Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 86 trang )



NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
VÀ QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

SVTH : CHÂU THỊ TUYẾT
LỚP : ĐH27NH02
KHOÁ HỌC : 2011-2015
GVHD : TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015



NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
VÀ QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

SVTH : CHÂU THỊ TUYẾT


LỚP : ĐH27NH02
KHOÁ HỌC : 2011-2015
GVHD : TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: CHÂU THỊ TUYẾT
Sinh ngày: 23 tháng 03 năm 1993
Hiện là: Sinh viên lớp ĐH27NH02, mã số sinh viên: 030127111918
Thuộc Hệ Đại học chính quy khoá 27 tại Trường Đại học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan:
Khoá luận:
“ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
VÀ QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”
Dưới sự hướng dẫn của: TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH
Là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu được sử dụng trong khoá luận mang tính
trung thực, các tham khảo và nguồn số liệu được trích dẫn đầy đủ, không sao chép bất
kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung trên bất kỳ các phương tiện thông
tin đại chúng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2015
Tác giả


Châu Thị Tuyết


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu của mình, ngoài sự cố gắng của bản thân, không
thể không nhắc đến những sự giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình đến: TS. Đào Lê Kiều Oanh, người
trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu. Những nhận xét, góp ý của cô là
định hướng để tác giả hoàn thiện bài nghiên cứu của mình.
Đồng thời, tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo thuộc khoa
Ngân Hàng nói riêng và toàn thể giảng viên trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.
Những kiến thức mà thầy cô truyền đạt trong suốt 4 năm là cơ sở để tác giả xây dựng và
hoàn thành khoá luận này.
Cuối cùng, tác giả gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người bạn của tác giả.
Họ là những người luôn bên cạnh, giúp đỡ và ủng hộ tác giả trong suốt quá trình học tập
cũng như thực hiện đề tài khoá luận.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2015
Tác giả


Châu Thị Tuyết


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4. THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 5
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA KHOÁ LUẬN 8
1.7. KẾT CẤU KHOÁ LUẬN 8
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI, LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
10
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
2.1.1. Hiệu quả hoạt động của NHTM 10
2.1.1.1. Các nhận định về hiệu quả hoạt động của NHTM 10
2.1.1.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM 11

iv

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam 13
2.1.2.1. Nhân tố chủ quan 13
2.1.2.2. Nhân tố khách quan 14
2.2. LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ
QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16
2.2.1. Cấu trúc thị trường và mô hình SCP 16
2.2.1.1. Cấu trúc thị trường ngành ngân hàng 16

2.2.1.2. Mô hình SCP 17
2.2.2. Lý thuyết lợi thế và bất lợi nhờ quy mô đối với NHTM 18
2.2.2.1. Quy mô ngân hàng 18
2.2.2.2. Lợi thế và bất lợi kinh tế nhờ quy mô 19
2.3. XÂY DỰNG GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 19
2.3.1. Giả thiết 1 20
2.3.2. Giả thiết 2 20
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 20
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 22
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ·························································· 22
3.1.1. Phương pháp thống kê mô tả 22
3.1.2. Phương pháp hồi quy 22
3.1.2.1. Mô hình hồi quy được sử dụng 22
3.1.2.2. Phương pháp ước lượng và tiến trình thực hiện 23
3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ····································································· 24

v

3.2.1. Các biến số 24
3.2.1.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 24
3.2.1.2. Chỉ số tập trung ngành (CR3) 25
3.2.1.3. Quy mô tổng tài sản (BSI) 25
3.2.1.4. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LAR) 26
3.2.1.5. Tỷ lệ thanh khoản (LIR) 26
3.2.1.6. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (PCL) 27
3.2.1.7. Tỷ lệ tiền gửi huy động trên tổng nguồn vốn (DLE) 28
3.2.1.8. Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập (IITI) 28
3.2.1.9. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) 29
3.2.1.10.Tỷ lệ lạm phát hàng năm (INF) 29
3.2.2. Xử lý số liệu 30

3.2.2.1. Kiểm tra phân phối chuẩn của các biến số 30
3.2.2.2. Kiểm tra tương quan giữa các biến số 31
3.2.3. Tổng hợp các biến số đưa vào mô hình 32
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 34
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
4.1. KẾT QUẢ HỒI QUY············································································ 35
4.1.1. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình 35
4.1.1.1. Kiểm định Hausman 35
4.1.1.2. Kết quả kiểm định sự phù hợp của các hệ số hồi quy 36
4.1.1.3. Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình 37
4.1.2. Kiểm định giả thiết 38

vi

4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG ······························· 39
4.2.1. Ảnh hưởng của cấu trúc thị trường đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2014 và xu hướng phát triển 39
4.2.1.1. Ảnh hưởng của cấu trúc thị trường đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2014 39
4.2.1.2. Xu hướng phát triển của cấu trúc thị trường ngành ngân hàng 43
4.2.2. Ảnh hưởng của quy mô tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của
NHTM Việt Nam 2006-2014 và xu hướng phát triển 43
4.2.2.1. Ảnh hưởng của quy mô tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2014 43
4.2.2.2. Xu hướng phát triển quy mô tổng tài sản của các NHTM Việt Nam . 47
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 48
CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 49
5.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU·················································· 49
5.1.1. Kết quả đạt được 49
5.1.2. Hạn chế 50

5.1.2.1. Hạn chế trong thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt Nam 50
5.1.2.2. Hạn chế trong mô hình định lượng 51
5.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ········································································· 52
5.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam 52
5.2.2. Hướng nghiên cứu mới 55
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
NHTM
Ngân hàng thương mại
TMCP
Thương mại cổ phần
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
TCTD
Tổ chức tín dụng
REM
Mô hình tác động ngẫu nhiên
FEM
Mô hình tác động cố định
ROE
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sơ hữu
ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
VPBS
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
SCP
Mô hình Cấu trúc-Hành vi-Hiệu quả
HHI
Chỉ số Herfindahl-Hirschman



viii

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
 Danh mục bảng
Bảng 3.1. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình giai đoạn 2006-2014 31
Bảng 3.2. Bảng hệ số tương quan giữa các biến 32
Bảng 3.3. Tổng hợp các biến số 33
Bảng 4.1. Kết quả kiểm định Hausman 35
Bảng 4.2. Kết quả của mô hình hồi quy các ảnh hưởng cố định FEM 36
Bảng 4.3. Một số sản phẩm thẻ của DongABank, OceanBank và HDBank 41
Bảng 4.4. Biểu phí một số dịch vụ một số Techcombank và Eximbank năm 2014 42
Bảng 4.5. Số lượng chi nhánh của một số NHTM giai đoạn 2009-2014 46
Bảng 4.6. Giá trị tài sản cố định của một số NHTM giai đoạn 2006-2014 47
 Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng GDP hằng năm của Việt Nam giai đoạn 2006-2014 29
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ lạm phát hằng năm của Việt Nam giai đoạn 2006-2014 30
Biểu đồ 4.1. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 38
Biểu đồ 4.2. Chỉ số tập trung của ngành ngân hàng giai đoạn 2006-2014 39

Biểu đồ 4.3. Quy mô tổng tài sản của một số NHTM trong giai đoạn 2006-2014 44
Biểu đồ 4.4. Doanh thu-chi phí một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2014 45










CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ,
các Tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam đều phải áp dụng mức vốn pháp định mới từ
năm 2010. Vì thế, các ngân hàng thương mại (NHTM) đều gia tăng vốn điều lệ của mình
để đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bằng cách huy động vốn cổ
phần hoặc thông qua hợp nhất và sáp nhập. Với xu hướng trên, cuối năm 2011, thương
vụ hợp nhất tự nguyện đầu tiên ở Việt Nam đã diễn ra giữa ba ngân hàng: Ngân hàng
thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn Công Thương (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
(Ficombank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), mở đầu cho
chuỗi các thương vụ hợp nhất và sáp nhập ngân hàng sau này. Hoạt động hợp nhất và
sáp nhập ngân hàng được dự đoán sẽ sôi nổi trong năm 2015 với sự tham gia của các
NHTM lớn như Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam (BIDV),… Sự sôi nổi trong hoạt động này bị ảnh hưởng bởi Đề án tái cấu trúc

hệ thống các TCTD của NHNN, đặc biệt khi Đề án tái cấu trúc bước vào những năm
cuối của giai đoạn đầu 2011-2015.
Đề án Tái cấu trúc hệ thống các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 được
NHNN ban hành vào năm 2012 với quan điểm củng cố và phát triển hệ thống các TCTD
đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của
kinh tế Việt Nam. Với đề án này, NHNN khuyến khích và tạo điều kiện để các TCTD
sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện nhằm tăng quy mô hoạt động và
khả năng cạnh tranh. Như vậy, theo quan điểm của NHNN, quy mô của các TCTD nói
chung và NHTM nói riêng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và an toàn trong hoạt động,
khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Hay nói cách khác, theo nhìn nhận của
NHNN, các NHTM sẽ có được lợi thế nhờ quy mô khi quy mô của các ngân hàng này
tăng lên. Hoạt động tăng quy mô của các NHTM được thực hiện thông qua hợp nhất và
sáp nhập sẽ là động lực để các NHTM tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và giúp các
ngân hàng lành mạnh hoá tình trạng tài chính.

2

Đứng về phía NHNN, tái cấu trúc sẽ giúp tăng hiệu quả quản lý. Đứng về phía
các NHTM, bên cạnh lợi thế tận dụng được các thế mạnh lẫn nhau về công nghệ, mạng
lưới, thương hiệu,…, việc tái cấu trúc dẫn đến sự tăng lên của quy mô các NHTM và tạo
ra sự tập trung trong ngành ngân hàng. Chính các hệ quả này đưa đến hai vấn đề:
Thứ nhất, việc sáp nhập các NHTM dẫn đến số lượng các ngân hàng ở Việt Nam
giảm đi, thị trường của từng ngân hàng trong hệ thống tăng lên, khả năng ảnh hưởng của
từng ngân hàng đến hoạt động của cả hệ thống cũng được thể hiện rõ ràng hơn. Ngoài
ra, mục tiêu của NHNN là giảm số lượng các NHTM xuống mức 14-17 (VPBS, 2014)
và Việt Nam sẽ có 1-2 ngân hàng có tầm vóc khu vực (NHNN, 2012). Như vậy, ngoài
việc mở rộng quy mô của từng ngân hàng riêng lẻ, hoạt động mua lại và sáp nhập sẽ đưa
đến tập trung trong thị trường ngành ngân hàng, tức là các NHTM lớn sẽ chiếm nhiều
thị phần, có khả năng chi phối thị trường ngành. Như vậy, cấu trúc thị trường ngành ngân
hàng có tác động như thế nào hiệu quả hoạt động của các NHTM trong nền kinh tế?

Thứ hai, trên giác độ hiệu quả cạnh tranh, khi quy mô của các NHTM tăng lên
thì rào cản gia nhập ngành ngân hàng cũng tăng lên. Bởi vì, khi quy mô của các NHTM
càng lớn, các đối thủ mới muốn thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải có
được một quy mô lớn tương xứng, tạo ra khả năng cạnh tranh với các NHTM hiện hữu.
Điều này cũng có nghĩa rằng nguồn lực tài chính cho các ứng cử viên mới được đòi hỏi
ở mức cao. Tuy nhiên, xét trên giác độ hiệu quả hoạt động kinh doanh, việc tăng quy mô
của các NHTM tại Việt Nam có thể xảy ra hai tình huống: tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy
mô khi quy mô phù hợp hoặc gây ra bất lợi do quy mô quá lớn. Lợi thế nhờ quy mô chỉ
thể hiện trong giai đoạn đầu đến một ngưỡng nhất định. Khi vượt quá ngưỡng này, ngoài
việc không tạo được lợi thế, quy mô lớn tạo ra những bất lợi cho hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng. Vậy
xét về tổng thể, tăng quy mô của các NHTM Việt Nam hiện nay có khả năng tạo ra lợi
thế kinh tế hay bất lợi kinh tế nhờ quy mô?
Vì vậy, để tìm hiểu hai vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của cấu trúc
thị trường và quy mô tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương
mại Việt Nam” là đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

3

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu tổng quát
Đề tài khoá luận đứng trên giác độ của các NHTM về hiệu quả hoạt động để đánh
giá ảnh hưởng của hai nhân tố, gồm cấu trúc thị trường ngành và quy mô tổng tài sản,
đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014.
 Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu tổng quát này, bài khoá luận hướng đến giải quyết những mục tiêu
cụ thể sau đây:
o Một là, đánh giá một cách tổng quát các yếu tố chủ quan và khách quan có
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.
o Hai là, đo lường tác động của các nhân tố thuộc về cấu trúc thị trường ngành,

quy mô tổng tài sản, hành vi của NHTM Việt Nam và các tác động của môi
trường vĩ mô đến hiệu quả hoạt động kinh doanh theo mô hình SCP (Structure-
Conduct-Performance) của Gibert (1984) giai đoạn 2006-2014.
o Ba là, giải thích cơ chế ảnh hưởng của cấu trúc thị trường ngành và quy mô
tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM dựa trên thực tiễn hoạt
động trong giai đoạn 2006-2014.
o Bốn là, nhận xét xu hướng phát triển của cấu trúc thị trường ngành ngân hàng
và quy mô tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
o Năm là, từ việc đánh về hạn chế còn tồn tại (đối với thực tiễn hoạt động kinh
doanh của các NHTM Việt Nam và đối với việc xây dựng mô hình hồi quy),
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
và định hướng nghiên cứu mới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong khoá luận là mức độ ảnh hưởng của cấu trúc thị
trường ngành ngân hàng và quy mô tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam.

4

 Phạm vi nghiên cứu
o Phạm vi không gian: Dựa trên dữ liệu được thu thập từ 31 NHTM Việt Nam.
o Phạm vi thời gian:
Khoá luận được thực hiện với dữ liệu của giai đoạn 2006-2014. Giai đoạn 2006-
2014 được lựa chọn là giai đoạn nghiên cứu vì:
- Thứ nhất, giai đoạn 2006-2014 chứa đựng kết quả của lần tái cơ cấu thứ
hai của hệ thống các TCTD Việt Nam, chuyển đổi các NHTM cổ phần
nông thôn thành các NHTM cổ phần đô thị. Kết quả của lần cơ cấu này
làm cho quy mô tổng tài sản của các NHTM Việt Nam tăng lên nhanh
chóng. Đồng thời, giai đoạn 2006-2014 cũng thể hiện được các tác động

của lần tái cơ cấu thứ ba thông qua đề án 254 do NHNN ban hành. Tuy lần
tái cơ cấu thứ ba chưa kết thúc nhưng những tác động của nó đến quy mô
và cấu trúc của thị trường ngành ngân hàng Việt Nam đã thể hiện qua các
chỉ tiêu đánh giá về tổng tài sản và mức độ tập trung của thị trường.
- Thứ hai, năm 2006 là năm bản lề trong sự thay đổi triệt để của các NHTM
với Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính
phủ về việc tăng vốn điều lệ của các NHTM. Quy mô vốn điều lệ của các
NHTM tăng lên mức 3.000 tỷ đồng có tác động làm bùng nổ quy mô tổng
tài sản của các NHTM Việt Nam.
1.4. THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Thu thập dữ liệu
Do đặc thù của vấn đề nghiên cứu, dữ liệu được sử dụng trong khoá luận thu thập
từ nguồn thứ cấp. Dữ liệu hồi quy được thu thập từ các báo cáo tài chính riêng lẻ, báo
cáo thường niên của các NHTM, NHNN và các trang tin tài chính. Mẫu dữ liệu thu hồi
quy gồm các chỉ số tài chính của 31 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 9 năm
(2006-2014). Do hạn chế trong việc tiếp cận số liệu vì phụ thuộc vào thời gian công bố
các thông tin tài chính của các NHTM Việt Nam nên mẫu dữ liệu hồi quy thuộc dạng
bảng không cân bằng, bao gồm 173 mẫu quan sát.

5

 Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng.
o Phương pháp định tính
Phương pháp định tính được sử dụng để giải thích mối liên hệ giữa các nhân tố
tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM thông qua các mô hình lý
thuyết và các mối quan hệ nhân quả.
o Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng bao gồm thống kê mô tả và phân tích hồi quy đa biến.
Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc của thị trường ngành ngân hàng và quy mô tổng tài sản

của các NHTM cùng các biến số kiểm soát khác sẽ được mô tả chi tiết trong các bảng số
liệu và biểu đồ dưới sự hỗ trợ của phần mềm kinh tế lượng Eviews 8. Ước lượng các hệ
số hồi quy được thực hiện theo mô hình các tác động cố định (Fixed Effects Model-
FEM) và các tác động ngẫu nhiên (Radom Effects Model-REM). Mô hình hồi quy xây
dựng trên mô hình lý thuyết kinh tế SCP áp dụng cho ngành ngân hàng của Gibert (1984).
1.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
 Tổng quan các bài nghiên cứu trong nước
Hầu hết các bài nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các NHTM đều đề cập và lượng hoá ảnh hưởng của quy mô từng ngân
hàng nhưng chưa lượng hoá ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc thị trường ngành ngân hàng.
o Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và Hoàng Nguyễn Vân Trang (2009)
Dựa vào mô hình kinh tế lượng Berger và Patti (2004), Nguyễn Thị Cành và
Hoàng Nguyễn Vân Trang (2009) đo lường tác động của 5 nhân tố đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2003-2008, trong đó có nhân tố quy mô tổng
tài sản. Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam được đánh giá thông qua chỉ tiêu
tổng lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, quy mô tổng tài sản tác động âm đến
tổng lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến tác động bất lợi về hiệu
quả kinh tế được đánh giá là do sự yếu kém trong quản lý. Như vậy, các tác giả cho rằng

6

quy mô của các NHTM Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng tận dụng được lợi thế kinh tế
nhờ quy mô. Nếu hiệu quả quản lý của các NHTM Việt Nam được nâng cao thì quy mô
tổng tài sản tăng sẽ làm tăng tổng lợi nhuận.
o Bài nghiên cứu của Trương Quang Thông (2010)
Trương Quang Thông (2010) đo lường hiệu năng hoạt động của từng nhóm ngân
hàng Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1999-2009. Bài nghiên
cứu của Trương Quang Thông (2010) đề cập đến mô hình SCP dựa trên lý thuyết tổ chức
công nghiệp và chỉ số tập trung thị trường (Concentration ratio-CR) để đánh giá cấu trúc
thị trường ngân hàng. Tuy nhiên, Trương Quang Thông (2010) chưa lượng hoá mức độ

tác động của cấu trúc thị trường ngành ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM. Bên cạnh đó, kết quả của mô hình hồi quy không chỉ ra tác động của quy mô
tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở mức ý nghĩa cao.
 Tổng quan các bài nghiên cứu nước ngoài
Đối với các bài nghiên cứu có liên quan của nước ngoài, ảnh hưởng của cấu trúc
thị trường và quy mô tổng tài sản ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
được đánh giá khá phổ biến. Ảnh hưởng của các chỉ số này đến hiệu quả hoạt động của
các NHTM có sự khác nhau tại các quốc gia và tại các thời điểm nghiên cứu.
o Bài nghiên cứu của Bhatti và Hussain (2010)
Mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Bhatti và Hussain (2010) dựa trên số liệu
của 20 NHTM tại Pakistan trong giai đoạn 1996-2004 đưa ra kết luận rằng có mối tương
quan dương giữa cấu trúc thị trường ngành và quy mô của từng ngân hàng hiệu quả hoạt
động của các NHTM. Cấu trúc thị trường được đo lường bởi chỉ số tập trung thị trường
và quy mô được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng tài sản của từng ngân hàng.
o Bài nghiên cứu của Mensi (2010)
Khảo sát trên số liệu của 10 ngân hàng Tunisia trong giai đoạn 1990-2005, Mensi
(2010) chỉ ra mối tương quan âm giữa cấu trúc thị trường, đặc trưng bởi chỉ số tập trung
thị trường và chỉ số Herfindahl-Hirschman Index (HHI), với hiệu quả hoạt động của các

7

NHTM tại nước này. Bên cạnh đó, quy mô của ngân hàng được đo lường bởi số dư tiền
gửi có tác động âm đến hiệu quả hoạt động. Như vậy, theo nghiên cứu của Mensi (2010)
thì mức độ hoàn hảo cạnh tranh của thị trường ngành ngân hàng càng tăng và quy mô
của các NHTM giảm xuống sẽ là động lực để tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM.
Tuy nhiên, Mensi (2010) chưa giải thích lý do của sự tác động trái ngược của cấu trúc
thị trường và quy mô ngân hàng so với các giả thiết kinh tế.
o Bài nghiên cứu của Ayadi và Ellouze (2013)
Cũng nghiên cứu trên dữ liệu của các NHTM tại Tunisia nhưng trong giai đoạn
1990-2009, Ayadi và Ellouze (2013) chỉ ra sự tập trung của thị trường có tác động âm

đến hiệu quả hoạt động của các NHTM nước này. Kết quả này ngược lại với lý thuyết
SCP, tức là mức độ tập trung trên thị trường ngành ngân hàng lớn là một trở ngại cho
hoạt động của các NHTM. Sự tương quan âm này được giải thích bởi thực tế các ngân
hàng được hưởng lợi từ quy tắc “quá lớn để sụp đổ”. Hoạt động của các ngân hàng này
nhiều rủi ro, đòi hỏi được bảo hiểm và cứu trợ bởi các quy định của các cơ quan quản lý
nhà nước về kinh tế. Vì vậy, Ayadi và Ellouze (2013) cho rằng có mối quan hệ đồng
biến giữa mức độ tập trung thị trường ngành ngân hàng và hiệu quả hoạt động của các
NHTM không kiểm tra được tại thị trường Tunisia. Tuy nhiên, mô hình hồi quy của
Ayadi và Ellouze (2013) lại chỉ ra rằng quy mô tổng tài sản của có tác động dương đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng với mức ý nghĩa cao.
Tóm lại, các bài nghiên cứu đều chỉ ra được sự tồn tại của mối quan hệ ảnh hưởng
giữa cấu trúc thị trường và quy mô với hiệu quả hoạt động của các NHTM. Đối với các
bài nghiên cứu trong nước, ảnh hưởng cấu trúc thị trường chỉ dừng lại ở mức độ giới
thiệu mà chưa đi sâu phân tích tác động và lượng hoá mức độ tác động đó đến hiệu
quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Về tác động của quy mô đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM, các bài nghiên cứu tuy không thống nhất về chiều hướng tác động
nhưng khẳng định được khả năng tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Các bài
nghiên cứu nước ngoài sử dụng phổ biến mô hình SCP để đánh giá ảnh hưởng của cấu
trúc thị trường và quy mô đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, chưa có
sự thống nhất trong phân tích và đánh giá chiều hướng tác động của hai nhân tố trên. Hai

8

bài nghiên cứu sử dụng số liệu tại Tunisia nhưng có thời gian nghiên cứu khác nhau cho
kết quả khác nhau. Các bài nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau đều chỉ ra chiều hướng
tác động khác nhau.
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA KHOÁ LUẬN
Dựa trên ý tưởng của các bài nghiên cứu trước, khoá luận sử dụng mô hình SCP
để đánh giá mức độ tác động của cấu trúc thị trường và quy mô tổng tài sản của các
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014. So với các bài nghiên cứu khác, khoá luận

có những đóng góp mới:
o Vận dụng tương đối đầy đủ các nhân tố của mô hình lý thuyết kinh tế Cấu
trúc-Hành vi-Hiệu quả;
o Thực hiện phân tích và lượng hoá tác động của cấu trúc thị trường ngành ngân
hàng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam;
o Nghiên cứu trong giai đoạn mới 2006-2014.
1.7. KẾT CẤU KHOÁ LUẬN
Khoá luận được chia làm 5 chương:
o Chương 1: Giới thiệu
o Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của các NHTM, lý thuyết kinh
tế và giả thiết nghiên cứu
o Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
o Chương 4: Kết quả nghiên cứu
o Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Với mục tiêu tạo ra góc nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu được trình bày trong
khoá luận, chương 1 giới thiệu khái quát những nội dung sau:
o Lý do thực hiện đề tài nghiên cứu;
o Đề ra mục tiêu nghiên cứu;
o Giới thiệu đối tượng và phạm vi nghiên cứu;

9

o Trình bày sơ lược các nguồn, cách thức thu thập dữ liệu và phương pháp
nghiên cứu được sử dụng;
o Giới thiệu các bài nghiên cứu khác có cùng chủ đề;
o Nêu ra những đóng góp mới của đề tài khoá luận so với các nghiên cứu trước;
o Giới thiệu kết cấu tổng quát của khoá luận.




CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, LÝ THUYẾT KINH TẾ
VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

10

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Hiệu quả hoạt động của NHTM
2.1.1.1. Các nhận định về hiệu quả hoạt động của NHTM
Theo Viện từ điển học và bách khoa toàn thư Việt Nam:
“Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và
hướng tới, nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu
quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận”.
“Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói rộng
ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt
được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất
lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất-kinh doanh nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa
với chi phí tối thiểu”.
Hoạt động của NHTM thuộc về lĩnh vực tài chính-ngân hàng nên khái niệm hiệu
quả trong hoạt động của các NHTM chính là hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. Theo
Xiaogang, Skully và Brown (2005), hiệu quả hoạt động của các NHTM được định nghĩa
là mức độ mà một đơn vị đưa ra quyết định có khả năng làm tăng đầu ra nhưng không
làm tăng yếu tố đầu vào, hoặc giảm lượng đầu vào của nó mà không làm giảm kết quả
đầu ra.
Tuy nhiên, theo nhận định của tác giả, việc giữ nguyên một trong hai yếu tố, đầu
vào hoặc đầu ra, cố định thường ít gặp trong thực tế hoạt động kinh doanh của các NHTM
Việt Nam. Vì hoạt động sản xuất kinh doanh có hai loại chi phí là biến phí và định phí.
Biến phí luôn biến động cùng chiều đến sản lượng đầu ra. Vì vậy, hoạt động gia tăng

đầu ra sẽ tác động trực tiếp làm tăng biến phí nên yếu tố đầu ra không thể không thay
đổi. Ngược lại, giảm yếu tố đầu vào, trong đó có biến phí, tất yếu sẽ làm giảm đầu ra của
sản phẩm, dịch vụ. Do đó, trong thực tế, hiệu quả hoạt động của của NHTM có thể được
xem xét trên góc nhìn khác, đó là khả năng gia tăng yếu tố đầu ra với tốc độ cao hơn
sự gia tăng các yếu tố đầu vào.

11

Tóm lại, định nghĩa về hiệu quả hoạt động của NHTM đều thống nhất cách thức
đánh giá. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM chỉ dừng lại ở
mức độ lợi ích-chi phí kinh tế mà chưa xem xét đến khía cạnh xã hội mà hoạt động kinh
doanh của các NHTM tạo ra đối với nền kinh tế. Nói cách khác, hiệu quả hoạt động của
các NHTM được đánh giá dưới góc nhìn kinh tế. Vì vậy, với định nghĩa trên, hiệu quả
hoạt động của các NHTM có thể đánh giá bởi các chỉ tiêu tài chính.
2.1.1.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM
Hiệu quả hoạt động của NHTM được đo lường bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau. Các
chỉ tiêu được sử dụng chủ yếu là: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on Assets-
ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity-ROE), thu nhập lãi ròng,
chênh lệch lãi suất,…trong đó ROA và ROE là hai chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất.
 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on Assets-ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản
của NHTM nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Khi áp dụng đối với các NHTM,
ROA thường được tính theo công thức:
 


 
Theo công thức tính trên, ROA đo lường hiệu quả hoạt động không phụ thuộc và
cơ cấu vốn của các NHTM nên ROA không bị ảnh hưởng bởi hệ số đòn bẩy tài chính.
Bên cạnh đó, ROA phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề cụ thể. Vì

lý do trên, việc phân tích hiệu quả hoạt động của từng NHTM dựa trên chỉ tiêu ROA cần
có sự đối chiếu với ROA của toàn ngành.
 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity-ROE)
Khác với ROA, chỉ tiêu ROE xét đến ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hiệu
quả kinh doanh của NHTM và ROE được sử dụng đối với các NHTM cổ phần. Tỷ suất
sinh lời trên vốn chủ sở hữu thường được các nhà đầu tư sử dụng trong việc cân nhắc
lựa chọn đối tượng đầu tư phù hợp.

12

Chỉ số này được xác định bởi công thức:
 


 
Mặc dù còn nhiều hạn chế, ROE và ROA vẫn được sử dụng rộng rãi bởi cách tính
toán dễ dàng
1
. Hơn thế nữa, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sử hữu và tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản có thể sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt động của các NHTM không cùng
quy mô. Điều này không có được khi sử dụng các chỉ tiêu được đo lường bởi số tuyệt
đối như doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế,…
 Các chỉ tiêu đo lường khác
Ngoài hai chỉ tiêu phổ biến trên, hiệu quả hoạt động của các NHTM còn được đo
lường bởi các chỉ số đặc trưng của ngành như: thu nhập lãi ròng, tỷ lệ lãi ròng và chênh
lệch lãi suất,…
    
 

 

 
 

 




Ba chỉ số tài chính trên mang tính chất đặc thù của NHTM bởi vì các chỉ tiêu này
đều đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM dựa trên yếu tố lãi suất. Hay
nói cách khác, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM chỉ được xem xét trên hoạt
động tín dụng mà chưa xét đến các hoạt động đầu tư và hoạt động dịch vụ phi tín dụng
khác. Do đó, các chỉ tiêu này nên được sử dụng để đánh giá riêng hiệu quả hoạt động tín
dụng thay vì đánh giá chung hiệu quả hoạt động của NHTM. Đặc biệt trong xu thế hiện


1
Theo Nguyễn Thế Hùng (2012), có bốn hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE và ROA làm tiêu chí đánh giá kết quả
hoạt động của các doanh nghiệp. Các hạn chế đó bao gồm:
1. ROA và ROE không chứa đựng rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối mặt;
2. Số liệu được sử dụng để tính toán nên các chỉ tiêu trên là số liệu quá khứ nên ROA và ROE không thể
hiện được các dự báo về lợi ích trong tương lai;
3. Hai chỉ số trên không thể hiện được giá trị thị trường mà chỉ thể hiện thông qua giá trị sổ sách;
4. Các chỉ số trên có thể bị thay đổi sai lệch một cách chủ quan theo ý chí của nhà quản lý trong ngắn hạn
mà không quan tâm đến các lợi ích lâu dài trong tương lai.

13

nay, khi các NHTM đang nổ lực phát triển dịch vụ phi tín dụng dựa trên nền tảng công
nghệ hiện đại (Kim Chi, 2013) đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM trên kết quả

hoạt động tín dụng chưa đạt được sự toàn diện.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động của các NHTM được đánh giá trên nhiều phương
diện khác nhau. Không có một chỉ tiêu nào có thể được sử dụng riêng lẻ để đánh giá một
cách toàn diện hiệu quả hoạt động của các NHTM. Muốn đánh giá một cách toàn diện,
không nên sử dụng một chỉ tiêu riêng lẻ mà cần sử dụng phối hợp nhiều chỉ tiêu.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
2.1.2.1. Nhân tố chủ quan
 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính được đề cập đến trong khoá luận được thể hiện dưới nguồn
vốn dùng cho hoạt động kinh doanh, quy mô và chất lượng các tài sản của NHTM.
Hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam đều chịu chi phối bởi các tỷ lệ
an toàn vốn do NHNN ban hành theo từng thời kỳ. Các tỷ lệ an toàn áp dụng trong quá
trình hoạt động kinh doanh của các NHTM đều dựa trên tỷ lệ với nguồn vốn tự có. Do
đó, dù có lợi thế cao hơn các đối thủ khác về chiến lược kinh doanh hay năng lực quản
lý nhưng với một nguồn vốn kinh doanh hạn chế, các NHTM không thể vượt qua các
giới hạn trên để tận dụng tối đa thế mạnh của mình nhằm thu được kết quả cao.
Tài sản của NHTM là những khoản trực tiếp đem lại doanh thu và tạo ra lợi nhuận
cho các NHTM. Tuy nhiên, ảnh hưởng của quy mô tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động
của các NHTM còn phụ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng tài sản, khả năng quản lý và
kiểm soát chi phí, Ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả hoạt động của các NHTM được
xác định bởi lý thuyết về lợi ích kinh tế và bất lợi kinh tế nhờ quy mô.
 Hành vi của các NHTM
Trong môi trường kinh doanh, các NHTM buộc phải tạo ra sự khác biệt để cạnh
tranh với các đối thủ khác cùng ngành nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Mỗi
NHTM sẽ xây dựng cho hệ thống của mình một chiến lược phù hợp với mục tiêu của

×