Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực f1 (boter x bách thảo) nuôi tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.65 MB, 81 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





HOÀNG VĂN BÌNH



ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA DÊ CỎ VÀ TỔ HỢP LAI
GIỮA DÊ CỎ VỚI ĐỰC F1(BOER × BÁCH THẢO)
NUÔI TẠI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN


LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





HOÀNG VĂN BÌNH



ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA DÊ CỎ VÀ TỔ HỢP LAI
GIỮA DÊ CỎ VỚI ĐỰC F1(BOER × BÁCH THẢO)
NUÔI TẠI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN



CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ : 60.62.01.05



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN BÁ MÙI



HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào;
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được

cảm ơn và các thông tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn



Hoàng Văn Bình


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của nhiều tập thể và cá nhân. Đến nay luận văn của tôi đã hoàn thành, nhận
dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy hướng dẫn tôi: PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi đã đầu tư nhiều công sức
và thời gian hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài, đánh giá kết quả
và hoàn thành luận văn.
Ban Quản lý đào tạo, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam.
Lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên chức của Sở Khoa học công
nghệ tỉnh Bắc Kạn.
Các thầy cô, các bạn sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Các hộ chăn nuôi dê trên địa bàn các huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các
Thầy (Cô) trong hội đồng chấm bảo vệ luận văn đã chỉ bảo giúp tôi hoàn thiện
luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, anh em đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2014



Hoàng Văn Bình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục đồ thị vii

1. MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích của đề tài 3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 4

2.1 Một số thông tin về con dê 4

2.1.1 Nguồn gốc, vị trí và phân loại dê 4

2.2.2

Đặc điểm sinh học của con dê 4

2.2.3 Đặc điểm về sinh trưởng của dê 5

2.2.4

Khả năng sản xuất của dê 6

2.2 Đặc điểm về khả năng sinh sản của dê 7

2.3 Đặc điểm của dê Boer, dê Bách thảo, dê cỏ. 8

2.3.1

Vài nét về dê cỏ 8

2.3.2

Đặc điểm của dê Boer 8

2.3.3


Vài nét về dê Bách Thảo 9

2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 10

2.4.1 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nước 10

2.4.2 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới 10

2.4.3 Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam 14

2.5 Cơ sở khoa học của đề tài 17

3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 19

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3.2 Nội dung nghiên cứu 19

3.3 Phương pháp nghiên cứu 19

3.3.1

Đặc điểm màu sắc lông 20

3.3.2

Sinh trưởng của dê 20


3.3.3

Năng suất và phẩm chất thịt của dê cỏ, con lai 3 máu (25% Boer
25% BT và 50% Cỏ) 21

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 23

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Đặc điểm màu sắc lông và ngoại hình 24

4.2 Khối lượng của dê Cỏ được làm tươi máu 28

4.3 Đặc điểm ngoại hình và khối lượng dê lai 3 máu (25% Boer
25% BT 50% Cỏ) 29

4.4 Tăng trưởng tuyệt đối 33

4.4.1 Tăng trưởng tuyệt đối của dê cỏ 34

4.4.2

Tăng trưởng tuyệt đối của dê lai 3 máu (25%Boer
25%BT50%Cỏ) 36

4.4.3

So sánh khả năng tăng trưởng tuyệt đối của dê cỏ làm tươi máu
so với dê cỏ và dê lai 3 máu 36


4.5 Tăng trưởng tương đối 37

4.5.1

Tăng trưởng tương đối của dê Cỏ 37

4.5.2

Tăng khối lượng tương đối của dê cỏ được làm tươi máu 38

4.5.3

Tăng khối lượng tương đối của dê lai 3 máu (25%Boer
25%BT50%Cỏ) 39

4.6 Kích thước một số chiều đo chính của dê cỏ và dê lai 3 máu 39

4.7 Khả năng cho thịt và chất lượng của thịt dê 43

4.8 Đặc điểm sinh sản của dê cái 47

4.9 Tình hình dịch bệnh của đàn dê 50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 87

5.1 Kết luận 87


5.1.1. Đặc điểm ngoại hình 87

5.1.2. Về sinh trưởng 87

5.1.3. Về sinh sản 87

5.1.4. Khả năng chống đỡ bệnh 87

5.1.5. Năng suất, chất lượng thịt 87

5.1.6. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê 88

5.2 Đề nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 97

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng dê trên thế giới và khu vực từ 2010 – 2013 11

Bảng 2.2: Sản lượng thịt và sữa dê trên thế giới năm 2009 – 2012 12

Bảng 4.1: Màu sắc lông của dê cỏ 24


Bảng 4.2: Khối lượng của dê cỏ qua các tháng tuổi (kg) (n=35) 25

Bảng 4.3: Khối lượng dê Cỏ được làm tươi máu 28

Bảng 4.4: Đặc điểm màu sắc lông của dê lai 3 máu (25%Boer
25%BT50%Cỏ) 29

Bảng 4.5: Khối lượng của dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) 31

Bảng 4.6: Tăng trưởng tuyệt đối của dê qua các giai đoạn
(g/con/ngày)(n=35) 33

Bảng 4.7: Tăng trưởng tương đối của dê qua các giai đoạn (n=35) 38

Bảng 4.8: Kích thước một số chiều đo chính của dê (cm) (n=35) 41

Bảng 4.9: Năng suất thịt (%)(n=3) 43

Bảng 4.10: Chất lượng thịt của dê cỏ và dê (25% Boer 25% BT 50%
Cỏ) (n=3) 45

Bảng 4.11: Hàm lượng các axit amin trong thịt dê (%VCK) (n=3) 46

Bảng 4.12: Đặc điểm sinh sản của dê cỏ 48

Bảng 4.13: Tình hình dịch bệnh của đàn dê 51

Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê tại Bắc Kạn 82

Bảng 4.15: Ước tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê cỏ 84


Bảng 4.16: Ước tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê lai (25%Boer
25%BT50%Cỏ) 85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang

Đồ thị 2.1: Số lượng và giá bán dê trên thị trường từ năm 1994- 2008 15

Đồ thị 4.1: Khối lượng của dê cỏ qua các tháng tuổi 27

Đồ thị 4.2: Khối lượng của dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ)
qua các tháng tuổi 32


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Dê là loài gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới - từ
Bắc bán cầu tới Nam Bán Cầu, từ những vùng rừng rậm ẩm ướt tới những
vùng Trên thế giới, chăn nuôi dê tập trung ở các nước đang phát triển, những
vùng khô cằn núi đá và chủ yếu ở khu vực nông thôn với quy mô nhỏ. Ở những
nước phát triển, chăn nuôi dê có quy mô đàn lớn hơn và theo phương thức chăn
nuôi thâm canh, hiệu quả kinh tế đạt khá cao (FAO, 2004). Trong vòng 15 năm

qua, số lượng dê trên thế giới tăng 50%, trâu bò chỉ tăng 9%, trong khi đó số
lượng cừu giảm 4%. Năm 2007 tổng sản lượng thịt các loại của toàn thế giới
đạt trên 269 triệu; trong đó thịt dê chỉ khoảng 4,8 triệu tấn, chiếm 1,76% tổng
sản lượng thịt. Châu Á là nơi sản xuất nhiều thịt dê nhất, các nước cung cấp
nhiều thịt dê nhất là Trung Quốc, sau là Ấn Độ và Pakistan.
Ở Việt Nam, chăn nuôi dê cũng là nghề truyền thống lâu đời của người
nông dân. Dê được nuôi chủ yếu ở những vùng trung du, miền núi, trong đó
có tỉnh Bắc Kạn. Đây cũng là tỉnh có nghề chăn nuôi dê phát triển. Tuy nhiên,
hình thức chăn nuôi phổ biến vẫn là quảng canh. Giống dê đang được nuôi
chủ yếu là dê cỏ. Giống này có tầm vóc bé, khối lượng nhỏ, lớn chậm và khả
năng cho thịt thấp. Số liệu thống kê cho thấy năm 2011 cho thấy Bắc Kạn có
10.141 con dê, năm 2012 có 10.816 con và năm 2013 có 13.696 con. Vậy
nghề nuôi dê tại đây đang có sự cải thiện, tuy nhiên hiệu quả kinh tế chưa
phát huy khả dụng. Nguyên nhân chính tăng đàn dê là cải thiện nguồn giống,
lợi ích kinh tế của người chăn nuôi dê cải thiện do giá cả trên thị trường ổn
định; chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Kạn quan tâm chú trọng và có những
chính sách khuyến khích chăn nuôi dê.
Nhiều nghiên cứu cho thấy dê cỏ thích nghi tốt với tập quán chăn thả
quảng canh, mắn đẻ, tăng đàn nhanh, chất lượng thịt cao, được coi là đặc sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, năng suất không cao, do tầm vóc nhỏ (con
cái trưởng thành chỉ đạt 25-28 kg, còn con đực đạt 30-35 kg); sinh trưởng
chậm, khối lượng mỗi dê 6 tháng tuổi chỉ đạt 11-12 kg. Mặc dù có những hạn
chế trên, song nếu làm tốt công tác nuôi dưỡng và công tác quản lý đàn, nhất là
quản lý giao phối, thì tỷ lệ hao hụt của đàn dê sẽ giảm đồng thời tránh được
thoái hóa giống.
Hiên nay, Việt Nam đã nhập các giống dê từ Ấn Độ với mục đích nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhận thức về vai trò của con dê đã

thay đổi và tiềm năng của nó bắt đầu được khai thác tích cực hơn. Tuy còn có
những quan điểm khác nhau về chủ trương phát triển, song chăn nuôi dê đang
ngày càng được chú trọng và có đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế của
người nghèo. Đặc biệt là ở các vùng mà chăn nuôi bò sữa và lợn lai không
thích hợp, thì dê được coi là con vật có thể giúp người nông dân tăng thêm
thu nhập, xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lai tạo là phương pháp cải tiến giống
nhanh nhất. Con lai có sức sản xuất cao hơn nhiều so với giống bản địa. Cải
tạo tầm vóc, khối lượng giống dê, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi,
góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở các vùng gò, đồi, núi trong
tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt là người nghèo có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Vấn đề còn
có ý nghĩa rất lớn về khoa học, các giống dê cỏ là nguồn gen quý để thực hiện
các công thức lai kinh tế có hiệu quả cao trong thực tại. Đồng thời, những sản
phẩm chăn nuôi có giá trị cao còn mang dấu ấn địa phương, trong tương lai sẽ
là cơ sở để xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi của Bắc Kạn, ví dụ “Dê
núi đồi Bắc Kạn”.
Từ những nhận thức trên, chúng tôi tiến hành Đề tài: “Đánh giá sức sản
xuất của dê Cỏ và tổ hợp lai giữa dê Cỏ với đực F1(Boer x Bách Thảo)
nuôi tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn”

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Đề tài là sự cụ thể hóa đường lối và phương hướng phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh Bắc Kạn trong nông, lâm nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói
riêng, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
1.2 Mục đích của đề tài
Chọn lọc đàn dê cỏ tạo ra đàn cái nền có khả năng sinh sản cao cho lai
tạo với dê lai F1(Boer x BT) tạo ra con lai có năng suất cao, tăng từ 10 - 20 %
so với giống dê cỏ với chất lượng thịt tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho

người chăn nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

2.1 Một số thông tin về con dê

2.1.1 Nguồn gốc, vị trí và phân loại dê
Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đình Rao, Thanh Hải và Nguyễn
Thiệu Trường (1979) dê là một trong những động vật đầu tiên được thuần hoá
ở quanh vùng Tây Á cách đây vào khoảng 2.000-6.000 năm trước Công
nguyên. Dê nhà ngày nay có nguồn gốc từ dê rừng Capra aegagrus và Capra
Falcoweri, hiện còn sống trong núi của các vùng Trung Á, Capcazo và các
nước cận đông. Tổ tiên của dê nhà còn gọi là dê rừng Prisca, cùng với tiến
trình phát triển của lịch sử, con dê đã gắn bó với đời sống con người. Nó cung
cấp cho họ những sản phẩm cần thiết như thịt, lông, da…
Về phân loại động vật học, Nguyễn Đình Rao và cs 1979, Nguyễn Văn
Thiện, (1996) cho biết vị trí của dê nhà trong hệ thống phân loại động vật như sau:
- Giới (Kingdom): Animal
- Ngành (phylum): Chordata
- Lớp (class): Mamamlia
- Bộ (oder): Atiodactyla
- Bộ phụ nhai lại (Ruminantia)
- Họ (Family): Bovidae
- Họ phụ dê cừu: Caprare vance
- Chủng: (Genus): Capra
- Loài (Species): Caprahircus


2.2.2 Đặc điểm sinh học của con dê
Đặc điểm sinh học của dê có nhiều ưu thế hơn so với các loài gia súc
khác nên chúng ngày càng được con người đầu tư và phát triển.
Theo Sharma (1993), dê là loài gia súc có thể sống trong những điều
kiện khắc nghiệt và có khả năng thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau.
Chúng sống được ở những vùng sa mạc khô cằn như sa mạc Thar, Sahel hoặc
những vùng có độ cao so với mặt nước biển 2.500 m như vùng Hindu-Kush,
Himalaya cho tới những vùng rừng rậm nhiệt đới có nhiệt độ, ẩm độ cao và
lượng mưa lớn (3.000 – 5.500 mm/năm).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Dê có đặc điểm nhanh nhẹn, dẻo dai và linh hoạt hơn những gia súc
khác. Với khả năng leo đồi núi tốt chúng có thể di chuyển trên những mỏm
núi đá cao mà trâu và bò không bao giờ tới được. Dê ưa sống ở những vùng
núi cao nhất là những vùng núi đá, khô ráo, sạch sẽ, thức ăn tươi không dập
nát. Khả năng tiêu hoá chất xơ của dê tới 64% nên chúng có thể ăn được
nhiều loại thực vật khác nhau, trong đó có nhiều loại thực vật là cây thuốc,
cây có nhiều chất tanin nên tạo cho dê có khả năng chống bệnh tốt, ít mắc
bệnh hơn những gia súc khác (Nguyễn Đình Rao và cs., 1979).
Dê ăn được nhiều loại lá cây địa phương hơn trâu, bò, cừu và thỏ. Chăn
nuôi dê cần vốn đầu tư ban đầu thấp, thu hồi vốn nhanh, tận dụng được lao
động và sản phẩm phụ nông nghiệp. Đối với một số vùng sâu, vùng xa chăn
nuôi dê còn đóng một vai trò quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo.
Thịt và sữa dê có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng, thịt dê
thơm ngon, sữa dê rất bổ, đặc biệt thích hợp với người già và trẻ em. Khác
với các động vật khác, dê ít mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Phạm Sỹ
Lăng và Nguyễn Đăng Khải, 2001).
2.2.3 Đặc điểm về sinh trưởng của dê
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng trong cơ thể để gia

súc tăng về kích thước (thay đổi về khối lượng). Phát dục là sự thay đổi, tăng
thêm và hoàn chỉnh các đặc tính, chức năng các bộ phận của cơ thể (thay đổi
về chất). Sự sinh trưởng và phát dục luôn đi đôi với nhau tạo lên sự phát triển
của cơ thể. Đây là tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố di
truyền và các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Và do có sự tương tác giữa kiểu
di truyền, ngoại cảnh mà sinh trưởng mang tính quy luật, đảm bảo cho cơ thể
phát triển hài hoà và cân đối. Sự sinh trưởng, phát dục của dê thường tuân
theo quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều theo giai đoạn tuổi và
giới tính. Khả năng sinh trưởng của gia súc phụ thuộc nhiều vào giống, thức
ăn, trạng thái sức khoẻ của cơ thể, đồng thời còn phụ thuộc vào sự phát dục
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

của giới tính, tập tính của gia súc và điều kiện môi trường sống. Do vậy, con
người có thể sử dụng các phương pháp chọn lọc, lai tạo giống, cùng với các
tác động quản lý và nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý để nâng cao khả năng sinh
trưởng.
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của dê người ta dùng phương pháp
cân đo từng thời điểm (thường từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi), khi con vật
trưởng thành kết hợp cân đo với giám định. Sau đó kết quả được biểu diễn
bằng đồ thị, biểu đồ để đánh giá con vật qua sinh trưởng tích luỹ, cường độ
sinh trưởng tương đối, tuyệt đối và kích thước một số chiều đo cơ bản.
2.2.4 Khả năng sản xuất của dê
Khả năng sản xuất của dê là khả năng tạo ra các sản phẩm thịt, sữa, lông,
da, …
Khả năng sản xuất sữa của dê một phần phụ thuộc vào di truyền (bản chất
giống), đặc điểm cá thể, mặt khác còn phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng. Mức
độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất rõ rệt đến khả năng tiết sữa vì sữa được tạo nên
từ các chất dinh dưỡng của thức ăn. Do đó để nâng cao khả năng tiết sữa của gia
súc không những phải chọn lọc, cải tiến chất lượng con giống mà còn phải cung

cấp đầy đủ, cân đối cả về số lượng và chất lượng thức ăn.
Khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt: Đánh giá khả năng sản xuất
thịt của gia súc ngoài việc theo dõi tốc độ sinh trưởng, phát triển của gia súc
theo từng giai đoạn, còn phải theo dõi đến sự thay đổi về khối lượng, phẩm
chất thịt, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, khối lượng lúc giết mổ, thời
điểm giết mổ, tỷ lệ thịt xẻ và các yếu tố mùa vụ. Do vậy nghiên cứu xác định
tuổi, thời gian giết mổ thích hợp phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc,
thời vụ trong năm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là rất cần thiết, nhằm xây
dựng chế độ nuôi dưỡng hợp lý, phù hợp với đặc điểm của con dê để đem lại
hiệu quả kinh tế cao nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

2.2 Đặc điểm về khả năng sinh sản của dê
Sinh sản là một đặc tính quan trọng của gia súc nhằm duy trì và bảo tồn
nòi giống, so với các gia súc ăn cỏ địa phương khác, dê là con vật có khả năng
sinh sản cao. Các đặc tính sinh sản của dê được biểu hiện ra ngoài khi chúng
đã thành thục về tính dục.
Sự thành thục về tính của dê được xác định khi dê cái có biểu hiện thải
trứng và dê đực sản xuất được tinh trùng và có biểu hiện tính dục. Tuổi đưa
vào sử dụng thường đến muộn hơn, khi đó cơ thể con vật đã phát triển khá
đầy đủ và có khả năng sinh sản, nhân giống được. Theo Devendra và cs
(1984) tuổi thành thục về tính trung bình của dê: 4 – 12 tháng tuổi, khác nhau
theo giống và chế độ nuôi dưỡng. Theo Đặng Xuân Biên (1993) dê cỏ thành
thục về tính lúc 4 – 6 tháng tuổi. Sau khi thành thục về tính thực sự, dê bước
vào thời kỳ sinh sản.
Theo Devendra và cs (1983) thời kỳ sinh sản của dê từ 7 - 10 năm.
Trong thời kỳ sinh sản, dê đực thường có hoạt động sinh sản thường xuyên và
liên tục, dê cái có hoạt động sinh sản theo chu kỳ động dục, chửa đẻ, tiết sữa
nuôi con rồi lại động dục. Devendra (1984) cho rằng ở dê có ba loại chu kỳ

tính dục, loại dài và ngắn là không phổ biến và có tỷ lệ thấp, còn loại vừa (17
– 23 ngày) chiếm tỷ lệ cao và phổ biến. Chu kỳ tính dục của dê xảy ra như đối
với các gia súc khác và có các giai đoạn với các biểu hiện ra bên ngoài: Pha
trước động dục: 4 – 6 ngày; Pha động dục: 24 – 28 giờ; Pha sau động dục: 5 –
7 ngày và pha yên tĩnh: 11 – 16 ngày. Khi động dục dê có các biểu hiện: bồn
chồn, đuôi ve vẩy, âm hộ sưng đỏ, chảy dịch nhầy, nhảy lên con khác và chịu
cho con khác nhảy lên, giảm ăn uống, giảm tiết sữa, kêu kéo dài.
Thời gian trứng còn có khả năng thụ thai: 8 – 12 giờ, tinh trùng có thể
sống trong đường sinh dục của dê cái khoảng 24h. Thời điểm trứng rụng của dê
cái vào cuối thời gian động dục. Devendra (1984) cho rằng thời điểm rụng
trứng của dê là 21 – 36 giờ kể từ khi có biểu hiện động dục. Tác giả cho biết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

phối giống cho dê cái tốt nhất vào thời điểm 12 giờ và phối lặp lại lần 2 vào
thời điểm 24 giờ kể từ khi dê cái bắt đầu động dục. Sự thụ tinh diễn ra khi
trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng. Sau giai đoạn thụ
tinh, dê cái bước vào giai đoạn mang thai, thời gian mang thai của dê dao động
từ 143-165 ngày; kết thúc giai đoạn mang thai là quá trình đẻ, đây là quá trình
sinh lý phức tạp để đẩy thai và nhau thai ra khỏi cơ thể mẹ. Toàn bộ quá trình
sinh sản của dê được điều khiển bằng hệ thống thần kinh và thể dịch. Quá trình
này được điều phối một cách nhịp nhàng gây cho gia súc động dục theo chu kỳ,
giữ, nuôi thai khi chửa, sinh con khi đẻ, tiết sữa nuôi con rồi lại động dục chuẩn
bị cho kỳ sinh sản tiếp theo.
Dê là loại gia súc đa thai có khả năng đẻ từ 1 –3 con/lứa. Một số giống
dê mắn đẻ có thể cho 1,5 – 1,7 lứa/năm, trung bình 1,6 - 1,8 con/lứa. Theo kết
quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình (1995), dê Bách Thảo là giống dê có khả
năng sinh sản tốt, tuổi đẻ lứa đầu: 300 – 395 ngày, đẻ trung bình 2 con/lứa.
2.3 Đặc điểm của dê Boer, dê Bách thảo, dê cỏ.
2.3.1 Vài nét về dê cỏ


Dê cỏ có màu lông không thuần nhất loang vá song cũng có 1 số màu
chính: đen, vàng, tro, cánh gián. Một số con vùng mặt có 2 sọc nâu đen. Dọc
lưng từ đầu đến khấu đuôi có 1 dải lông đen, bốn chân có đốm đen, chân chắc
khoẻ, vận động linh hoạt. Dê cỏ có tầm vóc nhỏ, trọng lượng trưởng thành
khoảng 30 – 35 kg, sơ sinh 1,7 - 1,9 kg, 6 tháng tuổi đạt 11 – 12 kg, khả năng
cho sữa 350 - 370 g/con/ngày, với chu kỳ cho sữa là 90 – 105 ngày, tuổi phối
giống lần đầu 6 - 7 tháng, đẻ 1,4 lứa/năm, 1,3 con/lứa, tỷ lệ nuôi sống đến cai
sữa 65 – 75%, phù hợp với chăn thả quảng canh với mục đích lấy thịt.
2.3.2 Đặc điểm của dê Boer
Đây là giống dê chuyên thịt có năng suất thịt cao nhất hiện nay thế giới.
Dê có nguồn gốc từ châu Phi được nuôi nhiều ở Mỹ, Việt Nam mới nhập
giông dê này năm 2002. Dê có lông: thân màu trắng, lông đầu và cổ màu nâu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

đỏ, sừng ngắn (hoặc không sừng). Dê có cơ bắp rất phát triển, sinh trưởng
nhanh tỷ lệ thịt cao và có chất lượng tốt. Có thể xác định tỷ lệ thịt xẻ theo lứa
tuổi như sau:
Từ 3 đến 10 tháng tuổi: 48%
Lúc có 2 răng : 50%
Lúc có 4 răng : 52%
Lúc có 6 răng : 54%
Lúc răng đủ : 55 – 60% hoặc cao hơn
Như vậy, không có một giống dê nào có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn giống dê
Boer cải tiến này.
Dê có khối lượng sơ sinh 2,5 – 4,5kg, 3 tháng tuổi đạt 20 – 30kg, khối
lượng trưởng thành ở con cái đạt 60 – 90kg, con đực đạt 70 – 110kg. Với những
ưu điểm trên nên dê Boer đã được nhập nội vào nước ta nhằm nhân thuần, phát
triển sản xuất và dùng con đực lai cải tạo nâng cao năng suất thịt các giống dê

hiện có tại Việt Nam.
2.3.3 Vài nét về dê Bách Thảo
Dê Bách Thảo là giống dê kiêm dụng thịt - sữa, trước đây còn được gọi
tên là Bát Thảo, Bắc Thảo, Bắc Hảo. Tại hội nghị nghiên cứu và phát triển
chăn nuôi dê, tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 1992 giống
dê này được thống nhất đặt tên là Bách Thảo (Lê Thanh Hải, 1994), đến nay
người ta chưa xác định rõ được nguồn gốc của nó. Một số người cho rằng
nguồn gốc của nó là con lai giữa British – Anpine từ Pháp với dê Ấn Độ đã
được nhập vào nước ta nuôi qua hàng trăm năm nay. Phần lớn dê Bách Thảo
có màu lông đen có hai sọc trắng dọc theo mặt, tai, bốn bàn chân và trắng ở
dưới bụng; một số có màu đen tuyền và lang trắng đen không có quy luật, có
đầu thô và dài, con đực đầu cổ to và thô hơn con cái, đa số sừng nhỏ, dài vừa
phải có hướng ngả về sau, sang hai bên và ít xoắn vặn, sống mũi hơi dô, tai to
rủ xuống, miệng rộng và khô, phần lớn không có râu cằm. Con cái có cổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

thanh chắc, mông và bụng nở nang, bầu vú hình bát úp, núm vú dài 4 – 6cm.
Lông dê Bách Thảo ngắn, mượt, sự chênh lệch về độ dài lông giữa các phần
cơ thể không nhiều, con đực có lông thô, dài hơn con cái và thường có bờm
lông dài hơn, ở sau gáy chạy dọc xuống sống lưng. Khi trưởng thành con đực
nặng khoảng 60 – 70kg, cao 87,4cm. Con cái nặng khoảng 38 – 45kg, cao
66,78cm, thành thục về tính sớm, đẻ lứa đầu ở 13 – 15 tháng tuổi; trung bình 1,5
– 1,7 con/lứa và 1,5 – 1,6 lứa/năm (Lê Văn Thông, 2004). Dê Bách Thảo nuôi ở
miền Bắc Việt Nam có sản lượng sữa trung bình 172,43 kg/ chu kỳ; Thời gian
cạn sữa là 146 ngày/ chu kỳ (Đinh Văn Bình, 1995).
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.4.1 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nước
Hiện nay dê đang được nuôi phổ biến ở khắp 5 Châu từ vùng cực phía
Bắc thuộc bán đảo Xcandinavi đến Châu Phi nhiệt đới và các đảo hẻo lánh ở

Châu Đại Dương. Ở đâu có người thì ở đó hiện nay hoặc trước đây đã có nuôi
dê, Nguyễn Thiện 2008. Theo Sharma (1993), dê ưa sống ở những vùng núi
cao, nhất là những vùng núi đá, khô ráo, sạch sẽ, thức ăn không dập nát. Khả
năng tiêu hoá chất xơ của dê tới 64% và chúng có thể ăn được nhiều loại thực
vật khác nhau, trong đó có nhiều loại thực vật là cây thuốc, cây nhiều chất
Tanin nên tạo cho dê khả năng chống bệnh tốt, ít mắc bệnh hơn những gia súc
khác, Nguyễn Đình Rao và cs (1979). Do có đặc điểm ưu việt hơn nhiều gia
súc khác nên con dê ngày càng được nhiều người quan tâm và đầu tư phát
triển, đặc biệt ở những nước đang phát triển.
2.4.2 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới
Số lượng dê trên thế giới tăng dần qua các năm gần đây. Theo số liệu
FAO năm 2009 toàn thế giới có khoảng 879,7 triệu con dê đến năm 2013 tăng
lên trên 1 tỷ con; trong đó dê được nuôi chủ yếu ở Châu Á với 59,39%, Châu
Phi chiếm trên 35% tổng đàn dê toàn cầu; Châu Mỹ chiếm 3,6%, Châu Âu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1,6% và Châu Đại Dương chiếm chưa tới 1%. Số liệu cụ thể được trình bày
qua bảng 2.1:

Bảng 2.1: Số lượng dê trên thế giới và khu vực từ 2010 – 2013
(Đơn vị tính: con)
Khu vực
Năm
2010 2011 2012 2013
Thế giới
972.463.127

979.854.563


992.909.577

1.005.603.003

Châu Á
581.994.515

582.664.499

590.981.771

597.151.616

Châu Phi
330.646.649

338.758.035

345.508.002

351.978.256

Châu Âu
17.090.607

16.583.999

16.530.541

16.487.290


Châu Mỹ
38.810.465

37.934.150

35.919.607

36.013.781

Châu Đại Dương
3.920.891

3.913.880

3.969.656

3.972.060

(Nguồn FAO 2014
Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy tốc độ tăng đàn dê trên thế giới chủ yếu
tăng đàn ở Châu Á và Châu Phi, các Châu lục còn lại không tăng, thậm chí
còn giảm số lượng. Cũng theo số liệu của FAO (2014) nước có nhiều dê nhất
là Trung Quốc (182,89 triệu con) sau đó đến Ấn Độ (162 triệu con), Việt Nam
có số lượng dê đứng thứ 72 trên thế giới (1,38 triệu con).
Theo Nguyễn Thiện (2008), chăn nuôi dê trên thế giới tập trung chủ
yếu ở các nước đang phát triển, nhưng chủ yếu ở khu vực nông hộ quy mô
nhỏ, ở những vùng khô cằn, nông dân nghèo. Ở những nước phát triển, chăn
nuôi dê có quy mô đàn lớn hơn và chăn nuôi theo phương thức thâm canh với
mục đích lấy sữa làm pho mát hoặc chuyên lấy thịt cho tiêu dùng trong nước

hay xuất khẩu. Ngoài ra, chăn nuôi dê thế giới cũng đã cung cấp một khối
lượng khá lớn sản phẩm về lông và da.
Theo FAO (2014) trong năm 2012 sản lượng thịt các loại của toàn thế
giới đạt 302,39 triệu tấn, trong đó, sản lượng thịt dê đạt 5,17 triệu tấn (chiếm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

1,71%) Sản lượng thịt dê thế giới chủ yếu tập trung ở Châu Á (3,5 triệu tấn)
và Châu Phi (1,2 triệu tấn).
Bảng 2.2: Sản lượng thịt và sữa dê trên thế giới năm 2009 – 2012
(Đơn vị tính: nghìn tấn)
Khu vực
2009 2010 2011 2012
Thịt Sữa Thịt Sữa Thịt Sữa Thịt Sữa
Toàn thế giới 4.996

15.510

5.209

17.242

5.260

17.739

5.177

17.892


Châu Á 3.528

9.128

3.676

9.863

3.706

10.189

3.747

10.41

Châu Phi 1.200

3.342

1.241

4.139

1.266

4.341

1.273


4.308

Châu Âu 118

2.440

131

2.612

126

2.573

117

2.536

Châu Mỹ 130

600

134

586

135

591


13

59

Châu Đại
Dương
20

40

27

42

27

45

27

48

(Nguồn FAO 2014)
Cũng theo số liệu của FAO (2014), tổng sản lượng sữa các loại trong
năm 2012 của toàn thế giới đạt khoảng 753,92 triệu tấn trong đó sữa dê là
17,89 triệu tấn (chiếm 2,37%). Cũng như thịt dê, sữa dê chủ yếu do các nước
đang phát triển sản xuất. Các nước Châu Á cung cấp phần lớn lượng sữa này
(10,41triệu tấn, chiếm 58,18%), trong đó đứng đầu là Ấn Độ (4,85 triệu tấn)
Về số lượng các giống dê theo Acharya (1992) trên thế giới có 150
giống dê đã được miêu tả cụ thể, phần còn lại chưa được biết đến và phân bố

ở khắp các châu lục. Trong đó có 63% giống dê hướng sữa, 27% giống dê
hướng thịt và 10% là dê kiêm dụng lấy lông làm len. Các nước châu Á có số
lượng các giống dê nhiều nhất chiếm 42% trong tổng số giống dê trên thế
giới. Nước có nhiều giống dê nhất là Pakistan: 25 giống; Trung Quốc: 25
giống; Ấn Độ: 20 giống, dẫn theo Nguyễn Thiện (2008). Ở mỗi nước, từ các
giống thuần, có những giống cho năng suất cao, có những giống cho năng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

suất thấp, người ta đã sử dụng giống cho năng suất cao cho lai cải tạo giống
có năng suất thấp như ở Bungaria dùng giống Saanen phối với dê địa phương
tạo ra con lai cho sản lượng sữa 330 kg và thời gian tiết sữa là 248 ngày, Gion
Hamond và CS. Ở Malaisia người ta dùng con lai 1/2 máu Anglo-Nubian phối
với con Katjang, con lai đã cho chu kỳ sữa là 203 ngày và khoảng cách 2 lứa
đẻ là 351 ngày. Nếu dùng con 3/4 máu Anglo-Nubian phối với Katjang, con
lai cho chu kỳ sữa là 204 ngày và khoảng cách hai lứa đẻ là 357 ngày, sản
lượng sữa là 1,67-2,06 lít. Trong khi đó Anglo-Nubian chỉ cho 1,43 lít và con
Katjang cho 1,65 lít sữa, Trần Cừ (1975).
Theo Guan Cao (1988) con lai giữa dê Ximong Saanen lai với dê địa
phương năng suất sữa đã tăng lên 80-100% ở thế hệ 1, thế hệ 2 lên đến 200%
đạt 300kg sữa/chu kỳ sữa 7 – 8 tháng, một số nơi thế hệ 3,4 đạt 500 – 600 kg
sữa/chu kỳ.
Các nghiên cứu về tham số di truyền ứng dụng cho công tác giống dê
đã được nhiều tác giả lưu ý.
+ Theo Singh và Cs (1970) cho rằng có thể nâng cao sức sản xuất sữa
trên cơ sở chọn lọc dựa vào tuổi đẻ lứa đầu tiên (X1) và sản lượng sữa kỳ đầu
tiên (X2) theo công thức sau: I = 3,1X2 – X1.
+ Nâng cao sức sản xuất thịt qua chọn lọc theo trọng lượng lúc 6 tháng
tuổi ở đàn dê nuôi đại trà trong sản xuất có thể mang lại tiến bộ di truyền về
sản xuất thịt, Đinh Văn Bình (1994).

+ Nghiên cứu về tỷ lệ thịt xẻ của các giống dê, Ganan (1981) cho biết
giống dê Anglo-Nubian ở Philippin cho tỷ lệ là 51,4%, giết thịt lúc trọng lượng
là 22,2kg. Bhernagar và cộng sự (1971) xác định tỷ lệ thịt xẻ của dê Beetal-
India là 55,1%. Khan và Shani (1979) cho biết tỷ lệ thịt xẻ của dê Jumnapari
nuôi từng con giết thịt lúc 6 tháng là 54,2%, 9 tháng là 55,8% (khi trọng lượng
đạt 15,6 và 24kg). Bhatnagen et al cho biết dê Alpine Pháp tỷ lệ thịt xẻ dê đực
là 48,2%, dẫn theo Chu Đình Khu (1996).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

2.4.3 Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam
Theo số liệu của Cục chăn nuôi năm 2013 cả nước có 1.334.328 con
dê, tập trung chủ yếu ở vùng núi và trung du phía bắc 594.243 con, chiếm
44,54% tổng đàn; khu vực Đồng bằng Sông Hồng 65.696 con, chiếm
4,92%; vùng bắc trung bộ và duyên hải miền trung 292.614 con, chiếm
21,93%; khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long 289.365
con, chiếm 22%; vùng Tây Nguyên 92.410 con, chiếm 6,93%; tổng lượng
thịt hơi xuất chuồng đạt 17.065 tấn. Giống dê chủ yếu ở nước ta là dê Cỏ
(470.000 con) và dê Bách Thảo (105.000 con). Ngoài ra còn có số lượng dê
lai và một số giống dê nhập từ Ấn Độ: giống dê Barbari: 250 con, giống dê
Jumnapari 210 con, giống dê Beetal 50 con được nuôi ở Hà Tây, Ninh
Thuận, dê Anglo-Nubian (10 con) nuôi ở Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh, dê Alpine, Saanen, Boer (250 con) nuôi ở Hà Tây, Đinh Văn Bình và
CS (2004).
Nghề chăn nuôi dê ở Việt Nam đã có từ lâu đời, nhưng chưa phát
huy hết tiềm năng sẵn có, dê chủ yếu vẫn được chăn thả quảng canh, thiếu
sự đầu tư và quan tâm thích đáng tới công tác giống, thức ăn cũng như vệ
sinh phòng, chữa bệnh. Giống dê Cỏ có biểu hiện thoái hoá giống rõ rệt do
giao phối cận huyết kéo dài. Để khắc phục tình trạng đó nên thay đổi đực
giống giữa các đàn dê, Phan Đình Thắm và cs (1997).

Thức ăn và quản lý đàn dê phụ thuộc vào nơi bãi chăn thả, vào trình độ
nhận thức của người dân, vào mục đích chăn nuôi và vào giống dê. Ở những
tỉnh miền núi phía Bắc, dê chủ yếu được chăn thả theo phương thức quảng
canh. Ban ngày dê thường được chăn thả tự nhiên trên các triền đồi núi hoặc
trong các cánh rừng, ban đêm dê thường được nhốt tại chuồng và được bổ
sung thêm muối ăn, Đinh Văn Bình, Douglas. G (2000). Một số hộ ở vùng
Trung du và khu vực ven đô nuôi dê theo phương thức chăn thả kết hợp bổ
sung thêm thức ăn, nước uống tại chuồng cho dê. Quy mô đàn dê ở các tỉnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

miền Bắc trung bình 5 - 7 con. Riêng khu vực miền núi, do có diện tích chăn
thả rộng nên nhiều hộ nuôi 30 - 50 con hoặc nhiều hơn.
Ở miền Trung, Ninh Thuận là tỉnh có nghề chăn nuôi dê phát triển do có
diện tích chăn thả rộng và việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Cùng với giống dê
Cỏ, giống dê Bách Thảo được nuôi khá phổ biến. Dê và cừu chiếm vị trí thứ 3
sau lợn và bò, nhiều hộ nuôi từ 100 - 300 con dê hoặc cừu, Lê Đình Cường
(1997). Các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long
An, Bến Tre, Đồng Nai chăn nuôi dê với quy mô đàn nhỏ hơn, bình quân từ
10 - 20 con/đàn, Đậu Văn Hải, Cao Xuân Thìn (2001).
Đặng Xuân Biên (1993) cho rằng, số lượng dê nuôi ở nước ta còn quá ít
so với các vật nuôi khác. Dê Cỏ Việt Nam tăng trọng chậm, tầm vóc nhỏ,
phương thức chăn nuôi cổ truyền, quảng canh nên năng suất sinh sản, sinh
trưởng kém, tỷ lệ nuôi sống thấp nên tốc độ tăng đàn chậm. Nhà nước đã có
chính sách phát triển chăn nuôi dê qua “Chương trình giống dê Quốc gia”.
Con dê đã và đang trở thành con vật nuôi được người dân quan tâm, nhất là
vùng đồi núi, dê là một trong những gia súc giúp người dân nâng cao thu
nhập, vươn lên xoá đói giảm nghèo và làm giàu từ chăn nuôi dê.
0
10000

20000
30000
40000
50000
60000
70000
1994
1995
1996
19
9
7
19
9
8
1
9
9
9
2
0
00
2
0
01
2002
2003
2004
2005
2006

2007
20
0
8
năm
đồng/kg
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
1800000
2000000
số con
Giá (đồng/kg) Số lượng (con)
.

Đồ thị 2.1: Số lượng và giá bán dê trên thị trường từ năm 1994- 2008

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 và Nguyễn Thiện (2008)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Để thúc đẩy ngành chăn nuôi dê phát triển, Bộ Nông nghiệp & PTNT và
các tổ chức nước ngoài đã đầu tư nhiều dự án như: Thành lập Trung tâm
Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây năm 1991, Dự án FAO/TCP/VIE 6613 “Cải

thiện đời sống nông dân nghèo bằng cách phát triển sản xuất sữa dê dựa trên
nguồn thức ăn sẵn có của địa phương”, Dự án” Phát triển chăn nuôi dê lai tại
tỉnh Bắc Thái cũ”, Dự án IFAD-TAG 443 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển
các biện pháp tổng hợp phòng trị ký sinh trùng ở các nước Đông Nam Á”,
Chương trình giống dê Quốc gia 2000-2010, Dự án SAREC: Nghiên cứu sử
dụng các nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên để phát triển chăn nuôi Nhiều
cuộc Hội thảo về phát triển chăn nuôi dê đã được tổ chức nhằm đánh giá tình
hình chăn nuôi dê, tiềm năng phát triển chăn nuôi dê và tìm ra những giải pháp
thúc đẩy phát triển chăn nuôi dê ở nước ta. Nhiều công trình nghiên cứu về con
dê đã và đang được triển khai: Nghiên cứu về dê Bách Thảo, Đinh Văn Bình
(1994), sử dụng dê đực Bách Thảo lai với dê Cỏ tại Hà Tây, Đinh Văn Bình và
Cs (2003), nghiên cứu lai ba giống dê Ấn Độ nhập nội với dê Cỏ, Đinh Văn
Bình và Cs (1997). Chọn lọc và nhân thuần dê Bách Thảo, Nguyễn Thị Mai
(1999), Nghiên cứu đánh giá thích nghi 3 giống dê Ấn Độ nhập nội, Đinh Văn
Bình và Cs (1997), Khả năng sinh sản của một số giống dê nhập nội, Nguyễn
Bá Mùi, Đinh Văn Bình (2006)…
Với sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự nỗ
lực của nhiều cơ quan nghiên cứu, sản xuất và cố gắng của các hộ chăn nuôi
dê cùng với xu thế tiêu thụ thịt và sữa dê ngày một tăng, ngành chăn nuôi dê
ở Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt. Sản phẩm từ chăn nuôi dê đã
dóng góp một phần quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu thịt, sữa cho con
người. Chăn nuôi dê đã và đang đem lại một nguồn thu đáng kể cho nhiều
hộ nông dân, đặc biệt là đồng bào vùng cao, vùng xa. Số lượng và giá dê
luôn tăng hàng năm, chăn nuôi dê hiện nay là một nghề mang lại nguồn thu
nhập cho người dân, nhiều hộ đã làm giàu từ chăn nuôi dê.

×