Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và một số mô hình cây trồng,biện pháp canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THỊ LOAN


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ MỘT SỐ
MÔ HÌNH CÂY TRỒNG, BIỆN PHÁP CANH TÁC THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010-2014
Giảng viên hướng dẫn :
TS. Trần Văn Điền





Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng giúp sinh viên trau dồi, củng cố,
bổ sung kiến thức đã học tập được ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc
với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó
giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ thực tế để khi ra trường trở thành
một cán bộ có năng lực tốt, trình độ lí luận cao, chuyên môn giỏi. Đáp ứng nhu cầu
cấp thiết của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng trên ,được sự nhất trí của Nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến
hành thực hiện đề tài:“ Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và một số mô
hình cây trồng,biện pháp canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn”.
Để hoàn thành bản khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận
tình của: Ban giam hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Cán bộ trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông Lâm nghiệp miền núi(ADC)
và Ủy ban nhân dân xã Thanh Vận đã tạo điệu kiện cung cấp thông tin, tài liệu trong
quá trình thực tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Trần Văn Điền
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành tốt bài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Với trình độ năng lực của bản thân và thời gian có hạn lần đầu tiên xây dựng khóa
luận, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn để bản khóa
luận của em được hoàn thiện hơn./.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên




Nguyễn Thị Loan
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mức tăng nhiệt độ trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu ở nước ta
11
Bảng 2.2: Thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu nước ta.
13
Bảng 2.3: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp(cm) 13
Bảng 2.4: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình(cm) 14
Bảng 2.5: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao 15
Bảng 2.6: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
o
C) so với thời kỳ 1980 – 1999
ở vùng Đông Bắc Việt Nam 16
Bảng 2.7: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 ở vùng
Đông Bắc Việt Nam 16
Bảng 2.8: Đánh giá biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp 18
Bảng 4.1: Cơ cấu cây trồng nông nghiệp.[23] 25
Bảng 4.2: Số lượng đàn gia súc, gia cầm xã Thanh Vận năm 2012 25
Bảng 4.3:Tình hình dân số xã Thanh Vận năm 2012 27
Bảng 4.4: Hiện trạng các công trình công cộng. 29
Bảng 4.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt tại xã Thanh Vận 33
Bảng 4.5. Hiệu quả của mô hình trồng xen Chuối - Gừng Năm thứ nhất 34
Bảng 4.6. Hiệu quả của mô hình cây Khoai Tây thích ứng với rét kéo dài 36
Bảng 4.7 : Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất đậu xanh (1000m
2
) 36
Bảng 4.8. So sánh kết quả quả 2 phương pháp bón vãi phân và bón dúi sâu phân 37
Bảng 4.9. Kết quả phân tích mẫu 40

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mức tăng nhiệt độ TB năm (
0
C ) trong 50 năm qua 11
Hình 2.2: Mức tăng lượng mưa trung bình năm (%) trong 50 năm qua 12
Hình 4.1: Cơ cấu sử dụng đất xã Thanh Vận năm 2012. 30
Hình 4.2: Biểu đồ thay đổi nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Bắc Kạn từ năm
2001 – 2011 31
Hình 4.3: Biểu đồ thay đổi lượng mưa trung bình năm của tỉnh Bắc Kạn từ
năm 2001 – 2011 32

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

ADC
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông Lâm nghiệp
miền núi .
BCVT Bưu chính viễn thông.
BĐKH: Biến đổi khí hậu
CPTG Chi phí trung gian.
GTSX Giá trị sản xuất.
HTTTCĐ Hiện tượng thời tiết cực đoan.
IIRR:
(International Institute for Rural Reconstruction) Viện
quốc tế về tái thiết nông thôn .
IPCC
(Intergovernmental Panel on Climate Change ) Ủy ban
liên chính phủ về biến đổi khí hậu.
KHHGD Kế hoạch hóa gia đình.
KTBĐ Kiến thức bản địa

MNPB Miền núi phía Bắc.
NTTS Nuôi trồng thủy sản .
SXNN Sản xuất nông nghiệp.
TNHH Thu nhập hỗn hợp.
TNMT Tài nguyên môi trường.
UBND Ủy ban nhân dân.
UNDP
(United Nations Development Programme) Chương
trình phát triển liên hiệp quốc .
WHO

Tổ chức y tế thế giới.

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của đề tài 1

1.2.1. Mục đích đề tài. 1
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3

2.1.1. Cơ sở lí luận 3
2.1.2. Cơ sở pháp lí 6

2.2. Nghiên cứu BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam. 8

2.2.1. Nghiên cứu BĐKH trên thế giới. 8
2.2.2. Nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam. 10
2.2.3. Các kịch bản BĐKH ở vùng Đông Bắc Bộ 15
2.3. Ứng phó với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp. 16

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 19

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19

3.3. Nội dung nghiên cứu 19

3.4. Phương pháp nghiên cứu 19

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 19
3.4.2. Phương pháp thống kê và đánh giá hiệu quả 22
3.4.3. Phương pháp xử lý thông tin 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thanh Vận 23

4.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên. 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế ,văn hóa – xã hội của xã 25
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất. 30
4.2. Xác định các biểu hiện, tác động và giải pháp ứng phó BĐKH đến hoạt động

sản xuất nông nghiệp của người dân 30

4.2.1. Các biểu hiện BĐKH tại địa bàn xã Thanh Vận. 30
4.2.2.Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân 33
4.2.3. Giải pháp ứng phó BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp 34
4.3. Các mô hình cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn xã Thanh Vận
34

4.3.1. Mô hình cây trồng có khả năng thích ứng với đất dốc cây Chuối - Gừng 34
4.3.2. Mô hình cây trồng thích ứng với rét kéo dài - cây Khoai Tây (1000m
2
) 36
4.3.3. Mô Hình cây trồng thích ứng hạn hán kéo dài – cây Đậu Xanh 36
4.4. Biện pháp canh tác tiên tiến ( bón phân dúi sâu ) cho cây lúa nhằm giảm nhẹ
tác động , thích ứng BĐKH 37

4.4.1. Công thức sản xuất và kỹ thuật bón của phân viên nén làm giảm ÔNMT 37
4.4.2.Ưu điểm vượt trội trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi bón phân dúi sâu
cho ( 1 ha) lúa so với bón vãi phân 37

4.5. Tính phù hợp của các mô hình 38

4.5.1. Tính phù hợp của mô hình cây trồng trên đất dốc cây Chuối – Gừng thích
ứng với BĐKH 38
4.5.2. Tính phù hợp của mô hình cây trồng – cây Khoai Tây thích ứng với rét kéo
dài 39
4.5.3. Tính phù hợp của mô hình cây trồng – cây Đậu Xanh thích ứng với đất khô
hạn 39
4.5.4. Biện pháp canh tác tiên tiến ( bón phân dúi sâu ) giảm nhẹ tác động của
BĐKH đến hoạt sản xuất nông nghiệp 40

PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

5.1. Kết luận 42

5.2. Kiến nghị 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo nhất nằm ở trung tâm miền núi phía
Bắc Việt Nam, đã và đang được tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam và các tổ chức
phi chính phủ Việt Nam triển khai nhiều dự án phát triển liên quan đến xóa đói
giảm nghèo, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động xấu của biến đổi
khí hậu. Trong 5 năm gần đây, Bắc Kạn là một trong những tỉnh bị thiệt hại lớn
trong sản xuất Nông Lâm nghiệp do sự xuất hiện của thời hiện tượng tiết khí hậu
cực đoan (CARE, 2010) [27].
Do đặc thù là tỉnh miền núi với diện tích đất rừng lớn và phong phú, Bắc
Kạn đã và đang có những lợi thế để phát triển mạnh ngành Lâm nghiệp và canh tác
trên đất dốc. Tuy nhiên một thực tế cho thấy rất nhiều vùng hiện nay, người dân
canh tác không bền vững, chặt phá rừng, ít chú ý đến tái tạo phát triển rừng, tâm lý
của người dân vẫn chỉ chú trọng khai thác các sản phẩm từ rừng (măng, nứa, củi,
gỗ, nấm) mà không quan tâm tới việc phát triển bền vững trên đất dốc đã làm cho
đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh mẽ đã làm cho nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn
kiệt. Bên cạnh đó, một số cộng đồng đang có những kiến thức canh tác trên đất dốc,
tận dụng thế mạnh của nguồn tài nguyên thiên nhiên giúp họ tồn tại và thích ứng
với những biến đổi của thời tiết theo thời gian.
Trong bối cảnh BĐKH hiện nay và sự gia tăng dân số đang ngày càng tạo

áp lực cho rừng và sản xuất Lâm nghiệp, việc phát triển các mô hình canh tác bền
vững trên đất dốc dựa vào kinh nghiệm của người dân theo hướng đa dạng hóa sản
phẩm, tăng thu nhập cho người dân trên một đơn vị diện tích đất là vấn đề ưu tiên
cần giải quyết.
Từ thực tế trên em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu và một số mô hình cây trồng,biện pháp canh tác thích ứng với
biến đổi khí hậu tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích đề tài.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
của người dân trong vùng nghiên cứu .
- Đánh giá hiệu quả của mô hình cây trồng và biện pháp kỹ thuật thích ứng
với biến đổi khí hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc
Kạn.
2
- Đánh giá sự thay đổi một số chỉ tiêu hóa tính của đất khi áp dụng lồng ghép
giữa kiến thức bản địa và kỹ thuật bón phân tiên tiến (bón phân dúi sâu) đến năng
suất của cây lúa.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Lấy mẫu , phân tích mẫu, điều tra khảo sát tại địa phương phải đảm bảo số
liệu chính xác, khách quan.
- Xác định được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng nghiên cứu:
- Đánh giá các mô hình cây trồng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu
có tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Xác định các biện pháp canh tác cây trồng nhằm thích ứng với BĐKH tại
địa phương.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
Đối với việc học tập và nghiên cứu:
+ Nâng cao kĩ năng và kiến thức thông qua các hoạt động thực tế.

+ Vận dụng được những kiến thức đã được học vào thực tế
+ Nâng cao khả năng tự học, khả năng tìm kiếm , chọn lọc tài liệu.
+ Hiểu biết rõ hơn về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Đối với hoạt động thực tiễn:
+ Xác định các hình thức biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động trồng
trọt của người dân và chọn của các mô hình cây trồng thích ứng nhất.
+ Xác định được hiệu quả kinh tế và môi trường khi áp dụng phương pháp
bón phân dúi sâu cho cây
+ Mức giảm lượng NO
3
-
khi áp dụng phương pháp bón phân dúi sâu cho cây lúa.
+ Góp phần hoàn thiện qui trình thâm canh lúa giảm thiểu sự ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lí luận
2.1.1.1. Các khái niệm có liên quan:
+ Biến đổi khí hậu: là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học
gây ra những ảnh hưởng có hại đáng tới thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người. (Liên Hiệp
Quốc, 1992) [5].
+ Thích ứng với biến đổi khí hậu: là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc
con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả
năng bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận
dụng các cơ hội do nó mang lại. (Nguyễn Hồng Trường, 2008) [18].
+ Kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức bao gồm kiến thức kỹ thuật bản địa

và kiến thức địa phương, nhưng được cụ thể hóa trong khía cạnh liên quan đến sinh
thái, đến quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên: rừng, đất rừng, nguồn nước. Nó
phản ánh những kiến thức kinh nghiệm của từng nhóm cộng đồng đang cùng sinh
sống trong từng vùng sinh thái nhân văn, đây là hệ thống kiến thức kết hợp các hiểu
biết bên trong lẫn bên ngoài, sự giao thoa kế thừa giữa kinh nghiệm của các dân tộc
đang chung sống, sự kiểm nghiệm các kỹ thuật mới du nhập và sự thích ứng nó với
điều kiện sinh thái địa phương.
Theo (Johnson, 1992) [24]: “KTBĐ là nhóm tri thức được tạo ra bởi một
nhóm người qua nhiều thế hệ sống và quan hệ chặt chẻ với thiên nhiên trong một
vùng nhất định”, được hình thành dựa vào kinh nghiệm, thường xuyên kiểm nghiệm
trong quá trình sử dụng, thích hợp với văn hóa và môi trường địa phương, năng
động và biến đổi.Theo (Lê Thị Hoa Sen và Lê Thị Hồng Phương, 2009) [13].
Vậy KTBĐ là những nhận thức, những hiểu biết về môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội, môi trường lao động và môi trường sinh sống được hình thành từ
cộng đồng dân cư ở một nơi cư trú nhất định trong lịch sử tồn tại và phát triển của
cộng đồng ấy.
2.1.1.2. Nguyên nhân của BĐKH
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH là: do thiên nhiên và do con
người. Trong những thập niên gần đây các hoạt động kinh tế - xã hội của con người
4
ngày một phát triển dẫn đến lượng khí thải nhà kính không ngừng tăng lên, cùng với
đó việc khai thác các bể hấp thụ khí nhà kính như rừng, hệ sinh thái biển làm cho
hàm lượng các khí nhà kính trong không khí luôn ở mức cao. Một số loại khí nhà
kính điển hình:
- CO
2
phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO
2
cũng sinh ra từ các

hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH
4
sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N
2
O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- các chất phá hủy ôzôn.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF
6
sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Hiện nay, Nghị định thư kyoto vẫn là một công cụ hữu hiệu được hầu hết các
quốc gia ủng hộ nhằm hạn chế và ổn định các loại khí nhà kính nói trên.
2.1.1.3. Các hình thức thích ứng của BĐKH.
Một cách phân loại thường dùng chia các phương pháp thích nghi ra làm 8
nhóm:
- Chấp nhận tổn thất: là phương pháp thích nghi với biểu hiện cơ bản là
không làm gì cả ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận tổn thất. - Chia sẻ tổn thất: loại
phản ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư
lớn. Với một sự phân bố khác, các xã hội lớn chia sẻ những tổn thất thông qua cứu
trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết thông qua viện trợ của cộng đồng. - Làm giảm
sự nguy hiểm: một hiện tượng tự nhiên như là lũ lụt , hạn hán, những phương pháp
thích hợp là gồm các công tác kiểm soát lũ lụt. - Ngăn chặn các tác động: thường
xuyên sử dụng các phương pháp thích nghi từng bước một để ngăn chặn tác động
của BĐKH và sự cố dao động khác.
- Thay đổi cách sử dụng: chỗ nào có hiểm họa của BĐKH thực sự tiến triển
của các hoạt động kinh tế là không thể hoặc là quá mạo hiểm, sự tính toán có thể
mang lại thay đổi và cách sử dụng.

- Thay đổi địa điểm: cần nghiên cứu tính toán kỹ việc di chuyển địa điểm sản
xuất. Ví dụ, chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng nông trại ra khỏi khu vực khô
hạn đến một khu vực ôn hòa hơn.
5
- Nghiên cứu: Quá trình thích nghi có thể phát triển bằng cách nghiên cứu
trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích nghi hơn.
- Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: phổ biến kiến thức
thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi
hành vi (Nguyễn Hồng Trường, 2008) [18].
Như vậy, sự thích ứng diễn ra cả ở trong tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội
của con người. Thích ứng với BĐKH điều quan trọng chính là sự phù hợp với điều
kiện tự nhiên và khả năng kinh tế, phong tục tập quán của con người ở mỗi vùng
miền khác nhau. Do đó nghiên cứu ở đây chủ yếu là những hoạt động thực tiễn của
nông hộ, những kiến thức bản địa được áp dụng trong điều kiện của vùng nghiên
cứu, khu vực nghiên cứu.
2.1.1.4. Các mô hình - cây trồng nhằm thích ứng với BĐKH của địa phương
Sản xuất nông nghiệp (SXNN) là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của những
tác động do thời tiết: Mưa, nắng, gió, bão,… Do vậy, trong bối cảnh BĐKH hiện
nay (hạn hán, lũ lụt, rét đậm rét hại) SXNN được đánh giá là một trong những
ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH,[1].
Sản xuất nông nghiệp (SXNN) là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của những
tác động do thời tiết: Mưa, nắng, gió, bão. Do vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu
(BĐKH) hiện nay (hạn hán, lũ lụt, rét đậm rét hại) SXNN được đánh giá là một
trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH.
BĐKH dẫn đến chu kì/cường độ của các hiện tượng thời tiết biến đổi bất
thường làm cho cây trồng không thích ứng kịp (các đợt rét thất thường hơn với
cường độ cao hơn; mưa ít hơn trong mùa khô dẫn đến hiện tượng thiếu nước cung
cấp cho SXNN trong vụ đông/xuân, đất đai bị khô hạn, nắng nóng gia tăng, ) làm
cho năng suất (NS) cây trồng đó là sự xuất hiện và gia tăng của một số loại dịch
bệnh mới nên việc SXNN nói chung gặp nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng trực

tiếp đến cuộc sống của người dân làm nghề nông, và đe dọa vấn đề an ninh lương
thực cho toàn xã hội - một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với một đất nước mà
nền kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như nước ta. Vì vậy cần thiết
phải có những hoạt động thiết thực để thích ứng với những tác động bất lợi của khí
hậu nhằm đảm bảo cuộc sống, sinh kế bền vững cho người dân và vấn đề về an ninh
lương thực. Một số mô hình cây trồng và biện pháp kỹ thuật đã được người dân
triển khai trên cơ sở áp dụng kiến thức bản địa và các tiến bộ khoa học tiến tiến để
thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như:
6
- Mô hình cây trồng thích ứng với đất dốc - cây (Chuối - Gừng)
- Mô hình cây trồng thích ứng với rét - cây Khoai Tây
- Mô hình cây trồng thích ứng với hạn hán – cây Đậu Xanh
- Kỹ thuật bón phân dúi sâu cho cây lúa.
2.1.1.6. Một số kiến thức bản địa của người dân trong sản xuất nông nghiệp thích
ứng BĐKH
KTBĐ trong sản xuất nông nghiệp hiện nay được áp dụng phổ biến và nhiều
nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay: sử dụng các giống cây trồng và vật nuôi
bản địa. Theo (Vũ Văn Liết và cộng sự, 2011) [6]. Đã chỉ ra rằng cộng đồng người
Thái ở MNPB hiện nay đang sử dụng rất phổ biến các giống bản địa bao gồm: 7
giống cây lương thực thực phẩm, 13 giống cây rau quả, 7 giống gia cầm và 9 giống
gia súc. Tác giả cũng cho rằng các cộng đồng dân tộc thiểu số MNPB đang quản lý
và sử dụng một tập đoàn giống cây trồng và vật nuối rất phong phú và rất có giá trị
lớn cho sản xuất nông nghiệp do có tính chống chịu cao với các điều kiện thời tiết
bất lợi. Ví dụ cộng đồng người Tày ở Bắc Kạn đang sử dụng tới 20 giống cây trồng
và 3 giống vật nuôi bản địa phổ biến, trong khi đó cộng đồng người Dao ở Bắc Kạn
cũng đang sử dụng tới 19 giống cây trồng và 4 giống vật nuôi bản địa trong phát
triển sinh kế của người dân. Các giống bản địa này đã và đang góp phần quan trọng
giúp cho sản xuất của người dân tránh được hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra
mấy năm gần đây.
Đặc biệt kỹ thuật bản địa tưới nước và giữ nước trong điều kiên địa hình đồi

núi phức tạp đã được áp dụng rất phổ biến ở nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số như
làm guồng, cọn tát nước, ống bương dẫn nước. đào giếng tại ruộng giữ nước đã
giúp cho cây trồng tránh được khô hạn. Theo (Vũ Văn Liết, Vũ Thị Bích Hạnh,
Phan Đức Thịnh, Nguyễn Văn Hà, Nhâm Xuân Tùng, Nguyễn Thị Hảo, Phạm Mỹ
Linh, Đàm Văn Hưng, Vũ Quốc Đại, Nguyễn Bằng Tuyên, Phạm Quang Tuân,
2011) [6].
2.1.2. Cơ sở pháp lí
- Tháng 12 năm 1998, Việt Nam đã tham gia ký Nghị định thư Kyoto và
chính thức phê chuẩn Nghị định thư này vào tháng 9/2002;
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, vào ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020;
7
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở
Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam);
- Quyết định số 35/2005/QĐ-TTg ngày 17/12/2005, Thủ tướng Chính phủ
ban hành về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam.
- Quyết định số 47/2007/TTg ngày 6/4/2007, Thủ tướng Chính phủ ra phê
duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị định thư Kyoto trong giai đoạn 2007-2010.
- Năm 2007, Việt Nam công bố Chiến lược Quốc gia về phòng chống, thích
nghi , giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007).
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai đến năm 2020;
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2008, của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH ;
- Quyết định số 1002/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 07 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức của cộng đồng và quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng;

- Quyết định số 2139/QĐ-TTg, ngày 5/12/2011, của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH;
- Quyết định số 1781/QĐ – TTg ngày 24/09/2010 v/v bổ sung kinh phí năm
2010 để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu.
- Quyết định số 669/Sự giảm nhẹ tác động của việc lồng ghép giữa kiến thức
bản địa và kỹ thuật bón phân tiên tiến (bón phân dúi sâu ) đến - TTg ngày 05/6/2012
của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí khắc phục hậu quả hạn hánvà
xâm nhập mặn vụ Đông - Xuân năm 2011 – 2012.
Một số văn bản, chính sách thực hiện chương trình BĐKH quốc gia được
triển khai ở tỉnh Bắc Kạn:
- Quyết định số 799/QĐ – UBND ngày 25/12/2012 về việc ban hành kế
hoạch hoạt động ứng phó với BĐKH của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2020
- Quyết định số 1130/QĐ - UBND ngày 26/7/2012 về việc thực hiện kế
hoạch hoạt động ứng phó với BĐKH của tỉnh.
- Quyết định số 420/QĐ – UBND ngày 18/03/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn
v/v giao sở tài nguyên môi trường thực hiện 2 đề án BĐKH
8
- Quyết định số 1113/QĐ - UBND ngày 27/6/2011 của UBND tỉnh Về việc
Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Dự án: Đánh giá mức độ BĐKH , xây dựng
các kịch bản BĐKH của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010-2020
- Quyết định số 1114/QĐ - UBNDngày 27/6/2011 của UBND tỉnh Về việc
Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Dự án: Kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020.
Trong sản xuất nông nghiệp: các văn bản và chỉ thị sản xuất nông nghiệp và
các văn bản khắc phục hậu quả của thiên tai như:
- Quyết định số 590/QĐ - UBND ngày 13/4/2011 của UBND tỉnh Về việc
quy định mức hỗ trợ trực tiếp về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục
sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Quyết định số 1045/QĐ - UBND ngày 10/7/2012 về việc cấp bổ sung kinh
phí thực hiện phòng, chống và khắc phục hậu quả hạn hán của vụ đông – xuân năm

2011 – 2012.
- Chỉ thị số 02/CT - UBND ngày 28/1/2010 của UBND tỉnh Về việc chủ
động phòng trừ bệnh Lùn sọc đen và các bệnh virus khác trên cây lúa, ngô
- Chỉ thị số 05/CT - UBND ngày 11/3/2010 của UBND tỉnh về việc Triển
khai biện pháp cấp bách trong việc phòng, chống hạn và phòng cháy, chữa cháy
rừng.
2.2. Nghiên cứu BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam.
2.2.1. Nghiên cứu BĐKH trên thế giới.
Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà
kính, chủ yếu là CO
2
và CH
4
. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ
"nhốt” hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho nhiệt độ
trái đất tăng lên nhanh chóng.
Nhiều hậu quả không diễn tiến theo một con đường thẳng. Thí dụ về mặt
sinh thái, khí CO
2
tăng sẽ ảnh hưởng có lợi cho sự phát triển rừng, nhưng khi khí
hậu biến đổi thì rừng sẽ bị phá hủy – đây là tác động có hai hậu quả đối nghịch với
điều chúng ta dự kiến trong tương lai.
• Núi băng biến mất
Hậu quả thấy rõ nhất của việc khí hậu nóng lên là lượng núi băng bị tan ra.
Dù chúng ta không có các số liệu đo đạc chắc chắn từ các trạm đo khí tượng, nhưng
các hình chụp tư liệu trước đây và các băng tích của núi băng là một dấu hiệu rõ
9
ràng về sự biến đổi khí hậu. Nó đã làm băng hà biến mất dần dần. Những lãnh
nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cửu rất dày giờ đây được
cây cối bao phủ.

Các hiểu biết khoa học hiện nay (và trong thời gian gần tới đây) chưa đủ để
đưa ra một dự báo chắc chắn về sự phát triển tương lai của băng phủ. Khí hậu càng
nóng thì rủi ro băng giá bắt đầu tan nhanh càng nhiều và một khi nó đã bắt đầu tan
thì sẽ rất khó ngăn chặn được.
• Mực nước biển đang dâng lên
Người ta đã từng quan sát hiện tượng này trong lịch sử phát triển của khí
hậu. Vào cao điểm của thời băng giá (cách đây khoảng 20 000 năm), lúc khí hậu
toàn cầu lạnh hơn khoảng 4 đến 7
0
C thì mực nước biển thấp hơn hiện nay khoảng 120m
và người ta có thể đi bộ mà không bị ướt chân từ châu Âu lục địa sang Anh quốc. Vào
cuối thời kì băng giá, mực nước biển tăng nhanh, đến khoảng 5m cho mỗi thế kỷ.
• Dòng hải lưu biến đổi
Từ cái nhìn khoa học không có một dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi bi
thảm của dòng hải lưu.vì vậy kịch bản loại này được xem như không xuất hiện.
Nhưng về mặt lâu dài và nhiệt độ khí tăng lên – như đến khoảng giữa của thế kỷ
này – thì nó sẽ trở thành một yếu tố nguy hiểm đáng lo ngại.
Những hiện tượng thời tiết cực đoan điển hình như: bão, lụt lội hay khô
hạn là hậu quả của sự biến đổi khí hậu mà nhiều người phải trực tiếp chịu đựng.
• Những đợt nắng nóng gay gắt
Trái đất đang ngày một nóng lên “nhờ” khí thải cũng như hiệu ứng nhà kính
cùng sự phát triển công nghiệp quá mức. Hàng loạt những kỷ lục về nhiệt độ quá
cao, hạn hán, cháy rừng cùng những hệ lụy xấu chưa bao giờ xuất hiện nhiều và liên
tục đến như thế. Chính con người chứ không phải ai khác phải hứng chịu tất cả
những hậu quả đó. Bão lụt:
Để dự đoán các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thời tiết, các nhà khoa
học phải dùng đến các thiết bị hiện đại. Nhưng chẳng cần có thiết bị hiện đại cũng
thấy được những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30
năm qua, số lượng những cơn giông bão tăng lên ,Theo ước tính, chỉ riêng ở Mỹ,
trong vòng 100 năm qua (từ 1905 đến 2005), số lượng những cơn bão mạnh đã tăng

không ngừng. Nếu từ 1905 - 1930 chỉ có khoảng trung bình 3,5 cơn/năm thì con số
10
này là 5,1 trong khoảng 1931-1994, và lên đến 8,4 từ 1995-2005. Mức độ thiệt hại
về sinh mạng và vật chất do các cơn bão và các trận lụt lội gây ra cũng đang ở mức
kỷ lục .(Liên Hiệp Quốc, 1992) [5].
• Hạn hán:
Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một
số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt
nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền sản xuất
nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị
đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói.
• Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có
nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa.
Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang mạc hóa, do nạn phá rừng
và do nước biển gây lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di
cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ,
trước đây thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.
2.2.2. Nghiên cứu BĐKH

ở Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu kết luận rằng Việt Nam là một trong những quốc gia chịu
những tác động nặng nề nhất của BĐKH.
Ở Việt Nam trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5
o
C
trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía
Nam lãnh thổ.
Nhiệt độ: Nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng của mùa đông), nhiệt độ tháng

VII ( tháng đặc trưng mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước
trong 50 năm qua, nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn so với mùa hè. Kết quả được
thể hiện ở bảng 2.1 và hình 2.1.
11

Hình 2.1: Mức tăng nhiệt độ TB năm (
0
C ) trong 50 năm qua
(Nguồn: Bộ TNMT, 2012) [1].
Bảng 2.1: Mức tăng nhiệt độ trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu ở nước ta
Vùng khí hậu
Nhiệt độ(
o
C)
Tháng I Tháng VII TB năm
Tây Bắc Bộ 1,4 0,5 0,5
Đông Bắc Bộ 1,5 0,3 0,6
ĐB Bắc Bộ 1,4 0,5 0,6
Bắc Trung Bộ 1,3 0,5 0,5
Nam Trung Bộ 0,6 0,5 0,3
Tây Nguyên 0,9 0,4 0,6
Nam Bộ 0,8 0,4 0,6
(Nguồn: Bộ TNMT,2012) [1].
Lượng mưa: Lượng mưa Mùa khô ( tháng XI – IV) tăng ít hoặc không thay
đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía
Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa ( tháng V – X) giảm từ 5% đến 10%
trên đa phần diện tích phía Bắc và tăng khoảng từ 5% đến 20% ở các vùng khí hậu
phía Nam.
12



Hình 2.2: Mức tăng lượng mưa trung bình năm (%) trong 50 năm qua
(Nguồn Bộ TNMT,2012)[1]
13
Bảng 2.2: Thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu nước ta.
Vùng khí hậu
Lượng mưa(%)
Tháng XI- VI Tháng V - X Cả năm
Tây Bắc Bộ 6 -6 -2
Đông Bắc Bộ 0 9 -7
ĐB Bắc Bộ 0 -13 -11
Bắc Trung Bộ 4 -5 -3
Nam Trung Bộ 20 20 20
Tây Nguyên 19 9 11
Nam Bộ 27 6 9
(Nguồn: Bộ TNMT, 2012) [1].
Các kịch bản cho nước biển dâng
Theo kịch bản phát thải thấp, đến cuối thế kỉ 21 trung bình toàn Việt Nam nước
biển dâng trong khoảng từ 49cm đến 64 cm. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp(cm)
Khu vực
Các mốc thời gian của thế kỉ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Móng Cái – Hòn Dấu 7-8 10-12 14-17

19-22 23-29 28-36 33-43

38- 50 42-57
Hòn Dấu- Đèo Ngang 8-9 11-13 15-17


19-23 24-30 29-37 34-44

38-51 42-58
Đèo ngang – Đ.Hải vân 7-8 11-12 16-18

22- 24 28-31 34-39 41-47

46-55 52-63
Đ.Hải Vân–Mũi Đại Lãnh

7-8 12- 13

17-18

22-25 29-33 35-41 41-49

47-57 52-65
Mũi Đại Lãnh–Mũi Kê

7-8 11-13 16-19

22-26 29-34 35-42 42-51

47-59 53-68
Mũi Kê Gà – Mũi Cà
Mau
8-9 11-13 17-19

22-26 28-34 34-42 40-50


46-59 51-66
Mũi Cà Mau – Mũi Kiên
Giang
9-10 13- 15

18-21

24-28 30-37 36-45 43-54

48-63 54-72
( Nguồn: Bộ TNMT, 2012) [1].
Theo kịch bản phát thải trung bình đến cuối thế kỉ 21 nước biển dâng cao
nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang, thấp nhất ở khu vực Móng Cái – Hòn
Dấu. Trung bình toàn Việt Nam nước biển dâng trong khoảng từ 57cm – 73 cm.
14
Bảng 2.4: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình(cm)
Khu vực
Các mốc thời gian của thế kỉ 21
2020

2030

2040

2050

2060

2070


2080

2090

2100

Móng Cái – Hòn Dấu 7-8 11-12

15-17

20-24

25-31

31-38

36-47

42-55

49-64

Hòn Dấu- Đèo Ngang 7-8 11-13

15-18

20-24

25-32


31-39

37-48

43-56

49-65

Đèo ngang – Đ.Hải vân 8-9 12-13

17-19

23-25

30-33

37-42

45-51

52-61

60-71

Đ.Hải Vân–Mũi Đại Lãnh 8-9 12-13

18-19

24-26


31-35

38-44

45-53

53-63

61-74

Mũi Đại Lãnh–Mũi Kê Gà

8-9 12-13

17-20

24-27

31-36

38-45

46-55

54-66

62-77

Mũi Kê Gà – Mũi Cà Mau


8-9 12-14

17-20

23-27

30-35

37-44

44-54

51-64

59-75

Mũi Cà Mau – Mũi Kiên
Giang
9-10

13-15

19-22

25-30

32-39

39-49


47-59

55-70

62-82

(Nguồn Bộ TNMT, 2012) [1].
Theo kịch bản phát thải cao, trung Lợi ích của bón phân viên nén
• Bón phân viên dúi hạn chế được ô nhiễm môi trường do giảm lượng phân
bốc hơi và rửa trôi.
• Giảm lượng phân bón, giống, công lao động nâng cao hiệu quả sản xuất.
• Kỹ thuật cấy hàng rộng hàng hẹp giúp cây lúa nhận được ánh sáng nhiều
hơn giúp cho quá trình quang hợp của cây lúa tốt hơn (ưu thế hai hàng rìa) , tăng
năng suất lúa.
• Giảm sử dụng thuốc hóa học hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc hóa
học gây ra.
Nam nước biển dâng trong khoảng từ 78 cm – 95 cm trong đó thấp nhất là ở
Móng Cái – Hòn Dấu và cao nhất ở Cà Mau - Kiến Giang.
15
Bảng 2.5: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao
Đơn vị: cm
Khu vực
Các mốc thời gian của thế kỉ 21
2020

2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Móng Cái – Hòn Dấu 7-8 11-13

16-18 22-26


29-35

38-46

47-58

56-71

66-85
Hòn Dấu- Đèo Ngang 8-9 12-14

16-19 22-27

30-36

38-47

47-59

56-72

66-86
Đèo ngang – Đ.Hải vân 8-9 13-14

19-20 26-28

36-39

46-51


58-64

70-79

82-94
Đ.Hải Vân–Mũi Đại Lãnh 8-9 13-14

19-21 27-29

36-40

47-53

58-67

70-82

83-97
Mũi Đại Lãnh–Mũi Kê Gà 8-9 13-14

19-21 27-30

37-42

48-55

59-70

72-85


84-102

Mũi Kê Gà – Mũi Cà Mau 8-9 13-14

19-21 26-30

35-41

45-53

56-68

68-83

77-99
Mũi Cà Mau – Mũi Kiên
Giang
9-10

14-15

20-23 28-32

38-44

48-57

60-72

72-88


85-105

(Nguồn Bộ TNMT, 2012) [1].
Mực nước biển trung bình trên dải bờ biển Việt Nam có thể tăng lên lợi ích
của bón phân viên nén
• Bón phân viên dúi hạn chế được ô nhiễm môi trường do giảm lượng phân
bốc hơi và rửa trôi.
• Giảm lượng phân bón, giống, công lao động nâng cao hiệu quả sản xuất.
• Kỹ thuật cấy hàng rộng hàng hẹp giúp cây lúa nhận được ánh sáng nhiều
hơn giúp cho quá trình quang hợp của cây lúa tốt hơn (ưu thế hai hàng rìa) , tăng
năng suất lúa.
• Giảm sử dụng thuốc hóa học hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc hóa
học gây ra.
2.2.3. Các kịch bản BĐKH ở vùng Đông Bắc Bộ
Theo kịch bản BĐKH của bộ Tài Nguyên Môi Trường về kịch bản BĐKH
của khu vực Đông Bắc trong đó có tỉnh Bắc Kạn được xây dựng dựa trên ba kịch
bản phát thải BĐKH của Việt Nam. Kịch bản mức phát thải thấp (B1), phát thải
trung bình (B2) và phát thải cao (A2). Ở mức phát thải trung bình, khu vực Đông
bắc cũng như khu vực Bắc trung bộ và Tây Nguyên nằm trong nhóm những khu
vực có nhiệt độ trung bình năm tăng nhanh hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ
trung bình năm tăng lên khoảng 2,5
o
C vào cuối thế 21. Các chỉ số cụ thể của các
kịch bản thay đổi nhiệt độ đươc trình bày trong bảng 2.6
16
Bảng 2.6: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
o
C) so với thời kỳ 1980 – 1999 ở
vùng Đông Bắc Việt Nam

Kịch bản
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Kịch bản mức phát thải thấp B1

0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 1,7 1,7
Kịch bản mức phát thải trung
bình B2
0,5 0,7 1,0 1,2 1,6 1,8 2,1 2,3 2,5
Kịch bản mức phát thải cao A2

0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,7 3,2
(Nguồn: Bộ TNMT, 2010) [1]

Về lượng mưa, theo các kịch bản tổng lượng mưa trung bình hàng năm của
khu vực Đông Bắc tăng lên từ 1,4 % năm 2020 đến 7,3% vào năm 2100). (bảng 2.6)
Trong khi đa số các khu vực khác mức tăng phổ biến 10-20%. Tuy tổng lượng mưa năm
tăng lên nhưng lượng mưa vào giữa mùa khô (tháng 3 đến tháng 5) thì giảm từ 3-9 %.
Bảng 2.7: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 ở vùng Đông
Bắc Việt Nam
Kịch bản
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Kịch bản mức phát thải thấp B1

1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,5 4,7 4,8 4,8
Kịch bản mức phát thải trung

bình B2
1,4 2,1 3,0 3,8 4,7 5,4 6,1 6,8 7,3
Kịch bản mức phát thải cao A2

1,7 2,2 2,8 2,8 4,6 5,7 6,8 8,0 9,3
(Nguồn: Bộ TNMT, 2010) [1].
Như vậy, các dữ liệu từ trạm khí tượng thủy văn và các kịch bản của bộ tài
nguyên môi trường cho thấy được những thay đổi đáng kể về các hiện tượng thời
tiết và khí hậu. Xu thế nhiệt độ ngày càng tăng nhưng mùa lạnh sẽ lạnh hơn và mùa
nóng sẽ khô hơn và nóng hơn. Lượng mưa sẽ tăng dần nhưng phân bổ không đều.
Mùa mưa sẽ mưa nhiều hơn nhưng mùa khô lại giảm mưa.
2.3. Ứng phó với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp.
Chiến lược thích ứng trong sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng và cần
thiết để bảo đảm tiếp tục cho hoạt động sản xuất lương thực. Theo (Smit và Skinner,
17
2002) [31]. trước hết, chiến lược thích ứng có thể giảm được tác động tiêu cực của
BĐKH lên sản xuất nông nghiệp trên các phương diện năng suất cây trồng và vật
nuôi, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và chi phí đầu vào. Thứ hai, với sự tác động
của các chiến lược thích ứng, nông dân có thể tiếp tục và tăng năng suất của cây
trồng vật nuôi cũng như NTTS. Và cuối cùng những chiến lược thích ứng này còn
đảm bảo an ninh lương thực không chỉ cho người dân sống ở vùng nông thôn mà cả
những người dân ở thành thị trong bối cảnh BĐKH toàn cầu. Do vậy, chiến lược
thích ứng là rất cần thiết để giảm thiểu tác động, giữ và nâng cao các kết quả trong
sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực.
Thích ứng trong sản xuất nông nghiệp có rất nhiều hình thức bao gồm thay
đổi mùa vụ sản xuất, lịch gieo trồng, chọn loài hoặc giống cây trồng và vật nuôi, phát
triển các giống mới, cải thiện nguồn cung cấp nước và hệ thống thủy lợi, kỹ thuật trên
đất trồng trọt điều chỉnh và quản lý đầu vào, tiêu thụ đầu ra , cải thiện các điều kiện
thời tiết và mùa vụ thông qua dự báo. Bên cạnh các chiến lược thích ứng, các nỗ lực
đế giảm thiểu BĐKH cũng được chính phủ Việt Nam coi trọng. Bảng 2.58: Dự báo

tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp trong 50 năm tới.
18
Bảng 2.8: Đánh giá biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Yếu tố
khí hậu

Thay đổi dự kiến vào
năm 2050
Mức
dự
đoán
Ảnh hưởng đến nông nghiệp
CO
2

Tăng từ 360 ppm đến 450
– 600 ppm
Rất cao

Tốt cho cây trồng: tăng quang hợp,
giảm sử dụng nước
Mực
nước
Biển
dâng
Tăng 10 – 15 cm ở phía
Nam
Rất cao

Mất đất, xói mòn ven biển, lũ lụt,

xâm nhập mặn của nước ngầm
Nhiệt độ

Tăng 1-2
o
C. Mùa đông
ấm lên nhiều hơn so với
mùa hè. Tăng tần số của
sóng nhiệt
Cao
Mùa vụ nhanh hơn, ngắn hơn , phạm
vi dịch chuyển về những khu vực
vùng cao phía bắc, áp lực nhiệt, tăng
bốc hơi
Lượng
mưa
Thay đổi theo mùa ± 10%

Thấp
Tác động đến nguy cơ hạn hán, khai
thác thủy lợi cung cấp nước
Bão gió

Tăng tốc độ gió, đặc biệt l
à
ở phía bắc. Lượng mưa
nhiều hơn với cường độ
cao.
Rất
thấp

Xói mòn , rửa trôi , giảm khả năng
thẩm thấu của mưa
Thiên tai

Sự gia tăng ở hầu hết các
hiện tượng khí hậu. Dự
đoán không chắc chắn
Rất
thấp
Thay đổi nguy cơ gây tổn hại (đợt
nắng nóng, sương giá, hạn hán, lũ
lụt), ảnh hưởng đến cây trồng và sản
xuất nông nghiệp
(Nguồn: IPCC, 2007) [30].

×