Trung tâm nghiên cứu ñịnh lượng Hà Nội website: nghiencuudinhluong.com
SDT: 0422.390.699; 09456.49731 Tư vấn và ñào tạo SPSS, EViews
1
Nghiên cứu các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động
các công ty niêm yết trên sàn HOSE
Nguyễn Văn Duy
Nghiencuudinhluong.com ; Email :
Tóm tắt : Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty có vai trò hết sức
quan trọng trong việc đánh giá các yếu tố tác động, từ đó có các quyết định
theo chiều hướng tích cực để hoạt động của công ty hiệu quả hơn. Bài báo tập
trung nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính lên các chỉ số đánh giá hiệu
quả hoạt động như ROE, ROA, TOBIN’S Q.
1. Kết quả và phân tích
Thống kê mô tả
1
Mô tả thống kê thông tin chung
GROWTH
FIRM_SIZE
N_VCP TN_TTS M_B ROE ROA TQ
Trung
bình
0.21 27.09 0.85 0.39 1.37 0.19 0.12 1.27
Max
3.10 31.29 4.71 0.83 5.24 0.66 0.39 4.84
Min
-0.21 24.72 0.09 0.09 0.10 -0.29 -0.17 0.47
Độ lệch
chuẩn
0.41 1.49 0.84 0.18 1.04 0.13 0.09 0.81
1.1. Phân tích đánh giá chung về các biến trong mô hình :
Các kết quả trong Bảng 1 hiển thị một bản tóm tắt số liệu thống kê mô tả
cho tất cả các biến bao gồm cả các biến phụ thuộc và các biến độc lập. Các biến
phụ thuộc là ROA, ROE và M/B, Tobin’s Q trong khi các biến độc lập là
Growth, Firm Size, N/VCP, TN/TTS.
Trung tâm nghiên cứu ñịnh lượng Hà Nội website: nghiencuudinhluong.com
SDT: 0422.390.699; 09456.49731 Tư vấn và ñào tạo SPSS, EViews
2
Các kết quả thống kê mô tả cho thấy giá trị lớn nhất của đòn bẩy tài chính
nổi bật nhất là nợ/ vốn cổ phần: giá trị trung bình là 0,85, giá trị nhỏ nhất là 0,09
và giá trị lớn nhất là 4,7. Điều này chứng tỏ rằng có sự khác biệt lớn trong việc
sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty. Điều này dường như ảnh hưởng tới
hiệu quả hoạt động của các công ty khi mà giá trị lớn nhất của ROE là 0,65 và
giá trị nhỏ nhất là -0,28 ; giá trị lớn nhất của ROA là 0,9 và giá trị nhỏ nhất là -
0,17 ; giá trị lớn nhất của M/B là 5,24 và giá trị nhỏ nhất là 0,1 ; giá trị lớn nhất
của Tobin’s Q là 4,84 và giá trị nhỏ nhất là 0,47.
Về quy mô giá trị lớn nhất là 31,28 và giá trị nhỏ nhất là 24,92 còn giá trị
trung bình là 26,80. Điều này cho thấy quy mô của các công ty không chênh
lệch nhau nhiều lắm.
Kết quả cũng cho thấy các công ty có sự tăng trưởng không đồng đều :
giá trị lớn nhất là 3,1 và giá trị nhỏ nhất là -0,2115, giá trị trung bình là 0,116.
1.2. Phân tích đánh giá tương quan giữa các biến:
M_B ROE ROA TQ N_VCP
TN_TTS
GROWTH
FIRM_SIZE
M_B
1.000 0.345 0.461 0.984 -0.159 -0.239 0.155 0.447
ROE
0.345 1.000 0.891 0.351 -0.061 -0.060 0.132 0.033
ROA
0.461 0.891 1.000 0.496 -0.371 -0.452 0.095 0.088
TQ
0.984 0.351 0.496 1.000 -0.186 -0.288 0.133 0.400
N_VCP
-0.159 -0.061 -0.371 -0.186 1.000
0.892 0.069 -0.116
TN_TTS
-0.239 -0.060 -0.452 -0.288
0.892 1.000 0.041 -0.128
GROWTH
0.155 0.132 0.095 0.133
0.069 0.041 1.000 0.391
FIRM_SIZE
0.447 0.033 0.088 0.400 -0.116 -0.128 0.391 1.000
Dựa vào bảng ma trận tương quan giữa các biến chúng ta có thể thấy sơ
bộ về ảnh hưởng tương quan giữa các biến . Hai biến GROvWTH và
FIRM_SIZE co quan hệ tỉ lệ thuận (+) với các biến chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
của các công ty, còn biến cán cân tài chính có quan hệ ngược chiều (-) với các
chỉ tiêu . Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết kinh tế.
Về tương quan giữa các biến độc lập chúng ta có thể thấy ngoài trừ 2 biến
TN/TTS và N_VCP có quan hệ tương đối chặt với nhau (hệ số tương quan bằng
0,89), còn lại các biến độc lập khác không có quan hệ chặt với nhau ( hệ số
tương quan nhỏ hơn 0,2). Từ đó có thê thấy rằng có khả năng xảy ra đa cộng
Trung tâm nghiên cứu ñịnh lượng Hà Nội website: nghiencuudinhluong.com
SDT: 0422.390.699; 09456.49731 Tư vấn và ñào tạo SPSS, EViews
3
tuyến nếu đưa cả 2 biến TN/TTS và N/VCP và cùng một. phương trình hồi quy.
Nếu xảy ra điều này chúng ta sẽ giải quyết ở phần sau. Còn lại sẽ không có hiện
tượng đa cộng tuyến khi đưa các biến khác vào cùng một phương trình hồi quy
1.3. Phân tích hàm hồi quy
Để đánh giá bộ số liệu có tốt hay không chúng ta sẽ kiểm định tính dừng
của các biến phân tích, nếu biến không pải là dừng thì chúng ta sẽ lây sai phân
tới khi nào dừng thì thôi.
Tiến hành kiểm định tính dừng của số liệu cho thấy 2 phương pháp ADF
và PP đều có Prob <0,05 nên có thể kết luận các số liệu nghiên cứu đều dừng (
kết quả trong phụ lục)
Tiến hành phân thích hồi quy với dữ liệu mảng với các biến phụ thuộc lần
lượt là M/B, ROE, ROA, Tobin’s Q. Ban đầu sẽ chạy mô hình gộp Pool sau đó
nếu mô hình không tốt sẽ tiếp tục chạy mô hình tác động cố định FEM và tác
động ngẫu nhiên FEM. Thực hiện các kiểm định bỏ biến để thu được mô hình
tối ưu nhất. Và sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình tối ưu là FEM
hay REM
Trung tâm nghiên cứu ñịnh lượng Hà Nội website: nghiencuudinhluong.com
SDT: 0422.390.699; 09456.49731 Tư vấn và ñào tạo SPSS, EViews
4
1.4. . Hồi quy pool với các biến chung
M/B ROE ROA TOBIN’S Q
β S.E Prob β S.E Prob β S.E Prob β S.E Prob
C
-6,06 1,87 0,00 0,27 0,26 0,30 0,23 0,16 0,15 -3,55 1,45 0,031
Growth
-0,03 0,24 0,87 0,04 0,03 0,18 0,02 0,02 0,24 -0,03 0,19 0,87
Firm_size
0,29 0,06 0,00 -0,003 9E-3 0,75 9E-4 6E-3 0,87 0,20 0,05 0,00
N/VCP
0,33 0,24 0,17 -0,089 0,03 0,78 0,01 0,02 0,49 0,34 0,19 0,07
TN/TTS
-2,43 1,14 0,03 -0,01 0,16 0,94 -0,29 0,10 0,00 -2,48 0,88 0,00
R
2
24,76% 2,32% 22,11% 24,28%
Prob(F-s)
0,000 0,000 0,000 0,000
Trung tâm nghiên cứu ñịnh lượng Hà Nội website: nghiencuudinhluong.com
SDT: 0422.390.699; 09456.49731 Tư vấn và ñào tạo SPSS, EViews
5
Với các biến có Prob>0,05 nghi ngờ biến đó không có ý nghĩa tromg mô
hình, chúng ta tiếp tục thực hiện kiểm định bỏ biến để đưa ra được các biến phù
hợp với từng mô hình. Kết quả kiểm định bỏ biến được đưa ra trong bảng phụ
lục. Với Prob của kiểm định bỏ biến lớn hơn 0,05 ta chấp nhận giả thuyết : Các
biển bỏ đi không ảnh hưởng tới mô hình là hoàn toàn hợp lý.
Kết quả cuối cùng cho thấy chỉ có mô hình của ROE là không thể thực
hiện được với mô hình pool do các biến sử dụng mô hình pool với ROE không
có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Vì thế với ROE sẽ thực hiện chạy mô
hình FEM và REM. Sau khi kết quả 2 mô hình FEM và REM chúng ta sẽ sử
dụng kiểm điịnh Hausman để lựa chọn ra mô hình thích hợp nhất là FEM hay là
REM. Kết quả kiểm định Hausman cho ra Prob=0,0014<0,05 ta sẽ sử dụng mô
hình FEM làm mô hình tối ưu phân tích ROE.
Sau khi thực hiện kiểm định bỏ biến và lựa chọn mô hình thích hợp cho
ROE (thể hiện trong phụ lục) , đồng thời thực hiện kiểm định phần dư của mô
hình để đánh giá có sự tự tương quan trong mô hình hay không. Kết quả biểu đồ
cho thấy phần dư (thể hiện trong phụ lục) của các mô hình đều là một chuỗi
ngẫu nhiên không tuân theo quy luật nào. Điều đó chứng tỏ không có tự tương
quan trong mô hình. Mô hình thu được hoàn toàn hợp lý. Kết quả tổng hợp mô
hình như sau :
Trung tâm nghiên cứu ñịnh lượng Hà Nội website: nghiencuudinhluong.com
SDT: 0422.390.699; 09456.49731 Tư vấn và ñào tạo SPSS, EViews
6
1.5. Kết quả tổng hợp phân tích hồi quy
M/B ROE ROA TOBIN’S Q
β S.E Sig β S.E Sig β S.E Sig β S.E Sig
C
-6,2 1,73 0,00 0,26 0,01 0,00 0,20 0,19 0,00 -3,7 1,35 0,03
Growth - - - - - - - - - - - -
Firm_size
0,29 0,06 0,00
- - - - - -
0,19 0,04 0,00
N/VCP - - -
-0,08 0,01 0,00 - - -
- - -
TN/TTS
-1,06 0,51 0,00
- - -
-0,22 0,04 0,00 -1,08 0,40 0,00
R
2
23,31% 61,44% 20,42% 21,74%
Prob(F-s)
0,000 0,000 0,000 0,000
Trung tâm nghiên cứu ñịnh lượng Hà Nội website: nghiencuudinhluong.com
SDT: 0422.390.699; 09456.49731 Tư vấn và ñào tạo SPSS, EViews
7
Ở đây biến GROWTH hoàn toàn không ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt
động của các công ty. Chỉ tiêu M/B chỉ phụ thuộc vào FIRM_SIZE, TN/TTS ;
chỉ tiêu ROE chỉ phụ thuộc vào cán cân tài chính N/VCP ; Chỉ tiêu ROA chỉ
phụ thuộc vào cán cân tài chính TN/TTS ; Chỉ tiêu TOBIN’S Q phụ thuộc vào
FIRM_SIZE VÀ TN/TSS. Do trong các mô hình không tồn tại hai biến N/VCP
và TN/TTS được coi là có quan hệ chặt chẽ với nhau (dựa vào ma trận tương
quan) nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Do vậy ước lượng theo
các biến là hoàn toàn phù hợp.
Như vậy phương trình hồi quy của hiệu quả hoạt động kinh doanh qua
các chỉ tiêu được thể hiện như sau :
M/Bi = - 6,20 +0,29*Firm/Size - 1,06*TN/TTS+ u^it
ROEi= α + 0,26 -0,08*N/VCP + u^it
ROAi= 0,20 – 0,22* TN/TTS + u^it
Tobin’s Q= -3,71 + 0,19*Firm/Size – 1,08*TN/TTS + u^it
Bảng hệ số chặn α của các công ty trong mô hình hồi quy với biến phụ
thuộc là ROE :
CTY ROE
BBC
-0.169
BHS
0.041
CAN
-0.001
CAP
0.278
CLC
0.127
HAD
0.034
HHC
-0.058
HNM
-0.284
KDC
-0.124
LSS
-0.019
MSN
0.019
SBT
-0.062
SCD
-0.057
SGC
-0.014
TAC
-0.011
THB
-0.066
VCF
0.048
VDL
0.000
VLF
0.199
Trung tâm nghiên cứu ñịnh lượng Hà Nội website: nghiencuudinhluong.com
SDT: 0422.390.699; 09456.49731 Tư vấn và ñào tạo SPSS, EViews
8
CTY ROE
VNM
0.119
Với chỉ tiêu M/B thì cán cân tài chính ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động
của các công ty qua biến TN/TTS, bên cạnh đó biến quy mô cũng ảnh hưởng tới
tiêu chí M/B theo tỉ lệ thuận.
Với chỉ tiêu ROE thì biến cán cân tài chính N/VCP có tác động tỉ lệ
nghịch lên ROE, điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế. Ngoài ra các biến khác
không có ảnh hưởng gì tới chỉ tiêu ROE.
Với chỉ tiêu ROA thì biến cán cân tài chính TN/TTS có tác động tỉ lệ
nghịch lên ROA, Ngoài ra các biến khác không có tác động tới chỉ tiêu ROA.
Cuối cùng là biến Tobin’s Q cũng như chỉ tiêu M/B, cán cân thương mại
TN/TTS tác động tỉ lệ nghịch và biến quy mô cũng có tác động tỉ lệ thuận lên
chỉ tiêu Tobin’s Q.
Từ đó cho thấy tăng trưởng Growth của các công ty dường như không
ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công ty mà chính chán cân tài chính là
nguyên nhân chính dẫn tới hiệu quả hoạt động của các công ty tiếp đó là quy mô
của các công ty cũng là một trong những nguyên nhân làm thay đổi hiệu quả
hoạt động của các công ty.
1.6. Kết luận
Qua việc phân tích các mô hình hồi quy các biến hiệu quả hoạt động của
các công ty (M/B, ROE, ROA, Tobin’s Q) thì cấu trúc vốn đều ảnh hưởng tới
các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh tế của các công ty. Khi tỷ lệ nợ vay thấp thì
hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao và ngược lại khi tỉ lệ vay nợ càng cao
thì hiệu quả kinh doanh giảm đi.
Ngoài ra các chỉ tiêu tăng trưởng của các công ty dường như không có ý
nghĩa trong việc làm thay đổi hiệu quả hoạt động của các công ty này.
Nguyễn Duy
Nghiencuudinhluong.com