Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SỬ DỤNG VĂN THƠ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐỂ NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH (QUA THƠ VĂN HỒ CHÍ MINH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.06 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
  
Mã số: ……………….
SỬ DỤNG VĂN THƠ TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐỂ NÂNG CAO
HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
(QUA THƠ VĂN HỒ CHÍ MINH)
Người thực hiện: Lê Thị Thu Hằng
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục: 
Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử 
Phương pháp giáo dục: 
Lĩnh vực khác: …………………………… 
Có đính kèm:
Mô hình  Đĩa CD  Phim ảnh  Hiện vật khác 
NĂM HỌC 2014-2015
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Thị Thu Hằng
2. Ngày tháng năm sinh: 20 – 06 – 1982
3. Nữ
4. Địa chỉ: 381 quốc lộ 1, phường Trung Dũng, Biên Hòa – Đồng Nai
5. Điện thoại: 061 3897564
6. Fax/Email:
7. Chức vụ: giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: chủ nhiệm lớp 11A9, dạy học các lớp 11A 8, 11A9,
11A10, 10A1, 10A2, 10A3, 10A4, dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 10 và 12
9. Đơn vị công tác: trường THPT Ngô Quyền
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Thạc sĩ


- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử Việt Nam
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 11 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Vận dụng phương pháp Grap trong dạy học Lịch sử để phát triển tư duy cho
học sinh.
2. Rèn kỹ năng đọc sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh trung học phổ thông
SỬ DỤNG VĂN THƠ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
ĐỂ NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
(QUA THƠ VĂN HỒ CHÍ MINH)
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật như hiện nay, quá
trình dạy học đã có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thời đại. Dạy học
không còn là quá trình mà người thầy giữ vai trò trung tâm của hoạt động dạy học,
là người truyền thụ tri thức cho học sinh; còn học sinh thì tiếp thu những tri thức
đó một cách máy móc, thụ động.
Ở trường phổ thông, cũng như các môn học khác, môn Lịch sử có nhiệm vụ
và góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo chung. Vì vậy đổi mới phương
pháp dạy học lịch sử là một vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đặc
biệt là những người làm công tác dạy học ở các cấp. Đổi mới phải chú ý phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thực hiện nguyên tắc liên
môn, tích hợp kiến thức với các môn học gần gũi làm cho kiến thức được phong
phú, vững chắc, tiết kiệm thời gian, tác động vào tình cảm của học sinh. Trên cơ sở
định hướng đó, việc sử dụng tư liệu văn học trong dạy học là vấn đề đáng được chú
ý, đầu tư nghiên cứu.
Lịch sử Việt Nam thời cận – hiện đại gắn liền với nhiều biến cố lịch sử,
nhiều chiến thắng lớn in đậm tính dân tộc đã được đi vào trong văn thơ của các nhà

văn, nhà thơ tiêu biểu như: Nguyễn Đình Chiểu, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Hồ Chí
Minh, Do giới hạn về điều kiện thực hiện, trong khuôn khổ của đề tài này, tôi xin
giới thiệu một số tư liệu văn học trong thơ văn Hồ Chí Minh giai đoạn từ 1919-
1930 nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập môn Lịch sử, đồng thời bổ
sung thêm vốn kiến thức, niềm đam mê đối với bộ môn Văn học cho các em. Vì
vậy tôi chọn đề tài:
“Sử dụng văn thơ trong dạy học Lịch sử Việt Nam để nâng cao hứng
thú cho học sinh” (qua thơ văn Hồ Chí Minh)”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong dạy học Lịch sử việc tập cho học sinh sớm và thường xuyên tiếp cận
với các loại tư liệu lịch sử là rất quan trọng, đã và đang được giáo viên thực hiện ở
trường phổ thông. Nhà giáo Phan Thế Kim trong bài viết “Dạy học theo hướng rèn
luyện cho học sinh tiếp cận Lịch sử qua tư liệu” đã khẳng định đây là việc làm
“phù hợp với đặc điểm bộ môn, phù hợp với con đường nhận thức có tính biện
chứng. Nó cũng phù hợp với tinh thần giáo dục mới, ” [tài liệu số 6, trang 84]
Trên thế giới, việc nghiên cứu, thử nghiệm và thực hiện môn học tích hợp
được bắt đầu từ rất lâu và kéo dài đến bây giờ. Ở nước ta, tinh thần đổi mới giáo
dục hiện nay cũng đang được thực hiện theo nguyên này. Cụ thể ở lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn là các môn Tiếng Việt, Văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công
dân. Thực hiện tích hợp kiến thức của nhiều môn học trong dạy học Lịch sử người
giáo viên vẫn cần phải đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, nội dung, đặc trưng của bộ
môn.
Ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là danh nhân
văn hóa thế giới, thật khó mà phân biệt trong thơ Hồ Chí Minh đâu là tác phẩm văn
học hay sử học thuần túy, đâu là tác phẩm chỉ mang tính chất lịch sử. GS. TS Phan
Ngọc Liên đã tổng kết về mặt giá trị sử học trong tác phẩm của Hồ Chí Minh có
những loại sau “Thứ nhất, những bài viết, báo cáo, luận văn chính trị liên quan đến
việc xây dựng, phổ biến, thực hiện nhiệm vụ cách mạng, đường lối, chính sách của
Đảng Thứ hai, những bài viết phản ánh cụ thể, kịp thời những sự kiện quan
trọng vừa xảy ra Thứ ba, một số tác phẩm văn học có giá trị lịch sử Thứ tư,

những tác phẩm sử học hoặc những phần lịch sử trong một tác phẩm như Bản
án chế độ thực dân Pháp ” [tài liệu số 6, trang 380].
Việc sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử có thể được tiến
hành một cách linh hoạt tùy theo hoàn ảnh cụ thể, khi thì dùng để cung cấp thông
tin bài học trình bày kiến thức mới, khi thì được dùng làm cơ sở để tìm hiểu bản
chất của một sự kiện lịch sử, một nhân vật, hoặc có thể dùng trong bài ôn tập, kểm
tra, trong hoạt động ngoại khóa. Dù thế nào các hình thức và biện pháp sư phạm
đều phải tiến hành theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Tư liệu lịch sử trong văn thơ Hồ Chí Minh ít nhiều đã được một số giáo viên
ở các trường phổ thông sử dụng nhưng chưa khai thác đúng mức, còn mang nặng
tính minh họa. Đồng thời số lượng và chất lượng những tư liệu đó còn hạn chế,
chưa phong phú. Trong khi đó, việc dạy học tích hợp, dạy học theo chuyên đề yêu
cầu cao hơn, đòi hỏi người giáo viên phải bổ sung phong phú kho tư liệu, làm cơ
sở cho bài học. Vì vậy giải pháp “Sử dụng văn thơ trong dạy học Lịch sử Việt
Nam để nâng cao hứng thú cho học sinh” (qua thơ văn Hồ Chí Minh)” nhằm
cải tiến, cung cấp thêm những tư liệu đó cho giáo viên, đồng thời đã được tác giả
áp dụng có hiệu quả tại nơi công tác. Tuy nhiên do thời gian bị hạn chế nên trong
khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm năm nay, tôi xin trình bày những tư liệu đã
được chọn lọc có giá trị áp dụng khi giảng dạy lịch sử Việt Nam trong thời gian từ
1919 – 1930.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
III.1 Tài liệu sưu tầm
III.1.1. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp
- “ Khi Pháp đánh chiếm thuộc địa này, chiến tranh đã làm cho nông dân
phải rời bỏ làng mạc của họ. Sau đó, khi họ trở về thì đã thấy ruộng đất của họ bị
bọn chủ đồn điền, theo sau quân đội chiến thắng chiếm mất. Như vậy là nông
dân An Nam đã biến thành nông nô và buộc phải cày cấy ruộng đất của chính mình
cho bọn chủ và nước ngoài ” [Nguồn “Phát biểu tại phiên họp thứ 25 Đại hội lần
thứ V Quốc tế Cộng Sản”, tài liệu số 4, trang 46]
- “Làm đồi trụy tất cả nòi giống An Nam bằng rượu và thuốc phiện chưa đủ.

Mỗi năm bắt đi hàng 4 vạn người “tình nguyện đầu quân” để đem sự vinh quang
cho chủ nghĩa quân phiệt vẫn chưa đủ Biến một dân tộc 20 triệu người thành một
cái kho thuế lớn, cũng vẫn chưa đủ. Người ta còn sắp tặng thêm cho chúng tôi chế
độ nô lệ nữa cơ đấy.”
[Nguồn “Đông Dương và Thái Bình Dương” tài liệu số 4, trang 52]
- “Thật là nhục nhã thậm tệ, thật là chán ngán ghê gớm, thật là cay đắng ê
chề xiết bao cho các vị, nếu từ những tầng mây, tổ tiên mi phải trông thấy dân tộc
mà các vị giành được tự do nay chịu phận nô lệ, đất nước đã được các vị giải thoát
nay lâm vào cảnh nô dịch, kẻ kế tục ngai vàng của các vị nay sống trong ươn
hèn…
… Mặc dầu lễ nghi không cho phép các vị nguyên thủ nước ta rời khỏi cung
cấm, thế nhưng chúng ta vẫn phải đau buồn nhận thấy rằng vẫn có những bậc quân
trưởng phải lưu vong.”
….Giờ thì mi lại sắp làm tệ hại hơn nữa. Mi sắp ca ngợi công đức của những
đứa bóc lột và hiếp đáp dân mi. Mi sắp phô trương sự thịnh vượng của đất nước
mi, cái thịnh vượng được sắp đặt đâu ra đấy trong trí tưởng tượng quá giàu của bọn
bóc lột. Mi sắp tâng bốc công ơn vô ngần và tưởng tượng của nền văn minh đã
thâm nhập sơn hà xã tắc của mi bằng mũi nhọn của lưỡi lê và bằng họng súng ca-
nông.”
[Nguồn “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”, tài liệu số 7, trang 25,
26]
- “Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen “bẩn thỉu”, những tên
Annamit “bẩn thỉu”, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan
cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc “chiến tranh vui tươi” vừa bùng nổ thì lập tức họ
biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ
mẫu “nhân hậu”, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa.
Đùng một cái, (họ những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là
“chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”. Nhưng họ đã phải trả bằng một giá khá đắt cái
vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lý và tự do mà chính họ không được
hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn

cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh “kỳ
diệu: của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để
bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. …. Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ
bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng
bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915-1916 tới nay, lại
còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa.
Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để người ta tiến hành những
cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Những người bị bắt đều
bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ
không chuyên nghiệp,….
Có rất nhiều thủ đoạn bắt lính.
Thủ đoạn sau đây đã tỏ ra nhanh và tiện nhất: lấy dây chăng ngang hai đầu con
đường chính trong lòng lại. thế là tất cả những người da đen ở vào giữa đều coi
như chính thức phải tòng quân.”
[“Bản án chế độ thực dân Pháp (trích chương I và II)”, tài liệu số 7, trang 69, 70,
80]
III.1.2. Phong trào yêu nước Việt Nam
- “Tháng 11 năm 1922, 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn (Nam Kỳ) vì bị bớt lương
nên đã quyết định bãi công.
Cuộc phản công của bọn chủ liền diễn ra ở khắp nơi, và khắp nơi giai cấp
công nhân cũng bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình.”
[“Bản án chế độ thực dân Pháp, tập 2”, Tài liệu số 4, trang 71]
-“Nhà chí sĩ Phan Châu Trinh vừa qua đời, một người thuộc phái quốc gia
vừa qua đời. Ba mươi nghìn người An Nam ở khắp xứ Nam Kỳ đã làm lễ an tang
theo quốc lễ và khắp nước đã tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ. Chỉ trong vài ba ngày,
một cuộc lạc quyên đã thu lượm 100.000đ. Tất cả học sinh, sinh viên đều để tang
cụ.
Trước phong trào yêu nước của toàn dân, bọn thực dân Pháp sợ hãi, bắt đầu
phản công lại. Chúng cấm học sinh để tang và tổ chức lạc quyên. Chúng cấm tổ

chức các lễ truy điệu… Để phản đối lại, học sinh đã bãi khóa. Ở Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Huế, Sài Gòn, … đâu đâu học sinh cũng đều bãi khóa…”
[“Phong trào cách mạng ở Đông Dương, tập 2”, Tài liệu số 4, trang 72]
-“Ở Nam Kỳ, có một nhóm trí thức Tây học tự xưng là “Đảng lập hiến”, họ
là một nhóm ôn hòa chủ trương “Pháp-An Nam đề huề”. Theo chúng tôi biết thì
nhóm này không có hệ thống tổ chức, không có điều lệ, không có cán bộ. Đó là
một tổ chức tập hợp nhau về mặt tinh thần. Vì họ thường đả kích chế độ cai trị thối
nát ở thuộc địa trong khi vẫn tôn trọng “chủ quyền Pháp” nên họ có ảnh hưởng khá
lớn trong người bản xứ…
….Ở Bắc Kỳ, có một hội bí mật gọi là “Phục Việt”. Mới đây hội này có rải
truyền đơn, ”
[Nguồn “Phong trào cách mạng ở Đông Dương” tập 2, tài liệu số 4, trang 76]
III.1.3. Quá trình đến với chủ nghĩa Mác-Lênin
-“Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách Mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự
nhiên. Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tôi kính yêu Lênin vì
Lênin là một người yêu nước vỹ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi
chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết.
Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy – (hồi đó tôi
gọi các đồng chí của tôi như thế) – đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của
các dân tộc bị áp bức. Còn như Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu….
Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà
tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy
đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”
Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã
đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu
tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi
hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.”

[Nguồn: Báo Nhân dân, số 2226, ngày 22-4-1960, tài liệu số 7, trang 276, 277,
279]
III.1.4. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với Việt
Nam
-“Tiếng sấm cách mạng tháng Mười Nga đã vang dội làm chấn động toàn
thể địa cầu. Nhân dân lao động đã làm chủ nước nhà, những dân tộc nhỏ yếu giành
được độc lập, ruộng đất trở về tay người cày.
Tiếng sấm cách mạng ấy thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước hướng
về phía Liên Xô, hấp thụ lý luận vĩ đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, tích cực tham
gia cuộc đấu tranh cách mạng do các Đảng cộng sản Pháp và Trung Quốc tiến
hành, và bắt đầu truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam….”
[“Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay”, tài liệu số
4, trang 81]
-Tảo giải (giải đi sớm)
“Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.”
[Trích Nhật ký trong tù, tài liệu số 7, trang 451]
III.1.5. Đảng cộng Sản Việt Nam
-“Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần
chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền
mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải
hiểu, ai cũng phải làm theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như
người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin…”
[“Đường cách mệnh”, tài liệu số 4, trang 84]
-“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con

đường cách mạng vô sản”
[“Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay” tập 9, tài
liệu số 4, trang 85]
-“Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai
cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách
mạng thế giới…”
[“Cuộc kháng chiến”, tài liệu số 4, trang 86]
- Khi nói về phong trào cách mạng Việt Nam trước 1930, hoạt động của
Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng:
“Cả hai đều cố thống nhất nhau lại, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì càng hiểu
lầm nhau bấy nhiêu và hố sâu ngăn cách ngày càng rộng bấy nhiêu Một mặt, họ
công kích lẫn nhau, tuy nhiên mặt khác cả hai lại đều công tác trong công nhân,
nông dân và sinh viên, tổ chức các cuộc đình công, rải truyền đơn Nhiều thì giờ
và sức lực đã bị lãng phí vì sự rối ren chia rẽ đó, đảng viên của mỗi bên đều bị thiệt
hại, chỉ trích lẫn nhau là không Bônsêvich Họ cũng còn mắc nhiều khuyết điểm
nữa ”
[“Báo cáo gửi quốc tế cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam”, tài liệu số
7, trang 100]
-“Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai
người Công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ
cũng bị tư sản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu
bạn cách mệnh của công nông thôi
Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm
cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả Nhưng muốn
người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã ”
[“Đường cách mệnh”, tài liệu số 4, trang 86, 87]
III.2. Ví dụ minh họa
III.2.1 Dạy mục II bài 12 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm
1919 đến năm 1925
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa trang 80, kết hợp

cung cấp thêm tài liệu sau:
1. “Tháng 11 năm 1922, 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn (Nam Kỳ) vì bị bớt
lương nên đã quyết định bãi công.
Cuộc phản công của bọn chủ liền diễn ra ở khắp nơi, và khắp nơi giai cấp
công nhân cũng bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình.”
2. “Nhà chí sĩ Phan Châu Trinh vừa qua đời, một người thuộc phái quốc gia
vừa qua đời. Ba mươi nghìn người An Nam ở khắp xứ Nam Kỳ đã làm lễ an tang
theo quốc lễ và khắp nước đã tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ. Chỉ trong vài ba ngày,
một cuộc lạc quyên đã thu lượm 100.000đ. Tất cả học sinh, sinh viên đều để tang
cụ.
Trước phong trào yêu nước của toàn dân, bọn thực dân Pháp sợ hãi, bắt đầu
phản công lại. Chúng cấm học sinh để tang và tổ chức lạc quyên. Chúng cấm tổ
chức các lễ truy điệu…”
3. “Ở Nam Kỳ, có một nhóm trí thức Tây học tự xưng là “Đảng lập hiến”, họ
là một nhóm ôn hòa chủ trương “Pháp-An Nam đề huề”. Theo chúng tôi biết thì
nhóm này không có hệ thống tổ chức, không có điều lệ, không có cán bộ. Đó là
một tổ chức tập hợp nhau về mặt tinh thần. Vì họ thường đả kích chế độ cai trị thối
nát ở thuộc địa trong khi vẫn tôn trọng “chủ quyền Pháp” nên họ có ảnh hưởng khá
lớn trong người bản xứ…”
và yêu cầu học sinh hoàn thành các câu hỏi sau:
- Nêu những sự kiện, những tổ chức yêu nước tiêu biểu trong phong trào
cách mạng từ 1919 - 1925
- Nêu phương pháp đấu tranh, cách tổ chức hoạt động của Đảng lập hiến. Từ
đó rút ra điểm tiến bộ, hạn chế của tổ chức này.
- Vì sao công nhân chợ Lớn đấu tranh? Nhận xét về mục tiêu đấu tranh của
công nhân giai đoạn 1919-1925?
- Sự kiện đám tang Phan Châu Trinh nói lên điều gì?
- Nhận xét chung về phong trào cách mạng: lực lượng tham gia, tính chất,
mục tiêu cách mạng.
Ở nội dung Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, giáo viên đưa ra các tài liệu sau:

1.“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản
đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba…”
2.“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản”
3.“Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai
cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách
mạng thế giới…”
Đồng thời giáo viên có thể kết hợp sử dụng bản đồ hành trình tìm đường cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc yêu cầu học sinh hoàn thành các câu hỏi sau:
- Nêu những sự kiện tiêu biểu trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ
1911-1920.
- Nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tại bến nhà Rồng 5/6/1911.
- Con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc xác định cho cách mạng Việt Nam là
gì?
- Những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là gì? Căn cứ vào đâu Nguyễn
Ái Quốc đã xác định như vậy? (đây là câu hỏi khó nên tùy theo đối tượng để sử
dụng).
- Sau khi chọn được con đường cho cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã làm
gì? Ý nghĩa những việc làm đó.
III.2.2. Dạy mục II.2. Hội nghị thành lập Đảng bài 13 Phong trào dân
tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Giáo viên có thể đưa ra các tài liệu sau đây:
1. Khi nói về phong trào cách mạng Việt Nam trước 1930, hoạt động của
Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng:
“Cả hai đều cố thống nhất nhau lại, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì càng
hiểu lầm nhau bấy nhiêu và hố sâu ngăn cách ngày càng rộng bấy nhiêu Một
mặt, họ công kích lẫn nhau, tuy nhiên mặt khác cả hai lại đều công tác trong công
nhân, nông dân và sinh viên, tổ chức các cuộc đình công, rải truyền đơn Nhiều
thì giờ và sức lực đã bị lãng phí vì sự rối ren chia rẽ đó, đảng viên của mỗi bên đều
bị thiệt hại, chỉ trích lẫn nhau là không Bônsêvich Họ cũng còn mắc nhiều

khuyết điểm nữa ”
2. “Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai
người Công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ
cũng bị tư sản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu
bạn cách mệnh của công nông thôi
Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm
cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả Nhưng muốn
người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã ”
3. “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin…”
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành các câu hỏi sau:
- Vì sao Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị thống nhất các Đảng cộng sản?
- Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam cần phải dựa trên nền tảng tư tưởng học
thuyết nào? Vì sao?
- Nguyễn Ái Quốc xác định lực lượng của cách mạng Việt Nam như thế nào? (ai là
nòng cốt, ai tham gia, ai lãnh đạo)
- Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
- Tại sao chỉ Nguyễn Ái Quốc có thể triệu tập hội nghị thành lập Đảng thành công?
- Nêu những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lập Đảng.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Mỗi phương pháp dạy học, mỗi loại tài liệu hay đồ dùng trực quan đều có
những ưu điểm riêng góp phần tạo nên sự thành công của tiết học. Việc sử dụng
thơ văn Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử góp phần giúp các em hiểu sâu sắc
hơn về con người, tài năng và đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, về những cống
hiến mà Người đã đóng góp cho dân tộc, đồng thời rèn luyện và thực hành các kỹ
năng trong Văn học.
Sử dụng những tài liệu của chủ tịch Hồ Chí Minh trong dạy học giúp học
sinh tiếp cận lịch sử ở góc độ mới, đó chính là quá trình truyền thụ cảm hứng cho
học sinh, làm giảm bớt tính khô khan của môn học. Đối với học sinh lớp 12 không
lựa chọn môn Lịch sử trong các kì thi tuyển sinh, giải pháp nêu trên đã góp phần

“lôi kéo” các em tập trung hơn trong giờ học, giúp các em khắc họa và ghi nhớ
kiến thức ngay trên lớp.
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Tài liệu có giá trị lịch sử của chủ tịch Hồ Chí Minh là rất nhiều, vì vậy
trong quá trình sưu tầm giáo viên cần có thời gian, sự tỉ mỉ ghi chép và phân loại
một cách khoa học.
- Thời lượng của mỗi tiết học không dài, giáo viên không nên ôm đồm đưa
ra quá nhiều tài liệu cho các em mà nên có sự chọn lọc, tập trung vào những kiến
thức cơ bản.
- Để hướng dẫn học sinh khai thác tối đa nội dung nguồn tài liệu được đưa
ra, giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi được biên soạn kĩ càng, đồng thời kết
hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học khác.
- Một số tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được chuyển thể thành các
loại hình nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, do đó giáo viên có thể kết hợp sử
dụng để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong dạy học.
- Về khả năng áp dụng: đề tài hoàn toàn có khả năng áp dụng, phổ biến trong
các trường phổ thông khác và phát triển hơn nữa.
Đề tài không phải hoàn toàn mới, tuy nhiên để tạo hiệu quả cao nhất khi áp dụng
trong các trường phổ thông, tôi mạnh dạn đề nghị:
- Các trường trung học cần trang bị tốt hơn nữa hệ thống sách tham khảo ở
thư viện, những tư liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nên chăng phân phối chương trình có tiết học về chủ đề Hồ Chí Minh vì
học sinh thường chỉ được tiếp cận một cách lẻ tẻ, rời rạc.
- Giáo viên giữa các trường có thể hợp tác sưu tầm các loại tư liệu lịch sử
nêu trên và trao đổi cho nhau, qua đó tiết kiệm được thời gian và hỗ trợ nhau trong
quá trình dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Lịch sử 12 - Sách giáo khoa, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Lịch sử 12 – Sách giáo viên, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Phan Ngọc Liên (CB) (1999), Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm Hồ Chí
Minh, NXB ĐHQG Hà Nội
5. Phan Ngọc Liên (CB) (2003), Phương pháp luận sử học, Nxb ĐH Sư phạm Hà
Nội.
6. Phan Ngọc Liên-Trịnh Đình Tùng (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy
học Lịch sử, NXB ĐHQG Hà Nội
7. Tuyển tập thơ văn Hồ Chí Minh (2008), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Biên Hòa, ngày 16 tháng 5 năm 2015
Lê Thị Thu Hằng

×