Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sản phẩm và dịch vụ tại thư viện trường đại học Trần Quốc Tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.44 KB, 7 trang )

Sản phẩm và dịch vụ tại thư viện trường đại học
Trần Quốc Tuấn


Trần Thị Thanh


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 60 32 02 03
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Quý
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Thông tin thư viện; Hoạt động thư viện; Dịch vụ thư viện

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay, chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát
triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học & công nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ
thông tin (CNTT). KH & CN đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tác động sâu sắc
đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà trình độ
phát triển và nền văn minh vượt trội hơn rất nhiều so với toàn bộ các giai đoạn trước đây, đó là
kỷ nguyên thông tin. Trong kỷ nguyên này, khoa học & công nghệ được đặt lên hàng đầu đáp
ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức. Trong đó, công nghệ thông tin ngày càng phát triển với sản
phẩm hàng hoá phong phú có hàm lượng trí tuệ cao, chất lượng tốt thoả mãn nhu cầu con người.
Thông tin đã trở thành tài sản, sức mạnh của mỗi quốc gia và được sử dụng như một nguồn lực
để phát triển kinh tế, đồng thời là yếu tố quyết định sự tiến bộ trong xã hội.
Trong Nghị quyết 48/CP ban hành năm 1993, chính phủ Việt Nam đã chỉ rõ: Phổ cập văn
hoá thông tin trong xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc chuẩn bị hướng tới một xã hội
thông tin. Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) đã khẳng định:
“hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ là một trong những


giải pháp chủ yếu tổ chức thực hiện chiến lược phát triển khoa học công nghệ trong thời kỳ công
nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Đây là cơ hội và là thách thức lớn đối với hoạt động thông
tin của Việt Nam”.
Ngày nay, các thành tựu của khoa học công nghệ thông tin đã và đang thâm nhập, ảnh
hưởng ngày càng sâu sắc tới mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Mọi sự sáng tạo, đột phá và
vươn lên của thế giới hiện đại đều bắt nguồn từ thông tin và trên cơ sở của thông tin. Cùng với
sự phát triển của xã hội, nhu cầu tin của con người ngày càng được gia tăng. Thông tin giúp con
người có định hướng đúng, làm chủ được cuộc sống và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn
của mình. Hoạt động thông tin đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sự
phát triển kinh tế, xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng
của hoạt động thông tin, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ
IX đã chỉ rõ: “cần phải đẩy mạnh công tác thông tin phục vụ nghiên cứu”, “trình độ làm chủ
thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển”; Trong xu thế đó, các cơ quan thông
tin thư viện không chỉ là nơi tàng trữ, bảo quản tài liệu, mà còn là nơi đáp ứng và thỏa mãn
nhanh chóng, đầy đủ, chính xác nhu cầu thông tin không phân biệt ranh giới không gian, thời
gian bằng các phương tiện hiện đại nhất.
Trong giai đoạn hiện nay,với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo nói
chung và giáo dục đại học nói riêng, các trường đại học trên cả nước đều đã và đang xây dựng
chiến lược cho trường mình nhằm đổi mới căn bản và toàn diện để hướng tới việc nâng cao chất
lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) trong đó có Trường Đại học Trần Quốc Tuấn -
trường đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 15/4/1945.
Một trong những giải pháp nhằm đổi mới căn bản và toàn diện nhiệm vụ đào tạo và NCKH
là nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin thư viện cho cán bộ, giảng viên, học viên sau đại học và
sinh viên của nhà trường. Hơn nữa, trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học
này, hoạt động thông tin thư viện còn đã và đang chịu tác động tích cực từ sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ thông tin và truyền thông. Vì vậy, mọi hoạt động thông tin thư viện nói chung và
của các trường đại học nói riêng đang thay đổi về chất, nhất là các sản phẩm và dịch vụ thông tin
thư viện đa dạng hơn, sử dụng hiệu quả hơn trong việc tra tìm tài liệu.
Thư viện là một đơn vị trực thuộc Trường Đại học Trần Quốc Tuấn có chức năng thu thập,
lưu trữ, khai thác và phục vụ thông tin. Hoạt động thông tin lý luận chính trị, quân sự đóng vai

trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần đáng kể nâng
cao chất lượng đào tạo cán bộ cho Quân đội, nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm chiến
đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác của Bộ Quốc phòng giao cho.
Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại trường Đại học Trần Quốc Tuấn đóng vai trò
quyết định trong hoạt động thông tin chính trị xã hội, là công cụ, phương tiện và là cầu nối giữa
người dùng tin với nguồn lực thông tin, giúp họ truy nhập, khai thác các nguồn tin một cách có
hiệu quả. Bên cạnh đó, sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện còn giúp cho việc trao đổi và
chia sẻ nguồn lực thông tin giữa Trường Đại học Trần Quốc Tuấn với các cơ quan thông tin khác
một cách dễ dàng, phản ánh vai trò và năng lực của trường đối với quá trình phát triển của đất
nước. Vì vậy, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện được coi là thước đo hiệu
quả hoạt động thông tin, là yếu tố cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của trường Đại học Trần Quốc
Tuấn.
Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện là kết quả cuối cùng của toàn bộ hoạt động thông
tin – thư viện, được xây dựng trên cơ sở nhu cầu tin của người dùng tin trong Trường. Ngày nay,
để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp đào tạo theo tín chỉ của nhà trường, nhu cầu về thông
tin của người dùng tin tại trường Đại học Trần Quốc Tuấn rất phát triển và ngày càng đa dạng,
phong phú, không ngừng thay đổi, đòi hỏi sản phẩm và dịch vụ thông tin của trường Đại học
Trần Quốc Tuấn cần phải được hoàn thiện, phát triển để đáp ứng kịp thời cho những nhu cầu đó.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của việc giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt động
thông tin – thư viện của Trường Đại học Trần Quốc Tuấn chưa tương xứng với vị trí, vai trò,
nhiệm vụ đào tạo mà Đảng và nhà nước giao cho, cũng như việc nghiên cứu khoa học. Điều đó
thể hiện qua hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin của Trường Đại học Trần Quốc Tuấn hiện
nay còn mang nặng tính truyền thống, không chỉ nghèo về loại hình, mà chất lượng còn chưa
cao. Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin ở Trường Đại học Trần Quốc Tuấn còn
rất nhiều hạn chế.
Để thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 30/07/2005 của Bộ Chính trị về công tác
thông tin: “Trong những năm tới, ưu tiên đầu tư kế hoạch, chú trọng đầu tư về công nghệ thông
tin” đáp ứng cho nhu cầu giao lưu, hội nhập, hợp tác trong hoạt động thông tin – thư viện, một
trong những nhiệm vụ cấp bách của Trường Đại học Trần Quốc Tuấn hiện nay là phải đổi mới,

nâng cao chất lượng hoạt động thông tin thư viện. Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin trên cơ sở có tính tới đặc điểm người dùng tin đang là một vấn đề cần phải được nghiên
cứu.
Với mong muốn tìm kiếm những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ
thông tin – thư viện (SP&DVTT-TV) nhằm đáp ứng kịp thời, có chất lượng nhu cầu tin của
người dùng tin tại Thư viện Đại học Trần Quốc Tuấn trong giai đoạn hiện nay, tôi lựa chọn đề
tài: “Sản phẩm và dịch vụ tại Thư viện Trường Đại học Trần Quốc Tuấn” làm đề tài cho
luận văn thạc sĩ khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu theo hướng của đề tài
Vấn đề SP &DV TT-TV đã và đang được đề cập đến trong nhiều tài liệu liên quan đến
ngành thông tin thư viện như giáo trình Thông tin hoc của tác giả Đoàn Phan Tân, giáo trình “
SP&DVTT-TV của tác giả Trần Mạnh Tuấn. Các tài liệu này đã cung cấp một cách cơ bản các
vấn đề lý luận về các loại hình SP&DVTT-TV. Tuy nhiên, trong các tài liệu này tác giả chưa đi
sâu phân tích về các loại hình SP&DV thông tin phù hợp với từng loại hình các thư viện cụ thể.
Các công trình về SP&DV TT-TV cũng được đề cập đến trong các tạp chí chuyên ngành,
liên ngành như các bài viết sau: “ Về hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin” của tác giả Trần
Mạnh Tuấn, tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội số 4, 2003 ; “ Đánh giá các dịch vụ thông tin và
thư viện” của tác giả Vũ Văn Sơn, tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội số (5), 2003; “Một số vấn
đề về sự phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin của tác giả Trần Mạnh Tuấn, tạp chí Thông
tin – Tư liệu số 4, 2003; “Sản phẩm và dịch vụ thông tin – Thực trạng và các vấn đề” của tác giả
Trần Mạnh Trí, Thông tin Khoa học xã hội, 2003; “ Quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ
thông tin thư viện trong thư viện trường Đại học” của tác giả Bạch Thị Thu Nhi, Tạp chí Thông
tin và tư liệu số 4, 2010; “Dịch vụ thông tin tại các Trung tâm học liệu: Hiện trạng và xu hướng
phát triển” của tác giả Trần Mạnh Tuấn; “Đẩy mạnh hợp tác giữa các thư viện đại học ở Việt
Nam – Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện” của đồng tác giả Đức Lương, Khánh
Linh, Tạp chí thư viện số 5, 2011; “ Định giá dịch vụ thông tin thư viện” của tác giả Ngô Thanh
Thảo, Tạp chí Thư viện số 1 (27), 2011 . Các bài viết đã mô tả khái lược một số sản phẩm, dịch
vụ thông tin tiêu biểu và phổ biến hiện nay, từ đó giúp cho việc liệt kê, nhận dạng các nhóm sản
phẩm, dịch vụ, sơ bộ xác định mối quan hệ giữa cơ sở phân nhóm sản phẩm và dịch vụ theo
những mục đích, khía cạnh khác nhau. Đồng thời đề cập đến những đánh giá cũng như phân tích

các quan điểm tiếp cận về tính hiệu quả của các dịch vụ thông tin thư viện.
Trong xu thế phát triển như ngày nay, vấn đề này ngày càng thu hút được sự quan tâm
của những người làm công tác quản lý, các nhà khoa học đặc biệt là những người có trách nhiệm
trong lĩnh vực thông tin thư viện. Đặc biệt là trong hoạt động của các thư viện trường học. Trong
thời gian gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này, thể hiện trong một số bài
báo khoa học như: “Nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ thông tin thư viện tại trung tâm
Thông tin thư viện tại trường Đại học Vinh”của tác giả Vũ Duy Hiệp; “ Các giải pháp xây dựng
và phát triển sản phẩm thông tin – thư viện phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại thư viện điện
tử Trường cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế” của tác giả Hứa Văn Thành, Bản tin thư viện –
công nghệ thông tin, 2012;
Ngoài ra vấn đề này còn được thể hiện qua một số luận văn thạc sĩ thư viện như: Luận
văn của Trịnh Giáng Hương “Nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện tại Trung
tâm Thông tin- Thư viện và nghiên cứu khoa học của Văn phòng Quốc hội” bảo vệ năm 2005;
Luận văn của Phạm Thị Yên “Nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin-
thư viện của Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” bảo vệ năm 2005; Luận
văn của Lương Thu Thủy“ Tăng cường hoạt động thông tin thư viện ở trường cao đẳng Tài
chính- Quản trị Kinh doanh trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay” bảo vệ năm 2006. Luận
văn của Phùng Thị Bình “Nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ thông tin tại các thư
viện thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam” bảo vệ năm 2007. Luận văn của tác giả Phạm Thị
Hồng Thái “Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin tư viện của Thư viện Đại học
Thủy lợi” bảo vệ năm 2007. Luận văn của Nguyễn Thị Hương Giang “Hoàn thiện hệ thống sản
phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Học viện Chính trị khu vực I” bảo vệ năm 2007. Trần Thị
Ngọc Diệp “Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại học viện Công
nghệ bưu chính - Viễn thông” bảo vệ năm 2011. Luận văn của Đặng Thị Thu Hiền “Nâng cao
chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của trường Đại học Hà Nội”
bảo vệ năm 2011. Luận văn của Thạch Lương Giang “ Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin
– thư viện tại Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội” bảo vệ năm 2012.
Tuy nhiên, các đề tài trên mới chỉ đề cập tới các sản phẩm và dịch vụ thông tin mang tính đặc
thù của một số địa bàn cụ thể như học viện Chính trị Khu vực I, Học viện Công nghệ bưu chính
Viễn thông, Đại học Hà Nội….vv. Và cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách

có hệ thống và toàn diện về cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn về việc phát triển và nâng cao
chất lượng SP&DV TT-TV ở Trường Đại học Trần Quốc Tuấn. Do vậy, đề tài tôi đã lựa chọn
cho luận văn của mình là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với đề tài nào trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để phát triển và nâng cao chất lượng SP&DVTT-TV tại
Trường Đại học Trần Quốc Tuấn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
của Nhà trường.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển và nâng cao chất lượng SP&DVTT-
TV của Trường Đại học Trần Quốc Tuấn.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng SP&DVTT-TV của Trường đại học Trần Quốc Tuấn hiện
nay.
- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc tạo dựng các sản phẩm và tổ chức các dịch vụ
thông tin-thư viện của Trường Đại học Trần Quốc Tuấn
- Đánh giá chất lượng các các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện của
Trường
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình
SP&DVTT-TV tại Thư viện Trường Đại học Trần Quốc Tuấn.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết đưa ra là: Các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trường Đại học Trần
Quốc Tuấn còn chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng tốt nhu cầu tin của người dùng tin trong thư
viện. Hiệu quả trong hoạt động của thư viện Trường chưa cao, các sản phẩm & dịch vụ thông tin,
thư viện còn mang nặng tính truyền thống. Nếu có những giải pháp mạnh, phù hợp nhất định sản
phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện của Trường Đại học Trần Quốc Tuấn nhất định sẽ được thay
đổi về chất. Hiệu quả hoạt động của Thư viện Trường thông qua các sản phẩm & dịch vụ thông
tin thư viện nhất định sẽ được cải thiện đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng
tin là thày, trò của Trường Đại học Trần Quốc Tuấn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu.

Các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trường Đại học Trần Quốc Tuấn.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện được đặt trong phạm vi
của Thư viện Trường Đại học Trần Quốc Tuấn trong giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1.Phương pháp luận chung:
Luận văn tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mac-Lênin. Các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, Hồ Chí Minh về văn hóa và thông tin; Về sách báo và hoạt động thông tin-thư viện.
6.2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Luận văn được sử dụng Phương pháp nghiên cứu thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia là những người đang công tác
tại Thư viện Trường.
- Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi đối với những người sử dụng thư viện là
cán bộ, giảng viên, học viên sau đại học và sinh viên của Trường
- Phương pháp nghiên cứu phân tích khái niệm, thuật ngữ.
- Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về SP&DVTT-TV nói
chung và cho các trường đại học nói riêng
7.2. Ý nghĩa ứng dụng của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học và thực tiễn để Ban giám hiệu nhà Trường
nói chung và Thư viện Trường nói riêng cải tiến, đầu tư, điều chỉnh thực trạng tạo dựng sản
phẩm và tổ chức các dịch vụ thông tin-thư viện hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông
tin/tài liệu cho cán bộ giảng viên và học viên của nhà Trường đạt hiệu quả cao nhất góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
- Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các học viên, sinh viên ở các cơ
sở đào tạo, cũng như các thư viện đại học khác.
8. Dự kiến kết quả của luận văn.

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện nói chung và
trong các trường đại học nói riêng
- Lãm rõ được thực trạng, chất lượng các loại hình sản phẩm và dịch dụ cũng như các yếu tố
tác động đến chất lượng và hiệu quả phục vụ của các loại hình sản phẩm và dịch vụ này. Đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của sản SP&DVTT-TV tại Trường đại
học Trần Quốc Tuấn.
- Đưa ra một số SP&DVTT-TVmới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trong
thời gian tới.
9. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh lục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn gồm
3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại
Trường Đại học Trần Quốc Tuấn.
Chương 2: Thực trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện tại Trường Đại học
Trần Quốc Tuấn.
Chương 3: Các giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông
tin-thư viện tại Trường Đại học Trần Quốc Tuấn.


References
A. Tiếng việt
1. Phùng Thị Bình (2007), “Nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ thông tin tại các
thư viện thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Hà
Nội.
2. Bộ Văn hóa – Thông tin (2002), Về công tác thư viện, Vụ thư viện, Hà Nội.
3. Trần Thị Ngọc Diệp (2011), “Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
tại học viện Công nghệ bưu chính - Viễn thông”, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Hà
Nội.
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đặng Thị Hương Giang (2011), “Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư
viện tại học viện Chính trị Khu vực 1”, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Hà Nội
6. Thạch Lương Giang (2012), “ phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại
Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hạnh (2008), “Dịch vụ của các thư viện chuyên ngành trên địa bàn Hà Nội,
hiện trạng và vấn đề”, Tạp chí Thông tin – Tư liệụ, số 2, tr 7 -8.
8. Đặng Thị Thu Hiền (2011), “Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ
thông tin thư viện của trường Đại học Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ khoa học Thư viện, Hà
Nội.
9. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lý luận tới thực tiễn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
10. Nguyễn Hữu Hùng (2007), “Một số vấn đề về chính sách phát triển các sản phẩm và dịch vụ
thông tin ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, số 2, tr. 1-5.
11. Thanh Lê (2003), Từ điển Xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Đức Lương, Khánh Linh (2011), “Đẩy mạnh hợp tác giữa các thư viện đại học ở Việt Nam
– Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện”, Tạp chí thư viện, số 5, tr. 13- 15.
13. Bạch Thị Thu Nhi (2010), “ Quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
trong thư viện trường Đại học”, Tạp chí Thông tin và tư liệu, số 4, tr. 1-7.
14. Pháp lệnh thư viện (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Trần Thị Quý, Nguyễn Thị Đào (2007), Xử lý thông tin trong hoạt động TT - TV, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Vũ Văn Sơn (1997), “Đánh giá các dịch vụ thông tin thư viện”, Tạp chí Thông tin tư liệu,
số 4, tr.26-27.
17. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
18. Phạm Thị Hồng Thái (2007), “ Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin tư
viện của Thư viện Đại học Thủy lợi”, Luận văn thạc sĩ, khoa học Thư viện, Hà Nội.
19. Hứa Văn Thành (2012), “Các giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm thông tin – thư
viện phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại thư viện điện tử Trường cao đẳng sư phạm
Thừa Thiên Huế”, Bản tin thư viện – côngnghệ thông tin, số 5, tr 63-72.

20. Ngô Thanh Thảo (2011), “Định giá dịch vụ thông tin thư viện”, Tạp chí Thư viện, số 1, tr.
34-36.
21. Trần Mạnh Trí (2003), “Sản phẩm và dịch vụ thông tin – Thực trạng và các vấn đề”, Thông
tin Khoa học xã hội, số 4, tr.19-26 .
22. Trần Mạnh Tuấn ( 2010), “ Hiện Trạng và một số tính chất phát triển của dịch vụ tại các thư
viện”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2, tr 15-19.
23. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin – Thư viện, Trung tâm Thông tin
tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
24. Trần Mạnh Tuấn (2003), “Về hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin”, Tạp chí Thông tin
Khoa học xã hội , số 4, tr. 11-14.
25. Trần Mạnh Tuấn (2003), “Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề: nội dung và một số kiến
nghị”, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, số 4, tr.9-13.
26. Trần Mạnh Tuấn (2003), “Một số vấn đề về sự phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông
tin”, Tạp chí Thông tin – Tư liệu, số 4, tr.15-21.
27. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), tập 1, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
28. Lê Văn Viết (2002), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
29. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
B. Tiếng nước ngoài
30. Abels, E. G, Kantor, P. B & Saracevic, T. (1996). Studying the value and cost of library and
information services: Applying functional cost analysis to the library in transition, Journal
of the American Society serves as a framework that is necessary to derive the for
Information Science, 47, pages 217–227.
31. Beverly, K. Kahn, Diane M. Strong (2002), Information quality benchmarks: product and
service performance, Magazine, Volume 45 Issue 4, Pages 184-192.
32. DerMarderosian, A., Beutler, J. A., (2002), The review of natural products: the most
complete source of natural product information.
33. Electronic Reference Services : Library Technology Reports, May/Jun2002, Vol. 38 Issue
3, pp.53-55.
34. Future of live online Reference Servicre: Library Technology Reports, Jul/Aug 2002, Vol.
38 Issue 4, pp.71-72.





×