phương
thức trần thuật mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn truyền
đạt cái nhìn, cá tính, giọng điệu tác giả.
Ngôn ngữ trần thuật có thể có một giọng “chỉ nhằm gọi ra sự vật” hoặc
có thể có hai giọng “như lời mỉa mai, nhại…” thể hiện sự đối thoại với ý thức
khác về cùng một đối tượng miêu tả.
Ngôn ngữ nhân vật, theo Từ điển thuật ngữ văn học là “lời nói của
nhân vật trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự và kịch” [4,214].
Ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương diện quan trọng mà nhà
văn thể hiện cuộc sống và tính cách nhân vật. Trước đây, trong văn học trung
đại, do ý thức cá nhân chưa được đề cao, ngôn ngữ nhân vật chưa được cụ thể
hoá sâu sắc và chưa được phân biệt với ngôn ngữ tác giả. Nhưng về sau, với
sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, ngôn ngữ của nhân vật được coi là đối tượng
của sự miêu tả, và cá tính hoá trở thành một yêu cầu thẩm mĩ. Nhà văn có thể
cá tính hoá ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu,
ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ,
16

những câu mà nhân vật thích nói, hoặc trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ
nhân vật…
Dù tồn tại dưới hình thức nào hoặc được thể hiện bằng cách nào thì
ngôn ngữ nhân vật cũng phải kết hợp hài hoà tính cá thể hoá và tính khái quát
hoá. Nghĩa là một mặt, mỗi nhân vật có một ngôn ngữ, một đặc điểm riêng;
mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được ngôn ngữ của một tầng lớp người
nhất định.
Ngoài hai ngôn ngữ trên, ngôn ngữ trần thuật bao gồm cả ngôn ngữ
nước đôi. Đó vừa là lời nói của tác giả, vừa là lời nói của nhân vật, bộc lộ cả
thế giới bên trong và bên ngoài nhân vật.
Như vậy, ngôn ngữ trần thuật mang tính chính xác, tính cá thể hoá do
đặc trưng của ngôn ngữ người kể chuyện (người trần thuật) và ngôn ngữ nhân

vật trong tác phẩm văn học quy định. Ở tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người trần
thuật giữ vai trò quyết định. Khi ngôn ngữ đa thanh thì lời văn trần thuật sẽ đa
giọng và điều này sẽ làm nên tính đối thoại của tác phẩm tự sự.
1.2.4. Giọng điệu trần thuật
Trong cuộc sống hàng ngày, giọng điệu được hiểu như lời nói, giọng
nói của mỗi cá nhân con người, phản ánh thái độ, tư tưởng, tình cảm, cách
đánh giá nhất định và nó thường mang tính nhất thời. Còn trong văn học,
giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên
phong cách nhà văn. Đồng thời được tổ chức công phu và là kết quả của một
quá trình sáng tạo thực sự giúp cho nhà văn khi sáng tác có thể liên kết các
yếu tố hình thức lẫn nhau làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó,
cùng chung một khuynh hướng nhất định.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là sự thể hiện thái độ,
tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với đối tượng được
miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc
điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi
17

ca hay châm biếm…giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm,
thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn tạo nên phong cách nhà văn và
tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn
chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ
thống nhân vật” [4,134].
Giọng điệu không đơn giản chỉ là tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù
để ta nhận ra người nói mà là một giọng điệu mang tính nội dung, tình cảm,
thái độ, ứng xử của người nói trước các hiện tượng đời sống. Qua giọng điệu,
người đọc có thể thấy được chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài
năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ…
Cần phải phân biệt giọng điệu với ngữ điệu – phương tiện biểu hiện của
lời nói thông qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu…giọng

điệu là một phạm trù thẩm mĩ. Giọng điệu trong mỗi tác phẩm gắn liền với
giọng tác giả ngoài đời, mà nó cùng một nội dung khái quát phù hợp với đối
tượng được thể hiện. Trong một văn bản nghệ thuật, không phải chỉ có một
giọng điệu duy nhất mà là sự phức hợp của các giọng. Điều này, một mặt tạo
nên sự hấp dẫn cho văn bản, mặt khác nó làm cho văn bản không tẻ nhạt, đơn
điệu mà có sự biến đổi linh hoạt. Sự “phức hợp” của các giọng này là tổng
hợp của giọng nhân vật, của người kể chuyện hay của tác giả. Theo đó, trong
khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu với những sắc thái khác nhau
nhưng thường bao giờ cũng sử dụng một giọng chủ âm nào đó. Nhìn chung,
tất cả các cách hiểu trên đều đi đến một kết luận: giọng điệu là yếu tố cơ bản
tạo nên phong cách của nhà văn và đó cũng là một yêu cầu nghệ thuật luôn
đòi hỏi cái mới lạ, độc đáo, hấp dẫn từ sức sáng tạo của các nghệ sĩ lớn.
Như vậy, tìm hiểu về “nghệ thuật trần thuật”, người viết đã tìm hiểu
những vấn đề lí luận chung từ khái niệm, vai trò của trần thuật đến các yếu tố
cơ bản của trần thuật như: người trần thuật và ngôi kể, điểm nhìn trần thuật,
ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật. Đó là những tiền đề cơ bản để
18

người viết tiến hành nghiên cứu cụ thể tác phẩm Ngồi khóc trên cây của
Nguyễn Nhật Ánh.
1.3. Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác cho thiếu nhi
1.3.1. Con ngƣời
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7.5.1955 tại xã Bình Quế, huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông có nhiều bút danh khác nhau như: Anh Bồ Câu,
Chu Đình Ngạn, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông…tuổi thơ của ông gắn
liền với vùng quê Quảng Nam, một vùng quê nghèo nhưng phong cảnh nên
thơ hữu tình, và chính gia đình, quê hương là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng
tâm hồn của Nguyễn Nhật Ánh để mỗi khi hồi tưởng lại, nó như một thước
phim quay chậm không có điểm dừng. Và ông đã dồn tất cả tình yêu ấy vào
những trang văn, trang thơ của mình: “Tôi viết về Bình Quế trong Mắt Biếc,

Bình Tú trong Đi qua hoa cúc, Bình Trung trong Hạ Đỏ và Tam Kỳ trong
Hoa hồng xứ khác” [3,25]. Những kỉ niệm có ở quê hương của một cậu học
trò tinh ý, giàu tình cảm đã trở thành nguồn cảm hứng, là chất xúc tác bất tận
tạo nên cái “tạng” hợp trẻ con và một cây bút gắn bó với trẻ con ở Nguyễn
Nhật Ánh. Ông từng chia sẻ: khi đi vào con đường văn chương, ông viết đủ
thứ nhưng chủ yếu là viết cho thiếu nhi, ông nhận thấy đây là mảng đề tài hợp
với tạng chất của mình. Ông luôn bị “ám ảnh bởi kí ức tuổi thơ” và nó trở
thành mãnh lực lôi cuốn nhà văn trong sự nghiệp sáng tác của mình.
Năm 13 tuổi, Nguyễn Nhật Ánh đã có bài thơ đăng báo đầu tiên Thành
phố tháng tư, trong thời gian học trung học ông đã có các tác phẩm thơ truyện
in trên các báo Tuổi Ngọc, Phổ Thông, Hoa tình thương và tạp chí Văn
nghệ(Sài Gòn)…Ngay từ nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh đã đam mê đọc sách và tập
tành viết lách: “Thuở bé, tôi rất mê đọc sách. Tôi bị quyến rũ bởi các tác
phẩm của Thạch Lam, Khái Hưng, Tô Hoài, Thế Lữ, đắm chìm trong những
trang sách của Edmond de Amicis (Tâm hồn cao thượng), Victor Hugo
(Những người khốn khổ), Hector Malot (Không gia đình), và tôi mơ ước sau
19

này mình sẽ trở thành nhà văn. Lớn lên, qua nhiều khúc quanh của cuộc đời,
cuối cùng tôi cũng trở thành nhà văn và sống được bằng chính cái nghề mình
yêu thích từ thuở ấu thơ, đó là hạnh phúc lớn lao đối với tôi. Nếu bây giờ tôi
kiếm được rất nhiều tiền mà không phải bằng nghề mình yêu thích, có lẽ tôi
không cảm thấy hạnh phúc thực sự” [3,14].
Niềm đam mê văn chương cùng với vốn sống phong phú đã tạo nên
phong cách và giá trị trong những tác phẩm của ông. Những năm tháng tình
nguyện tham gia phong trào Thanh niên xung phong, trải qua những vất vả
thiếu thốn về vật chất nhưng lại đầy ắp tình người, tình đồng đội đã giúp ông
viết nên những vần thơ cháy bỏng, đầy khát vọng và niềm tin vào cuộc sống:
“Môi trường Thanh niên xung phong đã rèn luyện tôi thành một con người
biết vượt khó, có nghị lực, luôn yêu đời. Nó giúp cho con người sáng tác của

tôi có một niềm tin và cái nhìn trong trẻo với cuộc sống. Nếu không có thời
gian đi Thanh niên xung phong thì không hẳn tôi đã có những trang viết tươi
tắn như bây giờ” [6,18]. Năm 1973, ông vào Sài Gòn theo học ngành sư
phạm, những năm tháng dạy học, sống lại trong môi trường trong sáng và
thánh thiện của tuổi học trò những trang viết của ông đậm chất thơ trong trẻo,
nhẹ nhàng, mang tính hướng thiện và giáo dục cao. Không những thế, Nguyễn
Nhật Ánh cũng từng hăng hái tham gia các hoạt động Đoàn tổ chức các hoạt
động cho thiếu nhi. Công việc viết báo phụ trách trang thiếu nhi giúp nhà văn
nắm bắt những vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống hiện tại của thanh thiếu niên
và đi vào những trang viết của ông như một yếu tố kích thích trí tò mò và lôi
cuốn người đọc.
Khi cầm bút, nhà văn ý thức về trách nhiệm của mình. Để có vốn hiểu
biết phong phú về thế giới học trò, ông đã sưu tầm các loại SGK từ lớp 1 đến
lớp 12 về đọc để nắm sát chương trình học phổ thông hiện nay, đăng ký lớp
học tiếng Anh buổi tối để có cơ hội quan sát, nắm bắt những “sự kiện” trong
20

lớp học hay tâm tình, trò chuyện với chính con gái cũng như các bạn của con
gái mình.
Nhận xét về Nguyễn Nhật Ánh, tác giả Vân Thanh trong Tác giả văn
học thiếu nhi Việt Nam (2006) viết: “Nếu trong thời kì chống Mỹ ở miền Bắc
hiện tượng Trần Đăng Khoa đã gây nên sự phấn chấn cho nhiều giới người
đọc, cả người lớn lẫn trẻ con, cả trong nước lẫn cả thế giới, thì trong công
cuộc Đổi mới hôm nay Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn được lớp trẻ vô
cùng gần gũi và yêu mến” [11,57].
Như vậy, với tính cách, tâm hồn, trải nghiệm nghề nghiệp và tấm lòng,
tâm huyết của một nhà văn chân chính, chuyên tâm viết cho thiếu nhi,
Nguyễn Nhật Ánh xứng đáng là một tên tuổi để lại dấu ấn đậm nét trong lòng
độc giả VHTN đương đại.
1.3.2. Hành trình sáng tác VHTN của Nguyễn Nhật Ánh

Có thể nói, cho đến thời điểm này, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết
cho thiếu nhi có nhiều đầu sách nhất Việt Nam, đến nay ông đã có gần 100 tác
phẩm được xuất bản. Không chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm của Nguyễn
Nhật Ánh còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự đón đọc
của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.
Nguyễn Nhật Ánh đã đóng góp cho nền VHTN Việt Nam một khối
lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại, trong khoảng 15 năm, ông đã có trên
40 tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi.
Trong đó có 2 bộ truyện nhiều tập:Kính vạn hoa, dài 45 tập do Nhà
xuất bản Kim Đồng in từ năm 1995 đến 2002; Chuyện xứ Lang Biang, dài 4
tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 2004 đến năm 2005. Đặc biệt, bộ
Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh
trao huy chương “Vì thế hệ trẻ” và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng
thưởng.

×