Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông trong sản xuất và tiêu thụ lúa tại xã Mường Than - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.11 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------

------------

NGUYỄN THỊ MAI
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TRONG
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA TẠI XÃ MƯỜNG THAN
HUYỆN THAN UYÊN - TỈNH LAI CHÂU

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khố học

: Chính quy
: Khuyến nơng
: Kinh tế & PTNT
: 2010 – 2014

Thái Nguyên, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------

------------



NGUYỄN THỊ MAI
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TRONG
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA TẠI XÃ MƯỜNG THAN
HUYỆN THAN UYÊN - TỈNH LAI CHÂU

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Lớp
Khố học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Khuyến nông
: Kinh tế & PTNT
: 42 - Khuyến nông
: 2010 – 2014
: ThS. Bùi Thị Minh Hà

Thái nguyên, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trên khóa luận là trung thực và chưa dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin được trích dẫn trong khóa luận đều
được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn.

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Mai


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hồn thành đề tài tốt nghiệp tơi
đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây
tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh Tế và Phát triển nông thôn
trường Đại Học Nông Lâm Thái Ngun đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo Ths. Bùi Thị Minh Hà người
đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
UBND xã Mường Than và bà con nhân dân trong xã, đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong q trình nghiên cứu tại cơ sở.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ,
giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành
đề tài tốt nghiệp của mình.
Do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm bản thân cịn nhiều hạn
chế nên đề tài này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.
Thái Nguyên, Ngày….tháng….năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Mai


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Diễn biến tình hình sản xuất lúa trên thế giới 1997- 2012 ............... 9
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng hàng đầu thế giới ... 10
Bảng 2.3: Các quốc gia xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới ..................... 12
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam 1996 - 2012 .................. 13
Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu gạo việt nam giai đoạn 2000-2011 ................ 15
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất lúa nước của huyện Than Uyên trong 3 năm gần
đây 2011 - 2013 .................................................................................... 16
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của Xã Mường Than qua 3 năm 20112013....................................................................................................... 24
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Mường Than giai đoạn 20112013 .............................................................................................................. 26
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua 3 năm 2011 - 2013............ 29
Bảng 4.4: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt trên đất hai vụ qua 3 năm 2011 - 2013 .... 30
Bảng 4.5: Cơ cấu, diện tích, năng suất các giống lúa của xã Mường Than qua
3 năm (2011 - 2013).............................................................................. 32
Bảng 4.6: Hạch toán kinh tế cho 1 ha lúa (Giống lúa LC207) vụ đông xuân
năm 2013, xã Mường than .................................................................... 34
Bảng 4.7: Tình hình tiêu thụ lúa của xã Mường Than qua 3 năm 2011 - 2013 ... 35
Bảng 4.8: Trình độ và chuyên ngành đào tạo của lực lượng cán bộ khuyến
nông xã Mường Than 2013................................................................... 37
Bảng 4.9: Kết quả xây dựng mô hình các giống lúa mới giai đoạn 2011- 2013... 38
Bảng 4.10: Tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lúa mới giai đoạn 2011- 2013 .... 39
Bảng 4.11: Tổ chức tham quan các mơ hình sản xuất giống lúa mới giai đoạn 20112013 ....................................................................................................... 40
Bảng 4.12: Các loại gạo được giới thiệu trong tổ chức hội chợ thương mại
giai đoạn 2011- 2013 ............................................................................ 42
Bảng 4.13: Ý kiến các hộ được phỏng vấn về kết quả tập huấn ..................... 43
Bảng 4.14: Mức độ áp dụng kỹ thuật đã được tập huấn vào thực tế của các hộ
được phỏng vấn ..................................................................................... 43
Bảng 4.15: Sự tham gia của người dân trong các buổi tập huấn(theo giới) ... 44



DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVTV
BQ
CC
KHKT
KHHGĐ
KNV
MH
PTNT
TW
UBND
SL

Bảo vệ thực vật
Bình qn
Cơ cấu
Khoa học kỹ thuật
Kế hoạch hố gia đình
Khuyến nơng viên
Mơ hình
Phát triển nơng thơn
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Số lượng


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1

1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
2.1.1. Những kiến thức cơ bản của khuyến nông.............................................. 4
2.1.2. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ................................................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................... 8
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới ...................................... 8
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ....................................................... 12
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 20
3.2.1. Không gian ............................................................................................ 20
3.2.2. Thời gian ............................................................................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.4.1. Điều tra thu thập số liệu. ....................................................................... 20
3.4.2. Tổng hợp và phân tích số liệu. .............................................................. 21
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 22
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội .......................................................... 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 25
4.2. Kết quả đạt được từ các ngành ở địa phương .......................................... 29


4.2.1. Chăn nuôi .............................................................................................. 29

4.2.2. Lâm nghiệp............................................................................................ 30
4.2.3. Trồng trọt............................................................................................... 30
4.3. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn xã Mường Than ........... 31
4.3.1. Tình hình sản xuất lúa tại xã Mường Than ........................................... 31
4.3.2. Hạch toán kinh tế cho 01 Ha trồng lúa vụ đông xuân năm 2013 tại xã
Mường Than .................................................................................................... 34
4.3.3. Tình hình tiêu thụ lúa của xã Mường Than qua 3 năm 2011 - 2013 ... 35
4.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông trong việc sản xuất và tiêu thụ
lúa .................................................................................................................... 36
4.4.1. Cơ cấu và phương thức hoạt động của hệ thống khuyến nông của xã
Mường Than. ................................................................................................... 36
4.4.2. Hoạt động khuyến nông trong công tác sản xuất và tiêu thụ lúa .......... 37
4.5. Đánh giá hiệu quả xã hội của các mơ hình .............................................. 43
4.5.1. Đánh giá khả năng nâng cao nhận thức của người dân thông qua thực
hiện mô hình .................................................................................................... 43
4.5.2 Đánh giá sự bình đẳng giới khi tham gia các lớp tập huấn .................... 44
4.6. Một số giải pháp đối với khuyến nông xă Mường Than nhằm nâng cao hiệu
của hoạt động khuyến nông và nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa ........ 45
4.6.1. Giải pháp đối với cán bộ khuyến nông xã ............................................ 45
4.6.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ................................... 46
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
nhất là ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền
cơng nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp không lớn
nhưng khối lượng sản phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên và giữ vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thực tiễn lịch sử của các nước trên
thế giới đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế nhanh chóng chừng nào
đã có sự an tồn lương thực. Nếu khơng đảm bảo an tồn lương thực thì khó
có thể ổn định về chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự
phát triển.
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với
ngơ, lúa mì, sắn và khoai tây. Lúa đứng thứ hai về diện tích và sản lượng.
Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển nền kinh tế vận hành theo
nền kinh tế thị trường. Sản xuất theo hướng tự cấp, tự túc không còn đảm bảo
điều kiện sống cho người dân nữa. Trong cơ chế mới, với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, kiến thức về kỹ thuật nơng nghiệp,
chuyển giao tiến bộ khoa học, các chính sách của nhà nước…vấn đề đưa
những tiến bộ đó tới người dân là vấn đề hết sức cần thiết.
Than Uyên là một huyện của tỉnh Lai Châu, trong đó xã Mường Than
là xã duy nhất chiếm diện tích lớn nhất trong sản xuất lúa nên nhận được sự
quan tâm, đầu tư của huyện. Nằm ở khu vực miền núi phía bắc với tiềm năng
về đất đai, khí hậu, tài nguyên, con người thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
nông nghiệp, sản xuất nơng nghiệp theo hướng tồn diện, đa dạng hóa sản
phẩm, cơ cấu cây trồng được chuyển đổi mạnh mẽ. Cây lúa đóng vai trị
khơng thể thiếu được trong đời sống của người dân, thời gian gần đây người
dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất lúa đã làm
cho năng suất, sản lượng lúa không ngừng được tăng cao.
Từng bước đưa các giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với điều
kiện khí hậu của địa phương thay thế các giống lúa cũ năng suất thấp, đẩy
mạnh việc mở rộng diện tích canh tác lúa.



2

Để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu mong muốn
nắm bắt kịp thời các giống lúa mới, những giống có triển vọng và các giống
đang được sản xuất phổ biến ở địa phương thì việc chuyển giao khoa học kỹ
thuật, chuyển đổi cơ cấu giống, tổ chức tập huấn…tới người nông dân là việc
làm vô cùng cần thiết và cấp bách. Trong hồn cảnh đó ngày 08/01/2010,
chính phủ ra nghị định 02/CP cải tiến một cách có hiệu quả cơng tác khuyến
nơng từ trung ương tới địa phương. Nghị định 02/CP ra đời đã phát triển hệ
thống khuyến nông mạnh mẽ và mang lại hiệu quả to lớn cho nền nông
nghiệp nước nhà.
Sau những năm hoạt động hệ thống khuyến nông, khuyến lâm ngày
càng phát triển cả về tổ chức lẫn nội dung, khuyến nông đã góp phần đáng kể
vào cơng tác sản xuất nơng lâm nghiệp, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật công
nghệ, các cách thức chuyển đổi cơ cấu giống, nhiều giống cho năng suất cao
được đưa vào sản xuất thay thế cho các giống cũ năng suất thấp.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì khuyến nơng khuyến lâm
cịn tồn tại một số hạn chế như nội dung hoạt động còn hạn hẹp, chưa đa dạng
chưa thiết thực, chưa phù hợp với u cầu của người dân…Chính vì vậy, nó
địi hỏi những người làm khuyến nơng phải ln tích cực khơng ngừng học
tập, sáng tạo để có thể hạn chế được các mặt cịn yếu kém đó.
Để đạt được những thành quả trong những năm qua và tiến tới việc
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong thời kỳ mới phải
kể tới đóng góp khơng nhỏ của hoạt động khuyến nông trong việc chuyển
giao khoa học kỹ thuật trên địa bàn huyện, công tác khuyến nông được thực
hiện ngày càng nhiều và có hiệu quả.
Để đánh giá hiệu quả của khuyến nông trong việc phát triển sản xuất và
tiêu thụ lúa, một mặt phát huy thế mạnh, mặt khác khắc phục những tồn tại yếu

kém nhằm phát triển cây lúa mang lại năng suất cao. Được sự đồng ý của Khoa
KT và PTNT trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông trong sản xuất và tiêu thụ
lúa tại xã Mường Than - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu”.


3

1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả cơng tác khuyến nông trong việc phát triển sản xuất
và tiêu thụ lúa tại xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trong
việc phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại xã Mường Than huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.
- Đánh giá thực trạng công tác khuyến nông trong việc phát triển sản
xuất và tiêu thụ lúa tại xã Mường Than - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến nông trong việc sản
xuất và tiêu thụ lúa tại địa bàn xã Mường Than - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên.
- Giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế, nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ
năng và trang bị kiến thức thực tiễn phục vụ cho q trình cơng tác của sinh
viên sau này.
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành khuyến nông.
- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương
pháp nghiên cứu một đề tài cụ thể.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài giúp cho UBND xã Mường Than - huyện

Than Uyên - tỉnh Lai Châu phát huy mặt mạnh, đồng thời khắc phục những
tồn tại yếu kém trong công tác khuyến nông. Nhằm phát triển, mở rộng diện
tích canh tác lúa.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Những kiến thức cơ bản của khuyến nông
2.1.1.1. Khái niệm khuyến nông
Khuyến nông là cách đào tạo tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ
hiểu được các chủ trương, chính sách về nơng nghiệp, những kiến thức về kỹ
thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thơng tin về thị trường. Để giúp
họ có khả năng giải quyết những vấn đề của gia đình và cộng đồng, nhằm đẩy
mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nâng cao trình độ dân trí, góp phần xây
dựng và phát triển nông thôn mới [1].
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung chỉ tất cả các
hoạt động hỗ trợ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp, là một tiến trình giáo dục khơng
chính thức mà đối tượng là người nơng dân. Tiến trình này đem đến cho
người nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ tự giải
quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nơng hỗ
trợ sản xuất nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng
cuộc sống của nơng dân và gia đình họ [6].
- Khuyến nơng là một q trình trao đổi học hỏi kinh nghiệm, truyền bá
kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sản
xuất nông - lâm nghiệp cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết
được những cơng việc của gia đình mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho gia đình và cộng đồng.
2.1.1.2. Nhiệm vụ của khuyến nông
- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật theo các chương trình dự án, trang bị
kiến thức, kinh nghiệm cho người dân [8].
- Cung cấp những thông tin đúng về khoa học kỹ thuật, cơ chế chính
sách, thị trường liên quan tới sản xuất cho người dân, giúp họ lựa chọn
phương án sản xuất, kinh doanh [8].
- Xây dựng mơ hình trình diễn, hướng dẫn khuyến cáo kỹ thuật cho
nông dân trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp [8].


5

- Tạo lịng tin và quyết tâm để nơng dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ
khoa học - kỹ thuật mới.
- Tổ chức thăm quan, tổng kết kinh nghiệm và ý kiến đáng giá nguyện
vọng của bà con nông dân đối với các điển hình kinh tế tiên tiến và các cơ chế
chính sách áp dụng.
- Xây dựng mạng lưới khuyến nông cơ sở, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập
huấn, xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông tự quản và các nhóm hộ nơng
dân cùng sở thích.
2.1.1.3. Chức năng của khuyến nông
- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kinh tế mới.
- Hỗ trợ kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất hộ
trang trại.
- Tìm điều kiện hỗ trợ cho sản xuất, trợ giúp bảo quản chế biến.
- Đào tạo tập huấn khuyến nông, tổ chức tập huấn, xây dựng mơ hình
thăm quan, hội thảo đầu bờ.
- Tìm và cung cấp thông tin thị trường, trao đổi truyền bá thông tin.
- Thúc đẩy tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng

kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng tạo của họ.
- Hỗ trợ nơng dân về quản lý kinh tế.
- Tìm kiếm và cung cấp thêm cho nông dân các thông tin về giá cả thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
Khuyến nông là cầu nối giữa sản xuất và nghiên cứu, khuyến nông
mang thông tin và kỹ thuật mới của các viện, trường đến với nông dân.
2.1.1.4. Mục tiêu của khuyến nông
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu
nhập, thốt đói nghèo, làm giàu thơng qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến
thức, kỹ năng và hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy tiến trình cơng


6

nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp, xây dựng nơng thôn mới, bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngồi tham gia khuyến nơng.
2.1.1.5. Nội dung hoạt động của khuyến nơng
Ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 02/CP về khuyến
nông - khuyến ngư, đây là văn bản pháp quy quan trọng đối với công tác
khuyến nơng với tổ chức khuyến nơng nói riêng. Khuyến nơng Việt Nam hiện
nay có các nội dung hoạt động sau.
* Bồi dưỡng tập huấn và đào tạo
Bồi dưỡng tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật, tập
huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản

xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông.
* Thông tin truyền thông
- Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, các điển hình tiên
tiến trong sản xuất kinh doanh thơng qua hệ thống truyền thơng đại chúng, tạp
chí khuyến nơng, hội nghị, hội thảo, hội chợ…và các hình thức thơng tin
truyền thông khác, xuất bản và phát hành ấn phẩm khuyến nông.
- Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thơng tin khuyến nơng.
* Trình diễn và nhân rộng mơ hình
- Xây dựng các mơ hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ
phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của
ngành, các mơ hình thực hành sản xuất tốt gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao, tổ chức, quản lý sản
xuất, kinh doanh hiệu quả và bền vững.
- Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mơ hình trình diễn,
điển hình sản xuất diện rộng.
- Tư vấn và dịch vụ khuyến nơng.
- Chính sách và pháp luật liên quan tới phát triển nông thôn mới.


7

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý để
nâng cao năng suất, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm.
- Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ để lập dự án
đầu tư, tìm kiếm mặt hàng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao
động, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường.
- Cung ứng vật tư nơng nghiệp.

* Hợp tác quốc tế về khuyến nông
- Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nơng trong các trương trình
hợp tác quốc tế.
- Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước
ngoài và các tổ chức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam.
- Nâng cao năng lực trình độ ngoại ngữ cho người làm cơng tác khuyến
nơng thơng qua các trương trình hợp tác quốc tế và trương trình học tập khảo
sát trong và ngoài nước.

2.1.2. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
2.1.2.1.Khái niệm về chuyển giao tiến bộ KHKT
Tiến bộ kỹ thuật là một quan điểm, phương pháp hay vật thể được coi là
mới. Quan điểm hay phương pháp mới đó có tác dụng phát triển sản xuất, mang
lại hiệu quả kinh tế cao hoặc mang lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội [1].
Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiến bộ kỹ thuật là những
kỹ thuật, biện pháp tổ chức quản lý, quy trình cơng nghệ, giống cây trồng, vật
ni… góp phần phát triển kinh tế nơng thôn, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho con người. Tiến bộ kỹ thuật có thể góp phần làm cho con người
thay đổi quan điểm, tập quán suy nghĩ để từ đó có cách làm mới, tư duy mới
và làm việc có hiệu quả hơn [9].
2.1.2.2. Cơng tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ KHKT
Nông dân luôn gắn liền với sản xuất nông lâm - ngư - nghiệp, là bộ
phận cốt lõi và cũng là chủ thể trong quá trình PTNT. Tuy nhiên trong cuộc
sống cộng đồng họ vẫn gặp nhiều khó khăn như đời sống vật chất văn hóa của
người dân cịn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ sản xuất cịn lạc hậu,


8

trình độ dân trí thấp…đây là những trở ngại trong q trình PTNT. Vì thế

cơng tác khuyến nơng - khuyến lâm nói chung, chuyển giao tiến bộ KHKT
nói riêng là một trong những con đường để giải quyết khó khăn, đồng thời sẽ
tạo cơ hội để học hỏi, chuyển giao thông tin, kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau
để phát triển sản xuất và phát triển xã hội kinh tế nông thôn.
- Để đời sống người dân nông thôn thật sự phát triển cả về chất và
lượng thì hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT cần: Giúp người dân nâng cao
hiệu quả kinh tế, thu nhập. Mặt khác, còn phải chú trọng tới việc nâng cao
trình độ dân trí, để người dân có kiến thức kinh nghiệm quản lý sản xuất sử
dụng hợp lý nguồn lực của gia đình mình và bảo đảm tính bền vững, ổn định
lâu dài trong sản xuất. Từ đó làm tăng sức sản xuất cho tồn xã hội và góp
phần vào việc bảo vệ mơi trường sinh thái.
- Do phong tục tập quán canh tác còn lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm của bản thân đã làm cho sản xuất kém phát triển. Bên cạnh đó việc sử
dụng các giống cây trồng, vật ni cũ phẩm chất kém, và sử dụng thuốc
BVTV...là lý do làm cho năng xuất thấp chất lượng không cao. Nhưng khi có
sự tác động mạnh mẽ của cơng tác khuyến nơng thông qua việc chuyển giao
tiến bộ KHKT vào sản xuất nơng - lâm - ngư từ các trương trình, các hoạt động
chuyển giao tiến bộ KHKT đã và đang dần dần cải thiện được những kỹ năng
trong hoạt động sản xuất, cải tiến được phương pháp canh tác cho người dân,
thông qua các hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình, thăm quan, hội thảo…
việc chuyển giao tiến bộ KHKT đã căn bản giúp người dân cải thiện được thái
độ và tập quán canh tác của mình hiệu quả hơn, người dân được học hỏi tiến bộ
KHKT, được thăm quan thực hành, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Từ
đó giúp người dân thay đổi nhận thức, cách suy nghĩ và chịu áp dụng tiến bộ kỹ
thuật mới vào sản xuất. Việc chuyển giao tiến bộ KHKT mở ra cho nông dân
một hướng đi mới trong sản xuất tạo cho họ những cơ hội mới.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Lúa gạo là lương thực sử dụng chính cho hơn một nửa dân số thế giới,

con người sống được là nhờ lúa gạo và đòi hỏi phải thường xuyên, chất lượng
tốt, hai mặt đó liên quan hữu cơ với nhau không thể thiếu và xem nhẹ mặt


9

nào. Lương thực là nhu cầu số một của toàn xã hội, lương thực đóng vai trị
then chốt thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất khác.
- Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu
Á. Ở Châu Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê
của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ.
- Cây lúa gạo là cây lương thực quan trọng cho khoảng 3 tỷ người trên
thế giới trong khi dân số thế giới tiếp tục tăng thì diện tích đất dùng cho trồng
lúa ngày càng bị thu hẹp. Do đó vấn đề an ninh lương thực ngày càng được
các quốc gia trên thế giới coi trọng.
- Cây lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ cây lúa dại được tiến hố dần
qua q trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Cây lúa là cây trồng có từ
lâu đời và gắn liền với lịch sử phát triển của loài người, nhất là vùng Châu Á.
- Trên thế giới hiện nay có hơn có hơn 150 quốc gia trồng lúa với diện
tích khoảng 150 triệu ha. Diện tích trồng lúa tuy lớn nhưng phân bố khơng
đều: 90% diện tích trồng lúa tập trung ở Châu Á (đặc biệt là ở vùng Đông
Nam Á). Sản lượng lúa hàng năm trên thế giới dao động trong khoảng 610
triệu tấn [16].
Bảng 2.1: Diễn biến tình hình sản xuất lúa trên thế giới 1997- 2012
Năm
1997
1998
1999
2000
2001

2002
2003
2004
2005
2006
2007
2007
2009
2010
2011
2012

Diện tích
(triệu ha)
151,11
151,69
156,80
154,05
151,94
147,62
148,50
150,55
154,98
155,58
155,03
159,99
158,29
161,66
163,14
163,46


Năng suất
(tạ/ha)
38,18
38,18
38,96
38,90
39,47
38,70
39,53
40,38
40,93
41,21
42,37
40,32
43,26
43,36
44,29
43,94

Sản Lượng
( triệu tấn)
568,91
579,19
610,94
599,35
599,82
571,38
587,06
607,99

634,44
656,97
688,40
688,48
701,04
722,55
716,45
718,34

( Nguồn: FAOSTAT, 2012)


10

Tình hình nhìn chung của các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế
giới. Đứng đầu vẫn là 8 nước Châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,
Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines. Tuy nhiên năng suất
chỉ có 2 nước có năng suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung Quốc và Việt Nam. Mặc
dù năng suất lúa ở các nước Châu Á cịn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn
nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới
(trên 90%). Như vậy, có thể nói Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế giới.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng hàng đầu thế giới
Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)


Nhật Bản

1,58

53,90

8,52

TrungQuốc

30,55

67,44

206,08

Việt Nam

7,75

56,31

43,66

In-Đơ-Nê-Xia

13,44

51,36


69,04

Myanma

8,15

40,49

33,02

Braxin

2,37

48,06

11,39

Philipphin

4,68

38,44

18,03

Bănglađet

11,7


29,23

34,20

Ấn Độ

42,5

35,90

152,60

Thái Lan

12,6

30,00

37,80

Tên nước

(Nguồn: FAOSTAT, 2012)
Như vậy Ấn Độ là quốc gia có diện tích trồng lúa lớn nhất (42,5 triệu
ha), thứ hai là Trung Quốc (30,55 triệu ha). Nhưng Trung Quốc lại là nước có
năng suất lúa cao nhất thế giới (67,44 tạ/ha), Việt Nam là nước có năng suất
cao thứ nhì (56,31 tạ/ha). Về sản lượng lúa Trung Quốc là nước đạt cao nhất
(206,08 triệu tấn), sau đó đến Ấn Độ (152,60 triệu tấn). Nhưng do các nước
này có dân số rất đông nên xuất khẩu gạo không cao. Nước đứng đầu về xuất

khẩu gạo là Thái Lan, thứ 2 là Việt Nam.
Hiện nay vấn đề nghiên cứu để chọn tạo ra các giống lúa mới có năng
suất cao, chất lượng tốt đã được nhiều quốc gia hết sức coi trọng. Thế giới đã
có viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đặt tại Philippin. Viện nghiên cứu lúa


11

quốc tế đã lai tạo và chọn lọc thành công nhiều giống lúa tốt và được trồng
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: IR6, IR8, IR20, IR26... và rất nhiều
giống lúa khác đã tạo sự nhảy vọt về năng suất, sản lượng và phẩm chất ở tất
cả các vùng trồng lúa trên thế giới. Một số nước có tốc độ thay đổi giống mới
rất nhanh như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc... để đạt được những
thành tựu trên nhiều nước trên thế giới đã tiến hành công tác nghiên cứu và
ứng dụng các giống lúa mới vào sản xuất có hiệu quả như: Thái Lan,
Philippin, Trung Quốc...
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, cây lúa đã được
đưa vào vị trí hàng đầu trong sản suất nơng nghiệp với diện tích 12.6 triệu ha.
Thái Lan vẫn sẽ duy trì suất khẩu gạo lớn nhất thế giới và có thể đáp ứng
được khoảng 3% nhu cầu gạo của thị trường thế giới. Sở dĩ có được như vậy
là do Thái Lan đã và đang áp dụng thành công các thành tựu khoa học kỹ
thuật mới và đầu tư thích đáng cho cơng tác chọn tạo giống. Những năm gần
đây Thái Lan đã đưa nhiều giống lúa lai, giống lúa mới có chất lượng gạo
đảm bảo cho xuất khẩu.
Philippin là nước có năng suất lúa không ngừng được tăng lên nhờ ứng
dụng các giống lúa mới của viện nghiên cứu lúa quốc tế.
Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản lượng lúa. Các nhà khoa
học Trung Quốc đã nghiên cứu và chọn ra nhiều giống lúa mới nổi tiếng như:
Bao thai, Mộc tuyền... và hiện nay Trung Quốc là nước đi đầu trong sản xuất
lúa lai, đã đạt những sự thành công to lớn.

Ở hầu hết các nước trong thời gian gần đây các nhà khoa học không chỉ
quan tâm đến việc chọn tạo, lai tạo đưa vào những giống lúa có năng suất cao
mà còn hướng vào nghiên cứu để làm tăng hàm lượng protein trong thóc gạo
được tiến hành bằng phương pháp chọn tạo giống. Đó là hướng đi mới và phù
hợp với nhu cầu thị trường hiện nay.
Ở Nhật Bản và Hàn Quốc công tác nghiên cứu lai tạo giống mới đã cho
kết quả tốt, tạo ra được nhiều giống lúa mới có năng suất cao đặc biệt là
những giống ngắn ngày.
Nhìn chung sản xuất lúa gạo trên thế giới vẫn không ngừng được phát
triển cả về sản lượng và phẩm chất.


12

2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Việt Nam là nước có truyền thống nơng nghiệp hàng ngàn năm nay, từ
một nước còn thiếu ăn, nghèo trong những năm chiến tranh, đến nay nước ta đã
vươn lên là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan. Để
đạt được những kết quả như vậy là sự cố gắng hết mình khơng biết mệt mỏi
của Đảng và Nhà nước, hiện nay có 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
Bảng 2.3: Các quốc gia xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới
Đơn vị tính: (Nghìn tấn)
STT

Nước

1999

2000


2001

2002

2003

1

Achentina

674

32

363

233

200

2

Myanmar

57

159

670


1.002

600

3

Trung Quốc

2.708

2.951

1.847

1.963

2.250

4

Ai cập

320

500

705

473


500

5

Ấn độ

2.752

1.449

1.936

6.650

4.000

6

Thái lan

6.679

6.549

7.521

7.245

7.500


7

Việt nam

4.555

3.370

3.528

3.245

4000

8

Uuguay

681

642

806

526

650

9


Mỹ

2.644

2.847

2.541

3.391

3.500

(Nguồn: FAS, USDA, tháng 5 năm 2008)
2.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình sản xuất trong nước
Việt Nam là nước sản xuất lúa đứng thứ 5 trên thế giới với sản lượng
hàng năm khoảng 35 triệu tấn. Sản xuất lúa trong những năm vừa qua đã có
sự thay đổi về diện tích do xu hướng giảm diện tích lúa ở hầu hết các vùng
trồng lúa trên cả nước chủ yếu do giảm diện tích trồng vụ mùa và một số vùng
trồng lúa khơng có hiệu quả
Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống lúa nước cổ
xưa nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước. Dân số nước ta đến nay


13

hơn 80 triệu người, trong đó dân số ở nơng thôn chiếm gần 80% và lực lượng
lao động trong nghề lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho
thấy lĩnh vực trồng lúa nước thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước,

đóng vai trị lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Ở nước ta lúa được gieo trồng trên diện tích khoảng trên 7 triệu ha, sản
xuất lúa gạo là một lĩnh vực quan trọng trong nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam. Trong chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc nước ta có phong
trào thi đua 5 tấn/ha/năm và đổi mới cơ cấu mùa vụ đã được phát động sâu
rộng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng những giống lúa
thuần có năng suất, phẩm chất tốt để đưa ra sản xuất rộng rãi, kết hợp với
chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, công tác thuỷ lợi được đầu tư. Kết quả cho thấy
năng suất, sản lượng lúa ở miền Bắc tăng lên rõ rệt, năm 1964 đã có nhiều địa
phương năng suất đạt 5 tấn/ha/năm, đến năm 1974 năng suất bình quân chung
của miền Bắc đạt 5,17 tấn/ha/năm [5].
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam 1996 - 2012
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012


Diện tích
( triệu ha)
7,00
7,09
7,36
7,65
7,49
7,50
7,45
7,44
7,45
7,32
7,33
7,20
7,40
7,43
7,48
7,65
7,75

Năng suất
( tạ/ha)
37,68
38,76
39,58
41,01
42,43
42,85
45,90

46,37
48,55
48,81
48,94
49,86
52,33
52,37
55,41
55,38
56,31

Sản Lượng
( triệu tấn)
26,39
27,52
29,14
31,39
32,52
32,10
34,44
34,56
36,14
35,83
35,84
35,94
38,72
38,95
40
42,39
43,66

(Nguồn:FAOSAT, 2012)


14

Qua bảng 2.3 cho thấy, tình hình sản suất lúa gạo của nước ta trong thời
gian phát triển mạnh, tăng nhanh và ổn định, năm sau đều cao hơn năm trước.
Để đạt được kết quả trên là do có sự nỗ lực, phấn đấu của cả nước trong việc
tìm kiếm những giải pháp cải tiến để đẩy mạnh phát triển sản xuất. Ngồi ra
cịn hàng loạt những biện pháp của Chính phủ trong cơng tác cải tiến giống,
đưa giống mới vào sản xuất nhất là những giống lúa lai, những thay đổi về kỹ
thuật, chuyển đổi mùa vụ giải quyết vấn đề thuỷ lợi...Vì vậy diện tích tuy
giảm nhưng tổng sản lượng lúa không ngừng được tăng lên.
Từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, nó có vai trị hết
sức quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. Cây lúa đã gắn
liền với lịch sử dân tộc ta, sản xuất lúa là truyền thống lâu đời của nông dân
Việt Nam. Với truyền thống lao động cần cù, chịu khó và những kinh nghiệm
được truyền qua nhiều đời, người Việt Nam ngày nay không ngừng tiếp thu
và áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất góp phần ổn định lương thực
và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới.
2.2.2.2.Tình hình tiêu thụ lúa gạo trong nước
Theo “Báo cáo thường niên của ngành lúa gạo Việt nam”, mặt hàng lúa
gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng và phát triển khắp các châu lục
trên thế giới. Đặc biệt, lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam được giữ vững ở
những thị trường truyền thống (Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ) và mở rộng phát
triển thị trường mới. Sự vươn lên trong thị trường lúa gạo thế giới của việt
nam đã khẳng định vị trí, vai trị của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường
khu vực và thế giới. Đồng thời không ngừng gia tăng kim ngạch xuất khẩu tạo
thuận lợi trong tích luỹ ngoại tệ cho q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước.



15

Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu gạo việt nam giai đoạn 2000-2011
Các năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

Khối lượng xuất khẩu
(1.000 tấn)
3.477
3.729
3.241
3.813
4.060
5.250
4.600
4.588
4.830

6.052
6.234
7.064

Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)
667
625
726
720
950
1.047
1.238
1.490
2.910
2.463
3.010
3.321

(Nguồn: AGROINFO)
Qua bảng 2.5 chúng ta thấy, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong giai đoạn 2000-2011 có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2001 khối
lượng xuất khẩu gạo chỉ đạt 3,7 nghìn tấn thì đến năm 2008 đã xuất khẩu trên
4,8 triệu tấn, năm 2011 khối lượng xuất khẩu gạo đạt hơn 7 triệu tấn theo đó
kim ngạch xuất khẩu gạo tăng từ 625 triệu USD năm 2001 lên hơn 1 tỉ USD
(năm 2005), 2,46 tỉ USD (năm 2009).
2.2.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Than Uyên
Than Un là một vùng đất lịng chảo, nằm ở phía Tây dãy núi Hồng
Liên Sơn, hình thành 3 khu vực rõ rệt:
- Khu vực phía Đơng là sườn núi phía Tây của dải núi Phan Xi Păng,

núi cao địa hình hiểm trở, độ dốc lớn.
- Khu vực phía Tây là đồi núi thấp thuộc dãy Pu San Cáp độ cao từ
600-1,800m.
- Khu vực giữa: Chạy dọc theo Quốc lộ 32 từ Phúc Than đến Khoen
On, một thung lũng có cấu tạo là những đồi núi xen lẫn với những dải đồng
bằng có độ cao từ 500-650m so với mặt biển.
Tổng diện tích đất tự nhiên là: 79.687,6 ha. Trong đó đất sản xuất nông
nghiệp là: 31.890,2 ha chiếm 40% (trong đó đất lúa nước là 6.163,9 ha, đất lâm


16

nghiệp 25.673,8 ha). Tồn huyện có 23 xã và 1 thị trấn, với gần 100 ngàn
người chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua sản xuất
nông nghiệp của huyện có nhiều sự chuyển biến tích cực. Sản xuất lương
thực bình quân đầu người đạt 360-365 kg/người/năm, căn bản đã tự túc
được lương thực [7].
Trong sản xuất lúa trước kia, do trình độ khoa học cịn hạn chế, người
dân chủ yếu gieo cấy những giống lúa địa phương có năng suất thấp, thời gian
sinh trưởng kéo dài và chủ yếu chỉ trồng một vụ trong năm. Ngày nay, nhờ
những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành cho nên
huyện Than Uyên đã chuyển đổi sang gieo cấy các giống lúa tiến bộ kỹ thuật
có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn vì thế diện tích lúa của huyện đã
phần lớn chuyển sang diện tích 2 vụ.
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất lúa nước của huyện Than Uyên
trong 3 năm gần đây 2011 - 2013
Năm

Diện tích
(triệu ha)


Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2011

6.463

48.2

31.911

2012

6.830

49.9

33.476

2013

7.015

50.2

33.306


(Nguồn: phịng thống kê huyện Than Uyên)
Như vậy, qua số liệu bảng 2.6 cho thấy cả 3 chỉ tiêu diện tích, năng
suất, sản lượng cây lúa nước của huyện Than Uyên trong 3 năm gần đây
đều tăng.
Riêng chỉ tiêu năng suất trong 3 năm gần đây, năng suất năm sau luôn
cao hơn năm trước. Điều này có được là do huyện đã chỉ đạo tăng cơ cấu lúa
lai và do trình độ thâm canh của người dân ngày một nâng cao.
2.2.2.4. Một số hoạt động khuyến nông trong việc phát triển sản xuất và tiêu
thụ lúa ở Việt Nam
Ngày 01/03/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/NĐ-CP về
Khuyến nông, Hệ thống khuyến nơng chính thức được hình thành và phát


17

triển. Trải qua 20 năm hoạt động đồng hành với tiến trình Đổi mới của Ngành
nơng nghiệp, tổ chức khuyến nông không ngừng phát triển, lớn mạnh và trở
thành một hệ thống khá đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở thơn bản, gắn bó
mật thiết với nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn [6].
Ở Trung ương, giai đoạn 1993 - 2004, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm
thuộc Bộ Nông nghiệp thực hiện cả 2 chức năng quản lý nhà nước về sản xuất
nông nghiệp và hoạt động sự nghiệp khuyến nông; Vụ Nghề cá thuộc Bộ
Thủy sản cũng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và công tác khuyến ngư.
Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ-CP về
Khuyến nông, Khuyến ngư. Ở trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
được thành lập (tách từ Cục Khuyến nông và Khuyến lâm) trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến ngư thuộc Bộ Thủy
sản. Đến năm 2008, khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản,
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia được

hợp nhất thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia [17].
Ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP
về Khuyến nông thay Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, cơ quan Khuyến nông
trung ương chính thức là Trung tâm Khuyến nơng Quốc gia thuộc Bộ Nơng
nghiệp và PTNT.
Mặc dù có sự thay đổi về tổ chức và tên gọi khác nhau theo từng giai
đoạn, nhưng tổ chức khuyến nông ở trung ương vẫn liên tục phát triển và là
đầu mối thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ khuyến
nông đối với hệ thống khuyến nông cả nước, đầu mối hợp tác với các tổ chức
khuyến nông trong khu vực và quốc tế, là lực lượng nòng cốt triển khai thực
hiện các chương trình, dự án, nội dung khuyến nơng ở trung ương.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động hệ thống khuyến nông đã đạt được một
số kết quả sau:
- Chương trình phát triển lúa lai thương phẩm: Song song với việc phát
triển sản xuất hạt giống lúa lai F1 là các chương trình phát triển lúa lai thương
phẩm. Đến nay đã phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố phía Bắc và Tây
Ngun. Góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa, góp phần đảm bảo an
ninh lương thực, thúc đẩy cho việc chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng [6].


×