Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy TNG tại cụm công nghiệp Sơn Cẩm huyện Phú Lương năm 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.43 KB, 68 trang )


1

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM




TH HOI PHNG




Tờn ti:
Đánh giá công tác bồi thờng giải phóng mặt bằng dự án
xây dựng nhà máy TNG tại cụm công nghiệp Sơn Cẩm
huyện Phú Lơng năm 2013


khóa luận tốt nghiệp đại học




H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Qun lý t ai
Lp : K42b - QL
Khoa : Qun lý Ti Nguyờn
Khoỏ hc : 2010-2014
Giỏo viờn hng dn : TS. D Ngc Thnh






Thỏi Nguyờn, nm 2014

2

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Quản lý tài nguyên và thầy giáo hướng dẫn TS. Dư Ngọc Thành,
em tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng dự án xây dựng nhà máy TNG tại cụm công nghiệp Sơn Cẩm
huyện Phú Lương năm 2013".
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng
dẫn tận tình của thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành, sự giúp đỡ của lãnh đạo và
cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, phòng Tài nguyên và Môi
trường và cán bộ địa chính xã Sơn Cẩm.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Dư Ngọc
Thành - thầy giáo hướng dẫn luận văn tốt nghiệp Đại học.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và cán bộ Ban bồi thường
giải phóng mặt bằng, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương
và cán bộ địa chính xã Sơn Cẩm. Các bạn bè và những người thân trong gia
đình đã động viên khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập cũng như hoàn thành luận văn.
Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên bản luận văn không thể
tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý thầy cô và các bạn để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Đỗ Thị Hoài Phương




3

MỤC LỤC

Phần 1.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Mục tiêu của đề tài 2
1.4. Yêu cầu của đề tài 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2
.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 4
2.1.1. Cơ sở lí luận 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 5
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương 5
2.1.2.1.2 Dân số và lao động 7
2.1.2.2. Mục tiêu phát triển khu công nghiệp của huyện Phú Lương 9

2.1.3. Cơ sở pháp lí 10
2.2. Khái quát về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 12
2.2.1. Khái niệm về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và
tái định cư 12
2.2.2. Một số yếu tố tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 13
2.2.3. Giá đất trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng 14
2.3. Sơ lược về công tác bồi thường GPMB trên thế giới và ở Việt Nam 15
2.3.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng trên thế giới 15
2.3.1.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Thái lan 15
2.3.1.2. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Inđônêxia 15
2.3.2. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Việt Nam 17
2.3.2.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Hà Nội 17
2.3.2.2. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Phú thọ 20
2.3.2.3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại Bắc Ninh 21
2.4. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở tỉnh Thái nguyên 23
2.4.1. Bồi thường về đất (Quyết định 01/2010/QĐ-UBND) 23
2.4.1.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ 23
2.4.1.2. Điều kiện được bồi thường đất và không được bồi thường 23
2.4.2. Bồi thường với cấy trồng, vật nuôi (Quyết định 01/2010/QĐ-
UBND) 24
2.4.3. Chính sách hỗ trợ (Quyết định 01/2010/QĐ-UBND) 25
2.4.3.1. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất 25
2.4.3.2. Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn,
ao không được công nhận là đất ở 26
2.4.4. Tái định cư (Quyết định 01/2010/QĐ-UBND) 27


4

Phần 3.


ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29
3.3. Nội dung nghiên cứu 29
3.3.1. Sơ lược tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 29
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Sơn Cẩm 29
3.3.4. Ý kiến của người dân về công tác bồi thường và giải phóng mặt
bằng tại dự án Cụm công nghiệp Sơn Cẩm, xã Sơn Cẩm 30
3.3.5. Bài học kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng tại Cụm công nghiệp Sơn Cẩm, xã Sơn
Cẩm 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu 30
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu số liệu thứ cấp 30
3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu tài liệu sơ cấp 30
3.4.3. Phương pháp thống kê tổng hợp, phân tích số liệu và sử lí số liệu 30
Phần 4.

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1. Sơ lược tình hình cơ bản xã Sơn Cẩm 31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
4.1.1.1. Vị trí địa lí 31
4.1.1.2. Địa hình 31
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết 31
4.1.1.4. Tài nguyên đất 32
4.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản 32
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 33
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 33
4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động 33

4.1.2.3. Tình hình phát triển các ngành kinh tế 35
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Sơn Cẩm 35
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai tại xã Sơn Cẩm 35
4.2.2. Tình hình sử dụng đất đai xã Sơn Cẩm 36
4.3. Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án Cụm
công nghiệp Sơn Cẩm, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên. 37
4.3.1. Đối tượng và điều kiện bồi thường 37
4.3.2. Đánh giá kết quả bồi thường về đất tại khu vực giải phóng mặt bằng 37
4.3.2.1. Kết quả bồi thường đất 37
4.3.2.2. Đánh giá kết quả bồi thường đất phi nông nghiệp 38
4.3.2.3. Đánh giá kết quả bồi thường đất nông nghiệp 40
4.3.3. Đánh giá kết quả bồi thường về tài sản gắn liền với đất tại khu
vực giải phóng mặt bằng 45


5

4.3.4. Kết quả bồi thường tái định cư 46
4.3.5. Kết quả hỗ trợ tái định cư 47
4.3.6. Đánh giá về kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng 48
4.4. Ý kiến của người dân về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
cụm công nghiệp Sơn Cẩm, xã Sơn Cẩm 49
4.4.1. Đánh giá sự hiểu biết chung của người dân về công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng 49
4.4.2. Đánh giá sự hiểu biết về tài chính của người dân khi bồi thường 50
4.5. Một số thuận lợi, khó khăn và giải pháp của công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng Cụm công nghiệp Sơn Cẩm, xã Sơn Cẩm,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 53
4.5.1. Thuận lợi 53

4.5.2. Khó khăn 54
4.5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
BTGPMB tỉnh Thái Nguyên 55
4.5.3.1. Về khung giá bồi thường 55
4.5.3.2. Giải pháp về hỗ trợ và tái định cư phục vụ cho công tác GPMB 55
4.5.3.3. Giải pháp kiện toàn bộ máy quản lý và cán bộ 56
4.5.3.4. Giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện 56
Phần 5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
5.1. Kết luận 58
5.2. Đề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
CCN : Cụm công nghiệp
KH : Kế hoạch
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
GCĐ : Giá cố định
GPMB : Giải phóng mặt bằng
BTGPMB : Bồi thường giải phóng mặt bằng
UBND : Ủy ban nhân dân
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GCN : Giấy chứng nhận




7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp qua các năm 6
Bảng 2.2: Dân số và lao động của huyện Phú Lương 7
Bảng 2.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số của các xã
huyện Phú Lương năm 2012 8
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số, lao động xã Sơn Cẩm 33
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động trong khu vực GPMB 34
Bảng 4.3: Diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng 36
Bảng 4.4: Diện tích thu hồi đất 37
Bảng 4.5: Kết quả bồi thường về đất ở xóm Đồng Danh 38
Bảng 4.6: Kết quả bồi thường về đất ở xóm Đồng Xe 39
Bảng 4.7: Kết quả bồi thường đất ở toàn xã 40
Bảng 4.8: Kết quả bồi thường đất nông nghiệp xóm Đồng Danh 41
Bảng 4.9: Kết quả bồi thường đất nông nghiệp xóm Đồng Xe 42
Bảng 4.10: Kết quả bồi thường đất nông nghiệp Sơn Cẩm 42
Bảng 4.11: Kết quả bồi thường đất nông nghiệp toàn xã 43
Bảng 4.12: Các loại đất bị thu hồi 44
Bảng 4.13: Kết quả bồi thường về tài sản gắn liền với đất 45
Bảng 4.14: Kết quả bồi thường tái định cư 46
Bảng 4.15: Kết quả hỗ trợ của dự án để người dân tái định cư 47
Bảng 4.16: Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng 48
Bảng 4.17: Sự hiểu biết chung của người dân trong khu vực GPMB về
công tác BTGPMB 49
Bảng 4.18: Sự hiểu biết của người dân trong khu vực GPMB về tài
chính khi bồi thường 51

Bảng 4.19: Ý kiến nhận xét của người dân về công tác BTGPMB của dự án 52



1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý báu của đất nước, là quà tặng thiên
nhiên đã ban tặng cho con người, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.
Trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 nhiều dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
đang diễn ra hết sức mạnh mẽ tại tất cả các địa phương. Để phục vụ cho
mục đích này, đòi hỏi phải có một lượng lớn đất đai. Công việc này liên
quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng cho người đang sử dụng đất.
Đây là điều kiện ban đầu nhưng hết sức quan trọng trong quá trình xây
dựng các công trình, dự án. Công tác này sẽ quyết định đến thời gian, tiến
độ thi công các công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các tổ
chức, các cá nhân, hộ gia đình. Vì vậy công tác thu hồi đất và lên phương
án bồi thường giải phóng mặt bằng là hết sức phức tạp và nhạy cảm và gặp
rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện như thương lượng giá bồi
thường với người dân vì khung giá bồi thường đất và tài sản liên quan đến
đất thường thấp hơn rất nhiều so với giá ngoài thị trường. Ngoài ra còn phải
giải quyết vấn đề công ăn việc làm, tái định cư và các hậu quả sau khi giải
phóng mặt bằng.
Dù gặp nhiều khó khăn như vậy, nên việc đánh giá công tác bồi

thường giải phóng mặt bằng để thấy được những thuận lợi và khó khăn,
nhằm đưa ra phương án khả thi để giải quyết các vấn đề khó khăn một cách
có hiệu quả đang là một nhu cầu cấp thiết của xã hội.

2

Phú Lương là1 huyện miền núi phía bắc tỉnh Thái Nguyên, có 2 thị
trấn và 14 xã, những năm gần đây được đầu tư xây dựng và phát triển các
khu, cụm công nghiệp(CCN) tập trung nên việc bồi thường và giải phóng
mặt bằng là rất cần thiết. Sơn Cẩm là xã thuộc huyện Phú Lương đang
được đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Sơn Cẩn với tình hình trên đặt ra
cho huyện công tác giải phóng mặt bằng là một nhiệm vụ trọng tâm.
Xuất phát từ vấn đề đó, đươc sự nhất trí của Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên, dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của TS. Dư Ngọc Thành, em tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây
dựng nhà máy TNG tại cụm công nghiệp Sơn Cẩm, huyện Phú Lương
năm 2013”.
1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án,
đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thương giải phóng mặt bằng đến đời
sống của người dân . Từ đó tìm ra những mặt thuận lợi, khó khăn của dự án và
phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục những mặt còn hạn chế đồng thời rút
ra bài học kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Sơn Cẩm
- Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án
xây dựng nhà máy TNG tại cụm công nghiệp xã Sơn Cẩm, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu những nguyên nhân gây chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.

- Đề xuất giải pháp, góp phần thực hiện công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng của dự án khác một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.

3

1.4. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững luật, các văn bản luật, các nghị định, thông tư có liên
quan hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng
- Đánh giá thực trạng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
của dự án và đánh giá kết quả điều tra thu được từ phiếu điều tra khi phỏng
vấn người dân trong khu vực dự án.
- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi đối với công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài giúp cho sinh viên nâng
cao được năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng được
những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung
những kiến thức còn thiếu và kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu
khoa học cho bản thân.
- Ý nghĩa trong thực tiễn.
Đề tài nghiên cứu về công tác BTGPMB là một lĩnh vực rất nhạy
cảm, mang tính nổi cộm trong quá trình thực hiện. Song kết luật của đề tài
sẽ là tiền đề và là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng thời cũng là cơ
sở khoa học để có thể đưa ra những hướng quy hoạch hợp lý, góp phần
thiết thực trong việc thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.


4


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở lí luận
Thực chất của việc giải phóng mặt bằng là việc chuyển quyền sử
dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất dưới sự điều tiết của Nhà nước.
- Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau:
+ Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc giải quyết, xét
duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
+ Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất.
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển đổi
mục đích sử dụng đất.
Theo điều 42, Luật Đất đai 2003 quy định:
1. Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi
đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của luật này
thì người thu hồi đất được bồi thường, trừ các trường hợp quy định tại
Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 và các Điểm b, c, d, đ và g
Khoản 1 Điều 43 của luật này.
2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao
đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì
được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định
thu hồi.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và
thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng
nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái

5


định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và
phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
4. Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được
bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua nhà hoặc thuê nhà thuộc sở hữu
của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu
vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi lớn hơn đất
ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối
với phần chênh lệch đó.
5. Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất
mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc
được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ
để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.
Trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất
mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật
thì phải trừ đi nghĩa vụ giá trị tài chính chưa thực hiện trong giá trị bồi
thường, hỗ trợ.
6. Chính phủ quy định việc bồi thường, tái định cư cho người có đất
bị thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương
a) Tăng trưởng kinh tế
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây nền
kinh tế của huyện Phú Lương đã tạo được sự phát triển. Chăn nuôi, trồng
trọt được quan tâm và đầu tư phát triển góp phần cải thiện mức thu nhập
cho bà con nông dân. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển khá,
chiếm tỷ trọng 21-23% GDP. Hoạt động thương mại dịch vụ được mở rộng

6


tới tận các xã vùng sâu vùng xa, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng của nhân dân.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp qua các năm
(ĐVT:Triệu đồng)
Ngành Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nông nghiệp 298.000 305.000 853.000
Công nghiệp 115.389 133.000 320.000
(Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Phú Lương, 2012)
Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt được trong năm 2012 như sau:
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (GCĐ 1994) ước đạt
312 tỷ đồng, = 101% kế hoạch, 108% so với cùng kỳ (GCĐ năm 2010 ước
đạt 813 tỷ đồng).
+ Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha diện tích đất nông nghiệp trồng
trọt (theo giá thực tế) đạt 63/72 triệu đồng = 88% KH.
+ Sản lượng lương thực cây có hạt đạt 41.826 tấn = 102% KH, =
96% so với cùng kỳ.
+ Sản lượng chè búp tươi ước đạt 41.580 tấn = 102% KH, trồng mới,
trồng lại 200ha chè = 133% KH.
+ Diện tích trồng mới, trồng lại rừng sản xuất được 896 ha =
119% so với KH.
+ Tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định ở mức 45%;
+ Sản lượng thịt hơi ước đạt 10.585 tấn = 80% KH.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN ước đạt 43,8 tỷ đồng (GCĐ
1994), bằng 33,69% KH tỉnh, = 32,93% KH huyện; giá cố định 2010 ước đạt
254 tỷ đồng.
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 51.500 triệu
đồng, = 101% KH tỉnh, = 96,9% KH huyện.

7


- Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 371.410 triệu đồng. Trong đó
chi cân đối và các chương trình mục tiêu ước đạt 361.915 triệu đồng =
167% KH tỉnh, = 146% KH huyện giao.
- Tạo việc làm mới cho 2.300 lao động = 135% KH (trong đó xuất
khẩu 110 lao động).
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 3,4% (kế hoạch 3%).
Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 81%.
2.1.2.1.2 Dân số và lao động
Bảng 2.2: Dân số và lao động của huyện Phú Lương
Diễn giải
Đơn vị tính
Số lượng Tỷ lệ (%)
I. Tổng dân số Người
106.856 100
- Nam Người 52.284 48,9
- Nữ Người 54.572 51,1
II. Tổng số lao động LĐ

1. Theo giới tính LĐ

- Nam LĐ 37630 52.50
- Nữ LĐ 34.041 41.50
2. Theo lứa tuổi LĐ
84.905
- Từ 5-17 tuổi LĐ 4.896 5.76
- Từ 18-60 tuổi LĐ 71.671 84.41
- Trên 60 tuổi LĐ 8.338 9.83
3. Theo trình độ nghề LĐ

- Qua đào tạo LĐ 7.472 11

- Lao động phổ thông LĐ 65.814 89
4. Theo ngành nghề LĐ
64.860
- Nông nghiệp LĐ 50.080 77
- Phi nông nghiệp LĐ 14.780 2.390
(Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Phú Lương, 2012)

8

Bảng 2.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số của các xã
huyện Phú Lương năm 2012

STT Tên xã, thị trấn
Diện
tích
(Km
2
)

Số thôn
(bản, tổ
nhân
dân)
Dân số
trung
bình
(Người)

Mật độ
dân số

(Người/Km
2
)
1 Thị trấn Đu 2,13 6 3.987 1.873
2 Thị trấn Giang Tiên

3,81 8 3.480 913
3 Xã Sơn Cẩm 16,82 19 12.125 721
4 Xã Cổ Lũng 16,97 18 8.838 521
5 Xã Phấn Mễ 25,31 26 10.499 415
6 Xã Vô Tranh 18,38 25 8.238 448
7 Xã Tức Tranh 25,59 24 8.607 336
8 Xã Phú Đô 22,59 25 5.318 235
9 Xã Yên Lạc 42,88 23 6.843 160
10 Xã Động Đạt 39,89 23 10.000 251
11 Xã Ôn Lương 17,24 10 3.118 181
12 Xã Phủ Lý 15,49 12 2.853 184
13 Xã Hợp Thành 8,99 10 2.493 277
14 Xã Yên Đổ 35,61 17 6.488 182
15 Xã Yên Ninh 47,19 16 6.345 134
16 Xã Yên Trạch 30,07 12 6.018 200
Tổng số 368,95

274 105.250

285
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phú Lương, 2012)
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2012, dân số
thường trú trên địa bàn huyện Phú Lương là 105.250 người, trong đó người
Kinh chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng 4,5%, người Sán

Chày chiếm 8,05%, người Dao 4,04%, người Sán Dìu 3,29%. Ngoài ra còn có
một số dân tộc khác như Thái, Hoa, Mông. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%.
Mật độ dân số bình quân chung là 285 người/km
2.
. Số người đang trong độ tuổi

9

lao động là 61.732 người, chiếm 60% tổng dân số toàn huyện. Lực lượng lao
động xã hội chiếm 89,9%. Số hộ nghèo hiện còn 5.278 hộ nghèo, chiếm 19,6 %
tổng số hộ của huyện. Trình độ dân trí nói chung ở phía Nam của huyện có
trình độ văn hoá cao hơn phía Bắc.
2.1.2.2. Mục tiêu phát triển khu công nghiệp của huyện Phú Lương
- Huyện có vị trí nằm ngay ở cửa ngõ của vùng kinh tế phía Bắc của
tỉnh, địa bàn huyện có tuyến giao thông huyết mạch chạy qua tạo nhiều cơ
hội cho huyện đón nhận đầu tư và ứng dụng thành tựu khoa học trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Địa hình đa dạng, núi đồi, đồng bằng, sông ngòi và cảnh quan
thiên nhiên phong phú, khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, môi trường
trong lành là những lợi thế đáng kể để Phú Lương chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Giàu tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch.
- Huyện đang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa
bàn huyện có nhiều cơ sở sản xuất lớn đang hoạt động, đã tác động mạnh mẽ
đến nền kinh tế của huyện, tạo ra những thuận lợi cho việc tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời cũng gây áp lực không nhỏ đến việc sử
dụng quỹ đất trên địa bàn.
- Đất đai phần lớn là diện tích đồi núi, nghèo dinh dưỡng, độ dốc
lớn nên dễ bị thoái hoá do rửa trôi, xói mòn, làm ảnh hưởng đến khả

năng sản xuất nông nghiệp.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường không lớn nhưng đã ảnh hưởng đến
cuộc sống dân cư. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu từ hoạt động khai
thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện.
- Sản xuất công nghiệp địa phương còn nhỏ bé, hiệu quả sản xuất và
sức cạnh tranh chưa cao, tương lai cần thiết phải có hướng đầu tư trọng
điểm, thiết thực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng

10
nông thôn, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng công nghiệp hoá, đòi hỏi phải có quỹ đất thích hợp cho các hoạt
động này.
- Tiềm năng đất đai của huyện có hạn, phần lớn là đất đồi núi, yêu
cầu của công nghiệp hoá, đô thị hoá càng mạnh sẽ gây áp lực càng lớn lên
quỹ đất nói chung và đặc biệt là đất nông nghiệp. Vì vậy để thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn huyện, xây dựng Phú
Lương trở thành một khu kinh tế phát triển của tỉnh cần thiết phải nghiên
cứu kỹ lưỡng khả năng khai thác quỹ đất và chuyển đổi mục đích sử dụng
hợp lý để vừa đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá vừa đảm
bảo nâng cao đời sống dân cư phát triển ổn định lâu dài.
Thực hiện nghị quyết của huyện Đảng bộ huyện Phú Lương về việc
đổi đầu kinh tế từ “nông nghiệp – dịch vụ - công nghiệp” sang thành
“công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp”. Đảng ủy, chính quyền và nhân
dân xã Sơn Cẩm, Phủ Lý, Yên Lạc nhận thức sâu sắc là phải tạo mọi điều
kiện để khai thác tiềm năng phát huy lợi thế nhằm phát triển cơ sở hạ tầng,
phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tạo ra sự đột biến về tăng
trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút đầu tư từ
bên ngoài, huy động nội lực tại địa phương để hoàn thành các mục tiêu
kinh tế, chính trị mà huyện Đảng bộ đề ra.
2.1.3. Cơ sở pháp lí

+ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai.
+Luật xây dựng ngày 16 tháng 11 năm 2003
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003.

11
+ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
+ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp giấy CNQSDĐ, thu hồi, thực hiện quyền sử dụng
đất trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại về đất đai.
+ Căn cứ Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ Về
việc Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ tái định cư.
+ Căn cứ thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008 của Bộ
Xây Dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoach
xây dựng.
+ Căn cứ vào quyết định số 188/NĐ-BCT ngày 23/9/2013 của Bộ
Công Thương Về việc Phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy
TNG tại xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
+ Căn cứ công văn số 959/UBND-TNMT ngày 06/09/2013 của
UBND huyện Phú Lương về việc đồng ý chủ trương cho công ty cổ phần
thời trang TNG thực hiện khảo sát,triển khai thực hiện dự án tại Cụm công
nghiệp Sơn Cẩm, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương.
+ Căn cứ công văn số 1222/UBND-GPMB ngày 30/7/2013 của UBND
tỉnh Thái Nguyên về việc chấp thuận để Công ty Cổ phần thời trang TNG

thoả thuận mức bồi thường hỗ trợ GPMB thực hiện dự án.
+ Căn cứ Quyết định số 1883/QĐ-UBND ngày 16/9/2005 và Quyết
định số 1597/QĐ-UBND ngày 10/8/2007 của UBND huyện Phú Lương về
việc thu hồi đất để thực hiện dự án Cụm công nghiệp Sơn Cẩm.

12
+ Căn cứ công văn số 106/UBND-GPMB ngày 25/7/2013 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc bồi thường, hỗ trợ GPMB Dự án xây
dựng Cụm công nghiệp Sơn Cẩm thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương.
2.2. Khái quát về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
2.2.1. Khái niệm về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và
tái định cư
Công tác BTGPMB là việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế.
Theo điều 4 luật đất đai 2003:
+ Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại
giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị
thu hồi đất.
+ Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị
thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới,cấp kinh phí để
di chuyển đến địa điểm mới.(Luật đất đai 2003)
Tái định cư là khi mà người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất theo
quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP là phải di chuyển chỗ ở thì
được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
+ Bồi thường bằng nhà ở
+ Bồi thường bằng giao đất mới
+ Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới
Bản chất của công tác BTGPMB là chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển mục đích sử dụng đất dưới sự điều tiết của Nhà nước.Do vậy, để

tiến hành công tác BTGPMB của công trình dự án cần phải dựa vào những
cơ sở dưới đây:
+ Nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
+ Nhu cầu về phát triển kinh tế-xã hội của địa phương
+ Dựa vào kinh phí BTGPMB của công trình dự án
+ Dựa vào các loại bản đồ, sổ sách có liên quan đến công tác
BTGPMB

13
Bồi thường giải phóng mặt bằng là giải pháp quan trọng mang tính
đột phá nhằm chủ động quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các
nguồn lực cho đầu tư phát triển và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Quá trình thực hiện BTGPMB phải
đảm bảo hài hoà các lợi ích của người bị thu hồi đất, đồng thời đảm bảo lợi
ích của Nhà nước và người nhận đất thu hồi để sử dụng.
Quá trình BTGPMB là quá trình đa dạng và phức tạp nó thể hiện
khác nhau giữa các dự án, liên quan đến lợi ích của các bên tham gia và lợi
ích của toàn xã hội. Do đó qua trình BTGPMB có các đặc điểm sau:
+ Tính phức tạp: Đất đai và các tài sản gắn liền với đất đều là các tài
sản có giá trị lớn và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội.
Đối với vùng nông thôn, dân cư sống chủ yếu nhờ vào hoạt động sản xuất
nông nghiệp mà đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong nông
nghiệp trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi
nghề nghiệp khó khăn. Việc hỗ trợ nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm
bảo cuộc sống cho người dân sau này.
+ Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên các vùng đất khác
nhau với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục tập quán
và trình độ dân trí nhất định. Do vậy, quá trình BTGPMB cũng mang
những đặc điểm riêng biệt đối với từng dự án.
2.2.2. Một số yếu tố tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan
đến công tác BTGPMB.
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công tác giao đất, cho thuê đất.
- Việc đo đạc thống kê, kiểm kê đất đai.
- Nhận thức của người dân bị thu hồi đất.
- Công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính
sách,pháp luật của Nhà nước.

14
2.2.3. Giá đất trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng
Tại khoản 4 Điều 56 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Giá đất do
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương quy định công bố công khai
vào ngày 01/01 hàng năm và được dùng làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất,
thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, tính tiền sử dụng đất và tiền thuê
đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất
hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao
đất không thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất, tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về
đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước. (Luật đất đai,2003).
+ Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
+ Căn cứ Luật Đất đai năm 2003
+ Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính
phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định
số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của
Chính phủ
+ Căn cứ Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài
Chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày

16/11/2004 và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP của Chính phủ
+ Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư
+ Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày
08/01/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài chính hướng dẫn xây
dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm
quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

15
Căn cứ Nghị Quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của HĐND
tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 8 về quy định khung giá các loại đất trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên năm 2014
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 358/TTr-STNMT ngày
05/11/2013 về việc đề nghị phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên năm 2014 về việc đề nghị phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên năm 2014, văn bản số 2473/STC-QLG ngày 29/10/2013
của Sở Tài chính Thái Nguyên về việc thẩm định Bảng giá các loại đất năm
2014 trên địa bàn tỉnh.
2.3. Sơ lược về công tác bồi thường GPMB trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng trên thế giới
2.3.1.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Thái lan
Ở Thái Lan, cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á,
quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do
cơ chế thị trường điều tiết. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản
lý, việc đền bù được tiến hành theo trình tự: Tổ chức nghe ý kiến người
dân, định giá đền bù.
Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án
mang tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với
giá thị trường. Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá

nhân đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường.
2.3.1.2. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Inđônêxia
Từ những năm 60 của thế kỷ XX ở Inđônêxia đã có luật về thu hồi
đất và các đối tượng có liên quan tới đất, đó là luật số 20 năm 1961 phản
ánh thực thi quyền lực thống trị của chính quyền. Mà đến những năm đầu
của thập niên 70, theo luật cơ bản về đất đai của Chính phủ có thể thu hồi
đất phục vụ lợi ích chung nếu bồi thường thoả đáng theo thủ tục do luật này

16
qui định. Khả năng tái định cư đối với những người bị mất nhà cửa, thu
nhập, phương tiện sống do luật số 20 qui định và từ đó đến nay chính phủ
Inđônêxia đã ban hành rất nhiều Nghị định về việc bồi thường thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất và chế độ tái định cư cho những người bị mất đất.
Di dân tái định cư, bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất vì
mục đích phát triển của xã hội từ trước đến nay vẫn bị coi là sự hy sinh mà
một số người phải chấp nhận vì lợi ích của số đông và lơi ích của cộng
đồng.Việc xây dựng và lập kế hoạch thực hiện các phương án bồi thường,
tái định cư sao cho các dự án luôn luôn hướng tới sự phất triển về kinh tế,
ổn định xã hội và bền vững về môi trường. Vì vậy, khi Nhà nước bồi
thường và tái định cư cần phải có phương châm thực hiện để áp dụng khi
nhà nước thu hồi đất:
- Bồi thường tài sản thiệt hại, nghề nghiệp và thu nhập của người dân bị
mất đất.
- Hỗ trợ di chuyển trong đó có cấp và bố trí nơi ở mới với các dịch
vụ và phương tiện phù hợp.
- Trợ cấp, khôi phục để ít nhất người bị ảnh hưởng đạt hoặc gần đạt
so với mức sống trước đó.
- Đối với các dự án có di dân tái định cư, việc lập kế hoạch, thiết kế
nội dung di dân là yếu tố không thể thể thiếu được ngay từ chu kỳ đầu tiên
của việc lập dự án đầu tư. Những nguyên tắc thực hiện là:

+ Nghiên cứu kỹ phương án của các dự án mang tính khả thi để giảm
tới mức tối đa việc di dân bắt buộc khi triển khai dự án.
+ Người bị thu hồi đất phải được bồi thường và hỗ trợ để khôi phục
cuộc sống kinh tế ở mức cao nhất với thời điểm trước khi có dự án.
+ Đất đai, nhà cửa, cơ sở hạ tầng thích hợp và các loại bồi thường
khác tương xứng phải được cấp cho người bị ảnh hưởng, chú trọng đến
người dân bản địa, dân tộc thiểu số, nông dân.

17
+ Bất kỳ dự án nào có chính sách và tái định cư, người sử dụng đất
cần có nhận thức và ý thức thực hiện đạt hiệu quả, các kế hoạch phải được
soạn thảo xác lập tương ứng với thời gian và nguồn ngân sách phù hợp,
người di chuyển được hưởng các quyền lợi về nơi ở, nguồn sống, nguồn
lực ổn định cuộc sống ngay sau khi họ bị thu hồi đất.
+ Người bị ảnh hưởng phải thông báo đầy đủ, được tham khảo ý kiến
chi tiết về các bồi thường và tái định cư,phải đuợc hỗ trợ ở mức cao nhất
trong việc hoà nhập họ với dân cư địa phương, với cách thức tốt nhất là mở
rộng lợi ích của dự án đến cả cộng đồng dân cư địa phương.
+ Chú ý các đối tượng chính sách, người nghèo nhất , trích một phần
hỗ trợ cho những người không và chưa có những quyền lợi hợp pháp về đất
đai, tài sản, những gia đình phụ nữ làm chủ. Đồng thời, sớm có kế hoạch
xác định quyền lợi hợp pháp của họ, cố gắng hạn chế trường hợp coi lý do
ngăn trở BTGPMB và tái định cư là việc thiếu quyền sở hữu, quyền sử
dụng đất hợp pháp.
+ Để không ngừng cải tiến hỗ trợ của các ngân hàng với các dự án
trong lĩnh vực nhạy cảm này, cần chính thức thông qua và thực hiện một số
chính sách bồi thường tái định cư bắt buộc. Chính sách này không thể thiếu
trong việc nêu rõ các mục tiêu, phương pháp, định ra các tiêu chuẩn trong
hoạt động của các tổ chức ngân hàng, mở ra một cách nhìn bao quát rõ ràng
về các vấn đề

đó và vận dụng thủ tục chính thức để giải quyết có hệ thống những khía cạnh
này trong các hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức khác.
2.3.2. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Việt Nam
2.3.2.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Hà Nội
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước có mô hình Ban chỉ
đạo GPMB thuộc UBND thành phố. Qua 10 năm hoạt động, Ban chỉ đạo
GPMB thành phố Hà Nội khẳng định vai trò tích cực và cần thiết trong

18
thực hiện GPMB. Với vai trò là cơ quan chuyên trách, giúp UBND thành
phố, năm 2009, Ban đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, các quận,
huyện, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là các địa phương mới hợp nhất về Hà
Nội, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, với
phương châm: dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật, quan tâm
đến lợi ích chính đáng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong diện thu hồi
đất. Ban đã chủ động nghiên cứu cơ chế, chính sách của Chính phủ, hướng
dẫn của các bộ, ngành, bám sát thực tiễn, đặc điểm tình hình của thành phố,
chính sách của các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc để kịp thời ban hành
ngay chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư GPMB của thành phố Hà
Nội sau khi mở rộng, ban hành kịp thời Quyết định 108/2009/QĐ-UBND
có hiệu lực của nghị định 69/2009/NĐ – CP từ ngày 1/10/2009. Những
chính sách mới của Chính phủ, thành phố, Ban chỉ đạo GPMB đều tổ chức
tập huấn kỹ cho cán bộ làm công tác GPMB tại cơ sở, các tổ chức đoàn thể
như Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Trung tâm trợ giúp pháp lý và cho
các chủ đầu tư. Để đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác GPMB, Ban tập
trung cải cách hành chính, gắn trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên của
Ban chỉ đạo. Ngoài các thành viên chuyên trách, Ban có 17 thành viên
kiêm nhiệm là lãnh đạo các sở, ban, ngành. Do vậy, trước đây, mỗi khi có
cuộc họp cần có ý kiến các sở, ngành, chỉ riêng thời gian để tập hợp đủ ý
kiến bằng văn bản, có chữ ký, con dấu của tất cả các sở có liên quan đã gần

cả tháng, hiện nay, Ban đã cải cách theo hướng, sau các cuộc họp liên
ngành, căn cứ vào ý kiến của các sở tại cuộc họp, Ban chủ động thay mặt
liên ngành trình UBND thành phố.Công việc được giải quyết chỉ trong ba
đến năm ngày.
Trước đây việc phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư của các
dự án tại tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh (trước đây thuộc tỉnh Vĩnh
Phúc) và bốn xã của huyện Lương Sơn (trước đây thuộc tỉnh Hoà Bình)

×