TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
BÙI VĂN HUY
QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ
THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN
(1623 – 1757)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S CHU THỊ THU THỦY
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Qúa trình tìm hiểu và nghiên cứu khóa luận này đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của Th.S Chu Thị Thu Thủy, em đã từng bƣớc tiến hành và hoàn thành
khóa luận này với đề tài: “Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn
(1623 – 1757).
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô cùng các giảng viên trong
khoa và các thầy cô trong trƣờng đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho
em đƣợc làm khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2014
Sinh viên
Bùi Văn Huy
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, đƣợc
hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S Chu Thị Thu Thủy.
Các số liệu, dữ liệu, kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực.
Các nguồn tài liệu trích dẫn có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Em xin cam
đoan những điều trên là đúng sự thật.
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2014
Sinh viên
Bùi Văn Huy
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp của khóa luận 4
6. Bố cục của khóa luận 5
Chƣơng 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1623 –
1757) 6
1.1. ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN 6
1.1.1. Sự suy yếu của Chân Lạp và mối quan hệ giữa Xiêm La,
Chân Lạp và Đàng Trong 6
1.1.2. Ảnh hưởng từ luồng thương mại quốc tế 7
1.2. ĐIỀU KIỆN CHỦ QUAN 8
1.2.1. Công cuộc mở rộng lãnh thổ trước thời các chúa Nguyễn 8
1.2.2. Chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn 10
1.2.3. Sự ra đời của Đàng Trong và sức ép của cuộc chiến tranh
Trịnh – Nguyễn (1627 – 1672) 11
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC
CHÚA NGUYỄN (1623 – 1757) 16
2.1. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA CÁC CHÚA
NGUYỄN Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 16
2.1.1. Công cuộc mở đất Đông Nam Bộ của các chúa Nguyễn 16
2.1.2. Sự hình thành vùng đất Phú Yên năm 1578 17
2.1.3. Sự hình thành trấn Thuận Thành năm 1693 21
2.2. SỰ KHAI PHÁ MIỀN TÂY NAM BỘ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA
MỸ THO ĐẠI PHỐ (1623 – 1757) 23
2.2.1. Những lớp lưu dân người Việt đầu tiên đến khai phá miền
Tây Nam Bộ 23
2.2.2. Sự ra đời của Mỹ Tho Đại Phố năm 1679 25
2.3. QUÁ TRÌNsH HÌNH THÀNH TRẤN HÀ TIÊN (1708 – 1757) 28
2.3.1. Sự thành lập và mở rộng trấn Hà Tiên (1708 - 1757) 28
2.3.1.1. Trấn Hà Tiên ra đời (1708) 28
2.3.2. Quá trình hình thành và mở rộng Dinh Long Hồ năm 1732 35
Chƣơng 3. CÁC HÌNH THỨC TIẾN HÀNH VÀ HỆ QUẢ CỦA
CÔNG CUỘC MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA
NGUYỄN (1623 – 1757) 41
3.1. PHƢƠNG THỨC “TÀN THỰC” (TẰM ĂN LÁ DÂU) 41
3.1.1. Hình thức chiếm hữu 41
3.1.2. Hình thức chuyển nhượng 50
3.2. HỆ QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH MỞI RỘNG LÃNH THỔ THỜI
CÁC CHÚA NGUYỄN 58
3.2.1. Về hành chính 58
3.2.2. Về quân sự 59
3.2.3. Về kinh tế 60
3.2.4. Về văn hóa – xã hội 62
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, vấn đề mở mang, khai
phá đất đai luôn đƣợc coi là một vấn đề quan trọng. Có hiểu đƣợc quá trình
Nam tiến của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là lịch sử khai hoang vùng đất
phía Nam chúng ta mới biết trân trọng những thành quả hết sức to lớn mà ông
cha ta đạt đƣợc trong các thế kỉ trƣớc.
Trong lịch sử Nam tiến của ngƣời Việt, thì quá trình mở rộng lãnh thổ
cũng nhƣ khai thác trong thế kỉ XVI, XVII, XVIII dƣới thời các chúa Nguyễn
chiếm vị trí hết sức đặc biệt. Đồng thời với quá trình di dân của ngƣời Việt
đến những vùng đất mới, hàng ngàn xóm làng trù phú đã đƣợc mọc lên biến
vùng đất Đàng Trong trở thành một vùng đất sầm uất. Điều này đã tạo nên sự
thay đổi to lớn của Đại Việt trong suốt mấy thế kỉ, dần kéo trọng tâm văn hoá
kinh tế chính trị của cả nƣớc xuống phía nam. Những thành tựu đó đã đóng
vai trò rất tích cực trong nền văn hoá Việt Nam sau này.
Việc nghiên cứu về “quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn
(1623 – 1757)”, sẽ giúp thấy rõ thêm quá trình các chúa Nguyễn lập ra cơ sở
vững chắc của mình, tiền đề cho các vua triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX có điều
kiện phát triển quy mô lãnh thổ và xây dựng chính quyền, quốc gia thống nhất.
Điều này sẽ góp phần đánh giá thêm triều Nguyễn sau này về những đóng góp
cũng nhƣ hạn chế đối với tiến trình phát triển lịch sử dân tộc nói chung.
Bản thân em rất quan tâm đến lịch sử Việt Nam trong giai đoạn đất
nƣớc Việt Nam bị chia cắt, đặc biệt muốn tìm hiểu về vùng đất Đàng Trong
dƣới thời trị vì của các chúa Nguyễn. Vì tất cả những lí do đó nên em đã
quyết định chọn đề tài: “Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn
(1623 – 1757)” làm khóa luận tốt nghiệp.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề mở rộng
lãnh thổ dƣới thời các chúa Nguyễn nhƣng những ngƣời nghiên cứu và học tập
lịch sử vẫn cần có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống và tập
trung về toàn bộ quá trình từ đầu đến cuối của việc mở rộng lãnh thổ của các
chúa Nguyễn về phía nam. Dƣới đây là những công trình nghiên cứu về vấn
đề này từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau.
Cuốn "Việt sử xứ Đàng Trong 1558 - 1777", (Phan Khoang, 1967), là
một công trình nghiên cứu về vùng đất phía Nam của Đại Việt, về vƣơng quốc
Chămpa và quốc gia Chân Lạp, về vùng đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn.
Tác giả đã dành một phần nói về cuộc Nam tiến của Đại Việt từ thời Nguyễn
Hoàng công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong về quá trình chiếm đất
Chămpa, lấn đất Thủy Chân Lạp, mở đất Gia Định, về nhân vật Mạc Cửu và
vùng đất Hà Tiên. Đây là một công trình cung cấp nhiều tƣ liệu quý, quan
trọng về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của nƣớc ta.
Cuốn “Gia Định Thành Thông Chí” (Trịnh Hoài Đức NXB, Giáo dục,
Hà Nội, 1999), là tập sách lịch sử - địa lý quý giá tập hợp những ghi chép,
nghiên cứu về cƣơng vực, địa giới, quá trình khai hoang phát triển của Trấn
Gia Định từ buổi hoang sơ cho đến thời kỳ nhà Nguyễn. Những ghi chép,
nghiên cứu của Trịnh Hoài Đức cung cấp cho chúng ta những tƣ liệu về việc
khẩn hoang lập ấp, những chính sách cai quản và khai phá về vùng đất Biên
Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên, các tỉnh miền Tây Nam Bộ ngày nay dƣới thời các
chúa Nguyễn và thời kỳ đầu của vƣơng triều Nguyễn.
Giáo sƣ Lƣơng Ninh với cuốn "Lịch Sử Chămpa" (NXB, Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2004), là một công trình nghiên cứu về lịch sử của nƣớc Chămpa,
một quốc gia láng giềng ở phía Nam của Đại Việt. Trong công trình của mình,
tác giả trình bày về lịch sử nƣớc Chămpa từ lúc hình thành qua các giai đoạn
3
phát triển, khủng hoảng, những mối quan hệ bang giao, những cuộc xung đột,
tranh giành lãnh thổ với nƣớc láng giềng Đại Việt và cuối cùng đƣợc sáp nhập
vào lãnh thổ Đại Việt, ngƣời Chăm trở thành một dân tộc thành phần của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
Cuốn "Mạc Thị Gia Phả " (Vũ Thế Dinh do Nguyễn Khắc Thuần dịch,
NXB, Giáo dục, Hà Nội, 2005), cung cấp tƣ liệu trong việc nghiên cứu vùng
đất Hà Tiên và dòng họ Mạc, những ngƣời tiên phong trong việc mở mang
vùng đất cực Nam của tổ quốc. Đọc Mạc Thị Gia Phả, chúng ta biết đƣợc
những chính sách của họ Mạc trong việc quy tụ dân lƣu tán mở đất Hà Tiên
nhƣ thế nào, chính sách cai trị và mở mang vùng đất mới; về niên đại của sự
kiện MạCửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn, và thấy rõ đƣợc công lao của
Mạc Cửu và dòng họ Mạc đối với vùng đất Hà Tiên và sự nghiệp mở mang bờ
cõi của các chúa Nguyễn.
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề
mở rộng lãnh về phía nam. Các công thình nghiên cứu đã phần nào góp phần
giải đáp cho câu hỏi về “Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn”.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này góp phần nghiên cứu lịch sử của Đại Việt cũng nhƣ quá trình
khai phá lịch sử của vùng đất Đàng Trong dƣới thời các chúa Nguyễn. Đây là
một giai đoạn quan trọng của lịch sử nƣớc ta, giai đoạn tiếp tục phát triển của
xã hội phong kiến Đại Việt. Vì vậy qua đó có cái nhìn tổng quan về công lao
mở đất của các chúa Nguyễn.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này chủ yếu tập chung nghiên cứu vào những hoạt động mở
mang đất đai về phía nam với các hình thức tiến hành khai phá, quá trình di
cƣ và chính sách đối với dân lƣu tán. Và vai trò của Đàng Trong về lĩnh vực
4
là quân sự, ngoại giao, kinh tế - chính trị gắn liền với việc mở rộng lãnh thổ
của nƣớc ta.
c. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: khóa luận nghiên cứu về quá trình mở rộng lãnh
thổ thời các chúa Nguyễn từ năm 1623 đến năm 1757.
Không gian nghiên cứu: khóa luận tập trung vào nghiên cứu việc mở
rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn và hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ
về hành chính, kinh tế, quân sự, ngoại giao.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
d. Nguồn tƣ liệu
Trong khóa luận này sử dụng nhiều nguồn tƣ liệu khác nhau mà em thu
thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu nhƣ: sách báo, tạp chí, hay những công
trình nghiên cứu có liên quan.
e. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã vận dụng phƣơng pháp lịch
sử, phƣơng pháp logic, so sánh, đối chiếu các sự kiện, nội dung lịch sử, thực
hiện sƣu tầm, phân loại tƣ liệu theo nội dung. Cuối cùng tiến hành chỉnh sửa
nội dung toàn văn khóa luận.
5. Đóng góp của khóa luận
Đề tài nghiên cứu này góp phần vào việc đề cập đến phƣơng thức mở
đất của chúa Nguyễn đối với Nam Bộ. Đây là một nội dung tƣơng đối mới
mẻ và có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Qua nghiên cứu, tìm hiểu,
em đƣa ra quan điểm khái quát về phƣơng thức mà chúa Nguyễn sử dụng
trong công cuộc mở đất Nam Bộ là phƣơng thức “Tàn thực” với hai hình
thức là “Chiếm hữu” và “Chuyển nhƣợng”. Khóa luận còn làm rõ tính pháp
lý của công cuộc mở đất của Đàng Trong. Đây là một con đƣờng mang định
hƣớng truyền thống, là quá trình chuyển giao chủ quyền từ Phù Nam sang
5
Chân Lạp và đến Đàng Trong.
Đi sâu tìm hiểu một số nội dung ít đƣợc sử liệu đề cập đến nhƣ: vấn đề
tổ chức hành chính, sự quản lý và tình hình phát triển về các mặt hành chính,
quân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội của Đàng Trong dƣới thời các chúa
Nguyễn. Đây còn là tài liệu để các bạn đọc tham khảo nhằm hiểu rõ hơn về
tính chất của Quá trình mở rộng lãnh thổ dưới thời các chúa Nguyễn.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận
bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những điều kiện tác động đến quá trình mở rộng lãnh thổ
thời các chúa Nguyễn (1623 – 1757).
Chƣơng 2: Quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn (1623 –
1757).
Chƣơng 3: Các hình thức tiến hành và hệ quả của quá trình mở rộng
lãnh thổ thời các chúa Nguyễn.
6
Chƣơng 1
NHỮNG ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG
LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (1623 – 1757)
1.1. ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN
1.1.1. Sự suy yếu của Chân Lạp và mối quan hệ giữa Xiêm La, Chân Lạp
và Đàng Trong
Công cuộc mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn đã đƣợc thực hiện
qua năm đời chúa; dƣới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687), Nguyễn
Phúc Trăn (1687 -1691), Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Nguyễn Phúc Chú
(1725-1738) và Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), hoạt động này đã diễn ra
khi hội tụ những điều kiện thuận lợi cả về điều kiện khách quan lẫn điều kiện
chủ quan. Trƣớc tình hình trong nƣớc và khu vực có nhiều yếu tố thuận lợi
nhƣng cũng có nhiều biến động phức tạp đã tác động đến chính sách đối ngoại
của nhà Nguyễn.
Sự suy yếu của Chân Lạp và những biến động xung quanh mối quan hệ
giữa Xiêm La, Chân Lạp và Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVII – XVIII đã tạo
ra thời cơ thuận lợi cho việc mở rộng lãnh thổ dƣới thời các chúa Nguyễn. Sự
suy yếu này đã bắt đầu từ những nguyên nhân nội tại đã diễn ra từ khá lâu
trong lịch sử Chân Lạp nhƣ; thƣờng xuyên xảy ra lục đục, tranh chấp phe phái
trong triều đình dẫn đến nguy cơ chiến tranh bởi các thế lực bên ngoài.
Từ thế kỷ thứ XVI, Chân Lạp phải thƣờng xuyên đối phó với sự bành
chƣớng của Autthaya ở phía tây. Đó là một vƣơng quốc của một bộ phận
ngƣời Thái sống ở thƣợng nguồn của sông Mêkông đã dần di chuyển xuống
phía nam và định cƣ ở sông Mê Nam.
Năm 1349, vƣơng quốc này đã đem quân uy hiếp bắt các quốc gia khác
thuần phục. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI, Autthaya và Chân Lạp liên tiếp
7
có những cuộc chiến tranh với mức độ khốc liệt. Năm 1351, Autthaya chiếm
kinh đô Ăngkor sau đó Chân Lạp lấy lại đƣợc. Năm 1373, Autthaya lại gây
chiến với Chân Lạp, cuộc chiến kéo dài 50 năm. Đến năm 1474, vƣơng quốc
Chân Lạp đầu tiên do Autthaya dựng lên và bảo hộ là ThomoReachen (1471 -
1494), đã thuần phục và nhƣợng lại hai tỉnh là Korat và Chantaboun cho
Autthaya. Dƣới triều vua Soryopor (1603 – 1618), Chân Lạp thần phục
Autthaya từ cách ăn mặc của đại thần cho đến các nghi lễ
Cuối thế kỷ thứ XVII, chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tạo đƣợc tiếng
vang cho mình. Để giảm bớt sức ép về phía tây, để chống lại Autthaya Chân
Lạp đã thi hành chính sách “hƣớng Đông” tìm đến các chúa Nguyễn làm chỗ
dựa. Vậy mối quan hệ giữa Chân Lạp và Đàng Trong đƣợc thiết lập đầu tiên
vào năm 1620 với cuộc hôn nhân giữa CheyChettha II và công chúa Ngọc
Vạn, con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Và kể từ đây mối quan hệ giữa
Xiêm và Chân Lạp có sự xuất hiện một nhân tố mới là Đàng Trong. Các đời
vua Chân Lạp sau đó có mối quan hệ với chúa Nguyễn. Điều này tạo điều
kiện cho chúa Nguyễn xâm nhập vào Chân Lạp dễ dàng hơn. Nhƣ vậy, sự suy
yếu của Chân Lạp và sự thắng thế của Đàng Trong so với Xiêm La và mối
quan hệ giữa Xiêm La, Chân Lạp và Đàng Trong đã trở thành yếu tố quan
trọng tạo điều kiện cho các chúa Nguyễn tiến hành mở rộng lãnh thổ về phía
nam đƣợc thuận lợi hơn.
1.1.2. Ảnh hƣởng từ luồng thƣơng mại quốc tế
Từ thế kỷ thứ XV, ở châu Âu và châu Á, điều kiện lƣu thông bằng
đƣờng biển của nhiều quốc gia đã đƣợc cải thiện và có nhiều chuyển biến
đáng kể. Các con thuyền lớn đi biển có thể điều chỉnh hƣớng gió bằng hệ
thống cột buồm nhƣ tàu Calaven đã đƣợc chế tạo ra. Các chi thức về thiên văn
học, sự biến đổi của dòng hải lƣu đã tạo điều kiện cho các nƣớc thực hiện
các chuyến đi xa vƣợt đại dƣơng. Giờ đây các thuyền buôn không còn phải đi
8
men theo tuyến đƣờng biển ven bờ biển Đông và vịnh Bắc Bộ nữa mà có thế
đi thẳng từ Nam Kinh đến Phúc Kiến rồi từ đó đến thẳng Chiêm Thành.
Chính vì vậy các hải cảng Đàng Trong có vị trí chiến lƣợc quan trọng trong
hệ thống thƣơng mại Đông Nam Á.
Đây cũng là thời kì con đƣờng đi đến phƣơng Đông của các tàu buôn
phƣơng Tây. Tuyến đƣờng thƣơng mại đƣợc hình thành tạo điều kiện cho
phƣơng Đông hội nhập vào nền thƣơng mại quốc tế nhƣ: Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Hà Lan, Anh là những quốc gia sớm có quan hệ với phƣơng Đông
trong đó có Đại Việt. Các nƣớc châu Á nhƣ: Trung Hoa, Nhật Bản, Xiêm
cũng là những nƣớc có quan hệ thƣơng mại sớm với Đại Việt.
1.2. ĐIỀU KIỆN CHỦ QUAN
1.2.1. Công cuộc mở rộng lãnh thổ trƣớc thời các chúa Nguyễn
Lúc này hoàn cảnh lịch sử trong nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến quá
trình mở rộng lãnh thổ về phía nam, giúp chúa Nguyễn có những điều kiện
thuận lợi để hoàn thành đƣợc mục tiêu của mình. Quá trình mở rộng lãnh thổ
về phía nam là một định hƣớng phát triển mang tính chất truyền thống của
nhiều vƣơng triều Đại Việt. Đó là một quá trình liên tục của nhiều triều đại
phong kiến trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, đƣợc bắt đầu từ
khá sớm ngay từ thời tiền Lê, do những thúc ép của điều kiện lich sử ngay từ
những buổi đầu xây dựng nền tự chủ. Cƣơng vực của nƣớc Đại Việt buổi đầu
lập quốc bao gồm miền Bắc và một phần miền Bắc Trung Bộ ngày nay gồm
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đất đai nhỏ hẹp, lại luôn phải hứng chịu sức
ép từ phƣơng Bắc - Trung Hoa hùng mạnh luôn lăm le xâm lƣợc. Vì lý do
sinh tồn, các triều đại phong kiến Đại Việt buộc phải tiến hành công cuộc mở
rộng lãnh thổ.
Phía đông của nƣớc ta là biển cả, phía tây là núi rừng giao thông hiểm
trở nên chỉ còn một con đƣờng duy nhất là tiến về phía nam. Mặt khác,
9
Chămpa – chủ nhân của vùng đất phía nam là một vƣơng quốc tuy không
mạnh nhƣng cũng thƣờng mang quân đi quẫy nhiễu Đại Việt nên việc bình
định, thu phục diễn ra cũng là điều kiện thuận theo quy luật lịch sử của chế độ
phong kiến. Có thể thấy rằng, công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía nam của
Đại Việt trƣớc thời các chúa Nguyễn diễn ra liên tục qua nhiều triều đại càng
về sau, quá trình ấy càng diễn ra quyêt liệt hơn. Sự tiếp xúc giữa Đại Việt và
Chămpa lần đầu tiên dƣới thời Đinh Tiên Hoàng sau đó là thời vua Lê Đại
Hành. Nhƣng mãi đến năm 1069, với việc vua Lý Thánh Tông lấy đƣợc ba
châu Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh của Chămpa. Lãnh thổ Đại Việt đã mở rộng
thêm phần đất từ Hoành Sơn đến Cửa Việt.
Đến thời Trần, vào năm 1306 nƣớc Đại Việt có thêm hai châu là Châu
Ô và Châu Lý do vua Chế Mân dâng làm sính lễ trong cuộc hôn nhân ngoại
giao với Huyền Trân công chúa. Thời Nhà Hồ, biên giới phía nam Đai Việt
kéo dài đến Quảng Ngãi ngày nay với việc Hồ Quý Ly cử đại binh đi chinh
phạt ChămPa, năm 1402 Chămpa dâng đất Chiêm Động và Cổ Lũy Động.
Cùng với Tân Bình và Thuận Hóa, phủ Thăng Hoa đã có mặt trên bản đồ Đại
Việt. Đến thời Lê Sơ, quá trình này diễn ra quyết liệt hơn và sâu rộng hơn. Để
chấm dứt sự quấy phá của Chămpa vua Lê Thánh Tông đã cử đại binh đi
chinh phạt Chămpa năm 1471, khi thắng lợi vua Lê Thánh Tông cho một số
quân đóng lại ở Chămpa chữ không rút hết về nƣớc nhƣ những lần trƣớc.
Nhằm phân tán sức mạnh của Chămpa, vua Lê Thánh Tông cũng đồng thời
chia nhỏ đất này thành ba tiểu quốc, phong cho Bố Trì Trì làm vua Chămpa
trên miền đất từ Đại Lãnh trở vào cắt Tây Chămpa thành hai nƣớc Nam Bàn
và nƣớc Hoa Anh. Điều đáng lƣu ý đối với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía
nam trƣớc thời các chúa Nguyễn đó là việc vua Chămpa luôn có sự thỏa thuận
dâng đất sau khi bại trận. Với những gì đã đạt đƣợc, công cuộc mở mang lãnh
10
thổ của các triều đại đi trƣớc là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho các chúa
Nguyễn trong việc mở rộng lãnh thổ về phía nam sau này [28; 32].
1.2.2. Chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn
Trong trở thành trung tâm thƣơng mại, tập trung Với đƣờng lối đối
ngoại mở cửa tích cực của các chúa Nguyễn mang tính độc lập, tự chủ và
sáng tạo là một bƣớc đột phá không những trong lịch sử Việt Nam mà còn so
với nhiều nƣớc phƣơng Đông lúc bấy giờ. Điều đó đã góp phần làm cho thế
lực của các chúa Nguyễn lớn mạnh góp phần đánh bại chúa Trịnh ở Đàng
Ngoài.
Với vai trò “Chuyên khẩu” Đàng hàng hóa của nhiều nƣớc nhƣ Xiêm
La, Cao Miên, Brunay, Trung Quốc, Indonexia, Hà Lan, Bồ Đào Nha Hàng
hóa Đàng Trong sản xuất chủ yếu chỉ chiếm một phần ba trong tổng số hàng
hóa ở đấy. Đàng Trong nhƣ một cái chợ lớn để các nƣớc đến trao đổi hàng
hóa và chúa Nguyễn đã thu đƣợc một nguồn lợi lớn từ thuế hàng hóa và thuế
xuất khẩu.
Trong giới thƣơng nhân nƣớc ngoài, chúa Nguyễn dành nhiều sự ƣu ái
cho thƣơng nhân Nhật Bản và Trung Quốc đồng thời lập phố cƣ trú lâu dài
với một cơ chế tự quản đặc biệt. Nhƣ chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập
một phố dành riêng cho ngƣời Hoa và một phố dành riêng cho ngƣời Nhật ở
Hội An, nơi có nhiều hải cảng đẹp nhất thời bấy giờ. Đây đƣợc xem là hai
khu phố tự trị có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục
riêng.
Phố Nhật và việc buôn bán thƣơng nhân Nhật Bản tại Hội An rất thịnh
vƣợng vào nửa đầu thế kỷ XVII. Trong thời gian từ năm 1604 - 1635, chính
quyền Mạc Phủ đã cấp 84 châu ấn thuyền cho thƣơng nhân đến buôn bán tại
các cảng Việt Nam thì có 70 chiếc đến với Hội An. Còn đối với ngƣời Hoa, từ
đầu thế kỷ thứ XVII, ngƣời Hoa đã buôn bán và đƣợc chúa Nguyễn cho phép
11
cƣ trú, lập phố tự trị tại Hội An. Đến 1715, do việc hạn chế thuyền và lƣợng
hàng hóa của Trung Hoa đến Nhật Bản trao đổi hàng hóa đã khiến giới
thƣơng nhân Hoa kiều chuyển sang buôn bán với các nƣớc Đông Nam Á.
Trƣớc năm 1715, hàng năm có khoảng 10 đến 12 thuyền buôn của Hoa kiều
đến Hội An, song sau năm 1715 đặc biệt là khoảng thời gian từ năm 1740
đến năm 1750, số thuyền của Trung Hoa đến Đàng Trong buôn bán tăng lên
80 chiếc hàng năm. Chính ảnh hƣởng của luồng thƣơng mại quốc tế này cùng
với chính sách mở cửa các chúa Nguyễn đã biến Đàng Trong không chỉ trở
thành một vƣơng quốc trẻ giàu tiềm lực mà còn trở thành nơi thu hút thƣơng
nhân nƣớc ngoài đến buôn bán và đặt quan hệ. Đây là tiền đề quan trọng trong
quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam sau này.
Cùng với Đàng Ngoài thì Đàng Trong các chúa Nguyễn tích cực thực
hiện chính sách “Mở cửa” đón nhận luồng thƣơng mại, mậu dịch này vì vậy
đã đem lại nhiều hiệu quả đáng mong đợi trong sự phát triển của nền kinh tế
Đàng Trong. Ngoài ra, từ chính sách trọng dụng bộ phận thƣơng nhân ngoại
quốc của các chúa Nguyễn đã tăng cƣờng thêm sức mạnh nội lực cho sự phát
triển của Đàng Trong.
Nhƣ vậy, ngoài sự thắng thế của Đàng Trong, sự suy yếu của Chân
Lạp, sự cân bằng trong mối quan hệ với Xiêm La, sự vận động có lợi cho
Đàng Trong của luồng thƣơng mại mậu dịch ven biển thì một diễn biến khác
trong bối cảnh lịch sử khu vực cũng diễn ra có lợi cho chúa Nguyễn trong
công cuộc mở rộng lãnh thổ.
1.2.3. Sự ra đời của Đàng Trong và sức ép của cuộc chiến tranh Trịnh –
Nguyễn (1627 – 1672)
“Đàng Trong” là dùng để chỉ vùng đất nam sông Gianh (Quảng Bình),
trở vào phía nam để phân biệt với Đàng Ngoài – giải đất từ sông Gianh trở ra
dƣới thời Trịnh – Nguyễn.
12
Cho đến nay, quan điểm về thời điểm ra đời của Đàng Trong vấn còn
nhiều quan điểm khác nhau. Dù vậy vẫn không thể chối bỏ sự ra đời của vùng
đất này có liên hệ mật thiết với dòng họ Nguyễn, sự độc lập của vùng đất
Thuận Quảng: sự ly khai để cho ra đời một chính quyền mới và có sự phát triển
toàn diện, mạnh mẽ của chế độ Đàng Trong trong tƣơng quan với Đàng Ngoài.
Do mâu thuẫn với Trịnh Kiểm, năm 1558 Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ
vùng Thuận Hóa ở tuổi 34. Theo ông là những ngƣời thân tín ở Tổng Sơn và độ
lƣợng, yêu thƣơng dân nhƣ con. Nguyễn Hoàng Đã lôi kéo đƣợc đông đảo
quần nhân dân xứ Thanh Hóa. Ông dựng dinh ở Ái Tử với chính sách khoan
dung nhân dân khắp mọi nơi hội tụ về đây sinh cơ, lập nghiệp. Nguyễn Hoàng
và những ngƣời kế tiếp ông từng bƣớc biến Thuận Quảng thành một vùng đất
độc lập cả về chính trị, quân sự, lãnh thổ và kinh tế - văn hóa.
Qua đó đã đủ sức để đối đầu với Đàng Ngoài của vua Lê - chúa Trịnh.
Về danh nghĩa, thì Nam Triều thuộc về vua Lê – chúa Trịnh, nhƣng thực chất
do chúa Trịnh cƣớp công lao của họ Nguyễn nên Nguyễn Hoàng cũng nhƣ
con cháu đời sau đã nuôi ý định phục thù. Nên sau khi vào Thuận Hóa,
Nguyễn Hoàng một mặt luôn tỏ rõ thuần phục, nhƣng mặt khác đang gắng hết
sức để chuẩn bị lực lƣợng về mọi mặt chống lại vua Lê – chúa Trịnh. Đây là
một chính sách ngoại giao mền dẻo của Nguyễn Hoàng và rồi với lòng tin từ
vua Lê – chúa Trịnh đã giao cho Nguyễn Hoàng trấn thủ xứ Quảng Nam. Vậy
sau 10 năm (1558 – 1570), lãnh thổ của họ Nguyễn lại có thêm xứ Quảng
Nam, kéo dài đến phía Bắc đèo Cù Mông (Bình Định) ngày nay.
Tuy nắm trong tay quyền cai trị xứ Thuận Quảng, nhƣng Nguyễn
Hoàng vấn thực hiện chính sách mềm dẻo và thuần phục, cống nạp. Trong
suất thế kỷ XVI, tổ chức chính quyền và khu vực hành chính ở Thuận Quảng
vấn nhƣ cũ: Thuận Hóa gồm 2 phủ, 9 huyện,3 châu: Quảng Nam gồm 3 phủ
và 9 huyện và hàng năm quan lại của vua Lê – chúa Trịnh vấn vào kiểm tra,
13
và các chúa Nguyễn vẫn thực hiện cống nạp đầy đủ. Mãi cho đến năm 1600,
khi Trịnh Tráng giữ Nguyễn Hoàng lại miền Bắc, nhằm kiềm chế sức mạnh
của ông và thu phục lại vùng đất Thuận Quảng nhƣng Nguyễn Hoàng đã lấy
cớ phải đánh dẹp quân phản loạn nổ ra ở cửa biển Đại An nên đã men theo
đƣờng biển về Thuận Hóa và mâu thuẫn giữa vua Lê - chúa Trịnh và chúa
Nguyễn mới đƣợc thể hiện rõ. Có ý kiến cho rằng năm 1600 trở thành mốc
thời gian xác định “Thuận Quảng trở thành Đàng Trong”, nghĩa là Đàng
Trong xuất hiện.
Sau khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên, con trai Nguyễn Hoàng lên thay
cha mình tiếp quản vùng Thuận Quảng, ông đã thể hiện rõ mƣu đồ cát cứ của
dòng họ Nguyễn khi ông cho xƣng quốc tính họ “Nguyễn Phúc”, mở đầu cho
một “Triều đại” mới để phân biệt với vƣơng triều Lê – Trịnh. Sau đó chúa
Nguyễn Phúc Nguyên cho ban hành hàng loạt các chính sách nhƣ bãi bỏ ba
ty: Đô, Thừa, Hiến của nhà Lê thay bằng Ty xã, Ty tƣớng và Ty lệnh. Sự thay
đổi này, một mặt đáp ứng yêu cầu thực tế của Thuận Quảng, nhƣng mặt khác
nhằm khẳng định Thuận Quảng đã thực sự thuộc về dòng họ Nguyễn, và
không còn chịu ảnh hƣởng của vua Lê – chúa Trịnh. Dĩ nhiên điều này đã
khiến chúa Trịnh thấy rõ nguy cơ của sự phân lập nên không thể ngồi yên
đƣợc. Hành động công khai hơn nữa là lấy cớ chúa Trịnh vô cớ nổi binh, khi
Trịnh Tráng phái 5000 quân tới cửa biển Nhật Lệ uy hiếp nhà Nguyễn vào
năm 1620, khi Nguyễn Phúc Nguyên đã từ chối không nộp tô thuế cũng nhƣ
nộp cống nạp đối với vua Lê – chúa Trịnh. Đã vậy thì từ đây chúa Nguyễn đã
không thực hiện nộp tô thuế, cồng nạp nữa.
Đến năm 1627, chiến tranh Trịnh – Nguyễn nổ ra và kéo dài suất 45
năm (1627 – 1672), thì sự phân định quyền lực giữa chúa Nguyễn và chúa
Trịnh đã thực sự in dấu trong lịch sử. Hay nói cách khác, Thuận Quảng đã
chính thức đƣợc gọi là Đàng Trong nhằm để phân biệt với Đàng Ngoài.
14
Sự hình thành và phát triển của Đàng Trong là một quá trình lâu dại và
liên tục, đƣợc bắt đầu bằng đôi tay của Nguyễn Hoàng và đƣợc kế nhiệm và
phát triển dƣới thời các chúa khác sau này. Tuy nhiên trên con đƣờng đi đó thì
khó khăn luôn đồng hành cùng các chúa Nguyễn. Đặc biệt là trong cuộc chiến
tranh Trịnh – Nguyễn trong gần nửa thế kỷ (1627 – 1672), đã khiến các chúa
Nguyễn phải huy động tất cả nhân tài, vật lực cho cuộc chiến này. Trong 45
năm diễn ra chiến tranh đã diễn ra tất cả bảy trận chiến và nổ ra chủ yếu ở hai
bờ sông Gianh thuộc vùng Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Trong
cả bảy trận chiến của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn thì có đến sáu lần quân
Trịnh chủ động tấn công và chỉ có một lần duy nhất là chúa Nguyễn mang
quân đi đánh Đàng Ngoài (1655 – 1657). Điều đó cho thấy sự khốc liệt của
cuộc chiến mà Đàng Trong phải hứng chịu, đồng thời tạo nên áp lực lớn cho
Đàng Trong khiến Đàng Trong lúc nào cũng phải trong tƣ thế sẵn sàng đƣơng
đầu với nguy cơ chiến tranh mà có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Lý do mà cả chúa
Trịnh và chúa Nguyễn lấy cớ để tiến hành chiến tranh là lấy danh nghĩa “phù
Lê”, tuy nhiên cuộc chiến này đã không phân định thắng thua mà cuối cùng cả
hai đều kiệt quệ, hao tổn sức ngƣời, sức của nên cuối cùng đã phải chấp nhận
đình chiến và sông Gianh đã trở thành ranh giới chia đất nƣớc làm hai miền
vào năm 1672.
Sau cuộc chiến, sông Gianh đã đƣợc hoạch định làm ranh giới mà Đàng
Trong không xâm phạm Đàng Ngoài. Tuy nhiên cả hai bên lúc nào cũng luôn
rình rập, lăm le, khiến nguy cơ chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Tranh
thủ thời gian hòa bình, thì Đàng Ngoài của vua Lê - chúa Trịnh tập trung sức
lực để tiêu diệt tàn dƣ của nhà Mạc ở Cao Bằng, còn chúa Nguyễn tranh Thủ
thời gian mở rộng sự lớn mạnh của mình về phía nam. Bởi vì lúc này không
còn chiến tranh nên chúa Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kinh tế nhƣ,
mở rộng ngoại thƣơng buôn bán với các nƣớc trong khu vực nên đã thu hút
15
đƣợc các thƣơng nhân nƣớc ngoài tới đây làm ăn sinh sống. Sự lớn mạnh của
Đàng Trong cả về kinh tế lẫn chính trị, văn hóa – xã hội, phát triển dân số
đông, đất đai lại trở nên trật hẹp vì vậy nhu cầu mở rộng lãnh thổ đã trở nên
bức thiết hơn bao giờ hết. Chính vì thế tiến về phía nam là một trong những
giải pháp hàng đầu, bởi nơi đây đất đai phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp và qua đó đã đáp ứng đƣợc chỗ dựa lâu dài cho Đàng Trong
nên việc mở rộng lãnh thổ là điều hiển nhiên hợp với quy luật phát triển của
lịch sử.
Tiểu kết chƣơng 1:
Có thể nói rằng, quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn diễn
ra trong điều kiện chủ quan lẫn khách quan đều rất là thuận lợi. Ba yếu tố:
thiên thời – địa lợi – nhân hòa đều hội tụ khiến cho quá trình mở rộng lãnh
thổ của các chúa Nguyễn diễn ra với tốc độ nhanh chóng nhƣng lại ít hao tổn
xƣơng máu, qua đó kết thúc lộ trình “nam tiến” kéo dài gần 800 năm bắt đầu
từ thời Bắc thuộc. Kể từ đây lịch sử Đại Việt đã bƣớc sang một trang mới,
nhƣng bài học mở đất phƣơng Nam dƣới thời các chúa Nguyễn vẫn sinh động
và có nhiều ý nghĩa. Giờ đây, vấn đề khai mở đất đai về phía Nam cũng nhƣ
quá trình chính thức xác lập chủ quyền chính phủ Việt Nam đã có tiền đề từ
đây.
16
Chƣơng 2
QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN
(1623 – 1757)
2.1. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
2.1.1. Công cuộc mở đất Đông Nam Bộ của các chúa Nguyễn
Việc mở đất Đông Nam Bộ dƣới thời các chúa Nguyễn đƣợc tiến hành
song song với quá trình mở đất Nam Trung Bộ. Trong khi thực hiện việc mở
đất ở Chămpa, các chúa Nguyễn cũng đồng thời tạo đƣợc quan hệ với Chân
Lạp. Quá trình tiến vào Chân Lạp đƣợc tiến hành trong những thời điểm mà
quan hệ giữa Đàng Trong và Chămpa ở giai đoạn ổn định và khi Chân Lạp
đang lâm vào thời kỳ suy yếu ngay từ cuối thế kỷ XIV, khi liên tục phải đối
phó với sự bành chƣớng của Xiêm La về phía Tây. Do sự can thiệp của
Autthaya làm cho nội bộ triều đình Chân Lạp bị chia rẽ trầm trọng, khiến cho
Chân Lạp không còn đủ khả năng quản lý đất của mình.
Đến thế kỷ thứ XVII, Đàng Trong cũng đã tạo dựng đƣợc tiếng vang
cho mình. Để giảm bớt sức ép cũng nhƣ chỗ dựa cho mình chống lại
Autthaya, Chân Lạp đã tìm đến chúa Nguyễn. Điều này tạo điều kiện cho
chúa Nguyễn xâm nhập vào Chân Lạp dễ dàng hơn. Ngoài ra công cuộc mở
đất Đông Nam Bộ của các chúa Nguyễn còn diễn ra trong bối cảnh thuận lợi,
ngay từ đầu thế kỷ XVII, đã có luồng di cƣ tự phát của cƣ dân Việt đến vùng
đất này. Đó là những nông dân nghèo và dân chài Thuận Quảng tiến tới để
khai phá đất đai mƣu sinh. Qua đó chúa Nguyễn đã đặt những bƣớc chân đầu
tiên đến với vùng đất Đông Nam Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng
lãnh thổ ở khu vực Tây Nam Bộ sau này.
Sự kiện đánh dấu cho quan hệ giữa Đàng Trong và Chân Lạp là cuộc
hôn nhân ngoại giao của vua Chân Lạp là CheChettha II và công nƣơng Ngọc
17
Vạn – con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên vào năm 1620. Sự kiện thứ hai là
chúa Nguyễn mở trạm thu thuế ở Sài Côn (Sài Gòn) và đóng đồn điền trên đất
Chân Lạp vào năm 1623 để bảo quản quyền lợi và việc làm ăn, sinh sống của
ngƣời Việt. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cử một đạo quân đến đây để đóng
đồn bảo vệ con đƣờng giao thƣơng giữa Đàng Trong với Chân Lạp và Xiêm.
Việc đó có ý nghĩa nhƣ “Sự thu hoạch” đối với thành quả của ngƣời dân Đại
Việt đã đạt đƣợc trong nhiều thập kỷ di dân tự do mà thực chất là một sự xác
lập chủ quyền của chúa Nguyễn trên đất Chân Lạp.
Tiếp nối con đƣờng mà chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lựa chọn, chúa
Nguyên Phúc Tần đã đáp ứng lời thỉnh cầu của Chân Lạp nhằm giải quyết các
vụ tranh chấp nội bộ bằng việc hai lần can thiệp quân sự vào năm 1658 và
1674. Điều đó đã khiến thanh thế, vai trò của Đàng Trong ngày càng lên cao
và buộc Chân Lạp phải thuần phục và triều cống hàng năm.
Tiếp đến là công cuộc mở mang và phát triển Biên Hòa vào năm 1679,
của chúa Nguyễn Phúc Tần có ý nghĩa quan trọng góp phần dẫn đến sự hình
thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong trên mảnh đất Đông Nam
Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Nhƣ vậy, cho đến cuối thế kỷ XVII, tuy đã khai phá trên một vùng đất
đai rộng lớn từ Mô Xoài (Bà Rịa) đến Đồng Nai, Biên Hòa, Sài Côn (Sài
Gòn) ảnh hƣởng rất lớn đến triều chính Chân Lạp. Tuy nhiên các chúa
Nguyễn vẫn chƣa thiết lập đƣợc các tổ chức hành chính trên vùng đất này.
Phải đến khi phủ Gia Định ra đời (năm 1698) và sự có mặt của dinh Trấn
Biên Phiên Trấn thì công cuộc mở đất ở Đông Nam Bộ mới chính thức hoàn
thành [20; 404].
2.1.2. Sự hình thành vùng đất Phú Yên năm 1578
Trong quá trình xâm chiếm và sáp nhập toàn bộ lãnh thổ của Chămpa
vào lãnh thổ của mình. Chúa Nguyễn đã từng bƣớc đƣa những lƣu dân ngƣời
18
Việt di cƣ tới đây sinh sống, ở xen lẫn với những ngƣời dân bản địa và từng
bƣớc thiết lập vững chắc hệ thống chính quyền của mình ở vùng đất mới. Cứ
sau mỗi lẫn quân chúa Nguyễn dẹp yên đƣợc những cuộc chống đối của
Chămpa thì chúa Nguyễn lại lấy thêm đƣợc một phần lãnh thổ của Chămpa.
Để bảo đảm cho vùng đất của mình, chúa Nguyễn đã cử tƣớng đem binh lính
và tập hợp dân nghèo tới sinh sống, khai phá trên vùng đất mới chiếm đƣợc.
Đồng thời cũng tiến hành những biện pháp cƣơng quyết để bảo vệ những
vùng lãnh thổ đã giành đƣợc, cũng nhƣ sự chống đối của các nƣớc láng giềng
trong quan hệ ngoại giao.
Địa bàn của tỉnh Phú Yên ngày nay nguyên là một bộ phận lãnh thổ của
nƣớc Chămpa. Sau sự kiện vua Lê Thánh Tông đem quân đích thân tấn công
Chămpa và giành lại đƣợc những vùng đất trƣớc kia nhà Hồ đã lấy đƣợc của
Chămpa. Vua Lê Thánh Tông đã cho chia vùng đất giáp với biên cƣơng Đại
Việt thành ba tiểu quốc nhỏ nhằm làm suy yếu sự chống đối của Chămpa và
bảo vệ bình ổn vùng biên cƣơng. Nhƣng lúc bấy giờ vua Lê Thánh Tông vẫn
chƣa thiết lập đƣợc chính quyền của mình trên vùng đất này, mà chỉ giao cho
những những quan lại và tƣớng cũ của Chiêm Thành cai quản. Và chỉ đến thời
chúa Nguyễn thì chính quyền của Đại Việt mới thực sự đƣợc thiết lập ở vùng
đất này, đánh dấu bƣớc tiến về sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt về phía
Nam. Đó là sự kiện năm 1578. Do nƣớc Chămpa vẫn thƣờng đem quân quấy
phá vùng biên giới giữa hai nƣớc. Vì muốn giữ yên biên cƣơng, bờ cõi của
mình chúa Nguyễn Hoàng đã nhiều lần mang quân đi đánh dẹp. Năm 1578, chúa
Nguyễn Hoàng cử Lƣơng Văn Chánh cầm quân tiến vào Hoa Anh vây đánh và
hạ thành An Nghiệp - một trong những kinh thành kiên cố và đồ sộ nhất trong
lịch sử của vƣơng quốc Chămpa đẩy họ về biên giới ở phía Nam đèo Cả. Cuộc
tấn công của Lƣơng Văn Chánh và chính quyền họ Nguyễn mới chỉ nhằm thiết
lập lại trật tự cũ nhƣ đã có trƣớc đó. Tuy nhiên Lƣơng Văn Chánh cũng đã
19
tiến thêm một bƣớc trong việc đƣa dân lƣu tán vào khai khẩn miền đất này
sống rải rác từ phía nam đèo Cù Mông đến đồng băng sông Đa Diên. Và từ sự
kiện này đã chính thức đánh dấu sự có mặt và xác lập địa giới hành chính của
chính quyền chúa Nguyễn, mở đầu cho sự hình thành và phát triển ổn định
của xã hội ngƣời Việt trên mảnh đất này. Đó chính là cơ sở đầu tiên cho cuộc
Nam tiến đầu tiên của nhân dân Đại Việt vào sâu trong vùng lãnh thổ cũ của
vƣơng quốc Chiêm Thành.
Theo nội dung của một công văn của chúa Nguyễn gửi cho Lƣơng Văn
Chánh thì chúa Nguyễn đã giao nhiệm vụ cho Lƣơng Văn Chánh đem lƣu dân
từ huyện Tuy Viễn vào khai phá vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả, tức
vùng đất Phú Yên ngày nay Qua đó có thể thấy tuy cƣơng vực lãnh thổ của Đại
Việt đối với vùng đất Phú Yên đã đƣợc xác lập năm 1471 dƣới triều vua Lê
Thánh Tông nhƣng mãi tới năm 1578 dƣới thời chúa Nguyễn Hoàng thì nền
tảng cơ sở hành chính mới bắt đầu đƣợc thiết lập. Tới khi Lƣơng Văn Chánh
chiêu mộ lƣu dân tới đây khai hoang lập ấp thì một xã hội của ngƣời Việt mới
đƣợc hình thành và từng bƣớc đi vào ổn định. Những lƣu dân đi theo Lƣơng
Văn Chánh vào khai phá vùng đất Phú Yên lúc bấy giờ chủ yếu là dân của vùng
Thuận Quảng. Họ đã tới sinh sống và lập nghiệp trên những địa điểm quan
trọng và có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp là các vùng Bà
Đài, Bà Diễn và Đà Rằng. Đây là vùng đồng bằng phì nhiêu với sự bồi đắp
hàng năm của ba con sông là sông Ba, sông Hinh và sông Đà Rằng. Tuy
không có những số liệu cụ thể về thành quả của công cuộc khẩn hoang của
Lƣơng Văn Chánh và nhân dân Đại Việt lúc bấy giờ, nhƣng có thể thấy đƣợc
công lao to lớn của Lƣơng Văn Chánh. Công lao của ông đã đƣợc nhân dân Phú
Yên ghi nhận và suy tôn ông làm Thành Hoàng và một ngôi trƣờng phổ thông
nổi tiếng của Phú Yên bây giờ cũng đang mang tên ông nhƣ một sự ghi nhớ
về ngƣời đã có công khai sinh ra vùng đất Phú Yên - trƣờng THPT Lƣơng
20
Văn Chánh. Sau khi ông chết, chúa Nguyễn đã truy tặng tƣớc Phù Quốc Công,
điều đó đã khẳng định ông là một trong những ngƣời có công đầu trong việc
mộ dân, lập ấp trên vùng đất sau này đƣợc mang tên là Phú Yên.
Nhƣng cơ sở chính quyền của chúa Nguyễn ở vùng đất Phú Yên lúc
bầy giờ vẫn chƣa đƣợc thiết lập vững chắc. Sau khi Lƣơng Văn Chánh qua
đời ngƣời Chăm vẫn thƣờng tổ chức các cuộc tấn cống, quấy phá nhân dân
trong vùng. "Khoảng 10 năm cuối thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII, Chiêm
Thành lại lấn đất Hoa Anh, giết và đuổi những ngƣời nông dân Việt vào cƣ
trú khai khẩn miền đất này. Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai Nguyễn Phong làm
tƣớng quân vào đánh lại, Chiêm Thành bị thua, vua là Po Nit (1603 - 1613),
phải bỏ Hoa Anh rút về phía nam đèo Cả. Lần này họ Nguyễn lấy hẳn đất
Hoa Anh, lập ra một phủ mới là phủ Phú Yên.
Chúa Nguyễn đã cho lập từ núi Đại Lãnh tới sông Phan Rang làm hai
phủ Thái Khang và Diên Ninh, tức địa phận tỉnh Khánh Hòa ngày nay. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Đình Đầu thì phần đất này rộng khoảng 5.500 km.
Đến đây thì cuộc Nam tiến mở rộng lãnh thổ về phía Nam của chúa Nguyễn
đã có thêm một bƣớc tiến dài. Kể từ sau sự kiện Lƣơng Văn Chánh đƣợc cử
vào Nam lập ra phủ Phú Yên và thực hiện những chính sách nhằm khai phá
mở mang vùng đất mới. Đến năm 1653, hệ thống chính quyền của Đàng
Trong đã đƣợc thiết lập vững chắc ở vùng đất thuộc địa phận tỉnh Phú Yên -
Khánh Hòa ngày nay. Đến năm 1690, chúa Nguyễn Phúc Trăn đã cho đổi phủ
Thái Khang thành phủ Bình Khang. Qua đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, phủ
Diên Ninh đã đƣợc đổi tên thành phủ Diên Khánh. Sau khi chúa Nguyễn Phúc
Khoát tổ chức lại nền hành chính trong nƣớc đã đổi các cơ quan trực thuộc
phủ chúa làm lục bộ, chia lãnh thổ ở Đàng Trong thành 12 dinh, trong đó dinh
Bình Khang gồm hai phủ Diên Khánh và Bình Khang. Những cƣ dân ngƣời Việt
vẫn tiếp tục hành trình di cƣ về phía Nam. Những cộng đồng làng xóm của