Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.14 KB, 135 trang )

1



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là một trong những nhà văn hàng đầu
của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với ba mươi năm cầm bút và hai chặng đường
sáng tác trước và sau 1975, Nguyễn Minh Châu chiếm một vị trí không thể thay thế và
có những đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại. đặc biệt sau năm 1975, Nguyễn
Minh Châu là một trong những : “Nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất”
(Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học. Ở Nguyễn Minh Châu, sự đổi mới
mạnh mẽ trong ý thức nghệ thuật luôn đi liền với những tìm tòi đổi mới trong sáng tác
của nhà văn . Với “sự dũng cảm rất điềm đạm”, ông xứng đáng là “người kế tục xuất
sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường cho những
cây bút trẻ sau này” (Nguyễn Khải). Do vậy, việc lựa chọn đề tài:Nghệ thuật tự sự của
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới trước hết chúng tôi muốn bày tỏ lòng
kính yêu, trân trọng đối với con người và văn phẩm của nhà văn Nguyễn Minh Châu-
một nghệ sĩ- chiến sĩ luôn day dứt, trăn trở trên con đường đổi mới, sáng tạo văn
chương, một tấm gương điển hình, mẫu mực về tinh thần trách nhiệm cao cả trước sự
nghiệp của mình.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu viết nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, tiểu
luận phê bình…) nhưng thể loại mà ông tự cho là sở trường của mình là truyện ngắn
“mình viết văn suốt ngày tràng giang đại hải, có khi chỉ còn lại được vài ba truyện
ngắn”.
Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là truyện ngắn sau 1975 đă thể hiện
mối quan tâm sâu sắc và thường trực của nhà văn trước số phận và nỗi khổ đau của con
người. Những tác phẩm này đã mở ra bình diện mới của hiện thực cùng những hướng
tiếp cận mới. Sự quan tâm của tác giả hướng vào đời sống thế sự hàng ngày đang ẩn
chứa bao nhiêu vấn đề của các quan hệ nhân sinh, đạo đức và các số phận con người.
2




Cùng với những đổi mới trong quan niệm và cách tiếp cận hiện thực và con
người, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã có những tìm tòi, thể nghiệm để đổi mới cách
viết mà nổi bật là nghệ thuật tự sự. Chính vì thế, lựa chọn đề tài Nghệ thuật tự sự của
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới , chúng tôi muốn đặt truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu dưới góc nhìn của Tự sự học để có thể khám phá những đặc sắc
trong “kỹ thuật tự sự” của tác giả này.
Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, bên cạnh việc đáp ứng
nhu cầu thưởng thức còn đem lại ý nghĩa thực tiễn. Giải quyết thành công đề tài này,
chúng tôi hi vọng góp thêm một phần nhỏ vào việc nâng cao hiểu biết về chất lượng
dạy học truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở nhà trường phổ thông và đại học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định cá tính nghệ thuật và phong cách truyện ngắn độc đáo của
Nguyễn Minh Châu sau 1975
- Khẳng định những đóng góp về mặt nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong
nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung thuộc phạm trù nghệ thuật tự sự trong
sáng tác văn học.
- Vận dụng lý thuyết đó khảo sát, phân tích nghệ thuật tự sự trong các tác phẩm
truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.
- Khái quát một cách khoa học về phong cách nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tự
sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tập trung khảo sát ở mảng truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu gồm
các tập: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983); Bến quê (1985); Cỏ lau (1989).
Tuy nhiên, các dẫn chứng sử dụng trong luận văn phần lớn chúng tôi trích ra từ Tuyển
tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (NXB Văn học, 2006)
3



- Khảo sát thêm một số sáng tác trước năm 1975 cũng như tiểu luận “Trang
giấy trước đèn” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh
Châu bằng những phương pháp sau: phương pháp tiếp cận Thi pháp học, Tự sự học,
phương pháp nghiên cứu tác giả, phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp loại
hình. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: khảo sát, tổng hợp,
thống kê, so sánh. Các phương pháp trên không hề tách rời nhau mà luôn hài hoà, bổ
sung trong quá trình nghiên cứu Luận văn.
6. Đóng góp của Luận văn
Thực hiện đề tài này, từ góc độ tự sự học, một lần nữa chúng tôi khẳng định
những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trên một số phương diện: cốt truyện, kết cấu,
nhân vật và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới.











4


NỘI DUNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1. Nghệ thuật tự sự trong nghiên cứu văn học
“Tự sự học” là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học, lấy nghệ
thuật làm đối tượng, phần nào đó tương ứng với “thi học” nghĩa hẹp, là lĩnh vực lấy
nghệ thuật thi ca làm đối tượng nghiên cứu. Xung quanh vấn đề này còn nhiều tranh
cãi trong giới nghiên cứu. Trong phạm vi vấn đề đã đưa ra chúng tôi chỉ xin điểm qua
một số ý kiến tiêu biểu sau:
GS. TS Trần Đình Sử cho rằng tự sự học “vốn là một nhánh của thi pháp học
hiên đại, hiểu theo nghĩa rộng nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên
quan, hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự
sự nhằm tìm một cách đọc”[ 69, 11].
Tên gọi “Tự sự học”- Narratology, Narratologie, là do nhà nghiên cứu Pháp
gốc Bungary T.Todorov đề xuất năm 1969, trong sách Ngữ pháp “ Câu chuyện mười
ngày”. Ngày nay, tự sự không còn đơn giản là việc kể chuyện, mà là một phương pháp
không thể thiếu để giải thích, lý giải quá khứ, có nguyên lý riêng. J.H.Miller, nhà giải
cấu trúc Mỹ có nói ( 1993): “Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự và từ
trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến
cố”[69,12]. Jonathan Culler (1998) cũng nói: “Tự sự là phương thức chủ yếu để con
người hiểu biết sự vật”[69,12]. Muốn hiểu biết một sự vật nào thì người ta kể câu
chuyện về sự vật đó. Bản chất của tự sự ngày nay được hiểu là một sự truyền đạt thông
tin, là quá trình phát ra đơn phương trong quá trình giao tiếp, văn bản tự sự là cụm
thông tin được phát ra, và tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, con đường.
Trong văn học, tự sự có cả trong thơ, thơ trữ tình, trong kịch, trong truyện ngắn, tiểu
thuyết, ngụ ngôn…Nó được coi như một phương thức tạo nghĩa và truyền thông tin.
Tuy vậy, trong các hình thức tự sự, chỉ có tự sự văn học là phức tạp nhất, đáng nghiên
cứu nhất, làm thành đối tượng chủ yếu của Tự sự học.
5


Lý thuyết tự sự hiện đại trước hết cho người ta thấy người trần thuật đã can dự

vào tiến trình tự sự như thế nào, từ hình thức đến bình luận. Nó còn chỉ ra kết cấu của
các tầng bậc trần thuật, mà người trần thuật ở bậc càng cao thì càng xuất hiện sau, và
nhiệm vụ của nó là cung cấp giới thiệu người trần thuật ở bậc thấp, phân biệt người
trần thuật chính, trần thuật phụ, siêu tự sự. Hơn nữa, lý thuyết tự sự cũng cho thấy rõ sự
biến dạng thời gian bằng các biện pháp rút gọn, tỉnh lược, kéo dài, dừng lại, lặp lại và
các hình thức đổi thay tính liên tục của sự kiện. Từ đó nó giúp quan sát cụ thể cơ chế
nghệ thuật của tự sự. Mặt khác, lý thuyết tự sự hiện đại đã nêu ra vấn đề phương vị hay
còn dịch hay còn gọi là góc nhìn với điểm nhìn, tiêu cự trần thuật với mô hình trần
thuật. Tự sự học hiện đại cũng nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ tự sự và các hình
thức của nó, đồng thời cũng tiếp tục nghiên cứu cấu trúc của tình tiết, các kiểu tổ hợp
tình tiết, loại hình hoá cốt truyện.
Nghiên cứu tự sự học có một ý nghĩa văn hoá rất rộng lớn. Tự sự học giúp hiểu
mọi hình thức tự sự, nghệ thuật và phi nghệ thuật. Nghiên cứu vấn đề này còn mở khả
năng nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền văn học. Lý thuyết tự sự sẽ cho
chúng ta thấy không chỉ là kỹ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn, mà còn cho
thấy cả truyền thống văn hoá ở đằng sau nó, và từ đó cho thấy ưu điểm và chỗ yếu của
các truyền thống văn học, để từ đó, cho ta nhìn lại các vấn đề văn học sử dân tộc một
cách tỉnh táo và sâu sắc.
Vận dụng lý thuyết tự sự học để nghiên cứu các vấn đề, các hiện tượng văn học
cụ thể, chúng ta phải kể đến các bài viết như: “Thiền uyển tập anh- tác phẩm mở đầu
loại hình văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại” (Nguyễn Hữu Sơn), “Về mô hình tự
sự Truyện Kiều” (Trần Đình Sử), “Nghệ thuật tự sự của Ngô Tất Tố trong tiểu thuyết
Tắt đèn” (Trần Đăng Suyền), “Một phong cách tự sự của Nguyễn Tuân” (Nguyễn
Thanh Minh), “Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu- một thành công đáng chú ý của văn
xuôI sau 1975” (Nguyễn Thị Bình), “Vấn đề kể chuyện trong truyện ngắn đương đại-
một khía cạnh thi pháp thể loại”- Bùi Việt Thắng, “Trần thuật trong truyện rất ngắn”
6


(Phùng Ngọc Kiếm), “Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” (Nguyễn Văn

Tùng)…
Ngoài ra, chúng tôi còn bắt gặp một số Luận văn Thạc sĩ được xem là những ý
kiến cụ thể về vấn đề “nghệ thuật tự sự” như: “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lỗ
Tấn (thời kỳ đầu)” của Mai Đức Hán, “Cái hài và nghệ thuật tự sự trong Số đỏ- Vũ
Trọng Phụng” của Nguyễn Như Ngọc, “Nghệ thuật tự sự trong 41 chuyện tầm phào
của Mạc Ngôn” của Trần Thị Thanh Thuỷ, “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn A.Sê
khốp” của Nguyễn Thị Minh Loan…
Tóm lại, vấn đề “nghệ thuật tự sự” đã được đề cập từ nhiều góc độ khác nhau
cũng như thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở những giai đoạn khác
nhau và lứa tuổi khác nhau. Tuy chưa nhiều, song đa phần các ý kiến đều gặp nhau ở
chỗ: khẳng định phạm trù “nghệ thuật tự sự” có ý nghĩa to lớn trong việc nhận ra
phong cách nhà văn cũng như đi sâu tìm hiểu tính hệ thống của chỉnh thể tác phẩm văn
học.
Những ý kiến đi trước thực sự là những gợi ý quý báu làm cơ sở giúp đỡ chúng
tôi tiếp tục “khai phá” “mảnh đất đầy phức tạp” cũng như quá trình hoàn thành bản
Luận văn này.
2. Vấn đề nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
Như trên đã nói, Nguyễn Minh Châu thuộc một trong những “người mở đường
tinh anh” cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau năm 1975. Sáng tác của
Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là truyện ngắn của ông sau 1975, trở thành đề tài hấp dẫn
của hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu cùng những chuyên luận khoa học trong và
ngoài nước. Song, chúng tôi thấy:
Trước năm 1975, giới nghiên cứu, phê bình chủ yêu tập trung vào mảng tiểu
thuyết, còn truyện ngắn và bút ký được họ chú ý muộn hơn. Đâu đó xuất hiện một vài ý
kiến đánh giá nội dung xã hội và ý nghĩa xã hội trong những thiên truyện của nhà văn.
Họ mới chỉ quan tâm đến vấn đề: Nhà văn “viết cái gì?”, “viết cho ai?”, cũng như chỉ
7


dừng lại ở bề nổi của nghệ thuật, thể hiện nội dung sơ lược hay sâu sắc, hấp dẫn hay

đơn điệu, và dường như chưa ai đề cập đến vấn đề: Vì sao viết như thế. Các nhà nghiên
cứu, phê bình đánh giá rất cao khả năng văn học phản ánh hiện thực anh hùng, tinh
thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Chưa có một công trình nghiên
cứu nào đề cập đến vấn đề “nghệ thuật tự sự” một cách độc lập. Có chăng cũng chỉ
dừng lại ở việc quan sát những thủ pháp thể hiện tay nghề của nhà văn mà thôi.
Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu, nhất là ở mảng truyện ngắn,
được chú ý đặc biệt. Chúng ta thấy: Từ khi Bức tranh ra đời (1982), đến trước khi in
tập Bến quê (cuối 1985), giới nghiên cứu ngỡ ngàng
Nhận ra gương mặt mới mẻ của tác giả. Nhiều bài viết xuất hiện ghi nhận những đổi
mới. Tìm tòi trong những truyện ngắn của nhà văn. Trái lại, cũng không phải không có
những người còn băn khoăn, nghi ngại trước những cách tân nghệ thuật mà nhà văn đã
thể hiện. Tựu chung, những ý kiến thời kỳ này dừng lại trong sự khảo sát nội dung xã
hội là chủ yếu. Sự thống nhất khẳng định những đóng góp vô giá cũng như vị trí tiên
phong mở đường của nhà văn đối với sự đổi mới văn học nước nhà chỉ có ở giới
nghiên cứu khi tập Bến quê ra đời và tiếp theo là tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu (1987)
và tập truyện Cỏ lau (1989).
Nếu khảo sát nội dung xã hội hiện diện trên bề nổi của tác phẩm là công việc
của các nhà nghiên cứu giai đoạn trước thì đến giai đoạn này những tầng nghĩa sâu xa,
trùng điệp của tác phẩm- “phần chìm dưới những tảng băng trôi” là hướng đi của họ.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tiếp cận bằng việc sử dụng những phạm trù nghiên
cứu theo hướng thi pháp. Những ý kiến của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn này
cùng tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một động lực mạnh mẽ cho công cuộc
đổi mới văn học nước ta sau 1975. Sau đây chúng tôi xin được điểm một số ý kiến
được xem như là tiêu biểu hơn cả.
Trước tiên, chúng tôi xin được điểm qua về một số ý kiến bàn về cốt truyện
trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975, Tác giả Trịnh Thu Tuyết
8


trong Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nêu nhận xét: “Đi vào

thế giới vi mô trong “Vương quốc tình đời”, những truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn
Minh Châu, hầu hết thuộc kiểu cốt truyện thứ hai- cốt truyện không chú trọng đến tiến
trình sự kiện, chỉ chủ yếu dựa vào những hành động bên ngoài của nhân vật, những
trạng thái tâm lý, cảm xúc…trên một cái nền của “tình huống xung đột cố hữu”, tái
hiện cuộc sống trong dòng chảy tự nhiên, dung dị ở những tầng sâu của nó”[32,323].
Tác giả này cũng đã khẳng định: “Khảo sát truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh
Châu, có thể thấy khung cốt truyện của ông đã được nới lỏng đến mức nhiều lúc dường
như không còn truyện mà chỉ là những mảnh đời vụn vặt, những trạng thái tâm lý như
là vu vơ…, những xung đột chỉ phác ra mà không giải quyết, đó là những thể nghiệm
mới mẻ, độc đáo đưa văn học về gần với đời sống, để truyện ngắn có thể khắc phục sự
hạn hẹp trong cái khung thể loại mà vươn tới “một cái gì không cùng”[32,324]. Những
nhận xét này là những gợi ý rất qúy báu giúp chúng tôi có định hướng khi tìm hiểu cốt
truyện trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Bên cạnh đó, chúng tôi
cũng đi sâu tìm hiểu nghệ thuật kết cấu thông qua phương diện- nghệ thuật tổ chức
không gian, thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng có
nhiều ý kiến bàn luận nhưng cùng thống nhất ở việc công nhận rằng sau 1975, nhà văn
này đã sáng tạo ra loại hình nhân vật tư tưởng mang nặng những dòng suy tư- sám hối
rất chân thành, thể hiện khao khát vươn tới sự hoàn thiện nhân cách một cách rất tự
giác. Bên cạnh những nhân vật tính cách, nhân vật số phận, nhân vật tư tưởng (sau này
trong Luận văn chúng tôi sẽ gọi cụ thể hơn là nhân vật tự ý thức), thì nhân vật thế sự là
một kiểu loại nhân vật mới xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975,
gắn lion cái nhìn đa chiều về con người Việt Nam thời hậu chiến. Cùng với những thay
đổi trong thế giới nhân vật này là một loạt những đổi mới trong phương thức xây dựng
nhân vật. Nhận xét về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử
chỉ rõ: “Con đường khái quát hoá của Nguyễn Minh Châu là phân tích các quan hệ sâu
9


kín của những hiện tượng và tình huống cá biệt để làm nổi bật lên cái phức tạp, nội

dung phong phú của nó”[35,392]. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn,
ông cũng phát hiện ra một điều rất độc đáo ở Nguyễn Minh Châu: “Anh là nhà văn có
biệt tài sử dụng chi tiết, miêu tả chân dung, môi trường, khắc họa tâm lý, chỉ trong ít
nét mà làm hiện lên một vẻ sống sinh động, điển hình”[35,391]. Tác giả Trịnh Thu
Tuyết cũng cho rằng: “Từ vai trò của những khách thể với tính cách định hình trong
các sáng tác trước 1975, nhân vật truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu được
miêu tả như những “chủ thể tự nó” với những bí ẩn khôn lường, những diễn biến phức
tạp của quá trình vận động tâm lý, tính cách (…) Nguyễn Minh Châu đã đến với nhân
vật từ góc độ tiếp cận nhân bản”[35,203]. Cùng với nhận định này, tác giả Trịnh Thu
Tuyết còn phát hiện và khảo sát một vài thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu đã khiến cho
nhân vật của Nguyễn Minh Châu có được chỗ đứng vững chắc trong lòng người đọc.
Bên cạnh những ý kiến trên, tác giả Tôn Phương Lan trong Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu cũng từng đưa ra một cái nhìn bao quát khi cho rằng: “ Nếu như
trước những năm 80, đối với Nguyễn Minh Châu, việc đi sâu vào tâm lý còn chưa được
coi là một thao tác bình thường trong xây dựng nhân vật thì sau này ông lại dùng
phương thức này như một lợi thế”[41,103], “Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đã đi
vào tận cùng những bí ẩn sâu xa của tiềm thức để khám phá các mặt khác nhau trong
suy nghĩ và tình cảm của con người”[41,105]. Điều mà các nhà nghiên cứu đều đồng
tình công nhận là trong những truyện ngắn sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã rất chú
trọng đến các yếu tố tâm lý trong cách xây dựng nhân vật và coi đó như một con đường
để tiếp cận “con người bên trong con người”. Nhà nghiên cứu văn học Bùi Việt Thắng
khi tìm hiểu về tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã từng phân chia
thành ba loại cơ bản (tình huống tương phản, tình huống thắt nút, tình huống luận đề)
và phát hiện ra rằng : “Nguyễn Minh Châu bằng sáng tác của mình đã cố gắng chuyển
những tương quan đời sống xã hội bên ngoài vào cuộc sống bên trong của nhân vật và
ngược lại, các quy mô bên trong của nhân vật đã thể hiện được tầm vóc của con người
10


Việt Nam trong đời thường- trở lại chính mình, vươn tới con người tự do”[32,265].

Cùng với việc đặt nhân vật vào những tình huống đặc biệt để nhân vật bộc lộ tâm lý,
tính cách thì trong những truyện ngắn sau 1975, Nguyễn Minh Châu còn sáng tạo
những hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa làm nổi bật tính cách, số phận nhân vật. Tác
giả Nguyễn Tri Nguyên trong bài viết Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 cũng từng khẳng định: “Trong sáng tác của Nguyễn
Minh Châu, đặc biệt ở trong truyện ngắn, thường xuất hiện những ẩn dụ, biểu tượng đa
nghĩa không tham gia vào cốt truyện và hành động của nhân vật, nhưng nó giãi bày
được nhiều suy nghĩ của tác giả, nâng tác phẩm lên ý nghĩa triết học và tượng
trưng”[32,221]. Thủ pháp này khẳng định trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu trước và sau 1975, nhưng đặc biệt hiệu quả trong những sáng tác ở giai đoạn sau.
Về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975,
tác giả Nguyễn Tri Nguyên trong tài liệu noi trên đã có một phát hiện thú vị rằng:
“Việc đi tìm sắc thái mới cho các ẩn dụ, biểu tượng cho thấy Nguyễn Minh Châu đã
chọn cho mình những điểm nhìn mới, những giọng điệu mới, những nhân vật mới cho
tác phẩm của mình”[32,222]. Có lẽ vì vậy mà, “Trong mối quan hệ với tác giả, nhân
vật không còn đơn thuần là đối tượng để ngợi ca, mà còn để phân tích, để tìm hiểu, để
đánh giá, để đối thoại trong sự quy chiếu của những khái niệm, những kinh nghiệm,
những nhận thức của tác giả và các chuẩn mực giá trị nhân văn xã hội ngày càng đổi
mới”[32,223]. Nhận xét về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
giai đoạn sau 1975, tác giả này cũng thấy “Nguyễn Minh Châu đã thay đổi giọng điệu
trần thuật: lúc thì thân tình suồng sã, lúc thì hài hước kín đáo, lúc thì nghiêm nghị đến
khe khắt, nhưng có lúc lại đôn hậu, ấm áp”[32,223]. Khi trao đổi về truyện ngắn những
năm gần đây của Nguyễn Minh Châu, tác giả Phong Lê nhận xét rất xác đáng rằng:
“Đúng là Nguyễn Minh Châu, là người có giọng điệu riêng, mà nói đúng hơn, anh là
người đa giọng điệu…Tất cả các cung bậc có trong đời: cái cao thượng, cái ti tiện; cả
cái bi lẫn cái hài, anh đều đưa vào truyện”[32,249].
11


Như vậy, vấn đề nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn

Minh Châu đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập từ nhiều góc độ khác nhau. Ngay
trong các công trình nghiên cứu văn học trong nhà trường, nhất là trong khoa Ngữ văn
trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chúng tôi cũng thấy có rất nhiều bài viết nghiên cứu về
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, tiêu biểu phải kể đến tác giả Trịnh Thu Tuyết với hai
đề tài: “Nghệ thuật kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”(Luận văn Thạc sĩ-
1995); “Sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của văn xuôi đương
đại”(Luận án Tiến sĩ-2001). Ngoài ra còn có: “Nghệ thuật kết cấu trong truyện ngắn
sau 1975 của Nguyễn Minh Châu” (Luận văn Thạc sĩ của Tăng Thị Nga- 2004); “Hình
tượng tác giả trong truỵện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975”(Luận văn Thạc sĩ
của Vũ Thị Huê- 2006)…Dẫu vậy chưa có một chuyên luận hay một công trình khoa
học nào nghiên cứu, trình bày một cách hệ thống phạm trù Nghệ thuật tự sự trong sáng
tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975.
Những ý kiến đã xuất hiện bàn về Nguyễn Minh Châu và những sáng tác của
ông (nhất là truyện ngắn sau 1975) thực sự là kho tư liệu quý giá, cũng là những định
hướng vô cùng quan trọng giúp chúng tôi có thể trình bày vấn đề Nghệ thuật tự sự
trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu một cách khoa học, toàn diện và
hệ thống.









12




















CHƯƠNG 1 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975

1.1 Cốt truyện
Cốt truyện là “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và
nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức
động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch”[24,99]. Đây là một phương
diện nghệ thuật rất quan trọng và khá phức tạp trong tác phẩm tự sự. Đại thi hào Gớt đã
từng đề cao vai trò của cốt truyện trong sáng tạo truyện ngắn: “Đúng vậy, còn gì quan
trọng hơn cốt truyện và nếu thiếu nó thì cả nền lý luận nghệ thuật sẽ còn ra gì nữa? Nếu
13


cốt truyện không dùng được thì tài năng ta cũng sẽ lãng phí vô ích”[75,69]. Mặt khác,

cốt truyện có tính đặc trưng của mỗi dân tộc, thời đại, thể hiện tài năng, phong cách và
quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Chính nhà văn Nguyễn Minh Châu từng khẳng
định: “Tạo ra một cái cốt truyện thật đẹp, thật độc đáo nghĩa là có tài đóng một chiếc
thuyền có thể chở khẳm mọi ý đồ của anh mà không cần thêm một lời thuyết lý, triết lý
nào”[14,161]. Thông thường có hai loại cốt truyện chủ yếu: “Một loại kể về một
trường hợp đặc biệt nào đó và một loại truyện kể về những sự kiện đơn giản, bình
thường”[32,323]
Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu có cả hai loại cốt truyện nói trên. Tuy nhiên,
khảo sát truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 chúng tôi có thể thấy rõ sự chuyển
hướng rõ nét cả về nội dung và phương thức xây dựng so với các cốt truyện thời kỳ
sáng tác trước: cốt truyện không xây dựng trên những biến cố, những đột biến và xung
đột trong hành động bên ngoài mà chủ yếu dựa vào sự vận động tâm lý, cảm xúc bên
trong của nhân vật. Để thể hiện nổi bật và cụ thể sự đổi mới đó chúng tôi tiến hành
phân chia cốt truyện trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu và tìm hiểu
nghệ thuật tổ chức cốt truyện của ông trong giai đoạn sáng tác này như sau:




1.1.1 Một số kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu chúng tôi thấy cốt truyện được tổ
chức theo những cách thức khác nhau: theo sự kiện, biến cố diễn ra trong truyện; theo
tâm lý nhân vật…Có khi người đọc gặp những “truyện không có cốt truyện” mà chỉ là
những tình tiết đời thường tưởng như rất vụn vặt nhưng để tâm suy nghĩ lại thấy trong
đó ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc. Điều đặc biệt là, cốt truyện trong những
truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu hầu hết “không chú trọng đến tiến trình
14


sự kiện, chỉ chủ yếu dựa vào những hành động bên ngoài của nhân vật, những trạng

thái tâm lý, cảm xúc…trên một cái nền của tình huống xung đột cố hữu, tái hiện cuộc
sống trong dòng chảy tự nhiên, dung dị ở những tầng sâu của nó”[32,323]. Vì lẽ đó,
chúng tôi chia cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ra thành ba
loại: cốt truyện xây dựng trên nguyên tắc luận đề; cốt truyện tâm lý; cốt truyện dựa trên
những tình tiết đời thường. Quan điểm của chúng tôi là việc phân chia thành các loại
cốt truyện trên chỉ mang tính tương đối bởi ngay giữa các loại cốt truyện này cũng ít
nhiều có sự giao thoa. Chẳng hạn, trong các cốt truyện luận đề tuy có đưa nhân vật vào
một sự thay đổi, phản tỉnh trong nhận thức về một vấn đề đang bàn luận nhưng vẫn
phải dựa trên việc phản ánh một xung đột tâm lý nào đó của nhân vật (Chiếc thuyền
ngoài xa, Một lần đối chứng, Sắm vai, Khách ở quê ra … ). Ngược lại, trong các cốt
truyện tâm lý chúng tôi cũng nhận thấy sự xuất hiện của một số triết luận nằm trực tiếp
ngay giữa mạch trần thuật (Bức tranh, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,
Phiên Chợ Giát…) . Còn ở những cốt truyện dựa trên những tình tiết đời thường đôi
khi cũng bắt gặp những triết lý nhân sinh của nhà văn được phát biểu trực tiếp như
trong loại cốt truyện luận đề (Hương và Phai, Đứa ăn cắp…). Đó là bởi cả ba loại cốt
truyện này cùng chịu sự chi phối của khuynh hướng sáng tác giai đoạn sau 1975 của
nhà văn, như chúng tôi đã trình bày ở trên.




1.1.1.1 Cốt truyện xây dựng trên nguyên tắc luận đề
Trong bài “sự khám phá con người Việt Nam qua truyện ngắn” của Ngọc Trai
đăng trên tạp chí “Văn nghệ quân đội” tháng 10-1987 có một nhận xét khái quát về xu
hướng truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu : “phần lớn các truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu là loại truyện luận đề- những luận đề về đạo đức, nhân văn, về tâm
15


lý xã hội” [32,275]. Chính nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng đã thấy mình “quá chú

trọng tính chất luận đề đạo đức” trong các truyện ngắn. Điều này có lẽ xuất phát bởi
trái tim nhân hậu luôn yêu thương, trân trọng con người cùng với lương tâm của một
người cầm bút có trách nhiệm khiến ông thường xuyên bị dày vò bởi nỗi lo âu trước
những biểu hiện băng hoại đạo đức sau chiến tranh. Từ đó nhà văn đã truy tìm, khám
phá tới những ngóc ngách sâu kín của bề sâu hiện thực và tâm linh con người và thức
tỉnh người đọc bằng những truyện ngắn luận đề sâu sắc.
Cốt truyện luận đề là loại cốt truyện có một cốt lõi tư tưởng, có một hoặc nhiều
vấn đề luận bàn với người đọc. Hạt nhân cốt lõi tạo nên những cốt truyện luận đề
thường là những xung đột đầy nghịch lý của khách quan hoặc những xung đột trong
tâm lý chủ quan của con người xuất phát từ những tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên nào
đó, dẫn con người tới sự phải tỉnh trong nhận thức về một quan niệm, tư tưởng vốn có.
Trong số các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 có một số tác phẩm
thuộc loại cốt truyện luận đề: Chiếc thuyền ngoài xa, Sắm vai, Khách ở quê ra…
Trước hết là cốt truyện Chiếc thuyền ngoài xa. Cốt truyện tác phẩm này được xây dựng
dựa trên hai phát hiện của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Phát hiện thứ nhất đầy
lãng mạn, thơ mộng, huyền ảo. Ấy là khi đôi mắt nhà nghề của anh đã phát hiện ra một
vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mù sương cảnh tượng như “một bức tranh mực tàu của
một danh hoạ thời cổ” về cảnh vật thiên nhiên nhiên và con người trong một sớm bình
minh trên biển. “Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp,
một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích…”[13,334]. Và tâm hồn người nghệ sĩ như được
gột rửa trở nên trong trẻo tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà, lãng mạn của cuộc đời. Nhưng
ngay sau đó, phát hiện thứ hai đày nghịch lý trớ trêu đến tàn nhẫn, để lộ ra cái mặt trái
của cuộc đời và con người nhiều “đa sự đa đoan”. Đó là một cảnh tượng quái đản”:
một người đàn ông độc ác, vũ phu đang dùng một cái thắt lưng quật tới tấp vào lưng
một người đàn bà đày cam chịu và nhẫn nhục. Cảnh tượng này đã gây một “chấn động”
tinh thần lớn lao đối với người nghệ sỹ. Hoá ra, đằng sau cái vẻ đẹp đến “toàn thiện,
16


toàn bích” kia lại là một hiện thực đến trần trụi đến khắc nghiệt, là cái xấu xa, độc ác

đang hoành hành, là những cảnh đời khắc khổ, bất hạnh đang tồn tại. Hai phát hiện đầy
éo le, mâu thuẫn. Đã có một cuộc “đối chứng” diễn ra và người nghệ sỹ buộc phải điều
chỉnh lại cách nhìn cuộc đời và con người của chính mình.
Từ xung đột đầy nghịch lý trong tâm lý người nghệ sỹ nhiếp ảnh, ta thấy giữa
Nguyễn Minh Châu và Nam Cao có sự gặp gỡ trong quan điểm “nghệ thuật không cần
là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối”. Tuy nhiên, có lẽ nhà văn Nguyễn
Minh Châu không chỉ dừng lại ở quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh” mà còn đặt ra
một vấn đề hết sức quan trọng trong cuộc sống: vấn đề nhận thức. Trước hiện thực
cuộc sống muôn hình muôn vẻ, để nhận thức được đúng bản chất của nó cần phải có
cái nhìn đa diện và tỉnh táo, Và, đối với các nhà văn, vấn đề nhận thức này càng được
đặt ra với yêu cầu riết róng hơn, như chính ông đã có lần khẳng định: “Nhà văn không
có quyền nhìn sự thật một cách đơn giản, cần phấn đấu để đào xới bản chất con người
vào các tầng sâu lịch sử”[32,326]. Đây cũng chính là ý nghĩa luận đề của truyện ngắn,
điều mà nhà văn luôn trăn trở, day dứt trong suốt cuộc đời cầm bút, nhất là trong thập
kỉ cuối đời, khuynh hướng nhận thức ấy đã trở thành nét phong cách nổi bật trong
truyện ngắn của ông.
So với Chiếc thuyền ngoài xa, thì cốt truyện Khách ở quê ra có nhiều nét
đặc biệt hơn. Toàn bộ cốt truyện xoay quanh nhân vật lão Khúng, “một con người sản
xuất nhỏ, tuy thế vẫn con sơ sài lắm”[14,101], đặt trong bối cảnh đất nước đang công
nghiệp hoá. Đặt hiện tại của câu chuyện trong bối cảnh đô thị, Nguyễn Minh Châu đã
bứng nhân vật của mình ra khỏi làng xóm, quê hương, cuộc sống tập thể mà đặt vào
một vùng đất hoang dại, cằn cỗi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” để từ mảnh đất ấy cho lão
Khúng bộc lộ tính cách, nhân cách và bản lĩnh của mình, biểu hiện hết tầm cái chất
nguyên sơ, hoang dã của một con người không hề bị những xung đột của xã hội chi
phối. Truyện được xây dựng trên nền tình huống nhân ra Hà Nội tiễn đứa con riêng của
vợ lão vào bộ đội và cuộc trò chuyện với người chú ruột cùng mấy ngày người lão
17


nông sinh hoạt mua sắm đồ đạc ở thủ đô. Trên nền tình huống ấy những quãng đời có

cái gì đó khác thường của lão được tái hiện. Với thời điểm đặc biệt này lão Khúng đã
có cơ hội tự nói về mình, thể hiện mình và hiện lên trong tác phẩm ở góc độ tính cách.
Nguyễn Minh Châu đã từng tâm sự: “Tôi rất muốn khám phá cái con người này. Một
con người như cái lão Khúng, cắm rất sâu vào các tầng quá khứ, trong chiều sâu tâm lý
và tính cách của lão, có tàn dư tư tưởng phong kiến, thậm chí tàn dư tư tưởng công xã
cũng có cơ, và cái cách sống suốt đời giữa thiên nhiên, không khéo chính lão cũng là
thien nhiên cơ”[14,102]. Trong cốt truyện này, nhà văn đã xây dựng lão Khúng không
chỉ tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, lão còn là tụ điểm của đời sống, “là hiện thân của
đất và nước”, của thiên nhiên còn mang nhiều nét nguyên sơ, hoang dã. Có thể nói lão
Khúng chính là con đẻ của một xã hội công xã nông thôn đang tồn tại ngay trong lòng
xã hội công nghiệp. Nguyễn Minh Châu đặt lại vấn đề cốt cách của lão Khúng- cốt
cách của một người nông dân sản xuất nhỏ cổ sơ còn lại ở nông thôn phản ứng trước
tập quán công nghiệp và đô thị. Khái quát hơn, Nguyễn Minh Châu đặt lại vấn đề về
khả năng tiếp nhận công cuộc công nghiệp hoá ở một nước nông nghiệp lạc hậu, đặc
biệt là của những người nông dân gia trưởng như lão Khúng. Ông đã khám phá cái cốt
cách đầy chất nguyên sơ hoang dã trong tâm lý và tính cách của lão Khúng ở cả hai góc
độ vừa là “lực cản của sự phát triển xã hội” nhưng mặt khác vừa lại là cái “phần bản
năng hồn nhiên (…) rồi đến một lúc nào đó, những nhà văn của các thế hệ sau chúng ta
lại phải dò dẫm đi tìm lại để giữ gìn cái phần “bản thiện” đầy nguyên sơ của tâm hồn
con người”[14,102].
Mặc dù vấn đề trung tâm trong Khách ở quê ra là vấn đề cốt cách của lão
Khúng, nhưng chính cái bối cảnh đô thị của cốt truyện đặt trên cái nền rộng lớn phức
tạp của lịch sử đã mở rộng cốt truyện của tác phẩm này. Vì vậy, bên cạnh vấn đề trung
tâm kia, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều vấn đề của đời sống xã hội mà Nguyễn
Minh Châu phản ánh trong tác phẩm. Đó là vấn đề khai hoang xây dựng vùng kinh tế
mới, vùng khai hoang của lão Khúng cũng chính là khu vực thăm dò địa chất mà chính
18


phủ ta vẫn không ngừng thăm dò ngay trong công trường khai thác mỏ rất lớn ở đây.

Đó còn là vấn đề đô thị hoá tới những vùng sâu xa của đất nước được phát biểu qua
dòng ý nghĩ của Huệ: “Mảnh đất này chỉ có cách công nghiệp hoá, ống khói những lò
cao nhà máy phải mọc lên, những thành phố của công nhân hắt những quầng sáng điện
lên trời phải mọc lên! những đứa con của chị chẳng phải mơ ước và đi tìm kiếm cuộc
sống đô thị ở tận đâu xa, mà ngay trên miếng đất chúng ta đang đứng”[13,393].
Trong Sắm vai cốt truyện dường như có vẻ đơn giản hơn nhưng lại dựa trên một
triết lý nhân sinh sâu sắc đã từng khiến Nguyễn Minh Châu trăn trở trong nhiều năm
trời, đó là vấn đề lựa chọn cách sống. Câu chuyện xoay quanh những tình tiết trong
sinh hoạt hàng ngày tưởng như rất vặt vãnh, nhỏ nhặt của một cặp vợ chồng. Để chiều
lòng cô vợ trẻ xinh đẹp, nhà văn T đã phải từ bỏ những thói quen hàng ngày đến phong
cách, nếp sống riêng. Anh luôn phải làm ra vẻ “trẻ trung”, giả vờ “hốt hoảng”, “vội
vã…cười ngặt nghẽo như một cái máy”…Tóm lại là, anh đã phải “sắm vai” một cái
“thằng tôi” khác, biến thành một con rối ngoan ngoãn để người khác điều khiển, khiến
không chỉ người ngoài mà ngay chính anh cũng nhận ra cái lố bịch đáng thương của
mình và cuối cùng đã từ bỏ nó. Từ câu chuỵện bề ngoài nhuốm vẻ giễu cợt, hài hước
tác giả đưa tới một nhận thức: xung đột giữa bản ngã thực và những vai diễn mãi vẫn là
một xung đột vĩnh cửu của cuộc sống bởi cuộc sống trong vai diễn bao giờ cũng là địa
ngục. Vì vậy con người hãy sống cho đúng cái bản ngã đích thực của mình dù có phải
thua thiệt hay khổ sở. Đây chính là ý nghĩa luận đề của truyện ngắn này.
Qua khảo sát chi tiết cốt truyện trên, chúng tôi có thể khái quát lại một số đặc
điểm chung của loại cốt truyện này như sau:
Nguyễn Minh Châu đã dặt ra một vấn đề trung tâm cốt lõi của loại truyện ngắn
này là vấn đề nhận thức: nhận thức của con người về xã hội và tự nhận thức về chính
mình. Nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng qua hai phát hiện đối lập đã nhận ra rằng đằng sau bức
tranh thiên nhiên toàn bích kia là hiện thực cuộc sống đầy phức tạp, bất trắc của những
con người làng chài nghèo khổ. Từ nhận thức đó về xã hội, Phùng đã tự nhận thức
19


rằng: Để nhận thức được bản chất của hiện thực cần phải có cái nhìn đa diện, tỉnh táo.

Nhân vật nhà văn trong Một lần đối chứng đã từ những biến cố nhỏ nhoi trong câu
chuyện của hai con mèo mà đối chứng với chính mình và tự nhận thức thấy: phải thấu
hiểu cái bản chất thật của con người để khắc phục cái phần bóng tối phi nhân cách
còn rơi rớt bên trong mỗi chúng ta. Nhân vật Khúng trong Khách ở quê ra với bản chất
và tâm lý của một nông dân cổ sơ đầy bảo thủ đã nhìn sự phát triển của xã hội bằng
phong trào hợp tác hoá đến vùng quê mình trong con mắt định kiến và lựa chọn một
thế ứng xử: “khôn ngoan đứng ngoài”. Nhưng cuối cùng, sau nỗi đau khổ, lão nhận ra
sự thật hiển nhiên rằng đứa con lão yêu quý nhất đang trở về với người bố đẻ của nó-
một con người của công nghiệp, ngưòi tổng công trình sư đang sắp về ngay vùng khai
hoang của lão để xây dựng một cơ sở khai thác công nghiệp lớn. Cái giật mình trở nên
bơ vơ, cô độc của lão Khúng ở cuối truyện chính là sự nhận thức xã hội chuyển vào tự
nhận thức về chính mình. Như vậy, trong loại cốt truyện luận đề, Nguyễn Minh Châu
đã đặt ra vấn đề mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc : Đứng trước hiện thực cuộc sống và
con người cần phải nhận thức đúng bản chất phức tạp của nó. Đối với mỗi nhà văn ,
đó còn là yêu cầu về ý thức và trách nhiệm nghệ thuật: “không có quyền nhìn sự thực
một cách giản đơn”. Đây cũng là điều mà Nguyễn Minh Châu trăn trở suốt cuộc đời
cầm bút của mình.
Xung quanh vấn đề nhận thức, còn rất nhiều vấn đề khác được nhà văn phản ánh
trong các cốt truyện này: vấn đề đạo đức và sự tha hoá của đạo đức con người trong đời
sống hàng ngày qua câu chuyện của gia đình làng chài nghèo khổ cơ cực trong Chiếc
thuyền ngoài xa; vấn đề đô thị hoá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một
trong những vùng sâu xa nhất của đất nước trong Khách ở quê ra; vấn đề lựa chọn cách
sống sao cho đúng với cái bản ngã đích thực của mình trong Sắm vai…Tất cả những
vấn đề ấy đều là “những vấn đề hôm nay” được nhà văn đưa ra để trao đổi và luận bàn
cùng người đọc. Mỗi vấn đề ông đặt ra đều thể hiện một vệt tư tưởng về con người,
một sự thức tỉnh cho xã hội nói chung và cho văn chương nói riêng.
20


Qua các cốt truyện đã được phân tích ở phần trên chúng ta còn dễ dàng nhận

thấy trong cốt truyện luận đề của Nguyễn Minh Châu luôn có một ý nghĩa triết lý toát
lên trong vấn đề mà tác giả đưa ra bàn luận. Những ý nghĩa triết luận chỉ rút ra được
sau khi hệ thống toàn bộ sự kiện và chi tiết trong cốt truyện như trong Chiếc thuyền
ngoài xa, Khách ở quê ra. Cũng có thể nói ở những truyện ngắn này, cốt truyện là một
bản nhạc mà sự kiện, chi tiết đóng vai trò như những nốt nhạc đệm để làm nổi bật cái
tiết tấu chính là ý nghĩa luận đề. Từ ý nghĩa triết luận về đời sống được nâng lên tầm
phổ quát, Nguyễn Minh Châu bày tỏ sự chiêm nghiệm, nỗi lo âu khắc khoải về con
người và cuộc đời.
Trong sáng tác văn học, truyện ngắn luận đề không phải là miền đất hứa của
nhiều nhà văn, dù là những nhà văn vững ngòi bút. Nếu xử lý không khéo, truyện luận
đề dễ bị rơi vào tình trạng “có trước một đề, đề ấy được áp đặt lên người đọc không
bằng những nhân vật, tình tiết chân thật và sự lôgic cần thiết thì tránh sao khỏi khiên
cưỡng thậm chí là chủ nghĩa khái niệm”[32,261]. Thời gian đầu, truyện ngắn luận đề
của Nguyễn Minh Châu giới thiệu trước công chúng đã gặp không ít những phản ứng
nghi ngờ về năng lực và cả tư tưởng của nhà văn. Có ý kiến nghi ngờ tính chất chân
thật của truyện cho rằng truyện của Nguyễn Minh Châu “mang màu vẻ ước
lệ”[32,248], nhà văn đã “sao nhãng cái cách viết chân thực dung dị trước kia để tìm tòi
một loại truyện luận đề”[32,248]…Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến tiếp nhận truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu như đón nhận một bước đi mới của nhà văn trên con đường
tìm tòi đổi mới văn học. Đó cũng là một hiện thực tất yếu gặp phải trong thời kỳ đầu
của bất kỳ một cuộc mở đường mới nào trong văn học mà Nguyễn Minh Châu là nhà
văn dũng cảm đI tiên phong.
Xây dựng những cốt truyện luận đề, Nguyễn Minh Châu đã làm cuộc truy tìm
khám phá tới những ngóc ngách sâu kín của bề sâu hiện thực và tâm linh con người.
Những luận đề sâu sắc được phát biểu trong các truyện ngắn mang một ý nghĩa thức
tỉnh sâu sắc người đọc, nói như Giáo sư Phong Lê: “…ở trong đó mọi cái đang vỡ ra
21


tạo nên những khoảng trống phải nghi ngờ, phải nghĩ”[32,249], đòi hỏi chúng ta những

nhận thức tỉnh táo, đa diện và cả những điều chỉnh mới xuất phát từ nền tảng tư tưởng
nhân đạo.
1.1.1.2 Cốt truyện tâm lý
Trước năm 1975, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu chịu sự chi phối của cảm
hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi nên cốt truyện hầu như tập trung vào mô tả
những hành động bên ngoài tạo nên những sự kiện, biến cố chính của cuộc đời nhân
vật như hành động của Lữ (Dấu chân ngưòi lính), Nguyệt (Mảnh trăng cuối
rừng)…Tuy vậy tâm hồn và tính cách nhân vật được khắc hoạ không chỉ thuần tuý qua
diễn biến, biến cố, sự kiện, qua những vận động, thay đổi bên ngoài mà bước đầu thể
hiện chiều sâu của nội tâm với những trăn trở, suy tư, cảm xúc riêng tư về con người và
cuộc đời. Vì vậy trước năm 1975, chính tư chất nghệ thuật của một nhà văn luôn trăn
trở, suy tư về con người và cuộc đời đã khiến Nguyễn Minh Châu xây dựng nên những
cốt truyện đôi khi trượt ra ngoài những tính cách khép kín thông thường và chính
những vận động bên trong tâm lý, cảm xúc nhân vật nhiều khi chỉ thoáng qua nhưng
cũng đã góp phần giúp nhân vật của ông có thêm chiều sâu.
Sau 1975, chuyển từ cảm hứng anh hùng lãng mạn cách mạng và sử thi sang
chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo, vẫn trái tim nhân hậu luôn yêu thương, trân trọng và lo âu
về con người trước những vấn đề nhức nhối của đời sống nhân sinh thế sự, từ lương
tâm của người cầm bút đầy trách nhiệm và luôn có cái nhìn sắc sảo, Nguyễn Minh
Châu đã mở một cuộc khám phá cuộc sống và con người ở những “ngóc ngách sâu kín
của bề sâu hiện thực và tâm linh”. Cốt truyện của Nguyễn Minh Châu vì thế mà sớm
chuyển hướng tập trung vào những hoạt động bên trong- những trạng thái tâm lý, cảm
xúc của nhân vật. Trong quá trình đi sâu khảo sát và nghiên cứu chúng tôi cũng nhận
thấy bên cạnh kiểu cốt truyện luận đề, sau 1975 truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đặc
biệt nổi lên loại cốt truyện tâm lý. Đây là diện mạo cốt truyện chủ yếu của truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu ở thập kỉ 80.
22


Cốt truyện tâm lý là loại cốt truyện được xây dựng chủ yếu dựa trên quá trình

vận động, diễn biến tâm lý của nhân vật. Trong loại cốt truyện này, sự kiện thường
xuất hiện trước hết với tư cách là nguyên nhân của các suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật,
và các nhân vật thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình qua các hành vi lời nói, cử chỉ,
nét mặt…nhưng lại không hề mang lại thay đổi bên ngoài đáng kể nào trong cuộc sống
của nhân vật. Hạt nhân cốt lõi tạo nên kiểu cốt truyện tâm lý trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu là quá trình diễn biến tâm lý, những vận động trong tinh thần và
tương ứng với nó là quá trình nhận thức và tự nhận thức của nhân vật.
Trong các truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu có rất nhiều tác phẩm
xây dựng cốt truyện theo kiểu loại này là: Bức tranh, Dấu vết nghề nghiệp, Bến quê,
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cơn giông, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam
và Phiên chợ Giát…Sau đây chúng tôi xin đi sâu phân tích một số cốt truyện tiêu biểu.
Cốt truyện Bức tranh được xây dựng dựa trên cuộc “tự thú” của nhân vật họa sĩ
đã từ chỗ vẽ chân dung cho một anh bộ đội (để anh gửi về cho mẹ thay vì tin đồn anh
đã hy sinh ngoài mặt trận). Sau đó chính anh bộ đội này lại được giao nhiệm vụ thồ
tranh cho hoạ sĩ và đã cứu sống anh thoát khỏi nguy hiểm của dòng lũ cuốn. Cảm kích
trước hành động đó, người hoạ sĩ đã dồn hết nhiệt tình vẽ bức chân dung người chiến sĩ
và hứa sẽ gửi đến tận người mẹ của anh. Nhưng cuối cùng bức vẽ ấy đã không được
đưa đến gia đình người chiến sĩ như đã hứa mà trở thành tác phẩm dự thi và đoạt giải
thế giới. Sau nhiều năm, tình cờ, người hoạ sĩ gặp lại anh bộ đội đó- bây giờ là một thợ
cắt tóc và bà mẹ anh chiến sĩ đã bị loà (vì khóc con quá nhiều khi tưởng con mình đã
hy sinh). Trước thực cảnh đó người hoạ sỹ đã dằn vặt đau đớn và tự phán xét mình
trong “toà án lương tâm”. Còn anh chiến sĩ năm xưa vẫn thản nhiên, cẩn trọng làm
công việc cắt tóc như không hề nhận ra hoạ sĩ. Trong cảm hứng tự phán xét, hoạ sĩ đã
vẽ một bức chân dung tự hoạ nhằm thể hiện “khuôn mặt bên trong của chính mình”.
Với một cốt truyện như vậy, tác phẩm đã thu hút người đọc vào một trạng
huống tâm lý phức tạp với những diễn biến đa chiều trong quá trình tự vấn lương tâm
23


của người hoạ sĩ. Nhân vật hoạ sĩ tự lột mặt nạ, nhận ra bộ mặt “bên trong” tệ bạc, giả

dối, một bộ mặt xấu xí và lạnh ling, và nhận thức được cái sự thật về bản thân mình:
“có lẽ thật thế, trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn
rắn rết, thiên thần và ác quỷ?”[13,133]. Và một lần nữa lòng độ lượng của người thợ
cắt tóc, anh bộ đội năm xưa, làm thức tỉnh lại quan điểm về luật công bằng trong cuộc
đời “cho thế nào thì nhận thế ấy” của ông hoạ sĩ. Chính ở đây, vấn đề mà Nguyễn Minh
Châu đề cập trong cốt truyện Bức tranh không chỉ dừng lại ở vấn đề đạo đức, nhân
cách của con người trong và sau chiến tranh, sâu hơn nó còn là vấn đề tự nhận thức lại
của mỗi cá nhân trong cuộc đời. Như nhận xét của tác giả Huỳnh Như Phương: “Vấn
đề ở đây không chỉ là sự thú nhận với một ai khác mà là sự tự thú với lương tâm,
không phải là sự phán quyết từ bên ngoài mà là sự tự phán quyết từ bên
trong”[32,152]. Từ vấn đề đó toát lên chủ đề-tư tưởng của tác phẩm: khát vọng thức
tỉnh lương tâm, hướng con người đến cái đẹp của sự hoàn thiện nhân cách trong cuộc
sống.
So với cốt truyện trên thì cốt truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành có
dung lượng sự kiện và tình tiết lớn hơn. Đó là câu chuyện về cả một quãng thời gian rất
dài của một đời người- nữ quân y Quỳ- được tái hiện lại trong dòng hồi tưởng của nhân
vật. Trong mạch tâm lý đó, từ những tháng năm tuổi trẻ sống, chiến đấu và yêu hết
mình tại chiến trường B đến khi chiến tranh kết thúc trở về với công việc nữ y sĩ và
làm một người vợ bình thường của chị lần lượt hiện ra. Điểm hội tụ của cả dòng hồi
tưởng là những mối tình của Quỳ. Ngay giữa chiến trường, chị được nhiều người đàn
ông yêu và chị cũng đã dành tình yêu cho trung đoàn trưởng Hoà- một con người xuất
sắc. Mặc dù vậy nhưng ngay giữa khói lửa đạn bom, Quỳ vẫn “đang đáp con tàu mộng
du lang thang đi tìm kiếm cái chân trời của những giá trị tuyệt đối hoàn mĩ, cái điều
chẳng bao giờ có, cơn khát cháy lòng của một tâm hồn đàn bà quá ham hố”[13,167].
Cái khao khát đi tìm “thánh nhân” trong cuộc đời đã khiến chị vô tình trở thành vô tâm
trước bao nhiêu tấm lòng, bao nhiêu tình cảm của đồng đội. Cho đến khi “chất đàn
24


bà”[32,336] trong con người chị được ý thức, chị mới đi đến một quyết định táo bạo là

quyết tâm chinh phục và gắn bó cuộc đời mình với một người mà mình chưa biết,
không yêu, chỉ với mục đích cứu sống một con người có khả năng thực hiện hoài bão
không bao giờ còn thực hiện được của bao nhiêu người đã ngã xuống vì chiến tranh,
trong số đó có người trung đoàn trưởng của chị.
Toàn bộ tuyến truyện diễn biến theo dòng hồi tưởng của nhân vật. Chính trong
dạng thức diễn tiến đó, cốt truyện hiện ra dần dần như một cuộc khám phá tính cách
nhân vật chính từ vẻ đẹp bên ngoài đến phần cốt lõi phức tạp và đầy biến động của thế
giới tâm hồn con người. Trong thế giới nội tâm của Qùy có rất nhiều mâu thuẫn: trong
chiến tranh chị đi tìm cái tuyệt đối hoàn mĩ, rồi ngay trong chiến tranh, sau cái chết của
người yêu, chị nhận ra cái chân lý: “Trong cõi đơì chỉ có những con người chứ không
có ai là thần thánh cả”[13,201]. Vậy mà khi quyết định gắn bó đời mình với Ph, cuối
cùng chị vẫn muốn làm một “thánh nhân”. Để rồi thêm một lần thứ hai chị lại nhận ra
cái triết lý ấy, nhưng lần này là ở chính mình: “Tôi đâu có phải là thần thánh gì, mà vẫn
là một con người, một người đàn bà bình thường như mọi người đàn bà”[13,201].
Thông qua quá trình nhận thức và tự nhận thức lại của Quỳ, Nguyễn Minh Châu đã
mượn lời của nhân vật nhà báo gửi đến người đọc một triết lý nhân sinh: “Mỗi con
người của cõi trần gian chúng ta là thế đấy, bao giờ cũng muốn sống vượt lên mình một
chút. Rồi thì vẫn chả ai là thần thánh cả nhưng con người sẽ ngày một tốt đẹp hơn,
cuộc sống sẽ ngày một tốt đẹp hơn, vì thế!”[13,201].
Cũng giống như cốt truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hàn, Cỏ lau là một
truyện ngắn có sức vóc dung lượng lớn hơn một truyện ngắn bình thường bởi cốt
truyện không chỉ dừng lại ở một thời điểm nào mà thường trải theo lịch sử của cả một
số phận, cuộc đời với những xung đột tâm lý chồng chéo. Cốt truyện chính của Cỏ lau
xoay quanh quá trình diễn biến tâm lý đầy mâu thuẫn, không thể giải quyết trong bi
kịch của bộ ba nhân vật chính (Lực- Thai- Quảng), được tái hiện trong một khoảng
không gian đầy kỉ niệm và ý tưởng, trong thời gian của cả hiện tại, quá khứ và tương
25


lai. Số phận cuộc đời của Lực thật nghiệt ngã trớ trêu. Bước vào cuộc chiến tranh là

anh thanh niên Lực mới ngoài hai mươi tuổi, là người chồng hạnh phúc mới chưa được
một tuần lễ. Đi qua hai cuộc chiến tranh, Lực trở về là một người lính già, một người
khác lạ không có ai chờ đợi bởi người cha, người vợ đã nghĩ anh hi sinh trong chiến
tranh. Lúc này Thai đã có gia đình mới và người cha anh cũng sống ngay trong gia
đình đó. Cả Lực và Thai đều đau khổ vì sự đoàn tụ của họ giờ sẽ là sự chia lìa, dang
dở, mang lại cả sự khổ đau cho cả người thân và chính bản thân họ. Lực sống trong
tâm trạng đau đớn níu giữ những giây phút hiếm hoi quý giá bên Thai sau hai mươi tư
năm xa cách để tìm lại “hơi thở cũ, tìm lại một chỗ trú nấp cho tâm hồn mình” sau
những tổn thương do chiến tranh gây ra dù thấu hiểu rất rõ rằng “cuộc sống đã an bài”.
Người chồng hiện tại của Thai- Quảng thì lại không đủ sức dứt bỏ tình yêu đau đớn
cũng như cái tổ ấm đang lung lay ấy dù hiểu mọi cố gắng bảo vệ tổ ấm của mình chỉ
càng đem lại bi kịch nặng nề. Còn Thai, người phụ nữ đứng giữa hai cuộc đời ấy, trung
tâm của bi kịch, là người duy nhất có thể thay đổi được hoàn cảnh nhưng lại chịu sự
giằng xé của nhiều bề tình cảm, trách nhiệm…, vì thế cũng là người chịu nhiều xung
đột nội tâm dữ dội gay gắt nhất. Trong thế giới tinh thần của mỗi nhân vật ấy đều chịu
những xung đột và mâu thuẫn dữ dội giữa lý trí và tình cảm, giữa ước mơ và thực tế
khắc nghiệt. Với lời tự kể, những dòng suy tư hồi tưởng, nhân vật trong Cỏ lau đã
mang chiều sâu của sự nếm trải, dằn vặt đau đớn. Ở đó hiện ra “một thực tại đang diễn
biến với những con người, chất chứa mâu thuẫn, vừa cao cả vừa thấp hèn, vừa xấc
xược, trơ tráo, vừa son sắt, tha thiết…”[32,331]. Với khả năng phản ánh hiện thực đạt
đến “sức vang hưởng xã hội”, Nguyễn Minh Châu đã đặt lại cái nhìn về chiến tranh và
hậu chiến tranh. Một nhân vật trong truyện đã nói: “Chiến tranh làm người ta hư đi hơn
là làm người ta tốt hơn!”. Triết lý ấy gắn liền với cuộc đời cầm súng của một người
lính già luôn lo âu day dứt về con người. Bên cạnh vấn đề chiến tranh, cốt truyện còn
đề cập đến một hệ vấn đề về con người: số phận con người bị đặt trong tất cả các mối
quan hệ trớ trêu của cuộc sống qua các bi kịch số phận Lực- Thai- Quảng mà không thể

×