Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông – thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.24 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN VĂN HUY


Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH
PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2013



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài Nguyên
Khóa học : 2010 – 2014
Người hướng dẫn :
TS. Nguyễn Thị Lợi






Thái Nguyên, năm 2014



LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, bản thân em đã đươc dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Tài nguyên và Môi trường, cùng các thầy giáo, cô giáo trong Ban
giám hiệu, các phòng ban của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Đây là một khoảng thời gian rất quý báu, bổ ích và có ý nghĩa vô cùng
lớn đối với bản thân em. Quá trình học tập và rèn luyện tại trường đã giúp em
được trang bị kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và một lượng kiến thức về
xã hội nhất định để sau này khi ra trường em không phải bỡ ngỡ và để có thể
đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Để hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp được giao và hoàn chỉnh các
nội dung của khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu và nỗ lực của bản
thân, em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình và tâm huyết của các thầy giáo, cô
giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của
cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi. Đồng thời em còn nhận được sự quan tâm và
giúp đỡ của các chú, các cô, các anh, các chị trong Phòng Tài nguyên môi
trường của quận Hà Đông – TP Hà Nội. Với tấm lòng biết ơn của mình, em
xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và chân thành tới các thầy, các cô trong Khoa
Quản Lý Tài nguyên- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các chú,
các cô, các anh, các chị trong Phòng Tài nguyên môi trường của quận Hà
Đông – TP Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập được giao.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song bản khóa luận tốt nghiệp của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến
chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt
nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Văn Huy
MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 6
1.2. Mục đích nghiên cứu 7
1.3. Yêu cầu của đề tài 7
1.4. Ý nghĩa của đề tài 8
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập 8
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 8
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 9
2.1.1. Cơ sở pháp lý 9
2.1.2. Cơ sở thực tiễn 11
2.2. Các nội dung về chuyển quyền sử dụng đất 12
2.2.1. Các hình thức chuyển quyền sử dụng đất 12
2.2.2. Điều kiện thực hiện quyền chuyển quyền sử dụng đất 15
2.2.3. Hồ sơ thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất 15
2.3 Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 19
3.2.1. Địa điểm tiến hành 19
3.2.2. Thời gian tiến hành 19
3.3. Nội dung nghiên cứu 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20

3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 20
3.4.2. Phương pháp thống kê 20
3.4.3. Phương pháp kế thừa 20
3.4.4. Phương pháp so sánh 20
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Hà Đông 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 21
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến việc sử
dụng đất đai 37
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại quận Hà Đông – thành phố Hà Nội 38
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của quận Hà Đông 38
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai 41
4.3. Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa bàn quận Hà Đông giai
đoạn 2010 – 2013. 45
4.3.1. Đánh giá kết quả công tác chuyển đổi quyền sử dụng đất của quận Hà Đông
giai đoạn 2010 – 2013 45
4.3.2. Đánh giá kết quả công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất của quận Hà
Đông giai đoạn 2010 – 2013 46
4.3.3. Kết quả công tác tặng cho quyền sử dụng đất 48
4.3.4. Kết quả công tác thừa kế QSDĐ 50
4.3.5. Kết quả công tác thế chấp quyền sử dụng đất 51
4.3.6. Kết quả cho thuê và cho thuê lại QSDĐ tại quận Hà Đông giai
đoạn 2010 – 2013 53
4.3.7. Kết quả công tác bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ tại địa bàn quận Hà Đông giai
đoạn 2010 – 2013 53
4.3.8. Kết quả công tác góp vốn bằng giá trị QSDĐ tại địa bàn quận Hà Đông giai
đoạn 2010 – 2013 54
4.3.9.Tổng hợp và đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất từ 2010 – 2013 54
4.4 . Đánh giá công tác chuyển QSDĐ qua ý kiến người dân và cán bộ làm công tác

chuyển QSDĐ 55
4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền sử dụng đất
và nguyên nhân, giải pháp khắc phục. 61
4.5.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển QSDĐ đất. 61
4.5.2. Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục 61
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
5.1. Kết luận 63
5.2. Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Chuyển dịch kinh tế giai đoạn 2010-2013 26
Bảng 4.2. Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp (Giá cố định) 27
Bảng 4.3. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 27
Bảng 4.4. Hiện trạng SDĐ của quận Hà Đông năm 2013 39
Bảng 4.6. Kết quả tặng cho QSDĐ giai đoạn 2010 - 2013 48
Bảng 4.7. Kết quả thừa kế QSDĐ giai đoạn 2010 – 2013 50
Bảng 4.8. Kết quả công tác thế chấp bằng giá trị QSDĐ giai đoạn 2010 –
2013 52
Bảng 4.9 . Bảng tổng hợp kết quả chuyển QSDĐ giai đoạn 2010 -2013 54
Bảng 4.10. Đánh giá công tác chuyển QSDĐ qua ý kiến cán bộ Phòng TNMT 56
Bảng 4.11. Đánh giá công tác chuyển QSDĐ qua ý kiến cán bộ 57
VPĐK QSDĐ 57
Bảng 4.12. Đánh giá công tác chuyển QSDĐ qua ý kiến người SDĐ 59


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Ngữ Nghĩa
NĐ : Nghị định
CP : Chính phủ
TT : Thông tư
BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BTC : Bộ Tài Chính
QĐ : Quyết định
TTTL : Thông tư liên tịch
BXD : Bộ xây dựng
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
UBND : Ủy ban nhân dân
SDĐ : Sử dụng đất
QSDĐ : Quyền sử dụng đất


















PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện
tồn tại, phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là nơi sinh sống, lao động của con người. Đất đai là tài nguyên có hạn về số
lượng, về diện tích, có tính cố định về vị trí.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đẩy nhanh công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dẫn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng diễn ra
ồ ạt, cùng với nó là nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động: Nhà ở, kinh
doanh, dịch vụ ngày càng phát triển, dẫn đến việc quỹ đất nông nghiệp ngày
càng giảm mạnh. Vấn đề cấp bách đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về
đất đai là phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng đất cũng như tránh tình trạng xảy ra tranh chấp đất đai
gây mất trật tự xã hội. Xuất phát từ nhu cầu thực tế phát triển và hội nhập,
Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pháp
Luật Đất đai. Chuyển quyền sử dụng đất là một trong những quyền lợi cơ bản
của người sử dụng đất. Trên thực tế, chuyển quyền sử dụng đất là một hoạt
động diễn ra từ xưa đến nay và tồn tại dưới nhiều hình thức rất đa dạng. Tuy
nhiên chỉ đến Luật Đất đai 1993 chuyển quyền sử dụng đất mới được quy
định một cách có hệ thống về các hình thức chuyển quyền cũng như trình tự
thủ tục thực hiện các quyền đó. Theo luật đất đai 1993, người sử dụng đất có
thể tham gia 5 hình thức chuyển quyền sử dụng đất đó là: Chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất. Trong quá trình
thực hiện và sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003 ra đời, hoàn thiện hơn
và khắc phục những tồn tại của Luật Đất đai năm 1993, những vấn đề về

chuyển quyền sử dụng đất được quy định chặt chẽ và cụ thể về số hình thức
chuyển quyền (thêm 3 hình thức chuyển quyền sử dụng đất là tặng cho, góp
vốn và bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất) và thủ tục chuyển quyền cũng
như nhiều vấn đề liên quan khác.
Trong những năm qua, đặc biệt là nhiều năm trở lại đây việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của Nhà nước đại diện chủ sở hữu và chủ sử dụng đất
trong quản lý và sử dụng đất đai đã đạt được nhiều thành tích đáng kể song
vẫn gặp nhiều khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện Luật Đất đai. Do
đó, để thấy được những mặt tồn tại và yếu kém trong công tác quản lý Nhà
nước về Đất đai nói chung và trong việc đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa
vụ của Nhà nước và chủ sở hữu trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, ta
cần đánh giá một cách khách quan trong những kết quả đã đạt được, từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm nhằm quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả nhất.
Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu trên, được sự nhất trí của Ban giám
hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên & Môi trường, Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị
Lợi, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả công tác chuyển
QSDĐ trên địa bàn quận Hà Đông – thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 –
2013” để có cái nhìn đúng đắn về công tác chuyển quyền SDĐ, phát huy ưu
điểm, hạn chế những nhược điểm và khắc phục những tồn tại trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Hà Đông trong thời gian tới.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác chuyển QSDĐ ở quận Hà Đông trong
giai đoạn 2010 – 2013.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn từ đó tìm ra các nguyên nhân và
đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
hiện nay và cho tương lai.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững nội dung của công tác chuyển quyền SDĐ đai theo quy
định của Luật Đất đai 2003, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất

đai của trung ương và địa phương.
- Xác định thực trạng của công tác chuyển QSDĐ đang diễn ra ở địa
phương trong thời gian qua. Thu thập số liệu điều tra đảm bảo tính trung thực,
khách quan.
- Tìm hiểu các nguyên nhân từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất các
giải pháp cho các cấp có thẩm quyền phải phù hợp với thực tế của địa phương
và phù hợp với luật pháp do Nhà nước quy định nhằm đẩy mạnh công tác ở
địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
Thông qua thời gian thực tập sẽ giúp sinh viên tiếp cận với các công
việc thực tế tại địa phương nhằm áp dụng được các kiến thức đã được học
trong nhà trường, đồng thời làm phong phú hơn các kiến thức thực tế, linh
hoạt trong áp dụng lý thuyết ra thực tiễn đặc biệt là xung quanh những vấn đề
nghiên cứu. Mặt khác, trong quá trình thực tập tạo cơ hội khẳng định mình, từ
đó sẽ làm tốt các công việc sau khi tốt nghiệp ra trường.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Từ quá trình nghiên cứu sẽ rút ra những kinh nghiệm trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác chuyển QSDĐ nói riêng.
Đề xuất những ý kiến nhằm giúp cơ quan chức năng ở địa phương có những
phương hướng trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở địa
phương.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
2.1.1.1. Một số các văn bản pháp quy của Nhà nước ban quy định liên quan
tới công tác chuyển quyền sử dụng đất
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

- Luật Đất đai 2003 ban hành ngày 26/11/2003 được Quốc hội thông
qua gồm 8 hình thức chuyển QSDĐ: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị
QSDĐ.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi
hành Luật Đất đai.
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về thu
tiền SDĐ.
- Luật dân sự năm 2005 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/04/2005
hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người SDĐ thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005
của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế
chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.
- Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006
về sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số
05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16 tháng 06 năm 2005 của Bộ tư pháp và
Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng
giá trị QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006
của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng,
chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người SDĐ.
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về GCN QSDĐ.
- Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT/BTP-BXD-BTNMT-NHNN
ngày 21/05/2007 của Bộ tư pháp, Bộ xây dựng, Bộ tài nguyên và Môi trường,
Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về việc
ban hành Quy định bổ sung về việc cấp GCN QSDĐ, thu hồi đất, thực hiện

QSDĐ, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp
GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên
và Môi trường Quy định về GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
2.1.1.2. Các văn bản pháp quy của quận Hà Đông thành phố Hà Nội quy định
về việc chuyển quyền sử dụng đất
- Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND
Thành phố Hà Nội về việc thu phí thẩm định cấp QSDĐ trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
- Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 1/7/2009 của UBND thành
phố Hà Nội về việc ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan quản lý
hành chính Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 121/2009/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 của UBND
Thành phố Hà Nội ban hành quy định về trình tự thủ tục cho phép hộ gia
đình, cá nhân chuyển mục đích SDĐ vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở
trong khu dân cư nhưng chưa được công nhận là đất ở và đất nông nghiệp xen
kẽ trong khu dân cư (không thuộc đất công sang đất phi nông nghiệp trên địa
bàn thành phố Hà Nội).
- Quyết định số 1200/2010/QĐ-UBND ngày 29/07/2010 về việc ban
hành quy trình cấp GCN, chuyển quyền SDĐ, QSH, đăng ký chuyển mục
đích SDĐ, đăng ký thế chấp và xóa thế chấp bằng QSDĐ cho hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước
ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.

2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Cùng với sự phát triển của toàn cầu, Việt Nam cũng đang dần đổi mới
với xu thế hiện đại hoá đất nước. Xã hội ngày càng phát triển, thị trường đất
đai ngày càng sôi động, vì vậy nhu cầu chuyển quyền SDĐ của người sử dụng
cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là một tất yếu khách
quan nhằm đạt tới một sự phát triển cao hơn, phù hợp hơn nhằm đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của người sử dụng cũng như của toàn xã hội.
Hà Đông là một quận nằm ở phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, trong quá
trình phát triển và hội nhập với thành phố Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn trong
công tác quản lý đất đai. Phải nhanh chóng cập nhật các thông tư nghị định mới
của thành phố. Đa phần người dân chưa bắt kịp với những thay đổi, những hiểu
biết về đất đai còn hạn chế, các hộ chưa thấy được tầm quan trọng của tính pháp
lý đối với đất đai mà các hộ đang có. Còn rất nhiều hộ tự ý chuyển quyền sử
dụng cho nhau mà không thông qua pháp luật, chính vì vậy công tác quản lý nhà
nước về đất đai còn khó khăn.
Bắt đầu từ khi có Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003 đến nay cùng với
sự cố gắng trong công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân thì công tác
quản lý có nhiều thay đổi khả quan hơn trước. Người dân ý thức hơn về vấn
đề QSDĐ và việc thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về chuyển quyền SDĐ.
Đây là một trong những nội dung cần phát huy hơn nữa nhằm tạo tiền đề cho
người dân tích cực tham gia sản xuất phát triển kinh tế nói riêng và cho quận
nói chung trong việc thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài để xây dựng cơ sở
hạ tầng, nâng cao đời sống cho nhân dân, thay đổi bộ mặt của quận trong
tương lai.
2.2. Các nội dung về chuyển quyền sử dụng đất
2.2.1. Các hình thức chuyển quyền sử dụng đất
2.2.1.1. Quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất
Quyền chuyển đổi QSDĐ là quyền mà người SDĐ được tự động
chuyển đổi đất đai cho nhau, thực chất của hoạt động đổi đất cho nhau là bao
hàm việc “ đổi đất lấy đất ” giữa các chủ thể SDĐ nhằm mục đích chủ yếu là

tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với tình hình của các hộ gia đình sản xuất
nông nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán đất đai như hiện nay
(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [6].
Việc chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp chỉ được thực hiện giữa các hộ gia
đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn theo khoản 2 điều 113 của
Luật Đất đai 2003 và điều 99 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
Ngoài ra, theo điều 102 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định hộ
gia đình, cá nhân SDĐ nông nghiệp do được Nhà nước giao đất hoặc do
chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho QSDĐ hợp
pháp từ người khác thì được chuyển đổi đất nông nghiệp đó cho hộ gia đình,
cá nhân khác trong cùng một xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp theo chủ
trương chung về “dồn điền đổi thửa” thì không phải nộp thuế thu nhập từ việc
chuyển quyền SDĐ, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.
Trình tự thủ tục của chuyển đổi quyền SDĐ được quy định tại điều 126
của Luật đất đai 2003 và điều 147 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
2.2.1.2. Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng QSDĐ là một trong các hình thức chuyển quyền SDĐ
phổ biến nhất. Thực chất chuyển nhượng QSDĐ là việc chuyển quyền SDĐ
cho người khác trên cơ sở có giá trị, người nhận QSDĐ phải trả cho người có
đất một khoản tiền hoặc hiện vật tương ứng với chi phí mà họ đã bỏ ra để có
được QSDĐ và tất cả những chi phí đầu tư làm tăng giá trị của đất (Nguyễn
Khắc Thái Sơn, 2007) [6].
Luật đất đai 2003 chỉ cho phép chuyển nhượng QSDĐ khi đảm bảo đủ
các điều kiện quy định tại điều 106.
Theo Nghị định 181/2004/NĐ – CP (2004) [4] tại điều 103 quy định cụ
thể các trường hợp được nhận chuyển nhượng QSDĐ trừ các trường hợp sau:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng,
nhận tặng cho QSDĐ đối với các trường hợp mà pháp luật không cho phép
chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ.

2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng QSDĐ chuyên trồng
lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ
trường hợp được chuyển mục đích QSDĐ theo quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã
được xét duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không
được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ chuyên trồng lúa nước.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng
cho QSDĐ ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu
phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng; trong khu vực rừng phòng hộ nếu
không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó.
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng QSDĐ được quy định cụ thể tại điều
127 của Luật đất đai 2003 và điều 148 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
2.2.1.3.Quyền cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất
Cho thuê và cho thuê lại QSDĐ là việc người SDĐ nhường QSDĐ của
mình cho người khác theo sự thỏa thuận trong một thời gian nhất định bằng
hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Cho thuê khác với cho thuê lại QSDĐ. Cho thuê QSDĐ là việc người
SDĐ nhường QSDĐ của mình cho người khác mà đất đó không có nguồn gốc
đất thuê. Còn cho thuê lại QSDĐ là việc người SDĐ nhường QSDĐ của mình
cho người khác mà đất đó có nguồn gốc là đất thuê. Trong Luật đất đai 1993
thì việc cho thuê lại chỉ diễn ra với đất mà người SDĐ thuê lại của Nhà nước
trong một số trường hợp nhất định, còn trong Luật đất đai 2003 thì không cấm
việc cho thuê lại (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [6].
Trình tự, thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại QSDĐ được quy định tại
điều 128 của Luật đất đai 2003 và điều 149 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
2.2.1.4. Quyền thừa kế quyền sử dụng đất
Thừa kế QSDĐ là việc người SDĐ khi chết đi để lại QSDĐ của mình
cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Quyền thừa kế QSDĐ được quy định chủ yếu trong Bộ luật Dân sự.
Tại khoản 5 điều 113 của Luật đất đai 2003 và điều 99 của Nghị định

181/2004/NĐ-CP quy định quyền thừa kế QSDĐ:
1. Cá nhân có quyền để thừa kế QSDĐ của mình theo di chúc hoặc
theo pháp luật.
2. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết
thì QSDĐ của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
3. Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều 121 của Luật này thì được
nhận thừa kế QSDĐ; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều
121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.
Trình tự, thủ tục của việc đăng ký thừa kế QSDĐ được quy định cụ thể
tại điều 129 Luật đất đai 2003 và điều 151 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
2.2.1.5. Quyền tặng cho quyền sử dụng đất
Tặng cho QSDĐ là một hình thức chuyển QSDĐ cho người khác theo
quan hệ tình cảm mà người chuyển QSDĐ không thu lại tiền hoặc hiện vật
nào cả.
Trình tự, thủ tục đăng ký tặng cho QSDĐ được quy định cụ thể tại điều
129 của Luật đất đai 2003 và điều 152 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
2.2.1.6. Quyền thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất
Thế chấp QSDĐ là việc người SDĐ đem QSDĐ của mình đến thế chấp
cho một tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế hoặc các nhân nào đó theo quy định của
pháp luật để vay tiền hoặc mua chịu hàng hóa trong một thời gian nhất định theo
thỏa thuận.
Tại điều 113 và 114 của Luật đất đai quy định quyền của người SDĐ
đối với việc thế chấp QSDĐ.
Trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp QSDĐ quy định tại điều 130 của
Luật đất đai và điều 153 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
2.2.1.7. Quyền bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất
Quyền bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ là quyền mà người SDĐ sử dụng
giá trị QSDĐ của mình để bảo lãnh cho một người khác vay vốn hoặc mua
chịu hàng hóa khi chưa có tiền trả ngay.

Trình tự, thủ tục đăng ký bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ được quy định tại
điều 130 của Luật đất đai và điều 153 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
2.2.1.8. Quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
Góp vốn bằng giá trị QSDĐ là việc người SDĐ có quyền coi giá trị
QSDĐ của mình như một loại tài sản dân sự đặc biệt để góp với người khác
cùng hợp tác sản xuất kinh doanh. Việc góp vốn này có thể xảy ra giữa hai
hay nhiều đối tác và rất linh động.
Tại điều 113 và 114 của Luật đất đai quy định quyền của người SDĐ
đối với việc góp vốn bằng giá trị QSDĐ .
Trình tự, thủ tục đăng ký góp vốn bằng giá trị QSDĐ được quy định cụ
thể tại điều 131 của Luật đất đai và điều 155 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
2.2.2. Điều kiện thực hiện quyền chuyển quyền sử dụng đất
Theo Luật đất đai 2003 tại điều 106 của Luật đất đai quy định như sau:
Người SDĐ được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
QSDĐ theo quy định tại khoản 2 điều 110; khoản 2 và khoản 3 điều 112; các
khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 điều 113; khoản 2 điều 115; điểm b khoản 1, các
điểm b, c, d, đ và e khoản 3 điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và c khoản 2
điều 120 của Luật này khi có các điều kiện sau đây:
a/ Có GCN QSDĐ;
b/ Đất không có tranh chấp;
c/ QSDĐ không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d/ Trong thời hạn SDĐ.
2.2.3. Hồ sơ thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất
2.2.3.1. Hồ sơ thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất
Hồ sơ gồm hợp đồng chuyển đổi QSDĐ và GCN QSDĐ hoặc một
trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật
đất đai 2003 (nếu có).
Hợp đồng chuyển đổi QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân phải có chứng
thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận

của công chức Nhà nước.
Hồ sơ chuyển đổi QSDĐ nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất
để chuyển cho văn phòng đăng ký QSDĐ.
2.2.3.2. Hồ sơ thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hồ sơ gồm hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và GCN QSDĐ hoặc một
trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật
đất đai 2003 (nếu có).
Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ phải có chứng nhận của công chức
Nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá
nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chức nhà nước hoặc
chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ nộp tại văn phòng đăng ký QSDĐ ;
trường hợp hộ gia đình, cá nhân SDĐ tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi
có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký QSDĐ.
2.2.3.3. Hồ sơ thực hiện quyền cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
Hồ sơ gồm hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ và GCN QSDĐ
hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50
của Luật đất đai 2003 (nếu có).
Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ phải có chứng nhận của công
chức Nhà nước; trường hợp hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ của hộ gia
đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chức nhà
nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký QSDĐ ; trường hợp hộ gia
đình, cá nhân SDĐ tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi có đất để chuyển
cho văn phòng đăng ký QSDĐ.
2.2.3.4. Hồ sơ thực hiện quyền thừa kế QSDĐ
Hồ sơ gồm di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết
định giả quyết tranh chấp về thừa kế QSDĐ của Tòa án nhân dân đã có hiệu
lực pháp luật và GCN QSDĐ ; trường hợp người được nhận thừa kế là người
duy nhất thì hồ sơ thừa kế gồm đơn đề nghị và GCN QSDĐ hoặc một trong

các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật Đất
đai 2003 (nếu có).
Hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký QSDĐ ; trường hợp hộ gia
đình, cá nhân SDĐ tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi có đất để chuyển
cho văn phòng đăng ký QSDĐ.
2.2.3.5. Hồ sơ thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất
Hồ sơ gồm văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc
quyết định của tổ chức tặng cho QSDĐ và GCN QSDĐ hoặc một trong các
loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật đất đai
2003 (nếu có).
Hợp đồng tặng cho QSDĐ phải có chứng nhận của công chức Nhà
nước; trường hợp hợp đồng tặng cho QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân thì được
lựa chọn hình thức chứng nhận của công chức nhà nước hoặc chứng thực của
UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký QSDĐ; trường hợp hộ gia đình,
cá nhân SDĐ tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi có đất để nộp cho văn
phòng đăng ký QSDĐ.
2.2.3.6. Hồ sơ thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất
Hồ sơ gồm hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ và GCN QSDĐ
hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50
của Luật Đất đai 2003 (nếu có).
Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh QSDĐ phải có chứng nhận của công chức
Nhà nước; trường hợp hợp đồng thế chấp, bảo lãnh QSDĐ của hộ gia đình, cá
nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chức nhà nước hoặc
chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký QSDĐ; trường hợp hộ gia đình,
cá nhân SDĐ tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi có đất để nộp cho văn
phòng đăng ký QSDĐ.
2.2.3.7. Hồ sơ thực hiện quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
Hồ sơ gồm hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ và GCN QSDĐ hoặc một

trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật
Đất đai 2003 (nếu có).
Hợp đồng góp vốn QSDĐ phải có chứng nhận của công chức Nhà
nước; trường hợp hợp đồng góp vốn QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân thì được
lựa chọn hình thức chứng nhận của công chức nhà nước hoặc chứng thực của
UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký QSDĐ ; trường hợp hộ gia đình,
cá nhân SDĐ tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi có đất để nộp cho văn
phòng đăng ký QSDĐ.
2.3 Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam có nền
kinh tế, văn hóa, xã hội rất phát triển. Vì thế công tác quản lý và SDĐ đai rất
được chú trọng và quan tâm. Trong đó công tác chuyển quyền SDĐ cũng là
một hoạt động diễn ra rất sôi nổi trên địa bàn thành phố. Ở đây tập trung hầu
như toàn bộ các hình thức chuyển quyền SDĐ như chuyển nhượng, thừa kế,
thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng QSDĐ. Từ khi Hà Nội mở rộng địa giới
hành chính sang toàn bộ tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc,
Hà Nội trở thành thủ đô có diện tích lớn nhất cả nước theo đó hoạt động
chuyển quyền cũng diễn ra sâu rộng, phức tạp hơn đòi hỏi sự quản lý được
quan tâm nhiều hơn. Trong đó Hà Đông là một quận mới xác nhập, công tác
quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn, hiện đang đẩy mạnh các công tác
quản lý về đất đai có thêm sự đầu tư của thành phố Hà Nội đã có những thành
tựu nhất định song sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý đất đai mang lại
hiệu quả và bền vững.



PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác chuyển quyền SDĐ tại Quận Hà Đông – thành phố Hà Nội
giai đoạn 2010 – 2013.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Tất cả các hình thúc chuyển quyền SDĐ trên địa bàn Quận Hà Đông –
thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm tiến hành
Phòng Tài nguyên & Môi trường Quận Hà Đông – thành phố Hà Nội.
3.2.2. Thời gian tiến hành
Từ tháng 01/2014 đến tháng 04/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hà Đông
Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình
quản lý và SDĐ trên địa bàn quận.
* Tình hình quản lý và sử dụng đất đai Quận Hà Đông
- Hiện trạng SDĐ đai năm 2013.
- Tình hình quản lý đất đai.
* Thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa bàn Quận
Hà Đông giai đoạn 2010 – 2013
- Đánh giá công tác chuyển đổi QSDĐ Quận Hà Đông.
- Đánh giá công tác chuyển nhượng QSDĐ Quận Hà Đông.
- Đánh giá công tác tặng cho QSDĐ Quận Hà Đông.
- Đánh giá công tác thừa kế QSDĐ Quận Hà Đông.
- Đánh giá công tác thế chấp QSDĐ Quận Hà Đông.
- Đánh giá công tác cho thuê, cho thuê lại QSDĐ Quận Hà Đông.
- Đánh giá công tác bảo lãnh QSDĐ Quận Hà Đông.
- Đánh giá công tác góp vốn QSDĐ Quận Hà Đông.
* Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất qua ý kiến người

dân và cán bộ làm công tác chuyển quyền sử dụng đất
* Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển
quyền sử dụng đất và nguyên nhân, giải pháp khắc phục
- Thuận lợi.
- Khó khăn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên của quận Hà Đông.
+ Thu thập các số liệu, tài liệu về kinh tế - xã hội của quận Hà Đông.
+ Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan tới công tác chuyển quyền
SDĐ của quận và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra phỏng vấn cán bộ
phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hà Đông (10 phiếu), cán bộ Văn
Phòng Đăng Ký (5 phiếu) và đối tượng SDĐ (30 phiếu điều tra ngẫu nhiên
các phường trong quận Hà Đông) theo mẫu phiếu điều tra (phụ lục 01, 02,
03) với tổng 45 phiếu để thu thập số liệu phục vụ cho việc đánh giá những
thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển quyền SDĐ trên địa bàn quận.
3.4.2. Phương pháp thống kê
Sử dụng phần mềm Excel để thống kê các số liệu có liên quan tới công
tác chuyển QSDĐ để tổng hợp làm căn cứ cho phân tích số liệu đảm bảo tính
hợp lý, có cơ sở khoa học cho đề tài.
3.4.3. Phương pháp kế thừa
Sử dụng các kết quả có sẵn làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá
nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.
3.4.4. Phương pháp so sánh
Thông qua các số liệu sẵn có, các số liệu thu thập, tổng hợp được để lựa
chọn các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và đúng với thực tế khách quan.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Hà Đông
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Hà đông có toạ độ địa lý 20
o
59
'
vĩ độ Bắc, 105
o
45
'
kinh Đông,
nằm dọc 2 bên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình cách trung tâm Thành phố Hà
Nội 13 km về phía Tây, có diện tích tự nhiên 4.833,66 ha. Gồm 17 đơn vị
hành chính phường, có danh giới tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm;
Phía Nam giáp huyện Thanh Oai;
Phía Đông giáp huyện Thanh Trì;
Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Quốc Oai.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Hà Đông nằm trong vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng
bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng
3,5m - 6,8m.
Địa hình thành phố chia ra làm 3 khu vực chính:
- Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ;
- Khu vực Bắc sông La Khê;
- Khu Vực Nam sông La Khê;
Với đặc điểm địa hình bằng phẳng quận Hà Đông có điều kiện thuận

lợi trong thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ, tăng
năng suất. Tuy vậy cũng cần củng cố hệ thống kênh mương để chủ động trong
việc tưới và tiêu để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.3. Khí hậu
Quận Hà Đông nằm trong nền chung của khí hậu miền bắc Việt Nam
và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng Bắc bộ với các đặc điểm như sau:
Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của
gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23
0
C, lượng mưa trung bình 1700 mm -
1800 mm.
Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm dao động 23,1
0
C - 23,3
0
C tại
trạm Hà Đông. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ
trung bình thấp nhất là 13,6
0
C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ
trung bình thường trên 26
0
C, tháng nóng nhất là tháng 7.
Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83-85%. Tháng có ẩm độ
trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (87-89%), các tháng có độ ẩm tương
đối thấp là các tháng 11, tháng 12 (80-81%).
Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120-140 ngày nắng với tổng số
giờ nắng trung bình tại trạm của quận là 1.617giờ. Tuy nhiên số giờ nắng
không phân bổ đều trong năm, mùa Đông thường có những đợt không có

nắng kéo dài 2-5 ngày, mùa Hè số giờ nắng trên ngày cao.
Chế độ mưa: lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 chiếm 85-90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập
trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau chiếm 10-15% lượng mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn, tháng
mưa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên tự nhiên
* Tài nguyên đất:
Điều kiện thổ nhưỡng đất đai của quận Hà Đông chủ yếu là đất thịt, thịt
nhẹ và đất bãi bồi dọc theo sông Đáy.
Nằm trong vùng đồng bằng của Hà Nội, quận Hà Đông có các loại
đất chính như sau:
- Đất phù sa được bồi (Pb) diện tích là 261 ha chiếm khoảng 10% tổng
diện tích đất nông nghiệp, phân bố các vùng ngoài đê của sông Đáy, tập trung
chủ yếu tại các phường Biên Giang và Đồng Mai.
- Đất có màu nâu tươi đến nâu thẫm, theo số liệu phân tích loại đất này
có phản ứng gần trung tính, thành phần cơ giới thịt nhẹ (tỷ lệ cấp hạt sét
<0,002mm, ở tầng mặt dưới 10%). Hàm lượng mùn nghèo (0,56% và 1,03%)
và có xu hướng giảm theo chiều sâu phẫu diện. Đạm lân tổng số đều ở mức
nghèo, kali tổng số giàu (đạm 0,075%, lân 0,08%, kali 1,12%), lân dễ tiêu
thấp (dưới 3mg/100g đất) kali dễ tiêu khá (trên 10g/100g đất). Trong thành
phần cation trao đổi thì hàm lượng Ca++ cao (>12mg/100g đất), magiê thấp
(<2,5mg/100g đất).
Đây là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hàng hoá (cây ăn
quả, rau xanh). Hiện nay mới bước đầu thực hiện tổ chức sản xuất, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng ở một số khu vực.
- Đất phù sa không được bồi (P) diện tích là 1.049 ha chiếm 37,4 %
diện tích đất nông nghiệp phân bố rộng khắp theo các dải đê chính của sông
Nhuệ và sông Đáy tập trung chủ yếu ở các phường Dương Nội, Đồng Mai và
phân bố rải rác tại các phường Phúc La, Vạn Phúc, Văn Mỗ và các phường

Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lãm.
Đất có màu nâu tươi, hình thái phẫu diện khá đồng nhất. Theo số liệu
phân tích, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống dưới sâu PH (KCL)
càng tăng. Hàm lượng mùn trung bình (1,6%), lân khá (0,17%), kali cao
(1,58%), kali dễ tiêu khá (16mg/100g đất), lân dễ tiêu thấp (1,18mg/100g đất).
- Đất phù sa gley(Pg) diện tích chiếm 1.472 ha chiếm 52,5% diện tích
đất nông nghiệp của Quận phân bố ở vùng có địa hình thấp ngập nước trong
thời gian dài, mực nước ngầm nông. Đất phù sa gley tập trung chủ yếu tại 3
phường: (Phú Lương, Yên Nghĩa, Kiến Hưng) và một phần phân bố tại các
phường (Dương Nội, Phú Lãm, các phường Hà Cầu, Vạn Phúc). Do phân bố
ở địa hình thấp, bị ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông, nền
đất thường bị gley từ trung bình đến mạnh. Qua số liệu phân tích cho thấy tỷ
lệ cấp hạt sét (<0,002mm) ở các tầng rất cao và tăng theo chiều sâu phẫu diện,
đất có phản ứng chua (PHKCl = 4,3 - 4,7). Hàm lượng mùn cao (2,5%), đạm,
kali tổng số cao (0,22% và 1,96%) trong khi lân tổng số thấp(0,073%), lân dễ
tiêu nghèo(1,18mg/100g đất), kali dễ tiêu trung bình (10mg/100g đất).
* Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước mặt
- Sông Nhuệ nối với sông Hồng tại Cống Chèm (Hà Nội), đoạn chảy qua
quận Hà Đông có chiều dài 7 km, có tác dụng tưới và thoát nước cho địa bàn quận
Hà Đông nói riêng và một số quận, huyện của thành phố Hà Nội nói chung.
- Sông Đáy: Là một phân lưu chính của sông Hồng, về mùa cạn đoạn từ
cửa Hát Môn đến Đập Đáy (Đan Phượng) chỉ còn là một lạch nhỏ vì cửa sông
đã bị ngăn cách với sông Hồng bởi đê Vân Cốc và Đập Đáy, chỉ khi phân lũ
mới được mở cửa Đập Đáy tiêu nước cho sông Hồng. Sau khi chương trình
làm sống lại dòng sông Đáy được thực hiện thì đây là nguồn cung cấp nước
tưới và tiêu quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội nói
chung và quận Hà Đông nói riêng.
Tài nguyên nước ngầm:
- Theo tài liệu thuyết minh địa chất thuỷ văn của PTS. Ngô Ngọc Cát

(chủ biên - trưởng phòng nghiên cứu nước dưới đất thuộc Trung tâm địa lý
Tài nguyên) thì Quận Hà Đông nằm trong khu vực đồng bằng nên nhìn chung
nước ngầm dồi dào và ở nông, có thể khai thác phục vụ trong sản xuất và sinh
hoạt với trữ lượng khá.
* Tài nguyên nhân văn
Với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Hà Đông có nhiều danh thắng, di
tích lịch sử, công trình văn hoá - nghệ thuật cùng các di tích phi vật thể
khác, các lễ hội, làng nghề và văn hoá dân gian. Những đặc trưng văn hoá
Việt là nguồn lực và lợi thế cho phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ
truyền thống đem lại những giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu các sản
phẩm này cũng như phục vụ cho du lịch và các dịch vụ văn hoá khác. Trên
địa bàn quận có 78 di tích được xếp hạng. Trong đó có 68 di tích được xếp
hạng cấp quốc gia và 10 di tích được xếp hạng cấp thành phố. Cụ thể như sau:
Hệ thống đình- chùa-miếu: hiện có 26 chùa (trong đó có 17 chùa được
xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Bộ và 6 chùa xếp loại cấp tỉnh); 35 đình
(34 đình được xếp hạng di tích lịch sử); 7 miếu (6 miếu được xếp hạng di tích
lịch sử) và 5 nhà thờ thiên chúa giáo. Đình-chùa- miếu tại Hà đông là nơi lưu
giữ nhiều nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trạm trổ độc đáo của nhân dân.
Tượng đài Nguyễn Trãi trong công viên - vườn hoa Nguyễn Trãi. Nhiều lễ
hội gắn với di tích và cùng đi với di tích tạo thành một sản phẩm du lịch
độc đáo. Ngoài ra trong quận Hà Đông còn có nhiều Làng nghề nổi tiếng
như: Dệt tơ lụa làng Vạn Phúc, nghề thêu ở Yên Thái, nghề Ở làng Đa Sỹ…
tất cả các yếu tố trên kết hợp với nhau tạo ra sự phát triển cho ngành du lịch.

×