Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.5 KB, 56 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




MAI THANH HUYỀN


Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
XÃ NGA PHÚ, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA





KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi Trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Duy Hải
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm




THÁI NGUYÊN - 2014
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối
với mỗi sinh viên cuối khóa, nhằm nâng cao năng lực tri thức, tổng hợp các
kiến thức đã học và có cơ hội mở rộng kỹ năng thực tiễn trong việc nghiên cứu
khoa học. Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường em đã được
thực tập tại Ủy Ban Nhân Dân xã Nga Phú, Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường. Đặc biệt em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Nguyễn Duy Hải, người đã chỉ
dẫn, chỉ bảo em tận tình để hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Nga Phú, cán bộ địa chính đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Cám ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập
rèn luyện và thực tập tốt nghiệp.
Với kiến thức và thời gian có hạn, chắc chắn bài luận văn này không
tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của thầy cô và các bạn để bài luận văn này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Mai Thanh Huyền


2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Nga Phú 25

Bảng 4.2: Dân số và lao động của xã Nga Phú 26

Bảng 4.3: Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại Xã Nga Phú 29

Bảng 4.4: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn 30

Bảng 4.5: Phương thức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 31

Bảng 4.6: Kết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom,
phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã 34

Bảng 4.7: Ý kiến người dân về việc phân loại rác tại nguồn 35




3
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh RTSH 5

Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp Hydromex
Error! Bookmark not defined.

Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của MỹError! Bookmark
not defined.

Hình 2.4: Hệ thống quản lý chất thải rắn 15


Hình 4.1: Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại Xã Nga Phú, huyện Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hóa 29

Hình 4.2: Biểu đồ phương thức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 31

Hình 4.3: Sơ đồ công tác thu gom vận chuyển rác sinh hoạt 33



4
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CTR : Chất thải rắn
UBND : Ủy ban nhân dân
RTSH : Rác thải sinh hoạt
VSMT : Vệ sinh môi trường
TP : Thành phố
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam



5
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1


1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Yêu cầu của đề tài 2

1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1. Tổng quát về rác thải sinh hoạt 4

2.1.2. Cơ sở lý luận 10

2.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài 10

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 12

2.2.1. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới và ở Việt Nam 12


2.2.2. Sơ lược quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 12

2.3.3. Tình hình thu gom và xử lý rác thải tại tỉnh Thanh Hóa 17

2.3.4. Hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Nga
Sơn 18

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 21

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21

3.3. Nội dung nghiên cứu 21

3.4. Phương pháp nghiên cứu 21

3.4.1. Phương pháp kế thừa 21



6
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 21

3.4.3. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu 22

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Nga Phú, huyện

Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa 23

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hóa 26

4.2. Đánh giá nguồn phát sinh, lượng phát sinh và thành phần rác thải tại xã
Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 29

4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại Xã Nga Phú 29

4.2.2. Lượng phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt tại xã Nga Phú, huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 30

4.3. Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn . 31
4.3.1. Phương thức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn 31

4.3.2. Công tác vận chuyển, tập kết rác thải sinh hoạt trên địa bàn 33

4.3.3. Nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải
sinh hoạt 34

4.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn. 35

4.4.1. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt 35

4.4.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Xã 37


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41

5.1. Kết luận 41

5.2. Kiến nghị 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43




1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, với sự của phát triển kinh tế xã hội đã làm cho đời sống ở các
vùng quê có nhiều đổi mới. Sự gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế xã
hội cao làm tăng các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của con
người, điều này cũng tác động mạnh, lâu dài đến môi trường. Tình hình rác
thải sinh hoạt ở nông thôn đang dần trở thành vấn đề nan giải cần được quan
tâm để bảo vệ cảnh quan và môi trường sống của cả cộng đồng dân cư.
Với sự phối hợp của ban lãnh đạo các cấp trong những năm gần đây đã
có những chủ trương chính sách, biện pháp giải quyết các vấn đề về môi
trường như : Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới giúp cho kinh tế xã hội phát
triển một mặt tạo sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức
sống cho người dân mặt khác lại là nguy cơ là chất lượng môi trường này
càng kém. Ngày nay ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề của toàn cầu.
Nếu con người không có những biện pháp bảo vệ môi trường kịp thời để ngăn
chặn, phòng ngừa các mức độ ô nhiễm thì sự suy thoái và sự cố môi trường là

điều không thể tránh khỏi và có nguy cơ xảy ra là rất cao.
Rác thải sinh hoạt đang là một trong những vấn đề bức xúc ở nước ta
hiện nay cần được giải quyết.Theo tính toán trong một ngày mỗi người thải ra
môi trường trung bình là 0,5-1,3 kg/người trên toàn thế giới. Nền kinh tế càng
phát triển, dân số gia tăng nhu cầu tiêu thụ của con người cũng tăng theo và
theo đó lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều. Lượng tài nguyên được đưa
vào sản xuất và tiêu dùng có thể đo trường thì khó có thể cân đong, đo, đếm
được.Việc gia tăng chất thải sinh đếm được bằng khối lượng hoặc bằng tiền
nhưng lượng rác thải được thải ra môi hoạt là một trong những nguyên nhân
trực tiếp gây nên ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của con người làm mất đi cảnh quan thiên nhiên vốn có.
Nga phú, Nga Sơn, Thanh Hóa là một xã Nga phú nằm trong vùng đồng
bằng ven biển có nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, việc đánh giá một


2
cách chưa đầy đủ về rác thải sinh hoạt. Trong quá trình phát triển việc thu gom
và quản lý gặp nhiều khó khăn và cũng chưa có các biện pháp xử lý phù hợp.
Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng thu gom và quản lý giảm thiểu, phòng
ngừa các tác động xấu của rác thải sinh hoạt là một vấn đề cấp bách hiện nay
cần được giải quyết.
Xuất phát từ thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề trên và được sự đồng
ý của Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường thuộc Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Duy Hải, em
tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại
xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Dựa trên cơ sở đánh giá hiện trạng thu gom và quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn xã Nga Phú, từ đó làm cơ sở khoa học và thực tiễn để hướng

dẫn cộng đồng có ý thức và thói quen thu gom và phân loại rác tại nguồn
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời đề xuất các giải pháp xử lý
phù hợp với điều kiện của địa phương để đạt hiệu quả cao nhất nhằm nâng
cao công tác quản lý môi trương một cách khoa học và bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Nga Phú, huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng dân cư tại xã Nga Phú, huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa về quản lý rác thải sinh hoạt.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với điều
kiện của địa bàn nghiên cứu.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại xã Nga Phú,
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Tiến hành điều tra phỏng vấn thu thập số liệu. Các số liệu thu thập
được phải đúng và khách quan.
- Đưa ra đánh giá về thực trạng thu gom, vận chuyển, xử lỷ rác thải
sinh hoạt trên địa bàn.


3
- Tìm ra những khó khăn hiện tại và đưa ra các biện pháp khắc phục
- Đưa ra một số biện pháp có tính khả thi có thể áp dụng tại địa bàn
nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Tạo ra cơ hội cho sinh viên tiếp cận với thực tế để hiểu rõ hơn các
kiến thức đã học trên giảng đường.
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải
sinh hoạt.

- Việc nghiên cứu đề tài sẽ là cầu nối giữa kiến thức học tập và thực tế
,nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra kinh nghiêm thực tế phục vụ cho công
tác sau này.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom,vận chuyển
và quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã.
- Đánh giá được thực trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác
thải trên địa bàn Xã.
- Đề xuất một số biện pháp khả thi để xử lý rác thải sinh hoạt.
- Đề xuất một sồ kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn Xã.
- Kết quả của đề tài sẽ là một trong những căn cứ để tăng cường công tác
quản lý, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường.



4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Tổng quát về rác thải sinh hoạt
2.1.1.1. Khái niệm về chất thải
- Theo khoản 10 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường 2005 thì khái niệm
chất thải như sau: “ Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”. Hay nói
cách khác chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …).
2.1.1.2. Khái niệm về rác thải sinh hoạt
- Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh

hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Rác thải sinh hoạt phát
sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng …
Trong đó rác thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần,
chất lượng chất thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật.
2.1.1.3. Hoạt động quản lý chất thải rắn
Hoạt động quản lý CTR: Bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
2.1.1.4. Nguồn phát sinh và phân loại rác thải sinh hoạt
 Các nguồn phát sinh chất thải rắn bao gồm:
Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của
các ngành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người
ngày càng tăng lên, cùng với đó là lượng RTSH của các hoạt động này cũng
gia tăng.


5
RTSH được thải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng trong
đời sống xã hội, trong đó lượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yếu ở khu
dân cư và các nhà máy, xí nghiệp.

Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh RTSH
 Rác thải sinh hoạt có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau:
- Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
+ Chất thải thực phẩm bao gồm các phần thừa thãi, không ăn được sinh
ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn… Đặc điểm quan trọng của loại chất
thải này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân
hủy thường gây ra các mùi hôi thối khó chịu.

+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong
quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá…Ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà
máy, xí nghiệp.
+ Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que,
củi, nilon, vỏ bao gói.
+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm của người
và phân của các động vật khác.
Khu dân cư
Chợ, bến
xe
Xây dựng
Công viên
Bệnh viện
Cơ sở y tế
Nhà máy
Xí nghiệp
Hoạt động
nông nghiệp
RT
SH
Cơ quan,
Trường học


6
- Theo vị trí hình thành: Phân biệt rác hay rác thải sinh hoạt trong nhà,
ngoài nhà, chợ, trên đường phố,…
- Theo thành phần hóa học và vật lí: Phân biệt theo các thành phần vô
cơ và hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại,…
2.1.1.5. Thành phần rác thải sinh hoạt

- Rác thải sinh hoạt bao gồm 2 thành phần chính đó là vô cơ và hữu cơ.
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng như mức sống, thu nhập, các điều
kiện kinh tế, các mùa khí hậu,… mà mỗi nơi thành phần rác thải sinh hoạt là
khác nhau.
 Tính chất lý học, hóa học, sinh học của chất thải rắn sinh hoạt
- Tính chất lý học
a/ Khối lượng riêng
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng riêng trên một đơn vị
thể tích, được tính bằng kg/m
3
. Khối lượng riêng của chất thải rắn nông thôn
sẽ rất khác nhau tùy theo phương pháp lưu trữ : (1) để tự nhiên không chứa
trong thùng, (2) chứa trong thùng và không nén, (3) chứa trong thùng và nén
b/ Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn theo một trong 2 cách:
Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn theo một trong 2 cách:
Tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối
lượng khô. Trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, phương pháp khối lượng ướt
thông dụng hơn. Theo cách này, độ ẩm của chất thải rắn có thể biễu diễn dưới
dạng phương pháp sau:
M =

w – d

× 100%

w
Trong đó:
M: Độ ẩm (%)
w : Khối lượng ban đầu cuả mẫu chất thải rắn (kg)
d : Khối lượng ban đầu của mẫu chất thải rắn sau khi đã sấy khô đến

khối lượng không đổi ở 105
0
C (kg)
- Tính chất hóa học
a/ Chất hữu cơ


7
Lấy mẫu, nung ở 950
0
C. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là
tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoản 40 -60%.
Trong tính toán, lấy trung bình 53% chất hữu cơ.
b/ Chất tro
Phần còn lại sau khi nung – tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ.
c/ Hàm lượng cacbon cố định
Là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải
là cacbon trong tro, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5-12%, trung bình là
7%. Các chất vô cơ khác trong tro bao gồm thủy tinh, kim loại…Đối với chất thải
rắn nông thôn, các chất này có trong khoảng 10- 25 %, trung bình là 15%.
d/ Trị nhiệt
Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị này được xác định
theo công thức Dulông:
Đơn vị trị nhiệt
1
8
2,326.[145,4 620( ) 41. ]
KJ
C H O S
KG

 
= + +
 
 

Trong đó:
C: Lượng cacbon tính theo phần trăm (%)
H: Hydro tính theo (%)
O: Oxy tính theo (%)
S: Sunfua tính theo (%)
- Tính chất sinh học
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong
chất thải rắn sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển
hóa sinh học tạo thành các chất khí, chất rắn hữu cơ trơ và các chất vô cơ.
Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối rữa ( rác thực
phẩm) có trong chất thải rắn sinh học.
a/ Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ
550
0
C, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của
chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu


8
(VS) để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học của phần chất hữu cơ có trong
chất thải rắn sinh hoạt là không chính xác và một số thành phần chất hữu cơ
rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân hủy sinh học. (Ví dụ: Giấy in báo và
nhiều loại cây Kiểng). (Nguyễn Ngọc Cường 2006). [3]
b/ Sự hình thành mùi

Mùi sinh ra khi tồn trữ chất thải rắn trong thời gian dài giữa các khâu
thu gom, trung chuyển và thải ra bãi rác, nhất là ở những vùng khí hậu nóng
do quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong chất
thải rắn sinh hoạt. Ví dụ: trong điều kiện kỵ khí, sulfate có thể bị khử thành
sulfide (S
2-
), sau đó sulfide kết hợp với hydro tạo thành H
2
S.
c/ Sự sản sinh ruồi nhặng
Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng khí hậu ấm áp, sự
sản sinh ruồi nhặng ở khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm.
Thông thường chu kỳ phát triển của ruồi ở khu dân cư từ trứng thành
ruồi có thể biễu diễn như sau:
- Trứng phát triển: 8 – 12 giờ
- Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20 giờ
- Giai đoạn thứ hai của ấu trùng: 24 giờ
- Giai đoạn thứ ba của ấu trùng: 3 ngày
- Giai đoạn nhộng: 4 – 5 ngày
- Tổng cộng: 9 – 11 ngày
2.1.1.6. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt
Cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chất lượng
cuộc sống ngày càng tăng, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng thì con người
ngày càng thải vào môi trường tự nhiên hàng triệu tấn rác thải. Ta có thể thấy
rác thải ảnh hưởng đến môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân:
- Làm ô nhiễm không khí: Các loại RTSH thường có bộ phận có thể
bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những loại rác
thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp.
Cũng có loại rác thải trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (35
o

C và độ
ẩm 70 - 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật làm ô
nhiễm môi trường không khí.


9
- Làm ô nhiễm đất: Các chất hữu cơ còn phân hủy được trong môi
trường đất tương đối nhanh chóng trong điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ
ẩm thích hợp qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các khoang chất
đơn giản như nước, khí cacbonic. Nếu trong điều kiện yếm khí thì sản phẩm cuối
cùng chủ yếu là CH4, H2O, CO2 gây ngộ độc cho môi trường đất.
Khi thải ra môi trường một lượng rác thải sinh hoạt quá nhiều làm cho
môi trường đất quá tải, không kịp làm sạch và tiêu hủy hết các chất thải sẽ
gây ra tình trạng ô nhiễm, sự ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng,
chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm
nguồn nước ngầm và nước mặt trong đất.
- Làm ô nhiễm môi trường nước: Các loại RTSH nếu là rác hữu cơ,
trong môi trường nước sẽ được phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi
trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm
trung gian, sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước.
Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp
chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S, H2O,
CO2. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và là độc nhất. Bên cạnh đó còn
có bao nhiêu là vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Các loại RTSH phân hủy tạo ra các yếu tố độc hại ngấm dần vào trong
đất và chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước quan trọng
này. Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn
môi trường nước. Sau đó quá trình ôxy hóa có ôxy và không có ôxy xuất hiện
gây nhiễm bẩn cho môi truờng nước. Những loại rác thải độc như Hg, Pb
hoặc các chất phóng xạ còn nguy hiểm hơn

- Phá hủy cảnh quan môi trường: Rác thải không được thu gom nằm tại
các con hẻm, thôn xóm… gây nên những hình ảnh không đẹp cho các con
đường liên xã.
- Gây hại cho sinh vật và con người: Trong rác thải sinh hoạt có chứa
khá nhiều vi khuẩn, nấm,… Nếu phát tán trong không khí, nguồn nước sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn hay hô hấp.[14](Trần
Yêm 2002)


10
2.1.2. Cơ sở lý luận
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn với tự nhiên, con
người và xã hội thành một hệ thống lớn “ Tự nhiên - con người - xã hội”, sự
thống nhất của hệ thống trên được thực hiện trong các sinh địa hóa gồm năm
thành phần cơ bản sau:
- Sinh vật sản xuất có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ
dưới tác động của quá trình quang hợp.
- Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn tạo ra
các chất thải.
- Sinh vật phân hủy có chức năng phân hủy các chất thải, chuyển hóa
thành các chất vô cơ đơn giản.
- Con người và xã hội loài người.
- Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con
người với số lượng ngày càng tăng.
Tính thống nhất của hệ thống đời hỏi việc giải quyết các vấn đề về môi
trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải toàn diện và có hệ thống.
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp luật, chính sách, kinh tế,
kĩ thuật, xã hội của quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ
thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường. Các phương pháp xử lý môi
trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển của

các ngành khoa học môi trường.
2.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài
- TCVN 6706:2000 Chất thải nguy hại – Phân loại
- TCVN 7241:2003 Lò đốt chất thải rắn y tế - Phương pháp xác định
nồng độ bụi trong khí thải.
- Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành ngày
1/7/2006.
- Quyết định số 23/2006/QĐ - BTNMT ngày 26 táng 12 năm 2006 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải rắn nguy hại.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP quy định về hoạt động quản lý chất thải
rắn, quyền và nghĩa vụ các chủ thể liên quan đến chất thải rắn.


11
- Nghị định số 174/2007/NĐ - CP - Phí bảo vệ môi trường đối với chất
thải rắn ngày 29 tháng 11 năm 2007 quy định về phí bảo vệ môi trường đối
với chất thải rắn, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi
trường đối với chất thải rắn.
- Thông tư số 13/2007/TT- BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng
về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP
ngày 09/4/2007 của Chính phủ quy định về Quản lý chất thải rắn (CTR).
- QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò
đốt chất thải rắn y tế.
- Nghị định số 21/2008/NĐ - CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 về sửa đổi
bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm
2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 39/2008/TT- BTC ngày 19/05/2008 của Bộ tài chính
hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của

Chính phủ quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR).
- Thông tư số 121/2008/TT- BTC ngày 12/12/2008 của Bộ tài chính
hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho
quản lý CTR.
- Nghị Định Số: 04/2009/NĐ - CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về
ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT).
- QCVN 25:2009/BTNMT ngày 16/11/2009 của bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi
trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo vệ
môi trường (CKBVMT)ban hành ngày 18/4/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 05 tháng 6 năm 2011
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ tài nguyên và
Môi trường về việc Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-


12
CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động chiến lược, đánh
giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ (sau đây
gọi tắt là NĐ 179) bổ sung và giải quyết cơ bản các nội dung còn thiếu và bất cập
của Nghị định số 117/2009/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là NĐ 117).
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới và ở Việt Nam
* Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới
- Vấn đề quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới đang ngày được quan
tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến hành một cách
rất chặt chẽ, từ ý thức của người dân, quá trình phân loại rác tại nguồn, thu gom

tập kết rác cho tới các thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loại rác. Một khác
biệt trong công tác quản lý, xử lí rác thải sinh hoạt của các nước phát triển là có sự
tham gia của cộng đồng.
2.2.2. Sơ lược quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
 Tình hình phát sinh rác thải rắn ở Việt Nam
Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Công nghiệp hóa, xây dựng nông thôn mới và dân số tăng nhanh cùng
với mức sống được nâng cao là nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải
phát sinh càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư
có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại khu dân cư dẫn
đến mức độ ô nhiễm do chất thải gây ra là vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã đã được thành lập các công ty
môi trường đô thị có chức năng là thu gom và quản lý rác thải nhưng chưa
đưa về đến cấp xã. Hiệu quả thu gom, quản lý rác thải của các công ty này
còn kém, chỉ đạt 30 – 70% do khối lượng phát sinh rác thải hàng ngày càng
lớn. Trừ lượng rác thải đã quản lý còn lại người dân đổ bừa bãi xuống các
sông, ngòi, ao, hồ, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí,
làm mất cảnh quan môi trường. Các chỉ tiêu colifom, BOD
5
, H
2
S, NH
3
, …của
không khí vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó việc quản
lý chất thải rắn tại đô thị cũng như nông thôn đang trong tình trạng rất yếu


13
kém do nhiều nguyên nhân như: Lượng thu gom đạt thấp, chất thải không

được phân loại, xử lý và bãi chôn lấp chất thải đó không phù hợp, không đảm
bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo luật bảo vệ môi trường quy định. (
Hoàng Đức Liên – Lê Ngọc Tuấn,2003). [8]
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về
phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình
quân đạt trên 7%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng
cao nhất trong vòng 9 năm qua. Đến cuối năm 2005, dân số Việt Nam là
83.119.900 người. Từ năm 2000 – 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu
người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị tăng 24,18% năm 2000 – 26,97% năm
2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93%. Dự
báo đến 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người ,chiếm 33% dân số và
đến năm 2020 là 46 triệu người chiếm 45% dân số cả nước.
Dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển,
nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các vùng nông thôn nói chung và khu dân
cư nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng. Đây cũng chính là nguyên
nhân chính là gia tăng thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt ở nông thôn.
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh từ các nguồn: Các hộ gia đình,
chợ, nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính,…chất thải rắn sinh
hoạt khu vực nông thôn có tỷ lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm
thải, chất thải vườn và phần lớn là chất hữu cơ dễ phân hủy (các thành phần
dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn).
Với dân số 60,703 triệu người sống ở khu vực nông thôn (năm 2010),
lượng phát sinh chất thải của người dân ở các vùng nông thôn khoảng
0,3kg/người/ngày, ta có thể ước tính rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 18,21
tấn/ngày, tương đương với 6.6 triệu tấn/năm.
Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có lượng
CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất, do đó có mức hoạt động sản xuất
nông nghiệp cao.
Tổng lượng phát sinh CTR sinh hoạt tại các vùng nông thôn 30.500
tấn/ngày (năm 2012). Tỷ lệ thu gom, xử lý trung bình khoảng 20 – 30%.



14
Lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta có xu hướng phát sinh ngày càng gia
tăng, trung bình khoảng 10%/năm.
 Tình hình quản lý rác thải ở Việt Nam
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh và đã trở
thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy
nhiên bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo
ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển
không bền vững. Lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn với nhiều thành phần
phức tạp.
Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải hàng ngày ở đô thị và
nông thôn trong những năm qua mang những nét đặc thù:
- Lượng rác thải ngày một tăng cao,tỷ lệ phần trăm các chất có trong
rác thải không ổn định, biến động theo mỗi địa điểm, phụ thuộc vào cách sống
và cách tiêu dùng của mỗi khu vực nông thôn và đô thị.
- Tại thành phố việc thu gom và xử lý rác thường do công ty môi
trường đô thị đảm nhận. Hiện nay đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham gia
công tác này. Còn ở các khu vực nông thôn thì có các mô hình như hợp tác xã
dịch vụ VSMT, thu gom tự quản do dân tự tổ chức, thu gom do xã, thôn tổ
chức. Hầu hết rác thải không được, thu gom, phân loại tại nguồn mà được thu
lẫn lộn, sau đó được vận chuyển đến bãi. Tỷ lệ thu gom tại các thành phố tăng
80-85%, còn ở các đô thị nhỏ tăng lên khoảng 60 – 70% và còn ở các khu vực
nông thôn thì người dân phân loại ra theo các mục đích sử dụng khác nhau
của họ sau đó mới giao cho những người thu gom rác.
Việc thu gom và quét dọn rác thải thường được thực hiện vào ban đêm,
chiều tối và sang sớm để tránh nắng nóng và tắc nghẽn giao thông. (Lưu Đức
Hải, 2000). [3]






Sở tài nguyên và
môi trường
UBND
Tỉnh
Sở xây dựng
Phòng, Ban quản lý
Công ty môi trường đô thị
UBND qu
ận, huyện,
Các đ
ội dịch vụ chuy
ên


15
Hình 2.4: Hệ thống quản lý chất thải rắn
Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước:
Tại TP.Hồ chí Minh: Theo số liệu thống kê của Sở Tài Nguyên Môi
Trường TP. Hồ Chí Minh cho thấy mỗi ngày có hơn 6.500 tấn rác các loại được
phát sinh với tốc độ gia tăng khoảng 8%/năm. Xuất phát từ thực tế trên, UBND
TP. Hồ Chí Minh đã quy hoạch nhiều khu liên hợp xử lý rác thải sinh hoạt tại các
địa điểm phù hợp để có thể tiếp nhận nguồn thải từ các khu đô thị, khu công
nghiệp trên địa bàn Thành phố. Xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, được quy
hoạch thành khu liên hợp xử lý có diện tích 258ha. Trong đó có 200ha dành cho
hoạt động xử lý rác thải do công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam(VWS)
làm chủ đầu tư, với công xuất tiếp nhận 3.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Công

nghệ xử lý rác được VWS sử dụng không chỉ chôn lấp rác các kiểu truyền thống
mà còn làm phân compost, tái chế nhựa, thu khí để chạy máy phát điện. Từ đầu
năm đến nay đã có hơn 636.000 tấn rác được xử lý đúng quy trình tại các ô chôn
lấp của VWS. (Th.S Hoàng Thị Kim Chi, 2009). [2]
Tại tỉnh Bắc Ninh: Theo số liệu điều tra, trên địa bàn toàn tỉnh mỗi
ngày có khoảng 533 tấn rác thải sinh hoạt và khoảng 2 tấn rác thải y tế. Trong
đó, khu vực nông thôn chiếm khoảng gần 250 tấn/ngày. Dự báo đến năm
2020 con số này sẽ tăng lên 704 tấn/ngày và 4 tấn/ngày. Trong khi đó tỷ lệ thu
gom rác thải còn thấp, chỉ đạt khoảng 51%, hầu hết lượng rác tải ở khu vực
nông thôn không được thu gom đang trôi nổi khắp các đường, làng, ngõ, xóm,
kênh, mương, ao, hồ,…gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và trở thành
vấn đề bức xúc của người dân. Còn ở các huyện rác thải chưa được thu gom
và xử lý triệt để, thành phần chứa nhiều hợp chất hữu cơ, túi nilon, người làm
vệ sinh công tác môi trường chưa quan tâm, mức lương còn thấp, không được
hưởng các chế độ, ít được xã hội coi trọng,… Nên không khuyến khích được
mọi người tham gia hoạt động này.
Việt Nam hiện có trên 60 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm hơn
73% dân số cả nước. Mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn
rác thải sinh hoạt, khoảng trên 80% khối lượng rác chưa được thu gom để xử
lý hợp vệ sinh và xả trực tiếp vào môi trường.


16
Ở Nông Thôn hiện có các mô hình tổ chức thu gom, xử lý rác thải:
- Mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức: Đây là hình thức phổ
biến ở nông thôn do người dân tự thỏa thuận và cử người thu gom cho 1 xóm
hoặc một cụm dân cư. Rác thải sau khi thu gom thường là đổ lộ thiên ven
đường làng, bờ mương, chưa được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp địa
phương về cả tài chính và chính sách, người thu gom rác phải tự trang bị
phương tiện thu gom, thu nhập trung bình chỉ đạt 100.000-150.000

đ/người/tháng, không được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội và bảo hộ
lao động. Hoạt động không chuyên nghiệp, số lần thu gom trung bình 1
lần/tuần, có nơi thì 2 lần/tuần chủ yếu thu gom rác cho khu vực ven đường
chính và khu tập trung dân cư.
- Mô hình thu gom do xã, thôn tổ chức: Đã có sự quan tâm của chính
quyền địa phương như hỗ trợ về phương tiện thu gom, nhiều địa phương đã
quy hoach được điểm tập kết, bãi chôn rác. Tuy nhiên, các mô hình này cũng
chỉ dừng lại ở nhiệm vụ thu gom rác thải từ khu dân cư đến các điểm tập kết
chưa có các biện pháp kỹ thuật phân loại, xử lý rác thải. Chưa xây dựng được
cơ chế và nguồn tài chính để duy trì công tác thu gom, xử lý rác thải. Số lần
thu gom rác 2-3 lần/tuần. Thu nhập của người thu gom trung bình 200.000-
300.000đ/tháng, người thu gom chưa được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế,
xã hội. Hoạt động thiếu chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quả thấp. Trách nhiệm
của các cấp địa phương chủ yếu là hỗ trợ (nên có đến đâu hỗ trợ đến đấy) mà
chưa xây dựng được quy trình thu gom, xử lí rác thải đảm bảo các yêu cầu vệ
sinh môi trường.
- Mô hình hợp tác xã dịch vụ VSMT: Được coi là mô hình hoạt động
hiệu quả nhất ở vùng nông thôn. Hoạt động theo luật hợp tác xã, có điều lệ
hoạt động, phương án sản xuất dịch vụ, kết hợp nhiều loại dịch vụ môi trường
như thu gom rác thải, thoát nước, cây xanh,… Hình thức này chủ yếu ở các
thì trấn, rất ít ở các xã có hình thức dịch vụ này. Hầu hết các hợp tác xã dịch
vụ môi trường đã được đầu tư xe thu gom rác, một số nơi đã được đầu tư xe
vận chuyển rác. Thu nhập người làm dịch vụ môi trường trung bình từ


17
500.000-1.000.000đ/người/tháng, người lao động được trang bị bảo hộ lao
động, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Số lần thu gom rác 3-7 lần/tuần.
2.2.3. Thành phần rác thải.
Khác với rác (phế thải) công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp không

đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được
của các nguyên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Nó tạo ra một
số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt.
* Thành phần cơ học.
Một trong những đặc điểm rõ nhất thấy ở phế thải đô thị ở Việt Nam lf thành
phần cac chất hữu cơ có trong đó. Số lượng này thường chiếm rất cao, khoảng
55-65%.
* Thành phần hóa học.
Trong các cấu tử hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành phần hóa học của chúng
chủ yếu là C, H, O, N, S và các chất tro.
Phụ thuộc vào các cấu tử hữu cơ, hàm lượng các nguyên tố trên dao động
trong một khoảng rộng.
2.2.4. Tình hình thu gom và xử lý rác thải tại tỉnh Thanh Hóa
Vấn đề rác thải của tỉnh Thanh Hóa đã đến mức báo động. Hiện tại,
Thanh Hóa việc thu gom rác thải được thực hiện khá tốt, song vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của thực tế, lượng rác thu gom ở các đô thị
ướt đạt 65%, số còn lại không được thu gom xả xuống ao, hồ, kênh, rạch đã
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vùng nông thôn. Phần lớn bãi rác
Thanh Hóa là bãi rác tạm, lộ thiên chưa có quy hoạch nên ảnh hưởng rất lớn
đến ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, các chất gây ô nhiễm môi trường không
khí, mùi, đây là các tác nhân truyền bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Cùng với phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa toàn quốc trong
những năm gần đây, tại Thanh Hóa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao
kéo theo đó lượng rác thải phát sinh từ các khu dân cư, thương mại, các khu
công nghiệp, giao thông, xây dựng, y tế cũng ngày càng một tăng và tăng
mạnh mẽ đây là nguồn ô nhiễm môi trường lớn cần được quan tâm.

×