BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Lê Đình Phi
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI VIỆC PHÁT
HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG
Ở HUYỆN CẨM XUYÊN - TỈNH HÀ TĨNH TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 60.31.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH THẾ ĐỊNH
Nghệ An - 2014
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ ĐÌNH PHI
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI VIỆC PHÁT
HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG
Ở HUYỆN CẨM XUYÊN - TỈNH HÀ TĨNH TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 60.31.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH THẾ ĐỊNH
Nghệ An - 2014
Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Vinh tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Nhà trường, Thầy cô và đồng nghiệp.
Nhân dịp luận văn được bảo vệ, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,
Khoa Giáo dục Chính trị, phòng đào tạo Sau đại học, Trung tâm Thông tin -
Thư viện Nguyễn Thúc Hào cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo Trường Đại
học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức lý luận
chính trị quý báu, tạo điều kiện giúp đỡ trong qúa trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thế Định, Trưởng khoa
Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Vinh đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Huyện ủy, MTTQ, các đoàn thể
nhân dân huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã
động viên tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Hà Tĩnh, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Lê Đình Phi
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNXH Chủ nghĩa xã hội
HTCT Hệ thống chính trị
HĐND Hội đồng nhân dân
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
QCDC Quy chế dân chủ
UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
TT Nội dung trang
3
1 A. MỞ ĐÂU 6
2
B. NỘI DUNG
13
3
Chương 1. Vị trí, vai trò của của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
13
4
1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta
13
5
1.1.1. Khái niệm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
13
6
1.1.2. Bản chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
15
7
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của MTTQ VN trong hệ thống chính
trị
18
8
1.2. Dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
21
9 1.2.1. Khái niệm dân chủ
21
10
1.2.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
23
11 1.3. MTTQ VN với việc phát huy quyền làm chủ nhân dân lao
động
25
12
1.3.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là khối thống nhất về tư tưởng,
hành động của khối đại đoàn kết toàn dân
25
13
1.3.2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại
biểu cho lợi ích của toàn dân, thực hiện quyền lực của nhân dân
29
14
1.3.3. MTTQ Việt Nam là tổ chức hiệp thương chính trị, giới thiệu
đại biểu dân cử, tham gia triển khai quy chế dân chủ cơ sở.
33
15
1.3.4. MTTQ Việt Nam trong thực hiện chức năng giám sát hoạt
động của chính quyền, đại biểu dân cử và viên chức Nhà nước
34
16
1.3.5. TTQ Việt Nam trong việc thực hiện chức năng phản biện xã
hội
38
17
Kết luận chương 1
41`
4
18
Chương 2. Thực trạng vai trò của MTTQ huyện Cẩm Xuyên,
tỉnh Hà Tĩnh trong việc phát huy quyền làm chủ …………….
44
19
2.1. Tổ chức và hoạt động của MTTQ huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà
Tĩnh
42
20
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của MTTQ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
42
21
2.1.2. Hoạt động của MTTQ huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh
44
22
2.2. Vai trò của MTTQ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong
việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân lao động hiện nay
57
23
2.2.1. Vai trò của MTTQ trong công tác tuyên truyền, giáo dục
chính trị, vận động nhân dân thực hiện các chương trình kinh tế…
58
24
2.2.2. Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Xuyên trong vai trò tổ chức
hiệp thương chính trị, giới thiệu đại biểu dân cử, tham gia ………
60
25
2.2.3. Vai trò của MTTQ huyện Cẩm Xuyên trong thực hiện chức
năng giám sát hoạt động của chính quyền……
63
26
2.2.4. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Xuyên trong việc
thực hiện chức năng phản biện xã hội
66
27
Kết luận chương 2
67
28
Chương 3. Phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò
MTTQ VN trong việc phát huy quyền làm chủ ………………
69
29
3.1. Phương hướng tăng cương vai trò của MTTQ huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong việc phát huy quyền làm chủ …………
69
30
3.1.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ huyện
69
31
3.1.2. Thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ của MTTQ trong HTCT
71
32
3.1.3. Đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ từ huyện đến cơ
sở
75
33
3.2. Một số giải pháp tăng cường vai trò MTTQ huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong việc phát huy quyền………………
78
34
3.2.1. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc nâng cao
đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nhân dân
78
35
3.2.2. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc tham gia
xây dựng, bảo vệ Nhà nước pháp quyền ………………………….
87
5
36
3.2.3. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong quá trình dân
chủ hóa đời sống xã hội trên địa bàn dân cư
89
37
3.2.4. Phát huy vai trò của MTTQ huyện Cẩm Xuyên trong việc
thực hiện chức năng phản biện xã hội với việc hoạch định…………
94
38
Kết luận chương 3
97
39
C. KẾT LUẬN
98
40 E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
41 F. PHỤ LỤC 103
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự hình thành chế độ dân chủ là kết quả của quá trình phát triển kinh tế
và chính trị, có tác động to lớn đến diện mạo chung của xã hội, đến sự tăng
trưởng kinh tế và giải phóng năng lực sáng tạo của con người. Song, hiệu quả
tác động của dân chủ lại phụ thuộc vào sự hoàn thiện của HTCT với tư cách là
hệ thống các thiết chế chính trị và cơ chế thực hiện quyền lực chính trị.
Đại hội IX, X và XI của Đảng đã đặc biệt quan tâm đến đổi mới HTCT
trong thời kỳ quá độ lên CNXH nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện nền
dân chủ XHCN, coi đó là một trong những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách của
quá trình đổi mới.
Mặt trận Tổ quốc vừa là phương thức, vừa là môi trường để nhân dân
thực hiện quyền lực chính trị của mình. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và
phát huy vai trò quyền làm chủ của nhân dân thông qua MTTQ là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược để tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh có tổ chức, huy động
tiềm lực to lớn, sáng tạo của nhân dân trong suốt tiến trình của cách mạng Việt
Nam và thực hiện quyền lực của nhân dân lao động trong sự nghiệp đổi mới,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
6
Văn kiện Đai hội X của Đảng chỉ rõ: "Đối với MTTQ, các đoàn thể nhân
dân, tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong việc xây
dựng, ban hành cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động
đúng định hướng chính trị, đúng pháp luật và có hiệu quả. Phát huy tinh thần tự
chủ, sáng tạo của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc kiện toàn tổ chức
và đổi mới hoạt động của mình. Có cơ chế, chính sách lãnh đạo và quản lý phù
hợp với từng loại hội. Tiếp tục luật hóa các hoạt động của đoàn thể nhân dân và
các hội”. [10; 310]
Trong khi đánh giá cao thành tựu đổi mới hệ thống chính trị nói chung và
MTTQ nói riêng, Đảng cũng nhận thấy rằng, MTTQ và các đoàn thể nhân dân
còn có sự hạn chế về nhận thức; việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, còn chưa rõ ràng; nội dung và phương thức hoạt động còn lúng túng; tình
trạng dân chủ hình thức trong các tổ chức đó còn nặng nề đã làm hạn chế đáng
kể việc phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong quá trình
đổi mới. Do vậy, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của MTTQ các cấp vẫn
là một đòi hỏi bức thiết ở nước ta hiện nay.
Để thực hiện mục tiêu chung, cần thiết phải mở rộng dân chủ, phát huy
đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, coi đó vừa là mục đích vừa là động lực của
đổi mới về chính trị. Tăng cường vai trò của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ
phát triển mới không chỉ là trách nhiệm của MTTQ mà còn là trách nhiệm của
cả HTCT. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ, tiếp tục đổi mới tổ
chức và hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ ở tất cả các cấp là
yêu cầu quan trọng để MTTQ phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
MTTQ huyện Cẩm Xuyên trong hoạt động thực tiễn trong những năm
qua cho thấy, công cuộc đổi mới ở Cẩm Xuyên có những thành tựu của việc
xây dựng và phát huy nền dân chủ XHCN ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều
hình nhiều vẻ, được tích lũy từ thực tiễn cách mạng phong phú của nhân dân
7
toàn huyện. Kinh tế phát triển với tốc độ cao, chính trị ổn định, quốc phòng an
ninh được giữ vững, công tác xây dựng Đảng và hoạt động của MTTQ và các
đoàn thể nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất tinh thần
của nhân dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
Những kết quả nêu trên, đã khẳng định MTTQ và các đoàn thể nhân dân giữ vai
trò nòng cốt, đi đầu trong các phong trào thi đua. Điều đó ngày càng cho thấy
MTTQ huyện Cẩm Xuyên đã và đang thật sự là một nhân tố quan trọng trong
cơ chế hiện thực hóa quyền lực chính trị của nhân dân Cẩm Xuyên hiện nay.
Nhận thức được vấn đề này, Chúng tôi chọn đề tài: "Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện
Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở nước ta, việc củng cố và hoàn thiện HTCT nói chung và với từng thành
tố cấu trúc nên HTCT, cũng như với MTTQ nói riêng, luôn là vấn đề đặc biệt,
thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhiều nhà khoa học.
Trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt các Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết Hội
nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), Nghị quyết Hội nghị
lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), Nghị quyết Hội nghị lần thứ
bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa X), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban
chấp hành Trung ương (khóa XI), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp
hành Trung ương (khóa XI). Kết luận số 65-KL/TW, ngày 04/3/2010 của Ban
Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII)
… đều đề cập đến vấn đề xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bổ sung sửa đổi
năm 2013; Nghị định 29/CP, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, ngày 11/5/1998;
8
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn, ngày 20/4/2007 (Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11).
Nghị quyết số 14 NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về
phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; Nghị quyết số 09 NQ/HU, ngày
31/01/2008 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXIX về Tăng cường sức
mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu: "Quan điểm, lý luận và phương
pháp nghiên cứu về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta" của GS.TS Hoàng Chí Bảo (2010), “Dân chủ xã hội chủ nghĩa – Bản
chất của chế độ, mục tiêu và động lực phát triển đất nước”, báo Nhân Dân số ra
ngày 29 tháng 2 năm 2010. GS.TS Hoàng Chí Bảo (2011), “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng chính thể dân chủ và nhà nước pháp quyền để thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Cộng sản điện tử, 05/01/2011
Vai trò các đoàn thể chính trị xã hội trong việc phát huy quyền làm chủ
của nhân dân lao động luôn được các nhà khoa học nghiên cứu gắn liền với vấn
đề củng cố hệ thống quyền lực và xây dựng nền dân chủ
Có nhiều công trình nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ xung quanh vấn
đề này, đáng chú ý là: Chương trình KX-05 về "Hệ thống chính trị trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta", do GS Nguyễn Đức Bình làm chủ
nhiệm, có các nhánh đề tài liên quan: "Cơ chế thực hiện dân chủ trong hệ thống
chính trị ở nước ta hiện nay", mã số KX-05.05; "Vị trí và tính chất hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị",
mã số KX-05.10. Đề tài khoa học cấp Bộ: "Quyền lực chính trị của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động", 1995, do GS.TS Phạm Ngọc Quang làm chủ
nhiệm; về "Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cấp
xã ở nước ta hiện nay", 1997, do PGS.TS Dương Xuân Ngọc làm chủ nhiệm; về
9
"Quá trình hình thành và phát triển thể chế chính trị Việt Nam kể từ 1945 đến
nay", 1999, do TS Đặng Đình Tân làm chủ nhiệm, trong đó có hai vấn đề: Nhân
dân lao động thực thi quyền lực chính trị thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị Việt Nam từ 1945 đến nay; về
"Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nhằm thực hiện tốt quy
chế dân chủ ở cơ sở tại các vùng nông thôn miền núi phía Bắc nước ta", 1999,
do TS Nguyễn Quốc Phẩm làm chủ nhiệm. Đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới, do Đỗ Quang
Tuấn chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
Xét về góc độ nghiên cứu vai trò của các đoàn thể chính trị xã hội trong
việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân, nhìn chung các công trình nghiên
cứu trên đã lồng ghép vấn đề đoàn thể nhân dân vào trong các công trình khoa
học mang tính tổng thể và mới chỉ được đề cập như một yếu tố cấu thành trong
mối quan hệ giữa các thành tố của HTCT nhằm thực hiện quyền lực của nhân
dân nói chung, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt về
thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động thông qua MTTQ và đặc biệt
là MTTQ cấp huyện và cấp tỉnh, ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc phát huy quyền làm chủ
của nhân dân lao động ở huyện Cẩm Xuyên trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Một là: Làm rõ cơ sở lý luận về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong
việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Hai là: Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của
MTTQ huyện Cẩm Xuyên trong việc phát huy quyền làm chủ về chính trị của
nhân dân.
10
Ba là: xây dựng hệ thống những giải pháp nhằm tăng cường vai trò của
MTTQ Việt Nam trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở
huyên Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, kết quả hoạt động, nhiệm vụ và giải
pháp của MTTQ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong việc phát huy quyền
làm chủ của nhân dân lao động ở huyện Cẩm Xuyên
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu MTTQ Việt Nam với việc phát huy quyền
làm chủ của nhân dân lao động ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong giai
đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Điều tra và khảo sát thực trạng qua mẩu phiếu in sẵn.
- Điều tra qua phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ lãnh đạo và tham mưu.
- Toạ đàm lấy ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự hội nghị.
- Thống kê tổng hợp số liệu, tư liệu, phân tích đánh giá các dữ kiện đã có.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về quyền làm chủ của
nhân dân lao động thông qua MTTQ Việt Nam nói chung và MTTQ huyện
Cẩm Xuyên nói riêng.
- Về mặt lý luận, luận văn góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò
của MTTQ Việt Nam trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
trong tiến trình đổi mới ở nước ta.
11
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác
MTTQ huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh; có thể dùng tham khảo nghiên cứu
phục vụ giảng dạy ở các trường Chính trị, các trường đoàn thể và các trường
đào tạo khác có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm ba
chương
Chương 1. Vị trí, vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc phát
huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
Chương 2. Thực trạng, vai trò của Mặt trận tổ quốc huyện Cẩm Xuyên,
tỉnh Hà Tĩnh trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
Chương 3. Phương hướng và những giải pháp tăng cường vai trò Mặt
trận tổ quốc trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động ở huyện
Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
12
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
TRONG VIỆC PHÁT HUY QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN
LAO ĐỘNG
1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
1.1.1. Khái niệm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Khái niệm Mặt trận, theo cách hiểu chung nhất: Mặt trận là một tập hợp
các lực lượng, các tổ chức, các cá nhân cùng theo đuổi một mục tiêu, một định
hướng, một lý tưởng.
Mặt trận cũng được hiểu theo nghĩa là một liên minh chính trị rộng rãi.
Tại Điều 9 của Hiến pháp năm 2013 đã hiến định "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, các
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai
cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài"
[18; 11].
Nói một cách khác, MTTQ là một liên minh chính trị của mọi người Việt
Nam yêu nước, là một liên minh chính trị của các giai cấp, các đảng phái, các
13
dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước và tiến bộ của dân tộc để hướng vào
mục tiêu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội dân giàu, nước
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Tại Điều 1.1 của Luật Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam có quy định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính
trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các
cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn
giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài" [22; 5].
Với ý nghĩa MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị rộng rãi như
trên thì MTTQ cũng là tổ chức tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, đại
đoàn kết dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lập ra và lãnh đạo.
Chức năng của liên minh chính trị là hoạt động tham chính, tham gia vào
công việc của chính quyền Nhà nước, tham gia tổ chức thi hành đường lối,
chính sách và xây dựng cuộc sống, chăm lo lợi ích của các cộng đồng dân cư.
Tùy theo hoàn cảnh và nhiệm vụ cụ thể, chức năng cụ thể của Mặt trận có thể
thay đổi.
Tại Điều 9.1 Hiến pháp 2013, MTTQ được ghi nhận là cơ sở chính trị của nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam. “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của
chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”. [18; 11].
Một trong những mục tiêu cơ bản của cả HTCT trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở nước ta là xây dựng nền dân chủ XHCN, nền dân chủ với quảng đại
quần chúng, vì lợi ích của nhân dân. Nền dân chủ ấy có sự thống nhất về cơ bản
giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân
loại. Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: "Tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân" [12; 238].
14
MTTQ đóng vai trò là một liên minh chính trị, là khối đại đoàn kết dân
tộc thể hiện trên mấy vấn đề sau: MTTQ thật sự là nơi hiệp thương bầu cử các
cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và ở địa phương. MTTQ thật sự
thực hiện được chức năng tư vấn và giám sát, phản biện xã hội đối với Nhà
nước và cả đối với Đảng Cộng sản.
MTTQ Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong công tác vận động
quần chúng của Đảng, giữ vai trò to lớn trong việc củng cố và tăng cường khối
đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thành tích đó là nhờ: Hồ
Chí Minh và Đảng ta có ý thức sâu sắc về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân. Bởi vì Bác Hồ và Đảng ta luôn nhìn thấy ở mỗi người Việt Nam một người
yêu nước và MTTQ là sự tập hợp và nhân lên gấp bội nhiệt tình yêu nước ấy.
Đại hội XI của Đảng khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng ta là:
"Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa,
phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị
của chính quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội;
tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tổ chức các phong
trào thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại" [12; 246].
1.1.2. Bản chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay không có thời
kỳ nào vắng bóng tổ chức MTTQ. MTTQ Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa
bình Việt Nam đã đoàn kết quân dân cả nước làm tròn nhiệm vụ lịch sử vẻ vang
giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước tiến lên CNXH. Bản chất của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam được thể hiện:
15
- MTTQ Việt Nam kết hợp nhuần nhuyễn tính dân tộc và tính giai cấp.
Tính dân tộc luôn rộng rãi và nổi trội, tính giai cấp là cơ sở, là định hướng để
giữ vững và phát huy tính dân tộc Tính dân tộc rộng rãi biểu hiện từ mục tiêu
đến cơ cấu, thành phần của MTTQ. MTTQ không có hội viên chỉ có thành viên
nên hoạt động của MTTQ thực chất là hoạt động của từng thành viên.
- Tính thống nhất về tư tưởng và hành động của MTTQ
Tất cả các thành viên của MTTQ đều do Đảng Cộng sản lập ra, đều gắn
với Đảng và lịch sử hào hùng của dân tộc; MTTQ không tổ chức bầu ra các cơ
quan lãnh đạo cao nhất mà chỉ hiệp thương thống nhất cử ra cơ quan phối hợp
thống nhất hành động chung, đó là UBMTTQ các cấp. Các tổ chức thành viên,
tập thể cá nhân hiệp thương thống nhất chương trình hành động chung, trên cơ
sở đó, các thành viên tiến hành vận động hội viên, đoàn viên của mình thực
hiện. Mục tiêu cao nhất của mọi thành viên là bảo vệ và thực hiện quyền lực
của nhân dân lao động, phấn đấu cho một nước Việt Nam hòa bình, dân chủ và
giàu mạnh.
- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam dựa trên cơ
sở: tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động; quan hệ
giữa các tổ chức thành viên trong MTTQ dựa trên cơ sở thỏa thuận, hợp tác,
bình đẳng, đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau. Tất cả những điều đó khẳng
định bản chất nhân dân của MTTQ.
Nhờ đoàn kết trong nước chúng ta đã mở rộng và phát triển đoàn kết
quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và hợp tác của bạn bè khắp năm châu. Từ
khi ra đời cho đến nay, MTTQ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào
thắng lợi vĩ đại của dân tộc, trở thành một trong những nhân tố góp phần quyết
định vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
MTTQ Việt Nam là một thành quả nổi bật của cách mạng Việt Nam.
MTTQ đã được xây dựng thành một khối liên minh rộng lớn, kết hợp sự đa
16
dạng trong một thể thống nhất, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, lấy khối
liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm
nền tảng để tập hợp đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Sự lãnh đạo của
Đảng đối với MTTQ là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho MTTQ không
ngừng được củng cố và mở rộng. Tại Điều 1.2 của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đã ghi rõ “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” [22; 5].
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) đã ghi đầy đủ hơn: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết
toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của nhân dân " [5; 96].
MTTQ Việt Nam đã làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích cho
nhân dân trong các lĩnh vực như tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; bầu
cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HÐND; giám sát đại biểu dân cử, cán bộ, công
chức Nhà nước; giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức các cuộc
vận động, các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân, tham gia thực hiện các
chương trình kinh tế - xã hội của Nhà nước; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử
tri và nhân dân để phản ánh với cơ quan có thẩm quyền
Hiến pháp đã hiến định những nhiệm vụ cơ bản của MTTQ Việt Nam đó
là "tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ,
tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng
Ðảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc "[18; 11-12].
Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng, tại mục X về Phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc có ghi: "MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có
17
vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng
lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đưa các chủ
trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã
hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận
trong xã hội". [10; 124].
Cùng với việc phát triển các hình thức tổ chức, các tổ chức thành viên
đã đổi mới hình thức vận động để thu hút ngày càng rộng rãi các nhân sĩ, trí
thức, chuyên gia, người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số, các chức sắc tôn
giáo, người có uy tín trong cộng đồng tham gia công tác MTTQ, làm cho
MTTQ ngày càng mang tính chất quần chúng sâu sắc và thể hiện rõ hình ảnh
của khối đại đoàn kết toàn dân.
Trong thực tiễn nhiều năm qua, hệ thống MTTQ Việt Nam đã thực hiện
những nhiệm vụ trên một cách thường xuyên, có nhiều kết quả rất thiết thực,
nhất là hoạt động tham gia xây dựng chính quyền; tổ chức các cuộc vận động,
các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân nhằm hưởng ứng
và thực hiện các chương trình, mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ
thống chính trị
Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống
chính trị thể hiện trong chức năng, nhiệm vụ các thành viên. MTTQ Việt Nam
hiện nay gồm có sáu thành viên quan trọng là:
+ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (thành lập 7/1929), là tổ chức chính
trị của giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp tiêu biểu cho lực lượng sản xuất
tiến bộ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện có 6,4 triệu
công nhân, chiếm khoảng 16% lao động xã hội, sinh hoạt trong 32.375 tổ chức
công đoàn cơ sở, 68 công đoàn liên hiệp xí nghiệp, 240 công đoàn ngành và địa
18
phương, 520 liên đoàn lao động cấp huyện, 63 liên đoàn cấp tỉnh và thành phố,
24 công đoàn ngành nghề.
+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (thành lập 3/1931), với 2,05
triệu đoàn viên (trong tổng số 20,5 triệu thanh niên), là tổ chức đại biểu cho trên
30% dân số, gần 50% lao động xã hội, là tổ chức chính trị của thế hệ trẻ, thế hệ
tràn đầy nhựa sống sẽ tiếp nối sự nghiệp cha ông, thế hệ đã từng "Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai".
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (thành lập tháng 10/1931), có trên 10
triệu hội viên, sinh hoạt trong hơn 19. 930 tổ chức hội cơ sở; đại diện cho 52%
lao động xã hội, là tổ chức chính trị, xã hội của một nửa thế giới, có nhiệm vụ
thực hiện quyền làm chủ của các chị, các mẹ trong các phong trào "Ba đảm
đang", "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" và trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
+ Hội Nông dân Việt Nam (Công hội đỏ, thành lập 10/1931), là tổ chức
chính trị - xã hội với 7,685 triệu hội viên, chiếm trên 42% nông dân từ 18 tuổi
trở lên. Họ là những người đang lao động hết mình trên mặt trận sản xuất nông
nghiệp, lĩnh vực trung tâm, nhân tố quyết định của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Hiện có 63 tỉnh thành hội nông dân, trên 540 huyện quận
hội, trên 9.330 hội nông dân xã phường, gần vạn chi hội nông dân thôn, bản, ấp.
+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam (thành lập 12/1989), có 80 vạn hội viên
đại biểu cho khoảng 4,5 triệu cựu chiến binh (chiếm khoảng 15% dân số, trong
đó có trên 13% tham gia cấp ủy địa phương, 14% tham gia công tác trong các
cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, 48% đang lao động trong nông
nghiệp, sinh hoạt trong hơn 9.530 tổ chức hội cơ sở. Đây là tổ chức chính trị -
xã hội tiêu biểu của các "Anh bộ đội cụ Hồ" đã từng vào sinh, ra tử, chiến đấu,
hy sinh một phần xương máu cho sự nghiệp giành, giữ và bảo vệ nền độc lập
cho Tổ quốc. Họ là những người lính đã chuyển ngành, hoặc nghỉ hưu, có mặt
19
trên mọi lĩnh vực, có vai trò đặc biệt quan trọng trong động viên toàn dân tham
gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam (thành lập 2/1930), có hơn 2,3 triệu đảng
viên, là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu
cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, Đảng Cộng
sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất hệ thống chính trị Việt Nam, vừa là
thành viên, vừa là người lãnh đạo MTTQ.
Ngoài ra, còn có tới 160 đoàn thể và hội quần chúng, bao gồm: Liên hiệp
các hội khoa học kỹ thuật, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật, Liên hiệp các tổ
chức hữu nghị, Hội phật giáo, Ủy ban đoàn kết công giáo, Hội luật gia
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm
1930. Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, MTTQ
không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc Việt
Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống
nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kế tục và phát huy vai trò lịch sử
của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam các thời kỳ, MTTQ Việt Nam ngày
nay là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ
chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong các giai tầng
xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Tóm lại chức năng của MTTQ Việt Nam là phát huy truyền thống yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam
ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín
ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, miễn là tán thành công cuộc đổi mới,
nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn
lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
20
MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại
đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối
hợp và thống nhất hành động của các thành viên.
MTTQ Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên
truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; giám sát hoạt
động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức Nhà nước;
tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà
nước; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân
dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với
nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.2. Dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
1.2.1. Khái niệm dân chủ
Dân chủ là một vấn đề vô cùng quan trọng và bức thiết từ xưa đến nay,
đó là nội dung vừa mang tính chính trị, vừa mang tính nhân văn của con người.
Trải qua các thời kì lịch sử, do bối cảnh cụ thể mà khái niệm “dân chủ” có
những hình thức và tên gọi khác nhau như: Dân chủ chủ nô; Dân chủ quân sự;
Dân chủ lập hiến; Dân chủ tư sản; Dân chủ nhân dân; Dân chủ XHCN. Dù có
các trạng thái khác nhau, song khái niệm "dân chủ" được dùng để chỉ tính chất
chế độ xã hội mà trong đó người dân được thể hiện quyền làm chủ của mình.
Các học thuyết chính trị, dân chủ dùng để mô tả cho hình thức nhà nước
và cũng là một loại triết học chính trị. Mặc dù chưa có một định nghĩa thống
nhất về dân chủ, nhưng có hai nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ
21
nào cũng đưa vào: thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều
có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng; thứ hai là tất cả mọi thành
viên (công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi.
Với C.Mác và Ph.Ăngghen thì cách mạng XHCN lấy việc giải phóng con
người khỏi mọi sự tha hoá, bất công, giành trở lại cho con người cái bản chất
vốn có của nó - lao động và hoà bình - làm mục tiêu cơ bản của mình. Muốn
vậy, trong giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng đó, giai cấp vô sản phải trở
thành giai cấp thống trị, phải "giành lấy dân chủ". Tư tưởng này nói lên bản
chất dân chủ của xã hội mới mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang
hướng tới.
Phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về dân chủ,
V.I.Lênin đã khẳng định sự cần thiết phải kết hợp giữa cuộc đấu tranh cho dân
chủ với thắng lợi của CNXH. Đấu tranh cho dân chủ, theo các ông, cũng không
thể dừng lại ở dân chủ tư sản. Sau khi thiết lập chính quyền, việc phát triển triệt
để nền dân chủ XHCN là tiền đề để thực hiện thắng lợi hoàn toàn và triệt để
mục tiêu của CNXH. Bởi vậy, khi làm rõ nội dung quan điểm về sự thống nhất
hữu cơ giữa dân chủ và CNXH, V.I.Lênin chỉ ra rằng, mối quan hệ đó phải
được hiểu trên hai phương diện: một là, giai cấp vô sản không thể hoàn thành
cuộc cách mạng XHCN, nếu họ không được chuẩn bị để tiến tới cuộc cách
mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho chế độ dân chủ,; hai là, CNXH sẽ không
duy trì được thắng lợi, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ. Như vậy,
dân chủ không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực của quá trình xây dựng
CNXH.
Kế thừa và phát triển những tư tưởng nêu trên của chủ nghĩa Mác-Lênin,
trong quan niệm của Hồ Chí Minh, dân chủ không tách rời quan niệm “Dân là
gốc”, “Dân là chủ”, “Dân làm chủ”, “Nước ta là nước dân chủ”. Ngay từ khi
tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, rồi truyền bá vào Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã
22
khẳng định: các cuộc cách mạng xã hội theo khuynh hướng tư sản như của Anh,
Mỹ, Pháp đều chưa triệt để, vì nhân dân lao động chưa thực sự được giải phóng;
áp bức bất công vẫn tồn tại, quyền lợi vẫn tập trung vào tay giai cấp tư sản.
Chính vì thế, Người đã lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi theo con đường
cách mạng mà giai cấp vô sản Nga đã tiến hành.
Những yêu cầu dân chủ của nhân dân được thể chế hoá thành các chuẩn
mực mang tính Nhà nước và pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành
của Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo thành chế độ dân chủ.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta xác định: “Tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tất cả quyền lực Nhà
nước thuộc về nhân dân” [12; 238].
Qua gần 30 năm đổi mới, Đảng ta đã có những phát triển mới, quan trọng
trong nhận thức về dân chủ. Quan niệm về dân chủ được mở rộng; dân chủ trên
tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Dân chủ phản ánh một
bước chuyển từ thể chế chính trị dựa trên áp lực, tuân thủ mệnh lệnh sang thể
chế hợp tác, đồng thuận đầy trách nhiệm.
Dân chủ là một quá trình phát triển lâu dài, là kết quả của giáo dục ý thức
dân chủ và nâng cao năng lực thực hành dân chủ, phụ thuộc quá trình phát triển
của cả kinh tế, xã hội, con người và cả sự phát triển văn hóa dân chủ. Đây là
một quá trình không nóng vội, không thoát ly thực tiễn chính trị nước ta. Phải
dân chủ trong tất cả các cấp độ, từ cơ quan lãnh đạo cao nhất đến cấp cơ sở.
Từ những quan điểm và tư tưởng của các nhà kinh điển, có thể khẳng
định rằng: dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội mang
bản chất của giai cấp thống trị, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của
quyền lực. Để có dân chủ, nhân dân phải là chủ thể của quyền lực, nếu ngược
lại sẽ là chuyên chế.
23
Dân chủ cơ sở cũng chính là dân chủ, là quyền lực, quyền làm chủ thuộc
về nhân dân trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, khái niệm dân
chủ cơ sở có phạm vi hẹp hơn nhưng lại cụ thể hơn khái niệm dân chủ, đó là
quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở nơi cư trú: xã, phường, thị trấn,…
và cơ quan, đơn vị công tác của từng người dân, đó chính là việc người dân
được quyền tham gia đóng góp ý kiến của mình vào các vấn đề chính trị, kinh
tế, xã hội ở địa phương.
1.2.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
Có thể thấy rằng dân chủ ở cơ sở và đặc biệt là dân chủ ở cấp xã là vấn
đề lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Chỉ
thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ chính trị khóa VIII về xây dựng và
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc ban
hành Quy chế dân chủ ở xã; Nghị định 79/2007/NĐ của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ
ở xã, phường, thị trấn. Việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã bên cạnh
các đặc điểm chung của thực hiện pháp luật nói chung còn có những điểm đặc
trưng sau đây:
Thứ nhất, thực hiện QCDC cơ sở là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên
tục gắn liền với các hoạt động trên địa bàn thôn, xóm, tổ dân phố. Đâu là nơi
người dân có thể cảm nhận thực tế dân chủ ở xã; ngay tại xã, huyện, tỉnh hay
phải tận ở Trung ương. Con người không chỉ có khát vọng dân chủ mà còn cần
cảm nhận thực tế về dân chủ, còn cần đến thực hành dân chủ và thực hành pháp
luật. Nói rằng dân chủ ở xã - tên gọi là thế nhưng kỳ thực mảnh đất hiện sinh
cho dân chủ không hẳn tập trung tại trụ sở của chính quyền xã, là thuần tuý xã
mà nó phải đi xuống thôn, xóm, tổ liên gia, khu dân cư - là những đơn vị hành
chính tự nguyện.
24
Thứ hai, thực hiện QCDC ở cơ sở được triển khai trên địa bàn rộng lớn
nhất so với các loại hình dân chủ khác ở cơ sở. Điều này lý giải bởi hệ thống
chính quyền xã là hệ thống quyền lực có địa bàn rộng lớn nhất. Chính quyền
cấp cơ sở được hình thành trên một cộng đồng dân cư, cộng đồng lãnh thổ bền
vững, dưới cấp này không hình thành một cấp chính quyền nào khác. Do đó
“dân chủ ở cơ sở” phải được hiểu là dân chủ ở cấp thấp nhất, là nơi người dân
thể hiện trực tiếp nhất quyền làm chủ của mình đó chính là thôn. Và suy cho
cùng, tất cả các tổ chức quyền lực Nhà nước cấp trên, muốn phát huy tác dụng
cuối cùng đều phải thông qua vai trò của hệ thống chính quyền xã; dân gắn với
Nhà nước, trước hết và trực tiếp thông qua quan hệ với chính quyền cơ sở.
Thứ ba, thực hiện QCDC ở cơ sở được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác
nhau, trong đó, nhân dân là một chủ thể đặc biệt quan trọng. Đó chính là hệ
thống chính trị ở cơ sở và quan trọng hơn là những người dân sống tại địa bàn
cơ sở. Chính họ sẽ quyết định hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện dân chủ ở
cấp xã. Xét cho cùng, sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung và công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng tùy thuộc lớn vào cơ sở, vào chính
quyền xã, mà sức mạnh của chính quyền là ở nơi dân.
Thứ tư, thực hiện pháp luật dân chủ ở cấp xã là thực hiện các quy phạm
cụ thể quy định trong các văn bản do Nhà nước ban hành, cụ thể ở đây là các
quy định trong QCDC ở xã, phường, thị trấn. Điều này là hoàn toàn cần thiết để
tránh các trường hợp lợi dụng dân chủ để kích động, lôi kéo, dân chủ quá trớn,
vô chính phủ. Dân chủ phải được hiểu là sự tự do trong khuôn khổ pháp lý. Do
vậy, không thể cho rằng "dân chủ" và "hoàn toàn tự do" là một. Dân chủ phải
gắn liền với chuyên chính. Chuyên chính không phải là mục đích của dân chủ
mà là phương tiện bảo vệ nền dân chủ, bảo vệ những lợi ích của nhân dân,
chống lại những kẻ đi ngược lại lợi ích của nhân dân, ngược lại chế độ dân chủ.
25